Thể loại và sự phân chia các nhóm thể loại báo chí

Cho tới thời điểm hiện tại, mặc dù có rất nhiều quan niệm khác nhau trong cách phân chia hệ thống thể loại báo chí, nhưng về cơ bản cách chia theo 3 nhóm thể loại là phổ biến nhất. Trong từng nhóm có các thể loại cơ bản sau được thống nhất phân chia cụ thể, như sau: + Nhóm thể loại thông tấn báo chí -Tin, phỏng vấn, tường thuật, ghi nhanh, + Nhóm thể loại chính luận báo chí: -Xã luận, bình luận, chuyên luận, ký chính luận, điều tra. + Nhóm thể loại chính luận-nghệ thuật báo chí -Phóng sự, phóng sự -điều tra, ký chân dung, tiểu phẩm, nhật ký phóng viên, thư phóng viên, sổtay phóng viên, ghi chép.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9531 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thể loại và sự phân chia các nhóm thể loại báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÛP CHÊ KHOA HOÜC, Âaûi hoüc Huãú, Säú 47, 2008 THỂ LOẠI VÀ SỰ PHÂN CHIA CÁC NHÓM THỂ LOẠI BÁO CHÍ Trần Văn Thiện Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Bài viết trình bày về quan niệm thể loại và thể loại báo chí, các quan niệm phân chia các nhóm thể loại báo chí từ lý luận đến thực tiễn. Bài viết phân tích hiện trạng mơ hồ trong cách phân chia các thể loại báo chí cụ thể từ đó chỉ rõ vai trò của các thể loại và công tác phân chia các thể loại theo nhóm đối với hoạt động báo chí nói chung. Bài viết còn đưa ra một cách phân chia hệ thông các thể loại báo chi cụ thể. 1. Đây là một vấn đề khá thú vị đặt ra từ rất lâu trong lịch sử cho cả các nhà lý luận nghiên cứu, lẫn những người có sử dụng "thể loại". Cho dù người ta quan niệm ra sao thì trong thực tế vẫn tồn tại cái gọi là thể loại, mà không có nó thật khó hình dung bằng cách nào con người sắp xếp, biểu đạt, tổ chức, xây dựng các "thông điệp" (Message) cho dù ở địa hạt gì và ngành nào đi nữa. Có nghĩa là đã thực sự có một "cái gì đó " - là cách thức - quy ước chung đã được chọn lọc (cho dù có chủ định hay ngẫu nhiên) các phương thức, tổ chức, qui định chung trong từng cách trình bày, diễn đạt, nêu hoặc lập luận cụ thể. Từ khởi đầu, có thể chỉ là tự phát, nảy sinh do nhu cầu trao đổi, giao tiếp và tư duy, từ đó liên kết các thành viên trong cộng đồng về một mối quan tâm chung. Cùng với sự vận động và phát triển của đời sống xã hội, tư duy, những phương tiện giao tiếp, tư duy ngày một hoàn thiện và phát triển đi đến sự thống nhất, ổn định tương đối - như một sự quy ước được công nhận giá trị và quen thuộc phổ cập trong mỗi cộng đồng hoặc cao hơn liên cộng đồng xã hội loài người (kể cả sự vận động của mỗi, nhiều ngành nghệ thuật, thể loại...). Nếu xếp theo trật tự thời gian, phải tính đến các kiểu, điệu múa, hát (sinh hoạt dân gian), điệu khèn, trống, chiêng, tù và... cho đến những câu chuyện kể dân gian, truyền miệng, đến hò, vè, tục ngữ, thành ngữ và hoàn chỉnh hơn: truyền thuyết, thần thoại, cổ tích... (văn học dân gian), nghệ thuật chạm khắc, vẽ (trên trống, vách đá...). Mỗi một dân tộc, quốc gia đều tự hào về truyền thống văn hoá lịch sử của mình. Chúng góp một phần tạo nên diện mạo và sự phát triển rực rỡ của văn minh nhân loại từ quá khứ đến hiện tại, mà trước hết là ở thể loại. Cùng với sự đi lên của tiến trình lịch sử, mỗi loại hình văn hoá, nghệ thuật hoàn chỉnh hệ thống thể loại mang đậm đặc trưng của loại hình mình có. Tuy vậy, để là một thể loại, ít nhất có một số điểm sau: Sự ổn định tương đối biểu hiện ở sự công nhận của người sáng