MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
1.1. ĐạI CƯƠNG BệNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG [ĐTĐ]:
1.1.1.Khái niệm:
1.1.2. Lịch sử và phân loại:
1.1.3.Dịch tễ học:
1.1.4. Nguyên nhân
1.1.5. Các xét nghiệm hóa sinh chẩn đoán bệnh ĐTĐ
1.1.6 Biến chứng:
1.1.7. Điều trị ĐTĐ:
1.2.Chuối hột
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố:
1.2.2. Thành phần hóa học:
1.2.3. Tác dụng của cây chuối hột:
PHẦN II - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Nguyên vật liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
2.1.1. Nguyên liệu:
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
2.1.3. Hóa chất và máy móc thí nghiệm:
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu:
Bảng 1: Các bước tiến hành thí nghiệm
2.2.5.Xử lý số liệu:
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét.
2.2.1.Giá trị glucose huyết của chuột bình thường.
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên glucose huyết chuột bình thường:
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ngoại sinh:
2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết nội sinh:
2.3.Bàn luận.
2.3.1. Ảnh hưởng của dịch chiết thân chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ở chuột.
2.3.2. Ảnh hưởng của dịch chiết hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ở chuột 36
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2609 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác dụng của chuối hột trong việc điều trị bệnh đái tháo đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PAGE
PAGE 38
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường là bệnh phổ biến ở các nước phát triển và cả các nước đang phát triển, ở nước ta bệnh có xu hướng tăng dần. Cùng với bệnh ung thư và tim mạch, đái tháo đường là một trong ba bệnh có số người mắc tăng nhanh nhất. Đái tháo đường cũng có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết do gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh có nguyên nhân nội tiết với biểu hiện là các rối loạn chuyển hóa, điển hình là tăng glucose huyết do thiếu hụt Insulin tuyệt đối hoặc tương đối hay do không đáp ứng với Insulin. Bệnh thường kèm theo các biến chứng cấp gây tử vong hoặc các biến chứng lâu dài như các bệnh lý về tim mạch, mắt, thận, thần kinh… [19, 22, 45]
Ở Việt Nam, các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính thường có xu hướng sử dụng thuốc Đông Y hoặc thuốc Y học cổ truyền do chúng có độc tính thấp, rẻ tiền và sẵn có. Sử dụng cây cỏ trong vườn nhà để làm thuốc cũng là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, nó đã để lại những kinh nghiệm quí báu trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Chuối hột (Musa balbisiana Musaceae) là loài cây có mặt ở nhiều nơi trên đất nước ta. Nhân dân ta đã theo kinh nghiệm dân gian để chữa một số bệnh như: hắc lào, đau răng, sỏi thận, trĩ, mụn nhọt, tiêu chảy, tiểu đường,… bằng các bộ phận khác nhau của cây.
Để góp phần làm sáng tỏ hơn tác dụng điều trị đái tháo đường của cây chuối hột, chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu:
Nghiên cứu sơ bộ ảnh hưởng của dịch tiết từ thân cây và dịch chiết ethanol của hạt chuối hột trên các mô hình tăng glucose huyết thực nghiệm.
So sánh tác dụng với một thuốc điều trị đái tháo đường thông dụng.
PHẦN I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
1.1. Đại cương bệnh Đái tháo đường [ĐTĐ]:
1.1.1.Khái niệm: [22, 23, 25, 45]
Đái tháo đường (Diabetes mellitus) là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi nồng độ glucose máu tăng thường xuyên và mạn tính do tụy sản xuất thiếu Insulin (thiếu Insulin tuyệt đối) hoặc do giảm tác dụng của Insulin (thiếu Insulin tương đối) bởi các nguyên nhân khác nhau với cơ chế bệnh sinh phức tạp.
Những rối loạn chuyển hóa này có thể gây hôn mê và tử vong trong thời gian ngắn nếu không được điều trị kịp thời. Hậu quả muộn của các rối loạn chuyển hóa này là gây tổn thương các mạch máu nhỏ và mạch máu lớn dẫn đến mù mắt, hoại tử thận, hoại tử chi, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh…
1.1.2. Lịch sử và phân loại: [2, 19, 25]
Hơn 2000 năm trước, bệnh đã được mô tả trong Y văn cổ.
Cách đây 600 năm, hai thầy thuốc người Ấn Độ đã nhận xét và phân loại bệnh thành hai loại : √ ĐTĐ khởi phát ở người trẻ.
