Sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Giai đoạn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Điều đó đặt ra nhu cầu phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng để bảo vệ các nhà đầu tư, các DN mà đặc biệt là các DN XNK Việt Nam khỏi những rủi ro khi có những biến động lớn về tỷ giá. Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và phân tích, tổng hợp, luận văn đã nghiên cứu về cơ sở lý luận chung cua rủi ro tỷ g iá và các công cụ ngoại hối phái sinh, đồng thời, đã nghiên cứu về thực trạng sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Qua đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp và định hướng phát triển cho thị trường ngoại hối phái sinh.

pdf74 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4054 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…những quy định này là cơ sở để triển khai 38 thực hiện thí điểm công cụ quyền chọn giữa ngoại tệ và VND tại các NHTM khác. 2. Tình hình cung cấp các công cụ ngoại hối phái sinh ở các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Mặc dù các công cụ phái sinh ngoại hối đã được triển khai ở Việt Nam được một thời gian không phải là ngắn, nhưng việc cung cấp dịch vụ của các NHTM Việt Nam còn rất sơ khai và gặp nhiều hạn chế. Cung cấp công cụ ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi Tại Việt Nam, công cụ ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi không giống như công cụ ngoại hối quyền chọn, tất cả các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ đều được thực hiện công cụ này. Theo đó, tùy từng thời kỳ, tỷ giá kỳ hạn và hoán đổi được xác định theo các quy định của Thống Đốc NHNN. Hiện nay, một số NHTM đang cung cấp công cụ ngoại hối kỳ hạn, như ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), NHTM CP Kỹ Thương (Techcombank), NHTM CP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank), ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (BIDV), NHTM CP Quân Đội... Theo đó, các ngân hàng này thường quy định về kỳ hạn giao dịch từ 3 ngày đến 365 ngày, và khách hàng có thể thỏa thuận trực tiếp với ngân hàng về tỷ giá, kỳ hạn, số lượng, ngày thanh toán, phương thức thanh toán và ký quỹ để đảm bảo thực hiện hợp đồng (mức ký quỹ thường là 3% giá trị hợp đồng cho các giao dịch USD/VND, và 7 -10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch có loại ngoại tệ khác với USD) Công cụ ngoại hối hoán đổi được triển khai ở một số ngân hàng như ngân hàng HSBC chi nhánh tại Việt Nam, ngân hàng Eximbank, Vietcombank, Techcombank, ngân hàng BIDV, ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam... Trong đó, ngân hàng HSBC có thể cung 39 cấp hạn mức giao dịch lên đến 6 triệu USD và kỳ hạn tối đa lên đến 12 tháng và hạn mức giao dịch cho các loại ngoại tệ khác cũng luôn sẵn có. Cung cấp công cụ ngoại hối quyền chọn Công cụ ngoại hối quyền chọn bắt đầu được triển khai thí điểm từ tháng 10/2005 bắt đầu với ngân hàng ngoại thương (Vietcombank), NHTM cổ phần Quốc Tế (VIB), NHTM CP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank), chi nhánh ngân hàng Citibank. Tiếp đó từ đầu tháng 12/2005, tại các Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (BIDV), NHTM cổ phần Kỹ Thương (Techcombank), NHTM cổ phần Quân Đội, ngân hàng HSBC chi nhánh Việt Nam, NHTM cổ phần Á Châu và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank) cũng triển khai nghiệp vụ này. Các NHTM muốn được thực hiện thí điểm công cụ ngoại hối quyền chọn phải là ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối, có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VND, kinh doanh ngoại hối có lãi trong ít nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại hối của năm trước đó tối thiểu là 1 tỷ USD. Quy định về quy mô của công cụ quyền chọn có sự khác nhau giữa các ngân hàng. Ví như Eximbank và ACB quy định mức giao dịch tối thiểu với của USD/VND là 10.000 USD, với các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác thì tối thiểu phải tương đương với 100.000 USD quy đổi. Còn Techcombank thì quy định mức giao dịch của một hợp đồng quyền chọn ngoại tệ/VND là 100.000USD hay giá trị tương đương bằng các tiền tệ khác. HSBC quy định mức giao dịch tối thiểu của hợp đồng là 200.000 USD. Hình thức quyền chọn cũng khác nhau giữa các ngân hàng, Techcombank quy định hình thức giao dịch quyền chọn kiểu Châu Âu. Còn với Eximbank thì khách hàng có thể được lựa chọn một trong hai hình thức quyền chọn kiểu Mỹ hay Châu Âu. Thời hạn giao dịch quyền chọn thường tối đa là 12 tháng. 40 Với công cụ quyền chọn, nguyên tắc chính của loại công cụ này là các DN hay cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VND hoặc một ngoại tệ khác thông qua một tỷ giá tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Tỷ giá thực hiện được quy định là tỷ giá không được vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VND cùng thời hạn hoặc tỷ giá giữa ngoại tệ khác với VND do khách hàng và ngân hàng tự thỏa thuận. Đồng tiền giao dịch là VND và USD hoặc các ngoại tệ tự do chuyển đổi khác như EUR, JPY, AUD, GBP…Đối với các DN XNK, quyền chọn USD với VND đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Nghiệp vụ này cũng hỗ trợ tích cực cho việc xác định giá mua, bán ngoại tệ tối ưu cho khách hàng, giúp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, đồng thời đánh giá chính xác hơn kỳ vọng của thị trường về tỷ giá thông qua cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. [5] 3. Tình hình sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam 3.1. Các doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề phòng ngừa rủi ro tỷ giá Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc giao thương với nước ngoài ngày càng phát triển. Do vậy, vấn đề về rủi ro tỷ giá trở thành một vấn đề cấp thiết đối với các DN XNK Việt Nam, những biến động nhỏ trong tỷ giá cũng có thể gây thiệt hại không nhỏ cho các DN này. Điều này đặt ra một mối quan tâm lớn về vấn đề phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các DN, nhưng thời gian qua các DN XNK Việt Nam dường như vẫn chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề này. Theo kết quả của công trình nghiên cứu khoa học tháng 12/2006 của Sở Khoa Học và Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với