tác và công chúng về cách thức tổ chức, hình thức xây dựng tác phẩm: dung lượng , phương thức phản ánh, thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ, kết cấu, mức độ triển khai..., về nội dung, đề tài, mức độ thông tin, chất liệu sử dụng khai thác, hướng tiếp cận, giải quyết... Tất cả những sự ổn định này đều được kiểm nghiệm trong thực tiễn sáng tác ở một thời gian khá lâu dài. Chúng được đánh giá như sản phẩm sáng tạo của tập thể, mang tính xã hội, phổ cập chứ không tuỳ thuộc ý muốn chủ quan của một tác giả cụ thể nào. Mỗi cá nhân đóng góp một phần từ khâu tìm tòi đến thể nghiệm và khẳng định sự tồn tại hoặc phủ nhận ở tất cả các yếu tố (hình thức lẫn nội dung theo tiêu chí, qui định khá cụ thể) cho từng thể loại. Không có sự quy ước (biểu hiện ở tính tương đồng hoặc nét dị biệt) trong sáng tạo thật khó khăn cho việc tìm tòi và thống nhất cho cái gọi là phương thức, cách thức chuyển tải, phản ánh hay rõ nét hơn là bản thân sự chuyển tải, phản ánh. Một nguyên tắc hay yêu cầu rất rõ nét là bản thân chúng (phương tiện phản ánh lẫn sự phản ánh) đều là hướng tới phục vụ số đông và xã hội. Theo cách gọi của Truyền thông thì cả Media hay Communication và cái mà nó chuyển tải: Information, message... đều nhằm mục đích phục vụ con người và toàn xã hội. Và ở đó, chúng được sàng lọc, ổn định cái gọi là Thể loại. Mỗi một sản phẩm báo chí, cũng như các sản phẩn của văn hóa thông tin... đều tồn tại trong một hình thức có tính ổn định tương đối. Cho dù được sáng tạo đến mức độ nào, nó cũng đều nằm trong một cách thức thể hiện và phản ánh một kiểu, nhóm nội dung thông tin cụ thể nhất định. Tính ổn định, quen thuộc, lặp đi, lặp lại như vậy là cơ sở tiền đề cho cái gọi là Thể loại. Trong hoạt động nghiên cứu lý luận, các nhà nghiên cứu có khi không thống nhất tên gọi và quy định cho cả cái gọi là thể loại này. Với báo chí, tính đa dạng trong cách quan niệm đó càng cao hơn. Một số không dùng khái niệm “thể loại”, khi xếp các tác phẩm báo chí, mà dùng tên gọi “thể tài” (nhóm tác giả của giáo trình ”Thể tài báo chí”, Trường ĐHKH Huế ). Một số khác lại dùng song song cả 2 cách gọi: thể loại và thể tài báo chí (Tạ Ngọc Tấn, “Từ lý luận đến thực tiễn báo chí”, Đại học Tuyên huấn, Hà Nội)... Có ý kiến cho rằng “đối với phóng viên, điều quan trọng là có được tác phẩm thú vị, còn thể loại không có ý nghĩa gì” [1, 7]. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: “Thể loại báo chí là vấn đề lớn và phức tạp trong lý luận và thực tiễn báo chí, chiếm phần quan trọng trong chương trình đào tạo ở các khoa báo chí.” [14, 11]... Mỗi nhóm nghiên cứu và nhà nghiên cứu đều cố gắng đưa ra các lý lẽ, cơ sở để minh chứng cho lập luận mà mình chọn sử dụng. Điều này khẳng định tính đa dạng và phức tạp của quá trình định hình và thống nhất hệ thống lý luận báo chí, trong đó có thể loại báo chí. 2. Cho dù có những điểm khác biệt trong cách phân chia và quan niệm phân chia thể loại và hệ thống thể loại báo chí, thực tiễn bức bách thống nhất, hay ít ra cũng cơ bản thống nhất là yêu cầu thiết yếu cho hoạt động báo chí. Việc phân chia thể loại và hệ thống thể loại báo chí phụ thuộc cơ bản vào việc xác định lựa chọn hệ tiêu chí phân chia cụ thể. Một lý do quan trọng là sự phức tạp, quá đa dạng và phong phú của các kiểu viết, cách viết, phương pháp phối hơp, tổ chức, xây dựng từng bài báo, tác phẩm báo chí cụ thể trong thực tiễn của hoạt động báo chí. Ranh giới cụ thể để khu biệt