Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chiến lược đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL là một bộ phận gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, như đã phân tích ở trên, đặc biệt là sự yếu kém kéo dài của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, vùng ĐBSCL có điểm xuất phát chậm, còn nhiều bất cập và hạn chế so với nhiều vùng kinh tế khác. Điều này đòi hỏi Nhà nước cần có sự phân tích thấu đáo và toàn diện và thế mạnh, khó khăn, thời cơ và thách thức của ĐBSCL và những đóng góp của ĐBSCL đối với tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước để có những chính sách, giải pháp thiết thực tác động cho những chuyển biến tích cực của ĐBSCL. Điều này được thực hiện thông qua nguyên tắc kết hợp quản lý kinh tế - xã hội theo ngành và lãnh thổ (tức là kết hợp quản lý kinh tế - xã hội quốc gia giữa Trung ương và Địa phương). Xuất phát từ nhận thức đó, có thể hình thành nên những ý tưởng gợi mở về mối quan hệ đàu tư công với tăng trưởng cho vùng ĐBSCL

pdf140 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng và chiến lược đầu tư công thích ứng, hợp lý và có hiệu quả. ĐBSCL là một trong ba vùng chiến lược được Nhà nước quan tâm gồm: vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; ba vùng này đều có biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia, và hải phận, do đó, đều có vị thế trong bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, ĐBSCL cũng có nhiều khác biệt về vị thế và những đặc thù vốn có về cả lĩnh vực kinh tế và xã hội. ĐBSCL ngoài vai trò bảo đảm an ninh lương thực và có ưu thế xuất khẩu nông, thủy sản; còn có vùng kinh tế biển rộng lớn, hệ thống giao thông thủy bộ, hàng không có khả năng giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế, có nguồn nhân lực khá dồi dào, nếu được đào tạo sẽ tạo sức bật lớn. Nhìn chung là còn nhiều tiềm năng và đa dạng, đóng góp không nhỏ đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước. Do vậy nếu có chính sách đầu tư bồng bộ với cơ chế hợp lý và có hiệu quả, có thể sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển đột phá của vùng ĐBSCL và cả nước. Ban chỉ đạo Miền Tây được Chính phủ thành lập đã thể hiện một tư duy chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc gia của vùng. Ban chỉ đạo Miền Tây cũng có chức năng tham mưu với Chính phủ về xây dựng cơ chế chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với quá trình phát triển của ĐBSCL. Tuy nhiên, hoạt động của Ban chỉ đạo Miền Tây còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự gắn kết giữa các địa phương trong vùng bằng “tiếng nói chung”. Do vậy sự liên kết giữa các tỉnh ĐBSCL vẫn còn lõng lẻo. Có thể xem xét thành lập “Hội đồng Chủ tịch các tỉnh ĐBSCL” và xây dựng cơ chế hoạt động của Hội đồng để có 112 sự liên kết thực sự hiệu quả hơn, thiết thực hơn giữa các địa phương mà chính Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ với tư cách là “nhạc trưởng”. Ngân sách địa phương các tỉnh ĐBSCL cần tăng mức đầu tư các công trình hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, du lịch, văn hóa) để dành phần vốn ngân sách Trung ương cho các công trình hạ tầng kinh tế quan trọng tạo sức bật tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế cho toàn vùng, Để thực hiện được điều này giải pháp quan trọng bậc nhất là tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách địa phương, đi đôi với những biện pháp tích cực trong chống lãng phí, tham ô và lấy nguyên tắc tiết kiệm là quốc sách trong chi tiêu Ngân sách địa phương. Để giảm đầu tư công của nhà nước vào các công trình kinh tế - xã hội đặc biệt là các công trình lớn, cần tìm giải pháp hợp tác công - tư (PPP) một cách hợp lý và bảo đảm tối ưu lợi ích giữa công và tư. Thực hiện tích cực cổ phần hóa các doanh nghiệp do địa phương quản lý mà Nhà nước địa phương xét thấy không cần nắm giữ để thu hồi lại một phần vốn cần thiết cho nhà nước. Với nguyên tắc quản lý theo ngành và lãnh thổ, đặc biệt các ngành tài chinh - ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ tài chính hợp lý cho các công trình đầu tư có ý nghĩa quan trọng, có hiệu quả, găn với yêu cầu của địa phương hoặc của toàn vùng. Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, thị trường tài chính các tỉnh ĐBSCL cũng được mở rộng tương ứng. Để thị trường tài chính hoạt động có hiệu quả cần hình thành một trung tâm tài chsinh của vùng để phối hợp với điều hành. Trung tâm tài chính đó, ưu thế thuộc về TP Cần Thơ. Bằng lợi thế nằm gần các mỏ dâu khí ngoài thềm lục địa Tây Nam, ĐBSCL cần được chính phủ khẩn trương có kế hoạch dẫn dầu và khí vào đất liền, hình thành cụm công nghiệp dầu - khí và cung cấp chậm 113 nhất vào năm 2020. Điều này được hiện thực hóa sẽ là “đòn bẩy” giúp cho ĐBSCL “cất cánh” và tạo ra bước tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Nội dung này đã được đề cập ở phần “giải pháp”. Tuy nhiên để nhanh chóng thực hiện hóa, thì điều này thuộc chức năng của các cơ quan quyền lực. Cần nhấn mạnh thêm biến đổi khí hậu và nhiễm mặn đang tiếp diễn và ĐBSCL là nơi “đối mặt”; Chính phủ cần có chính sách ứng phó tích cực, bằng huy động mọi nguồn lực cần thiết, kể cả nội và ngoại lực để ĐBSCL có thể ứng phó và giữ vững được vị thế bảo đảm “an ninh lương thực” quốc gia. Một yếu tố quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Để phát triển giáo dục - đào tạo và tạo nguồn nhân lực cao; các tỉnh ĐBSCL cần có sự hợp tác hình thành quỹ du học với qui mô lớn để góp phần đào tạo nhân tài cho vùng. Trong đó đặt lợi ích vùng lên trên, không có sự “phân bổ“ bình quân giữa các địa phương, chủ yếu là coi trọng chữ “tài” vì lợi ích “đại cuộc”. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là các thủ tục tài chính có liên quan đến: đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài ở tất cả các khâu, các cấp và nhanh chóng cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong khu vực ĐBSCL; giảm thiểu thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư và kinh doanh vào các tỉnh ĐBSCL. Đồng thời, trao cho Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ quyền quyết định mức đầu tư cao hơn hiện hành từ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào các tỉnh trong vùng. Một nội dung nữa cũng cần đề cập là thực hiện thanh tra và kiểm tra có hiệu lực các công trình đầu tư công. Bởi nó là sự đóng góp công sức của toàn dân bằng thuế. Do vậy điều này phải được coi trọng, đặc biệt là đối với ĐBSCL, bởi đầu tư ở đây có chi phí cao gấp nhiều lần các vùng khác trong cả nước. 114 6.4 Các giải pháp sử dụng hiệu quả đầu tư công nhằm tăng trưởng kinh tế bền vững ĐBSCL Các giải pháp được hình thành trước hết dựa vào thực tiễn được đúc kết cũng như kết quả nghiên cứu được rút ra từ nghiên cứu này.Các giải pháp được đề xuất theo trình tự dựa trên mức độ cần thiết, nhu cầu bức xúc và tác động tích cực của nó đối với quá trình phát triển bền vững của ĐBSCL. 