trường đại học 41 Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh với đề tài “ Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” đã cho thấy: Trong số các DN được khảo sát, có khoảng 5, 3% DN chưa hề biết đến và chưa nhận thức đầy đủ về rủi ro tỷ giá, khoảng 24% có nghe và biết đến nhưng hầu như không quan tâm, gần 30% chưa nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tỷ giá, 70% có nhận thức được vấn đề rủi ro tỷ giá nhưng trong đó chỉ có khoảng 30% là thực sự lo lắng về rủi ro tỷ giá. [5] Có ba nguyên nhân chính để giải thích cho điều này là: Thứ nhất, trong giao dịch thương mại quốc tế hiện nay, các DN Việt Nam thường không quan tâm nhiều đến việc lựa chọn thanh toán bằng đồng tiền gì, họ thường chấp nhận thanh toán bằng đồng USD hơn là sử dụng các đồng tiền khác như EUR, JPY, GBP, AUD… Thứ hai, với các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá, thì sự kém nhanh nhạy trong kinh doanh quốc tế, trong quản trị tài chính, hay sự ngại thay đổi khiến cho các DN càng khó tiếp cận với các công cụ phái sinh này. Thứ ba, do chính sách ổn định tỷ giá của NHNN với định hướng biên độ biến động của tỷ giá USD/VND vào khoảng +/- 1%/năm. Với biên độ này, khoản lời hay lỗ phát sinh từ biến động tỷ giá không quá lớn và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN. Nhưng trong khoảng thời gian gần đây, do sự hội nhập sâu rộng trên thị trường tài chính quốc tế, NHNN đang dần thay đổi chính sách điều hành tỷ giá bằng cách nới rộng biên độ, nâng biên độ giữa VND và USD từ +/-2% lên +/-3% rồi đến +/-5%. Do vậy, các DN cần phải thực sự năng động và tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời phải thay đổi tư duy bàng quan về 42 phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro tỷ giá để tránh những thiệt hại đáng kể do nó gây ra. 3.2. Tình hình sử dụng công cụ phái sinh trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại Việt Nam Việc sử dụng công cụ phái sinh ở các DN Việt Nam Theo một kết quả khảo sát về việc sử dụng công cụ phái sinh ở các DN Việt Nam trong hội thảo khoa học “ Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” do NHNN tổ chức ngày 7/11/2007 tại Hà Nội:[5] Hợp đồng giao dịch Doanh nghiệp chƣa biết Doanh nghiệp ít khi sử dụng Doanh nghiệp thƣờng xuyên có sử dụng Tổng cộng Hợp đồng kỳ hạn 17 58 25 100 Hợp đồng hoán đổi 36 64 - 100 Hợp đồng tương lai 34 66 - 100 Hợp đồng quyển chọn 21 58 21 100 Bảng 2-1: Kết quả khảo sát việc sử dụng công cụ phái sinh ở các DN Việt Nam (2007) Điều này có thể thấy, thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam trong bảo hiểm nói chung và phòng ngừa rủi ro tỷ giá nói riêng còn rất hạn chế. Các DN vẫn chưa thực sự nhận thức được đúng đắn và e ngại sử dụng vì chưa hiểu biết với những công cụ phái sinh còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tác động của rủi ro tỷ giá đến các DN XNK Việt Nam 43 Nguồn: finance.yahoo.com Đồ thị 2-2: Biến động của tỷ giá VND/USD Khi tỷ giá có xu hướng giảm, tác động tiêu cực đến xuất khẩu, bởi vì các DN có nguồn thu xuất khẩu bằng đồng ngoại tệ sẽ bị thiệt hại khi chuyển đổi sang đồng VND. Ví như vào đầu năm 2008, do tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ (Fed) cắt giảm mạnh lãi suất đồng USD, điều này làm đồng USD tiếp tục suy yếu trên thị trường thế giới, tỷ giá USD/VND liên tiếp giảm cộng thêm với tác động về biên độ tỷ giá được NHNN nới rộng, các NHTM hạn chế mua ngoại tệ, tất cả làm cho các DN XK Việt Nam phải chịu ảnh hưởng do nguồn thu chủ yếu bằng USD. Các DN XK thủy sản, dệt may, cà phê… với nguồn thu bằng USD và đầu vào chủ yếu là nguyên liệu trong nước thanh toán bằng VND, khi tỷ giá giảm, đồng VND thiếu hụt, DN gặp khó khăn trong việc phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi tỷ giá tăng sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến những DN mà đầu vào nguyên vật liệu lại chủ yếu phải 44 nhập khẩu từ nước ngoài, như các DN trong ngành dược phẩm là 90%, các DN sữa là 80%, các DN trong ngành giấy, xăng dầu, thép, phân bón... Vào khoảng thời gian cuối năm 2008, đầu 2009, tỷ giá VND/USD đột ngột tăng mạnh khiến cho các DN NK Việt Nam phải mua nguyên liệu đầu vào với mức giá cao hơn, làm cho lợi nhuận thu về bằng VND giảm do phải bán hàng hóa với giá cao hơn, thậm chí nhiều DN phải chịu những khoản lỗ để giữ khách hàng. Như vậy, tỷ giá tăng hay giảm thì đều có ảnh hưởng nhất định đến các DN XNK. Nhưng một biện pháp hữu hiệu để các DN có thể hoàn toàn tránh được những khó khăn trên bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh ngoại hối của các NHTM để bảo hiểm rủi ro tỷ giá Việc sử dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá của DN XNK Hiện nay trên thực tế, do những bức thiết về những thay đổi thị trường, chính sách tỷ giá và những biến động bất thường của tỷ giá, các DN cũng đã nhận thức, tìm hiểu và dần áp dụng các công cụ phái sinh này cho việc tự bảo hiểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mặc dù số lượng vẫn còn rất ít. Các DN XNK có thể lựa chọn những công cụ ngoại hối phái sinh như công cụ kỳ hạn, hoán đổi hay quyền chọn. Với DN XK, họ có thể chọn mua những hợp đồng bán kỳ hạn ngoại tệ, mua hợp đồng hoán đổi ngoại tệ hay mua quyền chọn bán ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro. Với các DN NK, họ có thể mua hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn, mua hợp đồng hoán đổi ngoại tệ hoặc mua quyền chọn mua ngoại tệ. Công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (NTP) là một trong những cơ sở sản xuất kinh doanh hàng đầu về nhựa. Nguyên vật liệu chính của công ty là hạt nhựa, hầu hết được nhập khẩu với số lượng lớn từ nước ngoài. Công ty này ước tính cho những khoản lỗ do rủi ro tỷ giá mang lại có 45 thể lên đến hơn 10 tỷ đồng. Do vậy, công ty đã sử dụng công cụ ngoại hối kỳ hạn để phòng ngừa những biến động tiêu cực của tỷ giá. Việc tự bảo hiểm bằng công cụ ngoại hối kỳ hạn này đã giúp cho công ty xác định khá chính xác được giá cả cũng như chi phí tài chính. Nhờ đó, công ty luôn chủ động trong việc phát huy được năng lực tài chính và đảm bảo tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Cổ phần cà phê An Giang, mỗi năm xuất khẩu khoảng 70.000 tấn cà phê đến các nước khác trên thế giới, với một khoản thu không hề nhỏ trong