Thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ trung đại

Bốn phát minh trên có giá trị to lớn trong lịch sử phát triển khoa học kĩ thuật của thế giới. Francis Bacon đã chỉ rõ: nghề in, thuốc súng, kim chỉ nam – “ba loại này đã thay đổi bộ mặt thế giới, loại thứ nhất trên bình diện văn học, loại thứ hai trên bình diện chiến tranh, loại thứ ba trên bình diện hàng hải, ”. K.Marx cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những phát minh đó đối với sự ra đời của xã hội tư bản.

ppt78 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 15074 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ trung đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUÁT 1. Chữ viết. 2. Văn học : a. Kinh thi b. Thơ Đường c. Tiểu thuyết chương hồi Minh – Thanh 3. Sử học. 4. Nghệ thuật : a. Kiến trúc b. Điêu khắc c. Hội họa 5. Khoa học tự nhiên : a. Toán học b. Thiên văn học và phép làm lịch c. Y dược học 6. Địa lý học. 7. Nông học. 8. 4 phát minh lớn. Những thành tựu chính của Trung Quốc Chữ viết : * Ban đầu, người Trung Quốc dùng phương pháp truyền miệng. Sau đó đến thời Hoàng Đế đã biết dùng cách thắt nút dây thừng để ghi nhớ sự việc. * Chữ giáp cốt - Là loại chữ đầu tiên của Trung Quốc, xuất hiện vào thời nhà Thương. Chữ này được khắc trên mai rùa hoặc xương thú. - Đặc điểm của chữ này là : + Đường nét nhỏ và dài, nét gập ngay ngắn. + Kết cấu không thống nhất, to nhỏ khác nhau. + Cách viết linh hoạt, chữ dị thể nhiều. - Sau này, do yêu cầu ghi chép các động tác và khái niệm, trên cơ sở chữ tượng hình đã phát triển thành chữ biểu ý và hài thanh Chữ giáp cốt xuất hiện được phát minh cách đây khoảng 3000 năm Bảng mã chữ giáp cốt với chữ Trung Quốc hiện đại * Kim văn - Đến thời Tây Chu, số lượng chữ ngày càng nhiều. Điều đó đòi hỏi người Trung Quốc phải sáng tạo ra loại chữ mới đơn giản hơn. - Chữ viết tiêu biểu thời kỳ này là kim văn hay còn gọi là chung đỉnh văn Kim văn từ đời Thương đã có nhưng còn ít. Đến thời Tây Chu, nhà vua thường đem ruộng đất và người lao động ra ban thưởng cho các quý tộc. Mỗi lần như vậy, vua Chu thường ra lệnh đúc đỉnh đồng và ghi sự việc ấy lên đỉnh để làm kỉ niệm, do đó kim văn thời kỳ này rất phát triển. Ngoài ra chữ viết thời kỳ này còn được viết trên trống đá và thẻ tre. * Kim văn (tt) Đặc điểm của chữ viết thời kỳ này : + Đường nét to rộng, nét gập hơi tròn. + Kết cấu khá thống nhất, kích cỡ đồng đều. + Đường nét hoá, ký hiệu hoá nhiều hơn tính tượng hình. + Chữ hình thanh xuất hiện nhiều, nhưng chữ dị thể vẫn còn khá lớn. Bảng so sánh chữ Kim văn và chữ Trung Quốc ngày nay * Chữ Đại Triện - Được xem là tên gọi chung của các chữ viết cổ của Trung Quốc. - Đồng thời cũng có thể được xem là loại văn tự thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến nước Tần. Còn được gọi là Trứu văn. Kiểu chữ Đại triện tiêu biểu là kiểu chữ được khắc trên "thạch cổ" (đá hình chiếc trống) vào năm 770 TCN (năm thứ 8 đời Tần Tương Công) , được gọi là "Thạch cổ văn". Chữ Xa (xe) - Đặc điểm của thể chữ Đại triện là: + Đường nét hoá cách viết, nét gập tròn trịa. + Thể chữ đều đặn, vuông vức hơn. Chữ Tiểu triện : - Đến thời Tần, Lý Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ khác , cải tiến cách viết tạo thành loại chữ thống nhất là chữ tiểu triện. - Thịnh hành sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước (Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy), tiêu biểu là thể chữ được khắc trên núi Thái Sơn, gọi là "Thái Sơn khắc thạch". Thái Sơn khắc thạch - Chữ Tiểu triện là kết quả của phong trào chuẩn hoá chữ Hán lần thứ nhất trong lịch sử Trung Quốc, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của chữ Hán, khiến chữ Hán từ giai đoạn văn tự biểu hình chuyển sang giai đoạn văn tự biểu ý. - Đặc điểm của thể chữ này là: +Giảm bớt tính đồ hoạ, hướng đến ký hiệu hoá văn tự. + Xoá bỏ một loạt chữ dị thể. Chữ Lệ : - Xuất hiện từ cuối thời Tần Thủy Hoàng (221 – 206 TCN) đến