Tái cấu trúc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Bình

MỤC LỤC Phần 1 - Giới thiệu về Công ty Phần 2 - Đánh giá mô hình cấu trúc hiện tại Phần 3 - Tái cấu trúc lại quy trình kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hòa Bình 1. Chiến lược và quy trình kinh doanh của Công ty 2. Tổ chức cơ cấu nhân sự cho toàn Công ty Phần 4 - Kết luận Phần 1 - Giới thiệu về Công ty Công ty TNHH Hòa Bình là một doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo quyết định số 165/UB-QĐ ngày 16/08/2000 của Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội, giấy phép kinh doanh của Công ty được sở kế hoạch và đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 20/01/2001. Trụ sở chính của Công ty lúc mới thành lập được đặt tại số 12, ngõ 2, khu Hà Trì, phường Hà Cầu, Hà Đông, TP.Hà Nội. Sau 5 năm hoạt động, trụ sở chính của Công ty đã được xây dựng với tòa nhà 5 tầng khang trang, diện tích sử dụng là 840m¬2. Trải qua gần 10 năm vừa xây dựng vừa sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Hòa Bình đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết, đa dạng hóa ngành nghề, thu hút các lực lượng, phát huy nội lực, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã luôn hoàn thành và không ngừng phát triển. Quá trình kinh doanh của Công ty đã đáp ứng yêu cầu về quy mô sản xuất, không ngừng tăng cường năng lực quản lý và điều hành sản xuất, do đó sản xuất kinh doanh ngày càng có lãi, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng lên, và Công ty cũng đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội.

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tái cấu trúc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 __________***__________ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Tên chuyên đề: Tái cấu trúc QTKD “Tái cấu trúc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Bình” Thực hiện: Trần Thị Tuyết Mai Lớp : QT106A2 Mã SV: 106303491 Giáo viên hướng dẫn: Phan Thị Tú Anh Hà Nội, tháng10 năm2010 MỤC LỤC Phần 1 - Giới thiệu về Công ty Phần 2 - Đánh giá mô hình cấu trúc hiện tại Phần 3 - Tái cấu trúc lại quy trình kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hòa Bình Chiến lược và quy trình kinh doanh của Công ty Tổ chức cơ cấu nhân sự cho toàn Công ty Phần 4 - Kết luận Phần 1 - Giới thiệu về Công ty Công ty TNHH Hòa Bình là một doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo quyết định số 165/UB-QĐ ngày 16/08/2000 của Ủy ban Nhân dân TP.Hà Nội, giấy phép kinh doanh của Công ty được sở kế hoạch và đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 20/01/2001. Trụ sở chính của Công ty lúc mới thành lập được đặt tại số 12, ngõ 2, khu Hà Trì, phường Hà Cầu, Hà Đông, TP.Hà Nội. Sau 5 năm hoạt động, trụ sở chính của Công ty đã được xây dựng với tòa nhà 5 tầng khang trang, diện tích sử dụng là 840m2. Trải qua gần 10 năm vừa xây dựng vừa sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Hòa Bình đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết, đa dạng hóa ngành nghề, thu hút các lực lượng, phát huy nội lực, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã luôn hoàn thành và không ngừng phát triển. Quá trình kinh doanh của Công ty đã đáp ứng yêu cầu về quy mô sản xuất, không ngừng tăng cường năng lực quản lý và điều hành sản xuất, do đó sản xuất kinh doanh ngày càng có lãi, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng lên, và Công ty cũng đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội. Với sự phát triển đi lên phục vụ cho nền kinh tế thị trường. Công ty đã đăng ký và mở rộng thêm các ngàng nghề sản xuất kinh doanh: Khảo sát, thăm dò, khai thác chế biến và mua bán khoắng sản; Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; Kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa bằng ô tô; Cho thuê kho chứa hàng, văn phòng làm việc, trưng bày giới thiệu sản phẩm. Phần 2 - Đánh giá mô hình cấu trúc hiện tại Trong quá trình hình thành và phát triển, quy mô của Công ty không ngừng lớn lên nhanh chóng. Quy mô vốn chủ sở hữu của Công ty không