ĐẶT VẤN ĐỀ
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội định hướng bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của trung ương. Việc thực hiện chủ trương này được duy trì một cách hệ thống và phát triển trong các văn kiện tiếp theo của Đảng, có đánh giá, tổng kết và có phương hướng, cách thức tiến hành. Đẩy mạnh phân cấp trở thành quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong việc xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam và trong việc hoàn thiện tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Phân cấp là sự chuyển đổi quyền ra quyết định, trách nhiệm và nhiệm vụ từ cấp cao xuống cấp thấp hơn hoặc giữa các tổ chức. Trao quyền là sự chuyển đổi quyền hạn sang một đơn vị, đơn vị này có thể hoạt động độc lập mà không cần xin phép cấp trung ương. Việc phân cấp quản lý nhà nước đối với các cơ quan quản lý về giáo dục, việc giao quyền tự chủ và quy định nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục là đòi hỏi tất yếu hiện nay và phù hợp với xu thế chung. Tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục phải đi đôi với yêu cầu quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hoá giáo dục và tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục thực hiện các quy định pháp luật về giáo dục. Đây được coi là chủ trương nhằm đẩy mạnh giáo dục phát triển và là một trong giải pháp thúc đẩy xã hội hoá giáo dục, đồng thời cũng là mong muốn của đa số các cơ sở giáo dục. Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra giải pháp và cơ chế chính sách đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục: "Thực hiện phân cấp mạnh theo Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tăng quyền chủ động và trách nhiệm quản lý của các địa phương đối với giáo dục. Các tỉnh, thành phố căn cứ vào cơ chế, chính sách chung của Nhà nước, quyết định cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo dục áp dụng cụ thể cho địa phương".
Trong những năm qua, chủ trương đổi mới, phân cấp quản lý giáo dục đã từng bước được thực hiện. Một số quy định của Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục lần này cũng nhằm thúc đẩy thực hiện tốt chủ trương này.
1. Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục
Thẩm quyền thành lập trường đại học và cho phép đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ
Luật Giáo dục hiện hành quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, cho phép thành lập đối với trường đại học. Trường đại học, viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục quy định giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đối với trường đại học. Trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương thành lập trường. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường đại học, viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Việc sửa đổi Luật Giáo dục lần này theo hướng giao thẩm quyền quyết định thành lập và cho phép thành lập trường đại học, thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là phù hợp với quy định về "phân công, phân cấp quản lý giáo dục" tại Điều 14 và quy định về thẩm quyền "cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục" tại Điều 100 của Luật Giáo dục. Trên cơ sở các quy định về quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và điều kiện, thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể quyết định thành lập, cho phép thành lập trường đại học, giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học.
Việc giao thẩm quyền này xác định rõ hơn trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quản lý nhà nước về giáo dục. Thủ tướng Chính phủ tập trung vào việc quản lý, điều hành vĩ mô, quy định về việc thành lập trường đại học nói chung, còn việc quyết định thành lập và giao nhiệm vụ đối với từng trường thì thẩm quyền này được giao cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương thành lập trước khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Những trường hợp đặc biệt Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương thành lập sẽ được quy định cụ thể tại văn bản quy định về điều kiện và thủ tục thành lập trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục: Phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục: Phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội định hướng bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của trung ương. Việc thực hiện chủ trương này được duy trì một cách hệ thống và phát triển trong các văn kiện tiếp theo của Đảng, có đánh giá, tổng kết và có phương hướng, cách thức tiến hành. Đẩy mạnh phân cấp trở thành quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong việc xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam và trong việc hoàn thiện tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Phân cấp là sự chuyển đổi quyền ra quyết định, trách nhiệm và nhiệm vụ từ cấp cao xuống cấp thấp hơn hoặc giữa các tổ chức. Trao quyền là sự chuyển đổi quyền hạn sang một đơn vị, đơn vị này có thể hoạt động độc lập mà không cần xin phép cấp trung ương. Việc phân cấp quản lý nhà nước đối với các cơ quan quản lý về giáo dục, việc giao quyền tự chủ và quy định nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục là đòi hỏi tất yếu hiện nay và phù hợp với xu thế chung. Tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục phải đi đôi với yêu cầu quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hoá giáo dục và tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục thực hiện các quy định pháp luật về giáo dục. Đây được coi là chủ trương nhằm đẩy mạnh giáo dục phát triển và là một trong giải pháp thúc đẩy xã hội hoá giáo dục, đồng thời cũng là mong muốn của đa số các cơ sở giáo dục. Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra giải pháp và cơ chế chính sách đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục: "Thực hiện phân cấp mạnh theo Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tăng quyền chủ động và trách nhiệm quản lý của các địa phương đối với giáo dục. Các tỉnh, thành phố căn cứ vào cơ chế, chính sách chung của Nhà nước, quyết định cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo dục áp dụng cụ thể cho địa phương".