√ ĐTĐ khởi phát ở người có tuổi.
Năm 1875, Bouchardat phân thành : √ ĐTĐ thể béo.
√ ĐTĐ thể gầy.
Năm 1889 Von Mering & Minkowski chứng minh tiểu đảo Langerhans của tụy tiết ra Insulin-hormon chính điều hòa chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Năm 1951, Bornstein & Lawrence định lượng Insulin huyết bằng phương pháp định lượng miễn dịch phóng xạ RIA (Radioimmuno assay) và chia ĐTĐ thành: √ ĐTĐ Type I (giảm Insulin huyết).
√ ĐTĐ Type II ( Insulin bình thường hoặc cao).
Năm 1980 các chuyên gia nghiên cứu về bệnh ĐTĐ của WHO đã phân loại bệnh ĐTĐ dựa vào các chỉ tiêu lâm sàng, dịch tễ học và các yếu tố di truyền. Sự phân loại này đã được bổ sung và thay đổi chút ít vào năm 1985. [22, 43].
Sự phân loại này gồm 2 nhóm: √ Phân loại theo lâm sàng.
√ Phân loại theo thống kê nhóm nguy cơ mắc bệnh.
a. Phân loại theo lâm sàng:
Đái tháo đường: [45]
- ĐTĐ phụ thuộc Insulin (type I).
ĐTĐ không phụ thuộc Insulin (type II):
+ không béo phì.
+ có béo phì.
ĐTĐ kết hợp với thiếu dinh dưỡng.
Những dạng ĐTĐ khác kết hợp với một số bệnh và hội chứng:
+ Bệnh về tuyến tụy.
+ Bệnh nội tiết.
+ Bệnh do dùng thuốc hoặc hóa chất.
+ Bất thường về Insulin hoặc thụ thể của Insulin.
+Một số hội chứng di truyền.
+Một số bệnh khác.
Giảm dung nạp glucose:
-Không béo phì.
-Có béo phì.
-Kết hợp với một số bệnh khác.
ĐTĐ ở người có thai.
b. Phân loại theo thống kê nhóm có nguy cơ cao: người có dung nạp glucose bình thường nhưng có nguy cơ cao phát triển thành ĐTĐ.
Có tiền sử dung nạp glucose bất thường.
Dung nạp glucose bất thường tiềm tàng.
1.1.3.Dịch tễ học: [19, 22]
Trên thế giới, hàng năm có tới hàng triệu người mắc ĐTĐ. Tỉ lệ phát triển bệnh gia tăng theo sự phát triển của đời sống kinh tế, vì vậy gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của kinh tế và cộng đồng. Hiện nay, ĐTĐ đã trở nên phổ biến ở nhiều nước đang trong giai đoạn hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Bệnh ĐTĐ chiếm tỉ lệ 3-7% người trưởng thành ở các nước châu Âu. Gần đây, WHO đã báo động trên toàn thế giới về sự phát triển và mối nguy hại của bệnh này: Năm 1985 thế giới có 30 triệu người mắc ĐTĐ; đến năm 1994 con số này tăng lên 98,9 triệu người. Năm 2003 có khoảng 140 triệu người đang mắc ĐTĐ. Theo ước tính của Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế: năm 2025 có khoảng 300 triệu người mắc ĐTĐ.
Ở Việt Nam, theo thống kê của một số bệnh viện ở các thành phố lớn, ĐTĐ là bệnh thường gặp nhất và có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết. Tỉ lệ bệnh nhân điều trị tăng lên từ năm nay qua năm khác, ở thành thị cao hơn nông thôn. ĐTĐ type II chiếm đa số bệnh nhân và thường gặp ở người cao tuổi (90-95%). ĐTĐ type I chiếm tỉ lệ nhỏ và thường gặp ở người trẻ dưới 40 tuổi. Theo điều tra của Lê Huy Liệu và Mai Thế Trạch thì tỉ lệ mắc bệnh ở người từ 15 tuổi trở lên là:
Hà Nội: 1,1% (năm 1991).
Huế: 0,96% (năm 1993).
Tp.Hồ Chí Minh: 2,52% (năm 1992).
1.1.4. Nguyên nhân [2, 27,46]
Nguyên nhân ngoài tụy: cường tuyến tiền yên, cường vỏ thượng thận, cường giáp trạng.
