Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam

Trong thời gian gần đây, giá vàng trên thế giới không ngừng biến động gây ra những tác động không nhỏ tới thị trƣờng vàng. Tại thị trƣờng trong nƣớc, giá vàng cũng liên tục dao động. Chính phủ đề ra hàng loạt biện pháp nhằm bình ổn thị trƣờng vàng trong nƣớc nhƣ hạn ngạch nhập khẩu vàng, tăng, giảm thuế suất xuất, nhập khẩu vàng, xóa bỏ sàn vàng, tuy nhiên những chính sách trên đều chƣa thực sự hiệu quả. Vì vậy, đến cuối tháng 2/2011, Nhà nƣớc đã ra Nghị quyết 11 NQ-CP về chống lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, trong đó có chính sách cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do. Khi đƣa ra chính sách này, Nhà nƣớc mong muốn ổn định thị trƣờng vàng trong nƣớc, tránh tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, định hƣớng ngƣời dân thay đổi thói quen tích trữ, nâng cao vị thế đồng nội tệ. Trên thực tế, tuy chính sách chƣa hoàn thiện nhƣng những thông tin về chính sách cũng nhƣ các bản dự thảo đã gây ra những tác động nhất định đối với thị trƣờng vàng Việt Nam nói chung và từng chủ thể tham gia thị trƣờng nói riêng.

pdf90 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất lƣợng sản phẩm, gây thiệt thòi cho ngƣời dân. Nếu chỉ cho phép ngƣời dân bán nhƣng không đƣợc mua vàng miếng thì kỳ vọng ngƣời dân bán vàng cho Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ không cao. Đồng thời, nếu xử lý chính sách không đồng bộ thì đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng áp lực lạm phát. Các thƣơng hiệu vàng miếng của Việt Nam đã, đang đƣợc giao dịch tại phần lớn các thị trƣờng trong khu vực nhƣ Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Lào… Nếu cấm kinh doanh vàng miếng, thì sẽ làm giảm uy tín thƣơng hiệu quốc gia về vàng miếng của Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế, mà các thƣơng hiệu này là kết quả phấn đấu của các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong hàng chục năm qua”, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam nhấn mạnh. Cũng theo hiệp hội, trên thế giới, việc giao dịch mua bán vàng miếng diễn ra bình thƣờng, không có quy định nào hạn chế hay cấm loại hình giao dịch này. Điển hình là việc Trung Quốc khuyến khích ngƣời dân có khả năng, điều kiện nên mua vàng miếng 62 tích trữ. Số lƣợng vàng miếng tiêu thụ của Trung Quốc đã tăng 70% trong năm 2010, đạt mức cao kỷ lục 179,9 tấn. Tại Việt Nam, thời gian qua, các chủ thể kinh doanh vàng miếng đã tăng lên một cách nhanh chóng, chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể. Để tránh tạo ra cú sốc cho thị trƣờng và ảnh hƣởng tới tâm lý của ngƣời dân, hiệp hội kiến nghị trƣớc mắt Chính phủ không nên cấm hoàn toàn hoạt động kinh doanh vàng miếng mà nên quy định điều kiện kinh doanh, góp phần giảm bớt các cửa hàng, hộ kinh doanh vàng cá thể. Theo Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, các doanh nghiệp đƣợc phép kinh doanh vàng miếng cần đáp ứng một số điều kiện nhƣ: Giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cấp; vốn pháp định tối thiểu 30 tỷ đồng; doanh thu trong 2 năm gần nhất là 500 tỷ đồng trở lên… Khi nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, sức mua của tiền đồng tăng, sở giao dịch vàng quốc gia đƣợc hình thành, chắc chắn giao dịch vàng miếng trên thị trƣờng sẽ dần đƣợc thu hẹp theo định hƣớng của Chính phủ và xu hƣớng hội nhập quốc tế. Hiệp hội cho rằng giải pháp kinh tế này chắc chắn sẽ thực hiện đƣợc mục tiêu của Chính phủ về quản lý vàng miếng. Cuối cùng, sau 20 lần dự thảo, bản dự thảo cuối cùng về nghị định quản lý kinh doanh vàng miếng đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc gửi tới một số bộ, ngành, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề từ cuối tuần qua, ít ngày trƣớc hạn chót phải trình Chính phủ để thông qua. Theo dự thảo này, quyền mua bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân vẫn đƣợc thừa nhận, chứ không quy định theo kiểu giao dịch một chiều (chỉ bán mà không đƣợc mua) nhƣ ý tƣởng đƣa ra trƣớc đây. Tuy nhiên, các giao dịch này phải thực hiện tại ngân hàng và doanh nghiệp đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp phép kinh doanh, mua bán vàng 63 miếng. Mua bán vàng miếng với những đối tƣợng không có giấy phép sẽ đƣợc coi là vi phạm pháp luật. Đặc biệt, việc sử dụng vàng làm phƣơng tiện thanh toán cũng đƣợc cho là hành vi vi phạm. Quy định này đƣợc đƣa ra nhằm hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế hiện nay, khi nhiều giao dịch giá trị lớn nhƣ nhà đất đƣợc các bên thanh toán hoặc tính theo vàng. Phần lớn các nguyên tắc chung về quản lý hoạt động kinh doanh vàng vẫn đƣợc duy trì sau nhiều lần dự thảo. Theo đó, kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt động hạn chế kinh doanh. Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng phải đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp giấy phép theo các điều kiện nhất định, chứ không tự do nhƣ hiện nay. Trong khi đó, sản xuất, gia công và mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân phải thành lập doanh nghiệp và đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh vàng khác, ngoài vàng miếng và trang sức mỹ nghệ, cũng bị hạn chế, chỉ đƣợc triển khai khi Thủ tƣớng cho phép và đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp phép theo quy định. Trong bản dự thảo mới, quan điểm về sản xuất vàng miếng đã có sự thay đổi đáng kể, mở cơ hội cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện đƣợc sản xuất vàng miếng chứ không cấm hoàn toàn. Tại các dự thảo cũ, sản xuất vàng miếng đƣợc quy định nhƣ một hoạt động độc quyền, do Ngân hàng Nhà nƣớc tổ chức thực hiện. Nhƣng dự thảo cuối cùng đƣa ra hai phƣơng án, Ngân hàng Nhà nƣớc tổ chức sản xuất hoặc cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng. Trong trƣờng hợp cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất, Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ quy định trình tự, thủ tục, số lƣợng doanh nghiệp đƣợc sản xuất gia công vàng miếng trong từng thời kỳ để quản lý chặt chẽ hoạt động này. 64 Hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu đƣợc quy định theo hƣớng hạn chế xuất khẩu trong khi nhập khẩu sẽ phải tuân theo những điều kiện khắt khe. Theo đó, ngoài Ngân hàng Nhà nƣớc, chỉ các doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng mới đƣợc cấp phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác đƣợc. Với hoạt động nhập khẩu, giấy phép chỉ đƣợc cấp cho một số doanh nghiệp sản xuất trang sức, mỹ nghệ phục vụ thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu, doanh nghiệp đầu tƣ khai thác vàng ở nƣớc ngoài có nhu cầu nhập số vàng đã khai thác về nƣớc... Nghị định về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc xây dựng theo chỉ đạo Chính phủ đƣa ra từ đầu năm nay. Tại Nghị quyết số 11 ban hành ngày 24/2 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hƣớng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do; ngăn hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Trong quá trình soạn thảo, đã có ý kiến đề xuất xóa hoàn toàn hoạt động sản xuất vàng miếng, chỉ cho phép ngƣời dân bán mà không đƣợc mua vàng miếng trên thị trƣờng. Theo kế hoạch, dự thảo Nghị định sẽ phải hoàn tất khâu lấy ý kiến các bên và trình Chính phủ chậm nhất trong tháng 6. Hiện cả nƣớc có gần 10.000 điểm kinh doanh vàng miếng với 8 thƣơng hiệu vàng miếng có tên tuổi đang lƣu thông trên thị trƣờng. 