o Mục đích:
Định hình sản phẩm, kích thước ổn định và đồng nhất, àm cho sản phẩm có hình dạng theo
yêu cầu khách hàng và tăng gi trịcảm quan. Ngoài ra, quá trình nhồi sẽhạn chếsựtiếp xúc của
của oxy và các loại vi sinh vật gây hại cho sản phẩm. Hơn nữa, quá trình nhồi & vô bao còn đóng
vai trò nhưmột quá trình chuẩn bịcho qúa trình tiệt trùng, làm cho sản phẩm có độkết dính cao,
đồng thời cố định gel và làm cho sản phẩm căng đều, tăng giá trịcảm quan.
o Thao tác:
Thịt sau khi được xay xong ởdạng paste, sinh viên dùng muỗng inox sạch lấy thịt cho vào
bao nilon hình tam giác, phần đầu nhọn của bao, sinh viên dùng kéo cắt 1 phần nhỏ ở đầu bao.
Sinh viên dùng các bao dạng ống và bắt đầu nhồi thịt vào bao, đầu bao đư ợc cột chắc lại. Tiến
hành cho đến khi hết hỗn hợp thịt nghiền.
115 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3227 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thí nghiệm thực phẩm 2 : Công nghệ chế biến sữa đậu nành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết tinh trở lại. Hiện tượng này gọi là sự hồi đường (lại đường).
- Saccarose rất dễ tan trong nước, ở nhiệt độ thường có thể tan với tỉ lệ nước : đường là
1:2. Độ tan này tăng theo nhiệt độ. Vì vậy, trong quá trình làm kẹo, khi hoà tan đường, ta phải
cấp nhiệt. Ở nhiệt độ khác nhau, độ hoà tan của saccharose cũng khác nhau.
- Sự có mặt của các muối ảnh hưởng rất lớn đến độ hoà tan của saccharose. Khi có mặt
các muối KCl, NaCl thì độ hoà tan của saccharose tăng, nhưng khi có mặt của CaCl2 thì độ hoà
tan lại giảm.
- Saccharose không hoà tan trong đa số các dung môi hữu cơ mà hoà tan trong đa số các
dung môi có cực như NH3 lỏng, hợp chất của rượu và nước.
- Trong quá trình sản xuất kẹo, khi làm nguội và tạo hình, khối kẹo có hiện tượng co thể
tích. Nguyên nhân là do các tạp chất keo trên các bề mặt saccharose gây nên.
- Vì hàm lượng nước trong saccharose thấp nên khó bị vi sinh vật làm biến chất. Nhưng
trong quá trình bảo quản phải để saccharose ở nơi khô ráo tránh ẩm ướt, đóng cục gây khó khăn
cho quá trình sản xuất kẹo, nhất là công đoạn hoà đường.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
84
• Tính chất hóa học
- Với sự có mặt của ion H+ hoặc một số enzym đặc hiệu, dung dịch saccharose sẽ phân
giải tạo thành hợp chất gồm một phân tử -D-glucose và một phân tử -D-fructose. Hợp chất này
gọi là đường chuyển hoá. Nếu tiếp tục phân giải tạo thành hợp chất hữu cơ sẫm màu khác như
glucose, anhydrit, oxyt metyl-fucfurd, …
- Gia nhiệt saccharose với sự có mặt của ion OH-, saccharose sẽ phân giải tạo thành
fucfurol, aceton, acid lactic, acid focmic, acid acetic và các chất khác có màu tương đối sẫm.
• Các chỉ tiêu chất lượng của saccharose
Chỉ tiêu chất lượng của saccharose dùng để sản xuất kẹo như sau:
Sac ≥ 99,6%
Ẩm ≤ 0,15%
Tro ≤ 0,15%
Đường khử ≤ 0,16%
pH: trung tính hoặc hơi acid
Màu sắc: trắng tinh
2.2 Mạch nha:
- Mạch nha cũng là một nguyên liệu quan trọng để làm kẹo. Nó là sản phẩm trung gian
của quá trình thuỷ phân tinh bột bằng acid, hoặc enzyme.
- Mạch nha dùng làm kẹo phải là dung dịch không màu (hoặc hơi vàng), trong suốt, sánh
và có vị ngọt êm dịu.
- Thành phần chủ yếu của mạch nha là glucoza, mantoza, dextrin và fructoza. Tuỳ theo
mức độ thuỷ phân tinh bột mà hàm lượng của bốn thành phần này có khác nhau và từ đó cũng
quyết định tính chất và giá trị sử dụng của mạch nha.
- Khi chọn mạch nha để làm kẹo thường phải xét hai mặt: một là, với một lượng mạch nha
thích đáng có thể làm chậm hoặc làm dừng hẳn tốc độ hồi của kẹo trong quá trình chế biến và lưu
chuyển; hai là, mạch nha có thành phần khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến hình thái tổ
chức và hương vị của kẹo.
- Trong sản xuất kẹo, nha được sử dụng rất rộng rãi, không những dùng làm chất chống
kết tinh, mà còn là chất độn lý tưởng đối với hầu hết các loại kẹo.
- Trong quá trình bảo quản, nhất là mùa hè, nha dễ bị lên men tạo nhiều bọt và có mùi
rượu. Nếu để ở nơi nhiệt độ thấp thì sẽ chậm nhiều. Nha biến chất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chất lượng kẹo. Nếu nha có độ khô trên 80% sẽ rất khó hư hỏng, nhưng nấu đặc quá thì khó
lấy ra khỏi thùng để sử dụng.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
85
- Vì mạch nha là sản phẩm trung gian, nên với các điều kiện khác nhau về nguyên liệu
tinh bột, acid, mức độ thuỷ phân, ... đều có thể làm cho thành phần của các lô mạch nha sai khác.
2.3 Shorterning:
- Shortening là chất béo đã được hydro hóa, quá trình hydro hóa là quá trình làm cho chất
béo chưa no ở thể lỏng qua tác dụng của hydro trở thành chất béo no ở thể rắn.
- Điểm nóng chảy của shortening cao, đó là ưu điểm lớn. Tính keo và độ cứng của
shortening có ảnh hưởng rất quan trọng đối với chất lượng kẹo. Tính keo của shortening giúp cho
kẹo có thể chịu được lực tác dụng bên ngoài, nghĩa là kẹo không bị biến dạng, nứt nẻ. Ngoài ra
nó còn có các ưu điểm là: độ cứng cao, màu sắc sáng, không mùi ở dạng nguyên chất, giá thành
hạ.
- Hiện nay, shortening được sử dụng nhiều trong chế biến kẹo nói riêng và các ngành chế
biến thực phẩm nói chung. Việc sử dụng các loại chất béo động vật có nguy cơ gây bệnh xơ vữa
động mạch cho người sử dụng do trong chất béo động vật có nhiều cholesterol, mặt khác sử dụng
shortening có giá thành rẻ so chất béo động vật đồng thời shortening dễ bảo quản ít bị ôi do bị
oxy hóa.
- Chỉ tiêu chất lượng của shortening
Ẩm 1,5%
Acid béo tự do 1%
t0 nóng chảy 39-460C
Màu sắc: trắng đẹp
Mùi vị: không có mùi vị lạ
2.4 Gelatin:
Gelatin là loại protein thu được từ chất keo sống của xương, da, gân hoặc móng của các
động vật. Gelatin có nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể con người như tyroxin, xystinin, glixin,
histidin, glutamin, tryptophan…
Nếu làm nguội đến 10 – 150C, dung dịch của gelatin sẽ đông tụ (khi nồng độ của dung
dịch vượt quá 10%, tạo nên ứng lực rất lớn khoảng 2kg/cm2). Những người sản xuất kẹo đã lợi
dụng tính chất này của gelatin để sản xuất kẹo mềm, kẹo sữa,… làm cho khối kẹo mềm, ổn định,
đàn hồi, có thể chịu được tải trọng tương đối lớn mà không biến dạng.
Gelatin là loại keo ưa nước điển hình. Nếu gia nhiệt trong thời gian dài, gelatin sẽ phân
giải thành pectin, phân giải càng nhiều thì cường độ đông tụ càng giảm.
Năng lực đông tụ của gelatin càng lớn, lượng sử dụng càng nhỏ.
