Với lịch sử hơn 4000 năm văn hiến, Việt Nam đã có một kho tàng thơ ca phong phú và đa dạng. Thơ ca như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Người ta yêu thơ, biến thơ thành những câu nói ví von, thành ca dao, dân ca hay thậm chí rút ra thành thành ngữ, hò, vè, .
Tuy nhiên, để biến một bài thơ thành một bài hát là điều không dễ, ngoài việc các nhạc sĩ thay đổi về thanh điệu cho hài hòa để phổ chúng thành nhạc thì bản thân bài thơ cũng phải độc đáo và có âm điệu dễ hát. Cho đến nay đã có nhiều bài thơ được phổ nhạc nói về tình yêu như: Cô hàng xóm của Nguyễn Bính, Màu tím hoa Sim của Hữu Loan, Hai sắc hoa Ti-gon của TTKh, Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn,
Cũng là một dạng thơ được biến thành bài hát, nhưng thơ Trần Đăng Khoa mang một sắc thái hoàn toàn khác, những bài thơ của ông được đa số trẻ con yêu mến mà tiêu biểu nhất là bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ thành nhạc:
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Của hồ nước đầy
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ”
(Hạt Gạo Làng Ta)
Vì sao thơ Trần Đăng Khoa lại được đa số các trẻ nhỏ yêu mến như vậy? Bởi những tác phẩm thơ của ông rất gần gũi với tâm lí trẻ thơ, vần điệu ngắn gọn dễ nhớ, giàu ý nghĩa và hình ảnh đầy sức sống.
Trần Đăng Khoa là người đã tạo cho mình một phong cách thơ không lầm lẫn với bất kì nhà thơ nào, ông sáng tác còn rất sớm: khi mới lên tám tuổi! So với các trẻ con khác, nếu sáng tác trong độ tuổi này thì sẽ không tránh khỏi sự vụng về, non nớt trong suy nghĩ nhưng đối với Trần Đăng Khoa, ông đã đạt được sự chín chắn trong tư duy, độc đáo trong việc thể hiện suy nghĩ, sử dụng các biện pháp tu từ điêu luyện và có sự trau chuốt trong cách chọn lọc từ ngữ.
Đến với thơ Trần Đăng Khoa, người đọc có cảm giác như được trở về với tuổi thơ. Hình ảnh thơ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hầu hết các bài thơ đều là những bức tranh tái hiện lại cuộc sống ở làng quê. Từ những âm thanh trong cuộc sống đến “những năm bom đạn” trong chiến tranh, được thể hiện trong thơ một cách đầy đủ và rõ nét.
52 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14561 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Trần Đăng Khoa
2.1.1. Cuộc đời
Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, hội viên hội nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả của các tập thơ: nhà thơ và hoa cỏ, bản xô nát hoang dã, 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh… nguyên là chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Một chị gái là Trần Thị Bình hiện sống ở quê cùng với hai cụ thân sinh của nhà thơ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thúy Giang, hiện đang làm giáo viên tại Cầm Phả – Quảng Ninh.
Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 – Trung đoàn 2 – Quân tăng cường Hải Hưng, sau khi giải phóng miền Nam việc bổ sung cho chiến trường không cần thiết nữa, ông được bổ sung vào quân chủng Hải quân. Sau đó ông theo học trường viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại viện văn học thế giới mang tên M.Gorki thuộc viện Hàn lâm khoa học xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên văn nghệ Quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông giữ chức giám đốc của hệ phát thanh có hình VOVTV của đài.
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác.
Nhiều thế hệ độc giả sau này đều nằm lòng những bài thơ như “Hạt gạo làng ta”, “mẹ ốm”, “cây dừa”,… Giọng thơ trong sáng tự nhiên, sự quan sát tinh tế hồn nhiên và cảm xúc dạt dào về gia đình, quê hương, đất nước trong hồn thơ của ông đã tạo được sự yêu thích của độc giả.
Từ nhỏ ông được nhiều người cho là “thần đồng thơ”. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới lên 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông là “Góc sân và khoảng trời” được xuất bản bởi nhà xuất bản Kim Đồng – tập thơ gắn liền với tên tuổi của ông cũng là tập thơ “Góc sân và khoảng trời”. Ngay từ khi ra đời tập thơ đã tạo được một tiếng vang lớn trong làng thơ ca Việt Nam. Có lẽ tác phẩm được nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ “Hạt gạo làng ta” sáng tác năm 1968, được Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc năm (1971). Nhưng theo đánh giá của “Thuquan.com” trên Internet thì nếu Trần Viết Bính không là người phổ nhạc bài thơ “Hạt gạo làng ta” thì vẫn có những nhạc sĩ khác phổ nhạc thành công bài thơ này. Bởi vì bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa mang đầy nhạc tính.
Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm và danh hiệu “thần đồng thơ” của Trần Đăng Khoa thời thơ ấu không hề liên quan hay nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ vào lính. Ông theo học ở Nga, khi về nước làm Biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời, hiển nhiên không còn động lực cho xúc cảm khi tác giả cao tuổi. Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:
“Góc sân và khoảng trời”, tập thơ 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên thế giới.
“Từ góc sân nhà em”, 1968.
“Khúc hát người anh hùng”, trường ca – 1974.
“Bên cửa sổ máy bay”, tập thơ – 1986.
“Chân dung và đối thoại”, tiểu luận phê bình, hà nội nhà xuất bản thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã nộp bản thảo vào phần I để tái bản.
Bài “Thơ tình người lính biển” đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc.
“Đảo chìm”,2000, tập truyện kí, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.
Ông 3 lần nhận được giải thưởng thơ của báo thiếu niên tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), giải nhất báo văn nghệ (1982) và giải thưởng nhà nước (2000).
2.2. Nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa
2.2.1. Hình thức so sánh trong thơ Trần Đăng Khoa
Trong tất cả các biện pháp tu từ thì ở mỗi biện pháp có một cấu trúc riêng để cho người đọc có thể nhận ra đây là biện pháp tu từ nào. Vậy cấu trúc là gì? Cấu trúc là toàn bộ những mối quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể. Cho nên cấu trúc phải được sắp xếp, bố trí theo một hệ thống nhất định. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã chọn cho mình những cấu trúc nhất định về so sánh tu từ để thể hiện trong tác phẩm của mình đó là: A như B, A là B, A hơn, kém B.
2.2.1.1. Hình thức so sánh A như B
Cấu trúc so sánh này được nhà thơ sử dụng nhiều nhất trong những tác phẩm của mình. Có lẽ đây là cấu trúc dễ sử dụng đối với một “nhà thơ trẻ con”, với cấu trúc này ông dễ dàng và tự nhiên hơn khi diễn tả, bộc lộ những tâm tư tình cảm của mình.
Theo thống kê của người viết thì có 229/292 câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh, chiếm tỉ lệ 78,4% tổng số các câu có chứa biện pháp tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa mà người viết khảo sát. Đây là cấu trúc dễ nhận dạng nhất trong tất cả các cấu trúc của so sánh tu từ bởi vì vế so sánh và vế được so sánh lộ rõ trên bề mặt ngôn từ. Tuy nhiên, không vì thế mà giá trị biểu đạt, sắc thái biểu cảm của câu thơ giảm sút, ngược lại chính cái chân chất, thật thà, hồn nhiên,… trên bề nổi ấy lại chở thêm một khối lượng lớn những “cảm quan sáng tác” khác như: sự quan sát tinh tế, cảm nhận cuộc sống,… qua đó thể hiện sự thâm nhập vào thiên nhiên, vào cuộc sống một cách rất tự nhiên của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.
Ví dụ:
“Một bác chài lặng lẽ
Buông câu trong bóng chiều
Bỗng nhiên con cá nhỏ
Nhảy bên thuyền như trêu”
(Bên Bờ Sông Kinh Thầy)
Hay:
“Tối về ông trăng đến
Cùng các đội bình công
Ấm nước chè tỏa nóng
Thơm như hương lúa đồng”
(Thôn Xóm Vào Mùa)
Biện pháp so sánh tu từ “A như B” được các nhà thơ sử dụng rất nhiều, đã có nhiều người quan tâm nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp ở trường ta như:
“So sánh tu từ trong hai tập thơ “Từ ấy” và “Việt Bắc” của Tố Hữu” (Nguyễn Văn Chạy – Ngữ văn Khóa 6), trong luận văn này tác giả đã thống kê được cấu trúc so sánh “A như B” chiếm tỉ lệ 92/107 câu thơ.
