Ngày 10 tháng 5 năm 2002, tại đại hội cổ đông thường niên, các cổ đông được yêu cầu
bỏ phiếu biểu quyết để thông qua k ếhoạch Inversion. Tuy nhiên, nhiều nỗi lo ngại đã
nảy sinh do những rối rắm dễ gây nhầm lẫn trong các hướng dẫn biểu quyết và khiến
cho kế hoạch không được thông qua. Thực tế, dưạvào bảng thống kê cho thấy đã có
67,8% cổ đông tán thành, nhưng kết quả này bị Luật sư Richard Blumenthal của
Connecticut và Treasurer Denise Nappier, cùng với các nhà lãnh đạo công đoàn huỷ
do, do việc công bố thông tin không rõ ràng dẫn đến việc bỏ phiếu sai lạc. Hơn nữa họ
còn cáo buộc các nhà lãnh đạo của Stanley đã không đưa ra thông tin trung thực để nhà
đầu tư tính toán chi phí của quá trình này.
75 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế- Vấn đề chuyển dịch công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c
trao đổi này. Tất nhiên chuyển dịch phải có lợi ích hơn đó là loại bỏ nghĩa vụ thuế tại
Mỹ đánh trên thu nhập tích lũy của McDermott International khi nó còn là công ty
thuộc quyền kiểm soát ở nước ngoài (CFC)6. Nếu không có sự chuyển dịch, các khoản
thu nhập tích lũy này sẽ bị đánh thuế tại McDermott như đánh trên cổ tức khi bán cổ
phiếu hay thanh lý McDermott International theo mục 1248.7 Kể từ đó, về hình thức thì
McDermott đã không chuyển nhượng cổ phiếu mà mục 1248 quy định, nhưng thu nhập
tích lũy thu được từ giao dịch này loại bỏ nghĩa vụ thuế tại Mỹ một cách hiệu quả.
5Subpart F là thu nhập do một công ty thuộc quyền kiểm soát nằm ở nước ngoài (CFC) tạo ra và nguồn
thu này công ty mẹ được chủ yếu thông qua quyền sở hữu tài sản, không phải thông qua hoạt động sản
xuất hàng hóa và dịch vụ.
6Sau cuộc chuyển dịch, McDermott chỉ còn sở hữu khoảng 10% cổ phiếu của McDermott
International, trong khi trước đây các cổ đông của McDermott sỡ hữu khoảng 90%.
7Trừ khi có chỉ định khác, còn không thì tất cả tài liệu tham khảo phần này đều từ Bộ Luật Thuế năm
1986 đã được sửa đổi.
45
Sau đó, năm 1994, một công ty khác đã phát hiện ra cách thức hiệu quả hơn, đó là dịch
chuyển công ty ra nước ngoài của Helen of Troy – công ty chuyên cung cấp những sản
phẩm làm đẹp, đặt trụ sở tại Texas. Đây là làn sóng hiện đại đầu tiên của chuyển dịch
ra nước ngoài và được xem là một sự chuyển dịch “thuần túy” được Helen tiên phong
thực hiện với mong đợi làm gia tăng giá trị các cổ đông. Để thực hiện chuyển dịch, các
cổ đông của công ty Helen of Troy ở Mỹ trao đổi cổ phần của họ với Helen of Troy
Limited, công ty mới thành lập ở Bermuda. Sau khi thực hiện cuộc chuyển dịch, công
ty Helen of Troy có những sự thay đổi sau:
(i) Helen of Troy Bermuda đã gộp cổ phiếu của nó với Helen of Troy Mỹ trong
công ty Barbados để nhận lợi ích từ hiệp ước thuế US - Barbados đối với các
khoản thanh toán cổ tức hay tiền lãi xuất phát từ Helen of Troy ở Mỹ.
(ii) Helen of Troy Mỹ đã chuyển dịch hiệu quả các hoạt động của công ty con ở
nước ngoài của nó đến Helen of Troy Bermuda với mục đích các công ty này
không còn là công ty thuộc quyền kiểm soát nằm ở nước ngoài (CFCs) của
nó nữa.
(iii) Henlen of Troy có lẽ dự định chuyển dịch tất cả các khoản thu được và các
khoản đầu tư sang Helen of Troy Bermuda.
Rõ ràng giao dịch chuyển đổi này được thực hiện để các cổ đông của công ty sau khi
thực hiện chuyển dịch không phải chịu thuế. IRSđã phản ứng nhanh chóng đối với sự
chuyển dịch của Helen. Đặc biệt, chuyển dịch này liên quan đến việc “các công ty đa
quốc gia ở Mỹ gần đây đã thực hiện tái cơ cầu nhằm mục đích thuế” và “sự chuyển
dịch này, hoặc là các giao dịch liên quan, thực hiện đúng theo như hình thức tái cơ cấu,
đều là cơ hội để tránh thuế ở Mỹ.”8 Một lần nữa cơ quan thuế IRS quy định đây là một
trường hợp chịu thuế “nếu công ty chuyển nhượng mang quốc tịch Mỹ sỡ hữu bằng
8Cục thuế đã ban hành Thông tư 94 – 46 về việc công bố sửa đổi một số quy định theo Mục 367 (a).
46
hoặc hơn 50% quyền biểu quyết của công ty thụ hưởng nước ngoài ngay sau khi trao
đổi”9. Mức thuế cho cổ đông này dường như đã ngăn chặn một cách hiệu quả cho đến
năm 1998 – 1999, khi bắt đầu xuất hiện làn sóng mới của trường hợp chuyển dịch ra
nước ngoài. Làn sóng thứ ba là kết quả của việc tái thành lập công ty ra nước ngoài của
17 công ty đa quốc Mỹ, điển hình như Tyco và Ingersoll - Rand, và cuối cùng đã dừng
lại bởi nguy cơ chống đối sắp tới của pháp luật về việc chuyển dịch công ty ra nước
ngoài mà những chính sách pháp luật này không dễ dàng được dự đoán trước.
Giữa năm 2002 việc từ bỏ ý định chuyển dịch của Stanley Works, thu hút sự chú ý của
đông đảo công chúng về chuyển dịch. Các biện pháp chống lại chuyển dịch đã được đề
xuất, một số biện pháp đã có hiệu lực trước đó. Những đề xuất này đã đủ để ngăn chặn
các giao dịch chuyển đổi vào thời điểm này. Còn nhiều đề xuất lập pháp khác nhau
chưa được cụ thể hóa vào biện pháp quản lý cuối cùng, mặc dù việc áp dụng luật pháp
có khả năng đối phó với hiện tượng chuyển dịch một cách trực tiếp hay thông qua các
phương diện khác.
2.1.3. Động cơ thúc đẩy thực hiện chuyển dịch công ty
Giảm gánh nặng về thuế của các công ty đa quốc gia
Xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng cho thấy các công ty ở
Mỹ đang thực hiện (hoặc ít nhất là xem xét thực hiện) chuyển dịch với mục đích chủ
yếu là tiết kiệm thuế. Điều “thu hút” đặc biệt của sự chuyển dịch đó là nó cho phép
công ty tiết kiệm thuế đáng kể mà không cần thay đổi báo cáo hoạt động hay báo cáo
tài chính. Các mục đích thuế đặc biệt của việc chuyển dịch là:
(1) Giảm thiểu trách nhiệm pháp lý của thuế đánh trên nguồn thu nhập nước ngoài.
(2) Giảm nghĩa vụ thuế đánh trên nguồn thu nhập trong nước Mỹ.
9Mục 367 (a) của Thông tư 94 – 46.
47
Trong trường hợp thực hiện chuyển dịch vì hai mục đích trên, chỉ đơn thuần là các
công ty muốn làm giảm chi phí, như bất kỳ một công ty lợi nhuận nào, và tự đặt mình
vào một “sân chơi” bình đẳng với các đối thủ cạnh tranh của họ. Theo nhận xét của Bộ
Tài chính, “Các quy định thuế quốc tế của Mỹ tạo gánh nặng về thuế cho các công ty
có trụ sở tại Mỹ so với các công ty ở nước ngoài. Những điều luật này góp phần tạo
nên bất lợi cạnh tranh cho các công ty Mỹ khi hoạt động trong thị trường toàn cầu.”