Chỉ tiêu chất lượng của gelatin:
Nước ≤ 18%
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
86
Tro ≤ 2%
Muối As ≤ 5%
Kim loại nặng ≤ 13ppm
Muối sunfit ≤ 40ppm
Độ acid (theo acid lactic) ≤0,5%
Năng lực đông tụ ≥ 300g
Hình dạng bên ngoài: hạt
Màu: vàng sáng
Mùi vị: có mùi nước thịt
2.5 Lecitin:
2.6 Hương:
Mùi thơm của kẹo được hình thành từ bản thân nguyên liệu và mùi thơm của nguyên liệu
đưa vào. Lượng hương liệu dùng cho kẹo không nên quá nhiều hoặc quá ít. Nếu nhiều quá sẽ gây
cảm giác “xốc mũi, khó chịu”, nếu ít qua thì không đạt hiệu quả cần có. Mặt khác phần lớn
hương liệu là chất bay hơi, khi sử dụng nên dùng chất định hương để cố định thành phần của
hương liệu làm cho hương liệu phân bố đều trong kẹo.
Muốn hương liệu không bíên chất phải bao gói kín để tránh bay hơi và tíêp xúc với không
khí. Hương liệu dạng lỏng như các loại dầu phải đựng bằng lọ thủy tinh sẫm màu, phải chứa đầy
lọ để loại trừ phần không khí ở cổ lọ, để nơi thóang mát, xa lửa.
2.7 Màu:
Màu sắc thực phẩm thường được tạo nên từ: màu sắc tự nhiên của nguyên liệu thực phẩm,
chất màu cho vào khi gia công chê bíên thực phẩm. Chất màu cho vào khi sản xúât kẹo phải: nằm
trong danh mục cho phép sử dụng, không bị ảnh hưởng bởi SO2, đường khử và acid thực phẩm,
bền với nhiệt độ và ánh sáng.
Theo quy định khối lượng kẹo đưa vào nhiều nhất không vượt quá 0,01% khối lượng kẹo.
Các chất màu phải đựng trong bình đóng kín nếu không sẽ hút ẩm, vón cục, ảnh hưởng đến độ
hòa tan của chất màu, phải nghiền nhỏ trước khi sử dụng. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
2.8 Acid citric:
Đây là loại acid được dùng rộng rãi trong sản xuất kẹo. Acid citric có dạng tinh thể ngậm
1 phân tử nứơc, rất dễ tan trong nước hoặc cồn, khó tan trong ethylen. Lượng acid citric dùng
trong kẹo thường là 0,4-1,4%. Acid citric phải chứa trong bao bì kín để nơi khô ráo đề phòng vón
cục, bíên màu. Nếu tinh thể quá lớn phải nghiền nhỏ rồi mới dùng.
Chỉ tiêu chất lượng acid citric:
Acid citric ≥ 99%
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
87
Tro ≤ 0,1%
Kim loại nặng ≤ 50 ppm
Tạp : 0%
Màu : trắng tinh
3. Quy trình công nghệ:
Đun cách thủy
τ = 10 phút
Gelatin + đường Đường + nước
Shortening
+ Lecitin Mạch nha
Hòa tan
Nấu
Làm nguội
Đánh trộn
Làm tan
Ngâm
Vuốt
Tạo hình
Bao gói
Sản phẩm
Hương + Màu + Acid
T0= 120–1250C
T0= 105–1100C
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
88
Nguyên liệu:
Gelatin: 1.8g
Đường: 115.6g
Nước: 34g
Shortening: 22g
Lecitin: 0.75g
Mạch nha: 100g
Hương: 1 giọt
Màu: 0.05g +5mlH2O Æ 1.7ml
Acid: 2g
Trong nguyên liệu sử dụng ngoài chất ngọt chính là đường ta còn sử dụng đến mạch nha
làm chất tạo ngọt bởi những ưu điểm sau:
Mạch nha tạo ra dung dịch ổn định không kết tinh và làm tăng hàm lượng chất khô so với
dùng saccharose tinh khiết. Mặt khác việc sản xuất kẹo từ hàm lượng đường cao thì rõ ràng là
không thể tạo được sản phẩm có hàm lượng chất khô 55% mà không bị hồi đường. Tuy nhiên vấn
đề này có thể giải quyết nhờ sử dụng mạch nha, đó là nhờ mạch nha có thể tạo cho dung dịch độ
nhớt cao hơn so với đường, điều này giúp làm giảm tốc độ kết dính của các phân tử vào các mầm
hạt trong sự kết tinh, bởi vậy một dung dịch có độ nhớt cao (mà người ta gọi là trạng thái “đặc
giả” của kẹo đường) sẽ ngăn cản sự kết hạt và có tác dụng làm cho kẹo có tính dẻo để chế biến
tiếp.
Ngâm và làm tan gelatin:
o Mục đích:
Gelatin không tan trong nước lạnh nhưng hút nước để trương nở, lượng nước hấp thu gấp
5 -10 lần thể tích chính nó. Khi gia nhiệt nó bị nóng chảy, hòa tan và thành lập gel khi làm
lạnh.
o Cách tiến hành:
Cân lượng gelatin đã được tính toán cùng 5.6g đường cho vào cốc thuỷ tinh 50ml. Cho từ
từ 5.6ml H2O khuấy đều. Để yên 10 phút, sau đó nấu cách thuỷ cho gelatin tan hết. lấy ra để
nguội tới nhiệt độ phòng. Sau đó đặt cốc vào ngăn dưới tủ lạnh cho đông hẳn.
o Chú ý:
Ta phải lấy đúng lượng nước cho vào tránh lấy dư quá nhiều (lượng nước đã được thực
nghiệm) vì lúc đó gelatin sẽ hút nhiều nước và sẽ làm cho khối ẩm trong kẹo cao sẽ làm cho kẹo
quá mềm, rất dễ bị biến dạng.
Nấu kẹo:
o Mục đích:
Dùng nhiệt để hoà tan các nguyên liệu ra, đồng thời cô đặc dung dịch đến độ ẩm nhất định
để thuận tiện cho quá trình phối trộn.
o Cách tiến hành:
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
89
Cân nguyên liệu còn lại cho vào nồi. Bắc lên bếp, khuấy đều cho đến khi nhiệt độ của hỗn
hợp đạt 120 – 1250C.
o Chú ý:
Ta không được nấu ở thời gian quá dài hay ngọn lửa quá cao sẽ xảy ra hiện tượng caramel
làm sẫm màu khối kẹo.
Ta phải đạt được nhiệt độ yêu cầu vì nhiệt độ này chính là nhiệt độ phù hợp cho sản xuất
kẹo mềm, nếu ta nấu nhiệt độ cao hơn sẽ thành kẹo cứng và thấp hơn sẽ thành kẹo dẻo.
Đánh trộn:
o Mục đích:
Nhằm tạo cảm quan cho khối kẹo như cho acid vào tạo vị chua hay cho màu vào tăng vẻ
đẹp…
o Cách tiến hành:
Sau khi đã đạt được độ chất khô mong muốn thì ta sẽ đi cân cho vào tô 200g để thực hiện
việc đánh trộn.
Dịch gelatin sau khi làm lạnh trong tủ lạnh sẽ được lấy ra cắt nhỏ.
Cho gelatin, acid, màu, hương vào trong tô đựng kẹo và dùng đũa khuấy gỗ đánh đều. Khi
đã thấy các chất cho vào đã được trộn đều và tan ta chuyển qua công đoạn làm nguội.
o Chú ý:
Các thao tác phải nhanh và bảo đảm khối kẹo vẫn còn ở nhiệt độ cao để hoà tan gelatin.
Nếu các chất trộn vào dưới dạng bột rắn thì phải hoà tan trước ở ngoài với lượng tối thiểu nước
hay dầu (chất hoà tan trong chất béo) để không tạo mầm kết tinh.
Các hương liệu không nên cho vào quá sớm tránh bay hơi nhưng cũng không nên quá
muộn vì nhiệt độ thấp, độ dình của khối kẹo tăng, khó khăn cho việc phân bố.
Không nên đánh trộn quá nhiều vì không khí dễ lẫn vào khối kẹo tạo bọt khí rất khó phá
vỡ làm kẹo thành phẩm bị đục và mất giá trị cảm quan.