4. Đánh giá tác động của chính sách vàng miếng đối với thị trƣờng Nhìn chung, chính sách cấm kinh doanh vàng miếng của chính phủ đã có một số tác động nhất định đến thị trƣờng vàng hiện nay. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đối với ngƣời dân, nhà đầu tƣ cũng nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn và nhỏ. Tuy nhiên tùy theo đối tƣợng mà tác động của chính sách này là tiêu cực hay tích cực, đƣợc ủng hộ hay bị phản đối. Đối với ngƣời dân, nhà đầu tƣ và các cửa hàng buôn bán vàng nhỏ thì 65 chính sách này có ảnh hƣởng khá mạnh mẽ. Một số lƣợng ngƣời dân và nhà đầu tƣ đã dừng việc giao dịch vàng miếng, chuyển sang việc mua bán vàng trơn hay vàng trang sức hay chuyển sang các kênh đầu tƣ khác nhƣ đô la, bất động sản, chứng khoán….Còn một số ngƣời đã nắm giữ vàng miếng trong tay từ trƣớc khi có chính sách này thì lại mất công đi thuê thợ kim hoàn để đánh vàng miếng sang vàng trơn hay nhẫn, lắc, vòng vàng. Điều này làm tăng doanh thu vàng trơn, vàng nữ trang một cách đáng kể. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn nhƣ SJC còn mở hẳn một xƣởng chế tác vàng nữ trang để phục vụ nhu cầu của ngƣời dân. Tuy nhiên cũng chính vì lí do này mà doanh thu vàng miếng ở các doanh nghiệp kinh doanh vàng bị giảm đi đáng kể. Nhiều cửa hàng kinh doanh vàng nhỏ đã và đang có nguy cơ phải đóng cửa vì tình hình buôn bán ảm đạm này. Vì vậy, ngƣời dân, nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp kinh doanh vàng nhỏ chủ yếu không ủng hộ chính sách này của chính phủ vì nó ảnh hƣởng tới lợi ích của họ nhiều nhất. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn nhƣ SJC, Bảo Tín Minh Châu….thì lại tỏ quan điểm ủng hộ chính sách này nếu nó đƣợc áp dụng một cách triệt để. Trên thực tế, dù doanh thu của những doanh nghiệp này có bị giảm nhƣng cũng không ảnh hƣởng gì nhiều tới tình hình kinh doanh của họ, ngƣợc lại nếu xét về lâu dài thị chính sách này còn mang lại lợi ích cho họ. Nhà nƣớc sẽ chỉ định một số đầu mối lớn để thu mua vàng miếng của ngƣời dân để gia công sang các mặt hàng vàng khác hoặc bán lại cho ngân hàng nhà nƣớc, và đƣơng nhiên những doanh nghiêp lớn này sẽ đƣợc chọn. Trƣớc tình hình trên thị trƣờng vàng có nhiều luồng ý kiến trái chiều và những biến động không theo dự đoán của nhà nƣớc nhƣ thế, vào ngày 20/6/2011 vừa rồi, bản dự thảo cuối cùng về chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đã đƣợc đƣa ra. Theo đó, ngƣời dân và các doanh nghiệp vẫn đƣợc phép mua bán vàng miếng với điều kiện đƣợc nhà nƣớc cấp phép. Bản dự thảo này cho thấy quan điểm của nhà nƣớc về việc cấm kinh doanh vàng miếng đã đƣợc nới lỏng ra và đã có một số điều chỉnh nhất định để phù hợp hơn với thị trƣờng vàng ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu bản dự thảo này đƣợc chính thức áp dụng thì ngƣời đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất vẫn là các doanh nghiệp kinh 66 doanh vàng lớn nhƣ Bảo Tín Minh Châu, SJC, Ngân hàng Á Châu, tổng công ty vàng Agribank…,.các doanh nghiệp nhỏ khác cũng tƣơng đối “dễ thở” ,ngƣời dân và các nhà đầu tƣ cũng đỡ hoang mang hơn. Điều này đƣợc thể hiện rõ nhất qua việc giá vàng miếng từ khi bản dự thảo này đƣợc đƣa ra có xu hƣớng tăng trên thị trƣờng. Giá vàng trong nƣớc cũng đã theo sát hơn so với giá vàng trên thị trƣờng thế giới. Những chuyển biến này là nhờ những thay đổi tích cực trong bản dự thảo cuối cùng về chính sách cấm kinh doanh vàng miếng của Chính phủ. Tuy nhiên bên cạnh những ƣu điểm nhƣ bình ổn thị trƣờng vàng, quy các doanh nghiệp kinh doanh vàng về một mối quản lý tập trung, thì bản dự thảo vẫn tồn tại một số hạn chế. Khi đƣa ra chính sách này, mục tiêu đầu tiên của Chính phủ là giảm thiểu lạm phát, định hƣớng ngƣời dân thay đổi thói quen tích trữ vàng, tuy nhiên chính sách này vẫn chƣa giải quyết đƣợc tận gốc những vấn đề trên. Chính vì vây, Chính phủ cần phải theo dõi sát sao những biến động trên thị trƣờng để kịp thời điều chỉnh và đƣa ra những định hƣớng để chính sách phù hợp với thị trƣờng vàng Việt Nam, cũng nhƣ đƣa ra đƣợc những chính sách hiệu quả hơn trong dài hạn. 67 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BÌNH ỔN THỊ TRƢỜNG VÀNG TRONG NƢỚC I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH CẤM KINH DOANH VÀNG MIẾNG TRÊN THỊ TRƢỜNG TỰ DO Sau khi nghiên cứu về thị trƣờng vàng trong nƣớc cũng nhƣ thế giới trong 5 năm trở lại đây, đồng thời tìm hiểu tác động của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng đối với các cá nhân nói riêng và xã hội nói chung, chúng tôi cho rằng việc đề ra chính sách này là chƣa thực sự hợp lý. Theo nghị quyết 11 NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011, việc cấm kinh doanh vàng miếng nằm trong nhóm các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, nhƣng trên thực tế, việc tích trữ cũng nhƣ giao dịch vàng miếng trên thị trƣờng tự do chỉ có tác động rất nhỏ, không phải là nguyên nhân chính gây ra lạm phát. Để làm rõ vấn đề này, trƣớc hết có thể đi vào tìm hiểu sơ lƣợc về nguyên nhân của lạm phát. Có thể kể ra đây một số nguyên nhân chính gây ra lạm phát nhƣ sau: lạm phát tiền tệ, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do cầu kéo, lạm phát kỳ vọng,… - Lạm phát tiền tệ: trong vòng 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn thấp hơn tốc độ tăng trƣởng của lƣợng cung tiền, khi cung tiền tăng quá mức hấp thụ của nền kinh tế thì lạm phát sẽ xảy ra. - Lạm phát do cầu kéo: kể từ khi nƣớc ta gia nhập WTO vào năm 2006, vốn đầu tƣ vào nƣớc ta không ngừng tăng lên, nhu cầu về vật tƣ, trang thiết bị cũng theo đó tăng lên. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng tăng lên mạnh mẽ, nhu cầu nhập khẩu về lƣơng thực thực phẩm của các quốc gia trên thế giới tăng lên khiến cho giá xuất khẩu tăng. Tuy nhiên, nguồn cung trong nƣớc không đáp ứng kịp cho nhu cầu xuất khẩu. Tổng hợp những tác động trên đã đẩy giá hàng tiêu dùng, lƣơng thực thực phẩm trong nƣớc lên cao. Thực tế là năm 2008, 68 chỉ số giá bình quân của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 36.6% so với năm 2007, trong đó chỉ số giá lƣơng thực đã tăng đến 49.1%. - Lạm phát do chi phí đẩy: chi phí ở đây là những chi phí đầu vào nhƣ nguyên nhiên liệu, tiền lƣơng, cƣớc vận tải,…. Việc tăng những chi phí này đã đẩy chi phí của những sản phẩm đầu ra lên cao. Trong một số lĩnh vực độc quyền xăng dầu, than đá,…, việc quản lý chƣa hiệu quả cũng góp phần làm tăng chi phí. Bên cạnh đó, lạm phát do chi phí đẩy còn bị ảnh hƣởng bởi giá nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào, vì khi giá thế giới tăng thì giá nhập khẩu cũng tăng theo, làm chi phí sản xuất cũng bị đẩy lên. Thực tế là trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục nhập siêu và Nhà nƣớc đã phải đƣa ra rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này cũng nhƣ tác động của nó đối với nền kinh tế. - Lạm phát kỳ vọng: nguyên nhân chủ yếu của lạm phát kỳ vọng chính là yếu tố tâm lý. Khác với nhiều nƣớc trên thế giới, ở Việt Nam, ngƣời dân có tâm lý bầy đàn khá cao, và tâm lý của đám đông có ảnh hƣởng rất lớn đối với hành vi của ngƣời dân. Thực tế là khi Chính phủ điều chỉnh mức lƣơng cơ bản thì hàng loạt giá cả của các mặt hàng đều tăng theo với tốc độ lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng lƣơng. Sự gia tăng giá cả của hàng loạt mặt hàng đã khiến cho ngƣời dân có tâm lý bất an, từ đó họ tăng cƣờng tích trữ hàng hóa, tài sản khiến cung không đáp ứng đủ cầu, từ đó gây ra lạm phát. Ngoài ra, trong một số thị trƣờng, hiện tƣợng đầu cơ cũng góp phần không nhỏ đẩy giá hàng hóa lên cao, dẫn đến tình trạng lạm phát. Bên cạnh những nguyên nhân trên, lạm phát còn có thể đƣợc gây ra bởi một số nguyên nhân khác. Nhƣng nhìn chung, lạm phát thể hiện sự mất giá của đồng tiền, việc ngƣời dân tích trữ vàng thực chất chỉ do sự bất an về tâm lý khi thấy đồng nội tệ bất ổn và không còn là phƣơng tiện an toàn, đảm bảo cho tài sản của họ. Rõ ràng việc giá trị của đồng nội tệ không đƣợc đảm bảo mới là một trong những nguyên nhân chính gây ra lạm phát và vàng chỉ là một trong những phƣơng tiện cất trữ, đảm bảo an toàn cho tài sản. Thực tế là ngƣời dân dự trữ vàng miếng hay vàng dƣới 69 hình thức nào cũng không gây ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế. Tuy giá vàng tăng cũng làm ảnh hƣởng đến chỉ số giá cả nói chung, nhƣng vàng không phải là nguyên nhân gây ra sự mất giá của đồng nội tệ, càng không phải nguyên nhân chủ yếu của lạm phát. Có thể thấy việc đề ra chính sách cấm kinh doanh vàng miếng là chƣa thực sự hợp lý, vì chƣa thể giải quyết đƣợc tận gốc vấn đề lạm phát. Ngoài ra, chính sách này còn bộc lộ khá nhiều thiếu sót. Thứ nhất, việc thực thi chính sách này sẽ khiến cho một bộ phận ngƣời lao động tham gia vào thị trƣờng vàng miếng bị ảnh hƣởng, thậm chí là thất nghiệp. Điều đầu tiên có thể nhận thấy đó là sự sụt giảm doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Dựa trên kết quả điều tra, khảo sát, có thể thấy hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng đều bị ảnh hƣởng, đặc biệt là các cửa hàng vàng nhỏ. Khác với những doanh nghiệp lớn vẫn có cơ hội đƣợc Nhà nƣớc cấp phép kinh doanh vàng miếng khi chính sách đƣợc đi vào triển khai cụ thể, các doanh nghiệp, cửa hàng vàng nhỏ không có khả năng đáp ứng những yêu cầu do Nhà nƣớc đƣa ra phải chấp nhận ngừng kinh doanh vàng miếng, chuyển sang các loại vàng vật chất khác. Theo phân tích của chuyên gia phân tích tài chính Phan Dũng tên báo “Sài Gòn tiếp thị” từ tháng 3/2011, sẽ có khoảng 10 000 tiệm vàng trên cả nƣớc phải thu hẹp hoạt động. Thực tế là vàng miếng chiếm tỉ lệ khá lớn trong doanh thu của các cửa hàng vàng, việc chuyển hƣớng kinh doanh sẽ gây ra những khó khăn ban đầu cho họ, từ việc chế tác, thu nguồn hàng cho đến chi phí chuyển đổi cũng nhƣ giải quyết đầu ra cho thị trƣờng. Bên cạnh đó, những ngƣời lao động tham gia vào công việc chế tác vàng miếng cũng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Nếu doanh nghiệp nơi họ làm việc đủ lớn và có khả năng ứng phó, chuyển hƣớng kịp thời ví dụ nhƣ SJC xây dựng thêm xí nghiệp nữ trang mới, lao động trong lĩnh vực chế tác vàng miếng khi chuyển hƣớng sang vàng nữ trang chỉ mất một thời gian để học hỏi và hoàn thiện kỹ năng để tiếp 70 tục công việc; nếu trong trƣờng hợp xấu hơn, xƣởng chế tác vàng miếng nơi họ làm việc bị ngƣng hoạt động, thì hàng loạt lao động sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp. Thứ hai, chƣa thể khẳng định ngay rằng việc cấm kinh doanh vàng miếng sẽ giúp Nhà nƣớc dễ dàng quản lý thị trƣờng vàng hơn cũng nhƣ ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Nhiều chuyên gia lo ngại chính sách này sẽ tạo cơ hội cho thị trƣờng chợ đen phát triển. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng có một tỷ lệ không nhỏ ngƣời dân khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục giữ vàng miếng, có thể thông qua các hình thức chính thức và phi chính thức. Nhƣ vậy, việc thị trƣờng chợ đen phát triển là hoàn toàn có khả năng xảy ra, mục tiêu ngăn chặn buôn lậu vàng cũng nhƣ quản lý thị trƣờng của Nhà nƣớc đã không đạt đƣợc, thậm chí còn có phần nghiêm trọng hơn trƣớc do Nhà nƣớc không có khả năng kiểm soát thị trƣờng chợ đen. Thực tế là vàng miếng vẫn đóng vai trò quan trọng đối với ngƣời dân trong việc cất trữ tài sản, vì vậy không thể ngay lập tức thay đổi quan niệm của họ. Nếu Nhà nƣớc muốn ngƣời dân chuyển sang cất trữ tài sản bằng các phƣơng tiện khác thay vì khƣ khƣ giữ vàng miếng thì phải đề ra những biện pháp ổn định thị trƣờng, đặc biệt là giá cả hàng hóa trong nƣớc và giá trị đồng nội tệ. Nếu để ngƣời dân tiếp tục bất an về triển vọng của nền kinh tế cũng nhƣ giá trị của tài sản, thì khó có thể ngăn đƣợc ngƣời dân mua bán và cất trữ vàng miếng. Việc Nhà nƣớc ra chính sách cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do có thể đẩy ngƣời dân đến chỗ mua bán vàng miếng qua các kênh không chính thức và chính sách trở nên vô giá trị. Thứ ba, việc Nhà nƣớc dự định cấp phép kinh doanh vàng miếng cho một số ít doanh nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, quy luật cung cầu bị bóp méo. Từ trƣớc tới giờ, giá vàng luôn biến động và phản ánh cung cầu thực tế của thị trƣờng. Việc nhà nƣớc ra quyết định tập trung đầu mối kinh doanh, chỉ cho phép Ngân hàng Nhà nƣớc và một số ít doanh nghiệp lớn đáp ứng đƣợc những yêu cầu Nhà nƣớc đặt 71 ra tham gia kinh doanh vàng miếng sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền trên thị trƣờng vàng. Ngân hàng Nhà nƣớc và các doanh nghiệp đƣợc cấp phép sẽ là những đối tƣợng có lợi nhất. Xét trên lý thuyết, đây là việc làm đi ngƣợc lại quy luật của thị trƣờng, bóp méo quy luật cung cầu và là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra thất bại thị trƣờng. Để quản lý hiệu quả thực sự là một thách thức lớn đối với Nhà nƣớc. Nếu Nhà nƣớc xác định sai lƣợng cầu trong nƣớc, từ đó sản xuất, chế tác hoặc nhập khẩu không đúng với nhu cầu của thị trƣờng sẽ dẫn đến sự phi hiệu quả. Bên cạnh đó, việc độc quyền sẽ sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đƣợc cấp phép sẽ nhập khẩu và bán với giá không phù hợp với giá thực của thị trƣờng, họ sẽ định giá cao hơn nhằm mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho mình. Nhƣ vậy, giá vàng đã bị bóp méo và càng trở nên khó quản lý hơn. Ngoài ra, theo một số chuyên gia trong thị trƣờng vàng, việc một số Ngân hàng thƣơng mại tham gia kinh doanh vàng là chƣa hợp lý, có thể gây ra lũng đoạn thị trƣờng và nếu thất bại sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế. Trên thực tế, rất nhiều Ngân hàng thƣơng mại không có kinh nghiệm và kĩ năng trong việc kinh doanh vàng, vì vậy, việc để họ tham gia kinh doanh vàng miếng là một rủi ro. Thứ tƣ, chất lƣợng vàng trên thị trƣờng trong thời gian tới, khi chính sách đƣợc thực hiện triệt để có khả năng sẽ không đƣợc đảm bảo nhƣ trƣớc. Nhƣ đã phân tích ở trên, vàng miếng sẽ chỉ đƣợc giao dịch tại Ngân hàng Nhà nƣớc và một số ít Ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ doanh nghiệp lớn đƣợc cấp phép, trong khi nhu cầu của thị trƣờng về vàng miếng vẫn rất cao, cung không đáp ứng đủ cầu sẽ tạo điều kiện cho thị trƣờng chợ đen phát triển mạnh mẽ. Khi đó, lƣợng vàng miếng lƣu thông trên thị trƣờng có thể sẽ rất lớn nhƣng không đƣợc quản lý và không thể xác định cũng nhƣ đảm bảo về tỉ lệ vàng nguyên chất, tuổi vàng và nguồn gốc xuất xứ của những miếng vàng này. Trong trƣờng hợp đó, Nhà nƣớc cần có những biện pháp cụ thể và cứng rắn để quản lý và khắc phục tình trạng này, mà điều này sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với quản lý thị trƣờng vàng tự do nhƣ trƣớc đây. 72 Cuối cùng, việc kinh doanh vàng miếng bị cấm trên thị trƣờng tự do sẽ làm cho ngƣời dân và các nhà đầu tƣ chuyển hƣớng tích trữ và đầu tƣ sang các loại hình khác nhƣ Đô-la, bất động sản, khiến cho các thị trƣờng này nóng lên và tiềm ẩn nguy cơ bong bóng. Xét trên góc độ của ngƣời dân, khi đồng tiền bị mất giá và các phƣơng tiện dự trữ bị hạn chế, cụ thể là cấm mua bán vàng miếng trên thị trƣờng tự do, thì việc họ chuyển hƣớng sang các loại hình dự trữ khác nhƣ Đô-la, kim cƣơng, bất động sản để đảm bảo cho tài sản cá nhân là điều hoàn tiền dễ hiểu. Thậm chí khi gửi Đô-la tại các ngân hàng, ngƣời dân còn đƣợc hƣởng lãi suất, điều này vừa làm tăng lợi ích của họ, vừa đảm bảo đƣợc giá trị tài sản khi lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, xét trên góc độ của Chính phủ thì điều này thực sự là thảm họa nếu nhƣ Nhà nƣớc không có khả năng quản lý nền kinh tế tốt, vì tình trạng Đô-la hóa nền kinh tế hoàn toàn có thể xảy ra với mức độ nghiêm trọng cũng không kém gì tình trạng vàng hóa. Đối với những nhà đầu tƣ, chuyển hƣớng sang thị trƣờng bất động sản là lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, điều này lại tiềm ẩn nguy cơ gây ra bong bóng bất động sản. Dòng vốn lớn đƣợc chuyển hƣớng sang thị trƣờng bất động sản sẽ khiến thị trƣờng này nóng lên, bên cạnh đó tâm lý ngƣời dân trong thời điểm gần đây đang chần chừ, đợi tín hiệu của thị trƣờng mới quyết định nhảy vào hay không, nếu các nhà đầu tƣ đổ vốn vào thị trƣờng này sẽ tạo hiệu ứng tâm lý bầy đàn làm thị trƣờng càng thêm sôi động. Nhƣ vậy, mục tiêu giảm thiểu lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc sẽ không đạt đƣợc thông qua việc cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do. Hiện nay trên thế giới, các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng hầu nhƣ không hạn chế việc kinh doanh vàng miếng vì theo họ, vàng miếng vẫn là một loại hàng hóa và đƣợc phép lƣu thông tự do trên thị trƣờng theo quy luật cung cầu. 73 Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những ƣu điểm của chính sách cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do. Thứ nhất, việc cấm kinh doanh vàng miếng có thể góp phần giảm thiểu lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô. Trên lý thuyết, khi thị trƣờng vàng sôi động sẽ góp phần gây ra tâm lý bất ổn chung trong xã hội, niềm tin của ngƣời dân vào giá trị của đồng nội tệ giảm sút, họ sẽ đổ xô đi mua vàng cũng nhƣ các phƣơng tiện dự trữ khác để đảm bảo giá trị tài sản của mình, khiến cho tình trạng lạm phát càng trở nên tồi tệ. Do đó, việc cấm kinh doanh vàng miếng có thể phần nào hạn chế sự sôi động của thị trƣờng vàng, góp phần trấn an tâm lý của ngƣời dân, từ đó giảm thiểu lạm phát. Thứ hai, tình trạng vàng hóa có thể đƣợc cải thiện thông qua việc chuyển hƣớng tích trữ của ngƣời dân. Trên thực tế, vàng miếng vẫn là một trong những hình thức tích trữ vàng phổ biến nhất do tính chất gọn nhẹ, chất lƣợng đảm bảo và thuận tiện cho giao dịch. Nhƣng khi ngƣời dân đổ xô đi mua vàng dẫn đến nguy cơ nền kinh tế bị vàng hóa, thì việc Nhà nƣớc cấm kinh doanh vàng miếng nhằm hƣớng ngƣời dân sang các phƣơng thức đầu tƣ, dự trữ khác cũng là một biện pháp hiệu quả, có khả năng đa dạng hóa rủi ro. Cuối cùng, Nhà nƣớc có thể bình ổn thị trƣờng vàng trong nƣớc thông qua việc chủ động điều tiết xuất nhập khẩu vàng cũng nhƣ chủ động đề ra mức giá cho vàng trong nƣớc, tránh đƣợc tình trạng giá vàng lên xuống thất thƣờng theo diễn biến giá vàng trên thế giới nhƣ trong thời gian qua. Bên cạnh những ƣu điểm trên, việc ổn định giá trị đồng nội thể thực hiện đƣợc thông qua chính sách này. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này chỉ có thể đƣợc đảm bảo hiệu quả khi Nhà nƣớc có những quy định rõ ràng, chặt chẽ, tránh tình trạng lợi dụng khe hở trong luật pháp để tƣ lợi. Ngoài ra, Nhà nƣớc cần có sự phối hợp nhịp 74 nhàng giữa các Bộ, ban, ngành, tránh tình trạng quản lý chồng chéo, trách nhiệm không rõ ràng. Nhìn chung, chính sách cấm kinh doanh vàng miếng vẫn còn nhiều điểm chƣa hợp lý chƣa thể đáp ứng đƣợc mục tiêu ban đầu của Nghị quyết 11, nhất là với trình độ quản lý vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ hiện nay thì việc thực thi chính sách triệt để và hiệu quả là một thách thức lớn. Do đó, Nhà nƣớc cần nghiên cứu kĩ lƣỡng để đề ra những biện pháp khác mang tính dài hạn để điều tiết thị trƣờng chứ không nên quá tập trung vào những chính sách ngắn hạn mang tính đối phó với tình hình trƣớc mắt. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BÌNH ỔN THỊ TRƢỜNG VÀNG TRONG NƢỚC Trƣớc khi đƣa ra một số giải pháp để bình ổn thị trƣờng vàng Việt Nam hiện nay, tôi muốn đƣa ra một cái nhìn tổng quan nhất về thị trƣờng vàng trong thời gian vừa qua và những yếu tố tác động đến thị trƣờng vàng.  Giá vàng biến động tăng, giảm rất thất thƣờng, biên độ biến động mạnh. Giá vàng nhiều khi tăng cao, lập những kỷ lục mới, nhƣng ngay sau đó có thể sụt sâu. Do đó rủi ro là rất lớn cho cá nhân, tổ chức mua, bán vàng với mục đích đầu cơ. 75 Biểu đồ 27: Diễn biến giá vàng thế giới từ 7/2010 đến 7/2011 Nguồn: Kitco  Giá vàng biến động không chỉ xuất phát từ yếu tố cung cầu về vàng mà còn bị chi phối khá mạnh bởi yếu tố đầu cơ, bởi niềm tin của dân chúng vào hệ thống tài chính tiền tệ; vào giá trị đồng tiền có vai trò dự trữ quốc tế hoặc và giá trị đồng tiền nội tệ (xét phạm vi một quốc gia).  Trong một quốc gia, giá vàng tăng/ giảm có tác động tới tỷ giá ngoại tệ. Mức độ tác động còn tùy thuộc vào khả năng kiểm soát của Nhà nƣớc đối với hoạt động mua/ bán vàng, tùy thuộc quy mô tổng các giao dịch mua bán vàng so với GDP, so với cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia đó.  Riêng tại Việt Nam, từ đầu tháng 10/2010, khi vàng tăng giá, khi giá vàng trong nƣớc tăng cao hơn giá vàng thế giới, để tạo ổn định của nền kinh tế quốc dân, Ngân hàng nhà nƣớc đã cấp quota cho nhập khẩu vàng với khối lƣợng phù hợp, 76 các doanh nghiệp lại quay sang nhập khẩu vàng với giá cao. Nhập khẩu vàng thực sự là một tác nhân làm cho cán cân thƣơng mại thêm thâm hụt. 1. Nhóm các giải pháp liên quan trực tiếp đến bình ổn thị trƣờng vàng a. Mở sàn giao dịch vàng quốc gia Trƣớc đây, Việt Nam cũng đã có hình thức sàn giao dịch vàng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, sàn vàng đã không đƣợc quản lý một cách nghiêm ngặt. Ở giai đoạn phát triển cao vào cuối năm 2008, năm 2009, các sàn vàng đã biến tƣớng, việc kinh doanh không gắn với vàng vật chất mà thực chất là cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nƣớc, một loại hình kinh doanh chênh lệch giá (margin trading), và các sàn còn cho phép nhà đầu tƣ sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao. Nhà đầu tƣ có thể mở tài khoản tiền gửi xem nhƣ tiền ký quỹ, tối thiểu là 2% trên giá trị giao dịch. Với số tiền 20 triệu đồng trong tài khoản, nhƣng nếu cần, nhà đầu tƣ có thể sử dụng số tiền lên tới 20 tỷ đồng để giao dịch (gấp 1.000 lần số tiền trong tài khoản). Đây chính là điểm hấp dẫn của sàn giao dịch vàng qua tài khoản, bởi nó đã đánh trúng tâm lý hám lợi của nhà đầu tƣ. Loại hình kinh doanh này tiềm ẩn rủi ro rất cao cho cả nhà đầu tƣ và cho chính các đơn vị kinh doanh sàn vàng. Thực tế, các sàn giao dịch vàng đều thực hiện hoạt động mua, bán với nhà đầu tƣ qua các phƣơng thức: (i) Chủ sàn trực tiếp mua bán vàng với nhà đầu tƣ và phòng ngừa rủi ro bằng việc chuyển trạng thái ra nƣớc ngoài thông qua hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài của chủ sàn. (ii) Chủ sàn nhận lệnh của nhà đầu tƣ và chuyển lệnh ra nƣớc ngoài thông qua hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài của chủ sàn. (iii) Các nhà đầu tƣ trực tiếp mua bán vàng trên tài khoản với nhau thông qua hình thức khớp lệnh tập trung. Đối với hình thức giao dịch (i) và (ii) thì về bản chất chủ sàn cho phép nhà đầu tƣ thực hiện mua bán vàng trên tài khoản ở nƣớc ngoài. Hay nói cách khác đây là hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của nhà đầu tƣ trong nƣớc. Khi nhà đầu tƣ trong nƣớc tính toán 77 sai việc thua lỗ, mất ngoại tệ ra nƣớc ngoài là không tránh khỏi, tạo thêm sức ép lên tỷ giá VND/ USD. Ngoài ra, việc thực hiện giao dịch vàng tại các sàn giao dịch vàng của Việt Nam thời gian qua có thể có rủi ro cho các nhà đầu tƣ cá nhân do thông tin và cơ chế giao dịch không hoàn toàn minh bạch; chủ sàn vừa làm môi giới mua/ bán vàng, vừa trực tiếp kinh doanh vàng. Hiện nay, trƣớc tình hình giá vàng trong nƣớc biến động thất thƣờng, việc thành lập một sàn vàng quốc gia là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, Nhà nƣớc cần phải chú ý để tránh tình trạng nhƣ sàn vàng trƣớc đây. Sàn vàng quốc gia cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nƣớc. Ngân hàng Nhà nƣớc đóng vai trò ngƣời thiết lập luật chơi giống nhƣ vai trò Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc hiện nay và không vì mục đích lợi nhuận. Còn ngân hàng đóng vai trò tƣơng tự công ty chứng khoán, hoạt động thông qua các nghiệp vụ kinh doanh trên sàn. Thêm vào đó, trong thời điểm hiện tại, việc Nhà nƣớc sở hữu đa số cổ phần của sàn vàng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc để những ngƣời tham gia sàn giao dịch và ngƣời dân sở hữu. Sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ hình thành mức giá chuẩn nhất đối với từng thƣơng hiệu vàng. Từ đó, những cơ sở kinh doanh vàng trên thị trƣờng sẽ phải tham chiếu mức giá này, trƣờng hợp mức giá niêm yết của họ quá xa so với giá chuẩn của sàn quốc gia thì sẽ bị thị trƣờng điều tiết. Hình thức sàn giao dịch vàng quốc gia nhƣ trên mang lại rất nhiều lợi ích: Thứ nhất, khi có sàn quốc gia là Nhà nƣớc sẽ có công cụ và phƣơng tiện để quản lý dòng xuất nhập khẩu vàng vật chất, nhờ đó, Nhà nƣớc có thể quản lý tập trung lƣợng vàng đang nằm rải rác tại các ngân hàng, đơn vị kinh doanh vàng tại kho vàng nhà nƣớc. Thứ hai, thông qua sàn giao dịch vàng, Chính phủ có thể biết đƣợc giá trị vàng trong nền kinh tế là bao nhiêu để có những biện pháp điều chỉnh thị trƣờng phù hợp, tránh tình trạng vàng gây nhiễu sang thị trƣờng ngoại hối. 78 Thứ ba, khi vàng về kho nhà nƣớc, tức Chính phủ vay vàng của dân và tổ chức để làm dự trữ quốc gia. Trong trƣờng hợp nhất định, có thể chuyển đổi chúng thành tiền hoặc tài sản thanh khoản cao để tái đầu tƣ vào nền kinh tế. Khi huy động vàng về kho thì phải cấp cho ngƣời dân và tổ chức chứng chỉ giống nhƣ chứng chỉ tiền gửi, Chính phủ phải trả lãi cho ngƣời dân, đồng thời cho ngƣời dân rút ra khi họ cần. Điều này sẽ giúp đảm bảo uy tín của Chính phủ. Thứ tƣ, đối với ngƣời dân và tổ chức kinh doanh vàng thì đƣợc lợi ở chỗ, thị trƣờng hoàn toàn minh bạch về giá, chất lƣợng và cơ chế vận hành. Do đặc thù hoạt động tập