Các công ty đa quốc gia ở Mỹ có thể có đối thủ cạnh tranh từ các khu vực Châu Âu vì
có hệ thống thuế thấp hơn ở Mỹ. Ví dụ, các đối thủ cạnh tranh có trụ sở tại Đức, Hà
Lan, Thụy Sĩ và Pháp, và gần đây nhất là ở Anh, có một số trường hợp là đầu tư vào
công ty con ở nước ngoài, và chúng chỉ nộp thuế trong các quốc gia mà chúng đầu tư
và không phải trả thuế (hoặc rất ít) trên các khoản thu nhập từ nước ngoài chuyển về
nước.
Còn đối với các công ty đa quốc gia ở Mỹ thì bị đánh thuế trên thu nhập toàn cầu,
nhưng không bị tính thuế hai lần thông qua khoản tín dụng thuế nước ngoài. Những
khoản tín dụng thuế này được sử dụng để bù trừ vào nghĩa vụ thuế ở Mỹ - phần thuế bị
Mỹ đánh trên nguồn thu từ nước ngoài. Do đó, có thể thấy rằng nếu thuế suất ở nước
ngoài cao hơn Mỹ thì sẽ có lợi cho các công ty ở Mỹ về tính cạnh tranh, nhưng nếu
thấp hơn, các công ty này phải gánh thêm một nghĩa vụ thuế trên phần thu nhập chuyển
về nước. Theo thống kê hiện nay, Mỹ là nước có mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp
cao so với hầu hết các quốc gia trên thế giới: 39,21% (2010), đứng thứ 2 trong 10 nước
có thuế thu nhập cao nhất năm 2010 (sau Nhật Bản) do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và
Phát triển (OECD) xếp hạng. Do đó, quy định về khoản tín dụng thuế nước ngoài của
Luật thuế Mỹ hầu như không thể xóa bỏ được bất lợi trong việc phải chịu thuế thu nhập
nước ngoài của các công ty đa quốc gia ở Mỹ.
Chính sách ưu đãi thuế của các quốc gia
48
Trong khi thuế suất của Mỹ rất cao so với các quốc gia và luật thuế của nó còn quy
định đánh thuế thu nhập toàn cầu, thì ở một số nước khác có chính sách thuế ưu đãi
hơn cho các công ty đa quốc gia trong nước khi không đánh thuế thu nhập trên các
khoản thu nhập phát sinh từ nước ngoài và thậm chí một số quốc gia không hề đánh
thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước (nghĩa là thuế suất 0%) như Bermuda,
Bahamas, Islands,...Nhờ lợi thế về thuế nên tại đây có rất nhiều công ty đa quốc gia
được thành lập để đầu tư ra nước ngoài.
Không những thế, sự khác biệt về mức thuế suất cũng như luật thuế ưu đãi tại các quốc
gia này đã khiến nhiều công ty đa quốc gia ở Mỹ tìm cách chuyển dịch công ty ra nước
ngoài, thay đổi quốc tịch sang các quốc gia có thuế suất thấp hơn, tiêu biểu là các quốc
gia như Bermuda (0%), nhằm mục đích tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của mình tại Mỹ và
giảm bớt những bất lợi về thuế. Do đó, những nước có luật thuế tương tự như Bermuda
trở thành nơi để các công ty đa quốc gia lợi dụng để tránh thuế, chúng được gọi với cái
tên là “các thiên đường thuế”.
2.1.4. Cách thức thực hiện
Bởi vì yếu tố cốt lõi của giao dịch chuyển đổi là thiết lập công ty mẹ trở thành một
công ty nước ngoài, cho nên bước đầu tiên là phải tìm một công ty nước ngoài thay thế
cho công ty mẹ hiện hữu tại Mỹ. Việc thay thế này có thể thực hiện dưới nhiều loại
hình thức.
Các hình thức giao dịch chuyển đổi không chỉ có thể tác động trực tiếp đến đặc tính
thuế, mà còn tác động đến công ty vàviệc công bố thông tin, chúng phải được tiến hành
theo thứ tự để giao dịch có thể được thực hiện. Cần nhấn mạnh ngay từ đầu rằng bản
thân giao dịch chuyển đổi thường không thực hiện theo mục đích mà chuyển dịch công
ty được thực hiện. Thay vào đó, nó chỉ thiết lập khuôn khổ để theo đó các giao dịch có
liên quan khác được thực hiện (như chuyển giao tài sản và cổ phần, tái cấp vốn, phát
49
hành nợ, thành lập công ty con mới, vv). Các giao dịch có liên quan này, thông thường
được xem như là một phần của chuyển dịch công ty.
Tuy nhiên, hình thức của giao dịch ban đầu rất quan trọng với một số lý do. Đầu tiên,
nó đặt ra các điều khoản mà giao dịch ban đầu sẽ bị đánh thuế, từ đó xác định xem
công ty và các cổ đông khi thực hiện chuyển dịch sẽ cần phải trả các chi phí thuế đó
trước hay không và trả ở chừng mực nào. Thứ hai, nó có thể ảnh hưởng đến bản chất
việc công ty công bố thông tin và các thủ tục cần thiết để công ty thực hiện chuyển
dịch. Cuối cùng nó tạo ra một cấu trúc công ty mới cấp cao nhất, không chỉ làm thay
đổi đáng kể cấu trúc thuế của doanh nghiệp, mà còn thay đổi cả hệ thống doanh nghiệp
và cơ cấu kiểm soát của nó.
Các hình thức chủ yếu của việc chuyển dịch, đó là “share inversion” (chuyển dịch cổ
phần), thường được thực hiện bởi việc sáp nhập 3 bên, và “asset inversion” (chuyển
dịch tài sản), thường là thực hiện chuyển giao tài sản để thành lập một công ty mới.
Ngoài ra, có thể kết hợp chuyển dịch cổ phần và tài sản để đạt được cấu trúc cấp cao
nhất mà công ty mong muốn. Ba hình thức này được mô tả chi tiết như sau:
“Share Inversion” thông qua việc mua lại cổ phiếu của công ty mẹ hiện hữu ở Mỹ.
Mục đích của hình thức này là thiết lập một công ty nước ngoài mới (Newco), và trở
thành công ty mẹ thay thế cho công ty mẹ hiện hữu ở Mỹ (USco)10. Theo hình thức
đơn giản nhất, giao dịch này có thể thực hiện bằng cách các cổ đông USco trao đổi tất
cả các cổ phiếu của họ với các cổ phần của Bermudaco – gọi là hình thức tái cơ cấu cổ
điển “B”.Để thực hiện hình thức này đòi hỏi phải 80% cổ phần của USco trở lên được
trao đổi và chỉ trao đổi duy nhất với cổ phiếu có quyền biểu quyết của Bermudaco. Để
10Ngoài thay đổi trong cơ cấu doanh nghiệp, có thể gồm cả việc chuyển nhượng giữa các công ty
(lower-tier) nhỏ hoặc là thay đổi quyền hạn trong nội bộ của các công ty nhỏ nếu xét chúng cần thiết
trong việc chuyển dịch của công ty mẹ.
50
đạt được một sự trao đổi như vậy, đối với cổ phiếu của công ty đạichúng thường rất
khó khăn, có khi là không thể thực hiện được, vì nó yêu cầu các cổ đông phải đấu giá
cổ phần của mình để thực hiện trao đổi.