“So sánh tu từ trong thơ Chế Lan Viên” (Nguyễn Phúc Hậu – Ngữ Văn Khóa 6), trong luận văn này tác giả khảo sát cấu trúc so sánh “A như B” của Chế Lan Viên trong giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám chiếm tỉ lệ 214/275 câu thơ.
(Nên tìm thêm một luận văn về đề tài so sánh nữa ở trường ta)
………….
Các nhà nghiên cứu kết luận: cấu trúc so sánh “A như B” mang một tính chất giả định chứ không phải là giống nhau hoàn toàn về bản chất, vì khi nói “A như B” thì A chỉ có những nét tương đồng hay tính chất tương tự nhau mà thôi. Lối so sánh này gợi lên một mạch liên tưởng với những hành động cụ thể, mang nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Ví dụ:
“ Trăng ơi… Từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ treo trước nhà”.
(Trăng Ơi…Từ Đâu Đến?)
Trần Đăng Khoa đã liên tưởng mặt trăng “màu hồng như quả chín”, trăng là một vật thể của vũ trụ không thể nào với tới được, còn quả chín là một vật thể rất gần gũi. Trần Đăng Khoa rất tài tình khi đưa một vật tưởng chừng không thể nào với tới để đem “treo lên trước nhà”. Đây là một cảm nhận rất giản đơn, hồn nhiên của một đứa trẻ. Qua đó cho thấy sự sáng tạo, độc đáo làm nên phong cách thơ rất riêng của Trần Đăng Khoa.
2.2.1.2. Hình thức so sánh A là B
“A là B” là dạng so sánh tu từ có tính khẳng định cao hơn dạng “A như B” vì với từ “là” ta có cảm tưởng giữa A và B lúc này có xu hướng đồng nhất. Nói như thế, không có nghĩa là A và B giống hệt nhau một cách tuyệt đối mà giữa A và B chính là sự khẳng định cao, sâu sắc về sự việc đem ra đối chiếu.
Biện pháp so sánh tu từ “A là B” được Trần Đăng Khoa sử dụng tương đối nhiều trong các tác phẩm, cụ thể là 59/292 câu, chiếm tỉ lệ 20,1% tổng số các câu có chứa biện pháp so sánh. Ở mỗi lần sử dụng thì biện pháp này đóng vai trò, ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ:
“Chúng em lòng những là buồn
Vẫn cười hát, để thầy còn đi xa
Em nhìn mấy bông hoa ngoài cửa
Hỏi rằng hoa có nhớ thầy không”?
(Thầy Giáo Đi Bộ Đội)
“Một vùng tươi mát trong lành
Cái nắng trưa hè dịu lại
Vui vẻ người qua, hoa ơi
Ai bảo em là hoa dại”?
(Hoa Dại)
Trong bài thơ Thầy giáo đi bộ đội đã thể hiện được tấm lòng của nhà thơ đối với thầy giáo của mình. Đó là sự nhớ thương, sự cố gắng tỏ ra vui vẻ để thầy giáo của mình ra đi. Thực ra, Trần Đăng Khoa khẳng định một điều: khi thầy vào miền Nam để chiến đấu thì trong lòng của nhà thơ rất buồn. Thực ra là lời Trần Đăng Khoa tự vấn bản thân mình “hỏi hoa rằng có nhớ thầy không ?”. Nhờ biện pháp so sánh tu từ mà nhà thơ đã thể hiện được nỗi buồn, sự nhớ thương của mình khi thầy giáo đi bộ đội.
Trong biện pháp so sánh “A là B” có sự khẳng định về giá trị nhận thức, làm cho cái trừu tượng rõ hơn qua hình ảnh cụ thể. Nói như thế không hẳn cái so sánh và cái được so sánh là giống nhau hoàn toàn như so sánh luận lí. Chính lối so sánh này làm cho sự vật, sự việc cụ thể và có giá trị biểu cảm.
2.2.1.3. Hình thức so sánh “A hơn, ít B”
Ngoài những từ so sánh thông dụng thì dạng so sánh “A hơn, kém B” cũng được Trần Đăng Khoa chiếm tỉ lệ 4/292 câu, tức là 1,5% tổng số các câu có chứa biện pháp so sánh. Tuy nhiên độ sắc sảo trong câu chữ vẫn còn nguyên giá trị của nó.
Ví dụ:
“Những trang giấy cứ cồn trên mặt đất
Đường hành quân dẫn đến mọi chân trời
Cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời
Là tổ quốc đang một còn, một mất”.
(Thư Thơ)
Một cậu bé mười bốn tuổi mà đã có những suy nghĩ thật chín chắn, thật trưởng thành khi nghĩ mình đã lớn và phải có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Nỗi khao khát được ra ra chiến trường, được cùng các anh bộ đội hành quân giết giặc để giành lại độc lập cho dân tộc. Ở đây Trần Đăng Khoa đã sử dụng so sánh hơn: “cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời” để nói lên một điều là “tôi” đã lớn, đã thật sự trưởng thành và muốn đóng góp một phần vào công cuộc giải phóng dân tộc.
Những chất liệu so sánh tạo nên giá trị biểu đạt trong thơ Trần Đăng Khoa
Chất liệu
Tỉ lệ
Hiện tượng thiên nhiên
Con người và trạng thái, tâm lí, hoạt động
Vật dụng sinh hoạt
Chất liệu khác
Hiện tượng tự nhiên
Động vật
Thực vật
Con người
Trạng thái, tâm lí, hoạt động
180 câu
46 câu
17 câu
20 câu
14 câu
29 câu
15 câu
39 câu
100%
25,51%
9,44%
11,11%
7,77%
16,11%
8,33%
21,74%
Chất liệu so sánh tu từ còn gọi là so sánh hình ảnh. Nói như thế, hình ảnh giữ một vai trò quan trọng trong phép so sánh, bằng những hình ảnh câu thơ sẽ được cụ thể hóa và mang tính biểu cảm cao hơn. Tính biểu cảm ít hay nhiều còn tùy thuộc vào việc lựa chọn hình ảnh của tác giả.
Thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Có sự liên kết của câu chữ, vần điệu, nhạc tính để đạt được các nhân tố đó thì trước tiên nhà thơ phải có sự trải nghiệm cuộc sống. Thế nhưng, cuộc sống luôn tiềm ẩn sự bất ngờ mà ít ai ngờ đến đó là sự xuất hiện của những thiên tài thơ. Tài năng thì không đợi tuổi tác như Bạch Cư Dị (Trung Quốc) 6 tuổi đã học làm thơ, 9 tuổi thông thạo vần luật, 16 tuổi sáng tác thơ, được nhà thơ Cố Huống nổi tiếng đương thời khen. Ở Việt Nam, Lê Quý Đôn mới 5 tuổi đã làm được thơ. Gần đây, Trần Đăng Khoa mới 8 tuổi đã có thơ hay, 10 tuổi đã có một tập thơ được xuất bản.
Trần Đăng Khoa đã dùng các chất liệu quen thuộc trong cuộc sống đã làm nên giá trị biểu đạt trong thơ ông. Cụ thể trong 180 câu có sử dụng chất liệu so sánh thì có thể chia thành 4 loại như sau: hiện tượng thiên nhiên, vật dụng sinh hoạt, con người và trạng thái tâm lí hoạt động, các chất liệu khác.
2.2.2.1. Chất liệu là hiện tượng thiên nhiên
Chất liệu là hiện tượng thiên gồm có: hiện tượng tự nhiên, động vật, thực vật, chiếm khoảng 83/180 câu với tỉ lệ là 46,06% , trong tổng số câu có chứa chất liệu so sánh.
