ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
----------------------------------------------
KHÓA BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC
Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
TÊN ĐỀ TÀI
[I] Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà – Thành Phố Hải Phòng.
LỜI CẢM ƠN 4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
1. Đặt vấn đề 6
2. Mục tiêu nghiên cứu 7
3. Nội dung nghiên cứu. 7
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN 9
1. Khái niệm về du lịch sinh thái 9
2. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 10
3. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái 11
CHƯƠNG 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
1. Địa điểm nghiên cứu 12
2. Thời gian nghiên cứu 13
3. Phương pháp nghiên cứu 13
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại Vườn quốc gia Cát Bà 15
1.1 .Vị trí địa lý Vườn quốc gia Cát Bà 15
1.2. Điều kiện tự nhiên 15
1.3. Kinh tế - xã hội 16
2. Tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà 17
2.1. Vị trí 17
2.2. Tài nguyên động, thực vật rừng, biển 18
2.3. Cảnh quan thiên nhiên 22
2.4. Dịch vụ giải trí và nghỉ dưỡng 24
2.5. Văn hoá lịch sử, lễ hội truyền thống 25
2.6. Ẩm thực 27
3. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà. 28
3.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vườn quốc gia Cát Bà 29
3.2. Các phân khu chức năng 31
3.3. Thực trạng về du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cát Bà 33
3.4. Những thuận lợi và khó khăn 42
3.5. Dự báo sức chịu tải của Vườn quốc gia 45
CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 47
1. Đối với VQG Cát Bà 47
2. Đối với chính quyền các cấp 51
3. Đối với người dân địa phương 53
4. Tiến trình thực hiện 53
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 54
1. Kết luận 54
2. Kiến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lớp học bổ ích về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để nhóm thực hiện nghiên cứu này trong khuôn khổ chương trình khóa đào tạo sau đại học với chủ đề “Tiếp cận sinh thái học trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững”.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ, cung cấp số liệu của Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên các Vườn Cát Bà và cán bộ Uỷ ban nhân dân huyện Cát Hải, Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà và nhân dân các xã vùng đệm tại các vùng triển khai nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn các Giảng viên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp cho nhóm có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức để thực hiện nghiên cứu và phục vụ cho công tác sau này.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn TS. Võ Thanh Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉnh sửa những thiếu sót, giúp cho nhóm hoàn thành nghiên cứu này theo đúng thời gian và nội dung chương trình đề ra.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nhóm nghiên cứu
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển
DLST Du lịch sinh thái
BTTN Bảo tồn Thiên nhiên
BVNN Bảo vệ nghiêm ngặt
DVHC Dịch vụ hành chính
ĐDSH Đa dạng Sinh học
ĐTV Động, thực vật
HST Hệ sinh thái
KBT Khu bảo tồn
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PHST Phục hồi sinh thái
PTBV Phát triển bền vững
TNTN Tài nguyên Thiên nhiên
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
VQG Vườn quốc gia
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày nay đã và đang phát triển nhanh chóng như một trào lưu tại nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. DLST ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng của Việt Nam kể từ khi sau thời kỳ đổi mới năm 1986, khi mà các khu công nghiệp, chế xuất, khu kinh tế được phát triển ồ ạt, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa và tập trung dân cư với mật độ dân cư cao, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng thì việc tìm về với tự nhiên, thăm quan tại những khu du lịch đã trở thành nhu cầu tất yếu của con người.
DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch của Việt Nam. Thực tế là, những địa phương nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, khu bảo tồn, ít bị xâm hại bởi quá trình phát triển các dự án công nghiệp và còn có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định, từ đó có thể mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, tạo nhiều cơ hội về việc làm, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư ở các địa phương, nhất là ở những nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên, các cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa hấp dẫn.
Tuy vậy, từ sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tăng cao đối với du lịch sinh thái ở Việt Nam trong những năm gần đây thì các khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ sự thiếu ý thức tham gia của khách tham quan trong việc bảo tồn những giá trị vốn có của nó và phát triển, và sự yếu kém trong công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên Chính sự phát triển ấy, du lịch sinh tái đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ và những thách thức về vấn đề môi trường – xã hội. Rõ ràng, việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở nước ta hiện nay đang có nhiều tồn tại và bất cập cần giải quyết để hướng tới sự phát triển bền vững ngành du lịch của Việt Nam như: hình thức hoạt động du lịch không đúng mục đích; sử dụng tài nguyên một cách lãng phí; công tác quản lý yếu kém; nhận thức của khách tham gia về “du lịch sinh thái” còn mơ hồ Dẫn đến việc xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở nước ta kém hiệu quả về kinh tế, thiệt hại về môi trường. Nếu trong những năm tới, ngành du lịch không có những biện pháp hiệu quả trong công tác bảo tồn, xây dựng các khu du lịch thì những giá trị của chúng có thể sẽ biến mất vĩnh viễn, gây thiệt hại lớn đối với không chỉ riêng Việt Nam mà cả thể giới.
Bên cạnh đó, có một thực trạng rằng các khu Bảo tồn và Vườn quốc gia đang thực hiện xây dựng và phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái, với mục đích chính bảo tồn ĐDSH và phát triển môi trường sinh thái, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương. Song công tác phát triển du lịch sinh thái ở đây chưa mang lại hiệu quả cao, chỉ mang tính hình thức, do chưa đánh giá đúng thực trạng tiềm năng khu vực, nhu cầu của người dân địa phương cũng như nhu cầu khách tham gia.
VQG Cát Bà là nơi có giàu tiềm năng về biển và rừng có thể phát triển thành trung tâm du lịch của cả nước. Tuy nhiên, tiềm năng này chưa được khai thác đúng mức, việc tổ chức các hoạt động du lịch chưa được đồng bộ, nguồn nhân lực và tài chính còn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan. Đây chính là những nguyên nhân chính khiến VQG Cát Bà chưa phát huy được tiềm năng vốn có.
Để góp phần phát triển du lịch sinh thái của các Vườn quốc gia đem lại hiệu quả cho kinh tế - xã hội địa phương và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, bảo tồn ĐDSH tại khu vực, việc “Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng hoạt động và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà – TP Hải Phòng” đang trở thành vấn đề bức thiết mà xã hội đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng thể
Xây dựng những giải pháp thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại khu vực VQG Cát Bà.
* Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Xây dựng và đề xuất các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Vườn quốc gia Cát Bà.
3. Nội dung nghiên cứu.
+ Tìm hiểu các tiềm năng thế mạnh cho phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà.
+ Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái đang diễn ra tại khu vực VQG Cát Bà những xu hướng tham gia du lịch sinh thái của khách du lịch hiện nay.
+ Tìm hiểu khả năng tham gia hoạt động du lịch sinh thái của người dân địa phương: làm dịch vụ, cung cấp sản phẩm truyền thống, hướng dẫn du lịch
+ Tìm các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà.
79 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4935 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sức chứa của các Vườn quốc gia trong du lịch sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách tham quan du lịch đến với Cát Bà là rất lớn
- Được Trung ương có chủ trương phát triển VQG Cát Bà thành trọng điểm du lịch quốc gia
- Có sự hỗ trợ đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nuớc về tài chính, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng
- Sự liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong công tác hoạt động du lịch.
- Hoạt động về sản xuất nông nghịêp và nuôi trồng thuỷ sản còn rất hạn chế nên vấn đề về lương thực để cung cấp cho hoạt động du lịch sẽ rất khó khăn, sinh kế của cộng đồng địa phương chưa ổn định
- Người dân còn sống rãi rác và len lõi trong VQG nên việc quản lý rất khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề săn, bắn thú rừng, thuỷ sản,...
- Sức ép lớn từ hoạt động phát triển du lịch lên tài nguyên thiên nhiên, rừng và biển
- Khi hoạt động du lịch phát triển mạnh sẽ kéo theo những mặt trái phát triển như: Các tệ nạn xã hội, mất đi bản sắc văn hoá, chuẩn mực đạo đức của cộng đồng,...
- Phát triển du lịch kéo theo sự phát triển của quá trình đô thị hoá, cơ sở hạ tầng,...gây ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, sinh thái và đa dạng sinh học.