6.4.1 Đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững - bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu Thế mạnh của ĐBSCL là sản xuất lương thực, thực phẩm với gần 60% sản lượng lúa, 90% lượng lúa xuất khẩu và hơn 60% giá trị xuất khẩu thủy hải sản của cả nước. Do đó, ĐBSCL được coi là 1 khu kinh tế trọng điểm. Với ý nghĩa đó, cần đặt ưu tiên hàng đầu là phát triển nông nghiệp bền vững cho ĐBSCL, trên các phương tiện sau: - Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ tưới tiêu chống hạn và chống nhiễm mặn do biến đổi khí hậu mà ĐBSCL đang đối mặt, đặc biệt là các tỉnh Nam sông Hậu, tiếp tục hoàn chỉnh hệ thông tưới tiêu, xã lũ Vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên và các vùng chịu nhiều ảnh hưởng của nhiễm mặn do biến đổi khí hậu. - Xây dựng hệ thống đê biển để chống ngập mặn tràn vào đất liền ảnh hưởng lớn đến canh tác và đời sống cư dân các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Bến Tre, Đồng thời, củng cố hệ thống đê sông trên sông Tiền, sông Hậu và vùng tả sông Tiền. - Phát triển các giống lúa có năng suất và chất lượng cao để tiêu dùng và xuất khẩu, đặc biệt khẩn trương nghiên cứu các giống lúa chịu mặn (từ 10‰) để ứng phó với hiện tượng nhiễm nặn đang rất bức xúc. 115 - Quy hoạch lại các vùng trồng lúa, chủ yếu là các vùng ven sông tiền, sông Hậu và những nơi bảo đảm nguồn nước ngọt lâu dài; vùng nuôi trồng thủy sản; cây ăn quả và chăn nuôi súc vật có giá trị cao. - Đầu tư cho sự “đột phá” của công nghệ sinh học phục vụ lai tạo giống cây trồng vật nuôi, kể cả biến đổi gien thích ứng với môi trường và hình thành một nền công nghiệp sạch cho ĐBSCL. Điều này, kinh nghiệm đã có ở Thái Lan và đã đi trước Việt Nam một bước. - Đầu tư hiện đại hóa công nghệ, thiết bị và nhân ực cho các viện lúa, viện cây ăn quả, và viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ ĐBSCL, nhằm phát triển các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, chất lượng cao và ổn định. - Ngoài ra cũng cần đầu tư đáng kể cho trồng rừng, rừng phòng hộ tạo môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển xâm nhập vào đất liền. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh là: ĐBSCL đang đối mặt với biến đổi khí hậu, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, do vậy cần sử dụng mọi biện pháp ứng phó để ĐBSCL phát triển nông nghiệp ổn định và giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh đó, cần đề cập đến cải thiện dân sinh bằng việc xây dựng các dự án cấp nước, thóat nước, xử lý chất thải, các dự án cấp nước liên tỉnh: Sông Hậu I (Cần Thơ), Sông Hậu II và III (An Giang). 6.4.2 Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông vận tải, tạo thêm sức bật để tăng trưởng và phát triển KT - XH vùng ĐBSCL Dân gian có câu:”Đại lộ - Đại phát”, “Trung lộ - Trung phát”, “Tiểu lộ - Tiểu phát”. Điều này không sai, nếu nhìn lại quá khứ về hệ thông giao thông của ĐBSCL . Từ một nền kinh tế “đóng”, nhưng chỉ sau 10 năm gần đây khi hệ thống giao thông được khởi sắc như: mở rộng Quốc lộ 1, xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - trung Lương, Cầu vượt sông Tiền (Mỹ Thuận), Sông Hậu (Cần Thơ) và một số 116 đường huyết mạch khác trong vùng kinh tế ĐBSCL đã khởi sắc. Điều đó có thể được minh chứng bằng: mức tăng trưởng GDP tương ứng bình quân các tỉnh ĐBSCL khoảng 11% và tăng năng suất từ 5-7% hàng năm. Tuy nhiên, để ĐBSCL có khả năng khai thác các thế mạnh và tiềm lực kinh tế của vùng, một nhân tố rất quan trọng là tiếp tục mở mang đồng bộ hệ thống giao thông vận tải với các giải pháp căn bản sau: Về hệ thống đường bộ: - Đầu tư con đường cao tốc huyết mạch Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, tạo nên tác động tích cực đến sự “chuyển mình” của toàn vùng. - Mở rộng đường Quốc lộ 1, từ Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu đến tận đất mũi Năm Căn, phục vụ khai thác các nguồn lực kinh tế và nâng cao trình độ dân sinh. - Nâng cấp và mở rộng các quốc lộ: 30, 50, 53, 54, 57, 61, 63, 91 tạo giao lưu thông suốt giữa các tỉnh ĐBSCL nhằm tạo giao lưu kinh tế toàn vùng. - Mở rộng Quốc lộ 1 tuyến Cần Thơ - Phụng Hiệp (Hậu Giang), và từng bước thực hiện đô thị hóa vùng Nam sông Hậu. - Sớm hoàn thành đường Hồ Chí Minh - Trường Sơn đoạn qua ĐBSCL đến đất mũi Cà Mau. - Nâng cấp và mở rộng tuyến N1, nhằm rút ngắn giao lưu giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ. - Hoàn thành đường hành lang ven biển phía Nam từ cửa khẩu Xà Xía đến Cà Mau. - Xây dựng, mở rộng hoặc nâng cấp hệ thống đường bộ trên đảo Phú Quốc nhằm phát triển và hiện đại hóa về du lịch và dịch vụ mang tầm cỡ quốc tế. 117 - Mở tuyến đường cao tốc Thành phố Cần Thơ - An Giang - biên giới Campuchia phía Tây Nam, mở rộng giao thương và phát triển du lịch (có thể được tính tới hình thức đầu tư PPP). Đường sắt: - Nghiên cứu phương án xây dựng đường sắt khổ 1435 mm từ Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ và hoàn thành vào năm 2025. Hệ thống đường thủy: Lợi thế ĐBSCL là giao lưu bằng hệ thống đường thủy, bởi sông rạch chằng chịt, giao lưu thuận lợi và chi phí thấp. Đây cũng là nhu cầu thực sự của người dân ĐBSCL. Do vậy nhà nước cũng cần đầu tư hợp lý bằng việc kết hợp giữa vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương, theo hướng sau: - Nạo vét, mở rộng luồn kênh Quan Chánh Bố, đi đôi với nâng cấp Cảng Cái Cui - Cần Thơ thành cảng trung tâm ĐBSCL, đồng thời xây dựng các cảng vệ tinh ở Trà Vinh. Mở rộng giao lưu kinh tế của ĐBSCL với các vùng khác (kể cả trong nước và quốc tế) mà không phải qua Cảng Sài Gòn, giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. - Nghiên cứu xây dựng các cảng biển tiếp nhận tàu 30 - 5- nghìn DWT ở Trà Vinh, Sóc Trăng hoặc Cà Mau, - Phù hợp với chủ trương khai thác và phát triển kinh tế biển thành một thế mạnh quốc gia, Nhà nước cần quan