Do đó, nếu trường hợp chỉ có một số ít trong số các cổ đông đồng ý thực hiện giao dịch
thì thủ tục đơn giản này dường như là không khả thi. Thay vào đó là thực hiện sáp nhập
ba bên, thường được biết đến như cuộc sáp nhập “triangular” hay là sáp nhập “reverse
triangular”, và được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch tái tổ chức và mua lại khác
tại Mỹ. Hình thức sáp nhập “reverse triangular” là trường hợp công ty con của
Bermudaco sáp nhập vào USco, cổ phiếu của công ty con này chuyển thành cổ phiếu
của USco.Tương tự như kết quả của một cuộc sáp nhập, là USco sẽ trở thành công ty
con thuộc sỡ hữu hoàn toàn của Bermudaco và các cổ đông của USco sẽ nhận lại cổ
phiếu của Bermudaco. Lợi thế của việc sáp nhập này là USco không có bất kỳ thay đổi
trong công ty hiện hữu của nó. Cũng giống như hình thức tái cấu trúc “B”, đòi hỏi phải
sử dụng cổ phiếu biểu quyết của Bermudaco để có được quyền kiểm soát USco. Nhưng
USco SUB
Cổ đông
USco
Sơ đồ sáp nhập
“reverse triangular”
Cổ phiếu
Bermuda
co
Bermu
daco
Sáp
nhập
USco
Bermu
daco
Cổ đông Bermudaco
(Cổ đông cũ của USco)
Sau khi thực hiện giao
dịch
51
nhờ cuộc sáp nhập của công ty con mà các cổ đông cũ của USco xem như cũng đã trao
đổi cổ phiếu của nó với cổ phiếu có biểu quyết của Bermudaco, và cuộc chuyển dịch
cũng khả thi. Hầu hết các báo cáo về chuyển dịch cổ phần là thực hiện theo hình thức
sáp nhập “reverse triangular”.11
Chuyển dịch tài sản
Nếu hình thức chuyển dịch cổ phần làm thay đổi cơ cấu công ty bằng cách tìm một
công ty nước ngoài thay vào vị trí của công ty hiện hữu ở Mỹ, thì ngược lại hình thức
chuyển dịch tài sản là hình thức tái cơ cấu công ty hoàn toàn bằng việc loại bỏ công ty
mẹ cũ tại Mỹ (USco) và thay thế nó với một công ty mẹ nước ngoài mới (Bermudaco).
Các công ty nước ngoài được USco kiểm soát trực tiếp trong cùng một hệ thống trước
khi chuyển dịch gọi là những công ty thuộc quyền kiểm soát nằm ở nước ngoài
(CFCs), do đó tạo ra trách nhiệm thuế cho USco đối với một số loại thu nhập thụ động
chắc chắn hoặc thu nhập Subpart F khi chúng được chuyển về nước.Nhưng khi USco
được chuyển đổi thành công ty nước ngoài,thì các công ty CFC của nó cũng được
chuyển đổi, và nhờ đó loại bỏ mọi trách nhiệm thuế mà USco phải gánh chịu12.
Theo mục đích quy định của công ty, chuyển đổi tài sản thường được thực hiện như
một cuộc tái thành lập công ty theo hai bước. Đầu tiên, USco thực hiện tái thành lập
công ty sang một quốc gia cóluật doanh nghiệp không yêu cầu phải 100% cổ đông
chấp thuận;và sau đó nóduy trì hoạt động ở quốc gia đó hoặc là lại tái thành lập công ty
theo đạo luật ở nước ngoài. Bước thứ hai của giao dịch có thể được thực hiện thuận lợi
11Chuyển dịch cổ phần bao gồm Helen of Troy (báo cáo 05/01/1994), Công ty năng lượng Triton (báo
cáo 23/02/1996), Fruit of the Loom (báo cáo 15/10/1998), Everest Group Re (báo cáo tháng 1/2000),
Nabors Industries (báo cáo 22/03/2002), Weatherford Industries (báo cáo 05/04/2002).
12Công ty mẹ mới ở nước ngoài được tổ chức công khai, điều này tạo điệu kiện để tránh tình trạng các
cổ đông của nó được cho là cổ đông CFC.
52
nếu đạo luậtcủa quốc gia đó có thủ tục cho phép việc công ty nước ngoài tái thành lập
sang. Bermuda, “cảng đậu” ưa thích của nhiều công ty chuyển dịch, có quy định điều lệ
như vậy. Do đó, USco đã chuyển dịch thành công ty Bermudaco, công ty mẹ mới ở
Bermuda, và cổ phiếu hiện hành của USco tự động chuyển đổi thành cổ phiếu của
Bermudaco.
Công ty mẹ nước ngoài mới (Bermudaco) mua lại tất cả tài sản của USco, và chúng
được chuyển giao theo giá thị trường của những tài sản này. Do đó, sự chuyển dịch tài
sản ra nước ngoài này hoàn toàn bị đánh thuế lên công ty USco. Nếu Usco sỡ hữu các
các công ty thuộc quyền kiểm soát ở nước ngoài (CFCs), các công ty này cũng phải
chịu thuế đánh trên thu nhập cổ tức tương tự nhưkhi bán cổ phiếu.
Chi phí thuế cao có thể làm việc chuyển dịch tài sản không thể thực hiện trong trường
hợp không có đặc tính thuế bù trừ. Khi USco được áp dụng thuộc tính thuế bù trừ -
USco
CFCs
Bermudaco
Bermudaco
CFCs
Cổ đông
USco
Tất cả tài sản
của USco
Cổ phiếu
Bermudac
o
Cổ đông
Bermudaco
Sau khi thực hiện giao
dịch
Trước khi giao dịch
Sơ đồ chuyển dịch tài sản
53
chẳng hạn như các khoản lỗ hoạt động ròng hay vượt quá các khoản thuế tín dụng nước
ngoài – thì chi phí thuế có thể được giảm thiểu. Bởi vì phải chịu các khoản chi phí, nên
chuyển dịch tài sản hiếm khi được chọn như một hình thức tái cơ cấu công ty. Không
có gì ngạc nhiên khi một số công ty thực hiện chuyển đổi bằng cách sử dụng cấu trúc
này – White Mountain và Xoma – chọn cấu trúc này kể từ khi chi phí thuế phát sinh
thuế là tối thiểu hoặc không chịu thuế thông qua việc sử dụng các thuộc tính thuế bù
trừ.
Tóm lại, đối với hình thức chuyển dịch cổ phiếu, các cổ đông của USclà người chịu
thuế khi thực hiện trao đổi cổ phiếu. Lợi ích thuế trong chuyển dịch là sự chênh lệch
giữa giá trị thị trường của cổ phiếu và … Còn đối với hình thức chuyển dịch tài sản, thì
chính công ty có nghĩa vụ chịu thuế chứ không phải các cổ đông. Và lợi ích của hình
thức này là chêch lệch giữa giá thị trường của tài sản và…Các công ty sẽ phải đánh giá
ảnh hưởng tài chính của các hình thức thực hiệntrước khi họ quyết định chuyển dịch
công ty.
Chuyển dịch kết hợp
Chuyển dịch kết hợp tập hợp các yếu tố của cả chuyển dịch cổ phần và chuyển dịch tài
sản. Mục đích là để kết hợp các giao dịch khác nhau để giảm thiểu chi phí về thuế tổng
thể trong khi vẫn đạt được hiệu quả thuế tối ưu. Bước đầu tiên của giao dịch là xây
dựng một cấu trúc về căn bản tương tự như chuyển dịch tài sản. Công ty mẹ (USco)
thực hiện tái thành lập trong quyền hạn pháp lý ở Mỹ cho phép tái thành lập công ty ở
Mỹ ra nước ngoài mà không cần các cổ đông nhất trí tán thành, và sau đó được duy trì
hoạt động bởi công ty mới thành lập ở nước ngoài (ví dụ như là Bermudaco) theo
quyền hạn pháp lý nước ngoài. Bước thứ hai của giao dịch bao gồm chuyển dịch các tài
sản nhất định được coi là nhận được từ Bermudaco đến một một công ty con mới được
thành lập ở Mỹ (USnewsub) để đổi lấy cổ phiếu của Usnewsub. Việc lựa chọn tái
chuyển giao tài sản cho USnewsub phụ thuộc vào sự kết hợp tổng thể của các tài sản
54
được tổ chức ban đầu bởi USco, sự tăng giá của tài sản và hiệu lực của các thuộc tính
thuế để có thể bù trừ việc tăng giá trị của tài sản. Tài sản mà không tạo ra khoản tăng
thêm đáng kể (built-in gain) (ví dụ như gần đây đã mua các chi nhánh nước ngoài, các
công cụ tài chính) nói chung sẽ được giữ lại bởi Bermudaco. Ngược lại, tài sản tăng giá
và tài sản ở Mỹ sẽ chuyển giao lại cho USnewsub.