Qua phân tích ma trận SWOT cho thấy, Vườn quốc gia Cát Bà, bên cạnh những điểm mạnh, đó là nguồn tài nguyên động thực vật đa dạng, phong phú, với nhiều sinh cảnh đặc thù; những cơ hội đó là sự quan tâm, hỗ trợ từ trong và ngoài nước; còn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn ngay từ chính cộng đồng địa phương, bản thân nguồn nhân lực của đơn vị,... tuy nhiên, đây là những khó khăn có thể khắc phục được. Bên cạnh đó, một trở ngại rất lớn và là thách thức đối với công tác hoạt động du lịch sinh thái tại VQG là vấn đề người dân di cư tự do sống len lỏi trong VQG và phát triển đô thị hoá, cơ sở hạ tầng huỷ hoại cảnh quan thiên nhiên, sinh thái, đa dạng sinh học nơi đây. Các tệ nạn xã hội sẽ xảy ra, bản sắc dân hoá bị mai một dần và cuối cùng điều mà ai làm du lịch phải quan tâm đó là nạn rác thải sinh hoạt. Để khắc phục trở ngại này, không chỉ riêng VQG Cát Bà giải quyết được mà đòi hỏi phải có sự tham gia đồng bộ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và sự phối hợp của nhiều bên liên quan, kể cả về chủ trương chính sách của nhà nước mới có thể giải quyết triệt để vấn đề này. Riêng trở ngại về mở rộng các cơ sở hạ tầng, khu đô thị, khu dân cư thì đây là một quyết định chiến lược của Nhà nước do đó chỉ có quy hoạch làm giảm thiểu tối đa việc mở rộng diện tích và hạn chế thấp nhất sự tác động đến tài nguyên trên khu vực.
3.5. Dự báo sức chịu tải của Vườn quốc gia
Tài nguyên môi trường ở vườn quốc gia Cát Bà sẽ không thể được bảo vệ và phát triển một cách bền vững nếu phát triển du lịch quá mức sức chịu tải của Vườn. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu sức chịu tải du lịch của từng nơi và duy trì sự phát triển bền vững trong chừng mực hay giới hạn chịu đựng là hết sức quan trọng. Mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ sử dụng, mức độ làm cứng mặt đất, làm huyên náo các điểm xem ngắm, ảnh hưởng đến đời sống của động vật hoang dã, xói mòn đất, động cơ và hành vi của khách thăm quan, cách thức đi lại và lưu trú, sự quản lý hữu hiệu của hướng dẫn viên du lịch, số lượng người trong nhóm và các yếu tố môi trường như loại đất, độ dốc, mùa du lịch... cần thiết lập được các chỉ số cho các thay đổi có thể chấp nhận được trong phạm vi Vườn. Trong giới hạn về phạm vi, thời gian nghiên cứu đề tài này chỉ dựa trên cơ sở thực tế, các ảnh hưởng từ hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường qua các đánh giá trực quan qua các năm thì mức ảnh hưởng vẫn có thể chấp nhận được. Trong thời gian tới cần có những biện pháp phối hợp trong quản lý, tuyên truyền tốt hơn cho du khách thì số lượng có thể chịu tải còn có thể phát triển nhiều hơn hiện tại (khoảng > 1 triệu lượt khách /năm). Cụ thể như:
Đối với các tuyến du lịch đi qua hoặc nằm gần phân khu bảo vệ nghiêm ngặt như tuyến từ trung tâm Vườn đi Ao Ếch - Việt Hải cần hạn chế khách thăm quan vào các thời điển sáng sớm (trước 8 giờ) và chiều tối (sau 16 giờ) vì đây là thời điểm các loài động vật hoang dã kiếm ăn. Các tuyến trên biển giáp với các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2-3, du khách rất dề nhìn thầy Voọc (loài thú đặc trưng của Cát Bà) từ trên tàu, nhưng cũng không lên đến gần đàn voọc để tránh làm xáo trộn sinh hoạt của chúng. Nếu thấy có biểu hiện quá tải có thể giới hạn số lượng khách trên tuyến trong cùng một thời gian hoặc tăng lệ phí thăm quan để giảm tải. Đồng thời các tuyến du lịch này chủ yếu ưu tiên cho khách đến nghiên cứu, học tập, các dự án đầu tư trong và ngoài nước cho các hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững.
Đối với các tuyến, điểm du lịch nằm trong vùng phục hồi sinh thái có khả năng phát triển mạnh các hoạt động thăm quan nghỉ mát, thắng cảnh và các hoạt động vui chơi giải trí tại đây. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tránh các tác động có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái, chú ý bảo vệ cảnh quan và môi trường.
Trong phân khu dịch vụ hành chính là trung tâm đón tiếp khách, có thể bố trí nhà trưng bày các thông tin, hình ảnh, mẫu vật giới thiệu cho khách, khuôn viên cây cảnh phù hợp với thiên nhiên, các dịch vụ ăn nghỉ, đồ lưu niệm...tuy nhiên cũng cần hạn chế số lượng khách đến và lưu trú tại đây để trách các tác động xấu đến môi trường như tiếng ồn, rác thải và đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt.
Như vậy, tùy từng tuyến tham quan, từng phân khu cụ thể để VQG Cát Bà tính toán lượng du khách phù hợp với sức chịu tái của từng khu vực, hướng tới sự hài hòa giữa công tác bảo tồn và phát triển một cách bền vững.
CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Việc phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà là một công việc rất phức tạp và khó khăn. Đây là công việc mà Vườn đã và đang thực hiện trên cơ sở dựa vào hiện trạng mà VQG đã có sẵn. Tuy nhiên đây là một biện pháp tổng hợp đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều thành phần. Bên cạnh đó cần thiết phải có một kế hoạch quản lý cụ thể về phát triển du lịch sinh thái. Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
1. Đối với VQG Cát Bà
* Giải pháp về tổ chức, quản lý và đào tạo nguồn nhân lực
+Tổ chức bộ máy của Trung tâm Du lịch- VQG Cát Bà
- Cần kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức danh Giám đốc và các phòng ban của Trung tâm. Xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn phát triển.
- Hợp đồng thêm lao động tăng cường cho các điểm thu phí và mở rộng các loại hình dịch vụ ăn nghỉ, đi lại, vui chơi giải trí. Tuyển dụng đội ngũ phục vụ có bằng cấp trong các lĩnh vực.
- Phát triển một cách đồng bộ các chức năng nhiệm vụ cả về dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, hướng nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Đào tạo nguồn nhân lực làm DLST
Hoạt động du lịch sinh thái còn là lĩnh vực mới đối với VQG Cát Bà nên đội ngũ các nhà quản lý, kinh doanh và lực lượng lao động trực tiếp còn thiếu kinh nghiệm. Chính vì vậy việc đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ một cách có hệ thống trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Vấn đề này có thể được thực hiện thông qua một số chuyên gia về lĩnh vực du lịch sinh thái.
- Đào tạo nâng cao nhận thức về du lịch sinh thái đối với cán bộ quản lý các cấp, cán bộ trực tiếp quản lý và xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái một cách cơ bản và hệ thống, nhằm xây dựng và quản lý các hoạt động DLST đáp ứng được các nhu cầu của du khách cũng như bảo vệ được môi trường khu vực.
- Cần có một chương trình đặc biệt đào tạo các hướng dẫn viên du lịch sinh thái cho cán bộ làm du lịch. Từ đó đào tạo cho người dân địa phương có năng lực để họ có thể trở thành những hướng dẫn viên phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái trên mảnh đất của họ, nâng cao thu nhập lâu dài. Bởi thực tế, đa số những người làm du lịch trong vùng còn chưa thực sự hiểu hết rõ về DLST.
- Cần khuyến khích và tạo điều kiện để các cán bộ trẻ được tham gia học ngoại ngữ, tìm hiểu nên văn hoá truyền thống của địa phương. Nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về văn hoá địa phương và đặc biệt là phải có khã năng giao tiếp với khách nước ngoài để quảng bá sâu rộng hơn nữa về cảnh quan thiên nhiên văn hoá quê hương.
+ Quản lý các điểm du lịch sinh thái
- Các điểm phát triển DLST nằm trong ranh giới của VQG Cát Bà do Trung tâm Du lịch trực tiếp quản lý, điều hành. Bao gồm các điểm thu phí, điểm kinh doanh dịch vụ du lịch và các điểm liên doanh, liên kết, thuê môi trường. Trung tâm trực tiếp cử người thực hiện nhiệm vụ thu phí thăm quan và phát triển dịch vụ du lịch tại các điểm.
- Phối hợp với UBND huyện Cát Hải trong việc quản lý vùng Vịnh, kết hợp với các ban ngành của Huyện kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch, dịch vụ trên địa bàn.