các bài báo về thể loại có khi “mờ mịt” đến mức khó xếp nó, hay nói cách khác, gọi tên nó là thể loại gì. Nếu chỉ dựa vào một hệ tiêu chí, căn cứ phân chia cứng nhắc sẽ khó định danh và phân loại triệt để. Ngay hệ tiêu chí và căn cứ phân chia cũng là một hệ thống “mở” khá linh hoạt và mềm dẻo. Lý do quan trọng hơn cả nằm ngay trong quá trình vận động và phát triển không ngừng của báo chí và hoạt động báo chí qua các thời kỳ, giai đoạn cụ thể. Báo chí gắn rất chặt với thực tiễn, phản ánh thực tiễn và do vậy, không ngừng vận động, phát triển để đảm nhận hiệu quả vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình. Về lý thuyết, mọi cơ sở lý thuyết đều phải và trước hết phải xuất phát từ thực tiễn. Nhưng khi nó ra đời sẽ có sự ổn định tương đối và tác động tích cực đối với thực tiễn. Vấn đề mấu chốt ở đây là việc giải quyết mối quan hệ, liên hệ hữu cơ giữa người làm công tác thực tiễn (viết báo) và lý luận (nhà nghiên cứu). Không chỉ có nhà nghiên cứu phải xuất phát từ thực tiễn mà người làm báo cũng nên chú trọng đúng mức trình độ nghiên cứu và kết quả đúc rút được của khâu lý luận nhất là khâu đào tạo nghề và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ làm báo (thường xuyên và không thường xuyên). Có thể đưa ra những căn cứ sau làm hệ tiêu chí phân chia thể loại báo chí. Tuỳ thuộc từng sự chọn lựa hệ tiêu chí mà kết quả phân chia cho các thể loại báo chí sẽ khác nhau. Để có sự chọn lựa này, chúng tôi đã tham khảo nhiều công trình của các nhà nghiên cứu đi trước, nhất là các giáo trình thể loại báo chí của ĐHKHXH-NV Hà Nội và Phân viện Báo chí Tuyên truyền, ĐH Tuyên Huấn...). Các tiêu chí, căn cứ phân chia cụ thể như sau : + Lý luận chung về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí nói chung, thể loại báo chí nói riêng. (Căn cứ 1, căn cứ lý thuyết). + Thực tiễn hoạt động báo chí: số báo, tờ báo, các bài viết, chương trình phát sóng cụ thể. (Căn cứ 2, căn cứ thực tiễn). Cụ thể ở 2 mặt: * Quan niệm của từng tờ báo, cơ quan báo chí, người làm báo. * Thực tiễn công tác nghiệp vụ (sản phẩm báo chí, sự tiếp nhận của công chúng). Căn cứ 1 tạo nên quan niệm tổng quát về hoạt động nghiệp vụ cũng như định hướng quyết định việc lựa chọn xử lý và xây dựng bài viết, trước hết ở khâu thể loại, xác định thể loại. Tiêu chí định dạng thể loại cho bài viết nhất thiết phải xuất phát trước hết và quan trọng hơn hết ở căn cứ này. Căn cứ này hướng đến cả đối tượng tiếp nhận từ khâu xây dựng bài viết - theo thể loại quy định. Căn cứ 2 chính là thực tế làm báo sôi động, đa dạng và sự năng động thích ứng của từng tờ báo, người làm báo qua việc xây dựng bài viết - theo thể loại một cách cụ thể. Nó là kết quả của một chuỗi nguyên nhân rất đa dạng và phức tạp tác động đến người làm báo (ở đây tính đến cả người làm biên tập, ban biên tập... những người can thiệp trực tiếp trong việc định hình bài viết thành bài viết cụ thể, thể loại cụ thể ). Thực tiễn này vừa chịu sự tương tác cụ thể mà cuộc sống thực tiễn tác động, vừa có tính độc lập tương đối ngay trong quan niệm của người làm báo (nhiều khâu) chịu ảnh hưởng của tính giai cấp và lợi ích giai cấp. Ngoài 2 tiêu chí (căn cứ) này, việc khảo sát thể loại thuần tuý dựa trên bình diện hình thái kết cấu và phương thức xây dựng văn bản ở dạng thủ pháp, thao tác nghiệp vụ và kỹ năng... cũng là các điểm hết sức quan trọng cần lưu ý. Trong thực tiễn, các tiêu chí, căn cứ này rất được người làm báo coi trọng, nhưng