MỤC LỤC
Giới thiệu sơ lược bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ 4Quản lý dược bệnh viện
Khoa Dược:
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của khoa dược 5Một số bộ phận trong khoa và chức năng hoạt động
Kho cấp phát: kho chẵn, kho lẻ, kho bảo hiểm y tế 8Tổ thống kê-dược chính 15Tổ pha chế 16Tổ dược lâm sàng 17
Mối liên hệ giữa khoa dược với các bộ phận khác trong bệnh viện 19
Phòng kế hoạch tổng hợpPhòng hành chánh kế toánCác khoa phòng chuyên môn
Các quy chế dược trong bệnh viện 20Nguyên tắc, căn cứ để làm dự trù, tồn trữ, kế hoạch cấp phát, biện pháp quản lí đảm bào hợp lí, an toàn trong sử dụng. 21Nhận xét chung. 22Nhà thuốc bệnh viện: 22
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt độngCách sắp xếp và bảo quảnThực hiện quy chế quản lí thuốc (gây nghiện và hướng thần)Giao tiếp với bệnh nhân
Sử dụng thuốc: 24
Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện 26Cách sắp sếp, bảo quản và kiểm tra hạn dùng 29Việc sử dụng thuốc trong bệnh viện (tổ chức cấp phát thuốc) 29Giao tiếp: 30
Với đồng nghiệpVới bệnh nhânKết luận chung. 31Nhận xét 32Một số tài liệu đính kèm 33
I) GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Hình thành trên cơ sở bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa trước ngày giải phóng, sau 25 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ đã nhanh chóng thay đổi về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh ngày càng tốt hơn.
Trước yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, từ 500 giường bệnh, năm 1988 Bệnh Viện phát triển lên 700 giường dù trước đó đã tách khoa nhi ra thành lập bệnh viện nhi (150 giường). Sau đó bệnh viện tiếp tục tách khoa lao, một phần các khoa răng - hàm – mặt, mắt để thành lập các trung tâm chuyên khoa. Hiện nay Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ có quy mô 500 giường với trên 630 cán bộ viên chức; trong đó 120 có trình độ đại học và trên đại học. Ngoài 7 nhiệm vụ như khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn.v.v , Bệnh viện còn là cơ sở thực hành chính của trường đại học Y Dược Cần Thơ.
Khoa Dược của bệnh viện Đa Khoa Trung Ương là 1 khoa chuyên môn đặt trực thuộc giám đốc bệnh viện, được thành lập từ tháng 05/ 1975 trên cơ sở tiếp quản khoa Dược BV Thủ Khoa Nghĩa. Biên chế gần 20 người bao gồm 3 cán bộ tiếp quản ( 2 Ds đại học, 1Ds Trung học). Cơ sở vật chất nghèo nàn, Khoa Dược đảm bảo nhiều công việc khác nhau, bao gồm công tác dược, tiếp liệu thanh trùng, bao từ y dụng cụ. Thắng lợi bước đầu là tiếp nhận nguyên vẹn kho thuốc, trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ tốt cho bệnh nhân sau ngày giải phóng.
Thời kỳ đầu khoa chủ yếu làm công tác cấp phát thuốc men, y dụng cụ, sửa chữa nhỏ cho các khoa phòng bệnh viện. Bộ phận pha chế sản xuất hầu như không có gì. Mặc dầu có nhiều khó khăn nhưng khoa đảm bảo tốt công tác phục vụ bệnh nhân.
Khoa càng ngày càng phát triền theo quy mô của Bệnh viện. Phát triển cả về số lượng và chất lượng, năm sau cao hơn năm trước. Nhiệm vụ của khoa ngày càng được phục vụ tốt hơn. Đến nay khoa đã có 52 CB –CNV được đào tạo một cách cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ có tinh thần trách nhiệm cao. Khoa đã làm tốt công tác tham mưu cho Giám đốc về việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược trong toàn bệnh viện, được hỗ trợ tốt cho việc cung cấp thuốc men, y dụng cụ và các phương tiện phục vụ cho công tác điều trị cấp cứu trong các năm không để sai sót chuyên môn, kho tàng đảm bảo tốt. Hàng năm qua các đợt kiểm tra khoa đều được đánh giá tốt.
Công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến, sáng chế được cán bộ - nhân viên nhiệt tình ủng hộ. Khoa đã có các đề tài như: sản xuất thuốc trị dạ dày, tiết kiệm trong sản xuất, cải tiến công tác pha chế đạt chất lượng cao.
28 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4378 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ thu hoạch thực tập tại khoa dược bệnh viện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN QUẢN LÝ DƯỢC
Nhóm 1
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP
TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Đối tượng: Dược chính qui K33
Địa điểm thực tập: Bệnh viện Đa Khoa
Trung Ương Cần THơ
Thành phố Cần Thơ-2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN QUẢN LÝ DƯỢC
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP
TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
Đối tượng: Dược chính qui K33
Địa điểm thực tập: Bệnh viện Đa Khoa
Trung Ương Cần Thơ
Cán bộ hướng dẫn: TS.Dương Xuân Chữ
DS. Nguyễn Thị Phượng Hồng
Thành phố Cần Thơ-2011
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt ba tuần thực tập tại Khoa Dược – Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ, chúng em đã học được rất nhiều điều quý báu, từ cách tổ chức, sắp xếp và thực thi công việc thực tế một cách khoa học và chuyên nghiệp tại một nơi công tác thực tiễn đến cách cư xử hòa nhã với nhau giữa các đồng nghiệp, các bộ phận cũng như cách giao tiếp thân thiện và truyền đạt thông tin hiệu quả nhất đến bệnh nhân,.v.v… Chúng em hiểu được rằng, những kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn này không chỉ đơn giản là đọc trong sách vở mà có thể có được. Và tất nhiên, chúng em sẽ không thể hoàn thành tốt học phần Thực tập Quản lý Dược Bệnh Viện nếu như không có sự hướng dẫn chi tiết và tận tình của Thầy Dương Xuân Chữ và các thầy cô ở các phòng, các tổ của Khoa Dược, cũng như không thể thiếu sự chỉ dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các Cô Chú, các Anh Chị làm việc tại các bộ phận đã giúp chúng em nắm được công việc một cách nhanh chóng và có cái nhìn thực tế bao quát so với những gì được học trên lý thuyết.
Chính vì vậy, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Dương Xuân Chữ, đến các thầy cô, các cô chú, các anh chị trong Khoa Dược bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em trong suốt quá trình thực tập.
Đồng thời, chúng em cũng kính gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trong bộ môn Quản lý Dược – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ đã làm công tác liên hệ và sắp xếp cho chúng em được thực tập tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ.
Trân Trọng.