Chất liệu là hiện tượng tự nhiên
Thứ nhất, chất liệu so sánh là hiện tượng tự nhiên được Trần Đăng Khoa sử dụng phong phú nhằm miêu tả, đánh giá, bộc lộ cảm xúc, tạo thêm sự gần gũi về hình tượng so sánh. Người viết thống kê được chất liệu so sánh là hiện tượng tự nhiên có khoảng 46/180 câu chiếm tỉ lệ 25,51%, tổng số câu có chứa biện pháp so sánh. Cụ thể trong các câu thơ sau:
1 - Mắt xanh như nước
2 - Nước như ai nấu
3 - Đôi mắt đen tròn như hai giọt nước
4 - Lá xanh như mảnh mây trời lao xao
5 - Cong như vành trăng chia li đêm ấy
6 - Hồ sen lung linh như trăng mọc
7 - Thóc nở bung như sao
8 - Về nước hồ Gươm xanh như một mảnh trời
9 - Ngực cụ gồ lên như sóng trào
10 - Cô như con sóng giữa sông
11 - Ngang trời như nổi sóng
12 - Con lại cười vang như sóng dưới bầu trời
13 - Bố ngồi trơ như đá
14 - Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập trái tim người
15 - Đâu biết là ta buồn như đá
16 - Vườn sau gió thổi như mưa rào
17 - Rộn ràng là một cơn mưa
18 - Lông hồng như đóm lửa
19 - Mà khóc mãi mắt đỏ ngầu như lửa
20 - Cái nhìn cháy như hai hòn lửa
21 - Hoa phượng cháy một góc trời như lửa
22 - Mát như chiều mưa
23 - Hoa lựu như lửa lập lòe
24 - Nên tôi đen như đêm
25 - Những cuốn lá vàng như mật đọng
26 - Và trong veo như suối sa lưng đèo
27 - Những cuốn lá vàng như mật đọng
28 - Mát trong như suối đầu nguồn
29 - Như thiên nhiên đang tạo sông dựng núi
30 - Như trái đất đang hình thành
31 - Trẻ như thời trời đất mới sinh ra
32 - Mắt bỗng choáng cái gì như làn bụi
33 - Cụ hét như sấm nổ
34 - Lời bưởi thật như hòn đất ải
35 - Ngồi giữa tăng- xê như đu giữa trời
36 - Mơ hồ như khói sương
37 - Vẫn biết mẹ như tia nắng xế
38 - Đôi mắt mẹ cho như ngà, như ngọc
39 - Mặt chúng tôi ngửa lên như đất
40 - Chi tiết long lanh mới như ban ngày
41 - Đêm vượt cổng trời quân đi như bão
42 - Chi tiết long lanh mới như ban ngày
43 - Du dương như gió lúc trăng lên
44 - Cong như vành trăng chia li đêm ấy
45 - Hồ sen lung linh như trăng mọc
46 - Trời như cánh đồng
Thơ Trần Đăng Khoa thường so sánh với các hiện tượng tự nhiên như: trăng, nước, mây, trời, sóng, lửa,… Cụ thể ở trong một số bài thơ sau.
Ví dụ:
“Chỉ vắng mẹ Hương thôi
Bố ngồi trơ như đá”(1)
(Bà Và Cháu)
“Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập trái tim người”.(2)
(Đợi Mưa Trên Đảo Sinh Tồn)
“Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại”.(3)
(Thả Diều)
(1) Hình ảnh đá trong tự nhiên là một loại khoáng vật rắn, nó tượng trưng cho những thứ không có linh hồn, không có sự sống, lại nằm bất động trong vũ trụ. Thế mà Trần Đăng Khoa lại so sánh hai đối tượng có vẻ mâu thuẫn với nhau về bản chất là: con người – vốn là thực thể động và đá – vốn là tĩnh vật. Tại sao lại thế? Chính nhờ những đặc tính của hình ảnh đá càng khắc họa sâu hơn nỗi buồn, nỗi nhớ của bố đối với mẹ Hương. Đó chính là nỗi nhớ da diết, khôn nguôi trong lòng khiến cho người bố khi vắng mẹ Hương rồi như mất cả linh hồn, chết lặng trong tim.
(2) Một lần nữa hình ảnh đá đã khắc họa tâm hồn và tính cách của những người lính hải đảo dù có khó khăn thiếu thốn vật chất hay sự khắc nghiệt của thiên nhiên thì lòng người lính đảo vẫn luôn kiên định. Với phẩm chất người chiến sĩ cụ Hồ thì “gió bão” chỉ tôi luyện thêm chất thép, chất anh hùng trong tâm hồn người chiến sĩ vùng hải đảo xa xôi chứ không thể quật ngã được họ, họ như “đá” đứng vững với ngàn năm, kiên định sắt son khó dời đổi.
(3) Trong khổ thơ này Trần Đăng Khoa so sánh “trời như cánh đồng” thể hiện sự rộng lớn, mênh mông vốn có của bầu trời. Mà đặc biệt hơn đó là cánh đồng “xong mùa gặt hái” thì càng rộng hơn, mênh mông hơn sau mùa thu hoạch. Giữa không gian bát ngát ấy đã xuất hiện cánh diều, cánh diều như lưỡi liềm người ta bỏ quên. Sự so sánh thú vị này làm nổi bật hình ảnh cánh diều của nhà thơ trên bầu trời cao rộng.
Trần Đăng Khoa dùng chất liệu gió - vốn là một vật thể vô hình, không cố định… để làm đối tượng cho sự liên tưởng của mình:
“Như gió ở bãi sông, nắng ở ngọn tre làng”
“Du dương như gió lúc trăng lên”
“Vô tư như gió trong vòm cây”
“Cái giai điệu ngang tàn như gió bể”
Nhà thơ so sánh “vô tư như gió trong vòm cây” thể hiện niềm vui mừng của người con bao năm xa quê hương, hôm nay được trở lại, đó là cảm giác rất gần gũi và hết đỗi thân yêu. Bao kỉ niệm của tuổi thơ lại tràn về trong suy nghĩ của nhà thơ và chỉ có thiên nhiên bao la, khôn cùng mới có thể diễn tả, bộc lộ hết nỗi niềm của nhà thơ.
Hiện tượng tự nhiên là một chất liệu so sánh mà bao đời nay được các thi nhân sử dụng rất nhiều trong sáng tác thơ văn. Họ dùng những chất liệu: mây, gió trăng, hoa, tuyết, núi, sông,… như những hình ảnh tượng trưng, ước lệ nhằm thể hiện cái đẹp, cái sang trọng, độc đáo, quý phái của người xưa. Nếu trong thơ xưa hiện tượng tự nhiên mang vẻ trang nghiêm, quý phái bao nhiêu thì hiện tượng tự nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa lại hồn nhiên, giản dị bấy nhiêu. Vẻ đẹp trong thơ Trần Đăng Khoa là nét đẹp chân phương, đơn giản mà không sơ sài, thơ ngây mà không vụn vặt, sắc sảo mà không cầu kì.
Chất liệu so sánh là động vật
Lãnh thổ Việt Nam nằm trên thềm lục địa, có hình chữ S, thuộc vùng cận xích đạo nóng ẩm mưa nhiều, chính điều này đã làm cho nước ta phong phú về chủng loại, giàu có về sản lượng động, thực vật. Có lẽ chính vì thế mà động vật đi vào thơ xưa một cách dễ dàng, đặc biệt là ca dao, dân ca. Việc đưa động vật vào thơ không chỉ làm cho câu thơ gần gũi, giản dị, giàu tính gợi hình, mang phong cách đặc thù Việt Nam mà còn ca ngợi được sự trù phú, đa dạng về chủng loại động vật của quê hương.
Dựa theo bảng thống kê trên, ta thấy chất liệu so sánh là động vật có khoảng 17/180 câu chiếm tỉ lệ 9,44% tổng số các câu có sử dụng biện pháp so sánh tu từ. Nhìn chung chất liệu so sánh là động vật trong thơ Trần Đăng Khoa là những loài quen thuộc, gần gũi với đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người Việt Nam như: chim, cá, tôm, ngỗng, cò, bê,… Cụ thể trong các câu thơ sau:
1 - Lá xanh vẩy gió như là gọi chim
2 - Con thuyền xưa mui chổng như đuôi chim
3 - Sỏi cát bay như lũ chim hoang
4 - Trăng tròn như mắt cá
5 - Như con mèo già, hắn nhẹ nhàng lên gác
6 - Tóc đỏ như râu tôm
7 - Bão đi thong dong
Như con bê gầy
8 - Và đoàn tàu
Như những con cá to
9 - Cần cẩu vươn như cổ ngỗng cao
10 - Cổ ngẳng như cổ cò chết bão
11 - Vô nghĩa và vo ve như tiếng muỗi
12 - Hắn lồng như con trâu đực bị đòn đau
13 - Vù vù như ong trong trưa hanh heo
14 - Giãy lụa tơi bời trên cát
Như con cá rô rạch nước đón mưa rào
15-Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào
Như ếch, nhái uôm uôm khắp đảo
16 - Những hạt đầu mùa như ong làm nhộng
17 - Ngày đêm bom nổ. Biết gì
Như con chuột con đỏ hỏn
Nếu đứng trên bình diện của một người trưởng thành nhìn nhận những vần thơ của Trần Đăng Khoa, chúng ta sẽ thấy một điều là nhà thơ không đề cập nhiều đến vấn đề chính trị, xã hội mà chỉ tập trung khắc họa, cụ thể hóa những cảnh vật, sự việc bằng những loài động vật rất gần gũi. Còn trên bình diện của một người đồng trang lứa với Trần Đăng Khoa thì mới thấy được tài năng thiên bẩm, một tài hoa nhỏ tuổi hiếm có.