thời Hán Tuyên Đế (73 – 49 TCN). - Đặc điểm : + Chữ viết theo nét rõ ràng. + Thoát ra khỏi tính tượng hình, nghiêng về ký hiệu hoá. + Tăng cường giản hoá nét bút. Trong quá trình phát triển chữ Hán, chữ Lệ có ý nghĩa vạch thời đại, là ranh giới của cổ kim văn tự. Chữ Khải : - Còn được gọi là “chính thư”, “chân thư” với ý nghĩa quy củ chỉnh tề, xứng đáng làm khuôn mẫu. - Chữ Khải phát triển trên cơ sở chữ Lệ, được dùng nhiều vào cuối thời Hán, thịnh hành vào thời Ngụy Tấn, và được dùng cho đến tận ngày nay. - Đặc điểm của thể chữ này là: nét bút ngay thẳng, kiểu chữ ổn định, kết cấu chặt chẽ. Chữ Khải đã được định hình hoá, có quá trình sử dụng dài nhất. Ảnh hưởng của chữ viết Trung Quốc đến các nước khác trên thế giới Chữ viết Trung Quốc không chỉ tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Quốc mà còn có những ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành chữ viết của các nước lân cận như : Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản… * Ở bán đảo Triều Tiên : Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Triều Tiên, đồng thời các học giả người Triều Tiên đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều Tiên Vào khoảng thế kỷ XV, ở Triều Tiên xuất hiện chữ ký âm, được gọi là Hangul (한글) hay Chosŏn'gŭl (조선글), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. * Ở Nhật Bản Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji vào khoảng thế kỷ IV, V TCN. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana. Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Man-yogana được đơn giản hóa thành Hiragana và Katanaka Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật . * Ở Việt Nam Trong suốt thời gian Bắc thuộc, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán Việt. Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Sau này, khi giành được độc lập, tuy không bị lệ thuộc nhưng vẫn bị ảnh hưởng nặng nề về chữ viết. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, hay âm Hán Việt. 2. Văn học : Văn học Trung Quốc thời kỳ này hết sức phát triển với nhiều thể loại như thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết,… a. Kinh thi Kinh thi là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc. Được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Trên cơ sở những bài thơ sưu tầm tập hợp lại thành tác phẩm gọi là Thi, Khổng tử đã biên soạn chỉnh lý một lần nữa. Đến thời Hán, Nho giáo được đề cao, Thi được gọi là Kinh thi. a. Kinh thi (tt) Kinh Thi gồm 305 bài, chia làm 3 phần là Phong, Nhã, Tụng. Phong là dân ca của các nước tên gọi là Quốc Phong. Nhã gồm có 2 phần gọi là Tiểu Nhã và Đại Nhã. Tụng bao gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng và Thương Tụng là những bài thơ do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát khi cúng tế. Trong các phần đó, Quốc Phong có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao nhất. Bằng lời thơ gọn gàng, thanh thoát, mộc mạc nhưng đầy hình tượng các tác phầm này đã nói lên sự áp bức bóc lột và cảnh giầu sang của giai cấp thống trị và nỗi khổ cực của nhân dân. Ví dụ như trong bài Chặt gỗ đàn: b. Thơ Đường Thời Đường là thời kỳ huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc (618-907). Trong gần 300 năm tồn tại, thời Đường đã để lại tên tuổi của trên 2000 nhà thơ với gần 50000 tác phẩm Thơ Đường không những có số lượng rất lớn mà còn có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. b/ Thơ Đường (tt) Các nhà thơ thời Đường sáng tác theo 3 thể : Từ, Cổ phong và Đường luật Từ là một loại thơ đặc biệt ra đời giữa đời Đường, kết hợp chặc chẽ với âm nhạc. Cổ phong : là thể thơ tương đối tự do, không bị ràng buộc với số lượng chữ trong một câu, về niêm luật, đối, về cách gieo vần. Đường luật gồm 3 dạng chính : bát cú, tuyệt cú và bài luật. Trong số các thi nhân đời Đường còn lưu tên tuổi đến ngày nay thì Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị là ba nhà thơ tiêu biểu nhất. * Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê Miên Châu (Tứ Xuyên). Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại sau Khuất Nguyên. Thơ ông tập trung miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, thắm đượm tình yêu đất nước,nhân dân, đồng thời thể hiện tính cao ngạo, coi thường quyền quý, lớn tiếng đã kích các thế lực phong kiến đen tối,…. Nhưng bên cạnh những áng thơ kinh điển, ông cũng có những bài thơ “ đắm mình “ trong rượu và thoát tục du tiên. Đặc điểm nghệ thuật : thơ Lý Bạch đẹp, hào hùng, bút thế linh hoạt. Ông đã lại trên 1200 bài thơ, tiêu biểu nhất là bài : hàn lộ nan, xa ngắm thác núi lư, mộng du thiên mu ngâm lưu biệt,…. Lý Bạch (701 – 762) Đỗ Phủ (712-770) tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng Dã Lão, Tương Dương ( Hồ Bắc). Ông sống trong thời đại mà xã hội thời Đường đi từ thịnh đến suy. Thơ Đỗ Phủ phản ánh chân thực các mặt đời sống trước và sau loạn An Sử, chan chứa lòng yêu thương tổ quốc và tình cảm nồng hậu với nhân dân. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại trong lịch sữ văn học Trung Quốc. Bên cạnh nội dung tư tưởng sâu sắc, là nghệ thuật biểu hiện siêu phàm, ảnh hưởng rất lớn nđến sự phát triển thơ ca sau này. Trong số 1400 bài thơ truyền đời của ông, tiêu biểu nhất là các tác phẩm : Phó Phụng Tiên huyện Vinh Hoài, NGũ bách tự, Bắc chinh, Thạch Hào lại (Viên lại ở Thạch Hào)… Đỗ Phủ (712- 770) Bạch Cư Dị (772-846) tự Lạc Thiên, quê Hạ Khuê (Thiểm Tây. Ông là người đề xướng dùng thể tân nhạc để viết những đề tài mới về thời sự. Bạch Cư Dị chủ trương thơ ca phải phản ánh nổi thống khổ của nhân dân, đồng thời vạch trần cuộc sống hoang dâm và nền chính tị lừa bịp của giai cấp thống tri… Số lượng thơ ông khá nhiều: 2800 bài, tiêu biểu là các bài Mại tháng ông, Khinh phì , Thượng Dương bạch phát nhân. Đỉnh cao của thơ Bạch Cư Dị là hai bài Trường hận ca và Tùy bà hành. Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị được ví như những ngôi sao sáng chói trên thi đàn cổ điển Trung Quốc, có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến thơ ca Trung Quốc mà còn tác động đến nền văn học của các quốc gia trong khu vực. Bạch Cư Dị (772-846) c. Tiểu thuyết Minh Thanh Tiểu thuyết là loại hình văn học mới xuất hiện và phát triển từ thời Minh – Thanh. Dựa vào các câu chuyện lưu truyền trong dân gian, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết chương hồi phong phú về nội dung và hình thức. Các tiểu thuyết tiêu biểu nhất trong thời kỳ này là bộ Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung,Tây du kí của Ngô Thừa Ân và Thủy Hử của Thi Nại Am đời Nhà Minh và Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh và Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử đời Nhà Thanh. Bộ ba tiểu thuyết này trở thành di sản quý báu trong nền văn học Trung Quốc và trong kho tàng văn học thế giới. * Tam quốc chí diễn nghĩa do La Quán Trung tiếp thu từ truyền thuyết dân gian,rồi căn cứ vào sự thật lịch sử, gia công chỉnh lý mà viết thành sách. Mặc dù có hư cấu nhưng cốt truyện phù hợp với sự thật lịch sử và hợp tình hợp lý, đậm đà tính nghệ thuật chân thực. Sách kể lại lịch sử từ năm 184 đến 280 sau CN, khắc họa cuộc đấu tranh giữa 3 nước Ngụy, Thục, Ngô, phơi bày xã hội đen tối mục nát và nổi thống khổ của nhân dân thời loạn lạc. La Quán Trung Tây du kí do Ngô Thừa Ân sáng tác, miêu tả 81 hồi gian truân mà thầy trò Đường Tăng đã trải qua và chiến thắng. Toàn bộ tác phẩm bậc lên tinh thần lãng mạn, tính châm biếm hài hước và tính chất chống phong kiến. Các nhân vật trong tác phẩm Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân Hồng lâu mộng do Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc sáng tác Tác phẩm miêu tả cảnh hưng suy của một gia đình phong kiến và chuyên tình của đôi nam nữ Giả Bảo Ngọc- Lâm Đại Ngọc. Qua đó, tác phẩm khắc họa rõ nết bộ mặt phong kiến Trung Quốc mạc kì, phê phán chế độ thi cử, quan trường và lễ giáo phong kiến, nêu khác vọng tự do…Nó có tác dụng chống lại ý thức hệ phong kiến. Hồng lâu mộng là tiểu thuyết có giá trị, xứng đáng là một kiệt tác của nhân loại. Bìa tác phẩm Hồng lâu mộng 3. Sử học Trung Quốc là nước có nền sử học phát triển sớm và là nước có kho tàng sử học rất phong phú. Các tác phẩm sử học nổi tiếng thời kỳ này là Xuân thu của Khổng Tử, Sử ký của Tư Mã Thiên, Hán thư của Ban Cố, ngoài ra còn có các tác phẩm Sử thông, Thông điển và tư trị thông giám. Đến thời Minh – Thanh, đã biên soạn được một số tác phẩm đồ sộ. Đó là Vĩnh Lạc Đại Điển, Cổ kim đồ thư tập thành và Tứ khố toàn thư. Xuân Thu Được Khổng Tử biên soạn trên cơ sở quyển sử của nước Lỗ, đó được xem là quyển sử do tư nhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc. Tác phẩm này ghi chép lại các sự kiện lịch sử trong 242 năm từ năm 722 đến năm 481 TCN. Sách đã ghi chép lại các sự kiện lớn về chính trị, quân sự, ngoại giao của 24 nước chư hầu với 18000 chữ Đánh giá về tác phẩm này, Sử kí nói: “Từ khi cái nghĩa của sách Xuân thu lưu hành, loạn thần tặc tử trong thiên hạ đều sợ hãi.”. Đến thời Hán tác phẩm trở thành một trong Ngũ kinh của nhà Nho. Sử kí Với tác phẩm này của nhà sử học Tư Mã Thiên, sử học Trung Quốc đã trở thành lĩnh vực độc lập. Tác phẩm này đã ghi chép lịch sử gần 3000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế. Toàn bộ tác phẩm bao gồm 12 bản kỉ, 10 biểu, 8 thư, 30 thế gia, 70 liệt truyện Như vậy, tác phẩm sử kí đã ghi lại mọi mặt trong xã hội như chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao… của Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử đó. Đây cũng là một tác phẩm rất có giá trị về mặt sử liệu cũng như về tư tưởng. Vĩnh lạc đại điển Do Minh Thành Tổ tổ chức biên soạn Tác phẩm này bao gồm các nội dung : chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo,… Đó là một công trình tập thể của hơn 2000 người làm việc trong 5 năm. Bộ sách gồm 11095 tập, là bộ Bách khoa toàn thư rất lớn của Trung Quốc thời kỳ này. Tiếc rằng năm 1900 khi liên quân 8 nước đế quốc đánh vào Bắc Kinh, nhiều công trình văn hóa đã bị cướp, đốt hoặc bị phá hủy. Vì vậy đến nay chỉ còn hơn 300 tập. Một số phần của Vĩnh Lạc Đại Điển Tuy nhiên, tác phẩm cũng cho thấy được khả năng biên soạn các bộ sách lớn, lưu giữ tư liệu của người Trung Quốc hết sức to lớn. 4. Nghệ thuật. a. Kiến trúc Trung Quốc là nước có nền kiến trúc phát triển rực rỡ với nhiều công trình kiến trúc độc đáo có tầm cỡ quốc tế. Có thể chia lịch sử kiến trúc Trung Quốc thành 4 thời kỳ: - Giai đoạn I (475 TCN – 221 TCN) với các công trình tiêu biểu : thành Trường An, Vạn lý trường thành. - Giai đoạn II (221 TCN – 907) với các công trình tiêu biểu : chùa Phật Quang (Ngũ Đài Sơn), tháp Giang Thiên (Kim Sơn), các thành phố Lạc Dương, Thành Đô,… - Giai đoạn III (907 – 1368) với các công trình tiêu biểu : tháp Xá Lợi, Tây Hạ (Nam Kinh), tháp Thiên Minh (Bắc Kinh), tháp Giang Thiên (Giang Tô). - Giai đoạn IV (1368 – 1849) với các công trình kiến trúc tiêu biểu : Cố Cung, Viên Minh viên. a. Kiến trúc (tt) * Các đặc điểm trong kiến trúc Trung Quốc : - Thường dùng vật liệu kết cấu bằng gỗ, bố trí thành quần thể kiến trúc, ở giữa là sân, bốn phía là nhà vây lại, lấy gian nhà làm đơn vị cơ bản. Cung điện, đền chùa đều xây dựng cùng một kiểu, chỉ khác về quy mô, kiểu dáng mà thôi. - Gia công nghệ thuật ngay trên cấu kiện của kiến trúc. - Sự bố trí các màu trong bố cục tương phản tôn tạo lẫn nhau. - Có sự phản ánh đời sống tâm linh của người Trung Quốc như : lòng tin vào thánh thần, tôn thờ trời đất, thuyết Âm dương ngũ hành,… * Vạn lý trường thành Là công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc trong suốt 2500 năm nhằm chống lại sự xâm lăng của các dân tộc phương Bắc. Trường thành được xây dựng từ năm 420 đến năm 221 TCN. Sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đã huy động 30 vạn người nối trường thành