MỤC LỤC
Giới thiệu sơ lược bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ 4
Quản lý dược bệnh viện
Khoa Dược:
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của khoa dược 5
Một số bộ phận trong khoa và chức năng hoạt động
Kho cấp phát: kho chẵn, kho lẻ, kho bảo hiểm y tế 8
Tổ thống kê-dược chính 15
Tổ pha chế 16
Tổ dược lâm sàng 17
Mối liên hệ giữa khoa dược với các bộ phận khác trong bệnh viện 19
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng hành chánh kế toán
Các khoa phòng chuyên môn
Các quy chế dược trong bệnh viện 20
Nguyên tắc, căn cứ để làm dự trù, tồn trữ, kế hoạch cấp phát, biện pháp quản lí đảm bào hợp lí, an toàn trong sử dụng. 21
Nhận xét chung. 22
Nhà thuốc bệnh viện: 22
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động
Cách sắp xếp và bảo quản
Thực hiện quy chế quản lí thuốc (gây nghiện và hướng thần)
Giao tiếp với bệnh nhân
Sử dụng thuốc: 24
Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện 26
Cách sắp sếp, bảo quản và kiểm tra hạn dùng 29
Việc sử dụng thuốc trong bệnh viện (tổ chức cấp phát thuốc) 29
Giao tiếp: 30
Với đồng nghiệp
Với bệnh nhân
Kết luận chung. 31
Nhận xét 32
Một số tài liệu đính kèm 33
I) GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Hình thành trên cơ sở bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa trước ngày giải phóng, sau 25 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ đã nhanh chóng thay đổi về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh ngày càng tốt hơn.
Trước yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, từ 500 giường bệnh, năm 1988 Bệnh Viện phát triển lên 700 giường dù trước đó đã tách khoa nhi ra thành lập bệnh viện nhi (150 giường). Sau đó bệnh viện tiếp tục tách khoa lao, một phần các khoa răng - hàm – mặt, mắt để thành lập các trung tâm chuyên khoa. Hiện nay Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ có quy mô 500 giường với trên 630 cán bộ viên chức; trong đó 120 có trình độ đại học và trên đại học. Ngoài 7 nhiệm vụ như khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn.v.v…, Bệnh viện còn là cơ sở thực hành chính của trường đại học Y Dược Cần Thơ.
Khoa Dược của bệnh viện Đa Khoa Trung Ương là 1 khoa chuyên môn đặt trực thuộc giám đốc bệnh viện, được thành lập từ tháng 05/ 1975 trên cơ sở tiếp quản khoa Dược BV Thủ Khoa Nghĩa. Biên chế gần 20 người bao gồm 3 cán bộ tiếp quản ( 2 Ds đại học, 1Ds Trung học). Cơ sở vật chất nghèo nàn, Khoa Dược đảm bảo nhiều công việc khác nhau, bao gồm công tác dược, tiếp liệu thanh trùng, bao từ y dụng cụ. Thắng lợi bước đầu là tiếp nhận nguyên vẹn kho thuốc, trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ tốt cho bệnh nhân sau ngày giải phóng.
Thời kỳ đầu khoa chủ yếu làm công tác cấp phát thuốc men, y dụng cụ, sửa chữa nhỏ cho các khoa phòng bệnh viện. Bộ phận pha chế sản xuất hầu như không có gì. Mặc dầu có nhiều khó khăn nhưng khoa đảm bảo tốt công tác phục vụ bệnh nhân.
Khoa càng ngày càng phát triền theo quy mô của Bệnh viện. Phát triển cả về số lượng và chất lượng, năm sau cao hơn năm trước. Nhiệm vụ của khoa ngày càng được phục vụ tốt hơn. Đến nay khoa đã có 52 CB –CNV được đào tạo một cách cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ có tinh thần trách nhiệm cao. Khoa đã làm tốt công tác tham mưu cho Giám đốc về việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược trong toàn bệnh viện, được hỗ trợ tốt cho việc cung cấp thuốc men, y dụng cụ và các phương tiện phục vụ cho công tác điều trị cấp cứu trong các năm không để sai sót chuyên môn, kho tàng đảm bảo tốt. Hàng năm qua các đợt kiểm tra khoa đều được đánh giá tốt.
Công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến, sáng chế được cán bộ - nhân viên nhiệt tình ủng hộ. Khoa đã có các đề tài như: sản xuất thuốc trị dạ dày, tiết kiệm trong sản xuất, cải tiến công tác pha chế đạt chất lượng cao.
II) QUẢN LÝ DƯỢC BỆNH VIỆN
1. KHOA DƯỢC:
a. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của khoa Dược:
Cơ cấu tổ chức:
Khoa Dược bệnh viện là nơi đảm nhiệm mọi công tác về thuốc trong bệnh viện. Ngoài các công tác chuyên môn còn có các công tác về sắp xếp, vận chuyển,… Do đó, vị trí, trang thiết bị và nhân sự của khoa phải được tổ chức hợp lý. Tùy theo từng bệnh viện mà viêc tổ chức của khoa Dược có sự khác biệt nhưng vẫn đảm bảo được các bộ phận chính sau:
Thống kê dược
Dược lâm sàng, thông tin thuốc
Kho và cấp phát
Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc
Dược chính
Quản lí chuyên môn hoạt động của nhà thuốc bệnh viện
Khoa Dược phải được xây dựng nơi thoáng mát, thuận tiện cho việc vận chuyển, cấp phát thuốc và phòng chống cháy nổ. Phải có đủ điều kiện làm việc ( hệ thống máy tính, máy in, điện thoại, fax, phần mềm quản lí sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao, các tài liệu liên quan về thuốc và nghiệp vụ dược), tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thong tin, tư vấn và quản lí sử dụng thuốc.
Ban Giám Đốc
X Quang
Xét Nghiệm
Khoa Dược
Nhà Thuốc BV
Phòng KHTH
………………
………………
Khối lâm sàng
Khối cận lâm sàng
Vị trí khoa Dược
Sơ đồ tổ chức của Khoa Dược
Ban Chủ Nhiệm Khoa
( Trưởng – Phó Khoa)
BHYT
Kho Cấp Phát
Pha Chế
Dược LS - TTT
Thống Kê Dược Chính
Tiếp liệu Thuốc dùng Giáo dục truyền
Hành chính ngoài thông
Thống kê
Dược chính
Kho Chẵn (đầu vào)
Kho Lẻ (đầu ra)
Cấp thuốc đến tận khoa phòng
Cơ cấu nhân sự:
Tổng số nhân viên: 52, trong đó gồm:
TSDS: 1 người
DSĐH: 11 người
DSTH
Còn lại là nhân viên khác
Các chức danh chính:
STT
HỌ VÀ TÊN
CHỨC VỤ
NGÀNH
1
Dương Xuân Chữ
P. Trưởng Khoa
TS.DS chính
2
Ngô Đức Dậm
P. Trưởng Khoa
DS chính
3
Lý Phát Tuấn Linh
Tổ trưởng thống kê
DSĐH
4
Phan Thị Thu Trúc
Tổ trưởng kho lẻ
DSĐH
5
Bùi Văn Chiến
Tổ trưởng sản xuất
DSTH
6
Nguyễn Thị Phượng Hồng
Tổ trưởng kho chẵn
DSĐH
Chức năng khoa Dược bệnh viện:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lí nâng cao chất lượng điêu trị trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược, nghiên cứu khoa học, tham gia huấn luyện bồi dưỡng cán bộ.
Quản lý thuốc men, hóa chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về dược trong toàn bệnh viện.
Tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất các vấn đề về công tác dược trong tòan bệnh viện đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an tòan, hợp lý trong tòan bệnh viện, giúp giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu của điều trị.
