Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

3. Củng cố: + GV nhắc lại những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới đến nay. - Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật? 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Liên hệ giữa sự phát triển của kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng với sự ô nhiễm môi trường ở địa phương của HS.

pdf103 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng vũ trang cách mạng , đồng thời Người cũng đặt cơ sở cho hướng xây dựng lực lượng vũ trang với ba thứ quân ở giai đoạn sau này. Từ sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp ngày 9/3/1945, Đảng ta chủ trương phát động toàn dân dấy lên Cao trào kháng Nhật cứu nước để taọ ra những tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong toàn quốc. Nhiều địa phương có điều kiện thuận lợi đã tiến hành khởi nghĩa từng phần giành thắng lợi, chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều nơi, vùng giải 65 Lại thấy Bác miệt mài làm việc, thời gian rảnh rỗi luôn chăm chút việc nhà, toan lo công việc đồng áng của nhân dân, đồng bào địa phương rỉ tai nhau: "Có đồng chí già mới về, yêu dân, yêu bộ đội đặc biệt, lại chăm chỉ khác thường, đêm làm việc tới khuya, sáng mờ đất đã quét nhà, tưới rau, lấy củi, đánh thức bộ đội đi tập, hoặc tăng gia gíup dân. Ông cụ nhiều buổi cũng đi làm cùng dân, rất chăm lo nước tưới, thăm đồng về thấy nước cạn là vận động bà con đi tát nước ngay. Có hôm thấy cụ lúi húi ngoài đồng, tưởng làm gì, té ra đắp một cái bờ bị nẻ để giữ nước cho dân" (1) Luôn chăm lo tới cuộc sống đồng bào địa phương, Bác thường xuyên nhắc nhở mọi người phải tích cực tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn, đói kém, tránh cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, lãng phí trong cưới xin, ma chay, cúng tế. Bác đặc biệt chú ý việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bác kể chuyện về tình hình thế giới, trong nước, liên hệ gắn với địa phương một cách cụ thể, sinh động, súc tích nên đồng bào thích nghe, dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu. Cụ cố Nguyễn Tiến Sự kể rằng, khi Bác mới về Tân Trào tạm ở trong nhà cụ, Bác đã nhanh chóng hoà nhập gần gũi như thành viên trong gia (1) Bắc Hồ ở Tân Trào, ( Trích Hồi kí) , Sở văn hoá thông tin Hà Tuyên , 1985, tr 57 66 - Chú Sự tham gia cách mạng có thấy vất vả không? - Thưa Bác, vất vả đấy nhưng được tham gia cách mạng để góp phần giải phóng đất nước thì vui lắm. - Vậy là chú giác ngộ rồi - Bác nói. Chú tham gia cách mạng để giải phóng dân tộc không quản gian khổ, hy sinh. Một việc khó như thế mà chú còn làm được, vậy thì việc giải phóng thím hai nhà mình chú có làm được không? (Khi đó cụ Tiến Sự có hai vợ) Câu hỏi chân tình của Bác trong một tình huống đó đã có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Cụ Tiến Sự nói rằng, lúc đó tôi cảm thấy thật xấu hổ và như người mắc lỗi với Bác. Sau đó tôi để cho bà hai nhà tôi được tự do. Bác trở thành "Ông ké" của người dân Tân Trào_một "Ông ké" tài trí lạ thường, am tường kim cổ, đồng bào mến phục, tin đồn truyền lan:" Có ông cụ tuổi cao, sao mà nhanh nhẹn, tài giỏi đến thế. Dân mình lắm người tài, phen này nhất định lấy lại được nước"). Những ngày ở làng Tân Lập, Bác sống trong tình yêu thương, che chở, gắn bó của đồng bào địa phương, song tính chất của công việc đòi hỏi sự bí mật và an toàn, các đồng chí cán bộ đã đưa Bác lên ở và làm việc trong một căn lán nhỏ đơn sơ, bên núi Nà Lừa cách làng chừng 3 km. Vị trí dựng lán vừa kín đáo lại gần nước, kề rừng, không cách xa làng ,tiện đường liên lạc. Công việc bộn bề, Bác làm việc miệt mài chẳng mấy lúc nghỉ ngơi. Sau khi nghe báo cáo về tình hình phát triển của phong trào cách mạng, nghiên cứu địa thế liên hoàn nối liền các vùng giải phóng thuộc phạm vi các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và một số vùng lân cận, Người chỉ thị thành lập Khu giải phóng Việt Bắc. 67 Chấp hành chỉ thị đó, ngày 4/6/1945 Tổng bộ Việt Minh triệu tập Hội nghị cán bộ tại Tân Trào ( Sơn Dương - Tuyên Quang) tuyên bố thành lập Khu giải phóng Việt Bắc, đặt dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban chỉ huy lâm thơì. Khu giải phóng bao gồm Vùng giải phóng thuộc các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và các vùng ngoại vi thuộc các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái.v.v... Tân Trào nơi có địa hình hiểm trở, đảm bảo bí mật thuận lợi cho việc liên lạc, chỉ đạo phong trào cách mạng nối liền miền ngược với miền xuôi, được chọn làm thủ đô Khu giải phóng. Uỷ ban nhân dân cách mạng trong Khu giải phóng đã thi hành rộng rãi các chính sách của mặt trận Việt Minh. Khu giải phóng Việt Bắc trở thành hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau này. Cách mạng đến, Bác Hồ về với quê hương, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tân Trào được giải phóng khỏi gông xiềng, áp bức, bóc lột của đế quốc, phát xít, phong kiến. Nghĩa nặng, ơn sâu, tình cảm của đồng bào địa phương đối với Bác rất mộc mạc chân thành gần gũi mà tôn nghiêm, trân trọng tự hào và khâm phục: "Cụ Hồ, Người thật đảm đang Truyền thanh, tuyến điện cụ mang trong mình Ngoại giao, cụ thật tài tình Nội trị thật cũng chẳng ai sánh cùng”(1) Trong tư duy của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tân Trào, hình ảnh Bác gắn liền với Đảng. Tin yêu Bác là tin yêu Đảng, tin yêu Đảng là hết lòng ủng hộ Việt Minh, theo Việt Minh để bảo vệ Bác, Bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng cũng chính là bảo vệ cuộc sống tự do trên quê hương mình: " Kể theo lịch sử chẳng sai (1) Tại liệu điền dó tại Tõn Trào – Sơn Dương –Tuyờn Quang 68 Đến năm ất Dậu ai ai một lòng Từ giờ việc Pháp bỏ không Bây giờ việc nước theo cùng Việt Minh Giặc Tây đến lúc phải kinh Việt Minh đã nổi dân tình đều theo ... Chánh phó tự vệ cắt ra Canh gác túc trực lối ba, bốn người Để mà