của các nước Yên, Triệu, Tần và sửa sang lại Trường thành dài 6700 km, chạy qua địa phận 6 tình miền Tây, Tây Bắc và Đông Bắc. Các triều đại kế tiếp, triều nào cũng cho xây dựng và tu bổ. Đặc biệt, triều Minh đã cho tu bổ trong 100 năm. Nguyên liệu chủ yếu là gạch vồ, đá tảng. Trường thành gồm 4 bộ phận chủ yếu : tường thành, cửa ải, đài thành, phong hỏa đài. Công trình là thành quả lao động và sáng tạo của hàng triệu người Trung Quốc, không chỉ cho thấy sức mạnh của Đế quốc Trung Hoa thời kỳ này, mà còn chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa. Vạn Lý Trường Thành * Trường An Là thành thị cổ nổi tiếng của Trung Quốc, là nơi đóng đô của các triều đại từ Hán đến Tùy, Đường, kéo dài hơn 1000 năm. Được cho là đã được thành lập vào năm 202 TCN, thời Hán Cao Tổ. Được nhiều triều đại liên tục tu bổ, xây dựng. Thời Tùy, Tùy Văn Đế xây thêm một tòa thành mới là Đại Hưng thành, rộng 84 km2. Đời Đường tiếp tục được mở rộng thêm. Đăc biệt, khu Thái Minh cung la một quần thể kiến trúc gồm 30 tòa thành, điện, đường lớn nhỏ và các vườn hoa tuyệt mỹ. Thời đó, Trường An đã tiếp nhiều thương nhân từ các nước đến buôn bán, nhiều du học sinh đến tìm hiểu văn hóa và là nguôn cảm hứng cho các thi sĩ đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Đến nay, tòa thành vẫn được xem là biểu tượng đặc trưng cho thành tựu kiến trúc Trung Quốc. * Tử Cấm Thành Là một quần thể kiến trúc có quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao, được bảo tồn ở Bắc Kinh. Được xây dựng vào thời Minh – Vĩnh Lạc thứ 4 (1406). Đây là cung điện của 24 đời vua thời Minh – Thanh. Được xây dựng trong một khu đất rộng hình chữ nhật 720000 m2., gồm hơn 1000 ngôi nhà và cung điện. Trong đó, Điện Thái Hòa là lớn nhất, diện tích 3270 m2, cao 36m, có 12654 con rồng được khắc theo nhiều tư thế khác nhau. Công trình này cho thấy rõ tài hoa của nhân dân Trung Quốc, là đỉnh cao của nghệ thuật thời Minh Thanh. Đây cũng là minh chững rõ nét cho sức mạnh của Trung Hoa thời kỳ này. Sơ đồ Tử Cấm Thành Di Hòa Viên Di Hòa Viên Quảng Trường Thiên An Môn Thiên Đàn (Bắc Kinh) b. Điêu khắc Nghệ thuật điêu khắc Trung Quốc đã có từ lâu đời và chiếm vị trí khá đặc biệt trong nền nghệ thuật nước này. Cách đây 6000 năm, người Trung Quốc đã biết dùng ngọc để chế tác thành đồ trang sắc đeo trước cổ. Đây là kỹ thuật ngọc điêu sớm nhất ở Trung Quốc cũng như trên thế giới. Cuối thời Thương, xuất hiện kĩ thuật điêu khắc đá, đến Tần Hán, đạt trình độ phát triển cao, tiêu biểu là cặp tượng “Tần Ngẫu” đời Tần, tượng “Lạc Sơn đại phật” cao 71 mét, được xem là tượng phật lớn nhất thế giới, do hòa thượng Hải Thông khai tac. Tiếp đó là tượng phật “nghìn mắt, nghìn tay” và 500 vị la hán của Dương Huệ Chi. Đến đời Tống có “Vạn tự bi” dựng tại Linh Nhan Sơn (Tô Châu) rộng 2,97m, có 39 vạn chữ. Điều đó cho thấy, nghệ thuật thạch điêu của Trung Quốc hết sức phát triển và rất đáng kinh ngạc. Tượng Lạc Sơn Đại Phật Tượng Lạc Sơn Đại Phật c. Hội họa Hội họa ở Trung Quốc hình thành và phát triển rất sớm đồng thời đạt được nhiều thành tựu lớn. Ngay từ thời đại đồ đá mới, người Sơn Đỉnh Động đã dùng khoáng thạch hồng đỏ để trang trí các công cụ bằng đá, xương và trên gốm. Thời Chiến Quốc, người ta đã biết dùng đường nét để tạo hình, tự xác định phong cách hội họa, tiêu biểu là “Phượng quỳ mĩ nữ” và “Nhân vật ngự long”. Cho thấy 2000 năm trước, hội họa Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao. Thời Hán, người ta đã vẽ trên lụa, tường, đất nung và tượng đá. Thời Đường, các họa gia vẽ người là chủ yếu, trong đó tiêu biểu Ngô Đạo Tử, Trương Tuyên, Chu Phòng. Ngô Đạo Tử vẽ hơn 300 bức ở Trường An, Lạc Dương. Ông vẽ mỗi người mỗi vẻ, đường nét biến hóa, màu sắc phong phú. Thời Minh Thanh, đề tài phần lớn là thiên nhiên. Tác phẩm Khổ qua hòa thượng họa ngữ lục của Thạch Thọ là cuốn sách về lịch sử hội họa có ảnh hưởng đến nền hội họa đời sau. Tranh đời Minh Tranh đời Đường 5. Khoa