Nhiệm vụ của khoa Dược:
Khoa Dược bệnh viện có những nhiệm vụ sau:
- Đảm bảo cung cấp thuốc men, hóa chất, y cụ đầy đủ kịp thời, đáp ứng yêu cầu điều trị.
- Tổ chức quản lý cấp phát thuốc, hóa chất, y cụ.
- Tổ chức pha chế sản xuất thuốc theo chủ trương và phương hướng của Bộ Y tế
- Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm.
- Bảo quản thuốc men, hóa chất, y dụng cụ.
- Thực hiện các quy chế, chế độ chuyên môn vầ dược trong khoa và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chế độ đó trong tòan bệnh viện.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc hợp lý an tòan, thông tin tư vấn về thuốc.
- Chỉ đạo tuyến.
- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đào tạo.
- Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động thống kê quyết toán thuốc về mặt số lượng đúng quy định và đúng thời gian.
Hoạt động khoa Dược:
Các hoạt động của khoa Dược căn cứ trên các văn bản pháp luật hiện hành như:
- Luật Dược 34/2005/QH11
- Quy chế bệnh viện 1895/1997/BYT/QĐ
- Thông tư 11/2010/TT-BYT: Hướng dẫn hoạt động liên quan thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
- Thông tư 08/2009/TT- BYT: Danh mục thuốc không kê đơn
- Quyết định 04/2008/QĐ-BYT: Về quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú
- Quyết định 11/2007/QĐ-BYT: Ban hành nguyên tắc tiêu chuẩn GPP
- Các công văn công bố số đăng kí, rút số đăng kí, ngừng sử dụng hay thu hồi thuốc cua Bộ Y tế
- Công văn 1517/BYT-KCB: Danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn
- ….
Một số bộ phận trong khoa và nhận xét:
Tổ kho:
+ Kho chẵn:
Nhiệm vụ:
Lập dự trù đủ dùng trong 1 tháng nhằm cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời và chất lượng cho bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu về thuốc cho điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện.
Bảo quản thuốc trong điều kiện thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng thuốc khi tới tay bệnh nhân.
Quản lý thuốc nhập, xuất rõ ràng, chính xác, đúng trình tự, chủ yếu cấp phát thuốc cho kho lẻ và bảo hiểm y tế ngoại trú.
Nhân sự, cơ sở vật chất, quản lý :
Nhân sự: 1 DSDH, 4 DSTH, 1 Dược tá
Cơ sở vật chất: Gồm 4 kho:
Kho 1 (kho thuốc gây nghiện, hướng thần): thuốc gây nghiện, hướng thần được bảo quản sắp xếp theo các kệ, thuốc cần bảo quản lạnh có các tủ lạnh phục vụ cho việc bảo quản, do DS. ĐH quản lý. Có bảng danh mục các thuốc ở mỗi kệ và trong tủ ® tiện lợi cho việc tra cứu. Các thuốc trước đây được xét bảo quản theo quy chế độc A, B nay không còn bảo quản nhưng vẫn được sắp xếp bảo quản chung. Có thiết bị điều hòa nhiệt độ và ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của kho.
Kho 2: kháng sinh, tiểu đường, hạ lipid máu.
Kho 3: giảm đau, chống ung thư…
Kho y cụ và vật tư y tế tiêu hao: sắp hàng theo nguyên tắc: “ Dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm”, săp xếp theo từng nhóm công dụng: chỉ khâu; bông băng; bơm tim… Có 2 loại vật tư:
Vật tư y tế tiêu hao: phòng y cụ quản lý.
Vật tư y tế cố định (y cụ): trước đây do Phòng y cụ quản lý nhưng hiện nay đang chuyển giao cho phòng vật tư y tế quản lý để tiện lợi cho việc sửa chữa những y cụ bị hư và để tiện cho thanh lý.
Kho 4: Kho hoá chất ( hoá chất xét nghiệm: huyết học, vi sinh, sinh hoá) bảo quản hoá chất trong tủ lạnh thường, tủ lạnh 2 – 8 0C và phòng có máy điều hoà » 200C. Tất cả các máy phải hoạt động 24/24. Khi cúp điện sẽ sử dụng nguồn điện riêng của bệnh. Phòng Bảo quản có hệ thống đèn – mang nguồn điện dự trữ - khi cúp điện đèn sẽ tự bật lên.
Hoạt động:
Việc mua thuốc.
Hàng tháng dựa vào mức sử dụng thuốc tại khoa trại và tổng kho thuốc của khoa Dược, kho chẵn lập dự trù đủ dùng trong 1 tháng (bình thường lập dự trù vào ngày 20 hàng tháng), khi hết hàng không chờ hết tháng mà lập dự trù bổ sung ngay. Đối với thuốc độc mỗi năm dự trù cho Bộ Y Tế 1 lần, nếu thiếu có thể lập dự trù bổ sung. Thủ quỹ kho sẽ đánh dự trù trình trưởng khoa và Giám đốc duyệt
Thông qua hình thức đấu thầu, khoa Dược mua thuốc chủ yếu tại Doanh nghiệp Nhà nước, có ưu tiên cho thuốc sản xuất trong nước có chất lượng bảo đảm, không mua thuốc bừa bãi, phải dựa vào các nguyên tắc:
+ Thực hiện theo luật đấu thầu của Quốc Hội.
+ Theo thông tư 111 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
+ Theo thông tư số 10/2007 của Bộ Y tế và Tài chính.
+ Thuốc mua nằm trong danh mục thống nhất mà Ban Giám đốc và Hội đồng thuốc và điều trị đã ban hành.
+ Danh mục thuốc được xây dựng dựa vào yêu cầu thực tế điều trị của khoa trại (khoa điều trị), phác đồ điều trị của Bệnh viện và danh mục của Bộ Y Tế.
Nhập kho: phòng thống kê làm phiếu nhập, hàng nhập kho phải được kiểm tra kỹ với sự có mặt của ba bộ phận: tài vụ, thống kê dược và kho(thủ kho).
Xuất kho: kho lẻ làm phiếu lĩnh, phòng thống kê đánh phiếu xuất
Việc xuất nhập cũng tuân thủ theo nguyên tắc: FIFO, FEFO. Theo dõi hạn dùng của thuốc, không được có thuốc quá hạn dùng ở kho.
Việc cấp phát thuốc:
Việc cấp phát thuốc từ kho chẵn sang kho lẻ phải có phê duyệt hoặc kiểm soát của khoa Dược, mỗi tuần 1 lần đối với thuốc thường, mỗi tháng 1 lần đối với thuốc gây nghiện.
Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện:
3 kiểm tra:
Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc.
Nhãn thuốc: tên, nồng độ, hàm lượng, đường dùng.
Chất lượng thuốc: bằng cảm quan.
3 đối chiếu:
Tên thuốc trên đơn, phiếu lĩnh thuốc với nhãn thuốc.
Nồng độ, hàm lượng thuốc trên đơn, phiếu với thuốc sẽ giao.
Số lượng, số khoản trên đơn, phiếu lĩnh với thuốc sẽ giao.
Trong quá trình bảo quản phải thực hiện 5 chống:
Ẩm mốc, mối mọt
Cháy nổ
Thiên tai, thảm họa
Trộm cắp, tiêu cực
Quá, cận hạn dùng
© NHẬN XÉT:
Việc sắp xếp và quản lý thuốc và hóa chất, y cụ trong các kho đảm bảo được các nguyên tắc và yêu cầu của quy chế dược.