phòng thủ muôn nơi Xem ai phản động vậy thời điều tra"(1) Đầu tháng Tám 1945, trước sức mạnh tấn công của Hồng quân Liên Xô và lực lượng Đồng minh, quân Nhật đang đứng trước nguy cơ đại bại. Thời cơ của cuộc tổng khởi nghĩa đang tới dần. Công việc bộn bề, khẩn thiết, Bác làm việc kiệt sức và ốm nặng. Suốt mấy ngày Bác lên cơn sốt li bì, người nóng ran, mê sảng. Thuốc men thiếu thốn, Bác uống mấy viên kí ninh nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Những lúc tỉnh ,Bác lại hỏi về công việc. Khi thấy mình yếu quá, sợ rằng không qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo, Bác nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp đang ở bên Bác trong lán Nà Lừa, như một lời chỉ thị:" Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" . Được tin Bác ốm nặng đồng bào địa phương ai cũng sửng sốt, lo âu. Không ai dám nói ra điều chẳng lành song đều nghĩ và lo sợ: Điều gì sẽ xảy ra nếu những cơn sốt nghiệt ngã của miền rừng núi vẫn tiếp tục hoành hành, khi sức Người đã quá yếu!?. Giữa lúc đó một ông ké người Tày đã kịp thời đến lán, bắt mạch, đặt tay lên trán Bác rồi vội vã đốt rễ cây thuốc kiếm được trong rừng hoà với cháo loãng, nâng cho Bác uống. Bác tỉnh dần. Thêm vài lần (1) Tại liệu điền dó tại Tõn trào 69 uống tiếp, Bác thấy mình đỡ hơn. Lại có người ra bờ sông Đáy mò được con ba ba, cắt tiết hoà với rượu làm thuốc cho Bác uống. Mấy hôm sau, Bác gượng dậy được, lại lao vào công việc. Lúc này mọi người vần còn lo, song ai nấy thở phào - nhẹ nhõm. Từ ngày 13 - 15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, ra nghị quyết lịch sử về việc khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Bác mới ốm dậy song vẫn cố đến dự hội nghị từ đầu. Ngày 16/8/1945, Quốc dân đại hội khai mạc tại đình Tân Trào. Lần đầu tiên, Bác ra mắt trước đại biểu quốc dân đồng bào với tên gọi Hồ Chí Minh! Chính vì vậy,khi Quốc dân đại hội bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ủy ban dân tộc giải phóng ,có một số đại biểu băn khoăn ,vì sao không bầu Nguyễn ái Quốc?Sau khi biết Nguyễn ái Quốc chính là Hồ Chí Minh mọi người nhìn nhau cười vui sướng. Nghe tin Đại hội quốc dân họp tại đình làng, bà con làng Tân Lập và các xóm lân cận nô nức cùng nhau đem gạo, gà vịt, rau quả tới ủng hộ cho đại hội. Có ông cụ xin ủng hộ một con bò. Bác thay mặt các đại biểu Đại hội nhận quà và cảm ơn tình cảm của đồng bào địa phương đã dành cho cách mạng. Chợt thấy những em bé gầy yếu, bụng ỏng, da xanh, cháu thiếu quần, cháu không có áo đang dắt díu bám theo các bà, các mẹ, Bác quay lại ngẹn ngào nói với các đại biểu:" Chúng ta phải nghĩ sao lấy lại nước cho nhanh để các cháu bé đói khổ như thế kia ,có đủ cơm ăn, áo mặc, được học hành". Lời Bác nói thật giản dị, nhẹ nhàng mà cảm động, thấm thía. Đồng bào địa phương được biết lãnh tụ Hồ Chí Minh chính là" Ông Ké Tân Trào mình" thì phấn khởi truyền tin cho nhau hay. Sáng ngày 17 tháng Tám , ủy ban dân tộc giải phóng ra mắt quốc dân đồng bào và làm lễ tuyên thệ.Bác thay mặt ủy ban,hướng lên lá cờ đỏ sao vàng đọc lời tuyên thệ:"Chúng tôi là những người được Quốc dân đại biểu bầu vào ủy ban giải phóng dân tộc để lãnh đạo cuộc cách mạng của nhan dân ta.Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc ,chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh 70 đạo nhan dân tiến lên,ra sức chiến đấu chống quân thù ,giành lại độc lập cho Tổ quốc.Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng ,quyết không lùi bước .Xin thề "(1).Mặc dù mới ốm dậy ,nhưng giọng Bác vẫn dõng dạc ,âm vang thể hiện tinh thần quật khởi của một dân tộc đang kiên quyết đứng lên giành cho được độc lập tự do . Cuộc cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, rồi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ thắng lợi, Bác cùng với Trung ương Đảng tạm biệt đồng bào miền núi" Về lại Thủ đô". ở Hà Nội, sống và làm việc trong ngôi nhà sàn gỗ giản dị, gần gũi với người dân miền núi, Bác lại càng thấy nhớ nhung và gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số ở khắp các miền rẻo cao của Tổ quốc thân yêu. Bác thường xuyên quan tâm, thăm hỏi và căn dặn: "Đồng bào các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong một nhà" Bác đã đi xa, song hình ảnh của "Già Thu Pác Bó"và" Ông ké Tân Trào" cùng sự nghiệp vĩ đại của Người còn sống mãi với đồng bào các dân tộc nơi đầu nguồn cách mạng và thủ đô khu giải phóng năm xưa. Như vậy các hoạt động ngoại khóa rất phong phú, đa dạng cho phép giáo viên kết hợp nhiều nguồn tài liệu với các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Giáo viên khi đã nhận thức và thực hiện một cách nghiêm túc hoạt động ngoại kháo sẽ làm tăng hiệu quả giáo dưỡng, giáo dục, phát triển học sinh. (1).Bác Hồ ở Tân Trào.(Hồi ký).Sở Văn hoá thông tin Hà Tuyên.1985.Tr57;25-26. 71 Chương 5 TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 5.1. Khái quát về tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2005 định nghĩa: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Như vậy, môi trường sống của con người gồm hai yếu tố tự nhiên và xã hội: - Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học (ánh sáng, núi, sông, biển cả, khí hậu, động và thực vật, tài nguyên...) tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng luôn chịu tác động của con người. - Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người thông qua các quy ước xã hội, định chế luật pháp, ứng xử, hành vi...) Lịch sử xã hội là một bộ phận của thế giới tự nhiên. Con người và xã hội loài người gắn bó một cách một cách mật thiết, hữu cơ với môi trường sinh sống: chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động trở lại môi trường. Môi trường đã có những ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển xã hội loài người, quá trình hình thành và đặc điểm văn hoá, văn minh của từng cộng đồng xã hội. Mặt khác, tiến trình phát triển của lịch sử xã hội cũng đồng thời là