Làm nguội:
o Mục đích:
Làm cho kẹo nguội nhanh chóng và đều khắp các mặt để cho kẹo giữ được tính dẻo và
không bị hồi đường để khi tạo hình viên kẹo sẽ không bị biến dạng vì nhiệt độ của khối kẹo vẫn
còn cao, còn mang tính chất của lưu thể và đồng thời đường cũng dễ bị kết tinh trở lại dễ dàng.
o Cách tiến hành:
Sau khi đánh trộn kẹo sẽ được đỗ ra 1 miếng bìa nhựa dẻo có bôi lên bề mặt 1 lớp dầu
được đăt trên mặt . Dùng tay gập miếng bìa lại sao cho mặt khối kẹo tiếp xúc với mặt bàn gập
vào giữa khối kẹo và dùng tay lật mạnh miếng bìa cho khối kẹo giãn đều ra. Ta cứ tiếp tục làm
như vậy cho đến khi nào nhiệt độ khối kẹo đã giảm nhiều ta có thể cầm lên tay được.
o Chú ý:
Không nên cho quá nhiều dầu vào miếng bìa nhựa dẻo vì như thế dầu sẽ dính đều khắp
các mặt của khối kẹo làm ta sẽ không gập khối kẹo lại được.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
90
Khi lật gập ta phải di chuyển miếng bìa nhựa đến những nơi khác để lợi dụng mặt bàn làm
nguội nhanh vì nơi ta vừa gập đã có sự truyền nhiệt và mặt bàn nơi đó đã nóng lên.
Không nên để cho khối kẹo quá nguội vì lúc đó bề mặt kẹo sần sùi, nứt nẻ khó vuốt; quá
nóng thì kẹo sẽ mềm nhưng dễ biến dạng
Vuốt:
o Mục đích:
Nhằm làm cho kẹo xốp và bề mặt mịn hơn.
o Cách tiến hành:
Dùng tay cầm khối kẹo lên, kéo 1 đầu khối kẹo ra rồi gập lại. Ta cứ làm như thế cho đến
khi nào cản thấy khối kẹo đã nguội nhưng không quá cứng có thể tạo hình được thì ngừng.
Tạo hình:
o Mục đích:
Là chia băng kẹo thành những viên kẹo riêng biệt và có hình dạng nhất định.
o Cách tiến hành:
Kẹo sau khi được vuốt thành từng thỏi sẽ được cắt thành từng viên hay các hình dang
khác nhau tuỳ vào người tạo hình.
o Chú ý:
Không được để khối kẹo quá lạnh vì như thế sẽ khó tạo hình và trên mặt sẽ xuất hiện các
đường rạn nứt.
Bao gói:
o Mục đích:
Để chống quá trình hút ẩm vì kẹo sau khi làm nguội sẽ hút ẩm rất nhanh; thuận tiện cho
quá trình vận chuyển vì kẹo mềm rất dễ dính.
o Cách tiến hành:
Cắt những tờ giấy gói kẹo ra thành những hình dáng phù hợp với hình thù của viên kẹo và gói
lại.
o Chú ý:
Khi gói phải chặt tay và đảm bảo kín kẹo.
4. Nhận xét:
- Kẹo làm ra mềm, có màu và hương dâu, có vị thanh và độ ngọt vừa phải.
- Giữa các nhóm có sự khác biệt rõ rệt: có nhóm làm ra sản phẩm kẹo hơi cứng và có màu
trắng đục do khi nấu kẹo đã để nhiệt độ lên cao hơn 121 - 1250C và đánh trộn nhiều nhưng có
nhóm làm ra sản phẩm kẹo có màu hơi sẫm do ngọn lửa khi nấu cao dẫn đến hiện tượng caramel.
- Kẹo ăn vào giữa các nhóm làm ra kẹo mềm cũng khác nhau, có kẹo ăn vào thì mềm dẻo
nhưng cũng có kẹo mềm nhưng hơi cứng cũng có thể do khi nấu kẹo dừng ở nhiệt độ khác nhau
nhưng cũng có thể do quá trình làm vuốt kẹo để định hình.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
91
Bài 6:
Công nghệ chế biến
đậu hũ
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
92
1. Tổng quan về nguyên liệu:
1.1 Nguyên liệu chính:
Đậu nành
Nước
1.2 Nguyên liệu phụ:
Bột gạo:
Gạo là nguyên liệu chủ yếu lâu đời có mặt trong bữa ăn chính của nhiều nước Châu Á thì
bột gạo là thành phần chính của rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc ở các nước này. Nguồn gốc
bột gạo khá lâu đời có thể từ khi con người biết trồng lúa. Rất nhiều loại bánh cổ truyền của các
nước Châu Á đều có thành phần chính là bột gạo cho thấy nguồn gốc lâu đời cũng như tính phổ
biến của bột gạo.
Thành phần dinh dưỡng: với thành phần chủ yếu là carbohdrat (>80%) nên bột gạo chủ
yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể qua lượng carbohydrat với mức năng lượng 175kcal/50g
(tinh bột gạo 82%).
Thị trường tiêu thụ bột gạo hiện nay là rất rộng lớn và đầy tiềm năng bao gồm trong và
ngoài nước. Không những vậy, bột gạo và đặc biệt là tinh bột gạo biến tính ngày càng có nhiều
ứng dụng trong các lĩnh vực dược, y học và công nghệ thực phẩm. Yêu cầu an toàn vệ sinh thực
phẩm ngày càng tăng cao cùng với nhu cầu cao về bột gạo trong tương lai đang thúc đẩy việc sản
xuất bột gạo trên dây chuyền công nghệ hiện đại ở một nước nông nghiệp như nước ta.
Thạch cao:
Tương tự
bài sữa đậu
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
93
Thạch cao/ Gypsum
Chemical: Calcium Sulfate
Fomula: CaSO4.2H2O
Thạch theo tự điển Bách Khoa Encarta Encyclopedia định nghĩa là một loại chất khoáng
rất phổ biến, nó được tìm thấy trong đá vôi (limestone), và hầu như có mặt ở mọi vùng trên trái
đất
Thạch cao nguyên chất sau khi nung được nghiền thành bột, đem trộn với nước sẽ kết
dính thành một khối và được dùng trong việc chế tạo khuôn mẫu, sản phẩm trang trí , điêu khắc.
Trong chế biến thực phẩm - Thạch cao (Ca2SO4.2H2O) được dùng trong việc làm đậu hủ
(tofu), tau hu ky, thạch cao được dùng để làm đông tụ chất sữa lấy ra từ hạt đậu nành và cũng để
gia tăng hàm lượng calcium trong đậu hũ, vốn dĩ có rất ít trong sữa đậu nành, không đủ cung ứng
cho cơ thể con người (mỗi ngày cơ thể cần khoảng trung bình 800 mg calcium).
Trong Đông Y, người ta dùng thạch cao để hạ nhiệt khi bị sốt, khát nước, bứt rứt. Trong
những chứng sốt nóng mê sảng, người ta dùng Bạch Hổ thang, gồm có bốn vị thuốc là: thạch cao,
tri mẫu, ngạch mễ, và cam thảo. Trong thang thuốc nầy, vị thạch cao là chính.
Trong y dược, theo Y Dược Việt Nam, thạch cao có tên dược là Gypsum Fibrosum , vị
ngọt, cay và rất lạnh có tác dụng thanh nhiệt và hạ hỏa; giảm kích thích và khát.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
94
2. Quy trình công nghệ chế biến đậu hũ:
Nguyên liệu:
Đậu nành khô: 125 g
Bột gạo: 25 g + 25 ml nước
Thạch cao: 1g + 3 – 5ml nước
Các giai đoạn đầu của quy trình đều tương tự quy trình sản xuất sữa đậu nành.
Ngâm đậu:
Tương tự quy trình chế biến sữa đậu nành
Xay, nghiền:
Nghiền đậu
Lọc
Ngâm (4-6 h)
Rửa, tách vỏ
Đậu nành
Nước thải, vỏ
Bã
Nước
Nước
CaSO4
Nước thải, vỏ Nước
Gia nhiệt
Đậu hũ
Đông tụ
Gạn nước bọt trên
bề mặt
Nước
Bột gạo
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
95
Xay nhằm Phá vỡ cấu trúc tế bào của hạt đậu nành để trích ly các chất protein, gluxit,
lipit vào trong nước tạo thành một dung dịch huyền phù đồng thời vô hoạt enzyme lipoxydase và
giảm mùi đậu nành.
Chú ý ở đấy tỉ lệ nghiền tốt nhất là; đậu ướt: nước: 1:2 vì nếu dùng ít nước quá ngoài việc
không đủ phân tử nước để hòa tan số phần tử trong hạt đậu, còn xảy ra hiện tượng ma sát giữa
trục với thành phần của hạt đậu quá lớn sẽ phát sinh ra nhiệt, nhiệt này sẽ làm cho protein bị biến
tính, không hòa tan vào nước, sau này sẽ lẫn vào bã gây tổn thất lớn trong sản xuất, ngược lại,
nếu quá nhiều nưo17c thì nghiền không kỹ, độ mịn kém, cấu trúc của tế bào hạt đậu không bị phá
vỡ triệt để làm giảm hiệu suất thu hồi protein.