Quy trình mua thuốc thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Y Tế, quy trình cấp thuốc cho kho lẽ được thực hiện đúng yêu cầu. Việc kiểm tra hạn dùng, nhiệt độ, độ ẩm được thực hiện thường xuyên.
Tuy nhiên, do điều kiện diện tích kho còn khá nhỏ so với lượng thuốc của bệnh viện nên còn một số thuốc phải để bên ngoài kho, điều này một phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của những thuốc này.
+ Kho lẻ:
Nhiệm vụ: Đảm bảo cấp phát thuốc cho bệnh nhân khoa ngoại và BHYT nội trú.
Nhân sự: 1 DSĐH, 4 DSTH, 3 dược tá. (Chỗ này đền nghị tham khảo nhóm kia, vì theo TR biết trog kho lẻ hiện tại đến 2 hay 3 DSDH rồi, nhân sự đến 12 ng lận, mấy pạn copy năm trước k oak DM ơi L)
Hoạt động:
Thuốc được sắp xếp trên các kệ và tủ, có các tủ thuốc riêng dành cho thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần do DS ĐH giữ chìa khóa, có tủ lạnh để bảo quản các thuốc kháng sinh, huyết thanh và các thuốc cần bảo quản lạnh khác. Mỗi vị trí kệ hoặc tủ thuốc, tủ lạnh đều có danh mục các thuốc để tiện cho việc kiểm tra và bảo quản.
Khi có hóa đơn nhận thuốc đến, nhân viên lấy thuốc, vật tư tiêu hao theo hóa đơn rồi soạn ra đủ và thuốc hay vật tư sẽ được giao đến nơi nhận.
Phân công quản lý thuốc và sắp xếp kho theo các nhóm:
Thuốc thường.
Kháng sinh.
Thuốc bổ, vitamin, thuốc dùng ngoài, thuốc ho.
Thuốc độc (không còn quản lý nhưng vẫn sắp xếp riêng).
Dịch truyền.
Y cụ.
Thuốc gây nghiện, hướng thần.
Dự trù mỗi tuần 1 lần, riêng thuốc gây nghiện mỗi tháng 1 lần.
Mỗi người phụ trách một nhóm thuốc sẽ có 1 phiếu xuất nhập thuốc hàng ngày.
© NHẬN XÉT:
Vị trí đặt tủ bảo quản lạnh các thuốc chưa thuận tiện cho việc lấy thuốc, lối đi bố trí còn hẹp nên gây trở ngại cho việc ra lẻ thuốc khi nhận từ kho chẵn.
Phân công vị trí quản lí trong kho lẻ hợp lí. Việc cấp phát thuốc cho các khoa, phòng được thực hiện tốt và được kiểm soát chặt chẽ.
Nhân viên trong kho làm việc hòa đồng, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, không khí làm việc vui vẻ, cởi mở.
Vật tư y tế
Độc A, B
Kháng sinh
Dịch truyền
Vật tư y tế
Vi tamin
Thuốc thường
TK6
TK1 TK2 TK3
TK5
Hướng thần
Bàn phân thuốc
Tủ lạnh
Dịch truyền
Gây nghiện
Tổ trưởng kho
Cổng
TK4
KS
VITAMIN
Vật tư y tế
Sơ đồ kho lẻ.
Chú thích:
TK 1: Quản lý thuốc kháng sinh.
TK 2: Quản lý thuốc độc A, B (vẫn quản lý riêng mặc dù không còn quy chế quản lý).
TK 3: Quản lý thuốc thường.
TK 4: Quản lý Vitamin, khoáng chất.
TK 5: Quản lý vật tư y tế.
TK 6: Quản lý dịch truyền.
+ Kho BHYT:
Nhiệm vụ: cấp phát cho BHYT ngoại trú.
Nhân sự:
1 DSĐH làm công tác quản lý
Bộ phận phát thuốc: 2 DSTH và 1 DT
Bộ phận thống kê vi tính: 1 DSTH và 1 Kế toán TH
Nhập thuốc và phát thuốc:
Nhập thuốc trực tiếp từ kho chẵn.
Ra lẻ thuốc và cấp cho bệnh nhân ngoại trú có BHYT.
Công tác sổ sách: sổ xuất nhập thuốc và giấy thanh toán ra viện.
Quy trình làm việc:
Bộ phận nhận sổ BHYT: nhận Sổ khám bệnh ngoại trú, làm các thủ tục cần thiết. Hướng dẫn bệnh nhân đóng tiền (nếu là BHYT tự nguyện).
Bộ phận vi tính thống kê đơn thuốc, in biểu mẫu toa thuốc và đưa qua bộ phận lấy thuốc.
DSDH nhập toa thuốc vào phần mềm để quản lí số lượng cấp phát và đối chiếu với thực tế.
Bộ phận lấy thuốc căn cứ vào toa thuốc của bác sĩ và biểu mẫu của bộ phận vi tính lấy thuốc và giao cho bệnh nhân.
Bệnh nhân lấy thuốc và ký tên vào biểu mẫu, Quầy BHYT giữ lại các hồ sơ và biểu mẫu để làm cở sở thanh toán lại với BHXH.
Gọi tên BN, cấp phát thuốc, cho BN hoặc người nhà kiểm tra, ký tên. Giữ lại hồ sơ và biểu mẫu để thanh toán với BHYT.
BN nộp toa, đóng tiền chờ lãnh thuốc.
BN giữ toa
Nhân viên lấy thuốc
Phòng khám bs, kê toa
Phòng BHYT kiểm tra thông tin về toa thuốc, đối chiếu thông tin về thuốc trên máy và toa.
Mạng nội bộ
© NHẬN XÉT:
Phòng BHYT sử dụng mạng nội bộ trong bệnh viện và phần miền quản lý để cập nhật thông tin về từng BN đang được BS khám. Khi bệnh nhân đến nộp sổ BHYT chờ lãnh thuốc phòng BHYT căn cứ vào mã số trên toa thuốc để đối chiếu và kiểm tra lại để đảm bảo cấp phát đúng loại thuốc được quy định trong danh mục thỏa thuận giữa bệnh viện và bên BHXH. Đồng thời phát hiện và cảnh báo những tương tác lớn nếu có.
Số lượng bệnh nhân trong ngày tương đối lớn trong khi với số lượng nhân viên tại phòng ít nên khó đáp nhanh cho bệnh nhân.
Nhân viên y tế phục vụ hòa nhã, lịch sự với bệnh nhân.
Tổ thống kê – dược chính:
Nhân sự gồm: DSĐH, DSTH
Nhiệm vụ và hoạt động:
Thực hiện công tác kiểm tra quy chế chuyên môn dược tại khoa dược. các khoa phòng và nhà thuốc trong bệnh viện
Cập nhật các văn bản quy định về quản lí chuyên môn và phổ biến, triển khai thực hiện các qui định này tại các khoa phòng trong bệnh viện
Đảm nhiệm công tác đấu thầu và cung ứng thuốc
Thống kê số lượng, hạn dùng của thuốc hóa chất, VTTH trong khoa Dược.