là nhằm đạt tính hiệu quả tối đa - trong khả năng có thể - khi xây dựng tác phẩm, chuyển tải thông tin. Nói cách khác, mỗi người làm báo đều hiểu rất rõ: hình thức rất quan trọng, nhưng là để chuyển tải nội dung tối đa (hiệu quả cao nhất). Các thể loại báo chí khác nhau rất cơ bản trong việc xây dựng và sử dụng các yếu tố hình thức nghệ thuật tạo nên văn bản - bài báo, thể loại cụ thể. Đây sẽ là căn cứ quan trọng, căn cứ hình thức, căn cứ thứ 3. Với những người bước đầu làm quen với việc viết báo, việc tìm hiểu, vận dụng căn cứ này sẽ là bước làm quen mang tính rèn luyện kỹ năng cho công việc xác định thể loại và viết đúng theo thể loại quy định. Căn cứ 4 sẽ là căn cứ về nội dung thông tin, hay nói cách khác là tính trội của thông tin được ưu tiên trình bày trong bài viết. Cũng ở căn cứ này là mức độ phản ánh thông tin, loại thông tin... và mục tiêu cụ thể thông tin hướng đến cung cấp trong bài viết. Trong thực tiễn hoạt động nghiệp vụ báo chí, có lúc, có tác phẩm cụ thể thật khó xếp hoặc gọi tên nó thuộc thể loại nào. Hay nói một cách khác, ở một số phóng viên, ý thức phân định thể loại là một "trường mờ". Họ xây dựng tác phẩm báo chí theo những "khuôn mẫu" có khi khá mơ hồ, theo một dạng chuẩn "tương tự " một bài báo cụ thể đã được đăng tải được họ chọn lựa làm tiêu chí mẫu mực. Điều này một phần lớn do khâu đào tạo nghiệp vụ làm báo còn khá ít ỏi (có khi hầu như không được chính thức) ở các nhà báo vốn xuất thân từ các ngành đào tạo khác nhau. Từ đây, có người đã xem nhẹ vấn đề xác định thể loại lẫn khâu đào tạo chính quy nghiệp vụ làm báo và hướng đến khẳng định đề cao (đến mức tuyệt đối hoá) cái gọi là năng khiếu bẩm sinh nghiệp vụ báo chí... Chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào trực tiếp phân loại, định giá và tìm hiểu cái gọi là thể loại "chính thức" các sản phẩm báo chí hiện có của báo chí nước ta. Trên bình diện lý thuyết lẫn thực tiễn, đó là việc làm có tính không tưởng bởi sự "mơ hồ" đến mức không thể xếp nó vào thể loại chính thức cụ thể nào. Thể loại, từ đây thật sự quan trọng - như là mẫu mực, khuôn mẫu, là công cụ giúp nhà báo nhanh chóng, dễ dàng trình bày hiệu quả nhất thông tin họ cần trình bày cho công chúng. Nó là căn cứ khoa học tạo nên trình độ nghiệp vụ có tính chuyên môn hoá công tác sáng tạo thực hiện công tác báo chí của phóng viên. Sự mò mẫm, thiếu tự tin sẽ mất đi ở người làm báo. Hơn bao giờ hết, người làm báo có cơ sở, điều kiện trang bị cho bản thân một trình độ, kỹ thuật làm báo hiện đại, khoa học và hiệu quả để bước vào thời đại thông tin nhanh, toàn cầu hoá. Vấn đề quan trọng đặt ra là tính ổn định của thể loại thể hiện ở tính thống nhất quy định về hình thức và nội dung trình bày có cản trở hoặc hạn chế khả năng sáng tạo của nhà báo và sự vận động phát triển của thể loại báo chí hay không? Nếu có thì ở chừng mực và phạm vi ảnh hưởng, tác động nào? Nó có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin và sự tiếp nhận thông tin do sự nhàm chán nảy sinh từ cảm giác lặp đi lặp lại hay không? Lý thuyết và thực tiễn đều khẳng định sự vận động và xu hướng vận động phát triển tất yếu của thể loại báo chí. Nói cách khác mỗi nhà báo đều có thể và cần thiết vận dụng sáng tạo, khai thác triệt để, đa dạng, hiệu quả thể loại báo chí. Đó là cơ sở nảy sinh, thúc đẩy sự ra đời, xuất hiện của thể loại mới. Trong quá trình học tập, trau dồi và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ làm báo, thể