- Liên kết với các doanh nghiệp làm DLST để điều hành hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn một cách thống nhất. Hỗ trợ nhau trong kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, thống nhất về giá vé, giá các loại dịch vụ ăn nghỉ,...
- Giám sát các doanh nghiệp trong việc làm các công trình trên diện tích rừng được thuê, khoán nhằm thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước và những quy định của VQG và Khu dự trữ sinh quyển.
- Diện tích cho thuê, khoán để phát triển DLST, thời hạn, giá thuê môi trường.. được thực hiện khi có đề án phát triển du lịch tổng thể được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt và được sự đồng ý của Ban giám đốc VQG Cát Bà.
*Giải pháp kỹ thuật
Tiến hành khảo sát tổng thể, đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trong phân khu phục hồi sinh thái của VQG Cát Bà và vùng đệm của Khu Dự trữ Sinh quyển, hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái VQG Cát Bà trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để có đủ cơ sở pháp lý và khoa học cho việc đầu tư du lịch sinh thái đảm bảo sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái rừng, biển.
+Trong hoạt động thu phí thăm quan
Quản lý, bảo vệ tôn tạo các công trình văn hoá, các điểm tham quan du lịch thuộc Vườn. Cải tạo các tuyến thăm quan theo hướng làm giàu hệ sinh thái, tăng tính đặc thù từng khu vực, làm đẹp cảnh quan, xạch môi trường.
Mở thêm một số tuyến mới như động đá hoa cương Gia Luận- đỉnh Cao Vọng (Đỉnh núi cao nhất của đảo); Tuyến thăm Rừng ngập mặn- Động Thiên Long tại xã Phù Long. Tổ chức các chương trình xem khỉ, Voọc, xem thú ban đêm, xem chim tại Phù Long, Xuân Đám.
Tổ chức các hoạt động tiếp thị, quảng bá, trang web, in ấn tờ rơi, tờ bướm, phim tư liệu, sách giới thiệu, tranh ảnh, poster…
Lựa chọn hướng dẫn viên có ngoại hình khá, khả năng giao tiếp tốt, có lòng nhiệt tình và chu đáo đối với du khách.
Đầu tư, trang bị các thiết bị cung cấp thông tin, thay đổi nội dung hình thức giới thiệu cho du khách, làm cho du khách dễ hiểu, dễ tiếp cận, tạo sự cấp dẫn cao.
Đón tiếp hướng dẫn các đoàn khách đến VQG tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc. Cần xác định rõ quan điểm du lịch sinh thái không như các loại hình du lịch khác như du lịch thắng cảnh, văn hoá, lịch sử, tâm linh...mà phải thể hiện được nét riêng biệt của du lịch sinh thái. Làm cho du khách thấy được giá trị đích thực của du lịch sinh thái.
+ Trong hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái
Phát triển tính phong phú đa dạng của các loại hình dịch vụ tại các điểm. Khai thác thế mạnh của từng điểm để tổ chức các loại hình cho phù hợp.
- Dịch vụ nhà nghỉ: Theo xu hướng hiện nay thì kể cả khách nước ngoài cũng như khách trong nước đều muốn hưởng thụ thiên nhiên, muốn ăn nghỉ tại những nơi hoang dã, có bầu không khí trong lành, mát mẻ. Vì vậy cần mở rộng mô hình nhà sàn sinh thái trong các khu vực có thể như Vườn vải, hồ chưa nước Trung tâm Vườn, Năm Cát,Cát Dứa.
- Dịch vụ ăn, uống: Phục vụ theo hướng ăn đơn giản là chính. Vì có thể đáp ứng nhu cầu của phần đông du khách bình dân đến thăm quan; mặt khác tại thời điểm hiện nay việc ăn uống không phải là nhu cầu chính mà họ muốn được thưởng thức các món ăn lạ của địa phương, được tìm hiểu phong tục tập quán, khám phá những nét văn hoá riêng của người dân bản địa...
- Dịch vụ đi lại: Các phương tiện đi lại thông thường hiện đã khá phổ biến nhưng ở đây nên đi sâu vào phương tiện kết hợp thăm quan giải trí như: Xe điện, xe đạp, ngựa cáp treo... để đi thăm trong rừng, tàu có đáy bằng kính để xem san hô...
- Dịch vụ vui chơi giải trí: Có rất nhiều cách vui chơi giải trí tuỳ theo đối tượng khách và địa điểm để tổ chức cho phù hợp:
Trên biển có thể tổ chức khá nhiều các dịch vụ hiện có và các loại hình mới: lướt sóng, lặn xem san hô, câu cá, câu mực... để tạo sân chơi giữ chân du khách.
Liên kết với nhà văn hoá Huyện hoặc các trường phổ thông trung học phát triển loại hình văn hoá, văn nghệ theo yêu cầu của khách.
- Dịch vụ đồ lưu niệm: Các quầy hàng lưu niệm là mối quan tâm của nhiều du khách. Hầu hết khách đến Cát bà đều muốn có một món qùa đặc trưng làm đồ lưu niệm hoặc tặng người thân. Nguồn hàng có thể được cung cấp từ nơi khác nhưng nên khuyến khích các đặc sản của địa phương. Ngoài ra cũng có thể phát triển dịch vụ ươm cây giống để làm đồ lưu niệm như Cây Kim Giao cũng là một trong số các loài cây quý hiếm được nhiều người quan tâm...
+ Trong hoạt động liên doanh, liên kết
-Dựa trên các điều kiện tự nhiên sẵn có của Vườn, giới thiệu, quảng cáo và hướng dẫn thủ tục tiến hành, gợi ý phát triển các loại hình dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vào liên doanh, liên kết.
- Tiếp tục cùng các cơ quan chuyên môn tiến hành khảo sát, đánh giá đầy đủ về tự nhiên, môi trường trong phân khu phục hồi sinh thái. Tổ chức cho các doanh nghiệp thuê, khoán môi trường rừng để phát triển DLST, khi các doanh nghiệp có đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thoả thuận với các Doanh nghiệp liên doanh: Ngoài việc tự tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật; các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo tồn động thực vật cảnh quan, di lích lịch sử văn hoá trong khu vực. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, địa phương và VQG. Góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo các di tích văn hoá, lịch sử, các công trình phúc lợi trên địa bàn xã. Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và truyền thống văn hoá của địa phương, giúp đồng bào phát triển kinh tế, tăng thu nhập.
+ Trong tuyên truyền giáo dục và hướng nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp
- Muốn bảo tồn thì phải phát triển và ngược lại phát triển là để bảo tồn mà trong đó trách nhiệm bảo tồn là của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy tuyên truyền giáo dục, hướng nghiệp nông lâm, ngư nghiệp là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cần phải có sự đầu tư tích cực và lâu dài.
- Tích cực tuyên truyền, nâng cao dân trí trong việc bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái của VQG Cát Bà đối với cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch. Biên soạn và ban hành những nội quy, quy chế quy định cụ thể trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phối hợp chặt chẽ với UBDN huyện, chính quyền các xã có các điểm DLST, trong công tác quản lý, chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, phát triển ngành nghề, tạo sản phẩm hàng hoá phục vụ khách du lịch.
- Hướng dẫn kỹ thuật, gợi mở nhu cầu đầu tư, lôi kéo người dân tham gia vào hoạt động du lịch bằng các ngành nghề sẵn có để giúp người dân có công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống.
* Về phát triển thị trường (tiếp thị)
- VQG cần đầu tư cho những nghiên cứu chuyên đề về thị trường du lịch sinh thái để xác định rõ yếu tố “ cầu ” đối với loại hình du lịch, việc giải quyết các vấn đề này sẽ tạo cơ sở vững chắc cho các kế hoạch phát triển một cách bền vững. Có hiệu quả cả về kinh tế và xã hội.
- Có đầu tư thoả đáng cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái góp phần tạo thị trường đối với loại hình du lịch hấp dẫn này.
- VQG Cát Bà được xác định là cơ sở chính để phát triển hoạt động DLST nhằm nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phương, góp phần giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Dựa trên tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tại Vườn, Ban Quản lý VQG Cát Bà cần phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan nghiên cứu thực hiện quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển du lịch tại VQG Cát Bà để làm cơ sở cho việc phát triển các loại hình du lịch.