Trích và lọc dịch sữa:
Nhằm loại bỏ thành phần bã đậu thu lấy dịch huyền phù sữa là hỗn hợp có thành phần
chính là chất béo và protein. Lọc bằng vải sạch. Bã được rửa nhiều lần để thu hồi hết các chất
dinh dưỡng sao cho lượng nước không quá 1 lít.
Nấu sữa:
Gia nhiệt sữa nhằm phân hủy các chất có hại trong đậu như trypxin inhibotor,
hemagglutinines, diệt vi sinh vật có hại, khử mùi tanh của đậu nành, diệt một số enzyme... đồng
thời hòa tan hoàn toàn bột gạo vào trong sữa.
Tiến hành pha loãng 25g bột gạo với 25ml nước, khuấy cho ta hết rồi đổ từ từ vào nồi
nước đậu đã được lọc khuấy đều cho bột gạo tan hết vào sữa rồi bắt lên bếp và gia nhiệt đến khi
dung dịch sữa đạt đến nhiệt độ 95 - 1000C, giữ nhiệt trong khoảng thời gian 20 phút đồng thời kết
hợp khuấy đảo theo theo chiều kim đồng hồ mỗi 25-30 giây. Canh chừng xem sữa có bị đóng dưới đáy
nồi không.
Đông tụ:
Sử dụng chất có khả năng đông tụ protein là CaSO4 để đông tụ protein trong sữa đậu
nành
Tiến hành pha loãng 1g CaSO4 với 3ml nước khuấy cho tan và tráng đều đáy và thành
nồi. Để nồi đã tráng dưới đất và bắt nồi sữa đã gia nhiệt xong đổ từ trên xuống dưới nồi .
Sau khi đông tụ, sản phẩm được để yên trong 30 phút, tránh va đập mạnh ảnh hưởng đến cấu
trúc của sản phẩm. sản phẩm được sử dụng liền cùng với nước đường và gừng.
Nấu nước đường:
Nguyên liệu: Đường cát vàng : 250g
Nước : 100ml
Củ gừng : 1 củ
Lá dứa : 2 lá
Tiến hành: Hòa tan 250g đường vào trong 100ml nước, khuấy cho đường tan hết rồi bắt lên bếp
nấu sôi nhỏ lửa trong 10 phút. Khi nấu cho thêm một củ gừng đã cắt lát móng và 1 ít lá dứa. Nấu
nhỏ lửa cho nước đường hơi sánh lại là được. Tùy thích nấu lâu hơn cho nước đường ngọt gắt.
Vớt toàn bộ bọt nổi trên mặt.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
96
3. Nhận xét:
- Trạng thái: sữa đã được đông tụ hết nhưng kết cấu của khối đông tụ không được mịn
đẹp do cho lượng bột gạo và CaSO4 chưa đủ.
- Mùi: Mùi thơm của đậu quyện mùi thơm của lá dứa.
- Vị: Vị béo của đậu nành kết hợp với vị ngọt thanh của nước đường.
- Màu sắc: Trắng đục.
Đậu hũ kết đông ở dạng chắc hay mềm do nhiều yếu tố: một là chất lượng đậu tốt, vừa với
lượng nước đã cho; hai là lượng thạch cao phi vừa đủ hay không. Tuy nhiên chất lượng thành
phẩm còn tùy thuộc vào độ thưa của túi vải dùng để lược nước đậu, nên dùng vải thưa để may
loại túi này, nếu dùng vải sít quá, phần nước lược được sẽ không còn bao nhiêu tinh bột, nước
đậu sẽ khó kết đông hoặc kết đông ở dạng nhão.
Ngoài thạch cao, Nigari, muối Epsom, chất chua như giấm, chanh, … cũng được sử dụng để
làm đông đậu hũ. Nigari là chất chlorure de magnésium được tách lọc từ nước biển, thường dùng
làm đậu hũ ở Nhật. Nhưng để có đậu hũ mịn đẹp như người bán thì chỉ có thạch cao (tức
gypsum) mới làm được.
Theo em thì cần thay đổi công thức bột gạo và thạch cao để có một sản phẩm mịn và đẹp hơn:
Đậu nành khô: 125g
Bột gạo: 30g + 30ml nước
CaSO4: 1.3 g
Đây là công thức mà em đã làm thử cùng một nhóm khác và sản phẩm làm ra mịn và đẹp ăn
không bị nhám.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
97
Bài 7:
Công nghệ chế biến
Trà xanh
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
98
Trà xanh đóng chai là loại thức uống ngày càng phổ biến. Ngoài tác dụng giải khát giải nhiệt rất
hiệu quả, trà xanh còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Được chiết xuất từ lá trà xanh, trà xanh đóng chai chứa nhiều vitamin C, vitamin E và EGCG
(Epigallocatechin Gallate) – một hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lão hóa, giảm
stress, ngăn ngừa ung thư và tăng sức đề kháng cho mọi lứa tuổi.
Trà xanh hiện nay có nhiều loại sản phẩm đa dạng như trà xanh không đường, trà xanh hương
chanh, hương táo…
1. Tổng quan về trà
1.1 Khái quát về trà:
Trà có tên khoa học là Camellia sinensis, thuộc ngành Ngọc Lan (hạt kín), có dạng thân đứng
(đơn thân), có khả năng phân nhiều cành và đa mầm.
Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á và có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất
(trên 4000 năm), nhưng ngày nay nó được trồng và tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới (trong các
khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới).
Trà là một loại thức uống lâu đời, được dùng sớm nhất ở Trung Quốc (năm 2737 trước Công
Nguyên), kế đến là Nhật Bản vào 2000 năm sau và sau cùng là các nước Châu Âu vào thế kỷ 17.
Đặc biệt, với người dân Châu Á, uống trà đã được nâng lên thành nghệ thuật thưởng thức sành
điệu đậm chất thơ và tôn giáo, nổi bật nhất là Trà Đạo Nhật Bản.
Về mặt dinh dưỡng, trà là một sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Trong trà chứa nhiều
polyphenol đặc biệt là các hợp chất flavonoid giúp giảm nguy cơ ung thư, phòng tránh bệnh tăng
huyết áp, giảm lượng đường trong máu, có tính diệt khuẩn và chống lão hóa. Caffeine trong trà
giúp làm tăng sự tỉnh táo tập trung. Ngoài ra còn có một hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất
giúp tăng sức để kháng, giảm stress, tăng sự chuyển hóa thức ăn, ngừa sâu răng, phòng bệnh
loãng xương…
Việt Nam cũng được coi là một trong những “cái nôi” của cây trà - những cây trà ở vùng biên
giới Việt - Trung có cấu trúc di truyền cổ xưa nhất. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về
quy mô sản lượng và là nước xuất khẩu trà đứng thứ 6 thế giới với giá trị xuất khẩu đạt 21 triệu
USD trong quý I/2007. Chúng ta đang khai thác những loài trà sau: loài Shan, loài Trung du, loài
TB14, ngoài ra còn có các loài trà khác ít gặp hơn như Manipuri, Kimin… với thời gian thu hái
nhiều nhất vào tháng 9 và tháng 10 hằng năm.
1.2 Thành phần sinh hóa chủ yếu của trà:
• Nước:
Hàm lượng nước trong lá trà giảm dần từ tôm đến các lá già, (tôm 76,6%; lá một 75,6%;
lá hai 75,6% và lá ba 74,26%) thay đổi phụ thuộc vào tuổi thọ, sự phân bố địa lý của cây trà, các
biện pháp canh tác, thời điểm thu hoạch (thời điểm trong ngày, theo tháng, theo mùa).
• Chất hoà tan:
Là một hỗn hợp gồm nhiều chất khác nhau, có khả năng hoà tan với nước sôi và là chỉ
tiêu chất lượng quan trọng của trà nguyên liệu và trà sản phẩm. Trong thành phần hỗn hợp này,
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
99
khoảng 50% là hợp chất phenol, còn lại gần 50% là glucid tan, protein, acid amin, alcaloid (chủ
yếu là caffeine), sắc tố, vitamin, enzym...