loại có tầm quan trọng đặc biệt. Kiến thức cần thiết, then chốt ở họ chính là cách thức khai thác, sử dụng và trình bày thông tin sao cho hiệu quả nhất. Đó chính là thể loại báo chí. Đây là bước chuẩn bị hết sức cần thiết và khoa học giúp họ tự tin, tránh được tình trạng mò mẫm khi trình bày, xây dựng tác phẩm báo chí cụ thể trong tương lai. Thể loại, do đó, là tiêu chí giúp họ có căn cứ khoa học tiếp nhận các khâu còn lại của quá trình xâm nhập thực tiễn, "nhập cuộc": tìm đề tài, hướng khai thác thông tin, phân loại thông tin và sử dụng chúng như thế nào cho khỏi lãng phí và hiệu quả nhất. Làm báo, từ đây có tính khoa học và lô-gíc, chuyên nghiệp và chuyên môn hoá rất cao. Những yêu cầu mà một nghề khá "khó" như nghề làm báo đặt ra rất cao, rất "nghiệt ngã". Tính ổn định tương đối về thể loại là sự định lượng cụ thể hoá một mặt khá cụ thể yêu cầu về chuyên môn để người học nghề có cơ sở tự tin bổ sung, hoàn thiện cho bản thân. Nó định lượng chất lượng quá trình "học nghề " một cách cụ thể. "Nhập cuộc" được hay chưa, một phần quan trọng ở khâu này. 3. Thật khó hình dung được sự hoạt động của ban biên tập nếu không có một hệ thống phân loại định chuẩn cụ thể. Đó là căn cứ , tiêu chí lý luận khoa học thực tế quan trọng nhất để định giá một tác phẩm báo chí về mặt hình thức trình bày, kết cấu xây dựng và cả nội dung thông tin. Từ đó họ mới có cơ sở "biên tập" bài báo, tin cụ thể sao cho "hợp chuẩn" và hiệu quả nhất. Có thể khẳng định rằng ban biên tập quy tụ các nhà báo có kiến thức về thể loại vững vàng nhất của tờ báo. Và thực tế, phải là nhà báo có kinh nghiệm nghề nghiệp vững vàng mới được đảm nhận vị trí ở ban biên tập này. Mọi sản phẩm báo chí được đăng tải đều bắt buộc, và trên thực tế đã thực sự qua khâu "biên tập" theo kinh nghiệm và cách quan niệm về thể loại mà ban biên tập mỗi tờ báo thực hiện. Trên thực tế, tình trạng "mơ hồ" và nhập nhằng về thể loại - một phần hết sức quan trọng là kết quả của tình trạng "mơ hồ", không nắm vững kiến thức về thể loại của các ban biên tập báo. Hay nói cách khác hơn, muốn xoá bỏ triệt để tình trạng mơ hồ đó, trước hết và quan trọng hơn hết phải khắc phục tình trạng "mơ hồ" về thể loại của các ban biên tập. Vì họ chịu trách nhiệm chủ yếu về khâu "biên tập" cho tác phẩm đạt yêu cầu cao nhất về thể loại. Quá trình tiếp nhận thông tin báo chí, một phần quan trọng ở khâu thể loại này. Ngay khâu thể loại đã bước đầu cung cấp thông tin và quan trọng hơn giúp sự tiếp nhận thông tin được dễ dàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Nếu muốn biết thông tin nhanh nhất về các sự kiện thời sự cấp bách, nóng hổi người ta đọc tin. Cần thông tin lý luận, giải thích sâu và ý kiến đánh giá về sự kiện, công chúng tìm bình luận, xã luận... Từ trước đến nay, lý luận báo chí khi tìm hiểu khâu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng đã không chú trọng đúng mức khía cạnh thể loại. Quan niệm chung nhất vẫn cho thể loại là của người viết báo, biên tập và người làm lý luận. Thậm chí có ý kiến cực đoan hơn, cho thể loại thuần tuý có ở người làm lý luận. Theo họ đó là cơ sở lý giải tình trạng khá phổ biến là có quá nhiều sản phẩm báo chí không thể gọi là thể loại nào. Phải chăng từ đây, ngay trong các nhà lý luận đã đưa ra tên gọi - mà ngay từ khâu gọi tên đã "có vấn đề": "bài báo". (Trần Quang - Các thể loại chính luận báo chí, "phản ánh" (Tạ Ngọc Tấn - Từ lý luận đến thực tiễn báo chí...). Khó có thể hình dung