ngừng tăng lên từ 2 tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng. Với chủ trương phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn của Hội đồng thành viên Công ty, với tinh thần hăng say lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, trong 3 năm gần đây Công ty đã đạt được một số thành quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh the bảng sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tuyệt đối So với 2007 Số tuyệt đối So với 2008 Doanh thu Triệu 10.361 12.660 1.22 30.385 2.5 Chi phí Triệu 9.714 11.900 1.22 12.121 1.01 Lợi nhuận Triệu 622 760 1.22 508 0.67 Vốn Triệu 22.135 30.934 1.39 26.532 0.86 Doanh lợi vốn kinh doanh % 2.810 2.500 1.915 Doanh lợi doanh thu % 6.004 6.003 1.672 Thuế Triệu 350 411 1.17 826 2.01 Đóng góp xã hội Triệu 48 55 1.14 50 0.91 Trong suốt giai đoạn 2007-2008, Công ty đã có doanh thu liên tiếp năm sau cao hơn năm trước và đặc biệt tốc độ tăng ngày càng nhanh. Đây là một kết quả tốt, rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, lợi nhuạn của Công ty lại không đều và không ổn định, lúc tăng lúc giảm. Đây chính là lý do làm cho các chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàng và doanh lợi vốn kinh doanh cũng không ổn định. Riêng về sử dụng vốn, năm 2008 và năm 2009 tỷ lệ tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của doanh thu là vì Công ty phải đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cho chi nhánh tại các tỉnh Hải Phòng và Hải Dương và cho công việc khai thác mỏ tại Bắc Quang. Trong khi đó, tháng 7/2009 công trình mỏ chì kẽm Ao Xanh – Bắc Quang mới tổ chức khai thác. Mặc dù vậy, năm 2009 tỷ lệ tăng doanh thu tăng cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của vốn là do quá trình khai thác mỏ đã đi vào hoạt động và đã có sản phẩm bán ra thị trường với số lượng lớn. Từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty chưa thực sự đạt hiệu quả cao, cơ cấu vốn và tài sản chưa hợp lý. Trong thời gian tới, để đạt được lợi nhuận cao và giảm thiểu rủi ro cần phải chuyển dịch cơ cấu vốn và tài sản nhằm đảm bảo cho một sự phát triển bền vững với hiệu quả ngày càng cao. Bên cạnh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định thì cơ cấu tổ chức của Công ty lại không hợp lý: các phòng ban không gắn kết với nhau, chức năng chồng chéo, nhân sự thừa, báo cáo thiếu, không kiểm soát được chi phí. Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của việc tái cấu trúc quy trình kinh doanh, Công ty đã tiến hành thiết kế và xây dựng lại các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp mình. Phần 3 - Tái cấu trúc lại quy trình kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hòa Bình Chiến lược và quy trình kinh doanh của Công ty Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được lâu dài, bền vững và luôn ổn định, Công ty đã tiến hành việc mở rộng và phát triển hai trong số bốn ngành nghề mà Công ty đã đăng ký kinh doanh: Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản; Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong đó: Về khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản; Năm 2010, Công ty sẽ tiến hành thành lập xí nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ chì kẽm Ao Xanh – Bắc Quang từ đội thăm dò và khai thác mỏ hiện nay. Xí nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là đơn vị trực thuộc Công ty bao gồm: Phân xưởng khai thác quặng chì, kẽm và một số nhà máy luyện kim. Về lâu dài, nếu khảo sát thấy mỏ chì kẽm Ao Xanh có trữ lượng lớn, phải khai thác nhiều năm, Công ty sẽ chuyển xí nghiệp khai thác chế biến khoáng sản thành Công ty khai thác chế biến khoáng sản hạch toán kinh tế độc lập. Bên cạnh đó, Công ty sẽ tổ chức thăm dò, khảo sát các điểm mỏ tại Mèo Vạc. Sau khi khảo sát thăm dò đạt kết quả, Công ty sẽ thành lập các phân xưởng khai thác mỏ trực thuộc xí nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản hoặc Công ty khai thác và chế biến khoáng sản. Ngoài ra, trên địa bàn hoạt động của các chi nhánh và văn phòng đại diện của Công ty tại các tỉnh bạn, nếu điều kiện cho phép và sau khi khảo sát, thăm dò mỏ có kết quả, các chi nhánh Công ty sẽ triển khai thêm ngành nghề khai thác chế biến và mua bán khoáng sản tại các tỉnh đang hoạt động. Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng: Hiện nay Công ty sẽ tập trung vào sản xuất vật liệu xây dựng, ngoài ra Công ty sẽ triển khai ngành nghề xây dựng cơ bản sang một số tỉnh lân cận. Vào năm 2011, Công ty sẽ tổ chức thành lập một chi nhánh khác của Công ty tại tỉnh Quảng Ninh. *) Xây dựng và phát triển lực lượng lao động của Công ty Lao động con người là nhân tố quyết định trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ đó, Công ty đã tiến hành xây dựng và bồi dưỡng, tuyển chọn một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ vững, có tay nghề cao, có sức khỏe để thực hiện tốt mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, Công ty có 17 cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ trong đó có 7 cán bộ là Đại học và 10 Trung cấp. Công ty có một đội ngũ lái xe và vận hành thi công gồm 24 người đều có bằng lái xe và vận hành máy thi công. Số công nhân lao động trực tiếp có tay nghề cao (từ bậc 3 đến bậc 6) chiếm tỷ lệ trên 40% tổng số lao động, số lao động nữ chiếm tỷ lệ 23%. Công ty sẽ hết sức quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của lực lượng lao động đồng thời có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho người lao động nhiệt tình và hăng say hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đội ngũ lao động có trình độ vững và lực lượng lao động trực tiếp có tay nghề cao là nhân tố trọng yếu trong mọi thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. *) Quản trị chất lượng sản phẩm Xây dựng cơ bản là một ngành nghề đặc thù do vậy, việc quản lý chất lượng sản phẩm chủ yếu phải tuân thủ nghiêm các quy định, nghị định của Nhà Nước. Chất lượng sản phẩm xây dựng cơ bản lệ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: Số lượng và chất lượng vật liệu kết cấu nên thực thể sản phẩm; Kỹ thuật xây dựng. Để chất lượng sản phẩm đảm bảo tốt, trước hết Công ty quy định cho các cán bộ kỹ thuật và các đội thi công công trình phải sử dụng đúng số lượng và chất lượng vật liệu theo thiết kế và dự toán được duyệt cho các công trình, không được bớt xén vật liệu hoặc thay đổi chất lượng, kích cỡ của vật liệu như dùng Cement địa phương thay cho Cement trung ương, hoặc dùng sắt Φ6 (âm) thay cho FeΦ,… Mặt khác Công ty cần chỉ đạo các cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra các đội sản xuất và kỹ thuật xây dựng trong quá trình thi công nhất là kiểm tra phần đặt sắt. Do vậy chất lượng sản phẩm xây dựng cơ bản của Công ty luôn đảm bảo, được khách hàng hài lòng và tín nhiệm khi nhận bàn giao, nghiệm thu công trình. *) Quản trị sản xuất Để công tác xây dựng các công trình không bị gián đoạn, Công ty chỉ đạo phòng kế hoạch lên phương án thi công của từng công trình trong năm, thời gian khởi công và thời gian hoàn thành. Căn cứ vào phương án tổng thể, Công ty tổ chức ký kết hợp đồng với các đội sản xuất – phòng kế hoạch căn cứ vào tiến độ thi công của từng công trình để tổ chức việc cung ứng vật liệu xây dựng kịp thời nên công tác xây dựng không bị gián đoạn vì thiếu vật liệu và tiến độ thi công của từng công trình được đảm bảo theo thời gian quy định. *) Quản trị kỹ thuật và công nghệ Trong công tác xây dựng cơ bản, công tác quản trị kỹ thuật có tầm quan trọng đặc biệt đòi hỏi phải rất chặt chẽ và nghiêm ngặt vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và mỹ thuật của công trình, đôi khi do công tác quản trị kỹ thuật không tốt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sập cầu, sập nhà,… Do vậy, Công ty đã chỉ đạo các cán bộ kỹ thuật phải nghiêm ngặt kiểm tra và giám sát kỹ thuật xây dựng trong quá trình thi công, nhất là kỹ thuật bê tông cốt thép, thi công phải theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tuân thủ các quy định quy phạm về xây dựng của Nhà nước. Về công tác quản trị công nghệ, Công ty đã chỉ đạo các đội xe, máy phải bảo quản giữ gìn xe, máy và