• Tanin:
Đặc tính của tanin có vị chát. Nó là chất trọng yếu trong nguyên liệu, ảnh hưởng nhiều
đến phẩm chất của trà, vị trà, hương thơm và các đặc tính khác đều do tanin quyết định.
Chất tanin trong trà càng nhiều thì phẩm chất trà càng cao. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào
lượng tanin có thể hoà tan trong Oxydietyl. Còn lượng tanin nhiều nhưng ở trạng thái kết hợp thì
phẩm chất kém hơn.
Lượng tanin trong chè nhiều hay ít phụ thuộc vào độ tuổi, thời kỳ hái, giống trà, điều kiện
ngoại cảnh, phương pháp chế biến....
Lượng tanin phân bố không đồng đều trên cùng một búp trà, tập trung nhiều nhất ở tôm
(39.9%), rồi đến lá non (lá một 36.8%; lá hai 36.1%; lá ba 29.25%; cọng già 25%, lá bánh tẻ, lá
già...
Chất tanin có khả năng kết hợp với Albumin để tạo thành chất không hòa tan. Tính chất
này quan trọng đối với quá trình chế biến trà.
Tanin kết hợp với caffeine thành chất không hoà tan đóng váng trên mặt nước khi nước
chè để nguội.
• Protein và Acid amin:
Chiếm 22% - 26% chất khô.
Qua chế biến, hàm lượng protein va acid amin có thay đổi: lượng protein giảm còn lượng
acid amin tăng lên. Sở dĩ do quá trình thủy phân, một phần protein trà tạo thành acid amin trong
quá trình chế biến.
Acid amin tự do tác dụng với dẫn xuất cathechin của trà tạo thành aldehyt có mùi thơm dễ
chịu cho trà.
Albumin (protein đơn giản): Albumin là một loại chất hữu cơ có chứa Nitơ, là thành phần
cấu tạo chủ yếu của các sinh vật. Hàm lượng Albumin trong trà lớn, thay đổi phụ thuộc nhiều
điều kiện như thời kỳ hái, lá non hay già, điều kiện ngoại cảnh.
• E. Alkaloid (chủ yếu là caffeine):
Caffeine chiếm 3 - 5% trọng lượng trà. Lượng caffeine trong trà nhiều gấp 04 lần trong cà
phê (theo Muler).
Caffeine có tác dụng kích thích cơ thể con người, trước hết là kích thích thần kinh trung
ương, tạo cảm giác hưng phấn, dễ chịu, nâng cao năng lự làm việc của xương, cơ, giúp thông
tiểu.
Lượng caffeine trong trà biến đổi phụ thuộc hoàn cảnh bên ngoài, kỹ thuật bảo quản,
giống trà, thời gian hái, vị trí địa lý.
Caffeine tự do tồn tại trong lá trà tươi nhiều hơn trà thành phẩm. Trong quá trình sản xuất,
một số caffeine kết hợp với một số chất khác làm giảm lượng caffeine tự do. Do tính chất thăng
hoa ở nhiệt độ 100 - 110oC, caffeine bị tổn thất 10% khi sấy trà.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
100
Caffeine trong sản xuất do quá trình lên men phản ứng với các sản phẩm oxi hoá của
Cathechin tạo ra caffeine - oxy teonat gọi tắt là tanat - caffeine (chủ yếu ở trà đen). Sản phẩm này
có thể bị kết tủa ở nhiệt độ thấp, tạo thành lớp váng trên nước trà ở nhiệt độ thường, hoà tan khi
nhiệt độ lên đến 60oC.
Tanat - caffeine làm cho trà có đặc tính riêng về mùi, vị, màu sắc.
• Enzym:
Trong lá trà có 2 nhóm enzym quan trọng là nhóm enzym oxi hoá khử và nhóm enzym
thủy phân. Những nhóm khác tồn tại với số lượng không đáng kể.
Một số trong nhóm enzym oxi hoá khử có vai trò quan trọng trong chế biến trà. Dưới tác
dụng của polyphenol - oxydaza, sản phẩm là thearubigin và các cấu tử tạo màu sắc và hương vị
nước trà.
• Gluxicid trong trà (tính theo % chất khô):
Tùy theo giống cây và hàm lượng thu hái mà hàm lượng glucid thay đổi ít hay nhiều.
Trung bình có:
- Monoza : 1 - 2%.
- Saccaroza : 0.5 - 2.5%
- Polysaccarit : 10 - 20%
- Tinh bột : 0.1 - 0.3%, lá trà càng già lượng tinh bột càng tăng.
- Pectin : 2 - 3%.
• Chất màu (sắc tố):
Màu nước trà là một chỉ tiêu cảm quan quan trọng của trà thành phẩm. Màu nước trà do 2
loại sắc tố tạo nên: sắc tố có sẵn trong nguyên liệu ban đầu và sắc tố tạo ra trong quá trình gia
công chế biến.
Sắc tố tự nhiên ban đầu gồm chủ yếu là clorofin A, clorofin B; pheophytyl A, B;
careteonit, xantofin, viocxantin, neocxantin...
Qua gia công chế biến, các sắc tố mới của trà cũng được tạo thành. Tuỳ theo yêu cầu của
sản phẩm, nhà công nghệ tạo điều kiện tối ưu để có màu sắc mong muốn.
Ví dụ:
o Trà đen: cần tạo điều kiện tối ưu cho enzym oxy hoá tanin thành hợp chất quinol và
phá hủy clorofin, tạo thành màu đen sẫm cho trà thành phẩm.
o Trà xanh: cần vô hoạt tính enzym oxy hoá để giữ được tối đa lượng tanin và clorofin
để tạo màu xanh "hổ phách" cho nước trà.
Sắc tố caretonoid còn có vai trò nhất định trong quá trình tạo hương thơm cho trà, vì khi
oxy hoá chúng sẽ tạo hợp chất thơm như aldehyt không no và các xeton...
• Chất thơm:
Hương thơm cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng của trà thành phẩm. hương thơm của trà
được tạo nên từ 2 nguồn chất thơm khác nhau: chất thơm có sẵn trong nguyên liệu lá trà ban đầu
(tinh dầu), và chất thơm tạo ra qua quá trình chế biến.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
101
Tinh dầu tự nhiên có trong lá trà hàm lượng rất thấp. Qua quá trình chế biến, một số chất
thơm mới được tạo ra.
Theo quan điểm của các nhà sinh hoá thực phẩm thì aldehyt giữ vai trò quan trọng trong
tạo hương cho trà. Trong quá trình gia công chế biến, hương thơm mới được tạo ra do sự tương
tác giữa acid amin và đường đơn, giữa acid amin với tanin dưới tác dụng của nhiệt độ caoxúc tác
bởi enzym..., thường tạo ra các aldehyt có mùi thơm hoặc chuyển hoá tiếp để tạo các chất thơm
khác.
• Chất tro:
Số lượng tro trong lá trà non và trong thành phẩm có khoảng từ 4 - 7%. Trà càng non tro
càng ít.
Chất tro trong trà gồm nhiều chất khác nhau. Mỗi chất đều có quan hệ mật thiết với sự
sinh trưởng của cây trà. Những chất này có trong đất, được cây trà hấp thụ làm chất dinh dưỡng
để nuôi cây. Các chất chủ yếu là kim loại, cacbon, assen, kali, canxi, photpho, lưu huỳnh, silic...
• Sinh tố (vitamin):
Trong trà có nhiều loại sinh tố: A, B, C, E, PP, F, D, K, P..., nhờ đó mà trà có giá trị dược
liệu cũng như giá trị dinh dưỡng cao.