hoạt động xuất khẩu, vào năm 2008, khi tỷ giá đồng USD so với VND tăng mạnh, công ty đã có được một khoản lãi đến 20 tỷ đồng, với một con số khá lớn như vậy những nếu là tỷ giá đảo chiều, giảm xuống trong thời gian tới do những biến động khó có thể dự đoán trước được thì lại là một vấn đề nan giải, ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tỷ giá, ngay từ đầu năm 2009, công ty cổ phần cà phê An Giang đã có chủ trương tăng cường sử dụng các biện pháp phái sinh để phòng ngừa biến động tỷ giá như công cụ ngoại hối kỳ hạn, công cụ ngoại hối quyền chọn. Năm 2008, với sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá VND/USD, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam đã mua những hợp đồng bán kỳ hạn ngoại hối với các ngân hàng thương mại để cố định khoản thu từ xuất khẩu. Thực tế đã cho thấy kết quả mà các DN thủy sản này nhận được từ việc tự bảo hiểm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bằng công cụ ngoại hối phái sinh khi mà tỷ giá sụt giảm khá mạnh vào đầu năm 2008. Với việc mua hợp đồng bán kỳ hạn ngoại hối, các DN này đã tránh khỏi được một khoản chi phí lớn do biến động tỷ giá. Có thể thấy, các DN XNK Việt Nam đang dần dần làm quen và sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh để bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy số lượng các DN tham gia các công cụ phái sinh này còn khá 46 thấp, nhưng đây cũng là bước khởi đầu cho một thị trường ngoại hối phái sinh Việt Nam sôi động trong tương lai. 4. Đánh giá về tình hình sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh tại Việt Nam 4.1. Kết quả sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các DN XNK tại Việt Nam Nhìn một cách tổng quát, tuy rằng công cụ ngoại hối phái sinh đã được hình thành trong thời gian khá dài tại Việt Nam, nhưng mức độ áp dụng lại rất hạn chế. Một mặt do xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Mặt khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phát triển các công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam. Thực tế kết quả áp dụng các công cụ này như sau: Thứ nhất, kết quả áp dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại hối vào thị trường Việt Nam. Các công cụ kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa NHTM với DN XNK hoặc với các NHTM khác được phép của NHNN. Tuy nhiên, công cụ ngoại hối kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỷ giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Những công cụ hoán đổi đầu tiên là những công cụ hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VND. Quy định về công cụ ngoại hối phái sinh chính thức được nới lỏng khi lần đầu tiên NHNN cho phép HSBC cung cấp gói hoán đổi tiền VND cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên 47 tới 15 triệu USD trên tại trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá USD/VND . Chính hành động của HSBC, tạo ra nền tảng phát triển cho các giao dịch hoán đổi sau này. Thứ hai, so với công cụ ngoại hối kì hạn thì công cụ ngoại hối quyền chọn được sử dụng nhiều hơn và cũng được nhiều ngân hàng cung cấp. Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là các DN và cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VND thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt, quyền chọn USD và VND đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Với công cụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VND sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới. Vị thế của VND và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên . Điểm lại nhưng mốc chính xuất hiện của các công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam, dễ nhận thấy rằng nó chưa được thị trường đón nhận như là công cụ không thể thiếu trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 4.2. Những hạn chế trong việc sử dụng công cụ phái sinh tại Việt Nam 4.2.1. Về phía các Ngân hàng thương mại Việc cung cấp các công cụ ngoại hối phái sinh là một trong các nghiệp vụ còn khá mới mẻ của các NHTM Việt Nam. Mặc dù các ngân hàng đều có những chú trọng phát triển nhất định nhưng tỷ trọng lợi nhuận từ nghiệp vụ này so với tổng lợi nhuận của Ngân hàng còn khá nhỏ bé. Không những thế, 48 rất nhiều rủi ro liên quan đến các loại giao dịch này, điển hình như ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, ngân hàng Công Thương chi nhánh Hải Phòng, ngân hàng ANZ Việt Nam…có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này cụ thể là: Thứ nhất, có thể khẳng định rằng kiến thức của cán bộ ngân hàng về nghiệp vụ chuyên môn để vận hành giao dịch hối đoái và đo lường rủi ro còn yếu kém, kỹ năng xử lý dữ liệu bằng điện toán chưa cao[1]. Hơn nữa, các ngân hàng hiện nay chỉ tập trung vào việc mua bán ngoại tệ nhằm mục đích thanh toán, cho vay ngoại tệ mà quên đi yếu tố bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nên ngân hàng đóng vai trò chủ yếu là trung gian giao dịch hơn là nhà tạo lập thị trường. Điều đó làm cho rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ trong các ngân hàng tăng cao. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam chưa có hệ thống EBS (Electronic Brokerage System) nên tỷ giá mà các ngân hàng nhận được từ Teuters hay các hãng tín dụng khác cũng chỉ là tỷ giá tham khảo chứ chưa phải tỷ giá giao dịch thực sự trên thị trường. Giả sử theo các thông tin đó thì các Dealers có thể kiếm được lợi nhuận nhưng khi tiến hành giao dịch thì tỷ giá lại khác nên gây rủi ro cho ngân hàng. Khi đó các Dealers sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giao dịch. Thứ hai, hiện nay các NHTM Việt Nam chưa có bộ phận nghiên cứu dự đoán sự thay đổi tỷ giá trên thị trường, từ đó xác định được chiến lược phòng ngừa cho hiệu quả và hạn chế được tối đa rủi ro cho mình. Hơn nữa, các ngân hàng rất yếu về kỹ năng phân tích tỷ giá mà đặc biệt là về phân tích kỹ thuật biến đổi cấu trúc dự trữ giữa các loại ngoại tệ, tức là thay đổi danh mục ngoại tệ nắm giữ nhằm giảm thiểu rủi ro. Thứ ba, đó là các NHTM Việt Nam hiện nay chưa có được phòng kinh doanh ngoại tệ theo chuẩn mực thế giới. Theo chuẩn mực phòng kinh doanh 49 ngoại tệ bao gồm 3 bộ phận: Front, Office, Back Office và Mid Office,nhưng hiện nay các NHTM Việt Nam mới chỉ bao gồm FO và BO, mà chưa có bộ phận quản lý rủi ro