học tự nhiên a/ Toán học Toán học ở Trung Quốc được phát triển rất sớm và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chu bễ toán kinh Được sáng tác vào đời Tây Hán Nội dung của tác phẩm nói về lịch pháp, thiên văn, hình học, số học…đặc biệt là tác phẩm toán học Trung Quốc sớm nhất nói về mối quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông giống như định lý pitago. Cửu chương toán thuật Được sáng tác vào thời Đông Hán. Tác phẩm này chia thành 9 chương, trong đó chứa đựng các nội dung như 4 phép tính, phương pháp khai căn bậc 2 và bậc 3, phương trình bậc 1, số âm số dương, cách tính diện tích các hình, thể tích các hình khối, quan hệ 3 cạnh tam giác vuông,… a. Toán học (tt) Lưu Huy Ông có công chú giải sách “Cửu chương toán thuật” Tìm được số pi bằng tỉ số 3927 Tổ Xung Chi Bên cạnh việc chú giải Cửu chương toán thuật, ông là người sớm nhất thế giới tìm được số pi chính xác gồm 7 số lẻ nằm giữa 3.1415926 và 3.1415927. Sau này, Trung Quốc cũng xuất nhiều nhà toán học có tên tuổi như Nhất Hạnh, Vương Hiểu Thông đời Đường, Giả Hiến, Thẩm Quát đời Tống Đến thời Tống Nguyên, người Trung Quốc đã phát minh ra chiếc bàn tính, rất thuận lợi cho việc tính toán. Một trang trong Cửu chương toán thuật Tổ Xung Chi b. Thiên văn và phép làm lịch * Thiên văn Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn (nửa cuối thiên kỷ III TCN) người Trung Quốc đã biết quan sát thiên văn. Đến thời Thương, trong tài liệu ghi bằng chữ giáp cốt đã có chép về nhật thực và nguyệt thực, đó là những tài liệu sớm nhất thế giới về mặt này. Sách Xuân Thu của Khổng Tử có chép trong vòng 242 năm có 37 lần nhật thực, nay đã chứng minh được 37 lần hoàn toàn chính xác Thiên ngũ hành chí sách Hán thư thì chép Ất Mùi, năm 28 TCN, “Mặt trời hiện ra màu vàng, có điểm đen lớn như cục sách hiện ra giữa mặt trời.” Đó cũng là tài liệu sớm nhất nói về điểm đen trong mặt trời. * Thiên văn (tt) Trương Hành Là nhà thiên văn nổi tiếng nhất Trung Quốc (78-139) Biết ánh sáng mặt trăng là do nhận được từ mặt trời, lần đầu tiên giải thích đúng đắn hiện tượng nguyệt thực. Ông sáng tác ra tác phẩm “Linh hiến”, trong đó ghi chép những chi thức về thiên văn học lúc bấy giờ. Đồng thời có những nhận thức đúng đắn về vũ trụ là vô hạn, sự vận hành của hành tinh nhanh hay chậm là do cự li cách quả đất gần hay xa. Đồng thời ông tạo ra một mô hình dùng sức nước để chuyển động gọi là “hồn trương” khi mô hình này chuyển động thì các vì sao trên bầu trời cũng di chuyển giống như tình hình thực ngoài đời. Trương Hành Hồn Thiên Nghi tại Nam Kinh Hồn Thiên Nghi tại Bắc Kinh Hồn Thiên Nghi tân tiến * Phép làm lịch Theo truyền thuyết, ngay từ thời Hoàng Đế (nửa cuối thiên kỉ III TCN) người Trung Quốc đã biết làm lịch. Qua nhiều lần điều chỉnh, đến thời Hạ, Thương, lịch Mặt trăng đã tương đối hoàn chỉnh nhờ biết kết hợp giữa vòng quay của Mặt trăng xung quanh Trái Đất với vòng quay của Trái Đất xung quanh mặt trời để đặt lịch. Đến thời Xuân Thu, người Trung Quốc cải tiến lịch cũ thành một loại lịch mới gọi là Lịch Thái Sơ. Lịch này lấy tháng giêng âm lịch làm tháng đầu năm, từ đó được dùng đến ngày nay, đồng thời người Trung Quốc đã biết chia một năm thành 4 mùa, có 8 tiết là Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí. * Phép làm lịch Về cách đo thời gian, người Trung Quốc đã chia một ngày đêm thành 12 giờ và dùng 12 địa chi ( Tí, Sửu,…) để đặt tên giờ. Mỗi giờ chia thành 8 khắc. Người Trung Quốc cũng có nhiều công cụ đo thời gian khác nhau như “khuê” hay “nhật quỹ”. Khuê Nhật quỹ c. Y dược học Nền y dược học của Trung Quốc có lịch sử lâu đời và vẫn giữ được vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay không những ở Trung Quốc mà cả trên thế giới. * Hoàng Đế nội kinh Được sáng tác vào thời Chiến Quốc. Đúc kết các lí luận về Đông Y và được xem là sách kinh điển bậc nhất của y học cổ truyền Trung Quốc. Giới thiệu đầy đủ các học thuyết về sinh lý và bệnh