Lập dự trù thuốc, hóa chất, VTTH trình trưởng khoa Dươc duyệt
Định kì kiểm tra việc bảo quản, quản lý cấp phát thuốc tại khoa dược
Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa, phòng
© NHẬN XÉT:
Hiện tại tổ dược chính thống kê của bệnh viên ĐKTW Cần Thơ đã và đang đảm bảo tốt các nhiệm vụ của mình, góp một phần không nhỏ vào thành công của toàn khoa Dược, đảm bảo cho toàn bộ hoạt động của khoa được thực hiện theo quy chế, đảm bảo số lượng và chất lượng cho thuốc trong toàn bệnh viện
Tổ pha chế:
Nhân sự gồm: 1 DSTH và 2 công nhân dược
Nhiệm vụ và hoạt động:
Hiện nay công tác pha chế ở bệnh viện vẫn còn hạn chế, do chưa có điều kiện đầy đủ và trang thiết bị cần thiết. Khoa dược bệnh viện ĐKTW Cần Thơ chỉ có một phòng pha chế để pha chế cồn và những dung dịch dùng ngoài không tiệt trùng như sau:
+ Các loại cồn nhiều nồng độ
+ Cồn Iod.
+ Dung dịch sorbitol 3,33%
+ Dung dịch NaCl 0,9%
Trang thiết bị bao gồm máy cất nước, máy hấp hơi và các cụng cụ cần thiết khác
Đã có phòng pha chế vô trùng nhưng chưa được đưa vào sử dụng vì con thiếu dụng cụ và trang thiết bị cần thiết.
Các chế phẩm sau khi đã kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào sử dụng cho bệnh nhân nội viện.
© NHẬN XÉT:
Tuy việc pha chế ở khoa Dược vẫn còn ở qui mô nhỏ nhưng công tác pha chế vẫn đảm bảo đúng theo nguyên tắc và đúng theo qui định, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tổ dược lâm sàng:
Nhân sự: 3 DSDH
Nhiệm vụ và hoạt động:
Hiện nay, công tác dược lâm sàng trong bệnh viện mới bước đầu vào giai đọan phát triển và hoàn thiện. Cho nên việc thực hiện vẫn chưa được phổ biến cũng như chưa phát huy được hết tất cả các chức năng, nhiệm vụ của mình. Một phần do công tác này chưa được chú trọng trong thời gian trước đó, một phần do chưa có đủ điều kiện để thực hiện. Đến nay, công tác này đang rất được quan tâm và ngày càng hoàn thiện hơn, cả về tổ chức và trình độ chuyên môn nhằm góp phần rất lớn vào việc sử dụng thuốc an toàn ,hợp lý, công tác điều trị bệnh ngày càng đạt hiệu quả cao.
Hoạt động của dược lâm sàng ở bệnh viện với nhiều hình thức như:
+ Chủ động tư vấn thường xuyên cho các bác sĩ việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh
+ Theo dõi và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc (ADR).
+ Tổ chức bình đơn thuốc, các buổi hội nghị, hội thảo,
+ Tham gia trực tiếp với hội đồng thuốc và điều trị, .
© NHẬN XÉT:
Công tác dược lâm sàng vẫn còn là một lĩnh vực mới hầu như chưa được quan tâm đúng mức ở bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ nói riêng và trong cả nước nói chung. Tuy nhiên, một thành công rất lớn của BV ĐKTƯ Cần Thơ là khoa Dược đã có thể phát thuốc đến tận các khoa, phòng điều trị.
Việc áp dụng tin học hóa trong công tác dược lâm sàng thật sự cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện được khi bệnh viện đã tin học hóa tới từng khoa phòng điều trị và các bác sĩ kê đơn trực tiếp trên máy tính. Cán bộ dược lâm sàng sẽ cập nhật thông tin về thuốc mới, dược động lực học, tác dụng phụ, tương tác thuốc vào hệ thống cơ sở dữ liệu trong phần mềm tương tác thuốc. Trên cơ sở phần mềm này, bác sĩ sẽ được cảnh báo ngay các tương tác có thể gặp trong quá trình kê đơn thuốc, điều này sẽ giúp cho quá trình kê đơn của bác sĩ được tối ưu hóa.
Mối liên hệ giữa khoa Dược với các bộ phận khác trong bệnh viện:
Phòng kế hoạch tổng hợp:
Khoa Dược chủ động phối hợp trong việc lập dự trù thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế và chủ động nắm tình hình thực hiện các chế độ chuyên môn về dược cũng như việc quản lý sử dụng thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế …
Phòng kế hoạch tổng hợp có trách nhiệm cung cấp tình hình số liệu và tham gia ý kiến với khoa Dược về những vấn đề trên.
Phòng tài chính kế toán:
Khoa Dược cung cấp tình hình và số liệu sử dụng thuốc bằng số lượng, nhu cầu thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để phòng tài chính kế toán tính thành tiền quyết toán và dự trù kinh phí cho khoa dược.
Phòng tài chính kế toán cung cấp tình hình và tiêu chuẩn dùng thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế bằng tiền cho khoa dược.
Hai bên cùng nhau đối chiếu giữa tiêu chuẩn sử dụng thuốc bằng số lượng với tiêu chuẩn sử dụng thuốc bằng tiền trên cơ sở chế độ chính sách của ngành để giúp lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ điều trị bệnh và chống tham ô lãng phí
Các khoa phòng chuyên môn:
Phối hợp trao đổi về sử dụng thuốc, hóa chất (nhu cầu, thực tế sử dụng)
Theo ủy nhiệm của Giám đốc bệnh viện, khoa Dược tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện các qui chế, chế độ chuyên môn về dược và việc sử dụng thuốc ở khoa, phòng.
Qua đó khoa dược nắm sát các yêu cầu của đơn vị đó để có kế hoạch phục vụ tốt hơn.
© NHẬN XÉT:
Khoa Dược có mối liên hệ chặt chẽ và phối hợp tốt với các khoa phòng khác trong toàn bệnh viện nhằm thực hiện tốt công tác Dược trong bệnh viện.
Các quy chế dược trong bệnh viện:
Một số văn bản cơ bản:
Luật dược 34/2005/QH11 ban hành ngày 01/10/2005
Thông tư 08/2009/TT-BYT ngày 01/07/2009 ban hành danh mục thuốc không kê đơn
Thông tư 11 /2010/TT-BYT ban hành ngày 29/04/2010 hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và các tiền chất dùng làm thuốc
Thông tư 10/2010/TT-BYT ban hành ngày 29/04/2010 hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện
Công văn 1517/BYT-KCB ban hành ngày 06/03/2008 hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
Quyết định 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 về việc ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Quyết định 05/2008/ QĐ-BYT ngày 01/02/2008 về việc ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 hướng dẫn hoạt động xuất khẩu nhập khẩu và bao bì tiếp sức trực tiếp với thuốc
Thông tư 15/2011/TT-BYT ngày 19/04/2011 quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện
Quyết định 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/01/2007 về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn " Thực hành tốt nhà thuốc "
Quyết định 991/QĐ-BYT ngày 24/03/2009 về việc thành lập trung tâm thông tin thuốc và ADR
© NHẬN XÉT:
Khoa Dược bệnh viện dựa trên cơ sở những văn bản quy phạm pháp luật về dược trong bệnh vận dụng tốt để áp dụng điều kiện và cơ sở vật chất trong bệnh viện.