Nguyên nhân tại tụy: sỏi tụy, u ác tính di căn tụy, viêm tụy, bệnh thiếu huyết tố, di truyền, bệnh tự miễn.
1.1.5. Các xét nghiệm hóa sinh chẩn đoán bệnh ĐTĐ [12, 14, 22, 25, 38, 43]
Glucose huyết: có thể xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc dùng nghiệm pháp gây tăng đường huyết bằng đường uống (NPTĐH).
NPTĐH: Cho bệnh nhân uống 75g glucose pha trong 250ml nước sôi để nguội, uống trong thời gian 5 phút. Sau khi uống 2 giờ, lấy máu định lượng glucose.
Chẩn đoán xác định ĐTĐ khi có một trong hai tiêu chuẩn sau:
Lúc đói, làm ít nhất 2 lần; đường huyết > 7mmol/l (126mg/dl).
2 giờ sau khi uống 75g glucose; đường huyết > 11mmol/l (200mg/dl).
Nếu glucose huyết cao hơn bình thường nhưng thấp hơn mức trên thì được coi là rối loạn dung nạp glucose. Ở người bình thường, glucose huyết lúc đói và 2 giờ sau khi uống 75g đường tương ứng là: 0,05
p 0,05 (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ).
Nhận xét:
Ở lô trắng, nồng độ glucose huyết chuột giảm dần nhưng sau 2,5 giờ vẫn không có sự khác biệt so với lúc 0 giờ và vẫn ở mức bình thường.
Ở lô thử uống hỗn dịch B, nồng độ glucose huyết chuột dao động quanh mức bình thường, giảm đột ngột duới mức bình thường ở 2,5 giờ. Nồng độ glucose huyết giảm tối đa của lô uống hỗn dịch B thấp hơn lô trắng (p 0,05). Mức giảm glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này cao hơn lô trắng, cao hơn lô uống hỗn dịch A nhưng không nhiều.
Hình 1: Ảnh hưởng dịch thân và hạt chuối hột nồng độ cao trên glucose huyết chuột bình thường.
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ngoại sinh:
Trên mô hình tăng glucose huyết ngoại sinh, chúng tôi tiến hành thử tác dụng của dịch tiết từ thân và hạt chuối hột ở hai nồng độ khác nhau, có so sánh với lô trắng và lô uống gliclazid. Với dịch tiết từ thân, chúng tôi thử tác dụng tức thời và tác dụng khi dùng thuốc kéo dài lên glucose huyết chuột (cho chuột uống 2ml/lần x 3lần/ngày, gây mô hình tăng glucose huyết sau khi uống 3 ngày). Kết quả được trình bày ở bảng sau:
a. Nồng độ nhỏ:
Bảng 4: Ảnh hưởng của số lần dùng dịch thân chuối hột lên glucose huyết chuột uống glucose (liều 3g/kg).
Lô
Thời gianGlucose huyết trung bình của mỗi lô (mmol/l)Lô trắng uống nước cấtLô thử uống hỗn dịch A1 Lô thử uống hỗn dịch An 0 giờ6,00 0,325,96 0,275,99 0,240,5 giờ9,03 0,32
***8,18 0,12
***6,79 0,52
*1 giờ12,56 0,38
***9,69 0,31
***7,69 0,49
***1,5 giờ9,26 0,38
***8,13 0,47
**8,46 0,39
***2 giờ7,67 0,41
***6,79 0,72
k10,24 0,58
***2,5 giờ7,02 0,46
**6,27 0,33
k9,38 0,38
***Mức độ giảm Gh tối đa so với lúc 0 giờ (%)109,3362,5870,95So sánh mức giảm Gh tối đa giữa các lô p 0,05
***: p 0,05 (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ).
A1: chuột uống dịch A chỉ 1 lần duy nhất.
An: chuột uống dịch A nhiều lần.
Nhận xét:
Ở lô trắng, sau khi uống glucose, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên nhanh và đạt mức tối đa lúc 1 giờ, sau đó giảm dần ở các giờ tiếp theo nhưng đến 2,5 giờ vẫn chưa trở về bình thường.
Ở lô thử uống hỗn dịch A1, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên khá nhanh, đạt mức tối đa ở 1 giờ, giảm dần ở các giờ sau đó. Nồng độ glucose huyết tối đa của lô uống hỗn dịch A1 thấp hơn lô trắng (p 0,05). Mức tăng glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này cũng thấp hơn lô trắng và thấp hơn một chút so với lô uống hỗn dịch An.