về tỷ giá là MO. Thứ tư, các quy định pháp lý về các xác định trạng thái ngoại tệ chưa hoàn thiện gây rủi ro tỷ giá. Các giao dịch liên quan đến sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Trong hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ hoạt động mua bán ngoại tệ làm phát phát sinh trạng thái ngoại tệ mà còn rất nhiều giao dịch khác nữa. Ở Việt Nam khi tính trạng thái ngoại tệ cuối ngày, các NHTM mới chỉ xét đến trạng thái ngoại tệ được hình thành do giao dịch mua bán ngoại tệ của ngân hàng mà chưa tính đến thu và chi phí trả lãi phát sinh từ các tài sản có, tài sản nợ sinh lời bằng ngoại tệ,thu và chi phí dịch vụ bằng ngoại tệ…Chính vì vậy, trạng thái ngoại tệ mà các ngân hàng tính toán dựa trên doanh số mua bán ngoại tệ chưa phản ánh đúng thực chất khả năng rủi ro của ngân hàng. 4.2.2. Về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việc ứng dụng các công cụ ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho hoạt động xuất nhập khẩu đang gặp phải rất nhiều khó khăn do sự e ngại và chần chừ từ phía các DN. Tuy rằng các NHTM đã phát triển các công cụ này từ 2004 nhưng tính đến nay số DN sử dụng vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do: Thứ nhất, hạn chế trong nhận thức của DN XNK về tầm quan trọng của việc sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh cho phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Vì trước đây tỷ giá VND/USD thường xuyên ổn định mức trần so với tỷ giá NHNN công bố, DN không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, từ năm 2007 và đầu 2008 thị trường chứng kiến sự biến động và đảo 50 chiều mạnh mẽ của VND so với USD, tỷ giá VND/USD giảm xuống giao dịch mức sàn. Nguyên nhân là do lượng ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM, làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu. Nhiều DN XK hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá. Trái ngược với xu hướng này thì đến cuối năm 2008 tỷ giá VND/USD là biến động mạnh mẽ, đồng VND mất giá so với đồng USD. Điều này đã làm cho các DN NK gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu ngoại tệ trong thanh toán nên các DN thường xuyên phải mua USD trên thị trường chợ đen với tỷ giá cao ngất ngưởng. Mặc dù vậy các DN Việt Nam vẫn còn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng ngừa rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình. Hàng năm các DN Việt Nam đều phải vay ngoại tệ hàng trăm triệu USD hoặc EUR để đầu tư vào các dự án lớn. Các DN này sau khi vay ngoại tệ thường bán số ngoại tệ này chuyển sang VND để tiến hành hoạt động đầu tư dự án, đến kì trả nợ họ phải mua lại số ngoại tệ đó bằng VND. Trong thời gian tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, rõ ràng sẽ có sự biến động về cả lãi suất cho vay và TGHĐ. Nếu sử dụng công cụ phái sinh như hoán đổi lãi suất hoặc công cụ kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại tệ thì các DN sẽ bảo hiểm được rủi ro lãi suất trong trường hợp nếu lãi suất vay là thả nổi và khi lãi suất thị trường đã tăng lên như hiện nay, hoặc bảo hiểm được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu hướng giảm giá xuống vào thời điểm DN bán ngoại tệ. Thứ hai, các DN còn thiếu kiến thức và thông tin về các sản phẩm hay công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá mà ngân hàng cung cấp. Thêm vào đó là thiếu sự hướng dẫn chi tiết và tư vấn từ các chuyên viên của ngân hàng và thiếu thông tin cần thiết liên quan đến định giá sản phẩm và dự báo tỷ giá. Sản phẩm phái sinh trong phòng ngừa rủi ro là một sản phẩm phức tạp đối với thị trường Việt Nam, đòi hỏi các DN cũng như các NHTM phải có hệ thống 51 thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục và phải có công cụ đo lường cảnh báo rủi ro tỷ giá và có một đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp.Thực tế có nhiều NHTM được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Đối với các DN thì việc hiểu biết các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro còn quá nhiều hạn chế. Thứ ba, DN gặp khó khăn vì chưa có hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan đến nghiệp vụ phát sinh khi sử dụng các giao dịch tài chính phái sinh. Hiện nay, trong hạch kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi/lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi hay lỗ dự kiến chưa phát sinh thì dường như chưa được quan tâm, vì vậy mà DN có xu hướng chấp nhận rủi ro hơn là phòng ngừa rủi ro vì không biết hạch toán chi phí phòng ngừa rủi ro thế nào. Chẳng hạn, DN mua một hợp đồng phái sinh trị giá 1 tỷ đồng và bút toán ghi sổ 1 tỷ đồng nhưng ngày mai,ngày kia,giá trị hàng hóa mua chỉ còn 800 triệu đồng hoặc lên 1,5 tỷ đồng thì sổ sách kế toán vẫn chỉ thể hiện 1 tỷ đồng. Thực tế này đã không những không phản ánh hết giá trị thực trong hệ thống sổ sách kế toán mà còn là kẽ hở của tình trạng “lãi giả, lỗ thật” và ngược lại trong báo cáo kế toán của DN. Từ thực tế này, để giải quyết những rào cản hiện nay đối với công cụ phái sinh, không chỉ xét từ góc độ từ NHTM hay DN mà còn rất cần sự hợp lực từ phía các cơ quan quản lý như Bộ Tài Chính và của các NHTM trong việc ban hành các văn bản pháp lý, tổ chức hội thảo hay hướng dẫn các nghiệp vụ cụ thể. Thứ tư, các DN Việt Nam chưa có giám đốc phụ trách về quản lý rủi ro tỷ giá cũng như chưa có các bộ phận chuyên nghiệp phụ trách đánh giá rủi 52 ro để ra quyết định liên quan đến phòng ngừa rủi ro. Đây cũng là hạn chế lớn đối với các DN kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ công cụ phái sinh tuy ra đời khá lâu ở các nước có nền kinh tế phát triển nhưng ở Việt Nam thì các công cụ này mới được du nhập và ứng dụng ít, nhỏ lẻ với một vài đối tượng. Cùng với đó là là những hạn chế trong nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá khiến cho các DN không quan tâm đúng mức tới việc cần phải có giám đốc phụ trách về quản lý rủi ro tỷ giá. Phần lớn các DN hiện nay đều có xu hướng chấp nhận rủi ro hơn là phòng ngừa, thêm vào đó chi phí cho nhân sự quản lý rủi ro lại khá cao khiến cho các DN thà chấp nhận rủi ro hơn là phòng ngừa. Thứ năm, vấn đề về vốn cũng là trở ngại không nhỏ đối với các DN Việt Nam khi ứng dụng công cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình, khi mà chi phí cho việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro thường quá cao, đặc biệt là chi phí mua quyền chọn. Hoạt động kinh doanh của DN thường diễn ra liên tục, do vậy để ứng dụng các công cụ phái sinh trong hoạt động kinh doanh thì các DN cũng cần có nguồn tài chính khá mạnh để vừa tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa thật vừa tiến hành giao dịch bằng các công cụ phái sinh và phải tính đến cả những khoản ký quỹ để có thể thực hiện các giao dịch phái sinh đó. 4.2.3. Hạn chế trong môi trường tài chính đối với công cụ ngoại hối phái sinh Trước tiên phải nhắc tới đó là vấn đề trong điều điều hành tỷ giá của NHNN. Biến động tỷ giá VND/USD và tỷ giá các ngoại tệ khác so với VND hiện tại phụ thuộc vào sự điều hành tỷ giá của NHNN và thường được ổn định theo chiều hướng VND giảm dần. Vì vậy mà cơ chế tỷ giá hiện nay chưa phản ánh được quy luật cung cầu trên thị trường. Hiện nay, NHNN đang áp 53 dụng cơ chế thả nổi dưới sự điều tiết của chính phủ để điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó tỷ giá chính thức do NHNN thiếp lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tỷ giá bình quân này được công bố hàng ngày. Tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của các NHTM được xác định dựa trên tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhưng không được vượt quá biên độ giao động do NHNN quy định.Với các tính này thì NHNN khống chế được sự biến động thất thường của tỷ giá. Tuy nhiên, hạn chế của nó là tỷ giá không phản ánh đúng cung cầu tiền tệ trên thị trường, làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng gượng ép, giả tạo. NHNN sẽ phải giảm dần tiến đến loại bỏ các biện pháp quản lý tỷ giá mang tính hành chính như khống chế tỷ giá kì hạn, giới hạn phí hoán đổi ngoại tệ, hạn chế biến động trong tỷ giá xác định để tạo điều kiện cho các NHTM kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và quen với việc sử dụng công cụ phòng rủi ro tỷ giá. Nói cách khác, tỷ giá phải được thả nổi và hoàn toàn được xác định trên cơ sở cung cầu tiền tệ, NHNN không nên tác động trực tiếp lên tỷ giá mà chỉ có quyền tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Thứ hai, quy định của NHNN thường quá chặt chẽ khiến cho việc thương lượng hợp đồng giữa ngân hàng và khách hàng gặp khó khăn. Về vấn đề này, tuy văn bản pháp quy mặc dù đã có nhiều bước đổi mới nhưng dường như chưa theo kịp những diễn biến thực tế trong kinh doanh ngoại hối đang phát triển rất nhanh chóng. Xét về khía cạnh nào đó thì các sản phẩm phái sinh ngoại hối mặc dù đã được mở rộng, song có thể vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của DN cũng như của NHTM, thực tế là trong giao dịch kỳ hạn có hạn chế là khách hàng bị ràng buộc nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng khi đáo hạn chứ không được phép từ chối thanh toán. So với nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ có nhiều ưu điểm thuận lợi hơn cho người mua quyền, 54 nhưng quy định hiện nay chỉ cho phép áp dụng cho các giao dịch giữa ngoại tệ với ngoại tệ, chứ chưa có quy chế chính thức cho phép áp dụng giữa ngoại tệ với VND, trong khi khách hàng trong nước chủ yếu lại sử dụng VND để thanh toán mua bán ngoại tệ. Thứ ba, môi trường sử dụng công cụ phái sinh chưa phát triển, nên nhiều doanh nghiêp vẫn còn chưa để ý đến việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, còn các NHTM thì chưa chú trọng công tác tuyên truyền cho khách hàng. Hậu quả là thiếu thông tin tài chính trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ khiến cho công tác phân tích và dự báo tỷ giá của ngân hàng và khách hàng gặp trở ngại. Từ đó khách hàng không có thông tin để ra quyết định liên quan đến phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Bản thân ngân hàng chưa có hỗ trợ rủi ro nếu cung cấp giải pháp bảo hiểm rủi ro cho khách hàng. Mặc dù Việt Nam đã có hành lang pháp lý khá rõ ràng song các công cụ tài chính vẫn chưa phát huy được vai trò của mình trong thị trường ngoại hối. Thị trường chợ đen vẫn tồn tại nơi mà một số ngoại tệ mạnh vẫn đang được sử dụng để thanh toán hay dự trữ. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường điều hòa cung cầu ngoại tệ cho toàn hệ thống, giúp các NHTM cân bằng trạng thái ngoại tệ của mình và cũng là nơi NHNN thực hiện can thiệp mua hay bán ngoại tệ để đảm bảo định hướng về mục tiêu tỷ giá. Thị trường giữa ngân hàng và khách hàng là nơi diễn ra việc mua bán ngoại tệ giữa các NHTM với DN, cá nhân là khách hàng. Xét về quy mô hoạt động của thị trường thì doanh số giao dịch có thể tăng lên so với những năm trước, tuy nhiên xét về loại giao dịch được sử dụng trong thị trường ngoại hối thì hầu hết các DN Việt Nam vẫn thiên về giao dịch hối đoái giao ngay. 55 CHƢƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGOẠI HỐI PHÁI SINH CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 1. Kinh nghiệm của nƣớc ngoài trong việc sử dụng ngoại hối phái sinh Trong suốt ba thập kỷ qua, nền tài chính thế giới đã phát triển nhanh chóng nhờ sự phát triển không ngừng về chất và lượng của các công cụ tài chính phái sinh . Những công cụ phái sinh này được phổ biến rộng khắp và trở thành những công cụ hữu hiệu cho các nhà quản lý tài chính, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, những công cụ ngoại hối phái sinh vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với các công cụ phái sinh khác như phái sinh lãi suất. Theo số liệu từ Bank For International Settlements (BIS) tháng 3/2008, doanh số của công cụ phái sinh ngoại hối trên OTC là 62.983 tỷ USD chỉ chiếm 9% trong tổng doanh số công cụ phái sinh là 683.725 tỷ USD, trong khi đó, doanh số của phái sinh lãi suất là 458.304 tỷ USD, chiếm đến 68%. Nhưng thị trường công cụ ngoại hối phái sinh thế giới cũng đang rất khả quan với doanh số đang tăng dần trong các năm gần đây. Theo số liệu của BIS thì doanh số ngoại hối phái sinh trên OTC tăng từ 38.127 tỷ USD tháng 6/2006 lên 62.983 tỷ USD tháng 6/2008, trong đó doanh thu từ công cụ kỳ hạn và hoán đổi ngoại hối chiếm ưu thế hơn so với công cụ quyền chọn ngoại hối. Nguyên nhân giải thích cho điều này là các công cụ kỳ hạn ngoại hối trở nên thích hợp hơn so với công cụ quyền chọn và kèm với nó là chi phí rẻ hơn. 56 9% 68% 23% FX Derivatives Interest