Thị trường chứng khoán Việt Nam và định hướng 2011 - 2020

MỤC LỤC A. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG 1. Sự hình thành 2. Khái niệm 3. Chức năng B. CƠ CẤU, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC 1. Cơ cấu của thị trường chứng khoán 2. Mục tiêu quản lý và điều hành 3. Nguyên tắc hoạt động 4. Các sản phẩm lưu hành trên thị trường chứng khoán 5. Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán C. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam 2. Các giai đoạn phát triển 3. Nhận xét và đánh giá của các chuyên gia về TTCKVN 4. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) giai đoạn 2011-2020

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3645 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường chứng khoán Việt Nam và định hướng 2011 - 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG Sự hình thành Khái niệm Chức năng CƠ CẤU, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC Cơ cấu của thị trường chứng khoán Mục tiêu quản lý và điều hành Nguyên tắc hoạt động Các sản phẩm lưu hành trên thị trường chứng khoán Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam Các giai đoạn phát triển Nhận xét và đánh giá của các chuyên gia về TTCKVN Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) giai đoạn 2011-2020 A. KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG Sự hình thành: Trong thị trường Tài chính có hai thị trường lớn là: Thị trường Tài chính ngắn hạn (Thị trường tiền tệ);Thị trường Tài chính dài hạn (Thị trường vốn): bao gồm Thị trường tín dụng dài hạn; Thị trường cầm cố; và Thị trường chứng khoán. Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú; người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở quen biết. Khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được; Vậy cần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – đó là thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chưa cao và nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao. Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp. Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá trị nhất định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; và đây chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tư cách là một bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán các loại. Có những nước thị trường chứng khoán xuất hiện cách đây vài trăm năm như: Anh 1773, Đức 1778, Mỹ 1792, Thụy Sĩ 1876, Nhật 1878, Pháp 1801. cũng có những thị trường chứng khoán mới xuất hiện cách đây vài thập kỉ như: ở Hương Cảng 1946, Indonesia 1952, Nam Triều Tiên 1956, Đài Loan và Thái Lan 1962, Mã Lai và Tân Gia Ba 1963… Nhưng cũng có những nước đến cuối năm 2000 mới có thị trường chứng khoán thứ cấp như ở Việt Nam. Khái niệm: Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi. Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm . * Đặc điểm chủ yếu của Thị trường chứng khoán: - Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính; - Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu; - Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn. 3. Chức năng: Thị trường chứng khoán thực hiện các chức năng chủ yếu sau: - Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế; - Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng; - Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán; - Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế; - Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. CƠ CẤU, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC: Cơ cấu của thị trường chứng khoán: 1.1. Căn cứ vào phương diện pháp lý: Thị trường chứng khoán chính thức ( The Stock exchange): hay còn gọi là thị trường chướng khoán tập trung là thị trường hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước, là nơi mua bán các loại chừng khoán đã được đăng biểu hay được biệt lệ. Chứng khoán đăng biểu là loại được cơ quan có thẩm quyền cho phép đảm bảo, phân phối và mua bán qua cơ quan có môi giới Chứng khoán biệt lệ là loại được miễn giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, do chính phủ trong các cơ quan công quyền, thành phố, tỉnh quận, huyện phát hành và đảm bảo. Thị trường chứng khoán chính thức có địa điểm và thời biểu mua bán rõ rệt. Giá cả được tính theo thể thức đấu giá công khai, có sự kiểm soát của Hôi đồng chứng khoán. Thị trường chứng khoán chính thức chủ yếu được thể hiện bằng các sở giao dịch chứng khoán (Stock exchange). Thị trường chứng khoán phi chính thức ( Over the counter market, viết tắt là OTC): còn gọi là thị trường chứng khoán phi tập trung, là thị trường mua bán chứng khoán bên ngoài sở giao dịch chứng khoán, không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như ở sở giao dịch chứng khoán. Ở đây không có sự kiểm soát của hội đồng chứng khoán, không có ngày giờ hay