Ngoài ra, khoa Dược liên tục cập nhật và triển khai nhanh chóng một số văn bản của Bộ y tế. Trong giai đoạn này, khoa Dược đang triển khai thực hiện một số thông tư của Bộ y tế mà điển hình:
Thông tư 22/2011/TT-BYT ban hành ngày 10/06/2011 quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện
Thông tư 23/2011/TT-BYT ban hành ngày 10/06/2011 hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh
Nguyên tắc, căn cứ để làm dự trù, tồn trữ, kế hoạch cấp phát, biện pháp quản lí đảm bào hợp lí, an toàn trong sử dụng:
Việc lập dự trù được thực hiện căn cứ trên việc sử dụng thuốc ở các khoa, các báo cáo xuất nhập tồn thuốc của kho lẻ nội trú và ngọai trú. Trong đó dựa trên lượng nhập, lượng xuất hàng tháng để tính ra lượng tồn cuối tháng. Lượng tồn này là cơ sở lập dự trù thuốc sao cho đảm bảo đủ thuốc sử dụng ở kho lẻ nội trú và ngọai trú, đồng thời tồn trữ một lượng thích hợp ở kho chẵn đủ để cấp phát cho kho lẻ khi cần.
* Lượng nhập bao gồm lượng tồn tháng trước + lượng nhập tháng này + lượng nhập nội bộ.
* Lượng xuất bao gồm lượng xuất tháng này + lựơng xuất nội bộ + lượng hư bể
( Xuất nhập nội bộ: khi kho lẻ (nội/ngọai) hoặc kho chẵn hết thuốc đang cần sử dụng gấp mà kho lẻ (ngọai /nội) còn thuốc thì có hiện tượng nhập/xuất nội bộ để đảm bảo nhu cầu dùng thuốc tức là việc chyển giao thuốc giữa các kho lẻ)
Việc lập dự trù được thực hiện bởi tổ thống kê, được DS trưởng khoa duyệt, phối hợp với phòng kế hoạch tổng hợp, có ý kiến của hội đồng quản trị và được Giám đốc bệnh viện ký duyệt. Dự trù thuốc sao cho cơ số thuốc mua về phù hợp về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hiệu quả trị liệu và nhu cầu sử dụng của bệnh viện. Thuốc mua về có chứng từ rõ ràng sẽ được phòng tài chính kế toán quyết toán sau đó.
Để việc dự trù, cấp phát đảm bảo hợp lý an tòan trong sử dụng, khoa dược bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ đã sử dụng hệ thống quản lý cấp phát thuốc thông qua phần mềm vi tính để tránh nhầm lẫn, sai sót trong tính toán và tạo thành quy trình kép kín.
Dự trù thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần được làm đúng theo biểu mẫu và hướng dẫn của Bộ Y tế .
Thông tin giới thiệu thuốc: những vấn đề về thông tin thuốc của khoa luôn được lưu trữ bằng cách vi tính hóa,các thông tin được in trên giấy nếu muốn gửi đến các phòng ban trong bệnh viện. Các thông tin luôn được cập nhật một cách mới nhất và kịp thời nhất cho các khoa phòng có liên quan .Các hình thức thông tin giới thiệu thuốc được tuyên truyền rộng rãi thông qua hội thảo,tài liệu quảng cáo,người giới thiệu ,tài trợ cho các Hội nghị khoa học về Y tế.
© NHẬN XÉT:
Công tác dự trù thuốc và thông tin về thuốc luôn đúng theo nhu cầu của từng khoa phòng trong bệnh viện, các vấn đề thông tin về thuốc luôn được cập nhật và quản lý chặt chẽ, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời cho các cán bộ ngành y tế, cho người bệnh và cho tất cả mọi người.
Nhận xét chung:
Công tác quản lí dược bệnh viện là một công tác phức tạp đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. Ở khoa dược bệnh viện ĐKTW Cần Thơ, công tác quản lí dược cơ bản đầy đủ và đảm bảo yêu cầu chung của Bộ Y Tế. Các khâu đều được thực hiện tốt dựa trên các quy chế chung của nhà nước. Khoa Dược đã góp một phần không nhỏ vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Tuy nhiên, qua đợt thực tế chúng em nhận thấy tại khoa còn một số hạn chế như: diện tích và cơ sở vật chất của khoa còn hạn hẹp nên việc bố trí thuốc chưa ổn định, ảnh hưởng một phần đến chất lượng thuốc. Nhân lực của khoa còn mỏng, đặc biệt là tổ DLS nên phân công công việc cho mỗi người khá nặng.
NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN:
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động:
Một đặc điểm của Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương TP Cần Thơ là Nhà thuốc BV trực thuộc BGĐ BV chứ không trực thuộc khoa Dược BV.
Nhà thuốc bệnh viện đạt tiêu chuẩn GPP.
Chức năng: cung ứng thuốc cho bệnh nhân khám điều trị ngoại trú không có sổ BHYT.
Tổ chức: gồm có 2 quầy (một quầy bán thuốc, một quầy làm kho chứa thuốc) và một quầy thống kê
Hoạt động nhà thuốc.
Bệnh nhân
Bộ phận kế toán vi tính
Đơn thuốc, thanh toán tiền
Đơn thuốc
Hóa đơn
Lấy thuốc
Kiểm tra, đối chiếu
Đối chiếu đơn thuốc, giao thuốc, hướng dẫn sử dụng
Đơn thuốc
Thuốc, Đơn thuốc
Quy trình làm việc của nhà thuốc bệnh viện.
Cách sắp xếp và bảo quản:
Các thuốc được sắp xếp đảm bảo “dễ thấy – dễ lấy”.
Các thuốc được sắp xếp riêng giữa thuốc OTC và thuốc kê đơn.
Các thuốc được sắp xếp phân loại theo bảng mã dựa vào chữ cái của tên biệt dược.
Thực hiện quy chế quản lí thuốc (gây nghiện và hướng thần):
Nhà thuốc bệnh viện thực hiện đúng như thông tư 10/2010/TT-BYT, 11/2010/TT- BYT quản lý thuốc gây nghiện, hướng thần( nhà thuốc GPP; Dược sĩ đại học chủ nhà thuốc trực tiếp quản lý và bán lẻ thuốc gây nghiện;thuốc gây nghiện phải được bảo quản trong tủ riêng có khoá chắc chắn, có các biện pháp đảm bảo an toàn, không để thất thoát;hồ sơ, sổ sách đúng qui định; Mua và bán lẻ theo quy định tại Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại…..)
© NHẬN XÉT:
Nhân viên nhà thuốc:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Đối với bênh nhân và người nhà bệnh nhân: hòa nhã, nhiệt tình, luôn giải thích cặn kẽ những thắc mắc của bệnh nhân khi có yêu cầu…
+ Đối với đồng nghiệp và sinh viên thực tập: thân thiện, tận tình…
Diện tích của mỗi quầy còn nhỏ so với yêu cầu công việc.
III) SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TRONG BỆNH VIỆN:
Danh mục thuốc do Hội đồng thuốc và Điều trị lập ra dựa trên 3 cơ sở:
- Danh mục của Bộ Y Tế.
- Mô hình bệnh và dùng thuốc trong bệnh viện.