trung nên các thƣơng hiệu vàng phải niêm yết giá công khai, nhờ đó, giá vàng đƣợc hình thành vừa trên cơ sở thị trƣờng, vừa minh bạch, rất khó xảy ra tình trạng “đánh lên, đánh xuống” hoặc mù mờ thông tin. Thứ năm, khi cầm “chứng chỉ vàng” trong tay, ngƣời dân và tổ chức đƣợc hƣởng lãi suất nhƣ tiền gửi. Trong trƣờng hợp muốn mua bán thì chỉ cần giao dịch qua tài khoản. Hình thức giao dịch này an toàn hơn so với giao dịch trực tiếp tại các cửa hàng vàng. Những lợi ích mà sàn vàng đem lại, cùng với sự bất ổn của thị trƣờng vàng hiện nay cho thấy việc thành lập một sàn vàng quốc gia trong thời điểm hiện tại là yêu cầu cần thiết đối với nền kinh tế Việt Nam. Hình thức giao dịch này không chỉ giúp nguồn vốn dự trữ trong dân lƣu thông trong nền kinh tế, đảm bảo tính minh bạch mà còn giúp Nhà nƣớc quản lý loại “hàng hóa đặc biệt” này tốt hơn. b. Quản lý việc nhập khẩu vàng, hạn chế nhập khẩu, kích thích xuất khẩu vàng. Việc nhập khẩu vàng ảnh hƣởng nghiêm trọng tới cán cân thanh toán. Việt Nam không phải là nƣớc khai thác vàng lớn, vàng có đƣợc chủ yếu từ nhập khẩu, do vậy, để có đƣợc vàng Việt Nam phải mất ngoại tệ. Chính sách nhập vàng của Việt Nam những năm qua khá đặc biệt. Thông thƣờng, chỉ có các doanh nghiệp lớn mới đƣợc cấp phép nhập vàng. Việc cho phép nhập khẩu vàng gần đây là khá bị động do sức ép của giá vàng trong nƣớc lên cơn sốt. Vàng nhập khẩu về là vàng tiêu chuẩn quốc tế, vàng lƣu hành trên thị trƣờng nội địa là vàng của rất nhiều hãng vàng trong nƣớc không đƣợc 79 chấp nhận rộng rãi trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế... Theo Hiệp hội vàng thế giới (World gold council - WGC), Việt Nam đã trở thành một cái tên vào loại hàng đầu thế giới về nhu cầu vàng vật chất. Theo ƣớc tính, tổng lƣợng vàng nhập vào Việt Nam hàng năm cho mục đích dự trữ (vàng tiền tệ) chiếm tới 90%, có nghĩa vàng đó đáp ứng nhu cầu dự trữ tài sản của dân là chính (thay cho nắm giữ tiền mặt). Điều đáng chú ý mà khá nhiều nhà kinh tế đã đề cập, đó là “quá trình biến vàng tốt, tiêu chuẩn quốc tế, thành vàng tiêu chuẩn Việt Nam”. Nếu nhìn rộng hơn, trên góc độ dự trữ quốc gia thì quá trình đó cũng đƣợc hiểu là quá trình đổi ngoại tệ lấy vàng tiêu chuẩn Việt Nam (vàng quốc tế nhập về và cắt ra chuyển thành vàng gồm đủ các hãng). Việc nhập khẩu vàng hàng năm nhƣ vậy dễ nhìn thấy là quá trình tiêu tốn ngoại tệ để lấy tài sản vàng và lƣợng vàng đó đi vào cất giữ rất kỹ trong dân... Theo cách thức nhập khẩu vàng nhƣ trên cho thấy, những năm qua Việt Nam nhập khẩu vàng vào khá nhiều và việc nhập khẩu vàng thƣờng do các công ty ngoài ngân hàng thực hiện, mục đích chủ yếu là lợi nhuận. Mặt trái của vấn đề này chính là làm khan hiếm ngoại tệ của quốc gia, làm giảm tính thanh khoản dự trữ ngoại hối và đặc biệt gây tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế. Khắc phục tình trạng nhập khẩu vàng tràn lan nhƣ hiện nay, Nhà nƣớc cần có những biện pháp nhất định trong vấn đề nhập khẩu vàng. Ngân hàng trung ƣơng với vai trò của ngƣời đƣa ra các chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô nền kinh tế nên là đầu mối nhập khẩu vàng. Tập trung việc nhập khẩu vàng về một đầu mối mang lại lợi ích đầu tiên là Nhà nƣớc có thể quản lý đƣợc lƣợng vàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhập khẩu một lƣợng vàng phù hợp với nền kinh tế sẽ giúp tiết kiệm ngoại tệ. Nhà nƣớc cần kiểm soát đƣợc quá trình nhập khẩu vàng vật chất. Điều này có nghĩa cơ quan quản lý nhà nƣớc ngoài việc cấp giấy phép nhập khẩu vàng còn cần xác định việc nhập khẩu vàng không tác động nhiều đến nguồn ngoại tệ hoặc đảm bảo ngân hàng (nền kinh tế) có thể sử dụng nguồn vốn bằng vàng đó. Việc cho phép nhập khẩu vàng vật chất, phải đi đôi với việc phát triển thị trƣờng vàng trong nƣớc theo định hƣớng nào đó (nhƣ đƣa Việt Nam thành trung tâm vàng quốc tế). 80 Bên cạnh việc hạn chế và quản lý việc nhập khẩu vàng, Nhà nƣớc nên có những biện pháp khuyến khích xuất khẩu vàng. Khi xuất đƣợc vàng, Việt Nam sẽ thu đƣợc ngoại tệ. Nói một cách khác, vàng chất lƣợng cao và ở một phân khúc nhất định của thị trƣờng cũng là ngoại tệ hoặc vàng gián tiếp tạo nguồn thu hoặc khoản chi ngoại tệ, có tác động đến cung cầu ngoại tệ trong nƣớc. Việc bình ổn thị trƣờng vàng cũng góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trƣờng ngoại tệ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Và ngƣợc lại, việc bình ổn thị trƣờng ngoại tệ cũng chính là một công cụ tốt nhằm bình ổn thị trƣờng vàng. Quản lý nhập khẩu vàng sẽ giúp tiết kiệm ngoại tệ cho dự trữ quốc gia, xuất khẩu vàng mang lại nguồn thu ngoại tệ, từ đó làm tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế đồng thời giảm bớt thâm hụt cán cân thƣơng mại. Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm mức độ “quý” của ngoại tệ trong nền kinh tế Việt Nam. Khi ngoại tệ không còn “quý”, không còn “cần” nữa thì niềm tin vào đồng nội tệ sẽ đƣợc củng cố hơn. Đồng nội tệ một khi chiếm đƣợc lòng tin của ngƣời dân thì khi đó ngƣời dân sẽ không còn trốn tránh đồng nội tệ nữa. Thay vì găm giữ vàng hay đô la, họ sẽ chuyển sang giữ đồng nội tệ. Giải pháp này sẽ giúp bình ổn thị trƣờng vàng, đặc biệt tránh tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế. c. Tạo sự liên thông với thị trƣờng quốc tế, tránh giá vàng tăng giảm cục bộ Giá vàng Việt Nam trong thời gian qua ngoài chịu ảnh hƣởng của giá vàng thế giới còn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác trong nƣớc khiến giá vàng biến động bất ổn, đôi khi đi ngƣợc chiều với giá vàng thế giới. Việc giá vàng trong nƣớc có sự chênh lệch với giá vàng thế giới là một trong những nguyên nhân khiến cho nạn nhập lậu vàng tăng cao. Để tránh tình trạng này, Chính phủ cần tạo sự liên thông, liên kết giữa thị trƣờng vàng trong nƣớc với thị trƣờng vàng thế giới. Điều này vừa tránh đƣợc những rủi ro do nạn buôn lậu vàng đem lại, vừa phản ánh đƣợc cung cầu vàng thực tế. Việc tạo sự liên thông với thị trƣờng bên ngoài cũng góp phần làm giảm tâm lý găm giữ, lo ngại và đặc biệt là đầu cơ. Tại thị trƣờng Việt Nam, nạn đầu cơ, làm giá đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến thị trƣờng cũng nhƣ lợi ích của những ngƣời tham gia. Khi giá vàng 81 trong nƣớc chỉ chịu ảnh hƣởng của xu hƣớng thế giới, nạn đầu cơ thao túng thị trƣờng sẽ không còn, thị trƣờng vàng sẽ bình ổn. 2. Nhóm các giải pháp gián tiếp bình ổn thị trƣờng vàng Từ xa xƣa, ngƣời dân Việt Nam có thói quen tích trữ vàng. Vàng đƣợc tích trữ chủ yếu nhằm mục đích phòng tránh những rủi ro do lạm phát đem lại và những biến động bất thƣờng của nền kinh tế. Ngoài công cụ tích trữ là vàng, ngƣời dân còn có thói quen tích trữ bằng ngoại tệ mà chủ yếu là đồng đô la. Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, nền kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp, đồng đô la không giữ đƣợc giá trị, điều đó khiến càng nhiều ngƣời dân và nhà đầu tƣ chuyển hƣớng sang tích trữ vàng. Có thể thấy, ngƣời dân Việt Nam không tích trữ bằng đồng Việt Nam bởi giá trị của đồng tiền Việt Nam không ổn định, hay nói cách khác do lạm phát của Việt Nam quá cao. Nếu Nhà nƣớc có thể tạo dựng đƣợc lòng tin của ngƣời dân vào đồng nội tệ thì tâm lý găm giữ vàng sẽ không còn. Điều này không chỉ giúp tránh đƣợc tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế mà còn là một hƣớng đi tốt để bình ổn thị trƣờng vàng hiện nay. a. TIPS - Treasury Inflation Protected Securities TIPS là một loại trái phiếu chính phủ phát hành có đặc điểm mệnh giá (face value) và coupon đƣợc điều chỉnh theo lạm phát (cụ thể là CPI). Nguyên tắc của loại trái phiếu là vào thời điểm phát hành ngƣời ta ghi nhận giá trị của CPI ở thời điểm đó và sau đó hàng năm hiệu chỉnh mệnh giá theo giá trị CPI cuối cùng. Ví dụ nếu CPI ban đầu là 100, một năm sau CPI tăng lên 108, nghĩa là lạm phát sau 1 năm là 8%, thì mệnh giá của TIPS đƣợc tăng lên 8% và coupon đƣợc tính theo mệnh giá mới. Việc phát hành loại trái phiếu này đem lại những lợi ích nhất định:  đây là cách để những ngƣời dân bình thƣờng có thể bảo toàn những khoảng tiết kiệm của họ cho tƣơng lai. Trong trƣờng hợp giá vàng, giá đô la có biến động, 82 nếu ngƣời dân đầu tƣ vào TIPS thì ít nhất họ sẽ yên tâm số tiền của mình sẽ giữ đƣợc sức mua, và còn sinh lời - phụ thuộc vào lãi suất thực (real yield) lúc mua.  Với việc phát hành TIPS để bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách, Chính phủ sẽ có động lực yêu cầu Ngân hàng Nhà nƣớc phải kiểm soát lạm phát tốt, vì nếu không tiền trả lãi suất cho TIPS sẽ tăng cao. Nói cách khác, thay vì hô hào hay ra nghị quyết kiểm soát lạm phát, đây là giải pháp kiềm chế lạm phát đáng tin cậy cho Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc.  Số liệu về lãi suất của TIPS sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tƣ, nghiên cứu biết đƣợc kỳ vọng về lạm phát (inflation expectation) của thị trƣờng/ngƣời dân, từ đó đƣa ra những chính sách thích hợp hơn. Nhƣ vậy, nếu loại chứng khoán này đƣợc phát hành rộng rãi và có thể mua bán đƣợc một cách dễ dàng và an toàn, khả năng ngƣời dân sẽ bớt tích trữ vàng và đô la nhƣ một hình thức tiết kiệm. Đồng tiền Việt Nam có thể vẫn chƣa có uy tín cao, lạm phát Việt Nam có thể vẫn còn cao, nhƣng những xáo trộn về tâm lý trong ngƣời dân sẽ giảm bớt. Việc tâm lý ngƣời dân trở nên ổn định hơn kết hợp nhu cầu găm giữ vàng giảm sẽ giúp thị trƣờng vàng tránh đƣợc những biến động thất thƣờng và dần dần bình ổn. b. Quản lý chặt thị trƣờng ngoại tệ tự do, giảm lãi suất gửi ngoại tệ Từ thời bao cấp Nhà nƣớc đã có những biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ thị trƣờng ngoại tệ, thế nhƣng vẫn có một dòng chảy ngầm của đô la. Dòng chảy “ngầm” đó không những không thu hẹp mà còn mở rộng ra và thậm chí trong một số trƣờng hợp nó còn chi phối cả dòng chảy chính thức. Thị trƣờng “chợ đen” vốn là thị trƣờng hoạt động phi pháp và phải hoạt động ở hình thức “ngầm”. Tuy nhiên, gọi là “ngầm” nhƣng thị trƣờng này vẫn hoạt động công khai mà không có sự quản lý của Nhà nƣớc. Việc giao dịch trên thị trƣờng không có sự quản lý nhƣ vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho những ngƣời tham gia giao dịch trên thị trƣờng, đồng thời làm tổn hại đến nền kinh tế. Sự tồn tại của thị trƣờng ngoại tệ tự do khiến một khối lƣợng lớn đô la trôi nổi trong 83 dân cƣ không đƣợc kiểm soát và làm gia tăng tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ nuôi dƣỡng các hoạt động kinh tế ngầm và các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp khác. Điều đó cho thấy sự tồn tại của thị trƣờng ngoại tệ tự do không chỉ gây bất ổn cho thị trƣờng ngoại hối, gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nƣớc, mà còn góp phần gây trở ngại cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát các hoạt động kinh tế ngầm, ngăn ngừa các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp khác. Quản lý chặt thị trƣờng ngoại tệ tự do sẽ giúp ổn định tỷ giá giữa đồng đô la và đồng Việt Nam, tạo lòng tin vào đồng nội tệ trong ngƣời dân. Để xoá bỏ thị trƣờng ngoại tệ tự do, giảm dần tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế, cần có những giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. Đó là duy trì tăng trƣởng kinh tế bền vững, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam (yếu tố cơ bản tạo sức mạnh và niềm tin lâu dài cho đồng nội tệ; phát triển vững chắc thị trƣờng tài chính và dự trữ đủ nguồn ngoại tệ cần thiết (thị trƣờng vốn, thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng ngoại hối ) để đáp ứng các nhu cầu giao dịch của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc nên xem xét việc giảm lãi suất gửi ngoại tệ và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ tại các ngân hàng. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, các ngân hàng sẽ phải xem xét việc huy động và cho vay bằng ngoại tệ. Hiện nay tƣơng quan tiền gửi trong hệ thống ngân hàng giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ là khoảng 70% và 30%. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhƣ trên sẽ khiến lãi suất tiền gửi giảm xuống, ngƣời dân sẽ gửi ngoại tệ ít hơn và chuyển qua gửi bằng Việt Nam đồng. Trong dài hạn, ngân hàng chỉ cho vay ngoại tệ ở một số hạng mục nhất định, và tiến tới chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ và huy động ngoại tệ. Để làm đƣợc điều này Ngân hàng Nhà nƣớc phải đứng ra có giải pháp để chuyển đổi toàn bộ khoản tiền gửi đó. Mục tiêu này cần phải có lộ trình thực hiện trong dài hạn và nên thực hiện vào thời điểm lạm phát thấp nhất, niềm tin của ngƣời dân đối với chính sách tiền tệ tốt nhất. 84 Những giải pháp trên nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, tạo dựng lòng tin của ngƣời dân vào đồng nội tệ. Một khi ngƣời dân tin tƣởng vào đồng nội tệ, họ sẽ không còn tâm lý găm giữ vàng và đô la để phòng tránh rủi ro nữa. Từ đó, thị trƣờng vàng sẽ trở nên ổn định. c. Quản lý thị trƣờng các mặt hàng thiết yếu: xăng dầu, điện… Những mặt hàng thiết yếu là những mặt hàng đƣợc sử dụng thƣờng xuyên với tần suất lớn trong cuộc sống hàng ngày, cả sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Một sự