Tăng trưởng xấu

Cần có chính sách hình thành và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của 5 loại thị trường cơ bản: thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học - công nghệ và thị trường bất động sản. Trong bối cảnh VN là thành viên chính thức của WTO, hệ thống văn bản pháp luật cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhằm thực hiện đầy đủ các cam kết của VN với quốc tế. Nghiên cứu thực hiện trước thời hạn một số cam kết nếu thấy có cơ hội thuận lợi và việc thực hiện đem lại lợi ích cho quốc gia. Đây chính là kinh nghiệm thành công của Trung Quốc khi là thành viên của WTO. Bên cạnh đó, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách hành chính để Chính phủ thực sự

pptx15 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng trưởng xấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề thảo luận:Nhóm 2 – Lớp Địa lí Việt Nam 02TĂNG TRƯỞNG XẤUI. Đặt vấn đề: Tăng trưởng phản ánh sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định (thường là 1 năm). Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng hàng đầu, có liên quan mật thiết đến các biến số vĩ mô khác như việc làm, lạm phát, nghèo đói,  Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét tăng trưởng kinh tế (TTKT) trên giác độ số lượng thu nhập tăng thêm thì chưa đủ. Thực tế cho thấy nhiều “loại” tăng trưởng không những không đem đến cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn mà trái lại còn để lại những hậu quả không tốt mà các thế hệ tương lai phải gánh chịu. Nền kinh tế Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy tăng trưởng kinh tế mà Việt Nam xác định là tăng trưởng bền vững, tăng trưởng vì con người, vì một xã hội ngày càng công bằng hơn, dân chủ hơn, tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường. Điều đó cũng có nghĩa là tránh các kiểu tăng trưởng mà ngay từ năm 1996, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã cảnh báo các chính phủ! II. Nội dung:Các kiểu tăng trưởng cần tránh:Thực tế cho thấy nhiều loại tăng trưởng không những không đem đến cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn mà trái lại còn để lại những hậu quả không tốt mà các thế hệ tương lai phải gánh chịu.Năm 1996, UNDP đã chỉ ra 5 loại tăng trưởng xấu để các quốc gia tham khảo, đó là:Đi vào chi tiết, kết quả, cũng như những vấn đề của Việt Nam. Đó là tăng trưởng kinh tế song không mở rộng những cơ hội tạo thêm việc làm hoặc phải làm việc nhiều giờ và có thu nhập rất thấp với những công việc có năng suất lao động thấp trong nông nghiệp và trong khu vực không chính thức.Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 6,9% năm 1998 xuống 6,4% năm 2000 và 5,6% năm 2004; làm cho tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 71,1% năm 1998 lên 74,2% năm 2000 và 79,4% năm 2004. Song việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ còn chậm; nhiều công trình được xây dựng vẫn cần nhiều vốn hơn là lao động. Tỷ trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng do yếu tố vốn đóng góp còn chiếm tới gần 60%, còn do yếu tố lao động chỉ chiếm khoảng 20% và do yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp chỉ chiếm trên 20%.-> Tăng trưởng không việc làmĐi vào chi tiết, kết quả, cũng như những vấn đề của Việt Nam.Đó là tăng trưởng mà thành quả của nó chủ yếu đem lại lợi ích cho người giàu,còn người nghèo được hưởng ít, thậm chí số người nghèo còn tăng thêm, khoảng cách giàu nghèo gia tăng. Trong giai đoạn 1970 - 1985, GNP toàn cầu tăng 40%, nhưng số người nghèo tăng 17%. Trong giai đoạn 1965 - 1980, 200 triệu người có thu nhập trên đầu người giảm, thì đến giai đoạn 1980 - 1993, con số này là hơn 1 tỉ người. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã làm cho tỷ lệ nghèo giảm nhanh: tỷ lệ hộ nghèo lương thực - thực phẩm giảm từ 55% năm 1990 còn 16,5% năm 1995, 9,9% năm 2002 và 7,8% năm 2004; tỷ lệ nghèo phi lương thực - thực phẩm giảm từ 57% năm 1993 còn 37,4% năm 1998, 28,9% năm 2002 và 24,1% năm 2004. Tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo đã gia tăng. So sánh 20% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 20% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số đã gia tăng từ 6,2 lần năm 1993 lên 7 lần năm 1995, 7,6 lần năm 1999 và 8,1 lần năm 2002. Nếu so sánh 10% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 10% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch đã gia tăng từ 10,1 lần năm 1995 lên 10,6 lần năm 1996, 12 lần năm 1999, 12,5 lần năm 2002 và 13,5 lần năm 2004. Đây là cảnh báo cần thiết về 3 mặt: một mặt là chênh lệch chính của một bộ phận người giàu và tình trạng nghèo khó của một bộ phận người nghèo; mặt khác nữa là sự điều tiết của Nhà nước bằng nhiều biện pháp như thuế thu nhập, chính sách phân phối, chính sách xã hội -> Tăng trưởng không lương tâm Đi vào chi tiết, kết quả, cũng như những vấn đề của Việt Nam.Đó là tăng trưởng kinh tế không kèm theo việc mở rộng nền dân chủ hay là việc trao thêm quyền lực, chặn đứng tiếng nói khác và dập tắt những đòi hỏi được tham dự nhiều hơn về xã hội và kinh tế.Việt Nam đã thực hiện đổi mới kinh tế vĩ mô trên 4 mặt (chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, chuyển từ hai thành phần sang nhiều thành phần, chuyển từ nền kinh tế đóng sang nền kinh tế mở, chuyển từ Nhà nước chỉ huy quản lý bằng mệnh lệnh sang Nhà nước pháp quyền quản lý chủ yếu bằng luật pháp); đổi mới trên lĩnh vực phân phối về vai trò của phân phối, về nguyên tắc phân phối, về phương tiện và đối tượng phân phối, về phương thức và công cụ phân phối. Thực chất là dân chủ hóa nền kinh tế. Từ Đại hội IX, Đảng ta đưa thêm mục tiêu "dân chủ" và mục tiêu tổng quát "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". -> Tăng trưởng không có tiếng