Giao dịch tổng thể được xem như gồm hai yếu tố: (a) chuyển giao ra nước ngoài toàn
bộ tài sản của Usco cho Bermudaco, ngoại trừ những tài sản tái chuyển đổi cho
Usnewsub, và (b) chuyển giao cổ phiếu trong nước ra nước ngoài một cách gián tiếp
bởi các cổ đông của Usco – cổ phiếu của Usnewsub như một sự kế thừa riêng của Usco
– trong phạm vi của tài sản tái chuyển đổi từ Bermudaco sang Usnewsub. Do đó, giao
dịch làm phát sinh thuếlên cả cổ đông và công ty mẹ ở Mỹ. Tài sản giữ lại ở
Bermudaco (công ty mẹ mới) được coi là đã chuyển giao cùng với tài sản chuyển giao
ra nước ngoài, được công nhận bởi Usco (công ty mẹ cũ ở Mỹ). Các phần khác của
giao dịch – như là trao đổi cổ phiếu bởi cổ đông ở Mỹ trong phạm vi tài sản được tái
chuyển giao đến Usnewsub (công ty con mới thành lập ở Mỹ), phát sinh nghĩa vụ thuế
đối với các cổ đông. Kết quả là mức thuế doanh nghiệp có thể được giảm thiểu bằng
cách hạn chế các tài sản có hiệu quả chuyển giao đến Bermudaco mà chỉ là các tài sản
không tạo ra lợi nhuận đáng kể và sử dụng các đặc tính thuế bù trừ. Thuế đánh trên cổ
đông có thể được giảm đến mức chỉ bao gồm các nhà đầu tư miễn thuế hay giá cổ
phiếu phản ánh cả thua lỗ bên trong.
Do chi phí thuế đánh trên cả cổ đông và doanh nghiệp, cùng với độ phức tạp của các kế
hoạch thuế được thiết kế để tối thiểu hóa chi phí, nên chuyển dịch kết hợp là hình thức
tương đối hiếm khi sử dụng để tái cơ cấu công ty ra nước ngoài.
2.1.5. Sự phát triển của chuyển dịch công ty trong những năm vừa qua
Theo như Báo cáo của Bộ Tài chính ghi nhận “xuất hiện một sự gia tăng nỗi bật gần
đây về quy mô, tốc độ và thông tin của các cuộc chuyển đổi công ty”. Trong năm 1999,
55
có hơn 6 công ty chuyển dịch, tiếp theo thêm 2 công ty chuyển dịch vào năm 2000, và
4 công ty trong năm 2001. Sau đó, có một thời gian tạm lắng sau sự kiện ngày 11/9,
nhưng sang năm 2002 đang có ít nhất ba công ty dự định thực hiện chuyển dịch đã
được công bố (Stanley Works, NaBors, Weatherford International). Tuy nhiên, bên
cạnh đó, sau sự kiện ngày 11/9, cùng với mối quan tâm của cộng đồng và sự phản đối
gay gắt của Chính Phủ, đã có 7 dự án luật đưa ra đang chờ xử lý trong Quốc Hội để
ngăn chặn sự chuyển dịch.
Cho đến năm 2009, có 10 doanh nghiệp lớn đã chuyển dịch trụ sở ra nước ngoài để
giảm bớt gánh nặng về thuế:
Halliburton: công ty thuộc lĩnh vực Công nghệ và Dịch vụ Dầu khí, đã công bố
việc mở một trụ sở công ty tại United Arab Emirates của Dubai vào ngày 12
tháng 3 năm 2007. Công ty cho biết sự chuyển dịch của nó là một phần trong
chiến lược tập trung nguồn lực ở Trung Đông để thu hút kinh doanh được công
bố năm 2006.
Accenture: là một công ty tư vấn và là cánh tay đắc lực của Công ty kiểm toán
Arthur Andersen tại Bermuda. Accenture đã thu được 662 triệu $ trên mỗi hợp
đồng vào giữa 01/10/2001 đến 30/09/2002. Theo như lập luận của Accenture thì
không nên cho rằng hoạt động của nó là một sự chuyển dịch công ty bởi vì nó
chưa bao giờ có trụ sở tại Mỹ như Arthur Andersen.
Foster Wheeler Ltd: là một công ty kỹ thuật, đã chuyển dịch công ty đến
Bermuda vào năm 2001. Gần 70% hoạt động kinh doanh của Foster Wheeler
đến từ các hoạt động kinh doanh quốc tế, và việc chuyển dịch đến Bermuda cho
phép công ty giảm nghĩa vụ thuế trên thu nhập mà nó thu được từ bên ngoài
nước Mỹ. Hầu hết các văn phòng chính của công ty vẫn còn ở New Jersey.
Ingersoll-Rand Co. Ltd .: là công ty sản xuất xe tải lạnh Thermo King, có trụ
sở tại New Jersey. Công ty cũng chuyển dịch đến Bermuda vào năm 2001 .
Trong năm 2007, công ty phải đối mặt với việc Cục thuế IRS (Internal Revenue
56
Service) tiến hành kiểm toán một số khoản nợ khi nó tái thành lập công ty ở
Bermuda vào năm 2002.
Tyco International Ltd: làcông ty sản xuất và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, kiểm soát, an ninh, viễn thông và điện tử. Tyco International tái thành lập
công ty ở Bermuda vào năm 1997. Năm 2002, Chủ tịch kim Giám đốc điều
hành của Tyco International, bị truy tố về tội đã trốn thuế hơn $ 1 triệu USD ở
New York.
Cooper Industries Inc: là công ty cung cấp các sản phẩm và công cụ về điện
với thương hiệu nổi tiếng như Halo, Lumière, đã chuyển dịch công ty từ
Houston tới Bermuda vào năm 2002 và sau đó thu về 3,6 triệu USD trong các
hợp đồng của chính phủ. Bà Victoria Guennewig, một phát ngôn viên của
Cooper Industries phát biểu: "Chúng tôi nhận thấy rằng nếu dựa trên các luật
thuế được ban hành hiện tại, rõ ràng các công ty ở Mỹ bị đặt vào thế bất lợi kinh
tế so với các công ty nước ngoài".
Noble Drilling Services Inc: công ty khai khoáng dầu và khí tự nhiên lớn thứ tư
trên thế giới, có trụ sở tại Cayman Islands nhưng thực chất công ty hoạt động ở
Sugar Land, Texas. Năm 2002, Mỹ bắt đầu tiến hành chiến dịch để loại bỏ
Noble và chín công ty khác của Mỹ có trụ sở chính ở nước ngoài.
Global Crossing: Global Crossing cung cấp các giải pháp viễn thông đầu tiên
của thế giới hợp nhất mạng IP trên toàn cầu. Công ty này có trụ sở hợp pháp tại
Bermuda, mặc dù trụ sở hành chính của nó là ở New Jersey.
Seagate Technology LLC: là công ty thiết kế, sản xuất và marketing các ổ đĩa
cứng có trụ sở tại California, và đã chuyển dịch sang Cayman Islands.
Nabors Industries Ltd: là nhà đấu thầu dầu và khí lớn nhất thế giới, chuyển
dịch từ Texas đến Bermuda và Barbados vào năm 2002. Nabors Industries đã
báo cáo 428,4 triệu USD lợi nhuận ở Mỹ trong năm 2005 và sẽ chỉ trả thuế 86
triệu USD trên số tiền đó.
57
2.1.6. Các chính sách đặt ra đối với chuyển dịch công ty
Chuyển dịch công ty ra nước ngoài được xem như là hành động thích hợp để giảm
thiểu các tác động tiêu cực của luật thuế ở Mỹ, chính các luật về thuế đó đã đặt công ty
đa quốc gia của Mỹ vào thế bất lợi cạnh tranh so với các công ty đa quốc gia có trụ sở
ở nước ngoài. Ngược lại, một số nhà bình luận lại xem việc chuyển dịch như là hành vi
không yêu nước. Dựa trên hai dòng ý kiến trái ngược nhau, có nhiều ý kiến được trình
bày liên quan tới bản chất của hành vi chuyển dịch.
Tác động tiêu cực của chính sách thuế đối với sự chuyển dịch công ty ra nước ngoài là
không thể nghi ngờ gì. Ở mức độ kỹ thuật, các giao dịch chuyển đổi được thiết kế để
đạt được mục tiêu “là nằm ngoài hệ thống mà Quốc Hội đã thiết lập chính sách thuế
cho các doanh nghiệp Mỹ”.13 Chuyển dịch công ty làm thay đổi trạng thái của nó cho
mục đích thuế mà không cần phải chịu bất kỳ thay đổi đáng kể trong tổ chức và hoạt
động. Thay đổi tình trạng thuế theo quy mô này mà không chứng minh do việc kinh
doanh thay đổi, có thể làm suy yếu niềm tin của công chúng trong việc thống nhất và
công bằng của hệ thống thuế. Điều này thể hiện một nguy cơ nghiêm trọng cho hệ
thống thuế của Mỹ, dựa trên sự tuân thủ tự nguyện. Hiện tượng chuyển dịch nêu lên
những bất cập của hệ thống thuế có thể là do: (i) thiếu sót trong các điều lệ cơ bản và
thống nhất quan niệm, (ii) lỗ hổng trong các quy định về kỹ thuật và (iii) không hoàn
hảo về cơ chế thực thi.