1.3 Một số sản phẩm trà xanh ở Việt Nam:
Theo TCVN 1455 – 93, trà xanh được sản xuất gồm các loại: đặc biệt, OP, P, BP, BPS, F.
với các chỉ tiêu cảm quan trong bảng 2
Tên chỉ tiêu
Loại trà
Ngoại hình Màu nước Mùi Vị Bã
Đặc biệt
Cánh trà xoăn
đều, màu xanh
vàng, có tuyết
Vàng
xanh,
trong, sánh
Thơm mạnh tự
nhiên, thoáng
cốm
Đậm dịu,
rõ hậu
ngọt
Vàng
xanh,
mềm,
đều
OP
Cánh trà xoăn
tương đối đều,
màu xanh đen
Vàng
xanh, sáng
Thơm mạnh tự
nhiên
Đậm dịu
có hậu
ngọt
Vàng
xanh,
mềm
P
Cánh trà ngắn
hơn OP tương
đối xoăn, màu
xanh đen,
thoáng cẫng
Vàng, sáng Thơm tự nhiên Đậm dịu,
có hậu
Vàng
xanh, hơi
cứng
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
102
BP
Mặt trà nhỏ,
tương đối đều,
màu xanh đen
Vàng, hơi
đậm
Thơm, thoáng
cao lửa
Chát dịu,
hơi đậm
Vàng,
mềm
BPS
Trà mảnh nhỏ,
tương đối đều,
màu vàng xanh
Vàng đậm Thơm nhẹ,
thoáng mùi trà
già
Chát hơi
xít
Vàng
xám
F Mặt trà nhỏ
đều, màu vàng
xanh
Vàng đậm,
hơi tối
Kém thơm,
thoáng cao lửa
Chát Vàng
đậm
2. Quy trình công nghệ:
Vitamin C
Trà xanh
Trích li
Lọc
Làm lạnh
Phối trộn
Định mức lên 1l
Rót chai
Thanh trùng
Làm nguội
Sản phẩm
Nước mềm
T = 15-20 oC
T ≈ 90 oC
t = 15 ph
T = 72-750C
t ≈ 5 phút
Chai, nắp
Đường, Glycine,
sodium citrate
Hòa tan
Bã
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
103
Nguyên liệu:
• Trà xanh: 9g
• Đường: 100g
• Glycine:0.3g
• Sodium citrate:0.2g
• Vitamin C:0.5g
• Nước mềm:1lít
Trích ly:
o Mục đích:
Nhằm mục đích trích ly các chất có trong trà như các hợp chất polyphenol, caffeine, các
sắc tố, một số acid amin…vào nước nhờ sự khuyếch tán giữa các chất có nồng độ khác nhau.
o Các biến đổi xảy ra:
- Vật lý: có sự thay đổi màu sắc của nước trích ly, nước từ màu trắng chuyển sang màu
nâu nhạt đặc trưng của trà.
- Hoá học: Sự hoà tan của 1 số thành phần có trong trà vào nước như các hợp chất
polyphenol, caffeine, các vitamin, sắc tố…. Nồng độ chất khô tăng
- Vi sinh: Sự tiêu diệt 1 số vi sinh vật
o Cách tiến hành:
Cho 400ml nước mềm vào ca1l, dùng Na2CO3 chỉnh đến pH 7.5 – 8. Cho nước mềm đã
chỉnh pH vào nồi1l đem đi gia nhiệt. Khi nhiệt độ đạt khoảng 72-750C ta cho trà khô vào và đun
trong khoảng 5 phút.
o Chú ý:
Ta cần phải giữ nhiệt ổn định trong thời gian trích ly. Để quá trình trích ly hiệu quả khi
bỏ trà khô vào ta nên khuấy nhẹ khoảng 30 giây, sau đó đậy nắp lại khoảng 3 phút rồi lại giở ra
khuấy nhẹ khoảng 30 giây, đậy lại khi đạt 5 phút thì chuyển qua công đoạn kế tiếp. Ta không nên
kéo quá dài thời gian vì lúc đó ta thu được dịch trích có mùi không tốt, ngược lại thì ta sẽ không
thu được dịch trích ly hiệu quả.
Lọc:
o Mục đích:
Nhằm loại bỏ bã và các huyền phù rắn lơ lửng trong hỗn hợp sau quá trình trích ly
o Các biến đổi xảy ra: .
- Vật lý: màu sắc của trà đậm hơn sau quá trình lọc bã.
- Hoá học, sinh học: không có những thay đổi đáng kể
o Cách tiến hành:
Dùng ca 1lít bên trên có để túi lọc, đổ dịch trà vừa trích ly trong nồi vào túi lọc. Dùng đũa
ép chặt túi cho nước chảy xuống hết và lấy túi lọc đem đi bõ bã. Dịch trích thu được sẽ được đem
đi làm nguội.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
104
o Chú ý:
Các thao tác phải được tiến hành nhanh để hạn chế quá trình oxy hoá các chất vừa được
trích ly từ trà vào dung dịch.
Làm lạnh:
o Mục đích:
Nhằm làm cho dịch trích không bị sẫm màu do bị oxy hoá, đồng thời để cho dịch trích đạt
trạng thái ổn định.
o Các biến đổi xảy ra:
- Vật lý: có sự lắng cặn của 1 số huyền phù
- Hoá học: có diễn ra quá trình oxy hoá của 1 số chất nhưng không đáng kể
- Sinh học: không có sự biến đổi
o Cách tiến hành:
Cho đá vào trong thau nhựa có đổ 1 ít nước để chuẩn bị cho quá trình làm lạnh.
Dịch sau khi qua lọc sẽ được bổ sung 0.5g Vitamin C rồi cho vào thau nước đá đã được
chuẩn bị.
Đo pH của dung dịch ta được pH = 4.9.
Phối trộn:
o Mục đích:
Nhằm để tạo một dung dịch đồng nhất, đạt độ Bx và pH cần thiết, tạo giá trị cảm quan
cho sản phẩm.
o Các biến đổi:
- Vật lý: có sự hình thành mùi vị, màu sắc… cho sản phẩm, chất khô trong dung dịch tăng
lên.
- Hoá học: có sự hòa tan và tiếp tục oxy hóa của 1 số chất.
- Vi sinh: có thể nhiễm thêm 1 số vi sinh vật
o Cách tiến hành:
Cân lượng đường, glycine, sodium citrate với lượng đã tính toán ở trên cho vào nồi, trộn
khô với nhau rồi hoà tan 400ml nước mềm ở nhiệt độ thường. Sau đó cho vào ca đựng dịch trích
ly đã được làm lạnh rồi định mức lên 1l. Trong giai đoạn này có bổ sung thêm acid citric để đạt
độ chua theo khẩu vị và cho chất tạo hương táo vào. Dùng pH kế để đo pH của dung dịch sau khi
phối trộn xong, ta đo được pH = 3.85.
o Chú ý:
Sau khi phối trộn ta khuấy đều dung dịch lên để đạt được hỗn hợp đồng nhất
Đóng chai:
o Mục đích:
Nhằm mục đích để dễ bảo quản, di chuyển sản phẩm dễ dàng.
o Cách tiến hành:
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
105
Chai thuỷ tinh sau khi rửa sẽ được trụng qua nước sôi và để cho khô để đảm bảo sạch
chuẩn bị cho giai đoạn rót dung dịch vào chai. Dung dịch sau khi phối trộn sẽ được rót vào chai.
Sau đó tiến hành đóng nắp.
o Chú ý:
Khi rót thao tác nhanh để tránh vi sinh vật xâm nhập và phát triển.
Thanh trùng:
o Mục đích:
Nhằm mục đích tiêu diệt các vi sinh vật còn xót lại trong sản phẩm để kéo dài thời gian
bảo quản sản phẩm.
o Các biến đổi:
- Vật lý: nhiệt độ dung dịch tăng
- Vi sinh: 1 số vi sinh vật bị tiêu diệt
o Cách tiến hành:
Sau khi đóng nắp sản phẩm sẽ được đem đi thanh trùng. Cho sản phẩm vào nồi đổ nước
vào cho ngập các chai, bắt lên bếp đun cho nước thanh trùng đạt nhiệt độ 900C. Ta thanh trùng
trong khoảng thời gian 15 phút.
o Chú ý:
Ta phải theo dõi nhiệt độ thanh trùng, kiểm soát để nhiệt độ không lên quá cao và thời
gian phải thích hợp vì đây là loại nước giải khát có pH thấp.
Làm nguội:
Giống như khi làm nguội nước yến ngân nhĩ
3. Nhận xét:
Sản phẩm làm ra có màu hơi sẫm và sau 1 thời gian để yên thì có lắng cặn do trong quá
trình làm các thao tác hơi chậm và chỉ qua quá trình lọc thô chứ không thực hiện quá trình lọc
tinh.
Sản phẩm làm ra khi uống vào có vị không hài hòa, không giống với sản phẩm trà xanh
trên thị trường có lẽ do khi phối trộn ta không có sự gia nhiệt.
Giữa các nhóm có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc chủ yếu là do nguyên liệu trà sử dụng.