Trong những năm qua, chủ trương đổi mới, phân cấp quản lý giáo dục đã từng bước được thực hiện. Một số quy định của Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục lần này cũng nhằm thúc đẩy thực hiện tốt chủ trương này.
1. Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục
Thẩm quyền thành lập trường đại học và cho phép đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ
Luật Giáo dục hiện hành quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, cho phép thành lập đối với trường đại học. Trường đại học, viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục quy định giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đối với trường đại học. Trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương thành lập trường. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường đại học, viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Việc sửa đổi Luật Giáo dục lần này theo hướng giao thẩm quyền quyết định thành lập và cho phép thành lập trường đại học, thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là phù hợp với quy định về "phân công, phân cấp quản lý giáo dục" tại Điều 14 và quy định về thẩm quyền "cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục" tại Điều 100 của Luật Giáo dục. Trên cơ sở các quy định về quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và điều kiện, thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể quyết định thành lập, cho phép thành lập trường đại học, giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học.
Việc giao thẩm quyền này xác định rõ hơn trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quản lý nhà nước về giáo dục. Thủ tướng Chính phủ tập trung vào việc quản lý, điều hành vĩ mô, quy định về việc thành lập trường đại học nói chung, còn việc quyết định thành lập và giao nhiệm vụ đối với từng trường thì thẩm quyền này được giao cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương thành lập trước khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Những trường hợp đặc biệt Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương thành lập sẽ được quy định cụ thể tại văn bản quy định về điều kiện và thủ tục thành lập trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Sửa đổi, bổ sung quy định nêu trên của Luật Giáo dục cũng phù hợp với xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Luật Giáo dục một số nước cho thấy thẩm quyền quyết định thành lập trường đại học được giao cho Bộ Giáo dục, ví dụ như Luật Giáo dục đại học Hàn Quốc quy định: bất cứ ai không phải là Nhà nước muốn thành lập trường đều phải được Bộ Giáo dục Khoa học Công nghệ cho phép.
Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Điều 50 quy định thành lập nhà trường thành hai quy trình: thành lập nhà trường và cho phép hoạt động giáo dục, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục bổ sung quy định về thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục và thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đã được bổ sung tại khoản 3 Điều 50 với nội dung: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học; quy định cụ thể điều kiện, thời hạn và thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo; thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 51: Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường thì có thẩm quyền quyết định việc sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định việc đình chỉ hoạt động giáo dục.
Quy định cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục, trong đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học và giao quyền quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục ở cấp học khác cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục địa phương là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này và tình hình thực tế.
Tăng cường trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
Tại khoản 4 Điều 100 Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục quy định ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ, trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của tất các sở giáo dục trên địa bàn; có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý; phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hoá giáo dục; đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.
Hiện nay, ủy ban nhân dân các cấp được giao quản lý, phát triển các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thực hiện quản lý hành chính nhà nước đối với tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn, kể cả đối với các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, thực tế các sở giáo dục và đào tạo không được giao nhiệm vụ giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học. Vì vậy, nhiều sai phạm về quản lý đào tạo, tài chính, tuyển dụng, hợp tác quốc tế… ở các cơ sở giáo dục đại học chậm được phát hiện và xử lý. Để giải quyết những bất cập nêu trên, Chính phủ đề nghị bổ sung quy định giao ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn nhằm khẳng định rõ hơn trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc kiểm tra các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Việc giao quyền cụ thể đối với từng cấp Uỷ ban nhân dân phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo sẽ được quy định tại văn bản của Chính phủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện những nội dung quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, đặc biệt là xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục, ban hành chính sách phát triển giáo dục, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục. ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn, quản lý các cơ sở giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ.