- Tích cực tuyên truyền, nâng cao dân trí trong việc bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái của VQG Cát Bà đối với cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch. Biên soạn và ban hành những nội quy, quy chế quy định cụ thể trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Xây dựng các tuyến đường mòn nội bộ, đường mòn thiên nhiên với hệ thống chỉ dẫn đầy đủ cả về số lượng và nội dung.
2. Đối với chính quyền các cấp
- Xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ đặc biệt là về kinh tế, quản lý, bảo tồn và tài chính, nhân lực, nhằm khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái có sẵn. Điều này cần được thể hiệc thông qua các Thông tư liên bộ giữa Bộ NN & PTNT, Bộ Tài Chính và Tổng Cục Du Lịch và UBND thành phố Hải Phòng về vấn đề này.
- Rà soát lại ranh giới các phân khu chức năng của VQG với ranh giới các vùng của khu dự trữ sinh quyển để tránh chồng chéo trong quản lý và đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
- Nên xây dựng chiến lược phát triển kinh tế địa phương ưu tiên cho phát triển DLST, dựa vào làm DLST là chính, vì với điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển DLST
- Duy trì các điểm thu trong trung tâm Vườn. Riêng khu vực vùng Vịnh Vườn cần liên kết với UBND Huyện lập đề án thu phí vùng Vịnh nhằm tăng nguồn thu, giảm phiền hà cho du khách khi tiến hành thu phí tại nhiều điểm. Về lâu dài có thể tăng lệ phí thăm quan cho phù hợp với thời giá hiện tại và đảm bảo lượng tải phù hợp của khu vực.
- Đối với các loại hình dịch vụ và liên doanh liên kết cần tạo một khung pháp lý cụ thể như việc cho thuê đất miễn thuế, hoặc tạo điều kiện vốn để xây dựng lại ngành nghề, hoặc mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm huyến khích để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà. Điều này đặc biệt có ý nghĩa bởi việc thu hồi vốn từ các dự án này thường dài và rủi ro cao.
- Xây dựng đô thị tại Cát Bà phải có quy hoạch tổng thể và quy hoạch đó phải hài hoà với điều kiện tự nhiên, sinh thái, cảnh quan của vùng. Đặc biệt nên chú trọng đến hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng , như vậy người dân có cơ hội tham gia hoạt động du lịch nhiều hơn và sức ép về cuộc sống của họ lên tài nguyên sẽ hạn chế hơn.
- Trong quá trình quy hoạch cho tiết cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chuyên gia du lịch và các chuyên gia ở những lĩnh vực liên quan đặc biệt với chính quyến địa phương và cộng đồng.
- Ngoài việc hợp tác với chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển DLST, điều quan trọng là phải đảm bảo về thủ tục hành chính để cho dự án có tính khả thi.
- Quảng bá trên quốc tế về di sản thế giới làm cơ sở cho ngành du lịch có tính cạnh tranh trên toàn cầu.
- Quy hoạch sử dụng đất để bảo đảm dành đủ các khu vực cho du lịch, bảo tồn và bảo vệ những khu đó khỏi bị ảnh hưởng do các ngành công nghiệp khác gây ra.
- Vừa kết hợp những chính sách, quy định của Nhà nước vừa kết hợp với những hương ước của địa phương nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục người dân và du khách tham gia tốt hơn trong công tác bảo vệ tài nguyên Đất - Rừng - Biển nơi đây.
3. Đối với người dân địa phương
- Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển du lịch sinh thái đối với phát triển bền vững tài nguyên và môi trường thông qua những chương trình giáo dục và tuyên truyền có tính xã hội.
- Nên hướng các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại vùng theo hướng nông nghiệp sinh thái, chú trọng phát triển các nhóm sản phẩm bản địa như: Cam Gia Luận, Gà Liên Minh, nước mắm Cát Hải, mật ong ...
- Khu Cát Bà còn rừng, động vật, thủy sản, đất nông nghiệp, còn rừng ngập mặn ... điều đó cũng đồng nghĩa với việc sự sống ở Cát Bà còn tồn tại. Do vậy trách nhiệm bảo vệ tài nguyên trước tiên thuộc về chính mỗi người dân đang sống trên đảo, cần phải hạn chế tối đa các hoạt động săn bắt thú rừng, khai thác cạn kiệt nguồn thủy sản.
- Chuyển sinh kế từ việc khai thác tài nguyên sang hướng bảo vệ tài nguyên và nuôi dưỡng thiên nhiên như: Tham gia các hoạt động du lịch, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sinh thái cộng tác với các cơ quan chức năng tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ biển, hỗ trợ nghiên cứu...
- Khôi phục duy trì và phát triển những bản sắc văn hoá của từng cộng đồng, không nên chạy theo lối sống thị trường. Hết sức cảnh giác với các vấn đề tệ nạn xã hội, sự dụ dỗ của các tập đoàn doanh nghiệp bán đất ...
- Thiết kế và xây dựng nơi ăn nghỉ cho du khách theo thiết kế nhà nghỉ sinh thái.
- Hướng dẫn kỹ thuật, gợi mở nhu cầu đầu tư, lôi kéo người dân tham gia vào hoạt động du lịch bằng các ngành nghề sẵn có để giúp người dân có công ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống.
4. Tiến trình thực hiện
Với một số giải pháp nêu trên thì VQG Cát Bà cũng như chính quyền các cấp không thể thực hiện trong một sớm, một chiều mà cần phải có lộ trình, kế hoạch thực hiện theo từng thơi gian cụ thể.
- Các giải pháp có tính chất cơ chế chính sách cần được chính quyền các cấp quan tâm sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái phát triển, đồng thời mở của thu hút các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Giải pháp về quảng cáo tiếp thị cùng cần sớm được triển khai nhưng đồng thời phải thực hiện liên tục trong qua trình thực hiện để du khách bốn phương đều được biết tới.
- Các chính sách đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, cải tạo các tuyến thăm quan, các điểm dịch vụ, mua sắm trang thiết bị cần thiết phải trang bị đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nhất của du khách.
- Vấn đề đào tạo cần được quan tâm như chuẩn bị nguồn nhân lực, kinh phí cho việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ...
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ngày nay, DLST như một hiện tượng và một xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người. Bởi nó là một dạng du lịch tự nhiên đưa ra những triển vọng nâng cao việc bảo tồn các giá trị của tự nhiên và phát triển cộng đồng địa phương. Theo ước tính tỷ lệ khách du lịch sinh thái chiếm khoảng 1/3 tổng số khách du lịch quốc tế năm 2008 (khoảng 190 triệu lượt). Xu thế phát triển du lịch sinh thái có ý thức đặc biệt với sự phát triển bền vững của du lịch trên quan điểm tài nguyên và môi trường. Nhiều nước trong khu vực rất quan tâm đến những giá trị văn hoá giáo dục và lợi ích kinh tế của hoạt động DLST ở các khu vực tự nhiên, dù với nhóm nhỏ hay các đoàn khách có tổ chức. Phần lớn các nước trong khu vực đã thiết lập và duy trì hệ thống các VQG với chức năng phát triển du lịch sinh thái mang lại những lợi ích về kinh tế, bảo tồn và giáo dục.
Sử dụng môi trường rừng hợp lý có hiệu quả để phát triển du lịch sinh thái sẽ tạo điều kiện cho du khách hoà nhập với thiên nhiên, tái tạo sức khoẻ và góp phần nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo tồn các giá trị văn hoá của địa phương.
Du lịch đang là thành phần kinh tế mũi nhọn của Huyện và Thành Phố. Vì vậy cần có các chính sách hỗ trợ giúp cho ngành du lịch còn non trẻ của Thành phố nói chung và Vườn quốc gia nói riêng có thể phát triển một cách bền vững.
2. Kiến nghị
* Đề nghị UBND thành phố Hải Phòng
Sớm xem xét phê duyệt đề án phát triển du lịch sinh thái tổng thể Vườn quốc gia Cát Bà.
Rà soát lại quy hoạch khu dự trữ sinh quyển để có chiến lược bảo tồn và phát triển một cách phù hợp nhất. Quy hoạch chi tiết khu nuôi trông thuỷ sản.
Đề ra chủ trương có tính chất định hướng phát triển tổng thể du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp. Giúp Vườn cũng như các doanh nghiệp hoạt động du lịch ổn định trên địa bàn.
Xem xét cho phép các doanh nghiệp có đề án chi tiết xin thuê, khoán môi trường rừng đặc dụng để phát triển DLST.