tâm hơn khai thác các nguồn lợi trên các đảo (Nam Du, Thổ Chu, quần đảo An Thới,...) thuộc bờ biển Tây Nam để vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và phân bố lại dân cư trong thời gian tới . Về đường sông: Mở rộng luồng và xây bến bãi của tuyến: Cà Mau - Năm Căn; tuyến Kiên Lương - Hà Tiên; tuyến Bạc Liêu - Cà Mau; tuyến Chợ Gạo 118 (Tiền Giang) - TP. HCM. Tuyến Chợ Gạo - TP. HCM là tuyến huyết mạch trong giao thông giữa miền Tây và TP. HCM, trong đó, cần được ưu tiên hàng đầu là việc mở rộng luồng và bến bãi. Hệ thống giao thông thủy hàng không: - Nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa cảng hàng không Cần Thơ, Cà Mau, từng bước trở thành những sân bay quốc tế, trước mắt là mở rộng giao lưu với các nước Đông Nam Á. - Nghiên cứu khả thi việc xây dưng sân bay tỉnh An Giang vừa phục vụ cho dân sự và quốc phòng. - Hiện đại hóa sân bay Phú Quốc, trở thành sân bay quốc tế có tầm cỡ, tương xứng với quá trình phát triển của đảo Phú Quốc như là một trung tâm du lịch và dịch vụ quốc tế. 6.4.3 Hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc - Về viễn thông và internet: * Phát triển màn lưới viễn thông theo hướng hội tụ (công nghệ tích hợp, ứng dụng công nghệ truy cập vô tuyến băng thông rộng phục vụ đa năng) Mở rộng truyền dẫn liên tỉnh, trước hết trong vùng ĐBSCL. * Mạng internet: đổi mới công nghệ cung cấp đa dịch vụ. - Dịch vụ bưu chính viễn thông: Đáp ứng về trình độ công nghệ nhằm phục vụ tốt cho hoạt động của các cơ quan nhà nước địa phương. Phát triển mạnh các dịch vụ viễn thông công ích. Hướng hoạt động bưu chính, viễn thông phục vụ cho chính quyền điện tử: từ Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đến các tỉnh thành phố từng khu vực. 119 6.4.4 Đầu tư phát triển công nghiệp cho tiến trình công nghiệp hóa ĐBSCL: Nhìn chung, toàn vùng ĐBSCL hiện nay vẫn đang trong tình trạng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp. Công nghiệp ở ĐBSCL còn non yếu và chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cấu thành GDP của toàn vùng và chủ yếu là công nghiệp chế biến Do vậy, ĐBSCL cần được nhà nước đầu tư những công trình lớn, tạo động lực và đòn bẩy để tái cấu trúc kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại hóa. Những trọng tâm đầu tư phát triển công nghiệp cho vùng ĐBSCL cần hướng vào các ngành quan trọng là: Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp năng lượng như: + Xây dựng và mở rộng các trung tâm điện lực: Ô Môn - Cần Thơ; Duyên Hải - Trà Vinh; Long Phú - Sóc Trăng; Sông Hậu - Hậu Giang; Kiên Lương - Kiên Giang và nhà máy nhiệt điện Phú Quốc và trung tâm điện lục Cà Mau, Theo đó là xây dựng hệ thống truyền tải: đường dây 500KV: Trà Vinh - Mỹ Tho, Ô Môn - Sóc Trăng và các vùng khác như: Đồng Tháp Mười, Tư giác Long Xuyên và biên giới Tây Nam. Đồng thời, cũng phát triển hệ thống điện gió để hòa vào lưới điện ĐBSCL. Mặt khác cũng cần coi trọng việc áp dụng các nguồn năng lượng mới vào hệ thống điện của vùng. + Xây dựng đường dẫn khí đốt từ bờ biển Tây Nam vào Cần Thơ và khi có cơ hội sẽ xây dựng cụm công nghiệp dầu khí ở ĐBSCL - một động lực cho phát triển kinh tế của vùng. Việc phát triển hệ thống điện năng ở ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển công nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay mà ĐBSCL đang phải đương đầu. 120 + Xây dựng hệ thống công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp tại trung tâm ĐBSCL là thành phố Cần Thơ. Đầu tư cho chương trình này có thể bằng đối tác công tư (PPP) là một lựa chọn hợp lý. Có chính sách khai thác nguồn nguyên liệu “tại chỗ” dựa vào thế mạnh của từng địa phương (như Bến Tre có ưu thế về cây dừa, các địa phương khác cũng tương tự) để phát triển công nghiệp chế bến (sơ chế) hạn chế xuất khẩu “nguyên liệu thô” ra ngoài tỉnh. Vừa góp phần phát triển kinh tế địa phương vừa tạo việc làm tại chỗ cho người lao động. Sự “đầu tư gián tiếp” của nhà nước ở đây chính là ưu đãi thuế đối với những hoạt động này một cách hợp lý. 6.4.5 Mở rộng các hoạt động du lịch, dịch vụ ĐBSCL còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch “miệt vườn”. Nhưng hiện tại vẫn còn thiếu sự liên kết toàn vùng; do vậy cũng gây không ít lãng phí những nguồn tài lực và tạo thêm việc làm cho dân cúng trong vùng. Từ tầm nhìn đó, cần hướng tới: Qui hoạch “con đường” du lịch sinh thái xuyên ĐBSCL từ Long An đến Cà Mau với nhiều sắc thái khác nhau đẻ thu hút du khách. Điều đó, đòi hỏi cần có sự liên kết và phân công hợp tác toàn vùng và từng tiểu vùng (Bắc sông Tiền, Bắc sông Hậu, Nam sông Hậu và vùng U Minh, cực Nam Nam Bộ). Đi đôi với tạo sự khác biệt trong du lịch sinh thái, du lịch vườn, du lịch vùng sông nước gắn với phát huy các đặc điểm của từng địa phương. Qui hoạch và đầu tư phát triển theo từng giai đoạn đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế gồm có hệ thống sân bay, giao thông, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, dưỡng bệnh cao cấp, phát triển du lịch Phú Quốc còn tạo cơ hội cho đầu tư nước ngoài và thu hút nhiều lao động trong vùng và cả nước - là một nguồn lợi lớn của quốc gia. 121 Mở rộng vùng du lịch biên giới thông qua các khu kinh tế cửa khẩu: Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Khánh Bình (An Giang), Mộc Hóa - Đồng Tháp Mười (Long An) để từng bước nối với con đường du lịch qua Campuchia và Thái Lan, Phát triển trung tâm du lịch ĐBSCL tại TP. Cần Thơ, bằng việc xây dựng công viên có qui mô lớn hiện đại, biển nhân tạo, các khu liên hiệp thể thao đa năng, quảng trường, có tầm cỡ khu vực và quốc tế, để thu hút khách vùng ĐBSCL và du khách vãng lai trong và ngoài nước Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, tạo nhiều việc làm cho dân cư góp phần đáng kể cho tăng trưởng kinh tế. 6.4.6 Đầu tư phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo: ĐBSCL hiện nay vẫn là nơi có tỷ lệ thấp nhất về số người học phổ thông, đại học và đào tạo nghề (Tổng cục thống kê, 2016). Do vậy, để khắc phục nó, cần có kế hoạch đầu tư lâu dài: Trước hết về giáo dục phổ thông, cần có kế hoạch đầu tư hợp về cơ sỏ hạ tầng và trường lớp. Hiện trạng trường lớp phổ thông, đặc biệt là cấp tiểu học còn rất tạm bợ so với các vùng khác. Việc tới trường đối với các em còn nhiều bất cập. Nhà nước và các địa phường, cần có chương trình đầu tư tương xứng để cho các em đến tuổi đi học đều được đến trường. Đây là nguồn chi lớn, cần có quá trình và một chiến lược quốc gia. Nâng cấp các trường Đại học hiện hữu ở các địa phương, đặc biệt là các trường Đại học Cần thơ, Đại học Kỹ Thuật - Công nghệ Cần Thơ, Đại học Y Cần Thơ, Đại học Trà Vinh, Đại học An Giang, và cụm Đại học công lập Vĩnh Long Xây dựng một trung tâm Đại học ĐBSCL lấy “trục” là TP. Cần Thơ - TP. Vĩnh Long. Ngoài những trường đại học hiện hữu và các 122 trường sẽ được nâng cấp lên đại học ở đây, cần mở thêm: Đại học Kiến trúc, Đại học Văn hóa, Đại học Luật, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc tế Nâng cấp Đại học Cần Thơ hiện hữu thành Đại học chất lượng cao theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống các trường nghề nhằm phục vụ cho việc gia tăng các khu công nghiệp trong tương lai. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo tương xứng cho ĐBSCL, về lâu dài, không chỉ đáp ứng nguồn nhân lực và nhân lực cao cho vùng mà cho nhu cầu của đất nước. 6.4.7 Đầu tư hiện đại hóa mạng lưới bảo vệ sức khỏe vùng ĐBSCL Mạng lưới bảo vệ sức khỏe ở ĐBSCL hiện còn yếu về nguồn nhân lực và thiếu về thiết bị y tế hiện đại. Số người mắc bệnh hiểm nghèo và bệnh khó chữa trị hoặc bệnh cấp tính đều được chuyển lên tuyến trên - gây tình trạng quá tải cho các bệnh viện ở TP. HCM. Để chia sẻ cho thành phố Hồ Chí Minh và giảm tốn kém cho bệnh nhân; ĐBSCL cần qui hoạch hệ thống bệnh viện có sự liên kết toàn vùng, lấy thành phố Cần Thơ làm trung tâm, theo hướng: - Lấy thành phố Cần Thơ làm trung tâm y tế chất lượng cao cho toàn vùng ĐBSCL, bằng việc xây dựng hoặc nâng cấp các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa ung bướu, viện tim mạch, bệnh viện nhi đồng, bệnh viện phụ sản và bệnh viện chữa trị các bệnh nhiệt đới và các bệnh hiểm nghèo khác - Nâng cao chất lượng điều trị các bệnh viện trung tâm của các tỉnh, bảo đảm yêu cầu chữa trị tại địa phương. Bên cạnh đó, là nâng cấp về thiết bị và qui mô của các bệnh viện tuyến huyện. Đồng thời, nâng dần từng bước một số trạm y tế cấp xã thành những bệnh viện qui mô nhỏ cho liên xã 123 Hệ thống bệnh viện các tuyến cũng cần có sự liên kết hổ trợ nhau, khắc phục tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến trên. 6.4.8 Xây dựng công trình văn hóa, thể dục, thể thao: * Đầu tư các công trình văn hóa gắn với giáo dục truyền thống: ĐBSCL là mãnh đất được khai mở cuối cùng của lưu dân người việt. Nơi đây cũng lư lại nhiều di tích của một thời khai hoang mở cõi. Do đó, các công trình văn hóa cần có sự gắn kết với giai đoạn lịch sử này để giáo dục truyền thống. Từ ý tưởng đó cân xây dựng một bảo tàng tái hiện sự kiện “ khai mở đất Phương Nam”, gắn với những “công thần” khai mở thời nhà Nguyễn tại trung tâm ĐBSCL - thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó là nâng cấp hoặc xây mới các trung tâm văn hóa từng địa phương và cho cả vùng (tại thành phố Cần Thơ), phục dựng lại các bảo tàng, văn hoa Khmer, Ốc Eo và các đền thờ ghi công các bậc tiền nhân trong lịch sử mở manmg bờ cõi. Đồng thời, xây dựng một quảng trường lớn cho ĐBSCL tại Cần Thơ phục vụ cho các lễ hội quan trọng của vùng và xây dựng trung tâm triển lãm những thành tựu kinh tế ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ. * Đầu tư các công trình thể dục, thể thao: Chủ yếu là nâng cấp các công trình sẵn có ở các địa phương. Đặc biệt là xây dựng một trung tâm thi đấu thể dục thể thao đa năng có tầm vóc quốc tế cho toàn vùng ĐBSCL. Đầu tư đồng bộ các công trình kinh tế - văn hóa - xã hội nói trên, trực tiếp hay gián tiếp đều phục vụ cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng bộ của vùng ĐBSCL và đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước và trực tiếp góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thân cho nhân dân ĐBSCL. 124 6.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Để có thể đề ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu quả thì việc xây dựng các mô hình toán đánh giá tác động của các yếu tố đóng góp là hết sức cần thiết. Đồng thời để các dự báo có độ tin cậy cao thì cần phải quan tâm đến vấn đề xây dựng hệ thống số liệu chính xác, hoàn chỉnh. Từ kết quả tính toán, luận án xin đề xuất một số ý kiến về hạn chế và hướng phát triển tiếp theo về đề tài này. Có được tập hợp số liệu đầy đủ cho công tác nghiên cứu hiện nay ở các địa phương là rất khó khăn. Thực tế cho thấy số liệu ở địa phương thường không đầy đủ, các số liệu được lập vào nhiều giai đoạn nên không thống nhất gây khó khăn cho việc so sánh, xử lý. Vì vậy tác giả xin đề nghị Nhà nước cần sớm xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn quy định thực hiện đối với công tác tập hợp, lưu trữ và thống kê số liệu của từng cấp độ địa phương, đặc biệt là các hệ thống số liệu liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho các địa phương làm công tác thống kê chính xác hiệu quả. Lãnh đạo các cấp phải xem công tác thống kê là một nhiệm vụ quan trọng, từ đó yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt các nhiệm vụ của công tác thống kê, nhằm góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Với điều kiện số liệu sẳn có ở các địa phương hiện nay, mô hình có thể áp dụng phù hợp là mô hình tăng trưởng của Le & Suruga (2006). Do hạn chế số liệu được tập hợp từ các tỉnh thành trong vùng ĐBSCL nên có sự trùng lắp trong số liệu đầu tư công, đặc biệt là đối với các công trình trọng điểm do Trung ương đầu tư và các hoạt động đầu tư công mang tính chất liên vùng, liên tỉnh,... nếu tách được các số liệu này trong dài hạn và ngắn hạn thì chắc chắn việc tính toán đem lại độ chính xác cao hơn. Bên cạnh việc áp dụng các mô hình trên, nếu phối hợp với các 125 mô hình tăng trưởng nội sinh (điều kiện số liệu cho phép) thì kết quả phân tích và dự báo sẽ tốt hơn. Mặc dù đã đạt được một số yêu cầu nêu trong mục đích nghiên cứu, nhưng luận án vẫn còn một số hạn chế: do thiếu số liệu nên kết quả kiểm định mô hình của luận án đã thực hiện có thể bị giảm độ tin cậy trong các tính toán; cũng vì hạn chế về mặt số liệu và kỹ thuật kinh tế lượng, phương pháo và mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận án còn đơn giản. Tác giả luận án nhận thấy để nghiên cứu về lĩnh vực này đạt kết quả cao hơn cần phải phối kết hợp nhiều mô hình và các phương pháp nghiên cứu phong phú với điều kiện số liệu đầy đủ hơn./. 