tiến trình con người tác động, cải tạo môi trường tự nhiên Vì vậy, tìm hiểu lịch sử xã hội loài người không thể không tìm hiểu những điều kiện tự nhiên mà con người tồn tại và phát triển. Môn Lịch sử trang bị cho HS những kiến thức về sự phát triển của xã hội loài người. Quá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình con người, xã hội loài người chịu ảnh hưởng tác động của môi trường, đồng thời là quá trình con 72 người tác động vào thế giới tự nhiên từ thời nguyên thuỷ đến ngày nay. Với một ý nghĩa như vậy, môn Lịch sử có khả năng góp phần thực hiện giáo dục BVMT cho HS. Mặt khác, môn Lịch sử giúp cho HS hiểu được sự tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người (đặc biệt là thời kì nguyên thuỷ và thời cổ đại); sự tác động của con người vào môi trường tự nhiên, cũng như những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, qua đó góp phần dự báo những con đường tác động tiếp theo của con người đối với thế giới tự nhiên và những hướng thay đổi tích cực đối với MT. Bên cạnh đó, việc GDBVMT trong môn Lịch sử giúp cho HS hiểu rõ hơn, sâu hơn quá trình phát triển của xã hội loài người. ( Điều kiện tự nhiên đã tác động tới đặc điểm văn hoá, văn minh nhân loại ở thời cổ đại như thế nào;Trình độ văn minh của con người qua các thời kì lịch sử được đánh dấu ở những sự kiện nào trong quan hệ đối với tự nhiên...) Với một ý nghĩa như vậy, môn Lịch sử có khả năng góp phần thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. 5.2. Yêu cầu về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua trong dạy học Lịch sử Việc GDBVMT qua môn Lịch sử ở trường phổ thông nói chung, trường THPT nói riêng phải thông qua nội dung môn học. Trên cơ sở tìm hiểu nội dung CT-SGK Lịch sử lớp 10, 11, 12, chúng tôi xác định những yêu cầu về nội dung cần GD cho HS là: - Cung cấp cho HS những kiến thức về không gian nơi xảy ra sự kiện lịch sử. Điều này hết sức quan trọng, vì mọi sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử đều xảy ra trong những điều kiện tự nhiên, xã hội nhất định. 73 - Sự tác động của môi trường đối với sự hình thành con người, xã hội loài người; sự hình thành và đặc điểm văn hoá, văn minh nhân loại (môi trường tự nhiên khác nhau đã góp phần tạo ra sự khác nhau giữa các nền văn minh cổ đại về thời gian ra đời và kết thúc, về đặc điểm và thành tựu...) - Con người thích nghi với tự nhiên, khai thác, chinh phục thế giới như thế nào?. Việc khai thác chinh phục thế giới tự nhiên, phục vụ đời sống và sự phát triển của xã hội ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường sống. - Sử dụng và bảo vệ tài nguyên, các nguồn năng lượng sạch ( năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thực vật.) . - Gìn giữ, bảo vệ các di tích lịch sử, các di sản văn hoá. ây là một nôi dung đặc biệt quan trong cần chú ý khai thác khi dạy học lịch sử . Những vấn đề này có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Ví dụ, dạy phần kiến thức văn hóa cổ đại phương Đông cho học sinh lớp 10, giáo viên có thể khai thác những tư liệu lịch sử sau đây để giáo dục bảo vệ môi trường văn hóa lịch sử + Áctêmít Khi Hy Lạp xâm lược phương Đông, chúng xây dựng ở Tiểu á Tây Bộ nhiều thành phố nổi tiếng : Alêcxariđri, Halicacnat, Êpheolơ,.v..v... Êphedơ là thành phố nổi tiếng về sự giàu có, nhà vua đức độ, quần thần tài hoa, đội ngũ thủ công lành nghề, các kiến trúc sư tài giỏi Êphêdơ thờ thần Áctêmít một trong mười hai vị thần nổi tiếng của Hy Lạp. Áctêmít là núi thần biểu trưng cho sự thanh tao, trong trắng, hết lòng che chở cho muông thú, cỏ cây, giữu gìn sự bình yên cho muôn loài. Vì vậy người Êphơdơ muốn xây dựng đền thờ áctêmít nguy nga tráng lệ để thể hiện lòng tôn kính của mình. Công việc đã được giao cho kiến trúc sư Khecxifhrôn- người am tường nhiều lĩnh vực: Địa Lý, Lịch Sử, Triết học, Thiên văn .... 74 Công trình đồ sộ, thi công phức tạp, tốn kém, nhiều khi thiếu tiền của dân chúng hoài nghi, phiến ông hoàn toàn tuyệt vọng và muốn tìm đến cái chết. Sau đó nghị lực phi thường khiến ông trụ vững vượt qua và lại tiếp tục công việc của mình. Ông đã cống hiến cả đời mình cho công trình Đại Đế, tới khi nhắm mắt xuôi tay công việc vẫn còn ngổn ngang. Con trai ông là MêTaghen đã tiếp tục công việc cha mình và hoàn thành cơ bản công trình có một không hai đó. Từ khởi công đến hoàn thành 120 năm. Một kẻ vô lại của thành phố Êphêdơ là Êrôxtrát đã muốn mình nổi danh về thành tích bất hảo. Y đã đốt cháy ngôi đền áctêmít, niềm tự hào không chỉ của người Êphêdơ mà còn là của nhân loại bởi nó là một kỳ quan của thế giới cổ đại. Hành động điên khùng đó, khiến cho người dân Êphêdơ đau buồn và căm phẫn. Nhà vua Êphêdơ đã căm tức tới mức cấm người dân không được nhắc tới tên của kẻ vô lại này không được nhắc đến vụ cháy khủng khiếp đó, coi hắn không phải là của con người mà là một loại động vật không có tên trên trái đất. Căm phẫn tên vô lại, dân Êphêdơ đã quyết tâm quyên góp, tiền của, xây dựng lại đền. Vị hoàng đế Alêcxăngđrơ trên đường chinh phục ấn Độ đã ghi ghé lại Êphêdơ rất đỗi khâm phục người dân vùng này, ông đã cho tiền động viên vì vậy, ngôi đền này một lần nữa được mọc lên đồ sộ hơn tráng kệ hơn. Rồi một ngày kia Êphêdơ bị xâm lược kẻ xâm lược rất đỗi khâm phục tài năng của người dân Êphêdơ, và vẻ đẹp lộng lẫy uy nghi của đền áctênít tái hoàn. Chẳng hiểu từ đâu, người ta đồn rằng trong đền có vàng, thế là cả đám quân xâm lược xông vào phá phách đào bới. Và lần này đền Áctêmít vĩnh viễn ra đi. + Thư viện ở Alếchxăngđrơ ở Ai Cập, nơi lưu giữ lượng sách khổng lồ được xây khoảng thế kỷ II trước CN. Thư viện sớm nhất thế giới. Đây là nơi lưu giữ hầu hết các công trình nghiên cứu, các tác phẩm văn học nghệ 75 thuật của Hy Lạp cổ đại. Số sách ở đây lên tới 700 000 cuốn. Biết bao nhà khoa học nổi tiếng đã từng làm việc ở đây Ơcơlít, Acsimet. Alếchxăngđrơ, con vị vua Ptôlêmê rất có ý thức bảo vệ những di sản văn hoá nhân loại. Ông cho người