Như vậy, qua thí nghiệm này, việc uống dịch chiết kéo dài không làm thay đổi tác dụng hạ glucose huyết trên chuột. Từ đây, chúng tôi chỉ tiến hành thử tác dụng từ 2 giờ sau khi cho uống dịch chiết.
Hình 2: Ảnh hưởng của số ngày dùng thuốc lên glucose huyết chuột uống glucose 3g/kg.
Bảng 5: Ảnh hưởng của hỗn dịch A, C trên mô hình tăng glucose huyết chuột uống Glucose (liều 3g glucose/kg chuột).
Lô
Thời gianGlucose huyết trung bình của mỗi lô (mmol/l)Lô trắng uống nước cấtLô thử uống hỗn dịch A Lô thử uống hỗn dịch CLô so sánh uống Gliclazide0 giờ6,00 0,325,96 0,276,01 0,396,06 0,180,5 giờ9,03 0,32
***8,18 0,12
***7,51 0,42
**6,36 0,38
k1 giờ12,56 0,38
***9,69 0,31
***9,39 0,51
***7,05 0,51
k1,5 giờ9,26 0,38
***8,13 0,47
**9,87 0,21
***8,48 0,40
**2 giờ7,67 0,41
***6,79 0,72
k7,00 0,41
*8,36 0,55
*2,5 giờ7,02 0,46
**6,27 0,33
k5,92 0,41
k6,14 0,37
kMức tăng Gh cao nhất so với lúc 0 giờ (%)109,3362,5864,2339,93So sánh mức Gh cao nhất giữa các lô p 0,05 p 0,05 (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ).
Nhận xét:
Ở lô so sánh uống gliclazid, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên từ từ, đạt mức tối đa ở 1,5 giờ, sau đó giảm dần và trở về bình thường lúc 2,5 giờ.
Ở lô thử uống hỗn dịch A, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên chậm, đạt mức tối đa ở 1 giờ, giảm dần ở các giờ sau đó. Nồng độ glucose huyết tối đa của lô uống hỗn dịch A thấp hơn lô trắng (p 0,05). Mức tăng glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này thấp hơn lô trắng, thấp hơn lô uống hỗn dịch A một chút và cao hơn lô uống gliclazid.
Hình 3: Ảnh hưởng dịch thân và hạt chuối hột nồng độ thấp trên glucose huyết chuột uống glucose 30% (10ml/kg chuột)
b.Nồng độ cao:
Bảng 6: Ảnh hưởng của hỗn dịch B, D trên mô hình tăng glucose huyết chuột uống Glucose (liều 3g glucose/kg chuột).
Lô
Thời gianGlucose huyết trung bình của mỗi lô (mmol/l)Lô trắng uống nước cấtLô thử uống hỗn dịch BLô thử uống hỗn dịch DLô so sánh uống Gliclazide0 giờ6,00 0,326,02 0,436,02 0,436,06 0,180,5 giờ9,03 0,32
***7,56 0,21
***6,65 0,37
*6,36 0,38
k1 giờ12,56 0,38
***7,85 0,20
***7,80 0,42
**7,05 0,51
k1,5 giờ9,26 0,38
***8,57 0,48
**7,50 0,48
*8,48 0,40
**2 giờ7,67 0,41
***5,69 0,41
k8,56 0,21
***8,36 0,55
*2,5 giờ7,02 0,46
**6,04 0,48
k5,51 0,35
k6,14 0,37
kMức tăng Gh cao nhất so với lúc 0 giờ (%)109,3342,3542,1939,93So sánh mức Gh cao nhất giữa các lô p 0,05 p > 0,05
p 0,05
***: p 0,05 (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ)
Nhận xét:
Ở lô uống hỗn dịch B, nồng độ glucose huyết tăng dần lên, đạt tối đa sau 1.5 giờ, sau đó hạ dần đến bình thường. Nồng độ glucose huyết cao nhất của lô này thấp hơn nhiều so với lô chứng ( p 0,05). Mức tăng glucose huyết cao nhất so với lúc 0 giờ của lô này cũng thấp hơn nhiều so với lô trắng và không có sự khác biệt so với lô uống gliclazid.