- Tình hình tài chính của bệnh viện.
Theo danh mục 05/2008-QD-BYT có tất cả 750 thuốc được ghi tên generic thuộc 27 nhóm:
1. Thuốc tê, mê
2. Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp.
3. Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
4. Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc
5. Thuốc chống co giật, chống động kinh
6. Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
7. Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt
8. Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch
9. Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu
10. Thuốc chống parkinson
11. Thuốc tác dụng đối với máu
12. Thuốc tim mạch
13.Thuốc điều trị bệnh da liễu
14. Thuốc dùng chẩn đoán
15. Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn
16. Thuốc lợi tiểu
17. Thuốc đường tiêu hóa
18. Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết
19. Huyết thanh và globulin miễn dịch
20. Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase
21. Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng
22. Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non
23. Dung dịch thẩm phân phúc mạc
24. Thuốc chống rối loạn tâm thần
25. Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
26. Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác
27. Khoáng chất và vitamin
© NHẬN XÉT:
Có sự đa dạng về số lượng, hàm lượng, chủng loại, xuất xứ của các loại thuốc được sử dụng trong bệnh viện, điều này đảm bảo được sự cung cấp một cách đầy đủ cho mọi bệnh nhân với những thu nhập khác nhau.
Bảng một số loại thuốc được sử dụng trong bệnh viện
STT
Nhóm
Tên biệt dược
Tên hoạt chất
Dạng bào chế
Dạng dùng
Hàm lượng
Thuốc kê đơn
Thuốc không kê đơn
1
Thuốc gây tê, mê
Atropin
Atropin sulfat
Tiêm, IV, ống 0,25g/1ml
X
2
Lidocain
Lidocain hydroclorid
Tiêm, IV, ống 2%
X
3
Etomidat Lipuro
Etomidat
Tiêm, IV, ống 2mg/10ml
X
4
Thiopental
Thiopental (muối Na)
Tiêm, bột pha tiêm, lọ 100mg
X
5
Sevofluran
Sevofluran
Đường hô hấp, khí dung, 249,75mg
X
6
Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm NSAIDs, thuốc trị gout và các bệnh xương khớp
Aspirin
Acid acetyl salicylic
Viên nén, uống, 81mg
X
7
Celebrex
Celecoxib
Viên nang, uống, 200mg
X
8
Alaxan
Paracetamol + ibuprofen
Viên nén, uống, 325/200mg
X
9
Diclofenac
Diclofenac
Viên nén, uống, 50mg
X
10
Mobic
Meloxicam
Viên nén, uống, 7,5 mg
X
11
Panadol
Paracetamol
Viên nén, uống, 500mg
X
12
Colchicin
Colchicin
Viên nén, uống, 1mg
X
13
Artrodar
Diacerein
Viên nang, uống, 50mg
X
14
Glucosamin
Glucosamin sulfat
Viên nang, uống, 500mg
X
15
Alphachymotryp-sin
Chymotrypsin
Viên nén, uống, 4,2 mg
X
16
Prednisolon
Prednisolon acetat
Viên nén, uống, 5mg
X
17
Strase
Streptokinase+streptodor-nase
Viên nén, uống, 10mg
X
18
Thuốc chống dị ứng
Clopheniramin
Clopheniramin maleat
Viên nén, uống, 4mg
X
19
Cezil
Cetirizin
Viên nén, uống, 10mg
X
20
Telfor
Fexofenadin
Viên nén, uống, 60mg
X
21
Thuốc giải độc
Epherin
Epherin HCl
Tiêm, IV, 10mg/ml
X
22
Adenosin
Adenosin triphosphat
Viên nén, uống, 20mg
X
23
Thuốc chống co giật động kinh
Phenobarbital
Phenobarbital
Viên nén, uống, 100mg
X
24
Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
Klamentin
Amoxicillin+ acid clavulanic
Viên nén, uống, 500mg
X
25
Cefalexin
Cefelexin
Viên nang, uống, 500mg
X
26
Cefixim
Cefixim
Viên nang, uống, 100mg
X
27
Neodex
Neomycin + dexamethason
Dung dịch, nhỏ mắt, 500/110mg
X
28
Cloramphenicol
Cloramphenicol
Dung dịch, nhỏ mắt, 0,4%
X
29
Flagyl
Metronidazol
Viên nén, uống, 250mg
X
30
Clabact
Clarithromycin
Viên nén, uống, 500mg
X
31
Rovas
Spiramycin
Viên nén, uống, 3M IU
X
32
Ciprobay
Ciprofloxacin
Viên nén, uống, 500mg
X
33
Dalacin-C
Clidamycin
Viên nang, uống, 300mg
X
34
Cotrim
Sulfamethoxazol + trimethoprim
Viên nén, uống, 400/80mg
X
35
Doxycylin
Doxycyclin
Viên nang, uống, 100mg
X
36
Tetracylin
Tetracyclin
Viên nang, uống, 500mg
X
37
Rifampicin
Rifampicin
Viên nang, uống, 300mg
X
38
Thuốc chống virus
Acylovir
Acylovir
Viên nén, uống, 200mg
X
39
Thuốc chống nấm
Ketoconazol
Ketoconazol
Viên nén, uống, 200mg
X
40
Nystatin
Nystatin
Viên nén, uống, 100.000IU
X
41
Thuốc tác dụng đối với máu
Human albumin
Albumin
Dung dịch, tiêm truyền tĩnh mạch, 20%
X
42
Heperin Ferein
Heparin natri
Dung dịch, IV, 5000IU
X
43
Thuốc tim mạch
Amlodipin
Amlodipin
Viên nang, uống, 5mg
X
44
Vastarel
Trimetazidine
Viên nén, uống, 20mg
X
45
Coversyl
Peridopril
Viên nén, uống, 5mg
X
46
Captopril
Captopril
Viên nang, uống, 20mg
X
47
Thuốc đường tiêu hóa
Omeprazol
Omeprazol
Viên nang, uống, 40mg
X
48
Rabeloc
Rabeprazol
Viên nang, uống, 20mg
X
49
Maalox
Mg(OH)2 + Al(OH)3
Viên nén, uống, 400/400mg
X
50
Pepsane
Gaiazulen + Dimethicol + sorbitol 70% + carraghenat
Hỗn dịch, uống, 0,04/3g
X
51
Kremil-S
Al(OH)3/MgCO3+Dimethylpolysiloxane+Dicyclomine HCl
Viên nén, uống, 325/10/2,5mg
X
52
Sorbitol
Sorbitol
Bột, pha uống, 5g
X
53
Thuốc hạ đường huyết
Glumeform
Metformin
Viên nén, uống, 500mg
X
54
Acarbose
Acarbose
Viên nén, uống, 50mg
X
55
Thuốc giãn cơ
Myonal
Epersion
Viên nén, uống, 50mg
X
56
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Neo-codion
Codein camphosulfonat+sulfogaiacol
Viên nén, uống, 25/100mg
X
57
Terpin codein
Terpin hydrat + codein
Viên nang, uống, 200/5mg
X
58
Bromhexin
Bromhexin
Viên nén, uống, 8mg
X
59
Vitamin và khoáng chất
A.D.O
Vitamin A +vitamin D
Viên nang, uống, 500/400IU
X
60
Bocalex
Vitamin C
Viên nén sủi, uống, 1000mg
X
CÁCH SẮP XẾP, BẢO QUẢN VÀ KIỂM TRA HẠN DÙNG:
Sắp xếp: theo nguyên tắc FIFO và FEFO do đó dễ dàng kiểm soát được hạn dùng không để xảy ra bất kỳ trường hợp thuốc quá hạn nào
Bảo quản: thực hiện tốt quá trình bảo quản thuốc bao gồm:
+ Kiểm nhập
+ Quản lý thuốc
+ Bảo quản tại kho dược: thực hiện 5 chống: nhầm lẫn, quá hạn, trộm cắp, thảm họa, mối mọt, chuột gián.