Các nhà bình luận về thuế xem chuyển dịch như là một sản phẩm có những thiếu sót
trong việc thống nhất quan niệm cơ bản của luật thuế, và họ luôn luôn nhấn mạnh rằng
mục tiêu giảm thiểu thuế thông qua chuyển dịch có thể hợp pháp hóa thông qua các
phương tiện khác. “Bởi sự định hình ngay từ đầu thông qua công ty mẹ ở nước ngoài,
do đó có thể đạt được tiết kiệm thuế như nhau thông qua giao dịch chuyển dịch sau
13Báo cáo NYSBA
58
đó.” Có thể cho rằng, việc công ty nước ngoài mua lại công ty ở Mỹ về cơ bản có thể
đạt được kết quả như nhau, loại bỏ những tác dụng trong phạm vi quyền hạn về thuế
của Mỹ.14
Các tranh luận này xem việc công ty từ bỏ quốc tịch là để phản ứng lại các gánh nặng
thuế “bất cân xứng” áp đặt lên các công ty đa quốc gia Mỹ. Theo phương pháp này –
được xác nhận bởi Báo cáo của Bộ Tài chính về chuyển dịch – “Luật thuế quốc tế của
Mỹ sử dụng để áp đặt gánh nặng lên các công ty đa quốc gia có trụ sở ở Mỹ không cân
xứng so với các gánh nặng về thuế mà các công ty đa quốc gia ở các nước đối tác phải
chịu. Hoạt động chuyển dịch gần đây cùng với việc thôn tín từ nước ngoài của công ty
đa quốc gia ở Mỹ tăng lên là bằng chứng cho thấy những bất lợi về cạnh tranh do các
luật thuế quốc tế của Mỹ, là vấn đề nghiêm trọng gây ra những hậu quả đáng kể cho
các doanh nghiệp và nền kinh tế Mỹ.” Những kết luận này còn đang tranh cãi nên
không được hỗ trợ những dữ liệu thống kê rõ ràng. Tuy nhiên, Báo cáo Bộ Tài chính
dường như chấp nhận “lý do bất lợi trong cạnh tranh” và sử dụng yếu tố này trong việc
hỗ trợ cho nhiệm vụ thay đổi cấu trúc thuế nước ngoài của Mỹ.
Lý do bất lợi cạnh tranh dựa trên giả định Hoa Kỳ có đặt phạm vi đánh thuế trên thu
nhập của các công ty có trụ sở chính trong nước rộng hơn so với các nước khác. Với lý
lẽ thường xuyên đưa ra là để thúc đẩy các lợi ích của thuế trong lãnh thổ. Tuy nhiên,
điều chú ý quan trọng là Hoa Kỳ không chỉ duy nhất đánh thuế trên thu nhập toàn cầu
của các công ty đa quốc gia có trụ sở chính trong phạm vi quyền hạn của nó, và hiện
đang đánh thuế trên cả phần thu nhập thu động của chúng thông qua chế độ chống trì
hoãn (anti-deferral) (ngăn chặn nguồn thu nhập từ nước ngoài được giữ lại vĩnh viễn tại
các công ty nước ngoài).
14Báo cáo NYSBA và Báo cáo Bộ Tài chính về chuyển dịch
59
Dựa vào các yếu tố thuận lợi của chuyển dịch cho thấy việc không phân biệt giữa các
công ty có trụ sở ở Mỹ và ở nước ngoài có thể góp phần làm cho chuyển dịch xảy ra.
Có ít nhất hai cách thay thế để giải quyết vấn đề này. Thứ nhất, các nguyên tắc của luật
thuế cư trú phải được đánh giá lại để đảm bảo rằng thuế cư trú được xác định bởi các
quan hệ kinh tế của công ty đa quốc gia và Mỹ. Thứ hai, khung quy định về miễn thuế
cần được sửa đổi để nhấn mạnh tính hữu hiệu của các lợi ích phi thuế quan tại các nước
cư trú.
Tóm lại, việc chuyển dịch công ty ra nước ngoài có thể phải đối diện với viễn cảnh suy
giảm dần. Sự quan tâm của công chúng tăng lên, thêm vào đó là dự định thực hiện
chuyển dịch của Stanley Works, cùng với sự hăm dọa của pháp luật sắp tới, đã ngăn
chặn một làn sóng mới của việc từ bỏ quốc tịch ra nước ngoài cư trú của các công ty đa
quốc gia. Nhưng nếu xem xét chính sách phương diện rộng hơn thấy rằng tiến trình di
dời xứ của công ty sẽ không dễ dàng biến mất. Trong thế giới của doanh nghiệp đa
quốc gia, thì việc xem xét về phạm vi quyền hạn của thuế, lợi ích kinh tế và quản trị
doanh nghiệp được coi là nền tảng.
2.2. Stanley Works và kế hoạch Inversion
2.2.1. Giới thiệu về công ty Stanley Works
Stanley Works được thành lập vào năm 1843 ở New Britain, Connecticut bởi Frederick
T. Stanley, chuyên sản xuất về các dụng cụ trong gia đình. Năm 1920, Stanley Works
đã sáp nhập với công ty Stanley Rule & Level – một công ty cùng ngành chuyên sản
xuất về các công cụ và thiết bị bằng tay được thành lập bởi một người anh họ của
Frederick T. Stanley, đây chính là một cột mốc quan trọng góp phần vào sự phát triển
Stanley. Với chất lượng cao, các đổi mới phù hợp và cải thiện hoạt động tốt thì Stanley
đã định vị được thương hiệu của mình. Hiện nay, Stanley là công ty hàng đầu trong
việc sản xuất các công cụ ở Mỹ với doanh thu khoảng 2.6 tỷ USD năm 2001 (doanh
thu cập nhật đến hết năm 2010 là khoảng 8,41 tỷ USD) với gần 15.000 lao động. Là
60
nhà sản xuất toàn cầu, có mặt ở 18 quốc gia, chiếm khoảng 20% thị phần. Stanley hoạt
động trong hai nhóm chính, thứ nhất là sản xuất các công cụ chiếm khoảng 77% doanh
thu và thứ hai là các loại cửa chiếm 23% doanh thu. Nhóm công cụ sản xuất chuyên về
các công cụ bằng tay cho người tiêu dùng và cả những người sử dụng chuyên nghiệp,
những công cụ cơ khí công nghiệp…Nhóm thứ hai sản xuất các hệ thống cửa đơn giản
cho gia đình cũng như hệ thống cửa tự động cho các trung tâm thương mại và cao ốc.
Các sản phẩm của Stanley đến tay người tiêu dùng thông qua các trung tâm, hệ thống
bán lẻ lớn như Home Depot, Sears và Wal-Mart, và hầu hết doanh thu của công ty
cũng đến từ các hệ thống bán lẻ này, riêng Home Depot trong năm 2001 đã đóng góp
khoảng 18% doanh thu của tập đoàn. Hiện nay, bên cạnh hai nhóm ngành chính thì
Stanley Works còn đầu tư vào nhiều nhóm ngành khác.
2.2.2. Kế hoạch Inversion của Stanley Works
Stanley Works cũng như nhiều công ty đa quốc gia khác đặt trụ sở tại Mỹ cảm thấy
ngày càng bị đè nặng bởi hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp của quốc gia này. Thu
nhập tại Mỹ của Stanley Works bị đánh thuế với mức thuế suất 35%. Mức thuế suất
này chỉ thay đổi lên hoặc xuống khoảng 1% trong hơn 15 năm nay và trở nên ngày
càng cao so với mức thuế suất thuế doanh nghiệp trên toàn cầu do nhiều quốc gia đã
đồng loạt cắt giảm mức thuế suất thuế doanh nghiệp một cách đáng kể trong suốt
những năm 1990.