Hỗ trợ quy hoạch và xây dựng mạng lưới giao thông để đảm bảo giao thông thông suốt cả 4 mùa.
* Đề nghị UBND huyện Cát Hải
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với VQG Cát Bà xác định vị trí, quy mô các điểm có đủ điều kiện phát triển DU LịCH SINH THÁI để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lập đề án thu phí và quản lý vùng Vịnh Cát Bà-Lan Hạ.
* Đối với VQG
Cần phải tăng cường công tác phối hợp với địa phương, các ngành liên quan trong hoạt động mang tính chất cộng đồng: phát triển mạng lưới khuyến nông lâm cơ sở, tập huấn kỹ thuật về mô hình trồng cây ăn quả, hoa màu, cho người dân vay vốn để phát triển kinh tế và đào tạo nghề cho người dân,...Một số hoạt động ở tầm vĩ mô, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và các ngành chức năng: đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, bỗ sung kiện toàn nhân sự, thường xuyên mở các lớp đào tạo cho các cán bộ làm công tác du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thống kê dân số, lao động, nghề nghiệp, thu nhập huyện Cát Hải 12/2009. Hải Phòng
2. Báo cáo điều tra, khảo sát, dự báo tác động của hoạt động du lịch đến môi trường Vườn quốc gia Cát Bà của Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2008
3. Kreg Lindberg và các cộng sự (1999): dự án tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam. Hiệp hội du lịch sinh thái. Cục môi trường.
4. Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005 QH, ngày 29/11/2005 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường
5. Luật Đa dạng sinh học của Quốc hội khoá XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2009
6.Nghị quyết số 32/NQ-TƯ, ngày 5/8/2003 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH – HĐH, trong đó chỉ rõ Xây dựng Cát Bà thành trung tâm du lịch xứng tầm của cả nước và quốc tế
7.Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 27/01/2004 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng về việc “Xây dựng và phát triển huyện Cát Hải đến năm 2020”
8. TS. Phạm Trung Lương (1999): “Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”. Trang 7, Tuyển tập báo cáo hội thảo xây dựng dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam. IUCN, VNAT và ESCAP
9. Quyết định số 79-CP ngày 31/3/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thành lập VQG Cát Bà
10. Quyết định ngày 02/12/2004 của Tổ chức Văn hoá – Khoa học và Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà, Việt Nam
11. Quyết định số 1497/QĐ-UB, ngày 08/7/2005 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc Banh hành quy chế quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển Quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
12. Quyết định số 1070/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 5 năm 2006 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc thu phí tham quan VQG Cát Bà
13. Quyết định 186/2006/QĐ – TTg, ngày 14/8/2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng
14. Quyết định 104/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
15. Quyết định số 429/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2009 của UBND thành phố Hải Phòng về việc cho phép thành lập Trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc Vườn quốc gia Cát Bà
16. Tài liệu quy hoạch VQG Cát Bà – thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
17. Tài liệu quy hoạch tổng phát triển kinh tế xã hội huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
18. Brian P.Irwin ( 2001): “Du lịch sinh thái”. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (2001). Harvard Business School
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thống kê dân số, lao động, nghề nghiệp, thu nhập của người dân vùng đệm VQG
Stt
Xã, Thị trấn
Dân số
Lao động trong độ tuổi
Lao động trong các ngành kinh tế
Số hộ
Nhân khẩu
T.Đ Nữ
Tổng số
N.Nghiệp
Thuỷ sản
Công
nghiệp
Xây dựng
Thương nghiệp
Vận tải
Dịch vụ khác
Thu nhập BQ người/tháng (1000đ)
1
TT Cát Bà
3.223
11.050
5.558
6.451
5.480
1.550
250
220
2.550
350
560
1.200
2
Trân Châu
472
1.484
757
811
605
291
25
14
85
35
155
485
3
Xuân Đám
249
852
425
460
346
191
12
6
38
6
93
500
4
Gia Luận
218
651
363
364
264
160
5
4
25
10
60
465
5
Hiền Hào
124
357
176
200
151
70
2
4
25
4
46
430
6
Việt Hải
108
351
132
180
131
65
15
20
31
315
7
Phù Long
549
1.900
954
1.005
718
428
15
15
100
45
115
800
8
Tổng số
4.943
16.645
8.365
9.471
7.695
2.755
309
263
2.838
470
1.060
4.195
9
Phần %
100
Nguồn: Phòng thống kê huyện Cát Hải
Phụ lục 2: Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng đảo Cát Bà
Đơn vị tính: ha
TT
Kiểu thảm
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Phân bố
Tổng đất Lâm nghiệp
18,12
60
I
Thảm thực vật
15,510
52
1
Rừng nguyên sinh TX mưa ẩm trên núi đá vôi
1045,2
6
Tây Bắc, Chân Trâu, Gia Luận, Phù Long, Việt Hải
2
Rừng TS nghèo TX mưa ẩm trên núi đá vôi
4900,2
27
Trân Châu, Gia Luận, Việt Hải, Xuân Đám, Hiền Hào
3
Rừng TX mưa ẩm PH trên núi đá vôi
8,1
Trân Châu và Gia Luận
4
Rừng ngập nước trên thung núi đá vôi
3,6
Trung tâm VQG
5
Rừng phụ thứ sinh tre nứa PH sau nương rẫy
41,6
Việt Hải, Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận,
6
Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi
8016,7
45
Các khu vực có núi đá vôi
7
Trảng cây bụi, cây tái sinh trên núi đất
506,7
3
Trong và bao quanh khu vực VQG
8
Rừng trồng
355,4
2
Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào và Gia Luận
9
Rừng ngập mặn
632,5
4
Phù Long, Gia Luận
II
Núi đá trọc
2502,0
8
Các đỉnh, hoặc các phiến đá lớn (quanh VQG)
Nguồn: Quy hoạch VQG Cát Bà 2005
Phụ lục 3: Thành phần thực vật VQG Cát Bà
Ngành thực vật
Số họ
Số chi
Số loài
Thạch tùng (Lycopodiophyta)
2
3
6
Tháp bút (Equisetophyta)
1
1
1
Dương xỉ (Polypodiophyta)
16
32
63
Thông (Pinophyta)
6
13
29
Hạt kín (Angiospermae)
161
793
1,462
- Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
130
660
1,231
- Lớp Hành (Liliopsida)
31
133
231
Tổng số
186
842
1,561
Nguồn: Quy hoạch VQG Cát Bà 2005
Phụ lục 4: Thành phần loài động vật ghi nhận tại VQG Cát Bà
Lớp
Số bộ
Số họ
Số loài
SĐ/SĐ IUCN
Thú
8
18
53
9/6
Chim
16
46
160
1/0
Bò sát
2
15
45
11/1
Ếch nhái
1
5
21
1/0
Cộng
27
84
279
22/7
(Nguồn: Quy hoạch VQG Cát Bà 2005)
Phụ lục 5: Lực lượng quản lý tại VQG Cát Bà
TT
Lĩnh vực sự nghiệp
Hình thức quản lý
Nữ
Dân tộc ít người
Đảng viên
Độ tuổi
Lực lượng cán bộ (người)
Dưới 30 tuổi
Từ 30 đến 50 tuổi
Trên 50 tuổi
Tổng số
Trên ĐH
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
1
2
3
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
1
Vườn Quốc gia Cát Bà
Thuộc
Sở NN&
PTNT
14
0
30
5
76
0
81
2
25
3
42
9
Nguồn: Tổng hợp số liệu Thống kê chất lượng đội ngũ viên chức của VQG, 2009
Phụ lục 6: Diện tích các phân khu chức năng và vùng đệm của Vườn
TT
Tổng diện tích (ha)
Diện tích các phân khu (ha)
Diện tích
vùng đệm (ha)
1
BVNN 1
BVNN 2
BVNN 3
BVNN 4
BVNN 5
BVNN 6
PHST 1
PHST 2
PHST 3
PHST 4
HCDV
Vùng đệm 1
Vùng đệm 2
2
16.101,7
1.916,4
600
1.557,8
385,3
188,6
266,5
4.654,4
1.366,6
1.539,1
3.677
93,1
141,3
15.118,5
Tổng
16.101,7
4.914,6
11.094
93,1
15.259,8
Nguồn: số liệu thống kê tại VQG, 2009
Phụ lục 7: Phỏng vấn khách tham quan du lịch sinh thái VQG Cát Bà (20 phiếu) – (Kèm theo các phiếu phỏng vấn cụ thể)
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho hoạt động phát triển DLST VQG Cát Bà – TP Hải Phòng)
(DÀNH CHO KHÁCH THAM QUAN DU LỊCH)
THÔNG TIN CHUNG
Ngày .….. tháng 12 năm 2009
Địa điểm:……………………………………………………………….