Ở lô uống hỗn dịch D, nồng độ glucose huyết tăng dần, đạt tối đa ở thời điểm 2 giờ, trở về bình thường rất nhanh lúc 2,5 giờ. Nồng độ glucose huyết cao nhất của lô uống D thấp hơn nhiều so với lô trắng (p 0,05), và không có sự khác biệt so với lô uống hỗn dịch B. Mức tăng glucose huyết cao nhất so với lúc 0 giờ của lô này thấp hơn nhiều so với lô trắng và không khác nhiều so với lô uống hỗn dịch B và lô uống gliclazid.
Hình 4: Ảnh hưởng dịch thân và hạt chuối hột nồng độ cao trên glucose huyết chuột uống glucose (3g glucose/kg chuột)
2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết nội sinh:
Trên mô hình tăng glucose huyết nội sinh, chúng tôi tiếp tục tiến hành thử tác dụng của dịch chiết từ thân và hạt chuối hột ở hai nồng độ khác nhau, có so sánh với lô trắng và lô uống gliclazid. Kết quả được trình bày ở bảng sau:
a. Nồng độ nhỏ:
Bảng 7: Ảnh hưởng của hỗn dịch A, C trên mô hình tăng glucose huyết chuột tiêm Adrenalin màng bụng (liều 0,5mg/kg).
Lô
Thời gianGlucose huyết trung bình của mỗi lô (mmol/l)Lô trắng uống nước cấtLô thử uống hỗn dịch ALô thử uống hỗn dịch CLô so sánh uống Gliclazide0 giờ6,22 0,306,00 0,426,19 0,326,02 0,680,5 giờ8,81 0,46
***7,74 0,22
***8,36 0,43
***7,63 0,51
**1 giờ9,59 0,52
***9,07 0,59
***9,59 0,51
***8,86 0,51
***1,5 giờ12,31 0,36
***10,43 0,58
***10,93 0,71
***9,94 0,34
***2 giờ10,00 0,51
***7,86 0,54
***9,72 0,38
***8,09 0,24
***2,5 giờ7,81 0,71
**7,07 0,26
***8,15 0,38
***5,90 0,25
k3 giờ6,89 0,55
*6,20 0,53
k6,87 0,37
*5,85 0,54
kMức tăng Gh cao nhất so với lúc 0 giờ (%)97,9173,8376,5865,12So sánh mức Gh cao nhất giữa các lô p 0,05 p 0,05
***: p 0,05 (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ).
Hình 5: Ảnh hưởng của dịch từ thân và hạt chuối hột tới sự biến đổi nồng độ glucose huyết trên chuột tiêm màng bụng dung dịch Adrenalin (0,5mg/kg).
Nhận xét:
Ở lô trắng, sau khi tiêm màng bụng dung dịch Adrenalin, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên nhanh và đạt mức tối đa lúc 1,5 giờ, sau đó giảm dần ở các giờ tiếp theo nhưng vẫn chưa về bình thường ở thời điểm 3 giờ.
Ở lô so sánh uống gliclazid, nồng độ glucose huyết chuột từ từ tăng lên, đạt mức tối đa ở 1,5 giờ rồi giảm dần ở các giờ sau đó và trở về bình thường từ thời điểm 2,5 giờ.
Ở lô thử uống hỗn dịch A, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên nhanh, đạt mức tối đa ở 1,5 giờ, giảm dần ở các giờ sau và trở về bình thường lúc 3 giờ. Nồng độ glucose huyết tối đa của lô uống hỗn dịch A thấp hơn nhiều so với lô trắng (p 0,05). Mức tăng glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này thấp hơn ở lô trắng, cao hơn lô uống gliclazid nhưng không nhiều.
Ở lô thử uống hỗn dịch C, nồng độ glucose huyết chuột tăng lên nhanh, đạt mức tối đa ở 1,5 giờ, sau đó giảm dần nhưng đến 3 giờ vẫn chưa trở về bình thường. Nồng độ glucose huyết tối đa của lô uống hỗn dịch C thấp hơn lô trắng không nhiều (p 0,05). Mức tăng glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này thấp hơn lô trắng, cao hơn lô uống hỗn dịch A và lô uông gliclazid nhưng không nhiều.
b. Nồng độ lớn:
Bảng 8: Ảnh hưởng của hỗn dịch B, D trên mô hình tăng glucose huyết chuột tiêm Adrenalin màng bụng (liều 0,5mg/kg).