lý, chỉ rõ chức năng của từng bộ phận trên cơ thể người đồng thời đưa ra nguyên tắc “tìm mầm mống phát sinh” để trị bệnh * Thương hàn tạp bệnh luận Được Trương Trọng Cảnh sáng tác vào thời Hán Không chỉ nhấn mạnh đến nguyên tắc trị liệu mà còn cụ thể hóa nhiều khái niệm trong Nội kinh, mở đường cho cách chữa trị biên chứng kiểu Đông Y. Đến nay, sách vẫn là một tài liệu tham khảo có giá trị trong ngành đông y của Trung Quốc. c. Y dược học (tt) Trên các lĩnh vực của Y dược học, Trung Quốc cũng có nhiều thành tựu: Về khoa học lâm sàng, Hoàng đế nội kinh đã ghi chép tỉ mỉ vị trí các huyệt, cách châm. Thời Hán có nhiều lương y châm cứu giỏi như Thuần Vu Y, Hoa Đà. Châm cứu không chỉ phát triển ở Trung Quốc mà còn lan rộng ra các nước láng giềng. Về thuốc, Trung Quốc cổ trung đại đã có nhiều tác phẩm đề cập về dược liệu như : Sơn Hải Kinh thời Tiên Tần, Thần Nông bản thảo kinh thời Hán, Tân tu bổn thảo thời Đường. Nổi bật hơn cả là Bản thảo Cương mục của Lý Thời Trân thời Minh, ghi lại 1892 loại dược liệu, 1162 bức tranh và cách chế 11096 loại thuốc. Cuôn sách này được Darwin xem là bộ Bách khoa toàn thư của Trung Quốc cổ đại. c. Y dược học (tt) Bên cạnh những thành tựu trên, ở Trung Quốc thời kỳ này cũng xuất hiện một loạt các danh y nổi tiếng, được lưu truyền đến ngày nay. * Hoa Đà (?-208) : Ông là một thầy thuốc đa năng, giỏi về các khoa nội, ngoại, phụ, nhi và châm cứu. Ông phát minh ra phương pháp dùng rượu gây mê trước khi mổ. Ông chủ trương luyện tập thân thể để khỏe mạnh, và đã soạn ra bài thể dục “Ngũ cầm hý”, bắt chước động tác của 5 loài thu” Hoa Đà (?-208) * Lý Thời Trân (1518-1593) Là nhà y dược nổi tiếng thời Minh. Ông sưu tầm và biết rất nhiều loại thuốc và bài thuốc chữa bênh. Tác giả cuốn “Bản thảo cương mục”, ghi chép 1892 loại thuốc. c. Y dược học (tt) Một trang của “Bản thảo cương mục” Lý thời Trân (1518-1593) 6. Địa lý học Trong lĩnh vực này, Trung Quốc cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Về địa lý tự nhiên, tiêu biểu nhất là cuốn Sơn Hải Kinh viết cuối thời Xuân Thu. Sách lấy sông núi làm đối tượng nghiên cứu chính, phản ánh quan niệm xưa của người Trung Quốc. Ngoài ra còn có cuốn Vũ Cống được biên soạn vào cuối thời Chiến Quốc có giá trị tham khảo lịch sử - địa lý. Địa đồ học là ngành quan trọng và đã có từ lâu đời. Thời Chu đã có bản đồ nhưng không bảo tồn được. Năm 1986, Ở trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, người ta phát hiện được 7 tấm bản đồ, có niên đại sớm hơn tấm bản đồ của đế quốc La Mã 300 năm. Ngoài ra Trung Quốc thời này còn có nhiều nhà địa lý nổi tiếng như Bùi Tú (224-271 TCN), được xem là người đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã giới thiệu phương pháp vẽ bản đồ, đặt nền móng cho khoa học bản đồ Trung Quốc. Thời Đương còn có Giả Đam (730 – 805), thời Tống có Thẩm Quát là những nhà địa lý học nổi tiếng trong lịch sử Trung QUốc 7. Nông học Nghề trồng trọt Trung Quốc có lịch sử từ lâu đời. Tại di chỉ khảo cổ Bản Pha, người ta đã tìm thấy nhiều chum vại cất giữ ngũ cốc, chứng tỏ 7000 năm trước nghề trồng trọt ngũ cốc đã phát triển ở lưu vực Hoàng Hà. Vào thời kỳ này, người Trung Quốc đã biêt trồng lúa và các loại ngũ cốc như mạch, kê, ngô,…, người ta đã tìm thấy những hạt lúa thành than cách đây 6700 năm và những dấu tích trên giáp cốt văn. Ngoài ra còn biết trồng dâu nuôi tằm và trồng trà, điều này được ghi trong thần trà và trà kinh thời Đường. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi gia súc thời kỳ này của Trung Quốc cũng rất phát triển. Theo tài liệu giáp cốt thì đời Ân, hằng năm mỗi lần làm lễ phải dùng đến hàng trăm, hàng ngàn con gia súc. Sở dĩ nông nghiệp phát triển như vậy vì từ rất sớm người Trung Quốc đã biết áp dụng các phương pháp bón phân, bảo vệ đất, chú trọng yếu tố thời vụ, thổ nghi và giống,… Song song với sự phát triển của nông nghiệp, ngành Nông học ra đời với nhiều nhà Nông học và các tác phẩm nổi tiếng như Giả Hiệp với Tề dân yếu thuật, Vương Chính với Nông thư , Từ Quang Hải với Nông chính toàn thư. 8. 