Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Một là, luận án đề đã tổng hợp cơsởlý luận vềTCT hệthống NHTM. Trong đó, luận án đã đềcập đến khái niệm NHTM, chức năng của NHTM, phân loại NHTM; khái niệm tái cấu trúc hệthống NHTM, lý do tái cấu trúc, nội dung tái cấu trúc gồm tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc hệ thống quản trịvà tái cấu trúc sởhữu; kinh nghiệm quốc tếvềtài cấu trúc hệthống NHTM tại Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và rút ra mười bài học kinh nghiệm đểvận dụng trong quá trình TCT hệthống NHTM Việt Nam. Hai là, trên cơsởvận dụng khung lý thuyết được xây dựng trong chương 1, luận án khái lược vềquá trình hình thành và phát triển hệthống NHTM Việt Nam, thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam và tiếp theo, luận án chủyếu và tập trung phân tích, đánh giá thực trạng TCT hệthống NHTM Việt Nam thông qua bốn nội dung: TCT tài chính, TCT hoạt động kinh doanh, TCT hệthống quản trịvà TCT sởhữu.

pdf215 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3855 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ nét và bước đầu có chuyển biến tích cực trong triển khai xử lý - Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ ngân hàng của hệ thống NHTM ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế - Các NHTM Việt Nam đã tạo được sự đổi mới cơ bản trong quản trị điều hành, hướng tới mục tiêu hiệu quả, đảm bảo các chỉ số hoạt động theo chuẩn mực quốc tế. 2.4.2. Hạn chế trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại - Quy mô vốn tự có của các NHTM Việt Nam còn nhỏ bé so với các ngân hàng trong khu vực và thế giới - Nợ xấu còn cao và chưa được xử lý dứt điểm - Cơ cấu tổ chức và hoạt động chuyển biến còn chậm - Năng lực quản trị điều hành còn nhiều hạn chế ở mọi cấp điều hành - Công nghệ chưa đáp ứng được các yêu cầu của NHTM hiện đại - Chi phí dành cho TCT là bao nhiêu, lấy từ những nguồn nào chưa được làm rõ - Tình trạng sở hữu chồng chéo giữa các NHTM chưa được xử lý 2.4.3. Các nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế 2.4.3.1. Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý và môi trường vĩ mô Thứ nhất, môi trường pháp lý hiện còn nhiều chồng chéo, bất cập, chậm hướng dẫn cụ thể, có khả năng gây ra những rủi ro khó lường. 193 Thứ hai, chính sách quản lý và hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng chưa có hiệu quả cao trong bối cảnh các NHTM phát triển nhanh về quy mô và hội nhập quốc tế sâu rộng. Thứ ba, chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian dài nhằm thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế, tín dụng tăng nhanh trong khi năng lực quản trị điều hành còn yếu kém đã làm gia tăng rủi ro và mất an toàn của hệ thống NHTM. Thứ tư, về kinh tế vĩ mô, dù đã có những diễn biến khởi sắc hơn, song thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, tiêu thụ hàng hoá chậm, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn rất thấp, dẫn đến các NHTM vẫn tiếp tục chịu áp lực nợ xấu trong thời gian tới và việc xử lý nợ xấu còn chậm. Thứ năm, nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng và kỷ cương, kỷ luật, an toàn trong hoạt động ngân hàng không được đề cao làm cho những yếu kém trong hệ thống NHTM không được xử lý kịp thời và triệt để. Thứ sáu, việc quản lý, giám sát của NHNN và Chính phủ chưa hiệu quả, hầu hết nội dung giám sát của cơ quan quản lý chỉ mang tính định lượng mà chưa có những nhận định mang tính định tính về mức độ rủi ro và khả năng quản trị rủi ro của các NHTM. 2.4.3.2. Nguyên nhân từ phía các NHTM Việt Nam - Các NHTM chưa chủ động TCT để tự hoàn thiện và phát triển. - Nợ xấu của các NHTM chưa được xác định, đo lường và phân tích đầy đủ. Các NHTM cũng chưa thực sự nghiêm túc chấp hành những quy định về cho vay và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng nên nguy cơ phát sinh nợ xấu vẫn còn tiếp diễn. - Trình độ và năng lực của các cấp lãnh đạo cũng như nhân viên còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong tiếp thu cái mới. - Cơ chế khuyến khích, đãi ngộ và sức mạnh tài chính hiện tại còn kém nên khả năng thu hút nhân tài để chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài chưa cao. - Các NHTM chưa nỗ lực hết sức trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, chưa tìm ra hướng đi riêng trong hoạt động kinh doanh. 194 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2, luận án khái lược thực trạng hoạt động các NHTM Việt Nam và tập trung phân tích, đánh giá thực trạng TCT hệ thống NHTM Việt Nam về: TCT tài chính, TCT hoạt động kinh doanh, TCT hệ thống quản trị, TCT sở hữu. Luận án tổng hợp các kết quả đạt được trong quá trình TCT, hàng loại các biện pháp đã được thực thi, tình hình hoạt động của các NHTM bước đầu được cải thiện về nhiều mặt. TCT hệ thống NHTM của một quốc gia là chặng đường dài, vì vậy hoạt động TCT hệ thống NHTM tại Việt Nam tính đến năm 2012 vẫn còn những tồn tại nhất định. Luận án đã nhận diện bảy mặt còn hạn chế và hai nhóm nguyên nhân hạn chế trong quá trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam. Những kết quả đạt được trong chương 2 là cơ sở khoa học thực tiễn cho các giải pháp TCT hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2020. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Giải pháp TCT hệ thống NHTM Việt Nam được thiết lập trên cơ sở lý luận chung về TCT hệ thống NHTM, thực trạng hoạt động của NHTM Việt Nam cũng như chiến lược và định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020. 3.1. Chiến lược và định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 3.1.1 Chiến lược và định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.” [17] Chiến lược đã đề ra ba bước đột phá: Một là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. 