Có tham gia thí nghiệm với các lượng trà khác nhau thì e thấy với lượng trà 9g với thời
gian trích ly như trên sẽ cho trà có màu đẹp hơn vì 8g thì màu lợt nhưng 10g thì quá đậm, có mùi
trà thoảng nhẹ đặc trưng và vị thì không quá chát.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
106
Bài 8:
Công nghệ chế biến
xúc xích
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
107
1 Tổng quan về nguyên liệu:
Ngoài những nguyên liệu được chuẩn bị như trong bài đồ hộp thịt thì trong phần chế biến xúc
xích còn có thêm những phụ gia sau:
• Nitrit và nitrat:
Trong công nghệ chế biến thịt và xúc xích hiện nay, không một loại hoá chất nào có thể thay
thế Nitrit để thể hiện đồng thời bốn vai trò hết sức quan trọng của Nitrit, đó là:khả năng diệt
khuẩn, tạo sự yếm khí O2, tăng mùi vị, làm dậy lên màu hồng đặc trưng tự nhiên của thịt.
9 Tạo màu : Kết hợp với Myoglobin tạo hợp chất có màu hồng bền vững.
9 Tạo mùi : Mặc dù không xác định chính xác chất tạo mùi trong việc sử dụng muối
nitrit nhưng người ta ghi nhận một mùi rất đặc biệt rất khác với những sản phẩm không sử dụng
muối nitrit. Mùi này phát triển theo thời gian và trong quá trình nâu. Bên cạnh đó, muối nitrit còn
có khả năng kiềm hãm phản ứng ôi khét mỡ.
9 Tác động kháng khuẩn, bảo quản: Đặc tính diệt vi khuẩn của nitrit là rất quan trọng
trong các quá trình xử lý nhiệt, xúc xích đóng gói. Nếu không có nitrit sự an toàn của xúc xích có
thể bị nguy hiểm vì sự tấn công của vi khuẩn Clotridium botulinum làm ngộ độc thực phẩm. Vì ở
nhiệt độ chế biến thường vi khuẩn Clotridium không bị tiêu diệt vì vi khuẩn này tạo bào tử. Nitrit
ngăn cản sự phát triển của bào tử C.Botulinum. Nitrit cũng ngăn chặn sự oxi hoá các chất béo
trong thịt, chống lại quá trình ôi thiu. Khoảng 40ppm nitrit cần thiết cho sự tạo màu của sản
phẩm. Lượng NaNO2 hay KNO2 không được vượt quá 156 ppm trong xúc xích. Nếu cho dư
lượng nitrit hay nitrat có thể chính là độc tố gây hại cho người dùng.
9 Độc tính : Muối nitrit có tính độc trực tiếp và gián tiếp.
Tính độc trực tiếp : Tính độc trực tiếp của muối nitrit có liên quan đến tính
oxy hoá của chúng. Muối nitrit có khả năng oxy hoá Hemoglobin máu thành MetHb, ở dạng này
Hb không còn đảm bảo được chức năng vận chuyển oxy và dẫn đến tình trạng thiếu máu mô.
Tính độc gián tiếp: nitrit có thể tác động với những acid amin (có được việc
thoái hoá các protein) tạo thành các nitrosamin có công thức R=N-N=O. Đây là hợp chất độc,
chúng có khả năng gây đột biến và sinh ung thư.
9 Giới hạn sử dụng : Muối nitrat là chất oxy hoá mạnh, nếu sử dụng quá liệu nó có thể
chuyển không thuận nghịch Myoglobin thành Metmyoglobin (có màu xám). Nó tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình làm ôi mỡ, do đó không bao giờ được muối trước thịt với muối nitrat.
• Hương liệu:
Một số hương liệu tạo mùi, hương thơm đặc trưng cho từng sản phẩm như mùi heo, bò, tỏi.
Khi sử dụng hương liệu cần chú ý đến các quy định sau: không chứa các vi sih vật có ảnh
hưởng đến sức khỏe của cộng đồng với mức có thể phát triển trong các điều kiện bảo quản bình
thường. Không chứa bất kỳ các chất nào có nguồn gốc từ vi sinh vật với một lượng có thể gây hại
cho sức khỏe.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
108
• Bao bì (vỏ bọc) xúc xích:
Đa số bao bì xúc xích làm từ những nguyên liệu có sẵn, colagen hay tổng hợp.
Bao bì làm từ những nguyên liệu có sẵn gọi là bao bì tự nhiên thường là từ các bộ phận của
động vật. Xúc xích lợn để rán tươi thì được bao bì bởi ruột già của lợn. Bao bì làm từ các chất tự
nhiên thì thường gồ ghề và không bằng phẳng.
Colagen là một loại protein động vật được chiết xuất từ da động vật chủ yếu là từ da bò và
được sản xuất thành bao bì và ngoài ra colagen còn là thành phần chính trong bao bì tự nhiên.
Bao bì colagen dùng để đựng các thức ăn sẵn, xúc xích heo và các loại xúc xích khác. Có bề mặt
nhẵn và trơn hơn bao bì tự nhiên.
Bao bì tổng hợp thì rất đa dạng thường làm từ sợi bông, những hợp chất polyme như: PE,
PVC…
Một số loại bao bì được sử dụng trong các loại xúc xích:
9 Xúc xích thịt heo tươi dùng bao bì colagen hay bao bì tự nhiên (từ lợn).
9 Xúc xích thịt heo Italia dùng bao bì colagen hay bao bì tự nhiên( từ lợn).
9 Xúc xích Bratwurst(đây là loại xúc xích ở Nurberg, bắc Đức) dùng bao bì tự nhiên
(lấy từ lợn).
9 Xúc xích Palan sử dụng bao bì colagen .
9 Xúc xích Coarseground Bologna dùng bao bì cellulose hoặc bao bì tổng sợi, thớ.
9 Xúc xích Wieners dùng bao bì cellulose hoặc bao bì tự nhiên.
9 Xúc xích summer dùng các bao bì từ sợi, thớ.
9 Xúc xích Salami bò khô(là loại xúc xích Italia) dùng bao bì từ sợi hoặc sợi cellulose.
9 Xúc xích Spiced Lunche Loaf dùng bao bì sợi.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
109
2 Quy trình thí nghiệm:
Nguyên liệu:
Nạc heo được dùng để sản xuất thịt hộp cũng phải đảm bảo các chỉ tiêu thực phẩm. Thịt
từ các con vật khoẻ mạnh, không mắc bệnh. Thịt sau khi pha lóc không được lẫn các tạp chất lạ
và bụi bẩn. Thịt có màu sắc tự nhiên từ đỏ hồng đến đỏ sáng, không có mùi hôi. Sau khi mua về
thịt được rửa sạch, cắt nhỏ (3x3x3) cm, trữ lạnh ở trong tủ lạnh ở nhiệt độ 00C, ít nhất một ngày.
Nếu có điều kiện thịt sẽ được trữ đông trong tủ đông ở nhiệt độ -18oC.
Mỡ heo chọn lớp mỡ dười da có chất lượng cao không dùng mỡ sa. Mỡ cũng được làm
lạnh đông trước khi chế biến.
Các gia vị được chuẩn bị theo khối lượng đã cho trong bảng sau:
9 Nguyên liệu dành cho 8 tổ:
Nguyên liệu Số lượng (g)
Nạc heo 3000
Nhiệt độ 110-1200C
Thời gian 20 phút
Bao Cellulose
Nước đá bào
Gia vị
Tỏi hoặc bột tỏi
Nguyên liệu
thịt heo, mỡ
Rửa sạch, trữ đông
Nghiền thô
Phối trộn phụ gia
Nghiền mịn
Nhồi bao
Hấp
Làm nguội
Sản phẩm
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
110
Mỡ heo 1000
Đường cát 30
Bột ngọt 20
Muối ăn 56
Tiêu xay 9
Dầu ăn 40
Đá vẩy 900
9 Phụ gia:
Nguyên liệu Số lượng (g)
Tinh bột biến tính 400
Polyphosphate 9
Nhục đậu khấu 2.3
Tỏi hoặc bột tỏi 52
Bột ngò 2
Kali Nitrat 2.7
Ascorbic acid 1
Sorbitol 15
Màu hồng 5
Rửa sạch, trữ đông:
Nguyên liệu đầu thường không sử dụng liền mà thường đưa vào cấp đông, trữ đông rồi sau đó
mới đưa vào để chế biến.
o Mục đích :
Bảo quản nguồn nguyên liệu, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, ức chế các hoạt động sinh
hoa, giúp cho quá trình bão quản thịt được lâu . Giúp cho việc sản xuất diễn ra liên tục,ổn định
nguồn nguyên liệu.
o Thao tác:
Sinh viên đem thịt đi rửa sạch và trữ đông trong tủ đông 1 ngày trước khi thí nghiệm.
o Những biến đổi xảy ra trong quá trình lạnh đông :
9 Trong quá trình lạnh đông chủ yếu xảy ra quá trình biến đổi vật lí mà cụ thể là biến
đổi về nhiệt độ. Khi cho nguyên liệu vào môi trường lạnh đông nhiệt độ của nguyên liệu biến
thiên như sau: nhiệt độ bắt đầu giảm đến nhiệt độ đóng băng (t
đb
).