126 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Ngô Anh Tín (2013), Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tạp chí Phát triển và hội nhập số 15 (25) tháng 03-04/2013, trang 65, 66, 67. 2. Ngô Anh Tín (2013), Trái phiếu đô thị, kênh huy động vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong thời kỳ khó khăn về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Cần Thơ – Tạp chí Phát triển và hội nhập số 11 (21) tháng 07-08/2013, trang 79, 80, 81, 82, 83. 3. TS. Võ Hùng Dũng và Ths. Ngô Anh Tín (2012), Đề tài cấp thành phố “Hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào thành phố Cần Thơ” - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. 4. Ngô Anh Tín (2012), Nâng chất lượng hạ tầng và dịch vụ khu công nghiệp - Tạp chí Đầu tư nước ngoài số tháng 4/2012, trang 52, 53. 5. Trần Trung Kiên & Ngô Anh Tín (2017), Vai trò chính phủ và tăng trưởng kinh tế: Góc nhìn từ chi tiêu công, quản trị công tại các quốc gia châu Á - Tạp chí Phát triển và hội nhập số 32 (42) tháng 01-02/2017, trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17. 127 Tài liệu tham khảo Abounoori, E., & Nademi, Y. (2010). Government Size Threshold and Economic Growth in Iran. International Journal of Business and Development Studies, 95-108. Agénor, P. R. (2012). Public capital, growth and welfare: Analytical foundations for public policy. Princeton University Press. Altunc, O., & Aydin, C. (2013). The Relationship between Optimal Size of Government and . Procedia - Social and Behavioral Sciences 92, 66-75. Dương Minh Anh (2016, 07 04). Báo Nhân Dân Điện Tự. Retrieved 12 01, 2016, from trien-vung-dong-bang-song-cuu-long.html Phạm Thế Anh (2008). The composition of Goverment and economic Growth. Vietnam Financial Journal, No 6. Vũ Thành Tự Anh (2015). Chương trình giản dạy kinh tế Fullbright. Retrieved 06 01, 2016, from 15523330.pdf Vũ Thành Tự Anh (n.d.). Chương trình giảng dạy Fullbright. Retrieved 06 02, 2016, from 15523330.pdf Arai, R. (2011). Productive government expenditure and fiscal sustainability. FinanzArchiv: Public Finance Analysis, 67(4), 327- 351. Arslanalp, S., Bornhorst, F., Gupta, S., & Sze, E. (2010). Public capital and growth. IMF Working Paper. Aschauer, D. (1989). Is public expenditure productive? . J Monet Econ 23(2), 177–200. Aschauer, D. (1998). The role of public infrastructure capital in Mexican economic growth. Quarterly J Econ 96, 605–629. Việt Âu., & Hồng Nhung (2012, 05 25). Đài phát thanh truyền hình thành phố Cần Thơ. Retrieved 12 01, 2012, from song-cuu-long-%E2%80%9Cnut-that%E2%80%9D-giao-thong/ Auteri, M., & Constantini, M. (2004). Fiscal policy and economic growth: the case of the Italian regions. The Review of Regional Studies, 34(1), 72. Báo Điện Tử Giáo Dục Việt Nam. (2015). Báo Điện Tử Giáo Dục Việt Nam. Retrieved 01 01, 2016, from 128 Cuu-Long-thoat-khoi-vung-trung-giao-duc-day-nghe- post162033.gd Báo người lao động. (2005). Báo người lao động. Retrieved 06 01, 2016, from nld.com.vn: giao-duc-dbscl-bao-gom-ca-linh-vuc-dao-tao-va-day-nghe- 125535.htm Bateman, I. J., Carson, R. T., Day, B., Hanemann, M., Hanley, N., Hett, T., et al. (2002). Economic Valuation with Stated Preference Techniques. Edward Elgar Publisher. Bose, N., Haque, M. E., & Osborne, D. (2003). Public Expenditure and Economic Growth. A disaggregated Analysis for developing Countries. Centre for Growth and Business Cycle Research, Economic Studies, University of Manchester. Brumby, J., & Verhoeven, M. (2010). Public Expenditure after the Global Financial Crisis. Chen, Shen-Tung, & Lee, C.-C. (2005). Goverment size and economic growth in Taiwan: Athreshold regression approach. Journal of Policy Modeling 27, 1051-1066. Đặng Văn Cường (2015). Tác động của viện trợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng 2015, số 114, 52-62. Đặng Văn Cường, & Bùi Thành Hoài (2014). Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu chuỗi tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí phát triển & Hội Nhập 18(28). Dabla-Norris, E., Brumby, J., Kyobe, A., Mills, Z., & Papageorgiou, C. (2012). Investing in public investment: an index of public investment efficiency. Journal of Economic Growth, 17(3), 235- 266. Phạm Thị Anh Đào (2015 ). Công khai, minh bạch trong đầu tư công giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Quản lý Nhà nước số 228, 32- 34. Dar, A. A., & AmirKhalkhali. (2002). Government size, factor accumulation, and economic growth: evidence from OECD countries. Journal of policy modeling, 24(7) , 679-692. Dessus, S., & Herrera, R. (2000). Public Capital and growth Revisited: a Panel Data Assessment. Economic Development and Cultural Change, 48, 407–418. Devarajan, S., Swaroop, V., & Zou, H. (1996). The Composition of Public Expenditure and Economic Growth. Journal of Monetary Economics, Vol. 37, pp. 313–344. 129 Diễn Đàn Doanh Nghiệp. (2012). Diễn Đàn Doanh Nghiệp. Retrieved 06 01, 2016, from THONG-TAI-DBSCL-CHO-VON.HTML Nguyễn Xuân Điền (2015). Chính sách phân bổ vốn đầu tư công nhìn từ thực tiễn tại Hà Giang. Tạp chí Tài chính số 6, 70-72. Vũ Hùng Dũng (2012). Kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long 2001-2011 tập 1. Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ. Ezcurra, R., Gil, C., Pascual, P., & Rapun, M. (2005). Public capital, regional productivity and spatial spillovers. Ann Reg Sci 39, 471– 494. Florio, M., & Vignetti, S. (2005). Cost-Benefit Analysis of Infrastructure Projects in an Enlarged European Union: Returns and Incentives. Economic Change and Restructuring, No. 38, 179-210. Folster, T., & Henrekson, M. (2001). Growth effects of Goverment Expenditure and taxation in rich countries. European Economic Review 45, 1501-1520. Fontaine, E. R. (1997). Project Evaluation Training and Public Investment in Chile. American Economic Review, Vol. 87, No.2, 63-67. Ghani, E., & Din, M. U. (2006). The impact of public investment on economic growth in Pakistan . The Pakistan Development Review, 87-98. Gupta, S., Clements, B., Baldacci, E., & Mulas-Granados, C. (2005). Fiscal Policy, Expenditure Composition, and Growth in Low- Income Countries. Journal of International Money and Finance, 24, 441–463. Hansson, P., & Henrekson, M. (1994). A new framework for testing the effect of government spending on growth and productivity. Public Choice, 81(3-4), 381-401. Haque, M. E. (2004). The Composition of Government Expenditure