195 Hai là, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Ba là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (từ 6 đến 10/10/2011), xác định rõ 3 lĩnh vực trọng tâm cần TCT là: - TCT đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; - TCT thị trường tài chính với trọng tâm là TCT hệ thống NHTM; - TCT doanh nghiệp mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. TCT hệ thống NHTM là một trong ba lĩnh vực chủ đạo, quan trọng nhất. Đây là chủ trương lớn thể hiện quyết tâm của Đảng nhằm cải tổ nền kinh tế cùng với đẩy lùi tác động, ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới. 3.1.2. Chiến lược, định hướng phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020: Việt Nam phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời phải tiến tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và toàn cầu hóa. Định hướng phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg như sau: + Đổi mới tổ chức, hoạt động NHNN để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. + Xây dựng và thực thi có hiệu quả CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN.với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. + Tiếp tục đẩy mạnh TCT lại hệ thống ngân hàng. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. Bảo đảm quyền tự chủ, tự 196 chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. [18] 3.2. Định hướng, lộ trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam 3.2.1. Mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam TCT hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2020 nhằm tới các mục tiêu sau: Một là, lành mạnh hóa tình hình tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các NHTM. Cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của NHTM. Nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Mục tiêu trước hết trong quá trình TCT hệ thống NHTM là nhằm hồi sinh hệ thống ngân hàng, vực dậy hệ thống NHTM yếu kém, lấy lại niềm tin truyền thống vốn có của ngành ngân hàng. Hai là, TCT căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống NHTM Việt Nam để đến năm 2020 phát triển được hệ thống NHTM đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc. Như vậy, kế tiếp mục tiêu hồi sinh hệ thống NHTM là phát triển hệ thống NHTM hiện đại. Ba là, Nâng tầm phát triển hệ thống NHTM Việt Nam đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn ngang tầm với các nước trong khu vực và quốc tế dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. 3.2.2. Định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam cần thực hiện theo nhóm ngân hàng (NHTMNN, NHTMCP): + Đối với các NHTMNN (bao gồm cả NHTMCP nhà nước nắm cổ phần chi phối): tiếp tục nâng cao vai trò, vị trí chi phối của các NHTMNN; bảo đảm các NHTMNN thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các tổ chức tín dụng, có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Phấn đấu để đến năm 2020 trên 50% các NHTMNN đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh. 197 + Đối với các NHTMCP: Chấn chỉnh, sắp xếp lại các NHTMCP để bảo đảm hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật và cùng với các NHTMNN giữ cho hệ thống các tổ chức tín dụng ổn định và phát triển vững chắc. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động và quản trị, đặc biệt là chất lượng tài sản, công nợ, vốn tự có và mức độ an toàn của từng ngân hàng (cả 2 nhóm NHTM nhà nước và cổ phần), thực hiện phân loại thành 3 loại: - NHTM loại A, là các ngân hàng lành mạnh; - NHTM loại B, là các ngân hàng trung bình; - NHTM loại C, là các ngân hàng yếu kém; Để phân chia các NHTM theo loại cần xây dựng bộ tiêu chuẩn để sắp xếp. Các tiêu chuẩn này sẽ do NHNN chịu trách nhiệm ban hành. Các tiêu chuẩn phân loại ngân hàng tập trung vào các tiêu chí: (i) Cơ cấu tài chính; (2) Tình hình hoạt động; (3) Hệ thống quản trị. 3.2.3. Lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Luận án đề xuất lộ trình thực hiện TCT hệ thống NHTM Việt Nam như sau: - Giai đoạn 1, từ năm 2013 đến 2015: Trong giai đoạn 1, các ngân hàng xếp loại A và B sẽ tự TCT về tài chính, hoạt động kinh doanh, hệ thống quản trị trên cơ sở hướng dẫn và sự giám sát của Ủy Ban tái cấu trúc. Đưa ra tiêu chuẩn chọn một số NHTMNN loại A đạt các tiêu chuẩn tốt nhất để có biện pháp hỗ trợ xây dựng thành NHTM hàng đầu theo các tiêu chuẩn khu vực. Các ngân hàng xếp loại C sẽ phải sắp xếp lại và cơ cấu lại (bắt buộc phải sáp nhập) theo chương trình TCT chung do Ủy Ban tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thiết lập. - Giai đoạn 2, từ năm 2016 đến 2018: Sau khi các ngân hàng loại A và B đã tự TCT, tiếp tục rà soát lại và tái xếp loại. Các ngân hàng không nâng hạng hay tụt hạng sau khi đã tự TCT sẽ tiếp tục TCT theo chương trình chung. Tiếp tục giám sát, củng cố tình hình tài chính, hoạt động và hệ thống quản trị của các ngân hàng đã sắp xếp lại ở giai đoạn 1. - Giai đoạn 3, từ năm 2019 đến 2020: Đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống NHTM về mọi mặt sau khi 2 giai đoạn TCT để đảm bảo không còn ngân hàng yếu kém. Cương quyết xử lý NHTM yếu kém còn tồn đọng. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng của hệ thống NHTM. 198 3.3. Gỉai pháp tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam Để chương trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam thành công, xây dựng hệ thống NHTM vững mạnh, hướng tới các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới cần thực hiện hàng loạt các giải pháp quyết liệt và đồng bộ. Trên cơ sở phân tích những tồn tại trong quá trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam, định hướng, lộ trình TCT, kết hợp với vận dụng kinh nghiệm quốc tế, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp chính: (i) Nhóm giải pháp vĩ mô và (ii) nhóm giải pháp từ phía các NHTM Việt Nam. Nhóm các giải pháp vĩ mô tập trung vào giải quyết việc tổ chức thực hiện quá trình TCT, đây là khâu rất quan trọng, giúp cho việc TCT hệ thống NHTM thực hiện đúng lộ trình, đúng hướng, tiết kiệm chi phí. Nhóm giải pháp từ phía các NHTM Việt Nam tập trung vào các biện pháp mà các NHTM cần thực hiện để TCT về tài chính, TCT về hoạt động và hệ thống quản trị. 3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 3.3.1.1 NHNN tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện quá trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam Là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN Việt Nam thực hiện tổ chức quá trình TCT hệ thống NHTM. Trên cơ sở nhận diện những yếu kém