Nó thực sự trở thành vấn đề khi mà Stanley và các công ty đa quốc gia khác phải đối
mặt với việc ngày càng có nhiều khoản thu nhập phát sinh bên ngoài nước Mỹ trong
khi cơ quan thuế Hoa Kỳ không chỉ đánh thuế lên các khoản lợi nhuận bên trong quốc
gia mình mà còn đánh thuế lên tất cả những khoản lợi nhuận này khi chúng được “hồi
hương” về công ty mẹ hay cả khi không “hồi hương” (theo Subpart F trong bộ luật thuế
IRS, mục 951 – 964). Nếu Stanley tại châu Âu hoạt động tạo ra lợi nhuận, đầu tiên họ
phải đóng thuế cho chính phủ nước sở tại, chẳng hạn như Pháp hoặc Đức, và sau đó
phải đóng thêm thuế trên kho
Mỹ.
Hình 2.1. Nghĩa vụ thu
Nguồn: “Stanley Works and Corporate Inversion”,
Phần lớn doanh thu và l
– nơi có gần 50% nhân viên c
nguyên vật liệu ngày càng t
Trước thực trạng trên c
thực hiện Inversion đế
chiến lược này được th
của công ty, gia tăng s
được một khoản thuế
sức mạnh cho công ty trong dài h
61
ản lợi nhuận này khi nó được hồi h
ế của Stanley Works tại Mỹ trước khi th
công ty ra nước ngoài.
ợi nhuận của Stanley đến từ các chi nhánh bên ngoài n
ủa công ty cư trú. Hơn nữa, công ty còn có m
ăng đến từ nhiều nguồn trên thế giới.
ũng như làn sóng Inversion trong thời gian v
n Bermuda đã được ban quản trị của công ty quan tâm t
ực hiện sẽ góp phần tăng cường tính linh ho
ức cạnh tranh trên thị trường đồng thời giúp công ty ti
đáng kể. Đây là sáng kiến mang tính chi
ạn.
ương về công ty mẹ ở
ực hiện chuyển dịch
Exhibit 1.
ước Mỹ
ột tỷ lệ
ừa qua thì ý định
ới. Nếu
ạt trong hoạt động
ết kiệm
ến lược sẽ tăng cường
Hình 2.2. Nghĩa vụ thu
Nguồn: “Stanley Works and Corporate Inversion”,
Vào ngày 8 tháng 2 nă
công ty đến Bermuda.
2.3. Lợi ích và ch
2.3.1. Những l
Giảm thiểu nghĩa vụ thu
Thứ nhất, Bermuda là
không đánh thuế đối v
62
ế của Stanley Works tại Mỹ sau khi thực hi
ty ra nước ngoài.
m 2002, Stanley Works (Mỹ) tuyên bố sẽ
i phí của Stanley Works khi thực hi
ợi ích của Stanley Works khi Inversion
ế
điển hình của hầu hết những trung tâm tài chính n
ới các khoản thu nhập ngoài nước. (Trong th
ện chuyển dịch công
Exhibit 2.
thực hiện chuyển dịch
ện Inversion
ước ngoài
ực tế, Bermuda
63
không có thuế thu nhập doanh nghiệp). Lợi nhuận của Stanley được tạo ra trên khắp
thế giới có thể được phân phối lại một cách tự do xuyên suốt quá trình kinh doanh toàn
cầu, bao gồm cả công ty mẹ, mà không phải chịu thêm bất kỳ nghĩa vụ thuế nào tại
quốc gia đặt công ty mẹ (đặt tại Bermuda thay vì Mỹ).
Với kế hoạch Inversion công ty ra nước ngoài, Chủ tịch và Giám đốc điều hành John
Trani cho rằng cả tính linh hoạt trong hoạt động và sự hiệu quả thuế đều được cải thiện.
Cụ thể, Trani dự đoán rằng thuế suất thuế thu nhập Stanley sẽ giảm được 7% đến 9%
từ mức thuế suất hiện tại là 32% xuống 23% đến 25%. Sử dụng bản dự thảo tài chính
ước tính thu nhập cho năm 2003, Stanley dự kiến sẽ phải trả 134 triệu USD tiền thuế
vào năm 2003 đánh trên 420 triệu USD thu nhập trước thuế. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc, nếu thực hiện Inversion, Stanley Works sẽ tiết kiệm được khoảng 30 triệu
USD nghĩa vụ thuế mỗi năm15. Giả sử một tỷ lệ lãi suất 2,5%, hơn 10 năm này sẽ cho
kết quả trong một khoản tiết kiệm 263 triệu USD nếu quy về hiện giá. Đồng thời,
Stanley Works ước tính rằng lợi nhuận cao hơn của công ty từ việc thực hiện Inversion
có thể làm thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) tăng khoảng 11,5%.
15
Stanley nhất quán theo một ước tính thận trọng khi công bố ra công chúng là có thể tiết kiệm được
30 triệu USD tiền thuế mỗi năm. Cách tính này trái ngược với cách tính ra con số 33 triệu USD ở đây
64
Bảng 2.1. Những thay đổi ước tính trong thu nhập của Stanley Works sau khi
thực hiện chuyển dịch
Trước Sau Tiết kiệm
Thu nhập trước thuế $420 $420
Thuế (32%/24%) (134) (101)
Thu nhập sau thuế $286 $319 + $33
Số cổ phần đang lưu hành 88.0 88.0
Thu nhập trên mỗi cổ phần $3.250 $3.625 + $0.375 or 11.5%
Nguồn: “Stanley Works and Corporate Inversion”, Exhibit 3.
Thứ hai, những hoạt động của Stanley Mỹ bây giờ sẽ được thực hiện như là công ty
con đặt tại Mỹ của một công ty nước ngoài. Điều này sẽ dẫn đến khả năng tái cấu trúc
lại doanh nghiệp, theo đó công ty con tại Mỹ sẽ gia tăng nghĩa vụ đối với công ty mẹ
tại Bermuda như tiền bản quyền, dịch vụ nợ, lệ phí cấp giấy phép,… là những khoản
phí hợp pháp có thể được giảm trừ ở Mỹ, nhưng lại là khoản thu nhập cho công ty mẹ
ở Bermuda. Kết quả là làm giảm trách nhiệm thuế tại Mỹ khi Stanley tiến hành hoạt
động kinh doanh trên quốc gia này. Khía cạnh thứ hai của những lợi ích về thuế khi
thực hiện chuyển dịch doanh nghiệp thường được gọi là “earnings stripping”. Thuật
ngữ này đề cập đến việc cơ cấu lại hoạt động của doanh nghiệp trong nước Mỹ để có
những khoản chi phí hợp pháp giảm trừ vào lợi nhuận chịu thuế. Điều này được thực
hiện ở những môi trường có mức thuế suất cao như nước Mỹ.
65
Ví dụ, một công ty con ở Mỹ có thể vay tiền từ công ty mẹ ở nước ngoài và trả nợ với
lãi suất cao. Pháp luật về thuế Liên bang nói chung cho phép các công ty có thể khấu
trừ các khoản thanh toán lãi suất khi tính thu nhập doanh nghiệp chịu thuế, do đó làm
giảm các loại thuế cho công ty con ở Mỹ. Trong khi đó, các công ty mẹ ở nước ngoài
(các thiên đường thuế như Bermuda …) nhận được các khoản thanh toán lãi suất mà lại
không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc bị đánh thuế rất thấp.
Và thứ ba, đó là phản ứng của thị trường vốn đối với sự tái cấu trúc này. Tính trung
bình, giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng 1.7% khi thông tin về chuyển dịch công ty ra
nước ngoài được công bố. Sự gia tăng này chính là hiện giá của dòng tiền tiết kiệm
được từ việc cắt giảm thuế đánh trên nguồn thu nhập nước ngoài và trên các khoản thu
nhập trong nước (Mỹ). Đây chính là kết quả của việc tái cấu trúc hoạt động của công ty
sau khi thực hiện chuyển dịch.
Tạo điều kiện cạnh tranh cho doanh nghiệp
Thay đổi này sẽ tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động của công ty, giúp công ty
quản lý các dòng tiền quốc tế và đối phó với cấu trúc thuế quốc tế phức tạp tốt hơn. Kết
quả, làm gia tăng khả năng cạnh tranh để Stanley trở thành một thương hiệu lớn. Môi
trường kinh doanh, kiểm soát và chính sách thuế ở Bermuda được kỳ vọng sẽ tạo ra giá
trị đáng kể cho cổ đông. Bên cạnh những lợi ích mang lại như tính linh hoạt trong hoạt
động, khả năng quản lý dòng tiền trên toàn thế giới được cải thiện và những lợi thế
cạnh tranh, cấu trúc doanh nghiệp mới này còn làm gia tăng khả năng tiếp cận thị
trường vốn quốc tế – tạo điều kiện cho sự tăng trưởng hữu cơ, sự liên minh và mua lại
mang tính chiến lược trong tương lai.