đi khắp nơi mua tất cả các tác phẩm viết bằng tiếng Hy Lạp . Năm 48 – 47 trước CN quân xâm lược La Mã do Xêda cầm đầu đã tiến công Alếchxăngđrơ, một số lượng lớn sách bị đột cháy, một số khác bị thu làm chiến lợi phẩm đưa về La Mã bị lật thuyền. Thế kỷ IV cuộc chiến tranh tôn giáo ( thiên chúa và các tôn giáo khác) ở đây một lần nữa tàn phá thư viện. Tệ hại hơn năm 641 quân Arập đánh Alếchxăngđrơ đã lấy toàn bộ sách thư viện để đun nước tắm. Sách trở thành củi đốt trong 6 tháng. Sau thư viện bị hoàn toàn tiêu huỷ lịch sử mãi nguyền rủa đám quân xâm lược vô văn hóa đó. 5.3. Nguyên tắc tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử - Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng môn học, không biến bài học môn Lịch sử thành bài học giáo dục môi trường. - Khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có chọn lọc, đảm bảo cho HS vừa nắm vững kiến thức bộ môn, vừa có được những kiến thức, kĩ năng về giáo dục BVMT (Cả môi trường tự nhiên và xã hội). - Việc tích hợp GDBVMT trong dạy học lịch sử không giới hạn trong bài nội khoá mà cần phải tiến hành các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là các bài về lịch sử địa phương, dạng bài thực địa... -Việc lồng ghép giáo dục BVMT vào trong bài học lịch sử phải hết sức nhẹ nhàng, tự nhiên, tránh gượng ép, sống sượng, khiên cưỡng áp đặt. 5.4. Hình thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử 76 Trên cơ sở phương pháp dạy học bộ môn (Thông tin, tái hiện kiến thức lịch sử; phân tích, so sánh tìm hiểu bản chất sự kiện và tìm tòi, nghiên cứu) GV khéo léo kết hợp việc giáo dục lịch sử với GD môi trường. Chẳng hạn, khi dạy về “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965-1973)” (lịch sử 12), GV đưa ra một số bức ảnh về sự phá hoại của đế quốc Mĩ bằng rải bom B52, rải chất độc hoá học (chất diệt lá) xuống các cánh rừng Việt Nam, qua đó HS thấy rõ tội ác của đế quốc Mĩ trong việc huỷ diệt sự sống và môi trường và tác hại của nó kéo dài hàng chục năm sau cuộc chiến: + Miêu tả, tường thuật, kể chuyện, giải thích, nêu đặc điểm, sử dụng đồ dùng trực quan để tái hiện hình ảnh lịch sử. + Trao đổi, thảo luận, vấn đáp, đàm thoại, phân tích, so sánh để nhận thức bản chất sự kiện, hiện tượng. 77 + Nêu vấn đề, đưa ra các tình huống, các bài tập, tổ chức việc tự học cho HS để các em tự tìm tòi, nghiên cứu, nâng cao nhận thức và vốn hiểu biết lịch sử. 5.5. Giới thiệu giáo án tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử Trong quá trình hướng dẫn thực hiện luận văn Cao học, TS Phạm Kim Anh đã cho thực nghiệm sư phạm 2 giáo án sau đây. Chúng tôi giới thiệu để các nhà khoa học nghiên cứu, cho ý kiến . Bài soạn số 1 Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) Bài 17. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) ( Lớp 11- Ban cơ bản) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, tính chất của cuộc chiến tranh qua các giai đoạn khác nhau. - Nắm được những nét lớn về diễn biến chiến tranh. - Thấy được kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới. - Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhận thức và rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo bệ hòa bình thế giới hiện nay. 78 - Hậu quả của việc Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố: Nagaxiki và Hirosima đã gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sống và môi trường tự nhiên, 2. Tư tưởng, thái độ, tình cảm. - Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc và nhân loại. - Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. - Giáo dục cho học sinh lòng yêu hòa bình, chống chiến tranh hạt nhân, chiến tranh hủy diệt... Bảo vệ trái đất nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của con người. 3. Kỹ năng - Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử. - Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh. - Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC - Lược đồ Đức - Italia gây chiến tranh và bành trướng (từ tháng 10/1935 đến tháng 8/1939) - Lược đồ Đức đánh chiếm châu Âu (1939 - 1941) - Lược đồ chiến trường châu Á - Thái Bình Dương (1941 - 1945) - Bản đồ: Chiến tranh thế giới thứ hai - Các tranh ảnh có liên quan ... 79 - Các tài liệu tham khảo có liên quan. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới? 2. Dẫn dắt vào bài mới Ở các chương trước, các em đã lần lượt tìm hiểu về Cách mạng tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941), về các nước tư bản chủ nghĩa và tình hình các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Tất cả các sự kiện các em đã tìm hiểu đều có mối liên quan mật thiết với sự kiện lớn mà chúng ta sẽ học trong chương IV, đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Con đường, nguyên nhân nào đã dẫn tới bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra qua các giai đoạn, các Mặt trận, các trận đánh lớn như thế nào? Kết cục của chiến tranh có tác động như thế nào đối với tình hình thế giới? Cần phải đánh giá sao cho đúng về vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân thế giới trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? Đó là những câu hỏi lớn các em cần phải giải đáp qua tìm hiểu bài học này. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp: Hoạt động của thầy – trò Kiến thức cần đạt và nắm vững * Hoạt động 7: Theo nhóm - GV dẫn dắt: Từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942, Chiến tranh thế giới thứ hai đã lan rộng khắp các châu lục trên thế giới. Tính chất của chiến tranh có sự thay đổi, khối đồng minh III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942) 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi 80 chống phát xít hình thành. - GV chia lớp thành 4 nhóm. * Mặt trận Xô – Đức: - Ngày 22/6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô theo kế hoạch đã định. + Nhóm 1: Phát xít Đức đã tấn công vào lãnh thổ Liên Xô như thế nào? Nhân dân Liên Xô đã chiến đấu chống lại phát xít Đức ra sao? + Nhóm 2: Chiến sự ở Bắc Phi bùng nổ và diễn biến ra sao? + Nhóm 3: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như thế nào? + Nhóm 4: Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của khối đồng mình chống phát xít? Tại sao nói việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến? - Các nhóm quan sát bản đồ, lược đồ kết hợp với SGK, thảo luận, cử đại diện trình bày. - GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: - Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ta khỏi cửa ngõ Matxcơva, làm phá sản kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng của Đức”. - Cuối năm 1942 Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam nhằm chiếm Xtalingrat. * Mặt trận Bắc Phi: - Tháng 9/1940, quân đội Italia tấn công Ai Cập. - Tháng 10/1942, liên quân Mĩ - Anh giành thắng lợi lớn trong trận En A-la-men (Ai Cập) và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận. 2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. 81 - Từ tháng 12/1941 - tháng 5/1942, Nhật Bản mở một loạt cuộc tấn công và chiếm được một vùng rộng lớn ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. => Việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến. Cuộc chiến tranh mà nhân dân Liên Xô tiến hành không vì mục tiêu tranh chấp đất đai như các nước đế quốc mà là cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại nhằm chống lại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình cho dân tộc và nhân loại. Cuộc chiến tranh đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng. Nó còn tác động khiến các chính phủ Mĩ - Anh phải dần thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít. Ngày 1/1/1942, tại Oasinhtơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) đã ra bản “Tuyên ngôn Liên hợp quốc” cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình. - Việc Liên Xô tham chiến và sự thành lập khối Đồng minh chống phát xít đã làm cho tính 3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành. - Nguyên nhân: + Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới. + Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mĩ - Anh thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít. - Sự thành lập: Ngày 01/1/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) ra tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập. - Ý nghĩa: Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm 82 chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi. Từ chỗ một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa, giờ đây nó đã trở thành một cuộc chiến tranh của Liên Xô, Đồng minh và nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ chính nghĩa và hòa bình nhân loại. cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại. * Hoạt động 8: Cả lớp và cá nhân - GV sử dụng bản đồ Chiến tranh thế giới thứ hai. GV tường thuật cho HS về trận phản công của Hồng quân Liên Xô tại Xtalingrát: IV. Quân đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ tháng 11/1942 đến tháng 8/1945). 1. Quân đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944). * Ở Mặt trận Xô-Đức: - Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Hồng quân Liên Xô phản công, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ gồm 33 vạn người của phát xít Đức ở Xtalingrát. - Sau khi tường thuật, GV đặt câu hỏi: Theo em, với kết quả đặt được, chiến thắng Xtalingrát có ý nghĩa lịch sử như thế nào? - HS thảo luận, trả lời, bổ sung cho nhau. GV nhận xét, phân tích và chốt ý. Tiếp đó, GV thông báo: Sau chiến thắng Xtalingrát, Hồng quân đã nhanh chóng bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới, buộc quân Đức phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự, mở ra 83 Cuốc-xcơ (từ ngày 5/7 đến ngày 23/8/1943). * Hoạt động 9: Cá nhân thời kỳ Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tổng tấn công đồng loạt trên các Mặt trận. - Cuối tháng 8/1943, Hồng quân bẻ gãy cuộc phản công của Đức tại vòng cung Cuốcxcơ, đánh tan 50 vạn quân Đức. => Tháng 6/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. - GV nêu câu hỏi: Ở các Mặt trận khác, cuộc phản công của quân đồng minh diễn ra như thế nào? - HS đọc SGK, GV gọi một em trả lời câu hỏi. Sau đó GV chốt ý (các sự kiện diễn ra ở Mặt trận Bắc Phi, ở Italia, ở Thái Bình Dương như SGK). * Ở Mặt trận Bắc Phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ – Anh phản công quét sạch quân Đức – Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt. * Ở Italia: Tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân Mĩ – Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ. * Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương. 84 * Hoạt động 10: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành 2 nhóm: + Nhóm 1: Phát xít Đức bị tiêu diệt như thế nào? Em đánh giá như thế nào về vai trò của Liên Xô và đồng minh Mĩ – Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức. 2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc. + Nhóm 2: Phát xít Nhật đã bị tiêu diệt như thế nào? Em đánh giá như thế nào về vai trò của Liên Xô và đồng minh Mĩ - Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật? - Các nhóm đọc sách, thảo luận, cử đại diện trả lời. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý, kết hợp việc hướng dẫn HS khai thác bản đồ Chiến tranh thế giới thứ hai ở SGK. a. Phát xít Đức bị tiêu diệt. - Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông. - Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Italia gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. - Năm 1944, Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu và bắt đầu mở cuộc tận công quân Đức 85 ở Mặt trận phía Tây từ tháng 2/1945. - Ngày 16/4 đến ngày 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đánh bại hơn 1 triệu quân Đức tại Béclin. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt. Ngày 9/5/1945, nước Đức ký văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. Về vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức: Liên Xô và Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát xít Đức. - Tháng 5/1945, nước Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. * Nhóm 2: b. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc. - Từ năm 1944, Mĩ - Anh triển khai tấn công quân Nhật ở Miến Điện, Philíppin, các đảo ở Thái Bình Dương. Ngày 6/8/1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hirôsima làm 8 vạn người thiệt mạng. Ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công như vũ bão vào đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu. Ngày 9/8, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai hủy diệt thành phố Nagasaki, giết hại 2 - Mĩ tăng cường đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân. Ngày 6/8/1945 và 9/8/1945 Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirôsima và Nagasaki giết hại hàng vạn người. 86 vạn người. Ngày 15/8, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. - Về vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật (xét phạm vi thời gian 1944 - 1945): Liên Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật. Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, reo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản. Đến đây GV dừng lại, đi sâu vào sự kiện Mỹ ném hai quả bom nguyên tử huỷ diệt 2 thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xi-ki của Nhật Bản để HS thấy rõ một thảm hoạ về sự huỷ diệt sự sống và môi trường. Trên cơ sở đó, lồng ghép tích hợp nội dung GDBVMT vào bài học lịch sử: -Ngoài sử dụng một số bức tranh, ảnh trong SGK (hoặc do GV sưu tầm), GV có thể sử - Ngày 8/7, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu. - Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. 87 dụng một đoạn phim tư liệu chiếu trên màn hình về sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử. - Sau khi HS xem xong,GV lần lượt đặt câu hỏi cho HS thảo luận: + Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất Nhật nhằm mục đích gì?, hậu quả của nó đối với nước Nhật ra sao? +Vũ khí nguyên tử đã gây tác động như thế nào đối với môi trường và sự sống của con người? +Em có nhận xét gì về hành động của Mỹ? Thái độ của các em ra sao? +Các em sẽ làm gì và làm như thế nào để ngăn chặn chiến tranh vũ khí hạt nhân trong thời đại ngày nay? -Sau khi HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi, GV có thể tổng kết lại như sau: Chính phủ Mĩ dùng bom nguyên tử không để chống lại các mục tiêu quân sự mà để chống dân 88 lành. Tại Hi-rô-si-ma, quả bom thứ nhất (do trung tá phi công Pôn-ti-bê lái máy bay mang theo quả bom nguyên tử có tên: Enolagay- tên mẹ của tên phi công) đã ném vào các nhà trẻ của các trẻ em sơ tán, san bằng 60.000 ngôi nhà trên một vùng rộng 14 km2, giết chết 8 vạn người. Ngày 9/8 Mĩ lại ném quả bom thứ 2 xuống Na- ga-xa -ki, giết chết 2 vạn người. 10 năm sau các bệnh tật do phóng xạ gây nên vẫn còn làm chết nhiều người. => ĐQ Mĩ là kẻ phạm tội dã man, đã gây ra tội ác kinh khủng đối với nhân loại. Chúng đã hoàn toàn vứt bỏ các luật lệ sơ đẳng của luật pháp quốc tế, các nguyên tắc nhân đạo. Người Nhật Viết : "Những hình ảnh khủng khiếp về sự chết chóc cứ luôn ám ảnh chúng tôi.Những người nào đã nhìn thấy các con đường đầy xác chết và xác tử thi trôi trên sông Sư-mi-da-ga-oa thì không bao giờ quyên được". =>Các quả bom nguyên tử không có tác dụng quân sự trực tiếp chống lại bọn xâm lược Nhật, không đưa các lãnh tụ Nhật đến đầu hàng mà chỉ giết biết bao người dân vô tội. Đặc biệt, nó đã gây nên một thảm hoạ về môi trường sống. Qua mấy chục năm sau, những di chứng của chất độc hoá học vẫn ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và sự sống của con người, đến cỏ cây đất và nước. 89 -Nhân loại không bao giờ tha thứ cho kẻ đã sản sinh ra loại bom giết người và sử dụng nó vào mục đích huỷ diệt. Chúng ta phải kiên quyết ngăn chặn mọi ý đồ, hành vi sử dụng bom nguyên tử vào bất cứ mục đích gì-dù chỉ là để bảo vệ đất nước mình. Sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Liên Xô đã thực hiện đúng cam kết cảu hội nghị Italia là tham gia chiến tranh chống Nhật. Cuộc tấn công của Liên Xô vào đạo quân Quan Đông - đạo quân chủ lực của Nhật, đã góp phần quyết định buộc phát xít Nhật phải đầu hàng 15/8/1945, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. * Hoạt động 11: Cả lớp, cá nhân GV cho HS quan sát tranh Hirôsima sau khi bị ném bom nguyên tử và bảng so sánh 2 cuộc chiến tranh thế giới. - GV đưa ra câu hỏi: Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai? Em hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện V. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai 90 nay. - HS theo dõi SGK, trao đổi với nhau. GV gọi một số em phát biểu suy nghĩ của mình sau đó nhận xét, chốt ý. - GV đưa câu hỏi nhằm tích hợp nội dung GDBVMT vào bài học + Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã đưa lại cho con người những ảnh hưởng như thế nào về môi trường? + Trách nhiệm của em trong việc chống chiến tranh đế quốc và cuộc chiến bảo vệ môi trường toàn cầu hiện nay? - Chủ nghĩa phát xít Đức - Italia - Nhật sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong đó, 3 cường Quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. - Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ đô la. - Ý nghĩa: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. 4. Củng cố, dặn dò: a. Củng cố: GV củng cố kiến thức cho HS bằng cách yêu cầu các em tổng hợp kiến thức đã học trả lời các câu hỏi như sau: b. Dặn dò: + Tiếp tục suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trên. + Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. 