thủ tục nhất định mà do sự thỏa thuận của người mua và người bán. Các chứng khoán mua ở OTC thường là loại không được đăng biểu, ít người biết đến hay ít được mua bán. 1.2. Căn cứ vào quá trình luân chuyển của chứng khoán: Thị trường sơ cấp (Primary Market) còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, đây là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu, là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành. Thị trường thứ cấp (Secondary Market) còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường mua bán trực tiếp chứng khoán, là nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán. Nói cách khác thị trường thứ cấp là nơi mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp. Điểm khác nhau căn bản giữa hai loại thị trường này là về nội dung và hình thức của từng loại thị trường. Việc phát hành trái phiếu hay cổ phiếu ở thị trường sơ cấp nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát triển kinh tế. Còn ở thị trường thứ cấp, dù việc giao dịch rất nhộn nhịp nhưng không làm tăng thêm quy mô đầu tư vốn, không thu hút thêm được các nguồn tài chính mới. Nó chỉ có tác dụng phân phối lại quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán. Tuy nhiên, trong thực tế một thị trường chứng khoán vừa có giao dịch thị trường sơ cấp vừa có giao dịch thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp và thứ cấp có quan hệ nội tại: thị trường sơ cấp là cơ sở tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Điểm cần chú ý là phải coi trọng thị trường sơ cấp, vì đây là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành đồng thời giám sát chặt chẽ thị trường thứ cấp, không để tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường, đảm bảo chứng khoán trở thành công cụ hữu dụng của nền kinh tế. 1.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch: Thị trường giao ngay ( Spot Market): còn gọi là thị trường thời điểm, tức là thị trường “mua đứt bán đoạn”, việc mua bán chứng khoán theo giá của ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và giao toán sẽ diễn ra sau vài ngày theo quy định. Thị trường tương lai ( Future Market): là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và giao toán sẽ diễn ra trong một kì hạn nhất định ở tương lai. 1.4. Căn cứ vào tính chất chứng khoán giao dịch: Thị trường cổ phiếu Thị trường trái phiếu - Thị trường chứng khoán phát sinh: khoán phát triển ở trình độ cao. bao gồm thị trường hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn,… Đây là thị trường cấp cao mua bán chuyển giao các công cụ tài chính cấp cao; Do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở các nước có thị trường chứng khoán. Mục tiêu quản lý và điều hành: Hoạt động có hiệu quả. Điều hành công bằng. Phát triển ổn định. Nguyên tắc hoạt động: Cạnh tranh tự do: giá cả trên thị trường phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và các đối tượng tham gia trên thị trường được cạnh tranh bình đẳng với nhau. Công khai: công khai về hoạt động của tổ chức phát hành, giao dịch của các loại chứng khoán trên thị trường. Trung gian mua bán: mọi hoạt động mua bán chứng khoán đều phải thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán được phép hoạt động trên thị trường. Đấu giá: mọi giao dịch đều tập trung tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để đảm bảo việc hình thành giá cả trung thực, hợp lý. Công bằng: mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia xẻ thông tin. Các sản phẩm lưu hành trên thị trường chứng khoán: 4.1. Cổ phiếu (Stock/Share): Là loại chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một doanh nghiệp cổ phần. Nói cách khác, cổ phiếu là giấy chứng nhận viện đầu tư vốn vào công ty cổ phần. Cổ phiếu được chia làm các loại: + Cổ phiếu vô danh + Cổ phiếu kí danh + Cổ phiếu đích danh + Cổ phiếu thường (Common Stocks) + Cổ phiếu ưu đãi (preferred Stocks) 4.2. Trái phiếu công ty (Corporate Bonds): là một loại giấy chứng nhận nợ có kì hạn do các công ty phát hành và đến thời hạn công ty phát hành trái phiếu phải hoàn trả cả vốn lẫn lợi tức cho người mua nó. 4.3. Trái phiếu dài hạn kho bạc (Treasury Bonds): là phiếu nợ dài hạn từ 5-30 năm hay hơn nữa, do kho bạc phát hành khi huy động vốn để bổ sung quỹ ngân sách. Loại này được lưu thông trên thị trường chứng khoán, ít được phát hành. Kho bạc chủ yếu phát hành các loại tín phiếu kho bạc ngắn hạn từ một năm trở xuống, được lưu thông trên thị trường tiền tệ. 4.4. Trái phiếu đô thị (Municipal Bonds): là loại trái phiếu nợ dài hạn do Chính phủ trung ương hay chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư hạ tầng. Kỳ hạn trái phiếu này từ 10-30 năm. Các trái phiếu này thường được các ngân hàng thương mại mua khi được phát hành sau đó bán lại trên thị trường chứng khoán thứ cấp cho các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, những người có tài sản lớn, thu nhập cao. 4.5. Công trái nhà nước (State Bonds): là loại trái phiếu dài hạn đặc biệt, có thời hạn từ 10 năm trở lên được phát hành từng đợt. Loại này do Nhà nước phát hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách. Loại tích sản tài chính này, ở các nước phát triển là loại được ưa chuộng nhất vì hầu như không có rủi ro. Mặt khác, tuy lãi suất tương đối thấp nhưng số lãi này không phải chịu thuế. Các định chế như ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp lớn và cả cá nhân đều thích tham gia mua bán loại công cụ nợ này trên thị trường chứng khoán. 