Những cảnh vật thì hiển hiện trước mắt nhìn thì gần gũi nhưng khi đưa vào trong thơ là cả một vấn đề không hề giản đơn. Mà đặc biệt những vần thơ có “cái thần” lại dào dạt cảm xúc và khái quát được tâm lí chung của lứa tuổi thiếu nhi thì quả là rất khó.
Trần Đăng Khoa đã ghi lại hình ảnh một cơn bão bằng chính ngôn ngữ thơ của mình :
“Bão đến ầm ầm
Như đoàn tàu hỏa
Bão đi thong dong
Như con bê gầy
Xanh đẹp là cây
Bão vặt trụi hết”.
(Mặt Bão)
Đối tượng so sánh trong khổ thơ này là hiện tượng thiên nhiên – bão, Trần Đăng Khoa đã so sánh “bão” như “đoàn tàu hỏa”, ầm ầm khi xuất hiện. Mà như ta biết tàu hỏa khi rời ga thì có những tiếng như còi xe, động cơ, với sức nặng vài chục tấn đã phát ra như tiếng rất ồn. Chính những nét tương đồng của cơn bão và đoàn tàu hỏa đã thể hiện được sức tàn phá mạnh mẽ của cơn bão. Để rồi khi qua đi bão lại cứ “thong dong như con bò gầy” mà sau lưng nó là sự tàn phá đáng sợ đến nỗi những hàng cây xanh tươi “bão vặt trụi hết”.
Hay khi nhà thơ quan sát một chiếc cần cẩu đang làm việc :
“Em nghe tiếng than ra bến
Cần cẩu vươn như cổ ngỗng cao
Và đoàn tàu như những con cá to
Nổi trên mặt nước”.
(Em Về Hồng Gai)
Chiếc “cần cẩu” là chiếc máy có phần thân rất cao và dài nhằm mục đích vận chuyển những vật liệu nặng. Còn “cổ ngỗng” là một phần cơ thể của con ngỗng, nét tương đồng của “cần cẩu” và “cổ ngỗng” là chúng điều rất cao và dài, đây là sự liên tưởng thú vị cũng không kém phần độc đáo. Trong câu thơ tiếp theo Trần Đăng Khoa đã so sánh “đoàn tàu như những con cá to” nổi trên mặt nước đã thể hiện được sự đông đúc, tấp nập của thành phố biển. Đồng thời thể hiện tình yêu động vật và óc quan sát thật nhạy bén của nhà thơ. Với lối lối so sánh mộc mạc, chân thật, dễ hiểu đã thể hiện được sự dí dỏm, hài hước nhưng rất sáng tạo của nhà thơ.
Hình ảnh “con chuột con” cũng được Trần Đăng Khoa đưa vào trong thơ để thể hiện tấm lòng của nhà thơ với quê hương, đất nước.
“Ngày đêm bom nổ. Biết gì
Như con chuột con đỏ hỏn”
(Cháu Về)
Trần Đăng Khoa đã sử dụng chất liệu so sánh “con chuột con” để nói về một tâm hồn non nớt, thơ dại nào hay biết kẻ thù đang bỏ bom khắp nơi trên quê hương. Đồng thời, thông qua hình ảnh nầy để lên án sự độc ác, dã man, tàn nhẫn và vô nhân đạo của kẻ xâm lược.
Chất liệu so sánh là thực vật.
Qua khảo sát thì chất liệu so sánh là thực vật trong thơ Trần Đăng Khoa có khoảng 21/180 câu chiếm tỉ lệ 11,11%, trong tổng số câu có chứa chất liệu so sánh. Chất liệu so sánh là thực vật được sử nhiều trong văn thơ vì nó biểu tượng cho cái đẹp, cái tinh túy thuần khiết, cái sức mạnh tiềm tàng của một dáng vóc Việt Nam.
1 -Thơm như hương lúa đồng
2 - Trăng hồng như quả chín
3 - Sao như gốc rạ
4 - Rồi ngồi im như gốc cây to
5 - Trông cụ héo như cây đa làng bậc rễ
6 - Tiếng khóc nấc như cành khô gẫy
7 - Lòng rung như chiếc lá mềm khẽ sa
8 - Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
9 - Ai bảo em là hoa dại
10 - Mây trắng đi lững thững dưới kia
Như những cái nấm lơ lửng
11 - Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy
12 - Chúng tôi không cạo đầu để tóc lên như cỏ
13 - Cháu nằm nghiêng như hạt giống sắp nẩy mầm
14 - Sẽ chín vàng như cánh đồng đầy thóc
15 - Cỏ cây đỏ sém như hoa dong giềng
16 - Hồi hộp như mùa chín trái
17 - Vẫn biết mẹ như tia nắng xế
Như quả cam chín nẫu ở đầu cành
18 - Sống bên em như bên vòm cây mát
19 - Cánh tay khẳng khiu khô như cành củi
20 - Cháu là hạt thóc
Khảo sát “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa” ta thường bắt gặp những hình ảnh thực vật như: lúa, cau, hoa, trái cây, cỏ, gốc cây, … hình ảnh nào cũng mang một vài đặc tính, để biểu đạt cho những ý nghĩa nhất định. Hình ảnh “cây lúa” được Trần Đăng Khoa khắc họa rất tinh tế, bởi vì cây lúa là một loại cây trồng rất quan trọng đời sống nông nghiệp của nước ta. Nhà thơ đã đặt một tình cảm đặc biệt đối với cảnh vật quê hương mà đặc biệt là cây lúa :
Ví dụ :
- Ấm nước chè tỏa nóng
Thơm như hương lúa đồng
(Thôn Xóm Vào Mùa)
Trong khung cảnh mọi người đang tất bậc trong việc thu hoạch lúa thì hương thơm của những hạt lúa vàng như hòa vào không gian của xóm làng. Nhà thơ lại so sánh hương thơm “nước chè” mang hương vị của “hương lúa đồng”. Bởi vì, hương lúa khi thu hoạch có mùi rất đặc biệt vừa thơm, lại vừa ngọt ngào. Một người thật sự yêu thiên nhiên mới có thể cảm nhận từng cử chỉ, trạng thái, sự thay đổi,… hay chỉ là một mùi hương phản phất cũng đủ làm cho nhà thơ xao xuyến và rung động. Từ đó, để thấy được sự cảm nhận thiên nhiên thật sắc sảo, tinh tế.
Và:
“Bầu trời trống trơn
Như cánh đồng làng ta sau vụ gặt”
(Thư Viết Bên Cửa Sổ Máy Bay)
Khi miêu tả sự rộng lớn của trời đất bao la ông so sánh “trống trơn như cánh đồng làng ta sau vụ gặt”. Những ai đã từng sống, lớn lên và gắn bó với cảnh làng quê thì chắc chắn sẽ hiểu được sự rộng lớn, bao la của cánh đồng “sau vụ gặt”. Hình ảnh quê hương luôn ở trong tiềm thức của nhà thơ mà cụ thể là những cánh đồng lúa bát ngát, bao la. Từ những hình ảnh quen thuộc của quê hương, đất nước Trần Đăng Khoa đã đưa vào trong thơ một cách sinh động, gần gũi. Trần Đăng Khoa sử dụng “cây lúa” để ca ngợi với tất cả những gì đẹp nhất của cuộc sống đồng thời cũng dùng “cây lúa” để vạch trần tội ác của quân giặc:
“Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng”
(Hạt Gạo Làng Ta)
Tác giả so sánh những cuộc tấn công, càn quét của quân giặc với một khối lượng vũ khí rất lớn, với “băng đạn vàng như lúa đồng”. Như ta đã biết lúa trên đồng thì vô cùng, vô tận, không một ai có thể xác định được có bao nhiêu lúa trên đồng. Cũng như không thể nào xác định được “băng đạn” của kẻ thù đã rãi khắp tỉnh Hải Dương nói riêng và nước Việt Nam nói chung. Qua đó, mới thấy được cái tài, cái bản lĩnh của một cậu bé mười tuổi đã có những suy nghĩ sâu xa giúp chúng ta hiểu thêm về những tháng ngày chiến tranh khốc liệt.