91 Bài soạn số 2 Chương VI. CÁCH MẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA Bài 12: CÁCH MẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA ( Lớp 12 - Ban cơ bản) I. MỤC TIÊU Sau khi học bài này, học sinh có khả năng: 1. Về kiến thức: -Hiểu được nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Biết được hệ quả của cuộc cách mạng này là tất yếu dẫn đến xu thế toàn của cầu hóa diễn ra vào những năm cuối thế kỷ XX. - Những thành tựu to lớn của cách mạng Khoa học kỹ thuật từ sau 1945 đến nay trên tất cả các lĩnh vực: Công nghệ sinh học, Sinh học, Hóa học, Y học, Vật lý đã tác động to lớn tới môi trường sống của con người, góp phần nâng cao chất lượng sống của con người. Đồng thời, những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng đã ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu. 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, quan sát, tư duy, trước những thành tựu to lớn mà con người đã đạt được trong lịch sử 3. Về tư tưởng, tình cảm, thái độ 92 - Khâm phục, tự hào đối với những thành tựu vĩ đại của trí tuệ nhân loại, giáo dục HS ý thức cố gắng vươn lên trong học tập để chiếm lĩnh những thành tựu khoa học- kĩ thuật. - Có ý thức bảo vệ môi trường trong bối cảnh công nghiệp hoá, góp phần đấu tranh với việc sử dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào mục đích chiến tranh, phá huỷ môi trường. II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số tranh ảnh, hoặc phim tư liệu về những thành tựu khoa học – kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, chinh phục vũ trụ... III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1.Giới thiệu bài mới Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực và có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như đời sống con người. Vậy nguồn gốc của sự phát triển này là do đâu? Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đã đạt được những thành tựu gì?, Ý nghĩa và tác động của nó ra sao? Đó là những nội dung cơ bản mà bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. 2. Tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy – trò Kiến thức cần đạt và nắm vững I: Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ. Hoạt động 1. Cá nhân và tập thể. - GV đặt câu hỏi: Tại sao gọi cuộc cách mạng Khoa học- kỹ thuật hiện đại là cuộc cách mạng Khoa học- Công nghệ? 1: Nguồn gốc và đặc điểm. 93 HS phát biểu theo sự hiểu biết của mình, GV nhận xét, sau đó phân tích, giải thích khái niệm này một các cụ thể. -GV đặt câu hỏi: Xuất phát từ đâu mà bùng nổ cuộc cách mạng khoa học- công nghệ? - Nguồn gốc: + Do đòi hỏi của sản xuất, của cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. HS đọc SGK thảo luận và trả lời. GV nhận xét và chốt lại. + Sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn của tài nguyên thiên nhiên. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Những vấn đề cấp bách mà cuộc cách mạng khoa học- công nghệ cần phải giải quyết? - Vấn đề cấp thiết mà cuộc cách mạng khoa học- công nghệ cần giải quyết ngay: Chế tạo và tìm kiếm những công cụ sản xuất mới có kỹ thuật và năng xuất cao; tạo ra những vật liệu mới. Sau khi HS trả lời, HS khác bổ xung, GV chốt lại 2 vấn đề mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ cần giải quyết: Tìm ra vật liệu mới và công cụ sản xuất mới. - Đặc điểm: - GV đặt câu hỏi: Tại sao cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp? + Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. HS dựa vào nội dung trong SGK và những hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. + Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. GV nhận xét và giải thích rõ hơn: Khác với cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học- công nghệ mọi phát minh đều bắt đầu từ nghiên cứu khoa học, khoa 94 học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước và mở đường cho kỹ thuật, đến lượt mình kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Vì vậy, khoa học đã trực tiếp tham gia vào sản xuất. Hoạt động 2. Tìm hiểu những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học-kĩ thuật 2: Những thành tựu tiêu biểu a. Những thành tựu -GV chia nhóm: + Nhóm 1: Nêu những thành tựu trong lĩnh vực khoa học cơ bản. +Nhóm 2: Nêu những thành tựu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới. +Nhóm 3: Nêu những thành tựu trong ngành năng lượng. +Nhóm 4: Nêu những thành tựu về sáng chế những vật lệu mới. +Nhóm 5: Nêu những thành tựu trong cuộc “cách mạng xanh”(nông nghiệp). -Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: + Nhóm 6: Nêu những thành tựu trong giao thông vận tải. +Các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu Đô-li (bằng phương pháp sinh sản vô tính +Nhóm 7: Nêu những thành tựu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ. +Công bố “Bản đồ gen người” - Trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới: - Sau khi HS tìm hiểu, báo cáo kết quả, GV đối chiếu kết quả, tiến hành phân tích, minh hoạ bằng các hình ảnh cụ thể (qua tranh, ảnh, phim tư liệu) +Chế tao được máy tinh điện tử (thành tựu kỹ thuật quan trọng 95 nhất). Cuối cùng chốt lại ghi lên bảng các nét chính: +Máy tự động và hệ thống máy tự động -Trong ngành năng lượng: Tìm ra nhiều nguồn năng lượng mới: +Năng lượng nguyên tử +Năng lượng mặt trời +Năng lượng gió +Năng lượng thuỷ triều. Năng lượng gió -Về sáng chế những vật ilệu mới: + Chất dẻo Pô-li-me. +Một số loại chất dẻo khác có độ bền và chịu nhiệt lớn.... -Trong cuộc “cách mạng xanh”(nông nghiệp): Năng lượng mặt trời + Áp dụng cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá. -Trong qúa trình tổng kết, GV vừa ghi, vừa phân tích các mặt tích cực và tiêu cực của sự phát triển đó, đồng thời liên hệ với thực tiễn. Chẳng hạn, việc sản xuất ra các loại thuốc trừ sâu, chống sâu bệnh đem lại tác dụng và tác hại gì? Việc lạm dụng thuốc trừ sâu đã làm cho các loại rau quả hiện nay nhiễm độc thế nào? Làm thế nào để bảo vệ được độ phì nhiêu của đất do phân và thuốc hoá học gây ra? +Lai tạo giống mới, sản xuất thuốc trừ sâu... - Trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc: +Chế tạo ra những máy bay siêu âm khổng lồ (T.U 106; Boing 176), tàu hoả siêu tốc (300km/h).. +Các phương tiện thông tin liên 96 Hoặc như, các loại sóng vô tuyến điện, rác thải trong sản xuất công nghiệp, trong vũ trụ đã ảnh hưởng thế nào đến môi trường.?... Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật (làm việc toàn lớp). -GV Nêu câu hỏi: Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật có ý nghĩa và tác động như thế nào đối với sự tiến bộ nhân loại và cuộc sống của con người? -Tiếp đó, GV lần lượt cho HS trả lời câu hỏi: *Ý nghĩa của cuộc CM KH-KT là gì? *Tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật? *Tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật? -GV nhận xét, chốt lại. lạc, phát sóng vô tuyến, truyền hình - Trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ: +Phóng vệ tinh nhân tạo của trái đất.(1957) +Con người bay vào vũ trụ (1961) + Thám hiểm mặt trăng (1969) b. Những tác động, hạn chế * Ý nghĩa: - Cách mạng khoa học – kĩ thuật đánh dấu một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, đem lại sự đổi thay trong cuộc sống của con người (nâng cao chất lượng cuộc sống) * Tác động: - Mặt tích cực: + Nâng cao năng xuất lao động. + Làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới (công nghiệp điện tử, nguyên tử, vũ trụ,) + Làm thay đổi cơ cấu, vị trí các ngành sản xuất (VD ngành than giảm rõ rệt) 97 - GV tích hợp nội dung GDBVMT bằng việc cho HS thảo luận: Những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng KH- CN đã ảnh hưởng tới sự sống và con người như thế nào? Sản xuất vũ khí nguyên tử -> hủy diệt môi trường sống. + Đem đến cho con người những sản phẩm hàng hoá, thiết bị, tiện nghi sinh hoạt mới=>nâng cao chất lượng cuộc sống + Làm thay đổi cơ cấu dân cư lao động (trong nông nghiêp, công nghiệp và dịch vụ). => Hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa. - Mặt tiêu cực: +Gây ra nạn ô nhiễm môi trường (khí quyển, đại dương, sông, hồ, vũ trụ) do các chất thải công nghiệp + Chế tạo ra các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh có sức tàn phá và huỷ diệt lớn, tiêu diệt cả sự sống trên hành tinh. + Làm cho trái đất nóng dần lên (sự biến đổi khí hậu). + Phát sinh những bệnh tật mới 98 Ô nhiễm nguồn nước Rác thải vũ trụ Ô nhiễm không khí -GV cung cấp thêm số liệu: +Năm 1970: thế giới thải ra 40 tỉ tấn chất Rác thải nhựa Nước thải công nghiệp 99 thải/năm. + Năm 2000: 100 tỉ tấn rác thải/năm +Một công dân Mỹ thải 1 tấn rác/năm. +Hàng năm gần 10 triệu tấn dầu và các sản phẩm dầu mỏ thải ra đại dương. + Khí quyển tiếp nhận 20 tỉ tấn khí các-bon- nic/năm=>gây nên những trận mưa bụi các-bo- níc. - Đến đây, GV tiếp tục tích hợp nội dung GDBVMT bằng việc cho HS liên hệ: -Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em như thế nào? -Trước nạn ô nhiễm môi trường, em sẽ làm gì để bảo vệ bản thân, cộng đồng và xã hội? Hoạt động 4: Cá nhân và cả lớp. - GV đặt câu hỏi: Tại sao đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa? Toàn cầu hóa là gì? HS thảo luận và trả lời, GV giải thích làm rõ hơn vấn đề. + Chiến tranh lạnh chấm dứt, xu thế đối thoại trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đã có điều kiện lan ra khắp thế giới, II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó. - Hệ quả của cách mạng khoa học- công nghệ là xu thế toàn cầu hóa, nhất là toàn cầu hóa về kinh tế, diễn ra mạnh sau chiến tranh 100 dẫn tới xu thế toàn cầu hóa, nhất là toàn cầu hóa về kinh tế. + Toàn cầu hóa là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu, hình thành thị trường thế giới và sự phân công lao động quốc tế, sự lưu thông hàng hóa và tư bản, nhân công trên toàn cầu. =>GV chốt lại ý. Hoạt động 5: Cả lớp. - GV đặt câu hỏi: Xu thế toàn cầu hóa được biểu hiện trên lĩnh vực nào? Tại sao nói toàn cầu hóa là xu thế khách quan? HS thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV, lấy ví dụ minh họa. Sau đó GV nhận xét và chốt ý, nhấn mạnh: Xu thế toàn cầu hóa là không thể đảo ngược. - GV đặt câu hỏi: Hãy nêu những tác động của xu thế toàn cầu hóa? HS dựa vào SGK, những hiểu biết của mình để trả lời. Sau đó GV chốt ý. GV đưa câu hỏi và nêu vấn đề học sinh suy nghĩ và trả lời: Tại sao nói: Toàn cầu hóa vừa là cơ hội vừa là thách thức với các nước đang phát triển( trong đó có Việt Nam)? lạnh. - Về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng mạnh mẽ các mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới... - Những biểu hiện của toàn cầu hóa: + Sự phát triển nhanh của thương mại quốc tế. + Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. + Sự sát nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn. + Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực, quốc tế. - Tác động của xu thế toàn cầu hóa: 101 + Mặt tích cực: Xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng nhanh, góp phần vào chuyển biến cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. + Mặt tiêu cực: Cuộc sống của con người kém an toàn; sự bất công, khoảng cách giầu nghèo; nguy cơ hòa nhập dẫn tới hòa tan trong văn hóa, kinh tế..... 3. Củng cố: + GV nhắc lại những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới đến nay. - Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật? 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà. - Liên hệ giữa sự phát triển của kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng với sự ô nhiễm môi trường ở địa phương của HS. 102 KẾT LUẬN Tích hợp trong dạy học nói chung, lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong giáo dưỡng , giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách tiếp cận nội dung, giáo dục chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều đó đặt ra những yêu cầu về nguyên tắc và phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trên đây. 103

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_huong_dan_day_hoc_tich_hop_5868_2066885.pdf