của hệ thống NHTM, NHNN đề xuất với Chính phủ về chương trình TCT hệ thống NHTM, các bước thực hiện như sau: + Đề xuất thành lập Ủy ban tái cấu trúc hệ thống NHTM, thành phần của Ủy ban này phải có đại diện của NHNN, Bộ Tài chính. + Xây dựng chương trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam. Chương trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam cần thể hiện những nội dung cụ thể sau: Đánh giá đầy đủ thực trạng của hệ thống NHTM Việt Nam và phân loại các NHTM theo 3 loại; Mục tiêu và quan điểm TCT hệ thống NHTM Việt Nam; Thiết lập bộ tiêu chuẩn NHTM phải đạt được sau TCT (tiêu chuẩn về tài chính, hoạt động, hệ thống quản trị); Định hướng và giải pháp TCT từng loại NHTM. Sau khi chương trình TCT hệ thống NHTM được phê duyệt NHNN điều phối, hỗ trợ thực hiện quá trình TCT hệ thống NHTM. Với vai trò là nhạc trưởng NHNN 199 thực hiện giám sát quá trình thực hiện TCT hệ thống NHTM, hướng dẫn và hỗ trợ các NHTM thực hiện chương trình TCT. Đồng thời, đánh giá kết quả thực hiện TCT theo từng giai đoạn và điều chỉnh biện pháp hay chấn chỉnh kịp thời những bất cập. 3.3.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý Môi trường pháp lý hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện cho quá trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam thuận lợi, đạt mục tiêu đề ra. Ủy ban tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại tổ chức rà soát hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng và trên cơ sở đó làm đầu mối và cùng với các cơ quan có liên quan từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý, theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời vẫn giữ được những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, nâng cao hiệu lực quản lý nhằm đảm bảo thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật chi phối hoạt động của các NHTM. Cụ thể: + Hệ thống pháp luật về M&A NHTM Những quy định của pháp luật hiện hành tuy đã đề cập đến hoạt động M&A, nhưng khái niệm chưa được chuẩn hóa, không thống nhất giữa các văn bản. Ngoài ra, hiện cũng chưa có văn bản hướng dẫn các thủ tục, quy trình M &A rõ ràng, cụ thể, gây khó khăn trong việc xác lập các giao dịch, địa vị mỗi bên mua – bán cũng như hậu quả pháp lý sau M&A. Thêm vào đó, các cơ quan nhà nước cũng chưa thống nhất được hoạt động M&A là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, điều kiện nào để chuyển hoá từ đầu tư trực tiếp thành đầu tư gián tiếp và ngược lại. Nếu mỗi cơ quan nhìn nhận hoạt động M&A dưới góc độ riêng thì không thể xây dựng được cơ chế, chính sách thống nhất nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động này. Đồng thời, cần phải có những quy định hướng dẫn mang tính kỹ thuật ở những văn bản có mức độ pháp lý thấp hơn, chẳng hạn như những quy định về quản trị công ty, hướng dẫn công ty có những quy định tại Điều lệ cho phép Hội đồng quản trị áp dụng các biện pháp, nhằm chống thâu tóm thù nghịch, thậm chí là quy định mang tính nguyên tắc về việc xác định mức giá chào mua công khai nhằm bảo đảm quyền lợi của cổ đông cũng như ngăn chặn các hiện tượng lạm dụng thị trường. Các quy định phải đảm bảo được mục tiêu căn bản mà một thương vụ M&A là bảo vệ được quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số; bảo vệ quyền lợi 200 của chủ nợ; bảo vệ quyền lợi của người lao động và bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Tình trạng sở hữu chéo trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và trong hệ thống NHTM nói riêng tạo ra những khó khăn nhất định trong hoạt động điều hành nhằm đảm bảo tính an toàn của hệ thống, đặc biệt là đối với công tác xử lý nợ xấu, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, việc hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho cơ quan quản lý. Trong đó, vấn đề mấu chốt trong công tác xử lý sở hữu chéo là phải đảm bảo ngăn ngừa hành vi cố tình vi phạm, đồng thời triệt tiêu lợi ích từ việc sở hữu chéo của các cá nhân và tổ chức. Để thực hiện điều này, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa NHNN và các Bộ ngành liên quan trong việc ban hành các văn bản pháp quy cũng như việc kiểm soát việc thực thi các điều khoản quy định. Một số đề xuất cụ thể như sau: - Bổ sung thuật ngữ sở hữu chéo vào trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN đồng thời hình sự hóa các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo để ngăn ngừa tối đa hành vi này (Bổ sung vào Luật Hình sự). Các cơ quan quản lý cần thường xuyên giám sát, yêu cầu các TCTD tuân thủ nghiêm Điều 55 của Luật các TCTD năm 2010 về quy định giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông cá nhân, cổ đông pháp nhân và những người có liên quan, bao gồm cả phần cổ phần ủy thác cho cá nhân, tổ chức khác đứng tên. - Các quy định về kế toán, hệ thống các quy định an toàn cần được liên tục nâng cao tính minh bạch, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế. Chẳng hạn để loại trừ tính nhiễu của sở hữu chéo trong vốn tự có như đã đề cập ở trên, khoản đầu tư của ngân hàng này vào ngân hàng khác phải được xác định rõ và loại trừ khỏi vốn cấp 1 của tổ chức được góp vốn khi tính hệ số an toàn vốn (CAR), tránh tình trạng vốn chảy lòng vòng trong hệ thống dẫn tới việc tăng vốn không thực chất. Các quy định về phòng chống rửa tiền cũng phải được thực thi một cách nghiêm túc. Ví dụ, các cổ đông đi vay tiền hoặc các nguồn tiền để góp vốn thành lập ngân hàng không minh bạch thì phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh. + Hoàn thiện luật thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt trong vấn đề kê khai thuế và tăng mạnh cũng như hình sự hóa chế tài phạt các vi phạm trốn thuế thu nhập cá nhân. Thực hiện được điều này sẽ giảm thiểu vấn đề các cá nhân sử dụng tên của người khác hoặc tổ chức khác để từ đó sở hữu và chi phối nhiều ngân hàng. + Hoàn chỉnh các văn bản pháp lý liên quan đến các quy định về tài sản bảo đảm, giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm; Khi thực hiện các giải pháp trong quá trình này, các cơ quan quản lý cần chú ý đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình, bao gồm: (1) Chi phí và nguồn lực cho việc xử lý sở hữu chéo; (2) Trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan liên quan; (3) Phản ứng của các nhóm lợi ích. Kinh nghiệm quốc tế của 201 nhiều quốc gia đã cho thấy sự thành công của quá trình minh bạch hóa cấu trúc sở hữu. Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện đồng bộ các quy định liên quan đến việc đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro, minh bạch hóa trong hoạt động ngân hàng tạo nền tảng cho Ủy ban tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại tập trung chỉ đạo TCT toàn diện trên quy mô toàn hệ thống, trong đó, tập trung cải cách thể chế về quản trị ngân hàng. 3.3.1.3. Cổ phần hóa sâu và rộng các NHTMNN Ngân hàng lớn nhất Việt Nam - Agribank cần được thực hiện cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp, nhưng vẫn phải đảm bảo Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối vì hoạt động của ngân hàng này là trụ cột tài chính đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Hoạt động của Agribank chưa hiệu quả, nợ xấu cao nhất trong các NHTMNN, vì vậy cần thiết phải cổ phần hóa để có thể cải thiện tình hình hình hoạt động của bản thân ngân hàng. Khi Nhà nước nắm 100% vốn của Agribank sẽ tạo ra tư tưởng ỷ lại, cơ chế bao cấp vẫn được duy trì nên hoạt động của Ngân hàng sẽ kém hiệu quả, nhiều vụ tham ô chiếm đoạt tài sản gây mất vốn Nhà nước, gây mất lòng tin của toàn xã hội. Tuy nhiên, trước khi cổ phần hóa, Agribank cần được TCT lại, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Cổ phần hóa rộng NHTMNN cần tiếp tục thực hiện sâu hơn bằng cách từng bước giảm bớt tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong các NHTMNN đã cổ phần hóa là: VCB, BIDV, Vietinbank và MHB. Khi Nhà nước giảm bớt tỷ lệ sở hữu trong các ngân hàng kể trên một mặt tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân hàng mạnh hơn, mặt khác tạo thêm vốn để đầu tư cho các ngành nghề khác. 3.3.1.4. Nâng cao vai trò định hướng, quản lý, giám sát của NHNN và Chính phủ NHNN cần thực hiện đánh giá thực trạng hoạt động của các TCTD nói chung và NHTM nói riêng qua công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Tiếp đến là phân loại các NHTM theo các loại: NHTM hoạt động tốt (loại A), NHTM hoạt động trung bình (loại B) và NHTM yếu kém (loại C), từ đó có biện pháp TCT thích hợp. Trong quá trình TCT hệ thống NHTM, đôi khi NHNN cần tham gia hỗ trợ sâu hơn để xử lý những vấn đề liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Đơn cử, một 202 khoản nợ xấu có thể do vài ngân hàng quản lý, khi giải quyết, mỗi ngân hàng đều cố gắng giành quyền lợi cho mình, dẫn đến phát sinh những chi phí xã hội không đáng có. Trong trường hợp này, NHNN cần tham gia với vai trò tư vấn, sắp xếp, góp phần đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và giảm chi phí xã hội phát sinh. Một vấn đề nữa trong quá trình TCT cần được xét tới, đó là huy động vốn từ cổ đông. Về lý thuyết, tăng vốn điều lệ là một nhu cầu khách quan của các ngân hàng nếu muốn củng cố và mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng của các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng nhu cầu quản lý của NHNN. Tuy nhiên, việc tăng vốn này có thể dẫn tới tình trạng sở hữu chéo ngày càng trầm trọng hơn, vì vậy, với những biện pháp kiểm tra từ xa, giám sát tại chỗ, NHNN phải kiểm soát được tính minh bạch của các luồng tiền khi NHTM tăng vốn. NHNN cần yêu cầu tất cả các NHTM chủ động rà soát, đánh giá thực trạng và xây dựng phương án TCT toàn diện các mặt tổ chức và hoạt động, tập trung tăng cường năng lực tài chính đảm bảo vốn tự có đủ bù đắp rủi ro, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định và vốn điều lệ thực không thấp hơn mức vốn pháp định, xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, đôn đốc việc xử lý nợ xấu, giám sát chặt chẽ quá trình bán, xử lý nợ xấu giữa các NHTM và Công ty quản lý tài sản Việt Nam theo Đề án xử lý nợ xấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 3.3.1.5. Tiếp tục phân loại các ngân hàng và thực hiện sáp nhập, giải thể đối với những ngân hàng yếu, kém NHNN cần tiếp tục đánh giá, phân loại các NHTM. NHNN chỉ đạo các NHTM hoạt động tốt và trung bình tự chủ xây dựng phương án TCT để phát triển theo hướng củng cố những mặt mạnh, chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém và nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh. Các NHTM xếp loại yếu kém cần cương quyết thực hiện giải thể hoặc sáp nhập. Bước đầu (giai đoạn 2013 đến 2015) tiếp tục thực hiện sáp nhập theo phương án cũ, là sáp nhập các ngân hàng cùng loại yếu kém. Sau 2015 thực hiện bước cao hơn là sáp nhập các NHTM yếu kém với các ngân hàng mạnh. Ngay cả các NHTMNN nắm cổ phần chi phối có quy mô nhỏ, hoạt động cầm chừng cũng cần cương quyết thực hiện sáp nhập. 203 3.3.1.6. Từng bước nâng dần tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với các NHTM trong nước Tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với NHTM sẽ khuyến khích đầu tư lớn của khối ngoại, đặc biệt là những định chế tài chính quốc tế có uy tín. Các tổ chức tài chính quốc tế này với kinh nghiệm và nguồn lực của họ (về con người, về quy trình quản trị rủi ro, về phát triển sản phẩm, về tiếp cận thị trường vốn quốc tế) sẽ là nhân tố thúc đẩy phát triển hệ thống NHTM Việt Nam. Yếu điểm của các NHTM Việt Nam là hiện có nhiều ngân hàng với quy mô tương đối nhỏ và mô hình hoạt động không khác biệt nhau do đó cần từng bước nới rộng tỷ lệ sở hữu (“Room”) cho các nhà đầu tư nước ngoài đối. Do các NHTM còn yếu về nhiều mặt nên việc nới “Room” cho nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thận trọng, mỗi lần nới “Room” khoảng 5%. Sau đó cần theo dõi diễn biến và đánh giá kết quả của lần nới “Room” trước đó trong khoảng 5 năm. 3.3.1.7. NHNN cần có quy định bắt buộc các NHTM minh bạch thông tin và báo cáo tài chính NHNN cần bắt buộc các NHTM công bố tình hình tài chính trung thực, đầy đủ, tin cậy và kịp thời, đồng thời có chế tài mạnh mẽ đối với những ngân hàng vi phạm quy định. Những giao dịch cổ phần, cổ phiếu cố ý thâu tóm làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và gây mất ổn định cho hệ thống NHTM cần phải có biện pháp chế tài mạnh như truy tố hình sự, … và bắt buộc phải bồi thường thiệt hại nếu có gây ra cho ngân hàng. 3.3.1.8. Phấn đấu hình thành một số NHTM đạt tiêu chuẩn khu vực Mục tiêu phấn đấu của ngành ngân hàng là đến năm 2015 hình thành được 1-2 NHTMCP nhà nước nắm cổ phần chi phối đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh trong khu vực. Để đạt mục tiêu phấn đấu nói trên nếu để cho các NHTM tự thân xoay sở thì khó có thể khả thi. Hiện nay các NHTM Việt Nam đang đối mặt với cạnh tranh vô cùng gay gắt ngay cả trên sân nhà, hệ quả là nguồn lực về tài chính, nhân lực bị phân tán, chi phí hoạt động tăng cao. Nếu NHTM nào cũng ôm khư cái tôi thì khó mà thực hiện được mục tiêu phấn đấu mà Chính phủ giao cho ngành ngân hàng. Hoạt động M&A là một giải pháp khả thi khi các ngân hàng hội đủ một số tiêu chí: tầm nhìn của lãnh đạo, ngân hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên, quan 204 điểm về sở hữu, sự tương đồng về văn hóa, mức độ cạnh tranh và quy mô vốn, quy mô mạng lưới hoạt động. Thực hiện M&A các NHTMNN (do nhà nước nắm cổ phần chi phối). Việc M&A các NHTMCP nhà nước nắm cổ phần chi phối nên thực hiện kết hợp, một mặt để các NHTM thực hiện một cách tự nguyện (có định hướng của Ủy Ban tái cấu trúc hệ thống NHTM), mặt khác cương quyết thực hiện M&A theo chương trình (có sự can thiệp của Ủy ban tái cấu trúc NHTM). Phương châm thực hiện là tự nguyện, nhưng khi các NHTM không có ý muốn tự TCT hoặc thực hiện cầm chừng thì cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng, cách làm này sẽ tránh gây những xung đột, làm chậm tiến trình M&A, phát sinh chi phí cao. 3.3.1.9. Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế Để hỗ trợ cho quá trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam, Chính phủ cần tiếp tục triển khai toàn diện các giải pháp, thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế vào quá trình TCT nền kinh tế; sớm hoàn thiện đề án TCT đầu tư, mà trọng tâm là đầu tư công; hoàn thiện quản lý đầu tư công, nhất là trong phân cấp quản lý và xác định trách nhiệm người quyết định đầu tư, đồng thời có định hướng rõ đối với đầu tư từ các nguồn lực khác; rà soát, phân loại toàn bộ danh mục công trình, dự án đang thi công dở dang, tập trung đầu tư hoàn thành, xử lý cơ bản dứt điểm từ nay đến hết năm 2015. 3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các ngân hàng thương mại Việt Nam Mỗi NHTM là một mắt xích trong hệ thống các tổ chức tín dụng, khi một mắt xích yếu thì cả hệ thống chịu ảnh hưởng bất lợi. Chính vì vậy quá trình TCT hệ thống NHTM không thể thiếu sự nỗ lực tự TCT của từng ngân hàng. Khi mỗi NHTM nhận thức được sự cần thiết của TCT và thực hiện một cách tự nguyện theo chương trình do Ủy Ban TCT hệ thống NHTM thiết lập thì mục tiêu của chương trình sẽ sớm đạt được. Trong quá trình tự TCT các NHTM cần chú trọng nghiên cứu chương trình TCT, tranh thủ sự hỗ trợ của “Ủy Ban tái cấu trúc hệ thống NHTM”. Trong quá trình tự TCT hệ thống NHTM cần thực hiện các nhóm giải pháp cụ thể sau: 3.3.2.1. Nhóm giải pháp về tái cấu trúc tài chính Để nâng cao năng lực tài chính, các NHTM Việt Nam cần giải quyết trước mắt 3 vấn đề chính là xử lý nợ xấu, cấu trúc lại vốn tự có và tăng khả năng sinh lời. 205 + Tích cực xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam Hành động tích cực xử lý nợ xấu trước hết là các NHTM cần thực hiện tiến hành phân loại nợ và trích lập rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế và cần phải đặc biệt chú ý những nguyên tắc sau: - Phân loại nợ theo từng khách hàng, theo đó mọi khoản nợ của một khách hàng tại NHTM phải được phân loại vào một nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất. - Tích cực phân loại nợ đầy đủ và chủ động sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 theo quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. - Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn để đánh giá, xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro để thống nhất áp dụng chung trong toàn hệ thống NHTM; chủ động phân loại nợ xấu nếu có đủ căn cứ xác định khoản nợ khó có khả năng thu hồi, không chờ đến khi quá hạn mới chuyển thành nợ xấu. Tiếp đến các NHTM cần chủ động trong việc xử lý các rủi ro trong hoạt động theo đúng quy định. Một số biện pháp đề nghị để xử lý nợ xấu của các NHTM là: - Chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Việc làm này sẽ giúp NHTM có nguồn để xử lý nợ xấu; - Có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý và cần tiết giảm tối đa những khoản chi phí không hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; - Thực hiện việc thu nợ có chiết khấu cho khách hàng, giá trị chiết khấu do ngân hàng và khách hàng thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho khách hàng nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán dứt điểm khoản nợ, cắt bỏ được nợ dây dưa; - Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần gắn với TCT doanh nghiệp kết hợp với việc chủ động áp dụng các biện pháp cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. - Xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp. Việc bán nợ này cũng có thể coi là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp các NHTM thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc có một thị trường mua bán nợ hiệu quả sẽ là một kênh chuyển hóa các tài sản, khoản cho vay chất lượng thấp của ngân hàng yếu kém một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Xử lý nợ xấu thông qua mua - bán nợ hoặc mua - bán nợ gắn với TCT doanh nghiệp khách nợ là hoạt động kinh doanh rủi ro, nhưng thực tế cho thấy có thể xây dựng các tiêu chí để kiểm soát, quản trị các rủi ro này. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu, mọi phương án kinh doanh mua - bán nợ và TCT doanh nghiệp phải được nghiên cứu kỹ để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất, không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp tiếp tục hoạt động không hiệu quả sau khi được cơ cấu lại. 206 + Cấu trúc lại vốn tự có của các NHTM Việt Nam Đảm bảo an toàn vốn là một trong ba trụ cột cốt lõi quyết định sự an toàn, lành mạnh của hệ thống NHTM. Do vậy, việc TCT vốn tự có của các NHTM Việt Nam là một chương trình đặc biệt quan trọng của quá trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam. Các NHTM Việt Nam cần chủ động trong việc xây dựng lộ trình lộ trình, giải pháp phù hợp để tăng vốn tự có/vốn điều lệ. Thực tiễn cũng đã chứng minh: quan trọng là ngân hàng “khỏe”, lành mạnh, chứ không phải là ngân hàng lớn nhưng lại yếu. Để quá trình TCT vốn tự có của các NHTM đạt kết quả tốt nhất, từng NHTM cần áp dụng những giải pháp cụ thể phù hợp cho ngân hàng của mình. Tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể để TCT vốn tự có của các NHTM Việt Nam: Thứ nhất, Các NHTM chủ động đề xuất với NHNN về phương án tăng vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước chưa cổ phần hóa; phát hành cổ phiếu đối với các NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối và các NHTM cổ phần. Đối với các NHTMNN chưa cổ phần hóa cụ thể là Agribank cần phối hợp với Ủy ban TCT NHTM Việt Nam để lập phương án trình Chính phủ sớm bổ sung vốn điều lệ mà không cần chờ đến khi cổ phần hóa mới cấp bổ sung vì nếu không sẽ làm chậm tiến độ chuẩn bị các đ iều kiện vật chất, công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động cần thiết của các NHTMNN khi mà hệ t hống t à i c h ính V iệ t Na m đã hộ i nhập sâu rộng vớ i hệ thống t à i ch í nh thế g iớ i . Đối với các NHTMNN đã cổ phần hóa và các NHTMCP: từng ngân hàng cần xây dựng lộ trình, kế hoạch tăng vốn điều lệ phù hợp với quy mô phát triển của ngân hàng mình. Các biện pháp có thể thực hiện để tăng vốn điều lệ là phát hành cổ phiếu trong nước, bán cho đối tác chiến lược nước ngoài. Thứ hai, các NHTM Việt Nam cần thay đổi tư duy, nhận thức về hoạt động M&A; tự nguyện thực hiện hoạt động M&A để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng quy mô vốn tự có của mình. Các NHTM cần nhìn nhận rằng hoạt động M&A là để các bên cùng có lợi, giúp NHTM trở nên lớn mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và vươn ra thế giới như định hướng của Chính phủ yêu cầu phấn đấu đến năm 2015 Việt Nam có được ít nhất một tập đoàn tài chính ngân hàng đủ mạnh cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực. + Tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại: 207 Nếu như lợi nhuận để lại của các NHTM Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng vốn tự có của mình thì đây chính là nguồn bổ sung vốn tốt nhất, vì chính NHTM có thể chủ động thực hiện mà không cần phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Để gia tăng khoản lợi nhuận giữ lại sau phân phối một mặt cần thay đổi chính sách phân phối lợi nhuận theo hướng tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, giảm tỷ lệ chia cổ tức, mặt khác các NHTM Việt Nam cần phải có biện pháp nâng cao khả năng sinh lời. + Nâng cao khả năng sinh lời Năng lực tài chính không chỉ thể hiện ở quy mô vốn tự có, tỷ lệ an toàn vốn mà còn phần nào thể hiện khả năng sinh lời thông qua các chỉ số: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu; Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản. Để nâng cao khả năng sinh lời, về cơ bản cần tập trung tăng thu nhập, giảm chi phí, Các biện pháp cụ thể: Tăng thu nhập: Phát triển dịch vụ tín dụng đi đôi với phát triển dịch vụ phi tín dụng biện pháp hữu hiệu để tăng doanh thu. Tùy vào thực tế, mỗi NHTM cần có những biện pháp cụ thể và đồng bộ để tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra sau cho vay nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu. Giảm chi phí: Để gia tăng lợi nhuận, bên cạnh nỗ lực tăng doanh thu thì nỗ lực giảm chi phí là một khâu quan trọng. Do đó cần phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ chi phí. Xây dựng tiêu chí cụ thể cho việc ghi nhận những chi phí hợp lý phát sinh. Cần có phương án phân bổ chi phí cụ thể cho từng nghiệp vụ, từng bộ phận để theo dõi đánh giá kết quả hoạt động, qua đó tìm biện pháp giảm thiểu chi phí hoặc loại bỏ những chi phí không mang lại giá trị gia tăng. Nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng định mức chi phí gắn với kết quả kinh doanh cho từng bộ phận, từng loại nghiệp vụ. Gia tăng nguồn vốn huy động với lãi suất thấp sẽ làm giảm đáng kể chi phí hoạt động của ngân hàng. Các NHTM Việt Nam cần quan tâm đến việc tìm kiếm và gia tăng những nguồn vốn rẻ bằng cách phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, kết nối thanh toán với khách hàng, phát triển dịch vụ thu chi hộ, đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ, dịch vụ Mobilebanking, dịch vụ trả lương qua tài khoản. 208 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để giảm chi phí, quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ sẽ gắn liền với việc thay đổi quy trình xử lý, nhất là khi công nghệ mới giúp tự động hóa các giao dịch sẽ giúp NHTM giảm được rất nhiều chi phí, giảm giá thành dịch vụ qua đó giúp ngân hàng gia tăng khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận. 3.3.2.2. Nhóm giải pháp về tái cấu trúc hoạt động kinh doanh + Giải pháp về sản phẩm: Đa dạng hóa và hoàn thiện sản phẩm dịch vụ hiện có; Phát triển dịch vụ ngân hàng tận nơi; Phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến; Phát triển dịch vụ mới; Thâm nhập vào thị trường và thu hút khách hàng; Mở rộng thị trường và chăm sóc khách hàng. + Giải pháp về nhân sự: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng đào tạo và đào tạo lại thường xuyên cán bộ để thực hiện tốt các nghiệp vụ ngân hàng sát với thực tiễn. Hoạt động đào tạo phải nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng bổ trợ, hướng tới việc xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại. Đối với các cán bộ quản lý các cấp có tiềm năng nên có quy hoạch, đào tạo, thực tập, trao đổi nhân viên giữa với các ngân hàng uy tín nước ngoài hoạt động trong và ngoài nước. + Giải pháp về công nghệ Ngày nay, khi mà các NHTM trong nước đã thực sự tham gia vào “sân chơi quốc tế” với sự góp mặt của các ngân hàng nước ngoài cùng với những bước tiến dài về công nghệ của họ đã giúp họ có ưu thế vượt trội về: Sự đa dạng của dịch vụ phi tín dụng, chất lượng và tính tiện ích của sản phẩm. Thực tế đó đã giúp các NHTM trong nước nhận thức được vai trò của công nghệ đối với sự phát triển của ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng nên các NHTM trong nước đã có những bước đầu tư thích đáng cho việc phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Thực tế đã chứng minh, khi ứng dụng thành công các công nghệ tiên tiến sẽ giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, gia tăng tiện ích cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường hội nhập. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho đầu tư và phát triển công nghệ ngân hàng, thường xuyên cập nhật đổi mới trang thiết bị và công nghệ, tránh bị lạc hậu. Toàn bộ dữ liệu hoạt động của NHTM cần được tập trung tại cơ sở dữ liệu trung tâm, mọi 209 thay đổi sẽ được cập nhật trực tuyến và tức thời. Tốc độ đường truyền và liên kết giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống hoặc các hệ thống NHTM với nhau cần được nâng cao chất lượng tránh những sự cố như mạng bị quá tải, kẹt mạng. Trong quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cần chú trọng tính hệ thống, liên kết trong ngành ngân hàng, tránh tính trạng chia cắt như trang bị ATM. + Giải pháp về mô hình tổ chức hoạt động Cần cấu trúc lại các phòng tác nghiệp theo loại hình nghiệp vụ sang nhóm khách hàng và loại dịch vụ. Theo hướng này về cơ bản hoạt động ngân hàng sẽ tổ chức lại thành khối ví dụ như khối dịch vụ ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khối dịch vụ thị trường tài chính,… từ đó tăng cường kiểm soát được rủi ro, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao trình độ nghiệp vụ một người biết nhiều việc, tạo điều kiện trong việc bố trí sắp xếp tổ chức cán bộ. Phân định này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và kiểm soát hạn mức rủi ro tín dụng góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng theo từng đối tượng khách hàng. Cần rà soát phân loại chi nhánh, phòng giao dịch, trên cơ sở đó cương quyết đóng cửa các phòng giao dịch kém hiệu quả và mở thêm những phòng giao dịch hợp lý. 3.3.2.3. Nhóm giải pháp về tái cấu trúc hệ thống quản trị + Tăng cường năng lực quản trị rủi ro: Thiết lập và triển khai hoạt động quản trị chiến lược chuyên nghiệp, thông qua xác lập tính thống nhất về nhận thức trong quản trị kế hoạch chiến lược và gắn kết mối quan hệ với kế hoạch kinh doanh hàng năm. Xây dựng những quy trình cụ thể nhằm hình thành hoạt động quản trị chiến lược chuyên nghiệp. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo, nghiên cứu thị trường phục vụ cho công tác quản trị, điều hành nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng. + Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị rủi ro thị trường và tác nghiệp theo thông lệ quốc tế:Tách bạch triệt để chức năng nhiệm vụ giữa hai bộ phận kinh doanh và quản trị rủi ro. Nâng cao vai trò độc lập của hệ thống quản trị rủi ro, từng bước áp dụng quản trị rủi ro theo định lượng và các mô hình kiểm nghiệm khủng hoảng. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và phát triển hệ thống công cụ, chương trình phần mềm phục vụ công tác quản lý rủi ro thị trường, tác nghiệp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. 210 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương 3, luận án đã phân tích những cơ sở để xây dựng hệ thống giải pháp thúc đẩy tiến trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam, tổng hợp chiến lược và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020; và sau cùng là chiến lược và định hướng phát triển hệ thống NHTM đến 2020. Luận án đã đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình TCT của các NHTM Việt Nam đến năm 2020, gồm: giải pháp vĩ mô và giải pháp từ phía các NHTM Việt Nam Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam đòi hỏi huy động nhiều nguồn lực, cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng vì vậy cần có cơ quan chuyên nghiệp đứng ra điều phối chương trình TCT hệ thống NHTM, chính vì vậy luận án đề xuất nhóm giải pháp vĩ mô với điểm nhấn là thành lập Ủy ban TCT hệ thống NHTM Việt Nam và những công việc Ủy ban này cần thực hiện. Trong nhóm giải pháp từ phía các NHTM Việt Nam tập trung vào các giải pháp về TCT tài chính,TCT hoạt động kinh doanh, TCT hệ thống quản trị và TCT sở hữu. KẾT LUẬN Mục tiêu nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa lý luận về NHTM, TCT hệ thống NHTM, phân tích thực trạng TCT của các NHTM Việt Nam và đề xuất giải pháp thúc đẩy tái cấu trúc NHTM Việt Nam đến năm 2020, luận án đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau: Một là, luận án đề đã tổng hợp cơ sở lý luận về TCT hệ thống NHTM. Trong đó, luận án đã đề cập đến khái niệm NHTM, chức năng của NHTM, phân loại NHTM; khái niệm tái cấu trúc hệ thống NHTM, lý do tái cấu trúc, nội dung tái cấu trúc gồm tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc hệ thống quản trị và tái cấu trúc sở hữu; kinh nghiệm quốc tế về tài cấu trúc hệ thống NHTM tại Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và rút ra mười bài học kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam. Hai là, trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết được xây dựng trong chương 1, luận án khái lược về quá trình hình thành và phát triển hệ thống NHTM Việt Nam, thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam và tiếp theo, luận án chủ yếu và tập trung phân tích, đánh giá thực trạng TCT hệ thống NHTM Việt Nam thông qua bốn 211 nội dung: TCT tài chính, TCT hoạt động kinh doanh, TCT hệ thống quản trị và TCT sở hữu. Ba là, trên cơ sở thực trạng TCT hệ thống các NHTM Việt Nam, luận án đã đưa ra 2 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc của các NHTM Việt Nam đến 2020 gồm: Nhóm giải pháp vĩ mô và giải pháp từ phía các NHTM Việt Nam. Nhóm giải pháp vĩ mô tập trung tổ chức xây dựng và tổ chức quá trình TCT hệ thống NHTM Việt Nam và những công việc cụ thể các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện. Nhóm giải pháp từ phía các NHTM tập trung vào các giải pháp: tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc hệ thống quản trị. 212 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH BẢN THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ - Đề tài luận án: “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” - Chuyên ngành: Tài chính, ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 - Nghiên cứu sinh: Nguyễn Quỳnh Hoa Khóa: 14 - Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS., TS. Đoàn Thanh Hà 2. TS. Hoàng Ngọc Tiến Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn như sau: − Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về hoạt động của ngân ngân hàng thương mại, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại của một số quốc gia trên thế giới. − Ý nghĩa thực tiễn: Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn và phát triển đáng kể về lượng và chất, đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế mà nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì sẽ có nguy cơ xảy ra rủi ro gây mất an toàn hệ thống. Do đó, việc tìm ra các giải pháp hữu ích nhằm góp phần cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thành công là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. − Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, Trong phần cơ sở lý luận, luận án đã xác định đặc trưng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại là tính quyết liệt trong quá trình tái cấu trúc và 213 là chương trình mang tầm cỡ quốc gia. Đồng thời luận án đã chỉ rõ những việc cần thực hiện trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại; Thứ hai, Phân tích và đánh giá thực trạng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012, từ đó tổng hợp những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam; Thứ ba, Phân tích rõ những lý do cho thấy sự cấp thiết cần tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đề xuất lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam; Thứ tư, Đề xuất thành lập Ủy ban tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và những công việc cụ thể Ủy ban này cần thực hiện, gồm có: xây dựng bộ tiêu chuẩn xếp loại ngân hàng thương mại sau khi tái cơ cấu làm cơ sở để xác định đích mà cả cơ quan quản lý Nhà nước và từng ngân hàng thương mại cần đạt được; Thứ năm, Đề xuất việc sáp nhập, mua lại ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối chậm thay đổi và sáp nhập, mua lại ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm cổ phần chi phối có nền tảng tốt để hình thành NHTM có năng lực tài chính, năng lực quản trị mạnh, công nghệ hiện đại có thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại của các quốc gia trong khu vực. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Tp. HCM ngày 10 tháng 02 năm 2014 Nghiên cứu sinh PGS., TS. ĐOÀN THANH HÀ NGUYỄN QUỲNH HOA 214 MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING STATE BANK OF VIETNAM BANKING UNIVERSITY OF HO CHI MINH INFORMATION SUMMARY ON NEW CONCLUSIONS OF PHD THESIS - Thesis subject: "Restructuring the commercial bank system of Vietnam" - Major: Finance, banking Code: 62.34.02.01 - Research student: Nguyen Quynh Hoa Course: 14 - Scientific instructor: 1. Assoc. Prof., PhD. Doan Thanh Ha 2. PhD. Hoang Ngoc Tien The study of this subject is very important to both theory and practice as follows: − Scientific significance: Systematizing the theoretical issues about the activities of commercial banks, restructuring the commercial bank system and experience in restructuring the commercial bank system of some countries around the world. − Practical significance: In the innovation process of economy, the commercial bank system of Vietnam has made great contributions and significant growth in quantity and quality, which meets the needs of capital for developing economy of the country, especially in the period of world economic integration. However, besides these results, the operation of the commercial bank system of Vietnam still reveals many limitations that without timely intervention, there would be a potential risks to the safety of the entire system. Therefore, finding useful solutions to contribute to the process of restructuring the commercial bank system of Vietnam successfully is the issue that has an important significance to the operation of the commercial bank system of Vietnam. - New contribution of the thesis Firstly, in the theoretical basis, the thesis has identified that the characteristic of restructuring the commercial bank system is assertiveness in the restructuring process and the national program. Simultaneously, the thesis has clearly shown what need to be done in the process of restructuring the commercial bank system; 215 Secondly, analyzing and assessing the status of restructuring the commercial bank system of Vietnam in the period of 2008 - 2012, from which summarizing the achievements, constraints and reasons of those limitations in the process of re- structuring the commercial bank system of Vietnam; Thirdly, analyzing clearly the reasons showing the urgent need to restructure the commercial bank system of Vietnam, proposing the schedule for restructuring the commercial bank system of Vietnam; Fourthly, proposing to establish a Committee to restructure the commercial bank system of Vietnam and the specific works that this committee needs to do, including: setting up the classification standard of commercial bank after re- structuring as the basis for determining the results that the State management agency and each commercial bank should achieve; Fifthly, proposing the mergers and acquisitions of the joint-stock commercial banks the governing shares of which held by the State that are slow to change and merge, acquire the joint-stock commercial banks the governing shares of which held by the State that have good platform in order to form the commercial banks which will have financial strength, strong management capacity, modern technology and can compete with the commercial banks of the countries in the region. SCIENTIFIC INSTRUCTOR Assoc. Prof., PhD. DOAN THANH HA Ho Chi Minh City, February 10th, 2014 Research student NGUYEN QUYNH HOA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nguyen_quynh_hoa__5465.pdf
Luận văn liên quan