Thơ của Trần Đăng Khoa đa phần ý nghĩa đã lộ rõ trên bề mặt ngôn từ nhưng không vì thế mà mất đi giá trị biểu cảm.
Nếu như nhà thơ Tố Hữu so sánh một tâm hồn vui sướng, rạo rực khi bắt gặp được lí tưởng cách mạng:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
(Tố Hữu - Từ Ấy)
Thì thơ của Trần Đăng Khoa lại dùng biện pháp so sánh để nói về những cảm nhận về cảnh vật thiên nhiên :
“Tiếng mưa vang nhẹ khắp miền
Lòng rung như chiếc lá mềm khẽ sa”
(Mưa Xuân)
Khi lắng nghe “tiếng mưa vang nhẹ khắp miền” thì “lòng rung như chiếc lá mềm khẽ sa”. Trong đêm thì cảnh vật lại trở nên tĩnh lặng và không gian lắng đọng dễ gợi cho con người những suy nghĩ. “Chiếc lá mềm khẽ sa” do những hạt mưa rơi lên chiếc lá làm cho chiếc lá lay chuyển. Trần Đăng Khoa so sánh tâm trạng lòng rung (trừu tượng) lại so sánh với hình ảnh “chiếc lá miềm khẽ sa” (cụ thể) nhằm để diễn tả tâm trạng rung động khi một mùa xuân nữa đã về. Tác giả dùng thính giác của mình để cảm nhận thiên nhiên để từ đó so sánh với lòng mình.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sáng tạo ra những món ăn tinh thần đa phần chỉ dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi của Việt Nam nói riêng và thiếu nhi của thế giới nói chung. Điều mà Trần Đăng Khoa đã khẳng định được đó là mỗi người, mỗi lứa tuổi điều cần phải có không gian giải trí riêng.
2.2.2.2. Chất liệu so sánh là con người và trạng thái, tâm lí, hoạt động.
Chất liệu so sánh là con người. (Có nên thêm các bộ phận thuộc về con người?)
Theo khảo sát, chất liệu so sánh là con người có 14/180 câu, chiếm tỉ lệ 7,77%, trong tổng số câu có chứa chất liệu so sánh. Những hình ảnh như: cha, mẹ, bà, anh, em, kẻ thù,… được Trần Đăng Khoa dùng làm chất liệu để bộc lộ cảm xúc yêu thương, mến phục, kính trọng hay căm hờn của mình. Cụ thể trong các câu thơ sau:
1 - Cao ụ pháo như người đứng canh
2 - Người xem như thoáng quên chị (Không nên xếp vào đây)
3 - Đỏ rực như tôi trong lửa (Không phải chất liệu so sánh là con người – “Tôi” ở đây là “tôi luyện” trong lửa)
4 - Hắn phục như thầy
5 - Hơi thuốc gây gây như hơi người chết cháy
6 - Cành lá rung như bàn tay non
7 - Bạn tôi cười. Hồn nhiên như trẻ nhỏ
8 - Con đang bay trên cao thẳm bầu trời
Như hoàng tử trong chuyện xưa mẹ kể
9 - Mưa yểu điệu như một nàng công chúa
10 - Đêm đêm thao thức như người
11 - Tiến như những đoàn quân
12 - Đâu biết đá buồn như người
13 - Anh như con tàu lắng song từ hai phía
Biển một bên và em một bên (Chất liệu này không phải người)
14 - Trước thiên nhiên con người như khách trọ
Như ảo ảnh chập chờn, thoáng đến thoáng lìa xa
Chất liệu so sánh là con người được nhà thơ sử dụng nhằm để chỉ những phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí của con người được thể hiện qua những câu thơ sau :
Ví dụ :
“Hắn ngả lưng, phì phà khói xì – gà
Hơi thuốc gây gây như hơi người chết cháy
Cô đã nhận ra cái hơi thê thảm ấy
Trong những trận càn”
(Trường Ca Khúc Hát Anh Hùng)
Tên lính ( kẻ thù) hút xì – gà đáng lẽ ra khói của điếu thuốc này rất thơm nhưng đối với cô (chiến sĩ cách mạng đang bị giam) thì hơi thuốc nó “như hơi người chết cháy”. Như ta cũng biết hơi người chết cháy thì rất nồng, gây gây, rất khó ngửi. Câu thơ chợt làm cho người đọc nhận ra được sự đối lập giữa mùi thơm (xì – gà) và mùi hôi (hơi người chết cháy). Bằng khả năng của mình Trần Đăng Khoa đã so sánh “hơi thuốc” của kẻ thù giống như hơi người dân vô tội đã ngã xuống “trong những trận càn. Qua câu thơ nhà thơ đã lên án tố, cáo tội ác của kẻ thù khi đã gây nên thảm kịch kinh hoàng cho dân ta nói riêng và đất nước ta nói chung.
Khi hòa bình lặp lại thì khí chất anh hùng vẫn còn trong tiềm thức của những người lính hải đảo:
“Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi
Mưa yểu điệu như một nàng công chúa
Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa
Thì cứ xin hiện lên thăm thẳm cuối chân trời”
(Đợi Mưa Trên Đảo Sinh Tồn)
Hình ảnh cơn mưa là nỗi khát khao trong lòng người lính đảo, những cơn mưa thật sự hiếm hoi “dăng bức màn lộng lẫy” nhưng vẫn còn ở phía xa khơi. Trần Đăng Khoa đã so sánh “mưa yểu điệu như một nàng công chúa”. Đây là hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo mượn sự vật thiên nhiên – mưa, để so sánh với “một nàng công chúa”. Mưa yểu điệu quá khiến các chàng lính đảo cứ ngóng trông, cứ ao ước cho dù: “mưa chẳng bao giờ đến nữa, thì cứ xin hiện lên thăm thẳm cuối chân trời”.
Cuộc sống có thể là tiếng ca yêu đời, hạnh phúc, lắm lúc lại buồn đau chua chát, đắng cay và nhà thơ quan niệm về cuộc đời, về sự luân hồi của kiếp con người:
“Trước thiên nhiên con người như khách trọ
Như ảo ảnh chập chờn, thoáng đến, thoáng lìa xa
Chúng ta sống bên nhau, dẫu năm này tháng khác
Thì cũng vẫn chỉ là một thoáng giữa sân ga”.
(Ở Nghĩa Trang Văn Điển)
Thiên nhiên là cái vô hạn còn sự sống của con người thì lại hữu hạn. Từ khi sinh ra trong cuộc đời này thì “con người như khách trọ”, để nói lên một điều kiếp sống con người không phải là mãi mãi mà chỉ là tạm bợ mà thôi. Cuộc đời này nhà thơ còn ví nó như là giấc mộng “như ảo ảnh chập chờn, thoáng đến, thoáng lìa xa”. Cho dù “chúng ta sống bên nhau dẫu năm này tháng khác, thì vẫn cũng chỉ là một thoáng giữa sân ga” mà thôi. Từ những quy luật chung của cuộc sống nhà thơ thấy được cuộc đời này thật là ngắn ngủi, vì thế cho nên ta hãy trân trọng từng giờ, từng phút bên cạnh những người yêu thương nhất.
Tuy thơ của Trần Đăng Khoa ít nói về đề tài tình yêu nam nữ nhưng nhà thơ cũng để lại bài thơ tình bất hủ đó là bài thơ thơ tình người lính biển. Sau đây người viết trích ra một hình ảnh so sánh trong bài thơ này :
“Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên”.
(Thơ Tình Người Lính Biển)
Trong câu thơ này Trần Đăng Khoa đã sử dụng hình ảnh người con trai – xưng hô bằng anh đã so sánh mình như con tàu lắng sóng từ hai phía. Sóng từ hai phía ở đây có thể hiểu một bên chính là trách nhiệm của người lính đảo và một bên là tình cảm riêng tư của nhà thơ. Chính vì thế con tàu – nhà thơ, phải lắng lại suy tư để rồi thốt lên: biển một bên và em một bên.
Chất liệu này được Trần Đăng Khoa sử dụng khá nhiều nhằm dễ tả sự lạc quan yêu đời trong tâm hồn nhà thơ. Mặc khác, khẳng định dân tộc hào hùng với những con người luôn đấu tranh với tinh thần kiên trung, bất khuất.