+ Kiểm kê: thực hiện tốt kiểm kê định kỳ, có hội đồng kiểm kê
+ Bàn giao: bảo quản đúng qui định, tài liệu bảo quản rõ ràng và lưu trữ theo đúng qui định
Kiểm tra hạn dùng: có phần mềm quản lý, kiểm tra hạn dùng của từng lô thuốc
VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN:
Tổ pha chế
Khoa cận lâm sàng
Khoa lâm sàng
Kho lẻ
Kho chẵn
Thuốc Hóa chất
Y cụ
Kho bảo hiểm y tế
Sơ đồ qui trình cấp phát thuốc tại khoa Dược
Có qui trình cấp phát thuốc đã được phê duyệt, đảm bảo việc thực hiện qui trình cấp phát thuốc nghiêm túc, có hiệu quả và an toàn cho người bệnh thuốc từ khoa dược đến các khoa
Phổ biến qui định nhận thuốc và phát thuốc: có biểu mẫu nhận thuốc theo qui định đối với thuốc thường, riêng đối với thuốc hướng thần-gây nghiện có những biểu mẫu quản lý riêng, trước khi giao thuốc thực hiện đầy đủ 3 kiểm tra-3 đối chiếu
Định kỳ kiểm tra thuốc cấp cứu, thực hiện đảo thuốc, đảm bảo được chất lượng thuốc tốt nhất.
IV) GIAO TIẾP
VỚI ĐỒNG NGHIỆP:
Khoa Dược Bệnh Viện là tổ chức cao nhất đảm nhiệm mọi công tác về dược của bệnh viện. Do đó, Khoa Dược phải thường xuyên giao tiếp và có mối liên hệ mật thiết với các khoa phòng khác trong bệnh viện, và cả với bệnh nhân. Trong suốt quá trình thực tập tại Khoa Dược Bệnh viện Đa Khoa TW Cần Thơ, chúng em đã nhận thấy được rằng chính cách giao tiếp hòa nhã, tích cực cũng đã góp một phần không nhỏ vào thành công của công tác Dược bệnh viện.
Việc giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ nhân viên trong nội bộ Khoa Dược và với các Khoa, phòng khác trong bệnh viện trên nguyên tắc chính là tôn trọng lẫn nhau, hòa nhã, chân thành, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao và sẵn sàng nhận khuyết điểm, sẵn sàng học hỏi kinh nghiệp và tiếp thu ý kiến đóng góp từ người khác để ngày càng hoàn thiện hơn trong công việc, nhằm phục vụ cho công tác chung của bệnh viện.
VỚI BỆNH NHÂN:
Việc giao tiếp với bệnh nhân thì hết sức thân thiện và kiên nhẫn vì hầu hết bệnh nhân đều lớn tuổi để có thể hướng dẫn cũng như truyền đạt thông tin đến bệnh nhân một cách tốt nhất dù số lượng bệnh nhân mỗi ngày là rất lớn, và tất nhiên, phải luôn đảm bảo nguyên tắc khoa học và công bằng trong cách làm việc.
© NHẬN XÉT:
Khoa Dược đã thực hiện tốt việc giao tiếp với đồng nghiệp và bệnh nhân, thêm vào đó trong quá trình thực tập 3 tuần tại đây, chúng em nhận thấy mặc dù công việc của khoa hàng ngày rất nhiều, tuy nhiên các cô chú, anh chị luôn luôn cởi mở, nhiệt tình, hướng dẫn cặn kẽ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn thành tốt phần thực tập của mình.
V) KẾT LUẬN CHUNG
Qua khoảng thời gian 3 tuần thực tế tại Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ, dưới sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và sự giúp đỡ, chỉ bảo hết sức nhiệt tâm của các cô chú, anh chị tại các bộ phận đã giúp chúng em có được một cái nhìn khái quát hơn về thực tế làm việc và những điều được học trên lý thuyết, về cách ứng dụng các quy định, quy chế vào trong thực tiễn làm việc để phù hợp với hoàn cảnh thực tế và đạt hiệu quả làm việc cao nhất. Điều này thực sự rất có ý nghĩa và giúp ích được rất nhiều cho chúng em trong công việc tương lai của mình, khi mà điều kiện làm việc khác rất nhiều cũng như các quy định, quy chế đã có nhiều thay đổi
Và không chỉ dừng lại ở đó, chuyến đi thực tế vừa qua cũng đã giúp chúng em củng cố lại rất nhiều kiến thức chuyên môn được học tại trường, cũng như hình dung được những công việc thực tế tại từng bộ phận của Khoa Dược bệnh viện để có thể có một định hướng đúng đắn và vững vàng hơn cho công việc của bản thân trong tương lai, đồng thời xác định được trọng tâm kiến thức cần đào sâu cho từng công việc cụ thể, nhờ vậy góp phần nâng cao sự hào hứng cũng như ý thức học tập của từng cá nhân.
Thêm vào đó, chuyến thực tế vừa qua cũng là dịp để chúng em có cơ hội tiếp xúc với bệnh nhân thực và học được cách giao tiếp cũng như truyền đạt thông tin hiệu quả đến các bệnh nhân, bởi vì chúng em hiểu được rằng truyền đạt thông tin chuyên môn bằng ngôn ngữ bình dân để cho bệnh nhân hiểu và tuân thủ không phải là một điều đơn giản. Và tất nhiên, việc được tiếp xúc với các hoạt chất mới và các dạng bào chế thông dụng của chúng cũng làm chúng em thấy hết sức phấn khởi và học tập thêm được rất nhiều về các lưu ý khi sử dụng cũng như cách nhận dạng nhanh và chính xác.
Chuyến đi thực tế không những giúp chúng em củng cố kiến thức mà còn giúp chúng em hiểu được rằng cách cư xử và giao tiếp giữa con người với con người cũng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của công việc. Chính cách cư xử hòa nhã, tôn trọng lẫn nhau giữa các đồng nghiệp cũng như sự thân thiện và kiên nhẫn đối với bệnh nhân trong một môi trường làm việc tất bật và căng thẳng như thế là những điều mà chúng em hết sức nể phục ở các cô chú, các anh chị.
Tất cả những gì chúng em được học và đúc kết được trong những ngày vừa qua sẽ là bước định hướng đúng đắn, là bước khởi đầu và là sẽ là những trang bị thiết yếu nhất cho chúng em bước vào môi trường làm việc thực tế hết sức đa dạng sau này.
VI) NHẬN XÉT CỦA
KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ:
KHOA DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ:
VII) MỘT SỐ TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sổ thu hoạch thực tập tại khoa dược bệnh viện.doc