Những sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp quản lý giáo dục như trên được coi là bước tiến mới của Luật Giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý giáo dục.
2. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục
Để thực sự tạo ra "luồng gió mới" trong công tác quản lý của ngành giáo dục hiện nay, một trong những giải pháp quan trọng là phải trao quyền tự chủ rộng rãi và triệt để cho các trường và tạo ra cơ chế để giáo viên, giảng viên được chủ động trong công việc chuyên môn của mình.
Chuyển các cơ sở giáo dục công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy; thường xuyên nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục; đảm bảo quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng của người học. Tách bạch quản lý nhà nước khỏi việc điều hành công việc thường xuyên của cơ sở, trao cho cơ sở giáo dục đầy đủ quyền tự chủ và trách nhiệm là một trong những lý do của việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục.
Quyền lựa chọn giáo trình
Theo quy định của Luật Giáo dục hiện hành, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học, thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu giảng dạy. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp, cụ thể:
- Nhiều cơ sở giáo dục quy mô nhỏ, trình độ của đội ngũ giáo viên chưa cao (nhất là các cơ sở giáo dục mới đi vào hoạt động) việc tự biên soạn giáo trình là rất khó khăn.
- Đối với giáo dục nghề nghiệp, Luật chưa quy định rõ trách nhiệm phải đảm bảo có đủ giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập, nên dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở giáo dục không có đủ giáo trình để giảng dạy.
Xuất phát từ thực trạng trên, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đã sửa đổi khoản 2 Điều 35 và khoản 2 Điều 41 Luật Giáo dục theo hướng tăng quyền và tăng trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học, thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cụ thể:
Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học, thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm:
(1) tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu giảng dạy.
(2) tổ chức lựa chọn và duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu giảng dạy.
(3) bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy và học tập theo quy định.
Việc sửa đổi Luật theo hướng trên có tác dụng làm cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các văn bản hướng dẫn; khắc phục tình trạng thiếu giáo trình trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tạo cơ sở pháp lý để các cơ sở giáo dục chưa đủ khả năng tự biên soạn giáo trình có thể lựa chọn giáo trình của cơ sở giáo dục khác để sử dụng tại cơ sở giáo dục mình; các cơ sở giáo dục cùng đào tạo một chuyên ngành với trình độ giống nhau có thể cùng phối hợp biên soạn giáo trình, tránh lãng phí thời gian, tiền của; khắc phục tình trạng thiếu giáo trình trong giảng dạy, học tập.
Nghĩa vụ công bố công khai hoạt động giáo dục
Dự án Luật bổ sung vào khoản 1 Điều 58 quy định nhà trường có nghĩa vụ công bố công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường. Việc bổ sung quy định này nhằm bảo đảm tính công khai minh bạch ngay từ khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đào tạo; đảm bảo chất lượng đào tạo đối với người học dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá theo từng cấp học và trình độ đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; xác định rõ trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trước cơ quan quản lý và xã hội về chất lượng đào tạo của cơ sở mình; là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước, người học và gia đình giám sát chất lượng dạy học, phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục; có tác dụng định hướng nghề nghiệp cho người học và là cơ sở để người học lựa chọn trường ngay từ khi nộp hồ sơ thi tuyển.
Việc bổ sung quy định này là phù hợp với và để thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Giáo dục hiện hành "Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát" (1) .
Những sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục theo hướng tăng quyền tự chủ và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục như trên của Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục sẽ góp phần thúc đẩy giáo dục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.
(1) Ngày 07/5/2009, Bộ Giáo dục vào Đào tạo đã có Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó quy định về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục đại học; nội dung, hình thức và thời điểm công khai phù hợp với mỗi loại cơ sở giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục- Phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục.doc