Chất liệu so sánh là trạng thái, tâm lí, hoạt động
Trạng thái, tâm lí, hoạt động của con người bắt nguồn từ tâm sinh lí, suy nghĩ của con người. Đó là, dạng phức tạp và phong phú. Trần Đăng Khoa đã rất nhạy bén trong việc tìm kiếm, xây dựng chất liệu so sánh để từ đó chọn được những chất liệu so sánh phù hợp với đối tượng so sánh.
Trạng thái, tâm lí, hoạt động được nhà thơ biến thành chất liệu so sánh nhằm làm tăng thêm giá trị biểu cảm trong thơ. Qua việc miêu tả những trạng thái cảm xúc, tâm lí, hoạt động tính chất của đối tượng được so sánh nhà thơ đã làm nổi bật lên một khía cạnh khác của ngôn từ, khiến người đọc có cái nhìn độc đáo hơn, mới mẻ hơn. Khảo sát, chất liệu so sánh là trạng thái, tâm lí, hoạt động có khoảng 29/180 câu, chiếm tỉ lệ 16,11%, trong tổng số câu có chứa biện pháp so sánh. Cụ thể trong các câu thơ sau:
1 - Nhảy bên thuyền như trêu
2 - Chân đi như đập đất
3 - Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
4 - Ù ù như xay lúa
5 - Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
6 - Ôi lòng chú cũng như lòng mẹ cha
7 - Lưng bà giờ như gẫy
8 - Cháu thề phấn đấu suốt đời
Như lời Bác dạy, nên người Bác mong
9 - Em chẳng còn bé bổng như xưa
10 - Đập rối loạn như điên, như dại
11 - Lung lay
Như bàn tay (Chất liệu so sánh này thuộc về con người)
12 - Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
13 - Sáng như giọt nước mắt (Chất liệu so sánh này thuộc về con người )
14 - Tất cả như bình yên
15 - Soi máu, cái nhìn như moi ruột gan ra
16 - Đồn Trung Hà nhô lên như một đốt ngón tay (như trên)
17 - Trong gió thổi
Như một điều muốn nói
18 - Hương cỏ ngọt ngào
Như lạ như quen
19 - Nhưng lại nặng hơn ngàn tấn bom
20 - Ít nhất cũng là khi nằm xuống
Trong mảnh gỗ rừng, dưới một vầng trăng
21 - Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng
22 - Chiều như người mộng du (như trên)
23 - Pháo nằm như mơ ngủ
24 - Thoáng đâu trẻ lại như hồi bé thơ
25 - Vẫn là đêm như đêm trong ca dao
26 - Mấy chục năm rồi mà như hôm qua
27 - Người ăn âm thầm như có gì tội lỗi
28 - Hãy trổ ta xem như tóc kết đuôi gà
29 - Gầy và run như vừa bị đánh
Trước tiên khi nhà thơ diễn tả hành động của một con trâu:
“Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất”
(Con Trâu Đen Lông Mượt)
Hình ảnh một “con trâu đen lông mượt” xuất hiện với một cái sừng rất to mà còn “vênh vênh”. Vì thân hình “cao lớn lênh khênh” cho nên con trâu đen đi lại rất khó khăn, nặng nề. Từng bước chân của nó “như đập đất”, động từ này gợi cho người đọc cảm giác như có vật thể rất nặng đang nện xuống nền đất đang lặng im. Bằng thủ pháp so sánh nhà thơ đã diễn tả hết được sức nặng của con trâu. Đồng thời, ta thấy được nét đẹp, dễ thương, hiền lành của “bạn nhà nông”.
Nếu như ở câu thơ trên nhà thơ so sánh sức mạnh của con trâu, còn câu thơ này nói về một cơn mưa :
“Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp”
(Mưa)
Khi Trần Đăng Khoa miêu tả một cơn mưa “ù ù” kéo đến với những âm thanh rất ồn ào “như xay lúa”. Tại sao nhà thơ chọn âm thanh xay lúa mà không chọn âm thanh khác? Bởi lẽ thứ nhất là cả “mưa” và “xay lúa” điều có tiếng ồn, thứ hai là do khi “xay lúa” những hạt thóc cọ xác và tiếng động cơ tạo ra âm thanh “ù ù”. Khi so sánh như thế gợi ra cho người đọc một khung cảnh mưa thật ồn ào, hình ảnh thật sống động. Từ đó mới thấy được khả năng quan sát vô cùng tinh tế và vốn từ phong phú của thần đồng thơ.
Nếu những câu thơ trên nói về những hoạt động của thiên nhiên thì đến đây nhà thơ lại nói về người thầy “thương binh của mình”. Với một thái độ kính yêu và thương xót cho những hi sinh, mất mát mà thầy phải gánh chịu.
“Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo”
(Bàn Chân Thầy Giáo)
Hình ảnh của người thầy thương binh với chiếc nạng gỗ bên mình mỗi giờ lên lớp đã tạo thành sự ám ảnh lớn trong tâm trí của cậu học sinh nhỏ tuổi. Hình ảnh ấy không trôi qua thờ ơ, vô cảm, nó đặt ra trong tâm trí nhà thơ biết bao câu hỏi, để rồi tìm ra lời giải đáp ý nghĩa cho chính mình.
Đọc những vần thơ của Trần Đăng Khoa chúng ta dễ dàng nhận thấy những sự vật, sự việc, con người,… được so sánh đầy sáng tạo nhưng lại hết sức giản dị, hồn nhiên. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là thơ Trần Đăng Khoa không có những câu thơ chiêm nghiệm:
“Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.
(Đêm Côn Sơn)
Nhà thơ so sánh “tiếng rơi lại rất mỏng như là rơi nghiêng”, câu thơ bật ra tưởng chừng như ngẫu nhiên, chỉ là một thoáng cảm nhận bằng tai, nhưng đọc kỹ cả đoạn, cả bài, thì ta mới càng khâm phục cái tài của tác giả. Trạng thái rơi nghiêng, chao đảo, bồng bềnh trong không gian ấy đáng ra phải được cảm nhận bằng mắt, vậy mà tác giả lại cảm nhận được bằng tai, có lẽ lúc này nhà thơ đang ở trạng thái vô thức vì quá say mê trước khung cảnh thiên nhiên mang đậm chất “thiền”. “Tiếng rơi” tưởng như bất chợt ấy có vẻ vô thức, nhưng lại là vốn sống tích góp được đọng lại trong tâm trí của nhà thơ, không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy, nó phải bắt nguồn từ sự rung động của trái tim, của con người thực sự yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp của quê hương, đất nước, bởi thế câu thơ trở nên có hồn, có thần.
Đôi khi tâm trạng nhà thơ lại mơ hồ nhưng không hiểu vì sao :
“Chiều như người mộng du
Đi về đâu chẳng biết”
(Chiều Riazan)
Hình ảnh so sánh “chiều như người mộng du” gợi lên hình ảnh của một người đang bước đi lơ đảng trong cơn “mộng du”. Những bước chân ấy không định hình được sẽ đi đâu về đâu như người mộng du không ý thức được bản thân mình. Khi chiều về tâm trạng của con người như lắng lại một cách mơ hồ không rõ nét. Sự so sánh không gian buổi hoàng hôn với “người mộng du” đã làm câu chữ trở nên lắng đọng, hàm xúc.
Tóm lại, trạng thái, tâm lí, hoạt động là những chất liệu so sánh tu từ được Trần Đăng Khoa dùng để diễn tả tâm trạng, cảm xúc tâm lí của đối tượng được đem ra so sánh trong thơ. Chính những chất liệu so sánh này đã làm cho các bài thơ của ông trở nên độc đáo, gây được cảm xúc nơi người đọc, biến ông thành một “nhà thơ trẻ con” được nhiều người yêu mến.
2.2.2.3. Chất liệu so sánh là vật dụng sinh hoạt
Những vật dụng được Trần Đăng Khoa sử dụng để so sánh như: mâm, võng, tiếng trống trường, quạt, nồi cơm,… hầu hết những là những dụng cụ được sử dụng trong gia đình, gần gũi và đường như nhà thơ tiếp xúc hàng ngày.