Thêm vào đó, điều này được nhấn mạnh với những quan ngại của William Millerick,
trưởng phòng thương mại của Stanley ở New Britain, ông lưu ý là Cooper Industries và
Ingersoll-Rand, hai đối thủ cạnh tranh của Stanley works vừa mới thực hiện Inversion
gần đây, đã và đang đẩy Stanley works vào thế bất lợi.
66
2.3.2. Những yếu tố cản trở Stanley thực hiện Inversion
Ảnh hưởng đến uy tín công ty
Khi thực hiện Inversion, công ty sẽ không mang quốc tịch Mỹ nữa. Uy tín công ty có
thể sụt giảm đáng kể theo thị hiếu người tiêu dùng. Rất nhiều nhà tiêu dùng phân biệt
sự ưa thích sản phẩm dựa trên xuất xứ của hàng hóa. Có một điều gần như chắc chắn là
khách hàng sẽ sẵn lòng chi trả với mức giá cao hơn cũng như đánh giá là chất lượng
cao hơn cho sản phẩm mang thương hiệu Mỹ hơn là Bermuda.
Chi phí sử dụng vốn của công ty khi đặt tại nước ngoài có khả năng cao hơn các đối
thủ cạnh trạnh vì các nhà cho vay sẽ cảm thấy rủi ro cũng như phát sinh nhiều chi phí
hơn. Ví dụ như, luật doanh nghiệp của Bermuda khuyến khích các doanh nghiệp sử
dụng nợ. Và đây cũng sẽ trở thành một môi trường pháp lý không thân thiện ngăn cản
các nhà cho vay đòi lại các khoản đầu tư vốn trong trường hợp công ty mất khả năng
thanh toán cho các nghĩa vụ của mình. Vì thế, chủ nợ sẽ đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao hơn
cho rủi ro tăng thêm này, gây nên chi phí lớn hơn cho việc thay đổi cấu trúc công ty.
Phản ứng của người lao động và cư dân địa phương
Stanley Works là một trong những công ty công nghiệp lớn nhất ở New Britain, là
niềm tự hào của cư dân New Britain khi mà công ty có một bề dày lịch sử hơn 160
năm. Tuy nhiên kế hoạch Inversion này có thể khiến cho người lao động nơi đây lo
lắng về công việc của họ, sự dịch chuyển công ty ra nước ngoài cũng đồng nghĩa với
việc công việc của họ cũng sẽ bị dịch chuyển theo. Chính điều này đã gây ra làn sóng
phản đối trong dư luận và những người lao động. Và quan trọng hơn, điều này có thể
ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty và cư dân địa phương.
Phản ứng của cổ đông
Những lợi ích về phía công ty có thể nhận được khi thực hiện Inversion là không thể
chối bỏ. Tuy nhiên đứng ở khía cạnh các cổ đông họ sẽ có khả năng chịu thuế trên
67
phần thu nhập được ghi nhận do quá trình bán hay trao đổi cổ phiếu cho công ty mẹ
mới ở nước ngoài. Ước tính đối với các cổ đông hiện tại của Stanley Works ở Mỹ sẽ
phải chịu một khoản thuế tương đương với 150 triệu USD nếu tiến hành Inversion
Inversion cũng sẽ hạn chế nhiều đặc quyền của cổ đông hiện hữu của công ty Mỹ.
Chẳng hạn, Bermuda không cho cổ đông quyền được tác động đến các quyết định then
chốt ảnh hưởng đến tương lai của công ty của ban điều hành: không có quyền biểu
quyết khi công ty xử lý một lượng lớn tài sản. Hơn nưa, luật Bermuda hầu như hạn chế
các giao dịch nội bộ bởi các nhà điều hành và giới hạn nhiều trường hợp mà các cổ
đông có thể kiện cáo.
Những điều này có thể khiến cho các cổ đông của Stanley Works phản đối kế hoạch
này.
Các chi phí khi thực hiện Inversion
Chi phí của đảo chiều bao gồm không chỉ là chi phí hành chính thực hiện inversion, mà
còn là lãi vốn tăng theo trách nhiệm pháp lý thuế của họ (Desai và Hines (2002) ) Các
chi phí này được đưa ra để chống lại các lợi ích của Inversion, trong đó bao gồm lợi ích
từ thuế lãnh thổ, mức thuế thu nhập thấp hơn, và cơ hội để gỡ bỏ các khoản thu nhập
từ Mỹ Phản ứng từ giới chính trị
Kế hoạch của Stanley Works đã thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người, đặc biệt là
từ giới chính trị. Sau khi Stanley công bố kế hoạch, tất cả mọi người từ John Sweeney,
chủ tịch của AFL-CIO, các chính trị gia của chính phủ đã chỉ trích động thái này. Một
vấn đề phức tạp là kế hoạch của Stanley đã trở thành một quả bóng cho giới chính trị.
Nó làm nổi dậy các vấn đề trong hệ thống thuế ở Mỹ và đã trở thành một vấn đề trong
cuộc đua chính trị giữa Đảng Cộng hòa ở New Britain đại diện là Nancy Johnson và
ông Maloney, một ứng cử viên khác vào một ghế trong quốc hội. Mọi người đều hiểu
rằng nếu không thay đổi thuế thì có lẽ sẽ không chỉ Stanley mà nhiều công ty khác và
cả chính phủ sẽ phải gánh chịu hậu quả. Họ cũng hiểu 3 năm trước khi mà Daimler và
68
Chrysler thông báo là việc sát nhập của họ sẽ dẫn tới kết quả là một công ty ở Đức thay
vì một công ty ở Mỹ bởi vì việc đánh thuế của nước Mỹ. Và như ông Blumenthal đã
chỉ ra, Stanley Works có thể là một đồng minh lớn trong cuộc chiến để chặn các lỗ
hổng thuế, các công ty sẽ có một sân chơi bình đẳng hơn.
Một số quan chức nhà nước cũng đã bắt đầu chiến dịch chống lại các công ty.
California Treasurer Phil Angelides kêu gọi hai quỹ hưu trí lớn nhất của tiểu bang để
ngăn chặn đầu tư vào các công ty chuyển trụ sở của họ ra nước ngoài để tránh nộp
thuế, và cho biết nhà nước sẽ liệt các công ty này vào “danh sách đen”.
Lòng yêu nước và hình tượng công ty
Sự kiện Enron và Arthur Andersen gây nên sự xáo trộn mạnh mẽ trong nước Mỹ,
nhưng cuộc tranh cãi về hành động Inversion – theo một vài cách nghĩ nào đó còn
mãnh liệt hơn sự náo động trong tội lỗi của Enron và Arthur Andersen. Kể từ ngày 11
tháng 9, lòng yêu nước đã được coi là tối quan trọng tại Hoa Kỳ.
Việc chuyển dịch công ty đến Bermuda được cho là không yêu nước – do không hỗ trợ
nước Mỹ trong suốt giai đoạn suy thoái và nguy cơ khủng bố tiếp tục đe dọa nước Mỹ
sau sự kiện 11– 9. Stanley và các công ty khác bị tố cáo trong phiên điều trần của Quốc
hội. Những người chỉ trích nói rằng họ đã bỏ rơi Mỹ chính tại thời điểm khi đất nước
cần thu thuế lớn hơn để thực hiện cuộc chiến chống khủng bố.
Trong một buổi điều trần của Quốc hội gần đây, Hạ nghị sĩ Scott McInnis - Đảng Cộng
hòa Colorado, mô tả những gì ông đã làm trong chuyến thăm John Trani. McInnis cho
biết ông đã cho Trani một thẻ với tên của tất cả các binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong cuộc
chiến ở Afghanistan. "Tôi nói với anh ta hãy giữ nó trong ví của mình", McInnis nói,
"sau đó lấy nó ra và nhìn vào những cái tên mỗi lần anh ấy nói về chuyện di chuyển tới
Bermuda”.