Họ tên người thực hiện phỏng vấn: ..…………………………………………
Họ tên người được phỏng vấn: …………………………………..Giới tính…………
Tuổi:………………Nghề nghiệp:…………….……………………………………...
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1/ Tìm hiểu những hiểu biết của khách về du lịch sinh thái.
- Ông/bà hiểu như thế nào là đi DLST ?
+ Đi du lịch để được hòa mình vào thiên nhiên để tìm hiểu thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành. □
+ Thám hiểm những vùng đất hoang sơ, có phong cảnh, hang động đẹp và kỳ bí để tìm hiểu về thiên nhiên. □
+ Để được ngắm nhìn những loài động vật – thực vật hoang dã mà nơi ở của mình không có. □
+ Thăm quan, tìm hiểu những nét độc đáo về văn hóa, đời sống của con người sống gần thiên nhiên. □
+ Đi DLST là tìm hiểu thiên nhiên văn hoá bản địa, đồng thời tham gia góp phần bảo vệ môi trường bằng các hoạt động tích cực của mình đối với môi trường. □
2/ Hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Tại sao Ông/bà chọn VQG Cát Bà là địa điểm tham quan du lịch của mình?
+ Đây là một khu Dự trữ sinh quyển thế giới □
+ Cảnh quan thiên nhiên □
+ Hệ động, thực vật đặc trưng □
+ Có nhiều bãi tắm đẹp □
3/ Xây dựng và đề xuất các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Vườn quốc gia Cát Bà.
- Theo ông/bà muốn phát triển DLST tại đây thì VQG Cát Bà phải thực hiện như thế nào ?
+ Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng □
+ Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ □
+ Đẩy mạnh hoạt động tổ chức dịch vụ du lịch □
+ Khác □
- Đối với khách tham quan du lịch có những thái độ như thế nào để bảo vệ môi trường, cảnh quan ở đây ?
+ Không xã rác bừa bãi □
+ Không bẻ cây, hái cành □
+ Không gây tiếng ồn □
+ Khác □
- Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng các hoạt động du lịch thì cần thực hiện như thế nào ?
+ Thực hiện quy định của VQG □
+ Tiếp đón khách chu đáo, ân cần □
+ Nhà nghỉ tiện nghi, sạch sẽ □
+ Cách tổ chức tour phù hợp □
+ Khác □
4/ Cảm nhận của khách tham quan du lịch về VQG Cát Bà
- Xin cho biết cảm nhận của Ông/bà về khu du lịch Cát Bà như thế nào ?
Rất đẹp □ Đẹp □ Bình thường □ Khác □
- Theo ông bà đánh giá thì du lịch ở đây ơ đạt mức độ như thế nào
Tốt □ Khá □ Trung bình □ Kém □
- Thời gian lưu trú của Ông/bà là bao lâu?
1 – 3 ngày □ 4 – 6 ngày □ 7 – 10 ngày □ Nhiều hơn nữa □
- Phương tiện hay dịch vụ nào mà bạn cho rằng có thể nâng cao chất lượng trong chuyến tham quan của bạn ?
+ Nhà hàng, khách sạn □
+ Cảnh quan thiên nhiên □
+ Không khí trong lành □
+ Đường mòn giã ngoại □
+ Cách tổ chức tour phù hợp □
+ Các phương tiện khác □
- Nếu chúng tôi xây dựng các phương tiện và dịch vụ này bạn có sẵn sàng trả lệ phí cao hơn cho một chất lượng tham quan tốt hơn không?
Có □ Không □ Khác □
- Ông/bà ưa thích loại phương tiện nào cho chuyến tham quan du lịch của bạn đến Cát Bà ?
Chất lượng cao và đắt tiền □
Cơ bản và không đắt tiền □
Chất lượng và giá cả trung bình □
- Ông/bà thích quà lưu niệm gì trong chuyến đi của bạn ?
Đồ thủ công mỹ nghệ □
Sản phẩm được làm từ tài nguyên thiên nhiên □
Sách hướng dẫn tại địa điểm tham quan du lịch □
Các vật khác □
- Ông/bà có thích ăn những món ăn đặc sản tại nơi tham quan du lịch hay không? Nếu không, tại sao?
Có □ Không □
Kết quả phỏng vấn khách thăm quan
1/ Tìm hiểu những hiểu biết của khách về du lịch sinh thái.
Ông/bà hiểu như thế nào là đi DLST ?
Số hộ chọn
+ Đi du lịch để được hòa mình vào thiên nhiên để tìm hiểu thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành.
+ Thám hiểm những vùng đất hoang sơ, có phong cảnh, hang động đẹp và kỳ bí để tìm hiểu về thiên nhiên.
+ Để được ngắm nhìn những loài động vật – thực vật hoang dã mà nơi ở của mình không có.
+ Thăm quan, tìm hiểu những nét độc đáo về văn hóa, đời sống của con người sống gần thiên nhiên.
+ Đi DLST là tìm hiểu thiên nhiên văn hoá bản địa, đồng thời tham gia góp phần bảo vệ môi trường bằng các hoạt động tích cực của mình đối với môi trường.
15
18
10
9
11
2/ Hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà.
Tại sao Ông/bà chọn VQG Cát Bà là địa điểm tham quan du lịch của mình?
Số hộ chọn
+ Đây là một khu Dự trữ sinh quyển thế giới ?
+ Cảnh quan thiên nhiên ?
+ Hệ động, thực vật đặc trưng ?
+ Có nhiều bãi tắm đẹp ?
7
16
18
10
3/ Xây dựng và đề xuất các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Vườn quốc gia Cát Bà.
Theo ông/bà muốn phát triển DLST tại đây thì VQG Cát Bà phải thực hiện như thế nào ?
Số hộ chọn
+ Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
+ Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ
+ Đẩy mạnh hoạt động tổ chức dịch vụ du lịch
+ Khác
18
12
16
9
Đối với khách tham quan du lịch có những thái độ như thế nào để bảo vệ môi trường, cảnh quan ở đây ?
Số hộ chọn
+ Không xã rác bừa bãi
+ Không bẻ cây, hái cành
+ Không gây tiếng ồn
+ Khác
17
13
8
10
Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng các hoạt động du lịch thì cần thực hiện như thế nào ?
Số hộ chọn
+ Thực hiện quy định của VQG
+ Tiếp đón khách chu đáo, ân cần
+ Nhà nghỉ tiện nghi, sạch sẽ
+ Cách tổ chức tour phù hợp
+ Khác
19
15
15
17
7
4/ Cảm nhận của khách tham quan du lịch về VQG Cát Bà
Xin cho biết cảm nhận của Ông/bà về cảnh quan thiên nhiên khu du lịch Cát Bà như thế nào ?
Số người chọn
- Rất đẹp
- Đẹp
- Bình thường
- Khác
18
15
2
14
Theo ông bà đánh giá thì du lịch ở đây ơ đạt mức độ như thế nào?
Số người chọn
- Tốt
- Khá
- Trung bình
- Kém
19
16
1
-
Thời gian lưu trú của Ông/bà là bao lâu?
Số người chọn
- 1 – 3 ngày
- 4 – 6 ngày
- 7 – 10 ngày
- Nhiều hơn nữa
13
15
17
19
Phương tiện hay dịch vụ nào mà bạn cho rằng có thể nâng cao chất lượng trong chuyến tham quan của bạn ?
Số người chọn
- Nhà hàng, khách sạn
- Cảnh quan thiên nhiên
- Không khí trong lành
- Đường mòn giã ngoại
- Cách tổ chức tour phù hợp
- Các phương tiện khác
10
14
13
17
16
8
Nếu chúng tôi xây dựng các phương tiện và dịch vụ này bạn có sẵn sàng trả lệ phí cao hơn cho một chất lượng tham quan tốt hơn không?
Số người chọn
- Có
- Không
- Khác
18
3
15
Ông/bà ưa thích loại phương tiện nào cho chuyến tham quan du lịch của bạn đến Cát Bà ?
Số người chọn
- Chất lượng cao và đắt tiền
- Cơ bản và không đắt tiền
- Chất lượng và giá cả trung bình
7
14
19
Ông/bà thích quà lưu niệm gì trong chuyến đi của bạn ?