Theo khảo sát của người viết thì chất liệu so sánh là vật dụng sinh hoạt có khoảng 15/180 câu, chiếm tỉ lệ 8,33%, trong tổng số câu có chứa chất liệu so sánh. Cụ thể trong các câu thơ sau :
1 - Trăng như cái mâm con
2 - Dòng sông và con đường
Quay như cái com- pa
3 - Nước xanh như pha mực
4 - Cầu chùng như nhịp võng
5 - Nên sáng như gương
6 - Vai vác chiếc bắp cày gỗ gụ
To như cái cột đình
7 - Cứ âm vang như những tiếng trống trường
8 - Trời đất đêm nay
Như rượu mới cất
9 - Giọng mẹ nóng như nồi cơm chín
10 - Lòng tôi như tấm áo dày chở che
11 - Trên nền trời trong như tiếng chuông
12 - Đêm ấm và mượt mà như lụa
13 - Giọng anh trầm và rung như giây đàn
14 - Màu còn rung rinh
Màu đẹp hơn tranh
15 - Lô nhô như gươm giáo
Đa phần những hình ảnh so sánh tu từ là những liên tưởng có sự tương đồng giữa cái so sánh và cái được so sánh. Trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. Sau đây người viết xin dẫn ra vài câu thơ để phân tích, chứng minh như:
“ Đêm nay đêm trăng rằm
Trăng như cái mâm con
Ai treo ông cao thế
Ông nhìn đàn em bé
Muốn khoe có mặt tròn”.
(Trông Trăng)
Hình ảnh ông trăng được Trần Đăng Khoa so sánh “như cái mâm con” đã thể hiện được nét ngây ngô nhưng cũng thật hóm hỉnh của một cậu bé. “Trăng” và “mâm con” có nét tương đồng là đều có hình tròn. Từ đó bằng tài năng thiên bẩm của mình cậu bé Trần Đăng Khoa đã khiến một vật tưởng chừng như cao xa, không thể chạm tới trở nên gần gũi hơn khi so sánh với chiếc mâm con – một vật dụng quen thuộc trong gia đình. Sự liên tưởng độc đáo này phần nào thể hiện được tầm vóc của một thi tài.
Và:
Dòng sông và con đường
Quay như cái com – pa.
(Đi Tàu Hỏa)
Ở hai câu thơ này “dòng sông” và “con đường” như đã được nhà thơ thổi vào đó một linh hồn của một con người khi đưa vào đó trạng thái tâm lí “quay”. Trần Đăng Khoa đã sử dụng hình ảnh com – pa để làm chất liệu so sánh đã khiến câu thơ trở nên sinh động hơn. Sự chuyển biến đột ngột của con tàu khi rời sân ga, đã làm cho tầm nhìn của cậu bé không kịp thích nghi với tốc độ của con tàu khiến cậu bé nghĩ “dòng sông và con đường quay như cái com – pa”.
Hay:
“Trong chuyện anh thành người của xóm làng
Giọng anh trầm và rung như dây đàn”
(Điều Anh Quên Không Kể)
Trong câu thơ này Trần Đăng Khoa đã biến cái trừu tượng là “giọng” nói trở nên cụ thể khi so sánh với “dây đàn”. Giọng nói thể hiện âm thanh mà âm thanh là cái không định hình nhưng còn “dây đàn” thì sao? “Dây đàn” là một vật thể có hình thù rõ ràng và có thể chạm vào được. Tuy nhiên bằng tài năng của mình Trần Đăng Khoa đã thấy được nét tương đồng “giọng” nói và sợi “dây đàn” đó chính là đều phát ra âm thanh. Sự so sánh này thật độc đáo khiến cái vô hình thành cái hữu hình.
Đôi khi lại nói lên sự vất vả những đứa trẻ trong những trận bão:
“Vai vác chiếc bắp cày gỗ gụ
To như cái cột đình”
(Dông Bão)
Ở câu thơ này nhà thơ đã gợi cho ta thấy sự lao động vất vả và không kém phần nặng nhọc của những bạn nhỏ. Những đứa trẻ này phải vác trên đôi vai mình những “chiếc bắp cày gỗ gụ” rất to “như cột đình”. Hình ảnh đối lập giữa đôi “vai” của bạn nhỏ với sự to lớn của “cột đình” đã nói lên được quá trình lao động không hề nhẹ nhàng của con người. Trần Đăng Khoa đã sử dụng hình ảnh “chiếc bắp cày gỗ gụ” để so sánh với “cột đình” làm cho câu thơ trở nên cụ thể, tạo cho người đọc cảm nhận sự khó khăn của con người khi đối mặt với sự khắc nghiệt của tự nhiên.
Đôi khi đó là sự lạc quan yêu đời, niềm tin vào ngày mai tươi sáng:
“Em nghĩ thế. Và những ngày thắng giặc
Cứ âm vang như những tiếng trống trường”
(Thư Thơ)
Nếu như ở câu thơ trên có sự hồn nhiên, dí dỏm thì đến đây giọng thơ lại suy tư, trăn trở về “những ngày thắng giặc”, đó là nỗi lòng của nhà thơ hi vọng đất nước sớm được thống nhất. Ước mơ này “cứ âm vang như những tiếng trống trường” vì tiếng trống có sự ngân vang, sôi động, để nói lên tấm lòng của nhà thơ đối với quê đất nước. Tuy chưa thật sự trưởng thành nhưng nhà thơ đã biết lo lắng cho vận mệnh, sự tồn vong của dân tộc. Nhà thơ biết cống hiến cho đời bằng việc đóng góp cho đời những trang thơ thật độc đáo và sự lạc quan, niềm tin vào ngày mai. Những tâm tư tình cảm của Trần Đăng Khoa rất chân thật, hồn nhiên và đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao thế hệ người yêu thơ.
2.2.2.4. Chất liệu so sánh là các chất liệu khác
Qua khảo sát có 39/180 câu, chiếm tỉ lệ 21,74%, tổng số câu có chứa chất liệu so sánh. Trong thơ Trần Đăng Khoa ngoài những chất liệu quen thuộc như: con người, thực vật, động vật,…Trần Đăng Khoa còn sử dụng các chất liệu khác cụ thể trong các câu thơ sau :
1 - Bão đến ầm ầm
Như đoàn tàu hỏa
2 - Cầu chùng như nhịp võng
3 - Mặt trời mọc dưới chân như một giọt phẩm đỏ
4 - Trăng ngời như bạc
5 - Đưa bàn tay mát như kem sữa
6 - Lửa xiên thẳng
Dài như mũi tên bay
7 - Sần sùi xòe ra
Như tay lắm đốt (Có nên xếp thuộc về con người ?)
8 - Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
9 - Người xem đông như mít- tinh
10 - Xóm làng như xóm làng xưa
11 - Trong gió thổi
Như một điều muốn nói
12 - Mưa bay như khói qua chiều
13 - Rồi ra đọc sách cấy cày
Mẹ là đất nước tháng ngày của con
14 - Chưa đến hai giờ mà như hừng đông
15 - Sông Kinh Thầy chảy xiên như con mắt lác (Có nên xếp thuộc về con người ?)
16 - Hắn chợt thấy vành mũ nan bộ đội
Vút như tên qua khoảng sáng nhờ nhờ
17 - Chúng nằm ngửa nghiêng
Như những dấu trừ (-) trên mặt đất
18 - Sáng như giọt nước mắt (Có nên xếp thuộc về con người ?)- Trùng lặp 2 lần.
19 - Gợi chiều sâu khôn cùng của đêm
Tất cả như bình yên
20 - Có đâu như ở nơi đây
Kẻ thù ác quá mức này chưa thôi
21 - Đội Mâu đứng nghiêm
Như một dấu chấm thang (!)
22 - Điềm đạm và thật thà như hạt thóc(thuộc về thực vật)
23 - Lũ lính đờ ra nhìn cụ giây lâu
Như gặp một cái gì kì lạ
24 - Mây nhiệt đới đen rầm
Phóng như mũi lao
25 - Hắn bổng thấy cuộc đời này – Tất cả
Chán chường như một bát súp thiu
26 - Cơn gió lại bùng lên như sôi
27 - Hắn mấp mái môi đỏ như nhuộm phẩm điều
28 - Da mặt cộm dầy như thời hoang dã
29 - Mắt cóoch nheo nheo như nhìn mãi đâu đâu
30 - Có tiếng gà vời vợi bên kia sông
Như vọng tới từ một thời xa lắm
31 - Người ướt sũng ra như phải bả
32 - Và vầng mặt trời, vầng mặt trời thật là rực rỡ
Sáng giữa nền xanh, trong như tiếng chuông
33 - Xin mẹ cứ ngồi tựa cửa chờ con
Như những ngày xưa
34 - Trắng muốt dưới gót giầy
Như chẳng hề có máu
35 - Em vẫn thầm lộng lẫy
Chờ ta như thuở nào
36 - Ở đấy có ngôi nhà gianh vách trái đất
Là lâu đài của mẹ con mình
37 - Thoáng trông như con mắt (Có nên xếp thuộc về con người ?)