9 Sau đó nhiệt độ tiếp tục hạ một ít rồi tăng đến điểm C. Tại nhiệt độ đó nước trong sản
phẩm bắt đầu kết tinh nhiệt độ trở nên không đổi. Khi nước trong sản phẩm đã đóng băng hết
nhiệt độ tiếp tục giảm xuống đến nhiệt độ của môi trường lạnh động .
Nghiền (xay) thô:
o Mục đích:
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
111
Quá trình xay thô nhằm làm giảm kích thước của khối thịt lạnh đông để tạo điều kiện cho quá
trình xay nhuyễn, phối trộn về sau. Đồng thời làm cho thịt mềm, làm cho khối thịt đồng đều hơn.
Thịt mềm là do quá trình xay thịt tạo ra một lực, đó là lực ma sát. Lực ma sát sẽ làm cho nhiệt độ
khối thịt tăng lên, làm biến tính protein có trong thịt -> thịt mềm.
o Thao tác:
Thịt nạc và mỡ sau khi rã đông và cắt khúc, sinh viên sẽ đem thịt đi bỏ vào máy nghiền thô để
thịt và mỡ heo tạo thành một khối đồng nhất. Trong quá trình xay, sinh viên có thể cho một ít
muối vào và đánh trộn bằng tay cho muối ngấm đầu vào khối thịt.
o Yêu cầu:
9 Dụng cụ xay thịt phải được vệ sinh sạch sẽ, không lẫn tạp chất, bụi bẩn.
9 Thịt sau khi xay phải đồng đều, không nhất thiết phải quá mịn.
9 Sinh viên phải vệ sinh tay và đeo bao tay xốp khi đánh trộn.
Phối trộn phụ gia:
o Mục đích:
Tăng hương và mụi vị cho sản phẩm.
o Thao tác:
Sinh viên chuẩn bị sẵn các phụ gia ở bên ngoài theo khối lượng đã tính, được cho ở bảng trên.
Sinh viên cần chú ý, trong giai đoạn phối trộn này không nên cho đá vẩy và dầu ăn vào trộn
chung với các phụ gia khác. Vì khi cho dầu ăn vào trộn chung như vậy sẽ làm hạn chế việc tan
trong nước của các gia vị. Bằng cảm quan, sinh viên sẽ kiểm tra xem lượng các phụ gia cho vào
có đủ đảm bảo hương vị của khối thịt hay không.
o Yêu cầu:
9 Lượng phụ gia cho vào vừa đủ.
9 Hạn chế các chất phụ gia như nitrit, acid ascorbic.
Nghiền mịn:
o Mục đích:
Tạo nên một hệ nhũ tương bền của tất cả các thành phần vật chất có trong xúc xích như :
nguyên liệu ( thịt nạc , mỡ heo, da heo), gia vị, phụ gia …, tạo nên một hệ đồng nhất, tạo điều
kiện cho khối thịt đuợc băm nhuyễn và trộn đều các gia vị đã được chuẩn bị sẵn ở công đoạn
trước.
o Thao tác:
Sinh viên cho khối thịt vào một thau inox đã được rửa sạch và cho các phụ gia đã chuẩn bị
trộn vào. Sinh viên dùng tay đánh trộn khối thịt cho phụ gia ngấm vào khối thịt. Sau khi trộn ở
ngoài, sinh viên cho khối trên vào trong máy nghiền mịn và bổ sung đá vẩy và một ít dầu ăn và
bắt đầu khuấy trộn.
o Yêu cầu:
9 Khối thịt sau khi nghiền phải nhuyễn, các gia vị phải ngấm đều trong khối thịt. Nếu như
quá trình xay nhuyễn không được tốt, nguyên liệu không được xay nhuyễn thì sẽ rất khó khăn
cho quá trình nhồi và đóng clip sau này (nếu sản phẩm sau đóng clip mà còn gân thì sẽ bị đưa về
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
112
giai đọan tái chế). Hơn nữa, nếu khi xay nhuyễn nguyên liệu, hệ nhũ tương tạo thành không bền
thì cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp và tiệt trùng sau này vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng
tạo gel của protein khi bị biến tính, làm cho sản phẩm căng không đều , làm giảm giá trị cảm
quan của sản phẩm .
9 Cần khống chế nhiệt độ không quá 12oC và thời gian nghiền không quá lâu. Vì khi nhiệt
độ hệ nhũ tương quá 120C thì hệ sẽ không bền và sẽ tạo nên hiện tượng tách lớp giữa mỡ , nước
& protein …và sẽ không tạo thành sản phẩm được. Thao tác làm cần phải nhanh gọn.
9 Các dụng cụ cần được vệ sinh sạch sẽ.
Nhồi bao:
o Mục đích:
Định hình sản phẩm, kích thước ổn định và đồng nhất, àm cho sản phẩm có hình dạng theo
yêu cầu khách hàng và tăng gi trị cảm quan. Ngoài ra, quá trình nhồi sẽ hạn chế sự tiếp xúc của
của oxy và các loại vi sinh vật gây hại cho sản phẩm. Hơn nữa, quá trình nhồi & vô bao còn đóng
vai trò như một quá trình chuẩn bị cho qúa trình tiệt trùng, làm cho sản phẩm có độ kết dính cao,
đồng thời cố định gel và làm cho sản phẩm căng đều, tăng giá trị cảm quan.
o Thao tác:
Thịt sau khi được xay xong ở dạng paste, sinh viên dùng muỗng inox sạch lấy thịt cho vào
bao nilon hình tam giác, phần đầu nhọn của bao, sinh viên dùng kéo cắt 1 phần nhỏ ở đầu bao.
Sinh viên dùng các bao dạng ống và bắt đầu nhồi thịt vào bao, đầu bao đư ợc cột chắc lại. Tiến
hành cho đến khi hết hỗn hợp thịt nghiền.
o Yêu cầu:
9 Thịt nhồi vào bao phải được nén chặt.
9 Bao nilong phải được đảm bảo đạt vệ sinh, không bị rách.
Hấp:
o Mục đích:
Làm cho các thành phần hút nước và kết dính với nhau ở dạng nhũ tương bền, vừa có tác dụng
bài khí. Đồng thời làm chín sản phẩm và tiêu diệt vi sinh vật.
o Thao tác:
Sau khi cho thịt nhồi vào bao, sinh viên đem đi hấp chín bằng hơi nước nóng ở nhiệt độ 110-120
0C trong thời gian 20 phút (tuỳ thuộc vào kích thước bao nhồi). Hơi nước nóng được tạo ra bằng
cách: sinh viên cho một lượng nước vào trong nồi inox, sau đó cho lần lượt các bao vào và đem
đi nấu sôi cho đến khi nhiệt độ đạt khoảng 110-120 0C và duy trì nhiệt độ đó trong vòng 20 phút.
o Yêu cầu:
9 Nhiệt độ không được quá cao. Nếu cao quá sẽ làm mất đi các hương vị có trong khối
thịt.
9 Thịt cho vào bao vừa đủ.
Làm nguội và bảo ôn:
o Mục đích:
Làm nguội nhanh sản phẩm để thuận lợi cho các quá trình sau này như dán nhãn, bảo ôn…
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
113
o Thao tác:
Sản phẩm sau khi tiệt trùng xong, sinh viên đem đi làm nguội bằng cách mở vòi nước mạnh
và xả nước nhiều vào sản phẩm. Để sản phẩm trong nước lạnh khoảng 10 phút, sau đó lau khô và
đem đi bảo ôn ở nhiệt độ thường trong vòng 7 ngày. Thành phẩm được bảo quản ở nhiệt độ
thường, tránh tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ cao.
3 Nhận xét:
9 Sản phẩm sau khi làm xong, khối thịt đồng đều, không bị rã nát. Hương và vị sản
phẩm được đảm bảo.
9 Cấu trúc thịt chưa dai vì lượng tinh bột biến tính cho vào ít.
9 Màu sắc sản phẩm hài hoà.
Báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2 GVHD: cô Nguyễn Quốc Thục Phương
114
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thi_nghiem__0676.pdf