69
Tất cả các trở ngại trên đã dấy lên một cuộc tranh luận liệu rằng Stanley có nên thực
hiện kế hoạch Inversion của mình hay không.
2.3.3. Những thay đổi trong cấu trúc nếu Stanley Works tiến hành Inversion
Việc Stanley Works thực hiện Inversion - làm dịch chuyển địa chỉ công ty mẹ từ
Connecticut sang Bermuda chỉ mang tính chất danh nghĩa vì trên thực tế, địa điểm đặt
các trụ sở của công ty tại Connecticut cũng như việc chỉ đạo các hoạt động kinh doanh
hằng ngày vẫn không hề thay đổi. Nói cách khác, việc thực hiện các giao dịch này chỉ
làm thay đổi cấu trúc công ty về mặt kĩ thuật
Sau khi chuyển đổi hình thức, quyền sở hữu của cổ đông trong công ty vẫn không hề
thay đổi, bởi lẽ ngay sau khi việc tái tổ chức được hoàn tất, các cổ đông sẽ được sở
hữu số lượng cổ phần của Stanley Bermuda bằng đúng với số lượng cổ phần đã sở
hữu trước đây ở Stanley Connecticut. Tuy nhiên, sau khi tái tổ chức, quyền kiểm soát
của cổ đông có thể thay đổi chút ít. Nguyên nhân là do trước đây, các quyền của cổ
đông được bảo vệ và quản lý theo đạo luật ở Connecticut và điều lệ công ty của
Stanley Connecticut, sau khi sát nhập, các cổ đông này sẽ trở thành người nắm giữ cổ
phần thường của Stanley Bermuda, do đó sẽ phải chịu sự giám sát và quản lý dưới
Luật công ty Bermuda.
Ngoài ra kế hoạch Inversion có thể làm thay đổi trong cấu trúc vốn của Stanley
Works. cấu trúc mới giúp công ty thu hút được sự đầu tư của nhiều nhà đầu tư bên
ngoài nước Mỹ, bởi lẽ nhà đầu tư sẽ không còn phải bận tâm về thuế suất đánh trên cổ
tức quá cao ở Mỹ, cũng như không phải chịu bất kì mức thuế nào đánh trên thu nhập
có được từ việc bán hay chuyển nhượng cổ phần. Còn đối với công ty con ở Mỹ cũng
có thể gia tăng đòn bẩy tài chính của mình để làm giảm nghĩa vụ thuế.
2.4. Tiến trình thực hiện Inversion của Stanley Works
70
Vào ngày 8 tháng 2 năm 2002, Stanley Works (Mỹ) tuyên bố sẽ thực hiện chuyển dịch
công ty, khi đó Stanley sẽ thành lập lại chính nó và trở thành công ty có trụ sở chính
đặt tại Bermuda. Tuy nhiên, thông báo đã vấp phải sự không đồng tình mạnh mẽ từ
nhân viên, cổ đông, và các bang, địa phương, và chính quyền quốc gia.
Ngày 10 tháng 5 năm 2002, tại đại hội cổ đông thường niên, các cổ đông được yêu cầu
bỏ phiếu biểu quyết để thông qua kế hoạch Inversion. Tuy nhiên, nhiều nỗi lo ngại đã
nảy sinh do những rối rắm dễ gây nhầm lẫn trong các hướng dẫn biểu quyết và khiến
cho kế hoạch không được thông qua. Thực tế, dưạ vào bảng thống kê cho thấy đã có
67,8% cổ đông tán thành, nhưng kết quả này bị Luật sư Richard Blumenthal của
Connecticut và Treasurer Denise Nappier, cùng với các nhà lãnh đạo công đoàn huỷ
do, do việc công bố thông tin không rõ ràng dẫn đến việc bỏ phiếu sai lạc. Hơn nữa họ
còn cáo buộc các nhà lãnh đạo của Stanley đã không đưa ra thông tin trung thực để nhà
đầu tư tính toán chi phí của quá trình này.
Giá chứng khoán của Stanley Works đã có nhiều sự thay đổi từ lúc công ty công bố
thông tin sẽ Inversion đến Bermuda cho đến khi đại hội cổ đông không thông qua kế
hoạch Inversion vào ngày 10/5/2002.
71
Hình 2.3. Giá chứng khoán của Stanley Works (SWK) sau công bố kế hoạch Inversion
Nguồn: Mihir A. Desai, James R. Hines Jr. (2002) Expectations and Expatriations:
Tracing the Causes and Consequences of Corporate Inversions, F. 3
(1) 8/2/2002 : công bố dự định giao dịch đảo chiều đến Bermuda.
(2) 25/2/2002 : công bố việc liên minh chiến lược với Home Depot.
(3) 3/4/2002 : gia tăng việc phân tích các số liệu dựa trên doanh thu bán hàng bán
lẻ; doanh thu này và những thu nhập khác ước tính không ảnh hưởng đến khả năng
chuyển dịch đến Bermuda.
(4) 11/4/2002: Thượng Nghị Viện phác thảo dự luật ngăn chặn việc chuyển dịch
công ty.
(5) 26/4/2002 : thu nhập quý I tăng do các biện pháp cắt giảm chi phí; kết quả phản
ánh các thị trường yếu liên tục.
(6) 10/5/2002 : Stanley Works tổ chức họp đại hội cổ đông thông qua kế hoạch
Inversion nhưng thất bại.
72
Ngày 10 tháng 7, năm 2002 Stanley sửa đổi cáo bạch của mình, đệ trình với Ủy ban
Chứng khoán và Hối đoái, Stanley Works, Inc (“Stanley Connecticut”) có kế hoạch
hình thành một công ty Bermuda (Stanley Works Ltd hoặc “Stanley Bermuda”), đồng
thời hình thành nên một công ty con với mục đích sáp nhập với công ty ở gọi là
Stanley Mergerco. Cổ đông sở hữu trong Stanley Connecticut sẽ được tự động trao đổi
cùng một số cổ phần của Stanley Bermuda mới.
Tuy nhiên, kết quả cuối cùng, như “một đứa trẻ bướng bỉnh”, nó sợ bị cắt đứt từ gia
đình nhiều hơn so với mong muốn một sự độc lập. Stanley Works đã hủy bỏ kế hoạch
Inversion của mình và tiếp tục gắn bó với Connecticut. Hy vọng rằng Stanley Works sẽ
tiếp tục phát triển, cạnh tranh được với các đối thủ đã từ bỏ gia đình để đến một “thiên
đường khác”.
73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
David Sicular (2002) “Report on Outbound Inversion Transactions”, New York State
Bar Association Tax, Report. No. 1014.
Henry A. Waxman and Jim Turner (2002) “Information on Federal Contractors That
Are Incorporated Offshore”, United States General Accounting Office, Washington
DC, GAO-03-194R..
Mcdonald (2009) “Financial Highlights”, link: www.aboutmcdonalds.com.
Mcdonald (2010) “Annual Report”, link: www.mcdonalds.com.
Mcdonald (2010) “Financial Highlights”, link: www.aboutmcdonalds.com.
Mcdonald (2010) “McDonald’s Australia Corporate Responsibility & Sustainability
Report”, link: www.mcdonalds.com.au.
Mihir A. Desai and James R. Hines Jr. (2002) “Expectations and Expatriations: Tracing
the Causes and Consequences of Corporate Inversions”, link:
Orsolya Kun (2003) “A Broader View of Corporate Inversions: The Interplay of Tax,
Corporate and Economic Implications”, ExpressO Preprint Series, The Berkeley
Electronic Press, Paper.78.
Richard M. Ebeling (2002) “Corporate Inversions and the Tax State”, Freedom Daily,
link:
Robert McEntyre (2011) “The McDonald’s Public Library System of 2020”, LGMA
National Congress & Expo, Cairns Australia, P. 15.
SEEP Network (2008) “Social Performance Map”, The SEEP Network Social
Performance Working Group, Chapter 2: Business Case for CSR, P. 20 – 27.
74
Shane (2005), From Ice Cream to the Internet Using Franchising to Drive the Growth
and Profits of Your Company, Pearson Prentice Hall, P. 1 – 67.
Daniel F. Spulber (2007), Global Competitive Strategy, Cambrige University Press, P.
135 – 140.
McDonald’s Corporation (2008), Franchising at McDonald’s, ©2008 McDonald’s
Corporation, P. 1 – 6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vanluong_blogspot_com_ccct_8526.pdf