rằng công chúng có thể tiếp nhận thông tin hiệu quả cao nhất và chủ động nhất khi bản thân họ không có ý thức, kiến thức nhất định về thể loại. Mọi khâu tiếp nhận, xử lý thông tin đều qua khâu xử lý, mà trước hết là bằng vốn kiến thức quy chuẩn mà mỗi công chúng vốn có. Trình độ, kiến thức, hiểu biết càng cao, công chúng càng tiếp thu nhanh hiệu quả thông tin có trong tác phẩm báo chí. Đó là chưa nói đến tính chủ quan, cảm tính trong quá trình tiếp nhận thông tin của mỗi cá nhân, mà trước hết là việc lựa chọn theo chủ quan một vài thể loại quen thuộc yêu thích của riêng họ. Nếu đặt ở cấp độ báo chí phục vụ công chúng, yêu cầu về thể loại càng đặc biệt quan trọng hơn. Nếu không sẽ là coi thường công chúng. Từ đây, khâu "feedback" về thể loại mà công chúng ưa thích và dễ tiếp nhận hiệu quả nhất. Một trong những nội dung điều hành, quản lý chuyên môn báo chí của người quản lý báo chí, tờ báo là làm thế nào phát huy được cao nhất khả năng, thế mạnh của từng phóng viên, để tờ báo đạt hiệu quả cao nhất. Thể loại là tiêu chí hết sức quan trọng để phân nhóm phóng viên và phân công họ sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong làng báo nước ta gần đây đã khẳng định các cây bút chuyên theo thể loại tầm cỡ cả nước: Huỳnh Dũng Nhân, Đỗ Quảng, Xuân Ba... (phóng sự ), Hồng Thanh Quang, Quang Lợi, Thuỳ Chi... (bình luận)... Các nhà quản lý, điều hành từ đó rất yên lòng khi giao phó trọng trách cho các "cây bút" của từng thể loại theo các mục, chuyên mục, đề tài... Công tác phân công do vậy có cơ sở đạt hiệu quả chuyên môn ngày càng cao. Việc định giá, kiểm tra công tác báo chí ở từng tờ báo do vậy được mềm hoá. Quan niệm "bắt buộc" viết theo định chuẩn thông tin, bài... dần dần được thay bằng chuyên nghiệp hoá theo thế mạnh thể loại từng phóng viên. Công tác trình bày, định hình, tổ chức tờ báo, hoạt động nghiệp vụ - một phần quan trọng bám vào cơ sở thể loại. Ngay khâu thanh toán, hoạch định kinh phí (chi trả nhuận bút...) cũng theo tiêu chí quan trọng: thể loại. Trước từng sự kiện, vấn đề xảy ra, người làm quản lý điều hành tờ báo cũng dựa vào thể loại mà phân công nhà báo thích hợp đảm trách. Một trong những nội dung quan trọng nhất mà lý luận báo chí hướng tới nghiên cứu xây dựng là hệ thống thể loại báo chí. Việc nghiên cứu thực tiễn báo chí trước hết và quan trọng hơn hết là theo tiêu chí thể loại. Mục đích cụ thể và thiết thực nhất là quay trở lại tác động hiệu quả vào công tác hoạt động nghiệp vụ làm báo (từ khâu xác định thể loại đến hướng thu thập, xử lý thông tin, viết bài, biên tập, tiếp nhận thông tin, kiểm tra, kiểm định, đánh giá...). Công tác đào tạo nghiệp vụ báo chí được thực hiện quan trọng qua khâu đào tạo cách viết từng thể loại. Người phụ trách công tác đào tạo cụ thể hoá được một phần lớn chương trình ở khâu thể loại này. Khâu đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo không thể bỏ sót khả năng viết theo thể loại và vận dụng hiệu quả sáng tạo thể loại. Toà soạn báo khi tuyển phóng viên cũng dựa vào tiêu chí quan trọng này. 4. Cho tới thời điểm hiện tại, mặc dù có rất nhiều quan niệm khác nhau trong cách phân chia hệ thống thể loại báo chí, nhưng về cơ bản cách chia theo 3 nhóm thể loại là phổ biến nhất. Trong từng nhóm có các thể loại cơ bản sau được thống nhất phân chia cụ thể, như sau: + Nhóm thể loại thông tấn báo chí - Tin, phỏng vấn, tường thuật, ghi nhanh, + Nhóm thể loại chính luận báo chí: - Xã luận, bình