biến động nhỏ về giá trên thị trƣờng các mặt hàng thiết yếu cũng sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế. Những mặt hàng thiết yếu có thể kể đến nhƣ: xăng dầu, điện, nƣớc… Trong thời gian vừa qua, giá xăng dầu, điện liên tục tăng đã tác động mạnh đến thị trƣờng trong nƣớc, đặc biệt là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng lạm phát ở mức cao. Lạm phát tăng cao khiến lòng tin của ngƣời dân vào đồng nội tệ giảm đi nhanh chóng, tâm lý lo ngại khiến nhiều ngƣời chuyển sang găm giữ vàng và đô la. Từ đây, thị trƣờng vàng và ngoại tệ có những biến động thất thƣờng, phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của ngƣời mua. Nhƣ vậy, có thể thấy, lạm phát là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn trên thị trƣờng vàng và ngoại tệ trong nƣớc trong thời gian vừa qua. Để bình ổn thị trƣờng vàng, giải pháp tốt nhất là giảm thiểu lạm phát. Và một trong những công cụ để giảm thiểu lạm phát là quản lý chặt chẽ giá , tiến hành công khai, minh bạch các mặt hàng thiết yếu. d. Cắt giảm đầu tƣ công Theo phân tích ở trên, lạm phát chính là một trong những nguyên nhân gây nên sự bất ổn trên thị trƣờng vàng. Giảm thiểu lạm phát là cách hiệu quả để gián tiếp bình ổn thị trƣờng vàng. Để giảm thiểu lạm phát, ngoài việc quản lý chặt chẽ các mặt hàng thiết yếu, Nhà nƣớc cần phải tiến hành cắt giảm đầu tƣ công. Hiện nay, có rất nhiều hạng mục công trình 85 đƣợc đầu tƣ nhƣng không mang lại hiệu quả hoặc tiến độ thi công quá chậm. Đối với những dự án đầu tƣ nhƣ vậy, phải tiến hành cắt giảm, có thể ngừng thi công trong một thời gian hoặc không tiến hành thi công. Việc cắt giảm đầu tƣ công cho những công trình không mang lại hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm nguồn ngân sách cho nhà nƣớc, tránh tính trạng thâm hụt ngân sách nhƣ hiện nay. Đồng thời, cắt giảm đầu tƣ công đồng nghĩa với việc Nhà nƣớc sẽ giảm bớt lƣợng tiền bơm vào nền kinh tế, thông qua đó giảm thiểu lạm phát. Lạm phát giảm, đồng nội tệ giữ đƣợc giá trị sẽ giúp ngƣời dân tin tƣởng hơn vào Việt Nam đồng. Tâm lý tích trữ ngoại tệ hay vàng sẽ giảm bớt. Về lâu dài, nếu đồng Việt Nam tiếp tục tạo dựng đƣợc lòng tin, ngƣời dân sẽ chuyển sang tích trữ đồng nội tệ. Nhƣ vậy nền kinh tế không chỉ tránh đƣợc tình trạng “đô la hóa” và “vàng hóa” mà còn bình ổn cả thị trƣờng vàng và thị trƣờng ngoại hối. 86 KẾT LUẬN Trong thời gian gần đây, giá vàng trên thế giới không ngừng biến động gây ra những tác động không nhỏ tới thị trƣờng vàng. Tại thị trƣờng trong nƣớc, giá vàng cũng liên tục dao động. Chính phủ đề ra hàng loạt biện pháp nhằm bình ổn thị trƣờng vàng trong nƣớc nhƣ hạn ngạch nhập khẩu vàng, tăng, giảm thuế suất xuất, nhập khẩu vàng, xóa bỏ sàn vàng,… tuy nhiên những chính sách trên đều chƣa thực sự hiệu quả. Vì vậy, đến cuối tháng 2/2011, Nhà nƣớc đã ra Nghị quyết 11 NQ-CP về chống lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, trong đó có chính sách cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trƣờng tự do. Khi đƣa ra chính sách này, Nhà nƣớc mong muốn ổn định thị trƣờng vàng trong nƣớc, tránh tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, định hƣớng ngƣời dân thay đổi thói quen tích trữ, nâng cao vị thế đồng nội tệ. Trên thực tế, tuy chính sách chƣa hoàn thiện nhƣng những thông tin về chính sách cũng nhƣ các bản dự thảo đã gây ra những tác động nhất định đối với thị trƣờng vàng Việt Nam nói chung và từng chủ thể tham gia thị trƣờng nói riêng. Thông qua phản ứng của thị trƣờng, Nhà nƣớc đã có sự điều chỉnh trong các bản dự thảo cho phù hợp với tình hình hiện nay. Nhìn chung, chính sách cũng có những ƣu điểm nhất định nhƣ bình ổn thị trƣờng vàng trong nƣớc, quy các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng về một đầu mối đƣợc quản lý tập trung,… Tuy nhiên, chính sách cũng bộc lộ nhiều nhƣợc điểm nhƣ tình trạng độc quyền, sự phát triển của thị trƣờng chợ đen, những nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng Đô-la hóa, bong bóng bất động sản,… Điều quan trọng nhất là chính sách vẫn chƣa xác định đúng nguyên nhân và giải quyết tận gốc vấn đề lạm phát. Chính vì vậy, Nhà nƣớc cần xem xét đƣa ra những chính sách hiệu quả hơn trong dài hạn. Ở đây, Nhà nƣớc có thể sử dụng hai nhóm giải pháp chính để điều tiết thị trƣờng vàng, đó là nhóm giải pháp trực tiếp và nhóm giải pháp gián tiếp. Trong nhóm giải pháp trực tiếp có những biện 87 pháp nhƣ: mở sàn giao dịch vàng quốc gia, quản lý chặt chẽ việc xuất, nhập khẩu vàng thông qua hạn ngạch và thuế quan, đồng thời tạo sự liên thông giữa thị trƣờng vàng trong nƣớc với quốc tế. Đối với nhóm giải pháp gián tiếp, có thể kể đến các biện pháp sau: TIPS (trái phiếu chính phủ có giá), quản lý chặt chẽ thị trƣờng ngoại tệ và các mặt hàng thiết yếu, cắt giảm đầu tƣ công,…Quan trọng nhất là ổn định đồng nội tệ, tạo tâm lý tin tƣởng cho ngƣời dân. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Anh 1. Loungani, P. and Swagel, Sources of Inflation in Developing Countries, 2001, IMF Working Paper 01/198, Washington DC 2. Nathan Lewis and Addison Wiggin, Gold: the once and future money, 5/2007 3. Walter Russel Mead, God and Gold: Britain, America, and the making of the morden world, 10/2008 4. Frederic S. Mishkin, Macroeconomics: policy and practice, 1/2011 II. Tài liệu tiếng Việt 1. TS Đỗ Thị Thủy, Tác động của thị trường vàng 2010 đến chính sách tiền tệ và ngân hàng thương mại, 24/1/2011 2. Phạm Thị Thu Trang, Các yếu tố tác động tới lạm phát tại Việt Nam – Phân tích chuỗi thời gian phi tuyến, 6/2009, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12 III. Tài liệu website 1. TS Lê Hồng Giang, TIPS và gold ETF: giải pháp chữa cháy cơn sốt vàng và tình trạng Đô-la hóa ở Việt Nam, 11/2010, con-sot-vang-va-tinh-trang-do-la-hoa-o-viet-nam.chn 2. Kỳ Duyên, Sẽ xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, 24/2/2011, mieng-tren-thi-truong-tu-do.htm 89 3. Khánh Huyền, Lợi - hại khi xóa kinh doanh vàng miếng, 16/3/2011, mieng.html 4. Hƣơng Thủy, Dự thảo kinh doanh vàng miếng: lo ngại ngân hàng độc quyền, độc lợi, 23/6/2011, doanh-vang-mieng-lo-ngai-ngan-hang-doc-quyen-doc-loi.chn 5. Song Linh, Được mua bán vàng miếng tại những điểm có giấy phép, 20/6/2011, mieng-tai-cac-diem-co-giay-phep/ 6. www.thitruongvangbac.com 7. www.vef.vn (diễn đàn kinh tế Việt Nam) 8. www.vnecon.vn (diễn đàn kinh tế) 9. www.sjc.com.vn 10. www.gold.org (Hiệp hội Vàng thế giới) 11. www.kitco.com (trang thông tin về thị trƣờng vàng thế giới)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6_3218.pdf
Luận văn liên quan