Số người chọn
- Đồ thủ công mỹ nghệ
- Sản phẩm được làm từ tài nguyên thiên nhiên
- Sách hướng dẫn tại địa điểm tham quan du lịch
- Các vật khác
14
18
17
15
Ông/bà có thích ăn những món ăn đặc sản tại nơi tham quan du lịch hay không ?
Số người chọn
- Có
- Không
- Khác
19
-
6
Phụ lục 8: Phỏng vấn người dân địa phương làm du lịch và các hoạt động du lịch các xã vùng đệm VQG Cát Bà (40 phiếu) – (Kèm theo các phiếu phỏng vấn cụ thể)
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho hoạt động phát triển DLST VQG Cát Bà – TP Hải Phòng)
(DÀNH CHO NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG)
THÔNG TIN CHUNG
Ngày .….. tháng 01 năm 2009
Địa điểm:……………………………………………………………….
Họ tên người thực hiện phỏng vấn: ..…………………………………………
Họ tên người được phỏng vấn: …………………………………..Giới tính…………
Tuổi:………………Nghề nghiệp:…………….……………………………………...
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1/ Nhận thức của người dân hiểu về DLST
- Ông/bà hiểu như thế nào là đi DLST ?
+ Đi du lịch để được hòa mình vào thiên nhiên để tìm hiểu thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành. □
+ Thám hiểm những vùng đất hoang sơ, có phong cảnh, hang động đẹp và kỳ bí để tìm hiểu về thiên nhiên. □
+ Để được ngắm nhìn những loài động vật – thực vật hoang dã mà nơi ở của mình không có. □
+ Thăm quan, tìm hiểu những nét độc đáo về văn hóa, đời sống của con người sống gần thiên nhiên. □
2/ Tham gia của người dân đối với các hoạt động DLST
- Xin cho biết VQG Cát Bà có những hoạt động nào cho người dân địa phương tham gia không? Nếu có thì đó là những hoạt động gì?
+ Hoạt động thuê khoán bảo vệ rừng □
+ Hoạt động cho vay vốn để cải thiện đời sống □
+ Hoạt động cho vay đất để phát triển ngành nông nghiệp □
+ Tham gia các hoạt động DLST □
+ Các hoạt động khác □
- Theo ông/bà những hoạt động này có thuận lợi cho gia đình hay không ?
Có □ không □ Khác □
- Ông/bà cho biết mục tiêu thành lập VQG Cát Bà là gì ?
+ Bảo vệ tài nguyên rừng □
+ Bảo tồn loài quý hiếm □
+ Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên □
+ Phát triển kinh tế xã hội của địa phương □
- Các hoạt động nào mà ông/bà biết VQG đang triển khai tại địa phương ?
+ Hoạt động QLBVR □
+ Hoạt động tuyên truyền □
+ Hoạt động du lịch □
+ Hoạt động nghiên cứu □
+ Khác □
- Theo ông/bà có những thuận lợi gì trong việc quản lý, bảo vệ VQG tại địa phương ?
+ Được người dân ửng hộ □
+ Được đầu tư phát triển kinh tế cho dân vùng đệm □
+ Người dân có ý thức bảo vệ rừng □
+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương □
+ Khác □
3/ Đề xuất của người dân đối với hoạt động DLST tại đây
- Ông/bà có kiến nghị gì về phát triển du lịch sinh thái nơi đây ?
+ Quản lý, bảo vệ rừng □
+ Tuyên truyền giáo dục □
+ Phát triển các dịch vụ □
+ Cải thiện cơ sở hạ tầng □
+ Khác □
1/ Nhận thức của người dân hiểu về DLST
Ông/bà hiểu như thế nào là đi DLST ?
Số hộ chọn
+ Đi du lịch để được hòa mình vào thiên nhiên để tìm hiểu thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành
+ Thám hiểm những vùng đất hoang sơ, có phong cảnh, hang động đẹp và kỳ bí để tìm hiểu về thiên nhiên
+ Để được ngắm nhìn những loài động vật – thực vật hoang dã mà nơi ở của mình không có
+ Thăm quan, tìm hiểu những nét độc đáo về văn hóa, đời sống của con người sống gần thiên nhiên
36
27
24
18
2/ Tham gia của người dân đối với các hoạt động DLST
Xin cho biết VQG Cát Bà có những hoạt động nào nổi bậc cho người dân địa phương tham gia không.
Số hộ chọn
+ Tham gia các hoạt động DLST
+ Hoạt động thuê khoán bảo vệ rừng
+ Hoạt động cho vay vốn để cải thiện đời sống
+ Hoạt động cho vay đất để phát triển ngành nông nghiệp
+ Các hoạt động khác
38
22
7
6
12
Theo ông/bà những hoạt động này có thuận lợi cho gia đình hay không ?
Số hộ chọn
+ Có
+ không
+ Khác
38
4
5
Ông/bà cho biết mục tiêu thành lập VQG Cát Bà là gì ?
Số hộ chọn
+ Bảo vệ tài nguyên rừng
+ Bảo tồn loài quý hiếm
+ Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
+ Phát triển kinh tế xã hội của địa phương
36
4
18
21
Các hoạt động nào mà ông/bà biết VQG đang triển khai tại địa phương ?
Số hộ chọn
+ Hoạt động QLBVR
+ Hoạt động tuyên truyền
+ Hoạt động du lịch
+ Hoạt động nghiên cứu
+ Khác
23
19
37
14
10
Theo ông/bà có những thuận lợi gì trong việc quản lý, bảo vệ VQG tại địa phương ?
Số hộ chọn
+ Được người dân ủng hộ
+ Được đầu tư phát triển kinh tế cho dân vùng đệm
+ Người dân có ý thức bảo vệ rừng
+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương
+ Khác
38
33
34
25
12
3/ Đề xuất của người dân đối với hoạt động DLST tại đây
Ông/bà có kiến nghị gì về phát triển du lịch sinh thái nơi đây ?
Số hộ chọn
+ Quản lý, bảo vệ rừng
+ Tuyên truyền giáo dục
+ Phát triển các dịch vụ
+ Cải thiện cơ sở hạ tầng
+ Khác
21
24
34
27
17
Phụ lục 9: Phỏng vấn cán bộ VQG Cát Bà (20 phiếu) – (Kèm theo các phiếu phỏng vấn cụ thể).
PHIẾU PHỎNG VẤN
(Tìm hiểu tiềm năng, thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho hoạt động và phát triển du lịch tại VQG Cát Bà)
(DÀNH CHO CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VQG/KBTTN)
THÔNG TIN CHUNG
Ngày … tháng 01 năm 2009
Địa điểm: .…………………………………………………………………….
Họ tên người thực hiện phỏng vấn: ..…………………………………………
Họ tên người được phỏng vấn: ………………………………..……………..
Tuổi:………………Chức vụ/Nghề nghiệp:……………. …………………
Trình độ: ………………………………… Giới tính: nam/nữ………………………
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
I. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1/ Theo Anh/chị các tài nguyên còn nguyên vẹn hay đang bị đe doạ là do?
- Du lịch □
- Chặt cây □
- Du canh du cư □
- Săn bắt trộm □
- Khác □
2/ Đặc điểm/ động vật hoang dã nào trong VQG Cát Bà hấp dẫn du khách nhất trong hiện tại và tương lai?
- Voọc đầu trắng □
- Khỉ lông vàng □
- Sơn dương □
- Chim cao cát □
- Loài khác □
3/ Có địa điểm nào trong số này có tài nguyên thiên nhiên dễ bị tổn thương không?
Có □ Không □ khác □
Theo Anh/chị các tài nguyên còn nguyên vẹn hay đang bị đe doạ là do?
Số người chọn
- Du lịch
- Chặt cây
- Du canh du cư
- Săn bắt trộm
- Khác
Đặc điểm/ động vật hoang dã nào trong VQG Cát Bà hấp dẫn du khách nhất trong hiện tại và tương lai?
Số người chọn
- Voọc đầu trắng □
- Khỉ lông vàng □
- Sơn dương □
- Chim cao cát □
- Loài khác
Có địa điểm nào trong số này có tài nguyên thiên nhiên dễ bị tổn thương không?
Số người chọn
- Có
- Không
- Khác
Đã có những cố gắng nào trong việc ước tính tác động của du lịch lên những tài nguyên không?
Số người chọn
- Có
- Không
- Khác
4/ Đã có những cố gắng nào trong việc ước tính tác động của du lịch lên những tài nguyên không?