4 phát minh lớn 4 phát minh lớn của Trung Quốc Thuốc nổ Kim chỉ nam Giấy Nghề in a. Kĩ thuật làm giấy Được Thái Luân phát minh vào năm 105 thời Đông Hán Ông đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách… để làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó giấy được dùng phổ biến thay cho các vật liệu trước đây như thẻ tre, đá, lụa,… Vào khoảng thế kỷ III trở đi nghề làm giấy truyền sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ. Đến giữa thế kỷ VIII, kỹ thuật này được truyền sang Arập sau đó truyền sang Tây Ban Nha (1150) và các nước Châu Âu khác. Thái Luân b. Kĩ thuật in Đây được xem là một cuộc cách mạng của nhân dân Trung Quốc cổ đại Kĩ thuật này được xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ VII đầu đời Đường Bắt nguôn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu đã có từ trước đời Tần. Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Đạo giáo đã in nhiều bùa chú để trừ tà ma. Từ đời Dương, kỹ thuật in của Trung Quốc đã truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, Arập rồi truyền dần sang châu Phi, châu Âu. Năm 1448, Gutenberg người Đức dùng chữ rời bằng hợp kim và dùng mực dầu để in kinh thánh. Viêc đó đã đặt cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay. Kỹ thuật in băng ván khắc Kỹ thuật in chữ rời bằng đất set nung Kỹ thuật in chữ rời bằng gỗ c. Thuốc súng Được phát minh một cách ngẫu nhiên vào đời Đường. Thuốc nổ được người Trung Quốc gọi là “Hỏa dược”. Đó là hợp chất gồm lưu huỳnh, diêm tiêu, than trộn lẫn với nhau rồi đốt. Do ngẫu nhiên mà các nhà luyên đan cổ đại phát hiện ra tính chất dễ cháy nổ của hợp chất này và ghi chép lại. Đầu thế kỷ X, thuốc nổ được sử dụng làm vũ khí, đến thời Tống thì được ứng dụng rộng rãi vào việc chế tạo các loại vũ khí thô sơ như tên lửa, cầu lửa, đạn bay v.v… làm cho hệ thống quân sự thay đổi. Từ thế kỷ XIII, thuốc súng được truyền sang châu Âu theo người Mông Cổ. Đánh giá về ảnh hưởng của phát minh này, Engels viết :”Vũ khí ra đời, đó là loại vũ khí mà chính thể quân chủ mới trỗi dậy của thành thị và dựa vào thành thị để chống lại quý tộc phong kiến. Bức tường đá của lô cốt quý tộc từ trước đến nay không công phá nổi giờ đây chống không nổi đại pháo của thị dân, súng đạn của thị dân đã bắn xuyên thủng áo giáp của kị sĩ, sự thống trị của giai cấp quý tộc mà chỗ dựa của chúng là đội kị binh quý tộc khoác áo giáp đều đến giờ tận số.” Theo lịch sử văn minh thế giới d. Kim chỉ nam Từ thế kỷ III TCN, Người Trung Quốc đã biết được từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm. Đến đời Tống, phát minh ra nam châm nhân tạo. Họ dùng kim sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính, rồi dùng kim đó làm la bàn. La bàn được sử dụng đầu tiên để xem hướng đất. Đến cuối thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng trong việc đi biển. Khoảng nửa sau thế kỷ XII, la bàn truyền sang Arập rồi truyền sang châu Âu. Người Châu Âu cải tiến thành la bàn khô tức là la bàn có khắc vị trí cố định. Chiếc la bàn cổ nhất thế giới * Về ảnh hưởng của 4 phát minh : Bốn phát minh trên có giá trị to lớn trong lịch sử phát triển khoa học kĩ thuật của thế giới. Francis Bacon đã chỉ rõ: nghề in, thuốc súng, kim chỉ nam – “ba loại này đã thay đổi bộ mặt thế giới, loại thứ nhất trên bình diện văn học, loại thứ hai trên bình diện chiến tranh, loại thứ ba trên bình diện hàng hải,…”. K.Marx cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những phát minh đó đối với sự ra đời của xã hội tư bản. Câu hỏi Câu 1 : Ngoài các dụng cụ như “khuê”, “nhật quỹ”, “lậu hồ”, người Trung Quốc thời kỳ nàu còn sử dụng công cụ gì để đo thời gian? Câu 2 : Vạn Lý Trường Thành được bắt đầu và kết thúc tại địa điểm nào của Trung Quốc?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttrung_quoc_0597.ppt
Luận văn liên quan