Derivatives Others Nguồn: BIS Quaterly Review, March, 2008 Biểu đồ 3-1: Doanh số của công cụ phái sinh ngoại hối trên OTC (03/2008) Các DN nói chung và các DN XNK nói riêng trên thế giới, như các DN ở Mỹ, Châu Âu…ngày nay sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh rất phổ biến, có đến 76% trong số các DN của Mỹ tham gia thị trường tài chính phái sinh thực hiện các giao dịch phái sinh ngoại hối để phòng ngừa sự biến động của tỷ giá (Theo một nghiên cứu năm 2003 của Wharton School)[5]. Như vậy, các DN trên thế giới đã ý thức được rất rõ ràng về việc tự bảo hiểm với các công cụ phái sinh ngoại hối, chính nhờ điểu này họ vẫn duy trì được ổn định năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải bận tâm nhiều đến nhưng biến động khó có thể dự đoán trước của TGHĐ. 2. Định hƣớng phát triển của các công cụ ngoại hối phái sinh tại Việt Nam trong thời gian tới Nhìn một cách tổng thể, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì các DN nước ngoài nói riêng đã, đang và sẽ đưa vào Việt Nam một lượng vốn ngoại 57 tệ khổng lồ để đầu tư, đặc biệt là trong thời điểm từ đầu năm 2007 tới nay. Trong số đó có không ít DN FDI chỉ bán hàng trong nước, thu tiền đồng. Họ phải bán ngoại tệ (chủ yếu vẫn là USD) thu VND để thanh toán cho các chi phí, hoặc dùng lượng ngoại tệ này để nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài. Sau một thời gian, khi có lợi nhuận, họ được chuyển tiền về nước và cần dùng VND mua ngoại tệ chuyển lợi nhuận về nước mình. Các công cụ phái sinh phòng chống về rủi ro tỷ giá nếu được sử dụng trong những trường hợp này, sẽ giúp các DN tránh được khoản thiệt hại do tăng giá ngoại tệ. Do vậy mà xu hướng trong thời gian tới các công cụ ngoại hối phái sinh sẽ được sử dụng rộng rãi hơn bởi các DN XNK, cùng với nó là các dịch vụ cũng sẽ được NHTM mở rộng hơn. Những nhiệm vụ chiến lược đối với các NHTM trong việc phát triển các công cụ ngoại hối phái sinh như sau: Một là, cơ cấu lại mô hình tổ chức và nâng cao năng lực điều hành, hoàn thiện và triển khai thực hiện mô hình kiểm tra, kiểm toán nội bộ mới. Tăng cường hiệu quả kiểm tra nội bộ nhằm nâng cao tính tuân thủ và hạn chế rủi ro trong hệ thống. Tiếp tục rà soát, củng cố, bổ sung các quy trình nghiệp vụ. Hai là, tiếp tục đầu tư củng cố nền tảng công nghệ, tăng cường khai thác tiện ích, tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ khách hàng. Chú trọng khâu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và quảng bá hình ảnh của Ngân hàng Ngoại thương đến với công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ba là, các NHTM nên mở rộng phạm vi ra các thị trường tài chính thế giới với các loại hình sản phẩm, dịch vụ không chỉ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà còn thông qua các nghiệp vụ đầu tư tài chính, mua bán, sáp nhập công ty và phát triển các DN mới. 58 3. Đề xuất một số giải pháp cho việc sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam 3.1. Về phía các doanh nghiệp Với sự biến động khó lường của tỷ giá hối đoái thì các DN XNK rất dễ gặp rủi ro lớn khi không sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trên thực tế nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá chỉ ở mức độ tiềm năng khi phần lớn các DN đều cho rằng biến động tỷ giá trên thị trường không quá lớn. Như vậy, việc đầu tiên và cốt yếu trong việc đẩy mạnh ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ là cần phải có sự thay đổi quan điểm về phát triển thị trường tài chính phái sinh. Như tình hình sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam tại chương II đã cho ta thấy nhận thức của DN về phòng ngừa rủi ro tỷ giá còn rất hạn chế. Từ đó dẫn đến hiểu và sử dụng sai công dụng và sớm quy kết các công cụ phái sinh chỉ phục vụ cho đầu cơ. Thật ra, các công cụ tài chính phái sinh có thể sử dụng cho cả hai mục đích đầu cơ và phòng ngừa rủi ro. Trong xu hướng hội nhập nền kinh tế mở như hiện nay thì cơ chế cố định tỷ giá như nước ta không còn phù hợp, sớm hay muộn vẫn phải tuân theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Chính vì vậy mà việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá là rất quan trọng trong hiện tại và thời gian tới. Điều cần thiết cho DN là việc trang bị kiến thức về ngoại hối phái sinh để biết cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy rằng NHTM có thể tư vấn và lựa chọn công cụ giúp khách hàng nhưng sẽ có lợi hơn rất nhiều nếu trong DN có đội ngũ về phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đặc biệt là với những DN XNK sẽ có cơ hội kinh doanh rất lớn với sự phát triển về kinh tế như nước ta hiện nay. Nhà nước không thể bảo hộ DN trong dài hạn được, thông minh hơn cả là tự dựa vào sức mình để chiếm lĩnh thị trường cho dù là phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay đầu cơ trên thị trường ngoại hối thì cơ hội là vô cùng to lớn. 59 Thứ hai là các DN XNK nên có chính sách quản lý rủi ro cụ thể, qui định quyền phán quyết mức rủi ro tài chính rõ ràng với từng vị trí lãnh đạo và với từng khu vực. Vấn đề trách nhiệm của người đưa ra quyết định sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh luôn đè nặng tâm lý của lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị. Nếu đưa ra quyết định đúng đắn làm lợi cho DN thì không sao, nhưng nếu như có một điều kiện khách quan nào đó làm cho tỷ giá thị trường giảm xuống trái với xu hướng ban đầu, thì uy tín của người ra quyết định đó cũng bị lung lay. Hiện nay các DN Việt Nam hiện không qui định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị nên đây cũng là một hạn chế trong việc đẩy mạnh sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá. 3.2. Về phía các ngân hàng thƣơng mại Nỗ lực từ phía các NHTM cũng rất quan trọng, các NHTM nên thực hiện tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn khách hàng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Nhằm thúc đẩy các DN XNK sử dụng các sản phẩm ngoại hối phái sinh của mình thì các giải pháp đề xuất cho ngân hàng như sau: Thứ nhất, các NHTM có thể tiếp cận khách hàng bằng cách tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao khả năng hiểu biết về các công cụ phái sinh ngoại hối. Thêm vào đó, các NHTM nên theo dõi hoạt động kinh doanh để hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động