Lô
Thời gianGlucose huyết trung bình của mỗi lô (mmol/l)Lô trắng uống nước cấtLô thử uống hỗn dịch BLô thử uống hỗn dịch DLô so sánh uống Gliclazide0 giờ6,22 0,306,12 0,506,13 0,456,02 0,680,5 giờ8,81 0,46
***7,25 0,30
*6,85 0,50
*7,63 0,51
**1 giờ9,59 0,52
***7,95 0,46
**7,18 0,46
**8,86 0,51
***1,5 giờ12,31 0,36
***7,32 0,49
*8,24 0,55
***9,94 0,34
***2 giờ10,00 0,51
***7,19 0,52
k7,21 0,37
**8,09 0,24
***2,5 giờ7,81 0,71
**6,88 0,37
k6,90 0,49
*5,90 0,25
k3 giờ6,89 0,55
*5,91 0,22
k5,10 0,59
*5,85 0,54
kMức tăng Gh cao nhất so với lúc 0 giờ (%)97,9129,9034,4265,12So sánh mức Gh cao nhất giữa các lô p 0,05 p 0,05 (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 0 giờ.
Hình 6: Ảnh hưởng dịch thân và hạt chuối hột nồng độ cao trên glucose huyết chuột tiêm màng bụng dung dịch Adrenalin (0,5mg/kg chuột).
Nhận xét:
Ở lô thử uống hỗn dịch B, nồng độ glucose huyết chuột tăng chậm, đạt mức tối đa ở 1 giờ, giảm dần ở các giờ sau và trở về bình thường lúc 3 giờ. Nồng độ glucose huyết tối đa của lô uống hỗn dịch B thấp hơn nhiều so với lô trắng (p 0,05), và thấp hơn lô uống gliclazid (p < 0,001). Mức tăng glucose huyết tối đa so với lúc 0 giờ của lô này thấp hơn nhiều so với lô trắng, cao hơn lô uống hỗn dịch B một chút và thấp hơn lô uống gliclazid.
2.3.Bàn luận.
2.3.1. Ảnh hưởng của dịch chiết thân chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ở chuột.
a. Mô hình ngoại sinh.
Sau khi uống dịch chiết 2 giờ, chuột được gây mô hình tăng glucose huyết. Trên mô hình tăng glucose huyết ngoại sinh do uống glucose, chúng tôi nhận thấy: Dịch tiết từ thân có tác dụng hạ glucose huyết so với lô chứng. Tác dụng tăng lên khi nồng độ dịch chiết tăng. Ở nồng độ cao do cô đặc gấp 10 lần nồng độ ban đầu, tác dụng của dịch chiết tương đương với tác dụng của gliclazid liều 20mg/kg chuột. Ở lô chứng, sau 2,5 giờ, nồng độ glucose huyết vẫn chưa trở về bình thường trong khi ở các lô uống dịch chiết, chỉ sau 2-2,5 giờ, nồng độ glucose huyết đã trở về mức bình thường.
b. Mô hình nội sinh.
Trên mô hình tăng glucose huyết bằng cách tiêm Adrenalin, kết quả cho thấy: Ở nồng độ nhỏ là dịch ban đầu do cây tiết ra, mức tăng glucose huyết tối đa đã có sự khác biệt so với lô trắng. Tác dụng hạ glucose huyết tăng lên khi nồng độ dịch chiết tăng. Ở nồng độ cô đặc gấp 10 lần nồng độ ban đầu, tác dụng của dịch chiết thân thậm chí còn mạnh hơn tác dụng của gliclazid liều 20mg/kg chuột. Sau 3 giờ, nồng độ glucose huyết ở lô trắng vẫn chưa trở về bình thường trong khi ở các lô uống dịch chiết, nồng độ glucose huyết đã trở về mức bình thường.
Như vậy, dịch tiết từ thân chuối hột có tác dụng ngăn cản sự tăng glucose huyết gây ra do glucose huyết ngoại sinh và glucose huyết nội sinh. Qua đây, chúng tôi sơ bộ nhận định: việc sử dụng dịch tiết từ thân chuối hột để chữa bệnh đái tháo đường theo kinh nghiệm dân gian của người dân miền Trung là đúng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy dịch chiết cô đặc có tác dụng tốt trong điều chỉnh glucose huyết chuột. Từ đây suy ra liều sử dụng khi áp dụng trên người để có tác dụng tốt là 0,5lít dịch chiết/ngày. Mặt khác, cần mở rộng nghiên cứu trên các bộ phận khác của cây để tránh lãng phí nguyên liệu.