and Economic Growth in developing Countries. Global Journal of Finance and Economics, 1, 97-117. Trương Thị Hiền (2011). Một số suy nghĩ về liên kết vùng ĐBSCL với TP.HCM trong chiến lược phát triển kinh tế. Tạp chí phát triển nhân lực số 5(26), 40-46. Hye, Q., & Riaz, S. (2008). Causality betweenenergy consumptionandeconomic growth:the case of Pakistan. Lahore J Econ 13(2), 45-58. IMF. (2005). Public Investment and Fiscal Policy—Lessons from the Pilot Country. IMF. 130 Kortelainen, M., & Leppänen, S. (2013). Public and private capital productivity in Russia:a non-parametric investigation. Empir Econ 45, 193-216. Kuhl Teles, V., & Andrade, J. (2008). Public investment in basic education and economic growth. Journal of Economic Studies, 35(4), 352-364. Lee, C., & Chang, C. (2005). Energy consumption and economic growth in Asian economies: A more comprehensive analysis using panel data. Resource Energy Econ 30, 50-65. Matinez-López. (2005). Fiscal policy and growth: the case of spanish regions. Economic Issues Vo.10, part1. Dinh Hien Minh, Long, Hang & Hoang (2010). vnep.org.vn. Retrieved 4 20, 2016, from vnep.org.vn: growth.pdf Mishra, S., & Chand, R. (1995). Public and Private Capital Formation in Indian Agriculture: Comments on the Complementarity Hypothesis and Others. Economic and Political Weekly 30 (25). Mogues, T., Yu, B., Fan, S., & McBride, L. (2012). The impacts of public investment in and for agriculture . IFPRI Discussion Paper, No. 01217. Moulton, B. R. (1986). Random group effects and the precision of regression estimates. Journal of econometrics, 32(3), 385-397. Moulton, B. R. (1990). An illustration of a pitfall in estimating the effects of aggregate variables on micro units. The review of Economics and Statistics, 334-338. Đinh Thị Nga (2013). Chi tiêu công - Những nguyên tắc chủ yếu và thực tiễn ở Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Kinh Tế số 1, số 416, 24-36. Nguyễn Thị Cành, 2. (2008). Tác động của đầu tư vốn ngân sách đến thu hút đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế. Tạp trí Phát triển Kinh tế, số 215. Nhóm soạn thảo báo cáo VDR12. (2012). Báo cáo phát triển Việt Nam 2012. Hà Nội: Trung Tâm Thông Tin Phát Triển Việt Nam. Lê Khương Ninh, Tuyết & Thọ (2011). Ảnh hưởng của quy hoạch treo đến tình trạng nghèo đói ở vùng ven đô thị đồng bằng sông Cửu Long . Tạp chí Phát triển kinh tế số 245. Odawara, R. (2010). A threshold Approach to measuring the Impact of Goverment Size on Economic Growth. The George Washington University. Pereira, A. M. (2000). Is All Public Capital Created Equal? Review of Economics and Statistics, 82:3, 513-518. 131 Pereira, A. M. (2001). On The Effects of Public Investment on Private Investment: What Crowds in What? Public Finance Review, 29, 3- 25. Pereira, A. M., & Andraz, J. M. (2001). On the Impact of Public Investment on the Performance of U.S. Industries. Public Finance Review, 31, 66-90. Rajaram, A., Le, T. M., Biletska, N., & Brumby, J. (2010). A diagnostic framework for assessing public investment management. World Bank Policy Research Working Paper Series. Ramirez, M. (2004). Is public infrastructure spending productive in the Mexican case? A vector error correction analysis. J Int Trade Econ Dev 13(2), 159–178. Richard, A., & Daniel, T. (2001). Managing public expenditure a reference book for transition countries: A Reference Book for Transition Countries . OECD Publishing. Roache, S. K. (2007). Public Investment and Growth in the Eastern Caribbean . IMF Working Paper . Romp, W., & de Haan, J. (2005). Public Capital and Economic Growth: a Critical Survey. EIB Papers 2/2005, European Investment Bank, Economic and Financial Studies. Nguyễn Minh Sang (2011, 10 15). Cục Xúc tiến thương mại. Retrieved 12 01, 2016, from vi-tri-vai-tro-tiem-nang-va-the-manh-cua-vung-kinh-te-trong- diem-vung-dbscl.html Schaltegger, C. A., & Torgler, B. (2006). Growth effects of public expenditure on the state and local level: evidence from a sample of rich governments. Applied Economics 38(10, 1181-1192. Hồng Sơn (2011). Hà Nội Mới. Retrieved 06 01, 2016, from tri/530700/dau-tu-cong-khong-the-gong-them Nguyễn Song (2016, 09 06). Cần Thơ Online. Retrieved 12 01, 2016, from 183569 Swaby, R. (. (2007). Public Investment and Growth in Jamaica. Kingston: Research and Economic Programming Division, Bank of Jamaica. Phòng thông tin và truyền thông - Ban chỉ đạo Trung Ương về phòng chống thiên tai. (2016, 05 12). Ban chỉ đạo Trung Ương về phòng chống thiên tai. Retrieved 12 01, 2016, from 132 tuc/hoi-nghi-truc-tuyen-tong-ket-cong-tac-phong--chong-thien-tai- tu-nam-2015-den-nay-va-trien-khai-nhiem-vu-nhung-thang-tiep- theo-nam-2016/-c2048.html Lê Viết Thái (2012). Phân cấp trong lĩnh vực quy hoạch và kế hoạch ở Việt Nam – Thực Trạng và Giải Pháp. Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2012. Hà Nội: Ủy ban Kinh tế Quốc Hội và Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam. Nguyễn Hồng Thắng (2008). Củng cố chất lượng đầu tưcông. Hội thảo khoa học: Chính sách đầu tư công và tập đoàn kinh tế nhà nước. TP.HCM: Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM. Vũ Đức Thắng (2013). Đầu tư công: những bất cập và giải pháp tháo gỡ. Tạp chí Nghiên cứu Tài Chính Kế Toán số 12(125). Sử Đình Thành (2011). Đầu tư công chèn lấn hay thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế số 251. Sử Đình Thành (2014). Government Size and Economic Growth in Vietnam: A Panel Analysis. Journal of Economic Development No.222, 17-39. Sử Đình Thành, & Bùi Thị Mai Hoài (2007). Đầu tư công và tham nhũng. Hội thảo khoa học: Chính sách đầu tư công và tập đoàn kinh tế nhà nước. TP.HCM: Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM. Sử Đình Thành, & Bùi Thị Mai Hoài (2009). Lý thuyết Tài Chính Công. TP.HCM: NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM. Sử Đình Thành, & Bùi Thị Mai Hoài (2012). Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chi tiêu công dựa trên kết quả ở VN. Tạp chí Phát triển Kinh tế số 258, 3-11. Tô Trung Thành (2011). Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM. Tạp chí Tài chính, 24-27. Trần Thiện (2016, 05 26). Thời báo tài chính Việt Nam. Retrieved 12 01, 2016, from 26/nhieu-du-an-lon-o-dong-bang-song-cuu-long-dang-moi-goi- dau-tu-32036.aspx Thịnh, N. H. (2015). Để vùng Tây Nam Bộ phát triển bền vững. Kinh tế và Dự báo, 36-38. Hoàng Thị Chinh Thon, Hương, & Thuỷ. (2010). Tác Động của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt nam . VEPR. Lê Thủy (2016, 02 19). Kinh Tế Và Dự Báo. Retrieved 12 01, 2016, from 5278-dong-bang-song-cuu-long-thiet-hai-hon-1-000-ty-dong-boi- xam-nhap-man.html 133 Lương Thu Thủy (2013). Phân cấp quản lý đầu tư công giữa trung ương và địa phương ở Việt Nam . Tạp Chí Quản lý Nhà nước 2013, số 4, 441-46. Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam. (2012). Báo Cáo Quy Hoạch Phát Triển Giao Thông Vận Tải Vùng KTTĐ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Đến Năm 2020 Và Định Hướng Đến Năm 2030. Hà Nội: Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam. Tổng Cục Thống Kê. (2014). Y tế Việt Nam Qua Tổng Điều Tra Cơ Sở Kinh Tế, Hành Chính, Sự Nghiệp 2012. Hà Nội: NXB Thống Kê. Tổng cục thống kê. (2016). Động thái và thực trạng Kinh tế - Xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015. Hà Nội: NXB thống kê. Tổng Cục Thống Kê. (n.d.). Tổng Cục Thống Kê. Retrieved 11 25, 2016, from https://www.gso.gov.vn: https://www.gso.gov.vn/danhmuc/HTCT_QG.aspx?ma_nhom=05 0305 Đỗ Thiên Anh Tuấn (2015). Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright. Retrieved 6 1, 2016, from Dau%20tu%20cong%20&%20Quan%20ly%20dau%20tu%20con g%20o%20VN--Do%20Thien%20Anh%20Tuan-2015-02-27- 11243871.pdf Ủy ban Thường vụ quốc hội. (2008). Báo cáo kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước của các bộ, ngành, địa phương 2005-2007. Hà Nội: Quốc Hội XII. Trần Văn (2012, 04 30). Công thông tin điện tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư. Retrieved 11 27, 2016, from 5 Viện Năng Lượng. (2012). Quy hoạch phát triển điện lực vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Hà Nội: Bộ Công Thương. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương. (2010). Báo cáo cạnh tranh Việt Nam năm 2010. Hà Nội: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương. Huy Vũ (2016, 09 06). Tạp chí cộng sản. Retrieved 27 11, 2016, from dong-luc-phat-trien-moi-cho-Vung-kinh-te-trong-diem.aspx World Bank. (2007). Fiscal Policy for Growth and Development Further Analysis and Lessons from Country Studies. World Bank. 134 135 Mục lục CHƯƠNG 1....................................................................................................... 1 1.1 Khái lược ................................................................................................. 1 1.2 Sự cần thiết ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .......................................... 1 1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án ......................................................... 3 1.3.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 3 1.3.2 Các mục tiêu cụ thể .......................................................................... 4 1.4 Các câu hỏi được đặt ra ........................................................................ 5 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 5 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 5 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 6 1.6 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 7 1.7 Lược khảo tài liệu .................................................................................. 9 1.7.1 Lược khảo nghiên cứu của thế giới .................................................. 9 1.7.2 Lược khảo các nghiên cứu ở Việt Nam .......................................... 10 1.8 Những điểm mới của luận án .............................................................. 11 1.9 Cấu trúc của luận án ........................................................................... 13 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 14 2.1 Các khái niệm chính ............................................................................ 15 2.1.1 Tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 15 2.1.2 Đầu tư và đầu tư công ..................................................................... 16 2.1.3 Nguồn vốn đầu tư công .................................................................. 19 2.1.4 Đối tượng đầu tư công .................................................................... 20 2.1.5 Đặc điểm của đầu tư công .............................................................. 21 2.1.6 Vai trò của đầu tư công................................................................... 23 2.1.7 Hiệu quả đầu tư công ...................................................................... 24 2.2 Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế .......................... 26 2.2.1 Khung phân tích ............................................................................. 26 2.2.2 Mô hình lý thuyết ........................................................................... 30 2.3 Quản lý đầu tư công ............................................................................. 32 2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ......................................... 34 2.4.1 Trên thế giới ................................................................................... 34 2.4.2 Việt Nam......................................................................................... 39 2.5 Tham chiếu kinh nghiệm thực tế về đầu tư công ở một số quốc gia trên thế giới ................................................................................................. 43 136 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................... 50 CHƯƠNG 3..................................................................................................... 51 3.1 Tổng quan tình hình kinh tế vùng ĐBSCL ....................................... 52 3.1.1 Khái lược về vùng ĐBSCL ............................................................ 52 3.1.2 Tình hình kinh tế vùng ĐBSCL...................................................... 54 3.2 Tình hình đầu tư công vùng ĐBSCL ................................................. 63 3.2.1 Nguồn vốn tài trợ đầu tư công........................................................ 63 3.2.2 Cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực ............................................... 66 3.3 Phân tích thực nghiệm tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL .................................................................................. 