38 - Chảy ròng ròng trên quảng trường và trong thơ Bác viết
Như Việt Nam sắp bật ra tiếng khóc
39 - Cháu bỗng xoay ngang trên ghế
Như vừa có tiếng máy bay
Những chất liệu này rất phong phú và đa dạng với sự suy nghĩ hết sức dễ thương, độc đáo, thật hồn nhiên, dí dỏm. Bên cạnh đó còn có những lời thơ thật sâu sắc vượt xa lứa tuổi của nhà thơ.
Ví dụ :
“Yêu hoa đẹp thế
Em đừng quên rễ
Sần sùi xòe ra
Như tay lắm đốt”
(Ngắm Hoa)
Nhà thơ muốn nhắc nhở mọi người khi ngắm những bông hoa đẹp lộng lẫy kia thì đừng quên nhưng bộ rễ miệt mài bám vào sỏi cát để cho đời những bông hoa xinh tươi. Trần Đăng Khoa so sánh “rễ sần sùi xòe ra” như “tay lắm đốt” , để chỉ sự phức tạp của những bộ rễ, vì phải xòe rộng ra mới hút đủ chất dinh dưỡng và nở ra cho đời những bông hoa tươi thắm. Bằng lối so sánh dí dỏm, hài hước, dễ thương nhưng hết sức độc đáo, sự liên tưởng ngộ nghĩnh ấy khiến người đọc đôi lúc phải bật cười.
Không chỉ có tình yêu đặc biệt với thiên nhiên, cậu bé Trần Đăng Khoa còn có tình yêu gia đình hết sức sâu sắc, những khi người mẹ thân yêu ốm Trần Đăng Khoa đã thể hiện tình cảm chân thành, tình yêu tha thiết và lòng biết ơn của mình đối với đấng sinh thành:
“Rồi ra đọc sách cấy cày
Mẹ là đất nước tháng ngày của con”
(Mẹ Ốm)
Khi người mẹ kính yêu của nhà thơ “ốm” thì nhà thơ rất muốn mẹ chóng khỏe rồi “ra đọc sách cấy cày”. Hình ảnh so sánh rất độc đáo mẹ là đất nước tháng ngày của con, bởi vì đất nước là những gì quan trọng nhất, đẹp nhất, thiêng liêng nhất. Và là sự sống của đời con – Trần Đăng Khoa. Chính những tính chất của đất nước đã thể hiện được tầm quan trong của người mẹ. Ở lứa tuổi này mà đã nói lên được tiếng lòng của mình thì thật là đáng quý, đáng trân trọng. Như lời dạy của chúa thì con người hãy “nói yêu” với mẹ yêu của mình.
“ Hãy nói yêu khi mẹ vẫn còn đây
Còn nghe được những dòng cảm xúc”
(Kinh Thánh)
Tóm lại chất liệu so sánh là các chất liệu khác được sử dụng trong cấu trúc so sánh dùng để miêu tả, đối chiếu với các hiện tượng xung quanh, tạo cho đối tượng có sức thu hút, hấp dẫn mà người đọc như thể thấy được bằng mắt, nghe được bằng tai, cảm nhận được bằng xúc giác.
Nhìn chung, nhóm chất liệu được sử dụng với tầng số cao nhất là: hiện tượng tự nhiên, trạng thái, tâm lí, hoạt động. Không chỉ riêng ở trong thơ Trần Đăng Khoa mà hầu hết các nhà thơ khác cũng vậy, những hình ảnh quen thuộc thường xuyên được dùng làm chất liệu so sánh.
Thơ Trần Đăng Khoa có điểm chung là lấy hình ảnh để so sánh nhằm bộc lộ cảm xúc trước thiên nhiên, vũ trụ bao la. Tuy nhiên nó cũng có những hình ảnh độc đáo riêng xuất phát từ cách nhìn, cách nghĩ, cách nói và cách diễn đạt của riêng thần đồng thơ.
Hầu hết những hình ảnh trong thơ là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với nông thôn. Bởi đấy là nơi nhà thơ lớn lên, nơi ươm mầm cho cảm xúc xuất hiện. Hình ảnh so sánh trong thơ Trần Đăng Khoa là kết quả của sự vận động, những rung động trước cảnh vật, thiên nhiên. Nhờ so sánh tu từ mà nhà thơ đã thể hiện được sự quan sát, liên tưởng thật dễ thương, giản dị mà rất đỗi độc đáo, mở ra cho người đọc những nhận thức mới.
TỔNG KẾT
Tìm hiểu về đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật trong thơ Trần Đăng Khoa là con đường để lí giải vì sao thơ Trần Đăng Khoa có sức hấp dẫn đến thế. Thơ Trần Đăng Khoa thể hiện nhận thức của nhà thơ về những phương diện: gia đình, thiên nhiên, chiến tranh,... Hình ảnh con người Việt Nam trong đôi mắt của Trần Đăng Khoa là: Bác Hồ kính yêu, người bà còm cõi, người mẹ hiền lành, người thầy tận tụy, những đứa bạn cùng trang lứa... Mà đặc biệt là người lính cụ Hồ, họ không sợ gian khổ, hi sinh để bảo vệ tổ quốc. Ngay cả khi hòa bình, độc lập những người lính này lại phải đi tiên phong đến những nơi xa xôi nhất như: hải đảo và biên giới canh gác để đem lại sự bình yên cho nước nhà.
Trần Đăng Khoa làm thơ từ rất sớm nên quan niệm về cảnh vật, thiên nhiên con người cũng khác. Về hình thức thơ, nhịp điệu, câu chữ không tuân theo một quy luật sẵn có mà tuân theo quy luật phát triển của tình cảm. Như lời nhận xét của Phạm Hổ trong “Đọc lại thơ của Trần Đăng Khoa”, giúp chúng ta thấy rõ điều này: “Thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu viết bằng tình cảm, bằng lòng yêu thương… Yêu thương từ cây cỏ đến loài vật, từ người thân trong nhà đến bà con trong làng. Từ Bác Hồ kính yêu đến các thầy cô giá các bạn bè cùng lớp…, các anh bộ đội, các cô các bác công nhân đào than… Một trong những yếu tố giúp cho Trần Đăng Khoa có được những cái riêng, từ những quan sát nhỏ đến những tình cảm, những ý nghĩ lớn, đó là sức liên tưởng phong phú và mạnh mẽ của em…”.[tr.396]
Tìm hiểu nghệ thuật “so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa” trong cái nhìn đối chiếu với các nhà thơ hay trong ca dao người viết rút ra được những điểm khác nhau. Thơ Trần Đăng Khoa dùng so sánh tu từ để đặc tả cảnh vật là chính yếu còn tả tình là thứ yếu. Nói như thế thơ Trần Đăng Khoa không chỉ miêu tả cảnh vật một cách đơn thuần. Mà thông qua cảnh vật của quê hương đất nước Trần Đăng Khoa muốn gửi gắm vào đó những tâm tư tình cảm sâu sắc nhất trong các sáng tác của mình.
Qua quá trình nghiên cứu về “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa” đem lại kết quả thiết thực trong việc thống kê những hình ảnh thường được nhà thơ sử dụng. Trên cơ sở đó đi đến phân loại nhũng hình ảnh theo những tiêu chí khác nhau. Đặc biệt ở mỗi loại hình ảnh ta có thể dẫn ra một vài nét riêng, nét đặc trưng cơ bản, nó được xem như những kí hiệu, điểm nhấn cho so sánh trong thơ Trần Đăng Khoa, mang dấu ấn riêng trong phong cách thơ của thần đồng thơ.
Nghiên cứu đề tài “So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa” thứ nhất là giúp ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật so sánh cũng như những giá trị của nó trong phong cách ngôn ngữ tiếng Việt. Thứ hai giúp ta nhận thấy được tài năng thiên bẩm của thần đồng thơ về khả năng khái quát, liên tưởng, về cách vận dụng ngôn ngữ và sáng tạo những ngôn ngữ hình ảnh. Điều không thể phủ nhận cũng là điều cốt lõi mà nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa mang lại chính là khả năng bộc lộ và phản ánh những sắc thái biểu cảm. Nó như phương tiện khái quát, biểu hiện những “khúc cua” quanh co của lòng người. Chung quy lại, tìm hiểu đề tài này thật sự giúp người viết hiểu biết nhiều hơn, khám phá được nhiều nét đẹp đặc trưng chỉ có trong thơ Trần Đăng Khoa, đặc biệt là “Nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa.”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa.doc