nóiĐi vào chi tiết, kết quả, cũng như những vấn đề của Việt Nam. Là sự tăng trưởng đã khiến cho nền văn hóa của con người trở nên khô héo. Việt Nam đã gắn tăng trưởng kinh tế với phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, song sự phát triển văn hóa hiện đang chậm hơn về kinh tế cần được cảnh báo. -> Tăng trưởng không gốc rễĐi vào chi tiết, kết quả, cũng như những vấn đề của Việt Nam.Là tăng trưởng mà thế hệ hiện nay phung phí những nguồn lực mà các thế hệ trong tương lai cần đến.Việt Nam đã đưa ra chủ trương tăng trưởng bền vững, tức là tăng trưởng nhanh gắn với sự phát triển bền vững và đạt được những kết quả tích cực, như tỷ lệ che phủ rừng đã tăng từ 28% cách đây dăm năm nay lên 37%; Luật Bảo vệ môi trường sớm được thông qua... Tuy nhiên môi trường đang bị xuống cấp từ đất, nước; không khí, chất thải rắn... là một thực tế cần cảnh báo.Tăng trưởng kinh tế tràn lan và không được kiểm soát tại nhiều nước đã đổ chất thải vào các khu rừng, làm ô nhiễm sông ngòi, phá hủy tính đa dạng sinh vật và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tình trạng tàn phá và hủy hoại này đang gia tăng, được sự thúc đẩy ồ ạt bởi nhu cầu trong các nước giàu, sự ngăn chặn lãng phí không thỏa đáng của các nước đang phát triển và áp lực của những người nghèo bị đẩy ra những khu đất ngoại biên ở những nước nghèo... Nếu không sớm thực thi việc ngăn chặn lãng phí và những kiểm soát ô nhiễm một cách nghiêm khắc thì xu hướng đó sẽ dẫn tới những hậu quả mang tính thảm họa.-> Tăng trưởng không tương laiMột số giải pháp hạn chế tăng trưởng xấuThay đổi tư duy về mô hình TTKT, TTKT cần dựa trên nền tảng coi trọng chất lượng..Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố chính quyết định tốc độ và chất lượng của TTKT.Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Theo đó, trong dài hạn cần từ bỏ quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh theo chiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động, mà chuyển dần sang mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ.Thay đổi tư duy về mô hình TTKT, TTKT cần dựa trên nền tảng coi trọng chất lượng..Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Trước hết, tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Cần đầu tư có trọng tâm để tạo sự bứt phá của một số công nghệ cao có tác động tích cực đến sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học tham gia trao đổi sản phẩm công nghệ trên thị trường. Nên sử dụng FDI như là xung lực để tạo hiệu ứng lan toả thúc đẩy công nghệ phát triển. Tiếp theo, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về đầu tư theo hướng loại bỏ tình trạng khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh. Từ đó, tăng cường tính công khai, minh bạch và thực hiện đầu tư có hiệu quả, tránh dàn trải. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và thực hiện quản lý đầu tư theo quy hoạch. Khắc phục tình trạng tiêu cực, lãng phí, thất thoát trong đầu tư, tăng cường công tác giám sát đầu tư, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định về quản lý đầu tư. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước nhằm thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân. Đồng thời, tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngoài nước, cụ thể là FDI và ODA.Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực chất chính là tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Giải pháp trước mắt đó là nâng cao trình độ văn hoá và trình độ nhận thức cho người lao động. Phấn đấu hoàn thành chiến lược phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học, tiến tới thực thi chiến lược phổ cập THPT. Từng bước xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dạy nghề hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Cùng với đó, cần tiếp tục đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình của các cơ sở đào tạo để tăng tính thực tiễn, sát với thực tế VN, theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và thế giới. Chất lượng đội ngũ gv và cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo cũng cần được nâng cao trên tất cả các mặt. Nhà nước có chính sách thiết thực khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, có trình độ quản lý thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài để đào tạo người lao động. Trong đó chú trọng hướng các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực: đào tạo nghề, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đại học và sau đại học, Các lĩnh vực này có khả năng tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư, đồng thời cần phát triển nhanh để đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH đất nước. Bên cạnh đó, tăng cường vận động ODA cho giáo dục ở mọi cấp học, ưu tiên cho cấp phổ cập, dành một tỷ lệ thích đáng vốn ODA (kể cả đi vay ưu đãi) đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố chính quyết định tốc độ và chất lượng của TTKT. Cần có chính sách hình thành và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của 5 loại thị trường cơ bản: thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học - công nghệ và thị trường bất động sản. Trong bối cảnh VN là thành viên chính thức của WTO, hệ thống văn bản pháp luật cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhằm thực hiện đầy đủ các cam kết của VN với quốc tế. Nghiên cứu thực hiện trước thời hạn một số cam kết nếu thấy có cơ hội thuận lợi và việc thực hiện đem lại lợi ích cho quốc gia. Đây chính là kinh nghiệm thành công của Trung Quốc khi là thành viên của WTO. Bên cạnh đó, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách hành chính để Chính phủ thực sựHoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxtang_truong_xau_1_6535.pptx
Luận văn liên quan