2.3.2. Ảnh hưởng của dịch chiết hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ở chuột
a.. Mô hình ngoại sinh:
Trên mô hình tăng glucose huyết do uống glucose, kết quả cho thấy: Dịch chiết hạt có tác dụng hạ glucose huyết so với lô chứng. Ở liều 6,7g hạt/kg chuột, mức hạ glucose huyết đã có sự khác biệt so với lô chứng (p < 0,001). Tác dụng của nó tăng lên khi nồng độ dịch chiết tăng. Ở liều cao hơn (27g hạt/kg chuột), tác dụng của dịch chiết tương đương với tác dụng của gliclazid liều 20mg/kg chuột. Ở lô chứng, sau 2,5 giờ, nồng độ glucose huyết vẫn chưa trở về bình thường nhưng ở các lô uống dịch chiết, nồng độ glucose huyết đã trở về gần mức ban đầu, thậm chí thấp hơn mức ban đầu.
b. Mô hình nội sinh:
Trên mô hình tăng glucose huyết nội sinh (tiêm Adrenalin): Dịch chiết hạt có tác dụng hạ glucose huyết so với lô chứng. Ở nồng độ nhỏ (6,7g hạt/kg chuột), mức hạ glucose huyết cũng có sự khác biệt so với lô chứng. Tác dụng của nó cũng tăng lên khi nồng độ dịch chiết tăng. Ở nồng độ cao (27g hạt/kg chuột), tác dụng của dịch chiết thậm chí còn mạnh hơn tác dụng của gliclazid liều 20mg/kg chuột). Sau 3 giờ, nồng độ glucose huyết ở lô trắng vẫn chưa trở về bình thường nhưng ở lô uống dịch chiết đặc (27g hạt/kg chuột), nồng độ glucose huyết đã ở dưới mức bình thường.
Kết luận: dịch tiết từ hạt chuối hột có tác dụng ngăn cản sự tăng glucose huyết gây ra do glucose huyết ngoại sinh cũng như glucose huyết nội sinh. Từ tác dụng trên chuột, chúng tôi suy ra tác dụng trên người ở liều tối ưu là 50g hạt/người /ngày. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thành phần có tác dụng chính trong hạt, phân lập nó để hạn chế tác dụng phụ của hạt chuối hột trong điều trị.
Dựa vào cơ chế và tác dụng của thuốc đối chứng, chúng tôi xin đưa ra một số giả thuyết về cơ chế tác dụng của dịch chiết thân và hạt chuối hột như sau:
Tác dụng lên sự hấp thu glucid do ngăn cản hấp thu ở ruột.
Tác dụng kích thích tụy tổng hợp và bài tiết Insulin giống như các sunfonylureas.
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
3.1.Kết luận:
Sau thời gian nghiên cứu chúng tôi thấy:
Dịch chiết thân chuối hột:
Có tác dụng hạn chế 50-70% sự tăng glucose huyết do tác nhân ngoại sinh (uống glucose).
Có tác dụng hạn chế 25-70% sự tăng glucose huyết do tác nhân nội sinh (tiêm Adrenalin).
Liều dùng có tác dụng tốt trên chuột là 20ml dịch chiết cô đặc/kg chuột.
Tác dụng hạ glucose huyết ở nồng độ này tuơng đuơng với tác dụng của gliclazid liều 20mg/kg chuột khi thực hiện trong cùng điều kiện thí nghiệm.
Dịch chiết hạt chuối hột:
Có tác dụng hạn chế 45-65% sự tăng glucose huyết do glucose ngoại sinh.
Có tác dụng hạn chế 20-60% sự tăng glucose huyết do tiêm Adrenalin.
Liều 27g hạt/kg chuột có tác dụng hạ glucose huyết mạnh.
Tác dụng hạ glucose huyết ở nồng độ này mạnh hơn tác dụng của gliclazid liều20mg/kg chuột khi tiến hành trong cùng điều kiện thí nghiệm.
Đề xuất:
Do hạn chế về thời gian, chúng tôi chưa tìm hiểu được sâu hơn về cây chuối hột, vì vậy tôi xin có ý kiến sau:
Tiếp tục nghiên cứu thành phần của cây chuối hột và tác dụng hạ glucose huyết của chúng trên các mô hình tăng đường huyết khác để có kết luận rõ ràng hơn.