đầu tư của DN đạt hiệu quả cao. Phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh ngoại hối là giúp cho DN có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình, giải quyết được mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro. Khi sử dụng các công cụ phái sinh DN có được sử lựa chọn về tỷ giá mong muốn. Một khi môi trường tài chính trong đó các giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại tệ được cải thiện tốt hơn, thì các NHTM với tư cách là người cung cấp dịch vụ tài chính phái sinh đa dạng như 60 công cụ kỳ hạn, hóa đổi, tương lai và quyền chọn phù hợp với nhu cầu của khách hàng để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Cần hoàn thiện hơn việc hướng dẫn các DN sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phổ biến rộng rãi và thông tin cho khách hàng biết, thêm vào đó là hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu, dễ sử dụng về sản phẩm phái sinh tiền tệ. Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngoại hối của NHTM là rất cần thiết. Cần ưu tiên tập trung đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các nghiệp vụ phái sinh trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá vì đây là một lĩnh vực mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài cần trang bị thêm kiến thức về kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh một cách có hiệu quả. Thứ ba, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối cũng nên được chú trọng. Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson hay Dowjones News. Cần trang bị thêm phần mềm quản lý rủi ro và tính phí hiện đại đối với các nghiệp vụ phái sinh. Vì khi các công cụ phái sinh được bán cho các DN thì chúng là các công cụ bảo vệ rủi ro tỷ giá, nhưng khi được dùng để đầu cơ thì bản thân các công cụ này cũng chịu rủi ro. Thêm vào đó mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài là việc cần thiết trong xu hướng hiện nay, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các loại hình nghiệp vui phái sinh nói chung và nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối, nghiệp vụ tương lai ngoại hối nói riêng. 61 Thứ tư, yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh là quản trị rủi ro các giao dịch ngoại hối phái sinh, do đó cần thiết phải chú trọng công tác quản trị rủi ro, phân tích và dự báo rủi ro để phòng chống hoặc hạn chế tổn thất khi gặp phải rủi ro. 3.3. Hoàn thiện thị trƣờng tiền tệ, ngoại hối và khung pháp lý về ngoại hối phái sinh của NHNN 3.3.1. Hoàn thiện thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối Việt Nam- hướng Vinaforex hội nhập với quốc tế Khi nói đến thị trường ngoại hối, người ta thường nghĩ ngay đến đó là thị trường không giới hạn về mặt không gian và thời gian và tính quốc tế của nó. Điều đó có nghĩa là thị trường ngoại hối hoạt động 24/24 giờ và không đóng khung trong phạm vi một quốc gia mà lan rộng ra toàn cầu nhằm phục vụ cho nhu cầu mua bán chuyển đổi các loại ngoại tệ khác nhau. Hiện nay, về cơ bản VinaForex mới chỉ hoạt động đóng khung trong phạm vi trong quốc gia. Việc tham gia hoạt động trên thị trường ngoại hối quốc tế của các NHTM Việt Nam còn rất hạn chế, hơn nữa việc cải thiện hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam và đa dạng hóa các công cụ giao dịch ngoại hối có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thị trường. Vì vậy để phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì thị trường ngoại hối phải từng bước phát triển hội nhập với thị trường ngoại hối quốc tế, thêm vào đó các NHTM cần đưa thêm các công cụ phái sinh vào thị trường ngoại hối nhằm tạo nên thị trường kinh doanh có tính cạnh tranh hơn trong kinh doanh ngoại hối. Nên ban một quy chế giao dịch có tính chất tổng hợp, phù hợp với thông lệ quốc tế và có hiệu lực thi hành, nên hủy bỏ việc các NHTM phải xin phép NHNN khi muốn thực hiện các nghiệp vụ hối đoái mới theo thông lệ quốc tế. 62 3.3.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các công cụ phái sinh tiền tệ Như đã đề cập trong phần thực trạng, các văn bản pháp lý hướng dẫn các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ của NHNN còn một số bất cập. Chính vì vậy, NHNN cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho các giao dịch này theo hướng: Thứ nhất, Theo quyết định 145/2004 QĐ- NHNN thì các NHTM chỉ được phép thực hiện bán quyền chọn cho tổ chức kinh tế và cá nhân mà không được mua quyền chọn. Chính vì vậy trong thời gian tới, NHNN cần cho phép NHTM thực hiện mua quyền chọn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân, có nghĩa là họ có quyền bán quyền chọn cho ngân hàng. Điều này sẽ tạo nhiều cơ hội cho DN tham gia tích cực vào thị trường. Thêm vào đó, thời gian qua do chính sách quản lý về ngoại hối quá chặt nên DN không thể tự do mua hoặc bán ngoại tệ nhằm mục đích đâu cơ hay phục vụ cho chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá mà chỉ mua hoặc bán ngoại tệ cho mục đích thanh toán. Do đó, trong thời gian tới, ngoài việc nới lỏng cơ chế mua bán công cụ phái sinh thì NHNN nên mở rộng các đối tượng mua bán ngoại tệ, khác phục tình trạng luẩn quẩn DN không có công cụ bảo vệ rủi ro tỷ giá nên NHNN phải can thiệp và quản lý chặt chẽ để bảo vệ DN,ngược lại khi mà DN được bảo vệ bởi chính sách của NHNN nên không cần sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Thứ hai, do các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ còn mới và phức tạp nên chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy, NHNN cần tăng cường quản lý giao dịch hối đoái thông qua việc quản lý trạng thái ngoại tệ. Thay vì NHNN chỉ quy định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày, NHNN nên chuyển từ quy định quản lý trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày sang quản lý trạng thái ngoại tệ thường xuyên tại bất kỳ thời điểm nào. Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật và Singapore đều có sàn giao dịch công cụ tài chính phái sinh tập trung. Thời gian qua giao dịch tài chính phái sinh ở Việt Nam 63 chủ yếu là giao dịch phái sinh trên thị trường ngoại hối như hợp đồng kì hạn, hoán đổi và quyền chọn, đều được thực hiện trên thị trường phi tập trung, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và NHTM. Do không có thị trường tập trung hoạt động nên tính thanh khoản của các công cụ tài chính phái sinh thấp. Khách hàng e ngại khi thấy công cụ phái sinh như hợp đồng giao sau hay quyền chọn rất khó thanh lý khi cần. Việc giao dịch phi tập trung như hiện nay có nhiều nhược điểm và làm hạn chế nhu cầu giao dịch của khách hàng, thể hiện ở chỗ: Chi phí tìm kiếm thông tin và tìm kiếm khách hàng thương cao nhưng khách hàng giao dịch lại không nhiều, khách hàng rất e ngại vì cho rằng họ không đủ mạnh về kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm…để có thể thương lượng giao dịch bình đẳng với ngân hàng. Cuối cùng, điều rất quan trọng là cơ chế tỷ giá cần linh hoạt hơn, phản ánh đúng mối quan hệ cung- cầu về ngoại tệ trên thị trường, dựa trên rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam. Trong bối cảnh luồng vốn đổ vào Việt Nam đang tăng lên, một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn sẽ ngăn chặn các áp lực lên lạm phát, đồng thời sự linh hoạt tỷ giá sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thị trường công cụ phái sinh, tạo điều kiện bảo hiểm tốt hơn đối với rủi ro về tỷ giá. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung đổi mới theo Pháp lệnh Ngoại hối có hiệu lực từ 1/6/2006 và Nghị định hướng dẫn bao gồm (i) tự do hóa đối với các giao dịch vãng lai,(ii) Nới lỏng từng bước các giao dịch vốn, (iii) mở cửa thị trường ngoại hối tạo điều kiện đổi mới cơ chế tỷ giá theo hướng ngày càng linh hoạt hơn, (iv) hạn chế từng bước hiện tượng Đôla hóa trong nền kinh tế nhằm góp phần nâng cao tính chuyển đổi của Đồng Việt Nam, (v) thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước theo mô hình NHTW hiện đại. 64 KẾT LUẬN Giai đoạn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Điều đó đặt ra nhu cầu phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng để bảo vệ các nhà đầu tư, các DN mà đặc biệt là các DN XNK Việt Nam khỏi những rủi ro khi có những biến động lớn về tỷ giá. Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và phân tích, tổng hợp, luận văn đã nghiên cứu về cơ sở lý luận chung cua rủi ro tỷ giá và các công cụ ngoại hối phái sinh, đồng thời, đã nghiên cứu về thực trạng sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Qua đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp và định hướng phát triển cho thị trường ngoại hối phái sinh. Sau khi nghiên cứu đề tài, nhóm đề tài rút ra một số kết luận sau: 1. Rủi ro tỷ giá có thể gây ra những tác động tiêu cực cho DN XNK tại Việt Nam, đặc biệt là từ cuối năm 2007 cho đến nay. Nhưng các DN, đặc biệt là các DN nhỏ thì chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này. 2. Việc ứng dụng công cụ ngoại hối phái sinh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía: từ bản thân DN, từ việc cung cấp dịch vụ của NHTM, từ cơ sở pháp lý của NHNN. 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc sử dụng công cụ ngoại hối phái sinh là nâng cao nhận thức của DN, phát triển các dịch vụ công cụ phái sinh và nâng cao trình độ đội ngũ chuyên viên ngoại hối của NHTM. Đồng thời, NHNN cần có những giải pháp hỗ trợ cho các 65 công cụ phái sinh phát triển như hoàn thiện các văn bản pháp lý và chính sách tỷ giá linh hoạt. 4. Trong thời gian tới, xu hướng của các doanh nghiệp sẽ áp dụng công cụ ngoại hối phái sinh phổ biến hơn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trong khoảng thời gian nghiên cứu có hạn, cũng như còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế, nhóm đề tài vẫn còn còn có những sai sót, do vậy nhóm đề tài rất mong nhận được những sự góp ý. Tuy vậy, nhóm đề tài cũng hi vọng rằng nghiên cứu này sẽ là một tài liệu hữu ích cho các DN XNK Việt Nam và góp phần đẩy mạnh sự phát triển thị trường phái sinh Việt Nam tiến đến sự phát triển của thị trường phái sinh thế giới. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Phí Quang Hải (2008), Bảo hiểm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng các công cụ phái sinh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Ngoại Thương 2. Nguyễn Minh Kiều (2008), Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro, Nhà xuất bản Thống kê 3. Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Xuân Thành (2008), Chứng khoán phái sinh, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, Nhà xuất bản Thống kê 4. Trần Hoàng Ngân (2001), Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê 5. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (2007), Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin 6. Nguyễn Thị Quy (2008), Biến động tỷ giá ngoại tệ (đồng USD, EUR) và hoạt động xuất khẩu, Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội 7. Đinh Trọng Thịnh (2006), Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính 8. Nguyễn Văn Tiến(2006), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối , Xuất bản lần thứ năm, Nhà xuất bảnThống kê 9. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê 67 10. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, Xuất bản lần thứ ba, Nhà xuất bản Thống kê 11. Ủy ban thường vụ Quốc Hội (13/12/2005), Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 Tiếng Anh 12. Timothy Q. Cook, Robert K. Laroche (2002), Institutions of Money Market, Federal Reserve Bank of Richmond Publisher 13. Joseph P. Daniels, David D. VanHoose (2005), International Monetary and Financial Economics, 3 rd Edition Thomson Learning Publisher, United States of America 14. Ghassem A. Homaifar (2004), Managing Global Financial and Foreign Exchange Rate Risk, John Wiley & Sons, United States of America 15. John C. Hull (2006), Options, Futures, and other Derivatives; 6th Edition; Pearson Prentice Hall Publisher 16. Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld (2005), International Economics, 7 th Edition, Pearson Addison Wesley Publisher 17. Jeff Madura (2006), Financial Markets and Institutions, 7th Edition Thomson Learning Publisher, United States of America 18. Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking, and Financial Markets, 7 th Edition Harper Collins Publisher, United States of America 68 Các website tham khảo htttp://www.finance.yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf_yrc_su_dung_cac_cong_cu_ngoai_hoi_phai_sinh_nham_phong_ngua_rui_ro_t_.pdf
Luận văn liên quan