Có □ Không □ khác □
II. THÔNG TIN MỨC ĐỘ THAM QUAN
1/ Có một hệ thống nào ghi lại những số liệu thống kê về du khách đến VQG không?
Có □ Không □ khác □
2/ Số người đến VQG mỗi năm là bao nhiêu? (ước lượng nếu không có số liệu, cho biết nếu con số là ước lượng)
- Dưới 32.000 □
- 35.000 – 46.000 □
- 61.000 – 65.000 □
- Trên 65.000 □
3/ Tỷ lệ giữa khách nước ngoài và người trong nước là gì?
- Thu nhập cá nhân □
- Thời gian đi lại □
- Khám phá thiên nhiên □
- Khác □
4/ Các tài liệu dân số khác về du khách? (tên, quốc tịch,...)
Có □ Không □ khác □
5/ Mùa nào là mùa du lịch cao điểm?
- Xuân □
- Hạ □
- Thu □
- Đông □
6/ Du khách tiêu tiền nhiều nhất ở đâu trong VQG?
Quầy hàng lưu niệm □
Căn tin □
Khác □
7/ Các hình thức quảng cáo và tiếp thị đã được dùng để thu hút du khách?
- Tờ rơi, pano, áp phích… □
- Phát thanh, truyền hình □
- Hình thức khác □
8/ Thị trường hiện tại và tương lai của VQG?
- Khách địa phương □
- Khách nước ngoài phổ thông □
- Khách nước ngoài giàu có □
- Những người khác □
Có một hệ thống nào ghi lại những số liệu thống kê về du khách đến VQG không?
Số người chọn
- Có
- Không
- Khác
17
4
2
Số người đến VQG mỗi năm là bao nhiêu? (ước lượng nếu không có số liệu, cho biết nếu con số là ước lượng)
Số người chọn
- Dưới 32.000
- 35.000 – 46.000
- 61.000 – 65.000
- Trên 65.000
8
15
18
9
Tỷ lệ giữa khách nước ngoài và người trong nước là gì?
Số người chọn
- Thu nhập cá nhân
- Thời gian đi lại
- Khám phá thiên nhiên
- Khác
17
14
11
9
Các tài liệu dân số khác về du khách? (tên, quốc tịch,...)
Số người chọn
- Có
- Không
- Khác
19
5
3
Mùa nào là mùa du lịch cao điểm?
Số người chọn
- Xuân
- Hạ
- Thu
- Đông
5
19
10
2
Du khách tiêu tiền nhiều nhất ở đâu trong VQG?
Số người chọn
Quầy hàng lưu niệm
Căn tin
Khác
17
13
10
Các hình thức quảng cáo và tiếp thị đã được dùng để thu hút du khách?
Số người chọn
- Tờ rơi, pano, áp phích…
- Phát thanh, truyền hình
- Internet
- Hình thức khác
17
13
16
7
Thị trường hiện tại và tương lai của VQG?
Số người chọn
- Khách địa phương
- Khách nước ngoài phổ thông
- Khách nước ngoài giàu có
- Những người khác
17
11
12
14
III. CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA VQG
1/ Liệt kê các hạ tầng cơ sở của VQG.
- Trung tâm đón khách □
- Đường mòn □
- Phòng nghỉ □
- Cửa hàng lưu niệm □
- Nhà nghỉ □
2/ Các phương tiện này có được sử dụng thường xuyên không?
Có □ Không □ Khác □
3/ Các tiện nghi này là của cơ quan tổ chức nào?
- Vườn quốc gia □
- Doanh nghiệp □
- Những người khác □
4/ Những phương tiện phục vụ/ hạ tầng cơ sở nào góp phần giáo dục môi trường cho du khách?
- Bảng giải thích cạnh đường mòn □
- Tờ bướm thông tin trong khu đón khách □
- Băng hình □
- Phương tiện khác □
5/ Những phương tiện/ hạ tầng cở sở nào trong Vườn đóng góp tài chính cho VQG?
- Cửa hàng lưu niệm □
- Nhà hàng □
- Nhà nghỉ □
- Khác □
6/ Những tiện nghi/ hạ tầng cơ sở nào trong VQG góp phần về tài chính cho cư dân xung quanh?
Cửa hàng lưu niệm □
Nhà hàng □
Nhà nghỉ □
- Khác □
Liệt kê các hạ tầng cơ sở của VQG?
Số người chọn
- Trung tâm đón khách
- Đường mòn
- Phòng nghỉ
- Cửa hàng lưu niệm
- Nhà nghỉ
18
9
12
9
17
Các phương tiện này có được sử dụng thường xuyên không?
Số người chọn
- Có
- Không
- Khác
20
-
6
Các tiện nghi này là của cơ quan tổ chức nào?
Số người chọn
- Vườn quốc gia
- Doanh nghiệp
- Những người khác
19
6
3
Những phương tiện phục vụ/ hạ tầng cơ sở nào góp phần giáo dục môi trường cho du khách?
Số người chọn
- Bảng giải thích cạnh đường mòn
- Tờ bướm thông tin trong khu đón khách
- Băng hình
- Phương tiện khác
17
11
8
12
Những phương tiện/ hạ tầng cở sở nào trong Vườn đóng góp tài chính cho VQG?
Số người chọn
- Cửa hàng lưu niệm
- Nhà hàng
- Nhà nghỉ
- Khác
16
19
17
8
Những tiện nghi/ hạ tầng cơ sở nào trong VQG góp phần về tài chính cho cư dân xung quanh?
Số người chọn
- Cửa hàng lưu niệm
- Nhà hàng
- Nhà nghỉ
- Khác
19
6
9
14
VI. NHÂN SỰ CỦA VƯỜN
1/ Có bao nhiêu nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch?
- 1 – 3 □
- 4 – 6 □
- 7 – 9 □
- Tất cả □
2/ Công việc của họ là gì?
- Tiếp, đón khách □
- Hướng dẫn khách □
- Phục vụ ăn uống □
- Khác □
3/ Các nhân viên của Vườn đã được tập huấn như thế nào để phục vụ du lịch?
- Dài hạn □
- Ngắn hạn □
4/ Số lượng nhân viên VQG có đủ cho mức độ du lịch không?
- Có □
- Không □
Có bao nhiêu nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch?
Số người chọn
- 1 – 3
- 4 – 6
- 7 – 9
- Tất cả
9
12
15
18
Công việc của họ là gì?
Số người chọn
- Tiếp, đón khách
- Hướng dẫn khách
- Phục vụ ăn uống
- Khác
17
13
11
9
Các nhân viên của Vườn đã được tập huấn như thế nào để phục vụ du lịch?
Số người chọn
- Dài hạn
- Ngắn hạn
17
15
Số lượng nhân viên VQG có đủ cho mức độ du lịch không?
Số người chọn
- Có
- Không
14
10
V. PHƯƠNG DIỆN NHÀ NƯỚC: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH VÀ NGÂN SÁCH
1/ Có hoạt động du lịch trong kế hoạch quản lý VQG. Nó có hiệu quả không?
Rất hiệu quả □ Hiệu quả □ Không hiệu quả □
2/ Vườn có được phân vùng cho các hoạt động khác nhau không?
- Có □
- Không □
3/ Có một hệ thống thu lệ phí vào cửa các Vườn không?
- Có □
- Không □
4/ Thu nhập từ hệ thống thu lệ phí được đưa vào đâu?
- Ngân sách Nhà nước
- Giữ lại ở Vườn
- Khác
5/ Nguồn kinh phí này có đủ cho hoạt động quản lý du lịch hiện tại không?
- Rất đủ
- Đủ
- Thiếu
Có hoạt động du lịch trong kế hoạch quản lý VQG. Nó có hiệu quả không?
Số người chọn
- Rất hiệu quả
- Hiệu quả
- Không hiệu quả
16
18
4
Vườn có được phân vùng cho các hoạt động khác nhau không?
Số người chọn
- Có
- Không
17
2
Có một hệ thống thu lệ phí vào cửa các Vườn không?
Số người chọn
- Có
- Không
20
0
Thu nhập từ hệ thống thu lệ phí được đưa vào đâu?
Số người chọn
- Ngân sách Nhà nước
- Giữ lại ở Vườn
- Khác
2
19
9
Nguồn kinh phí này có đủ cho hoạt động quản lý du lịch hiện tại không?
Số người chọn
- Rất đủ
- Đủ
- Thiếu
5
17
7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sức chứa của các Vườn quốc gia trong DLST.doc