Ảnh: Hoa, quả và toàn cây chuối hột Musa balbisiana L. Musaceae
MỤC LỤC
TOC \o "1-3" \h \z \u HYPERLINK \l "_Toc42309335" ĐẶT VẤN ĐỀ
HYPERLINK \l "_Toc42309336" PHẦN I - TỔNG QUAN TÀI LIỆU. PAGEREF _Toc42309336 \h 3
HYPERLINK \l "_Toc42309337" 1.1. Đại cương bệnh Đái tháo đường [ĐTĐ]: PAGEREF _Toc42309337 \h 3
HYPERLINK \l "_Toc42309338" 1.1.1.Khái niệm: PAGEREF _Toc42309338 \h 3
HYPERLINK \l "_Toc42309339" 1.1.2. Lịch sử và phân loại: PAGEREF _Toc42309339 \h 3
HYPERLINK \l "_Toc42309346" 1.1.3.Dịch tễ học: PAGEREF _Toc42309346 \h 5
HYPERLINK \l "_Toc42309347" 1.1.4. Nguyên nhân PAGEREF _Toc42309347 \h 6
HYPERLINK \l "_Toc42309348" 1.1.5. Các xét nghiệm hóa sinh chẩn đoán bệnh ĐTĐ PAGEREF _Toc42309348 \h 6
HYPERLINK \l "_Toc42309349" 1.1.6 Biến chứng: PAGEREF _Toc42309349 \h 7
HYPERLINK \l "_Toc42309350" 1.1.7. Điều trị ĐTĐ: PAGEREF _Toc42309350 \h 8
HYPERLINK \l "_Toc42309351" 1.2.Chuối hột PAGEREF _Toc42309351 \h 13
HYPERLINK \l "_Toc42309352" 1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố: PAGEREF _Toc42309352 \h 13
HYPERLINK \l "_Toc42309353" 1.2.2. Thành phần hóa học: PAGEREF _Toc42309353 \h 13
HYPERLINK \l "_Toc42309354" 1.2.3. Tác dụng của cây chuối hột: PAGEREF _Toc42309354 \h 14
HYPERLINK \l "_Toc42309355" PHẦN II - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ PAGEREF _Toc42309355 \h 16
HYPERLINK \l "_Toc42309356" 2.1. Nguyên vật liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: PAGEREF _Toc42309356 \h 16
HYPERLINK \l "_Toc42309357" 2.1.1. Nguyên liệu: PAGEREF _Toc42309357 \h 16
HYPERLINK \l "_Toc42309358" 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: PAGEREF _Toc42309358 \h 16
HYPERLINK \l "_Toc42309359" 2.1.3. Hóa chất và máy móc thí nghiệm: PAGEREF _Toc42309359 \h 16
HYPERLINK \l "_Toc42309360" 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu: PAGEREF _Toc42309360 \h 17
HYPERLINK \l "_Toc42309361" Bảng 1: Các bước tiến hành thí nghiệm PAGEREF _Toc42309361 \h 18
HYPERLINK \l "_Toc42309362" 2.2.5.Xử lý số liệu: PAGEREF _Toc42309362 \h 19
HYPERLINK \l "_Toc42309363" 2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét. PAGEREF _Toc42309363 \h 20
HYPERLINK \l "_Toc42309364" 2.2.1.Giá trị glucose huyết của chuột bình thường. PAGEREF _Toc42309364 \h 20
HYPERLINK \l "_Toc42309365" 2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên glucose huyết chuột bình thường: PAGEREF _Toc42309365 \h 20
HYPERLINK \l "_Toc42309366" 2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ngoại sinh: PAGEREF _Toc42309366 \h 22
HYPERLINK \l "_Toc42309367" 2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch thân và hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết nội sinh: PAGEREF _Toc42309367 \h 29
HYPERLINK \l "_Toc42309368" 2.3.Bàn luận. PAGEREF _Toc42309368 \h 35
HYPERLINK \l "_Toc42309369" 2.3.1. Ảnh hưởng của dịch chiết thân chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ở chuột. PAGEREF _Toc42309369 \h 35
HYPERLINK \l "_Toc42309370" 2.3.2. Ảnh hưởng của dịch chiết hạt chuối hột trên mô hình tăng glucose huyết ở chuột PAGEREF _Toc42309370 \h 36
HYPERLINK \l "_Toc42309371" PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. PAGEREF _Toc42309371 \h 38
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sh10-webtailieu.net.doc