luận, chuyên luận, ký chính luận, điều tra.. + Nhóm thể loại chính luận-nghệ thuật báo chí - Phóng sự, phóng sự - điều tra, ký chân dung, tiểu phẩm, nhật ký phóng viên, thư phóng viên, sổ tay phóng viên, ghi chép... Một số thể loại khác như bài phản ánh, bài báo, hoặc các dạng bài người tốt việc tốt, người thật việc thật, câu chuyện báo chí, ký sự… xuất hiện trên báo chí nhưng chưa thật sự ổn định nên ít được các nhà nghiên cứu đưa vào trong các nhóm thể loại báo chí. Cho dù quan niệm như thế nào, trong thực tiễn hoạt động báo chí đã hình thành một cách nhìn nhận và tiếp cận khá mới. Đó là tiếp cận từ góc độ tác phẩm báo chí. Tất nhiên tác phẩm báo chí cụ thể sẽ được xây dựng trên cơ sở một thể loại cụ thể theo cách hiểu là phương thức, cách thức xây dựng, tổ chức, trình bày tác phẩm trên cả hai bình diện: nội dung và hình thức. Như vậy, sẽ có rất nhiều cách xây dựng, trình bày và tổ chức tác phẩm mới xuất hiện, cơ sở để thể loại báo chí không ngừng được bổ sung và hoàn thiện ngày một hiệu quả hơn trong công tác thông tin. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.A. Chertuechornuiti, Báo chí điều tra, NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2004. 2. Đức Dũng, Các thể ký báo chí, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2003. 3. Đức Dũng, Viết báo như thế nào?, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2003. 4. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh (biên dịch), Nhà báo – bí quyết, kỹ năng nghề nghiệp. NXB Lao động, Hà Nội, 1999. 5. Vũ Quang Hào, Báo chí và đào tạo báo chí Thuỵ Điển, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2004. 6. Đinh Văn Hường, Bài giảng về các thể loại báo chí thông tấn, Khoa Báo chí, ĐHKHXH- NV Hà Nội. 7. Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn, NXB ĐHQG Hà Nội, 2006. 8. Hoàng Ngọc Hiến, Năm bài giảng về thể loại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. 9. Loic Harvouet, Viết cho độc giả, Hội Nhà báo Việt nam xuất bản năm 1999. 10. Nhiều tác giả, Báo chí Những vấn đề lý luận và thực tiễn. T5. Khoa Báo chí, ĐHKHXH- NV Hà Nội, 2005. 11. Nhiều tác giả, Cách viết một bài báo, Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội, 1987. 12. Nhiều tác giả, Giáo trình Nghiệp vụ báo chí, T2, Khoa Báo chí, ĐH Tuyên huấn. Hà Nội, 1978. 13. Nhiều tác giả, Thể loại báo chí, NXB ĐHQG Tp HCM, 2005. 14. Nhiều tác giả, Thể tài báo chí, ĐHKH Huế, 1997. 15. Trần Thế Phiệt, Tác phẩm báo chí. T3. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995. 16. Trần Quang, Các thể loại báo chí chính luận, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 17. Dương Xuân Sơn, Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, NXB ĐHQG Hà Nội, 2004. 18. Tạ Ngọc Tấn, Tác phẩm báo chí, T1. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995. THE GENRE AND THE CLASSIFICATION OF THE PRESS GENRES Tran Van Thien College of Sciences, Hue University SUMMARY This paper presents the views of the genres and the classification of the press genres from theology to the fact. This paper analyses the fact, which has had more vagueness in the method of classification and how to classify the press genres, from which to point out the role and the position of the genre in the fact of press activities. The paper also presents proposals for the systematic classification of the press genres.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf47_15_7349.pdf
Luận văn liên quan