thực hiện tốt việc bảo dưỡng xe, máy theo định kỳ để xe, máy thi công hoạt động được thường xuyên không bị gián đoạn. *) Quản trị vật tư Vật tư là một yếu tố trọng yếu trong giá thành công trình xây dựng cơ bản. Nó chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành sản phẩm do đó nếu tổ chức quản lý tốt vật tư thì sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc làm hà giá thành sản phẩm. Do vậy, Công ty đã quan tâm tới công tác tổ chức quản lý vật tư, Công ty sẽ chỉ đạo bộ phận vật tư của Công ty mua các lại vật tư cần thiết cho công trình theo đúng số lượng về quy cách của từng loại và tổ chức công tác vận chuyển vật tư trực tiếp đến từng công trình hoặc về kho doanh nghiệp. Công ty kiểm soát vật tư như sau: Trường hợp nhập xuất kho vật tư tại doanh nghiệp thủ kho phải cân, đong, đo, đếm và có phiếu nhập và xuất kho, kho có sổ theo dõi về số lượng, phòng kế toán có sổ chi tiết theo dõi vật liệu cả về số lượng và tiền. Đối với từng công trình, đội trưởng cũng phải có sổ theo dõi việc nhập và xuất vật liệu cho công trình đó. Vật tư tại kho Công ty được bảo quản cẩn thận nên không xảy ra tình trạng mất mát, thiếu hụt hoặc vật tư bị hỏng. Cung ứng vật liệu xây dựng cho các công trình, Công ty đều dựa trên cơ sở dự toán và thiết kế được duyệt. Đối với nhiên liệu như xăng, dầu, … cấp cho từng loại xe, máy thi công, Công ty xac định mức tiêu hao cho từng loại xe và máy thi công để theo dõi và quản lý việc sử dụng nhiên liệu của từng loại xe, máy thi công. *) Quản trị tiêu thụ Sản phẩm sản xuất của Công ty chủ yếu trong các năm qua là sản phẩm thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. Do vậy, việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng chính là tiêu thụ sản phẩm sản xuất xây dựng cơ bản. Đặc thù của việc tiêu thụ sản phẩm xây dựng cơ bản là người chủ đầu tư (bên A) cũng chính là người tiêu thụ sản phẩm của bên B (bên thi công). Để việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi thì điều cốt yếu là sản phẩm của bên B sản xuất ra phải đảm bảo được chất lượng và thực hiện đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt. Xuất phát từ đó, từ khi tiến hành tái cấu trúc, Công ty đã chỉ đạo phòng kinh doanh, kỹ thuật và các đội sản xuất thi công các công trình phải theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt và đảm bảo chất lượng, lấy chất lượng và tiêu chuẩn là hàng đầu. *) Quản trị vốn Vốn là yếu tố sản xuất đầu tiên của mỗi doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Việc hình thành một cơ cấu vốn hợp lý , sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển của vốn là góp phần gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Với sự gia tăng nhu cầu về xây dựng hiện nay ở TP.Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, Công ty TNHH Hòa Bình đã nhận thức, nắm bắt được điều này. Để tiến hành được những dự án, bắt buộc mọi doanh nghiệp phải có vốn. Do vậy, Công ty đã tiến hành tạo một nguồn vốn khá vững chắc, hình thành từ nhiều nguồn khác nhau với quy mô ngày càng mở rộng. Để từ đó đảm bảo cho các dự án của Công ty được liên tục và hoàn thành đúng tiến độ. Đặc biệt nhu cầu vốn lưu động phải đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, phải được tiến hành một cách liên tục đồng thời phải tiết kiệm. Có như vậy mới thúc đẩy sự cải tiến hoạt động phương thức kinh doanh, tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động được xác định đúng đắn còn là cơ sở để tìm kiếm các nguồn tài trợ với chi phí nhỏ nhất vừa phù hợp với tình hình hoạt động và chiến dịch kinh doanh lâu dài, đồng thời vẫn đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua, việc xác định vốn lưu động ở Công ty TNHH Hòa Bình đã không đạt được hiệu quả cao, vẫn xảy ra tình trạng thiếu vốn lưu động nên luân chuyển vốn lưu động chậm. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do Công ty chưa chọn được phương pháp xác định vốn lưu động hợp lý. Trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định, Công ty TNHH Hòa Bình đã đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị như máy trộn bê tông, máy rải nhựa. Công ty cũng đã lên kế hoạch tính khấu hao và đổi mới phương pháp tính khấu hao cho phù hợp. Tổ chức cơ cấu nhân sự cho toàn Công ty Bộ máy của Công ty phải được xây dựng gọn nhẹ và theo mô hình trực tuyến. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Hòa Bình bao gồm: Hội đồng thành viên Công ty Ban giám đốc Công ty Các phòng ban chức năng + Phòng tổ chức hành chính + Phòng khoa học kỹ thuật vật tư + Phòng tài chính kế toán Các bộ phận sản xuất + Các đội sản xuất và phục vụ sản xuất ~ Đội cầu đường (2) ~ Đội xây dựng (2) ~ Đội thủy lợi (1) ~ Phân xưởng sản xuất (mộc - hàn) ~ Đội cơ giới + Xí nghiệp khai thác chế biến khoáng sản ~ Phân xưởng khai thác quặng (3) ~ Nhà máy tuyển luyện kim *) Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Hòa Bình *) Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận • Hội đồng thành viên Hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất của Công ty. Hội đồng thành viên có quyền hạn và nhiệm vụ: Quyết định phương hướng phát triển Công ty Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân phối lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của Công ty … • Giám đốc Công ty Là người đại diện Công ty trước pháp luật, điều hành và quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. • Các phòng chức năng của Công ty Phòng tổ chức hành chính + Làm công tác tổ chức cán bộ và tổ chức sản xuất của Công ty + Làm công tác hành chính của Công ty như tiếp khách, công văn, giấy tờ, đánh máy vi tính, photo copy tài liệu và tổ chức sinh hoạt vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên Công ty. Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư + Đảm nhiệm công tác kế hoạch của doanh nghiệp và chỉ đạo giám sát kỹ thuật đối với toàn bộ các công trình do Công ty thi công. + Tổ chức công tác cung ứng vật tư đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công công trình. + Tổ chức nghiệm thu, bàn giao các công trình do Công ty thi công. + Tổ chức nghiệm thu, bàn giao các công trình đã hoàn thành và lập báo cáo quyết toán đối với các công trình đã nghiệm thu bàn giao. Phòng tài chính kế toán + Thực hiện các hoạt động tài chính của Công ty + Tổ chức công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty thực hiện theo luật kế toán của Nhà nước Các bộ phận phục vụ sản xuất kinh doanh và các đội sản xuất + Đội xe số 1 của Công ty ~ Điều động và bố trí, sắp xếp các loại xe, máy thi công cho các công trường và phục vụ thi công các công trình ~ Tổ chức giữ gìn, bảo quản, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ các loại xe, máy thi công, đảm bảo cho xe và máy thi công có thể hoạt động được thường xuyên. + Các đội thi công ~ Công ty có các đội thi công cầu đường, thủy lợi, xây dựng dân dụng và xây dựng các công trình điện đến 35KV ~ Mỗi đội thi công có nhiệm vụ thi công các công trình cầu đường, thủy lợi hoặc xây dựng (dân dụng điện theo kế hoạch được giao). Phân xưởng sản xuất Phân xưởng mộc – hàn có chức năng sản xuất các bộ phận sản phẩm, chi tiết phục vụ thi công các công trình. Phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại cửa gỗ, cửa sắt, hoa sắt và các bán thành phẩm gỗ, sắt khác để phục vụ thi công các công trình dân dụng cầu đường và thủy lợi Đội thăm dò và khai thác mỏ tại mỏ chì kẽm Ao Xanh – Bắc Quang Sau thời gian làm nhiệm vụ phổ tra địa chất tại điểm mỏ chì kẽm Ao Xanh – Bắc Quang đạt kết quả, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã ra quyết định số 2237/QĐUB ngày 25/08/2003 cho phép Công ty khai thác tận thu khoáng sản chì kẽm tại mỏ chì kẽm Ao Xanh – Bắc Quang. Hiện nay, Công ty đang chuẩn bị thành lập xí nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản tại Ao Xanh – Bắc Quang với chức năng khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ chì kẽm Ao Xanh – Bắc Quang. *) Đổi mới hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ , công nhân viên lao động Trong những năm vừa qua, Công ty TNHH Hòa Bình đã luôn cố gắng nâng cao chất lượng của công tác tổ chức, nhân sự. Sự cố gắng đó đã đạt được nhiều thành tích, đó là doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng, chất lượng công trình ngày được nâng lên và được khách hàng tin tưởng. Tuy nhiên, cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng công tác này đã cố gắng nhưng hiệu quả chưa phải là cao nhất. Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư là rất ít, điều này rất thiệt thòi đối với Công ty, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đã bước sang nền kinh tế thị trường thì cần phải có những nhà quản lý thực sự có năng lực và bằng cấp. Do vậy, hiện nay Công ty trong quá trình tuyển dụng đã chú ý đặt vấn đề năng lực lên trên hết, sau đó mới xét đến bằng cấp. Công ty sẽ tiến hành tuyển những cử nhân kinh tế vì ở Công ty hầu hết các bộ phận quản lý là các kỹ sư xây dựng, việc tuyển thêm cử nhân kinh tế góp phần tăng được hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, Công ty sẽ tiến hành tổ chức đào tạo lại những đội ngũ công nhân xây dựng có chất lượng không cao và thường xuyên tổ chức thi nâng bậc cho công nhân để nâng cao tay nghề. Phần 4 - Kết luận Tái cấu trúc quy trình kinh doanh là một vấn đề lớn, là đòi hỏi khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp. Tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm đem lại “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp, nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi. Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một thể trạng tốt hơn cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp. Từ khi thành lập Công ty TNHH Hòa Bình đã không ngừng có những chính sách, biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhận thức được sự cần thiết của việc tái cấu trúc, Công ty đã khẳng định mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Xác định xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực then chốt vì nó làm nền tảng cơ sở vật chất hạ tầng cho sự phát triển trong tương lai. Chính vì vậy, Công ty TNHH Hòa Bình đã không ngừng phấn đấu vươn lên góp phần vào công cuộc đổi mới chung của Đất nước. Tiến hành tái cấu trúc lại Công ty là một bước đi đúng đắn, từ đó đã góp phần không nhỏ vào tỷ trọng ngành xây dựng trong cơ cấu ngành nghề ở tỉnh Hà Giang. Những thành tựu phải kể đến từ khi Công ty TNHH tiến hành tái cấu trúc lại Công ty đó là: Công ty đã đưa ra nhưng biện pháp để tiết kiệm vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình. Hiện nay, Công ty đã đầu tư nhiều cho việc mua sắm và hiện đại hóa máy móc, thiết bị, nhờ đó mà đã tiết kiệm được chi phí về nhân công, tiết kiệm được nguyên vật liệu. Năng suất lao động, tiến độ cũng đã được nâng cao và đẩy nhanh rõ rệt, đặc biệt, chất lượng thi công công trình đã được đảm bảo và được khách hàng đánh giá cao. Vì vậy, số lượng khách hàng có công trình tìm tới Công ty ngày càng nhiều, thị phần của Công ty đã được mở rộng. Kết quả là đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, Công ty luôn khuyến khích công nhân làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Thu nhập của người lao động đã tăng rõ rệt, phần nào bảo đảm được đời sống cho họ và gia đình. Công ty có hướng đào tạo và đào tạo lại các cán bộ quản lý để có thể nâng cao hiệu quả làm việc của họ. Ban giám đốc đã linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo nắm bắt thị trường, có đường lối chiến lược đúng đắn, sử dụng lao động phù hợp với tay nghề của họ. Từ đó phát huy hết khả năng lao động của từng người. Đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ sư, đội ngũ công nhân có kỹ thuật cao. Nhờ đó, Công ty đã lập được những kế hoạch huy động, sử dụng vốn một cách tốt nhất. Công ty TNHH Hòa Bình luôn luôn làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Hiện nay, giá trị và sản lượng, doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên, nộp ngân sách đủ, đúng hạn, góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh thu cho ngân sách quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTái cấu trúc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Bình.doc
Luận văn liên quan