Sự khác biệt giữa đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam với đối tượng điều chỉnh của các ngành luật dân sự và công pháp quốc tế
BÀI LÀM
Việt Nam là một trong những quốc gia có quan điểm về khái niệm Tư pháp quốc tế với tư cách là một ngành luật có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm: các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động có yếu tố nước ngoài phát sinh giữa các thể nhân và pháp nhân. Vậy giữa đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam với đối tượng điều chỉnh của các ngành luật dân sự và công pháp quốc tế có những điểm khác biệt như thế nào?
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8254 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác biệt giữa đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam với đối tượng điều chỉnh của các ngành luật dân sự và công pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự khác biệt giữa đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam với đối tượng điều chỉnh của các ngành luật dân sự và công pháp quốc tế.
BÀI LÀM
Việt Nam là một trong những quốc gia có quan điểm về khái niệm Tư pháp quốc tế với tư cách là một ngành luật có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm: các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động có yếu tố nước ngoài phát sinh giữa các thể nhân và pháp nhân. Vậy giữa đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam với đối tượng điều chỉnh của các ngành luật dân sự và công pháp quốc tế có những điểm khác biệt như thế nào?
Định nghĩa đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.- Quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) là thuật ngữ pháp lý chỉ về những quan hệ xảy ra trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại và tố tụng dân sự. Những quan hệ này liên quan đến lợi ích tài sản và lợi ích nhân thân, chủ yếu phát sinh giữa cá nhân, tổ chức, pháp nhân với nhau.Điều 758 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”
Theo đó ta thấy:
Yếu tố nước ngoài ở đây là:+ Có ít nhất chủ thể tham gia quan hệ này là nước ngoài. Chủ thể nước ngoài có thể là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài (ví dụ một quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân Pháp, chủ thể nước ngoài là công dân Pháp).+ Khách thể của quan hệ này liên quan đến tài sản, công việc ở nước ngoài (ví dụ: một quan hệ thừa kế tài sản giữa công dân Việt Nam với công dân Mỹ, tài sản thừa kế đang tồn tại trên lãnh thổ Mỹ; việc gửi giữ tài sản giữa một công dân Việt Nam tại một đại lý ở nước ngoài thì trách nhiệm bảo quản tài sản là khách thể của quan hệ đó…).+ Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ này xảy ra ở nước ngoài (ví dụ: pháp nhân Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá với pháp nhân Nhật bản tại Tokyo, việc ký kết hợp đồng là một sự kiện pháp lý).
Đây là khái niệm bao quát các lĩnh vực quan hệ do Tư pháp quốc tế điều chỉnh. Thuật ngữ này được lý giải bởi kỹ thuật lập pháp của các nước có sự khác nhau. Khái niệm quan hệ dân sự ở các nước được hiểu dưới những khía cạnh khác nhau. Ở Việt Nam, quan hệ dân sự được hiểu là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức khác nhau, các quan hệ này chủ yếu nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của các chủ thể tham gia, được các quy phạm Luật dân sự điều chỉnh . Ở CH Pháp, quan hệ dân sự còn được hiểu bao gồm cả quan hệ hôn nhân và gia đình; ở Ca na đa, khái niệm này được hiểu bao gồm cả quan hệ tố tụng dân sự; ở Thái lan, quan hệ dân sự còn được hiểu bao gồm quan hệ thương mại, quan hệ hôn nhân và gia đình.
Phân biệt đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với đối tượng đièu chỉnh của các ngành luật, hệ thống pháp luật có liên quan:Đối tượng điều chỉnh của pháp luật nói chung và của các ngành luật nói riêng đều là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên không phải quan hệ xã hội nào cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế, của Luật dân sự và của Công pháp quốc tế. - Sự khác nhau giữa đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế và Luật dân sự:+ Khác nhau về phạm vi các quan hệ xã hội do hai ngành luật này điều chỉnh: Tư pháp quốc tế không những điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản thuộc lĩnh vực dân sự (như quan hệ mua bán, thuê mướn, gửi giữ hàng hoá, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, tổ chức…) mà còn điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế và tố tụng dân sự. + Các quan hệ dân sự do Tư pháp quốc tế điều chỉnh là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản có yếu tố nước ngoài. - Sự khác nhau giữa đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế và đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế
Sự khác nhau giữa đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế và đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế được biểu hiện ở tính chất các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của chúng. Tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài; Công pháp quốc tế chỉ điều chỉnh các quan hệ chính trị và các quan hệ có liên quan đến chính trị được phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Công pháp quốc tế. Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế mang tính độc lập, riêng biệt so với đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác. Đây là một tiêu chí (cùng với phương pháp điều chỉnh riêng biệt) để có thể khẳng định Tư pháp quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự khác biệt giữa đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam với đối tượng điều chỉnh của các ngành luật dân sự và công pháp quốc tế.doc