73 3.3.1 Mô hình kiểm định ......................................................................... 73 3.3.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ................................................................ 74 3.3.3 Phương pháp kiểm định .................................................................. 76 3.3.4 Kết quả và thảo luận ....................................................................... 78 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................... 80 CHƯƠNG 4..................................................................................................... 81 4.1 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư .............................................................. 82 4.2 Chu trình dự án đầu tư công .............................................................. 84 4.2.1 Các dự án từ vốn ODA ................................................................... 84 4.2.2 Các dự án từ vốn nhà nước ............................................................ 85 4.3 Thực trạng quản lý đầu tư công ......................................................... 85 4.3.1 Về định hướng đầu tư ..................................................................... 86 4.3.2 Về thẩm định và lựa chọn dự án ..................................................... 89 4.3.3 Về triển khai dự án ......................................................................... 91 4.3.4 Về kiểm tra giám sát ....................................................................... 91 4.3.5 Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án .......................... 92 4.3.6 Đối với các dự án ODA .................................................................. 92 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................... 94 CHƯƠNG 5..................................................................................................... 95 5.1 Dự báo về những thuận lợi, khó khăn và thách thức về đầu tư công ở vùng ĐBSCL............................................................................................ 95 5.1.1 Những thuận lợi .............................................................................. 95 5.1.2 Những khó khăn và thách thức của vùng ĐBSCL ......................... 99 5.2 Định hướng, quan điểm và mục tiêu đầu tư công với tăng trưởng kinh tế bền vững vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 102 5.2.1 Định hướng: .................................................................................. 102 5.2.2 Quan điểm..................................................................................... 104 5.2.3 Các mục tiêu ................................................................................. 105 137 Tóm tắt chương 5 ..................................................................................... 107 CHƯƠNG 6................................................................................................... 108 6.1. Kết luận .............................................................................................. 108 6.2. Nội dung và kết quả nghiên cứu ...................................................... 109 6.3. Hàm ý về cơ chế và chính sách phát triển vùng ĐBSCL .............. 110 6.4 Các giải pháp sử dụng hiệu quả đầu tư công nhằm tăng trưởng kinh tế bền vững ĐBSCL ........................................................................ 114 6.4.1 Đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững - bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu .................................................................... 114 6.4.2 Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông vận tải, tạo thêm sức bật để tăng trưởng và phát triển KT - XH vùng ĐBSCL ...................... 115 6.4.3 Hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc ....................................... 118 6.4.4 Đầu tư phát triển công nghiệp cho tiến trình công nghiệp hóa ĐBSCL: ................................................................................................. 119 6.4.5 Mở rộng các hoạt động du lịch, dịch vụ ....................................... 120 6.4.6 Đầu tư phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo: ........................... 121 6.4.7 Đầu tư hiện đại hóa mạng lưới bảo vệ sức khỏe vùng ĐBSCL ... 122 6.4.8 Xây dựng công trình văn hóa, thể dục, thể thao: .......................... 123 6.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................... 124 Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 127 138 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải ADB Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank) DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long EU Liên Minh Châu Âu (European Union) FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and Agricultural Organization of United Nation) FDI Vốn đầu tư nước ngoài (Forein Direct Investment) FGLS phương pháp bình phương tổng quát khả dụng (Feasible General Least Square) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) NSNN Ngân sách nhà nước ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) SWOT Phương pháp phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats analysis) TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TW Trung Ương WB Ngân Hàng thế giới (World Bank) KT-XH Kinh tế - xã hội 139 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1 Thống kê mô tả vắn tắt dữ liệu nghiên cứu Trang 75 Bảng 2 Tương quan giữa các biến Trang 76 Bảng 3 Kết quả kiểm định thực nghiệm Trang 78 Bảng 4 Vốn đầu tư phát triển của vùng ĐBSCL theo nguồn vốn` Trang 70 Bảng 5 Vốn đầu tư vùng ĐBSCL theo khu vực kinh tế Trang 71 Bảng 6 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư theo từng thành phần kinh té Trang 83 140 DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Các Hình Hình 1 Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL Trang 54 Các biểu đồ Biểu Đồ 1 GDP các tỉnh, thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2000-2014 Trang 55 Biểu Đồ 2 GDP vùng ĐBSCL và các vùng lân cận Trang 56 Biểu Đồ 3 Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL qua các năm Trang 57- 58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_dau_tu_cong_den_tang_truong_kinh_te_vung_dong_b.pdf
  • pdfMoi-E.pdf
  • pdfMoi-V.pdf
  • pdfTomTat-E.pdf
  • pdfTomTat-V.pdf
Luận văn liên quan