4.6. Trái phiếu cầm cố (Mortgage Bonds): còn được gọi là khế ước vay nợ, là giấy ghi nợ có đảm bảo bằng tài sản cầm cố chủ yếu là bất động sản. Lãi suất được ấn định cố định trong một kỳ hạn của phiếu cầm cố, còn việc thanh toán vốn được trả dần hàng năm. Khi đáo hạn, khoản vay được trả hết và tài sản được giải chấp hoàn toàn. Tại Mỹ thị trường mua bán trái phiếu cầm cố là thị trường lớn nhất. Năm 1985 có đến 2.000 tỷ USD trái phiếu cầm cố được lưu hành trên thị trường. Trước đây cá nhân là người vay chính, sau nay ngân hàng, các quỹ tiết kiệm, công ty bảo hiểm đều tham gia vào nghiệp vụ này. Tài sản được sử dụng cầm cố là những cơ sở của doanh nghiệp, nhà xưởng, nhà cửa, các nông trại… Ngoài ra, trên thị trường chứng khoán còn giao dịch các loại giấy tờ có gia trị liên quan tới chứng khoán truyền thống, đó là: các chứng quyền (Rights), các chứng khế (Warrants), các quyền chọn (Option) và các hợp đồng tương lai (Future contract). Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán: Những người phát hành chứng khoán: Chính phủ Trung ương; Chính quyền địa phương; Các cơ quan Chính phủ; Các tổ chức tài chính trung gian; Các công ty cổ phần; Các doanh nghiệp; Những người trung gian: Các nhà môi giới; Các công ty môi giới; Những người tạo thị trường; Những người bán chứng khoán; Những người điều hòa: Hội đồng chứng khoán Quốc gia hay Ủy ban chứng khoán Nhà nước; Các hiệp hội tự điều hòa của những người bán chứng khoán; Những người đầu tư (người mua chứng khoán) Các cá nhân; Các tổ chức; Các quỹ hưu trí; Các quỹ tương hỗ; Các công ty bảo hiểm; Các ngân hàng thương mại; Các công ty tài chính; Các quỹ tài chính công; Các quỹ bảo hiểm xã hội; Như vậy, chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán là các chủ thể dư thừa vốn sẽ tham gia thị trường với tư cách là người mua, còn các chủ thể thiếu vốn sẽ ham gia thị trường với tư cách là người bán hoặc các thành phần khác. C. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: Sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam: Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000. Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng). * Chỉ số VN – Index: VN - Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. Chỉ số VN -Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở vào ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động. Công thức tính chỉ số VN - Index: Chỉ số VN -Index = (Giá trị thị trường hiện hành / Giá trị thị trường cơ sở) x 100 Các giai đoạn phát triển: a/ Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của TTCK. Ở thời điểm bắt đầu, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn sốt vào năm 2001(chỉ số VN index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng). Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 4.500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28.300 tài khoản giao dịch. b/ Giai đoạn 2006 : Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam. Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 TTCK Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê, đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2006 TTCK Việt Nam non trẻ này đã có “màn trình diễn” tuyệt vời và có thể sẽ không bao giờ có lại được với khối lượng vốn hoá tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm. Kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm. Với HASTC-Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm. So với đầu năm, chỉ số VN-Index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HASTC-Index tăng tới 170%. Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới đánh giá là quá ấn tượng. c/ Giai đoạn 2007: Giai đoạn TTCK bùng nổ. Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường. Sau 1 năm hoạt động VNIndex đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; Hastc-Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006. d/ Giai đoạn 2008: Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh. Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt CP Nhà nước trong các DN đã cổ phần hóa, chưa kể hàng loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, doanh nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng thị trường chứng khoán có nguy cơ thừa "hàng”. Giai đoạn 1: Từ tháng 01 tới tháng 06 - Thị trường giảm mạnh do tác động từ tác động của kinh tế vĩ mô. Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VNIndex đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008. Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09 - Phục hồi trong ngắn hạn nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue -chip như STB, FPT, DPM…và đặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài. VNIndex tăng được 168,55 điểm, tương đương 45,52%. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu CP&CCQ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên. Giai đoạn 3: Từ tháng 09 tới tháng 12 - thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tổng kết cả giai đoạn này, VNIndex mất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên. e/ Giai đoạn 2009: Xét về tốc độ tăng trưởng, TTCK Việt Nam năm 2009 được coi là có tốc độ tăng trưởng rất cao, tới 60-70%, nhưng xét một cách toàn diện lại có không ít dấu hiệu bất ổn. Trước hết, thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi nhưng không bền vững: Chỉ số VN-Index giảm mạnh 22% từ đỉnh 633,2 điểm ngày 23-10 xuống mốc 490,6 điểm ngày 27-11. Khối lượng giao dịch từ tháng 11 đến hết năm sụt giảm mạnh so với hai tháng 9, 10. f/ Giai đoạn 2010: Một trong những điểm đáng chú ý trên TTCK nước ta trong năm 2010 là giao dịch tăng vọt của khối nhà đầu tư nước ngoài, với khối lượng mua ròng cao nhất từ trước đến nay. Theo thống kê của CTCK Âu Việt, tính từ đầu năm đến nay, khối nhà đầu tư ngoại mua ròng trên sàn HOSE tới 14.400 tỷ đồng về giá trị và 244 triệu đơn vị về khối lượng. 244 triệu đơn vị là khối lượng mua ròng kỷ lục trong 10 năm hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam (năm 2007 khối lượng mua ròng là 159 triệu đơn vị nhưng giá trị mua ròng kỷ lục là 22.874 tỷ đồng). Nhận xét và đánh giá của các chuyên gia về TTCKVN: Sự " nóng lên quá mức " của chứng khoán đã kéo theo giá của hàng loạt "hàng hóa " tăng theo , ảnh hưởng mạnh nhất không thể không kể đến giá Đất , giá vàng... và hàng loạt thứ hàng hóa khác đều theo đó mà tăng lên không ngừng... như vậy đủ thấy ảnh hưởng của TTCK đến các thị trường khác là quan trọng đến mức nào. Nhận xét về " sức nóng " của TTCK Việt Nam thời gian qua : Karl ví von thị trường chứng khoán của Việt Nam giống như người chơi lướt sóng đang ở trên đầu ngọn sóng, nếu bản thân người lướt sóng không biết cách điều chỉnh và kiên trì thì sẽ bị ngã, thậm chí bị thương rất nặng. Theo các chuyên gia nước ngoài tại diễn đàn, việc "giảm nhiệt" thị trường chứng khoán phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và tầm nhìn của các nhà đầu tư Việt Nam. Hơn thế nữa một điều mà Chính phủ Việt Nam cần quan tâm chính là những điều luật trong " Luật doanh nghiệp " và sự bảo mật thông tin nội bộ đển sự niêm yết trở nên "trọng lượng " hơn. Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) đăng tải trên website của họ bài có tựa thị trường chứng khoán Việt Nam "thăng hoa thiếu cơ sở". Mục đích của AmCham cốt để khuyến cáo giới đầu tư rằng các tổ chức tài chính quốc tế tại Việt Nam thấy cổ phiếu Việt Nam đang sốt ở mức không bình thường. Kinh tế gia chuyên về lĩnh vực tài chính của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội là ông Noritaka Akematsu được trích lời nói rằng "hiện đang có sự phấn khích quá mức mà theo đó vượt quá khuôn khổ của thị trường, vượt quá sự kiểm soát của cơ quan điều tiết vào thời điểm này". Ông Noritaka nói "Nhà chức trách Việt Nam không thể đảm bảo rằng báo cáo kinh doanh của các công ty niêm yết là hoàn toàn chính xác, các giao dịch buôn bán chứng khoán được thực hiện theo đúng chuẩn mực" và ông khuyến cáo giới đầu tư nên cẩn trọng. Sự thiếu vắng tính minh bạch và chuẩn mực quốc tế trong báo cáo tài chính của các công ty có nghĩa là người ta khó thực hiện việc phân tích năng lực thực sự của các công ty niêm yết. Ông David Knapp, Chủ tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ cũng chia sẻ quan điểm này và nói với BBC rằng "bất kỳ nhà đầu tư nào bỏ tiền vào thị trường đang phát triển như ở Việt Nam đều phải tính đến các rủi ro đi kèm với các yếu tố thực tế của thị trường đó". Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) giai đoạn 2011-2020: Trong thập kỷ tới, TTCKVN có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức.Vì vậy, mục tiêu của TTCKVN trong giai đoạn tới được đặt ra như sau: Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế. Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội. Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường. Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện. Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThị trường chứng khoán Việt Nam và định hướng 2011 - 2020.doc