Thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam trước xu thế hội nhập

 Thứ nhất, liên kết với các ngân h àng để cung cấp dịch vụ bảo hiểm đến các nhóm đ ối tượng khách h àng khác nhau.  Thứ hai, nghiên cứu triển khai các sản phẩm đầu t ư, sản phẩm li ên kết để cùng với ngân hàng cung cấp sản phẩm “bảo hiểm -ngân hàng” tr ọn gói cho khách hàng.  Thứ ba, kết hợp với ngân h àng để nâng cao chất l ượng dịch vụ hậu mãi và mở rộng chương trình hậu mãi cho khách hàng: Vay ti ền ở ngân h àng thông qua h ợp đồng bảo hiểm, ưu đãi trong s ử dụng thẻ ATM.

pdf39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam trước xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; dịch vụ tái bảo hiểm; dịch vụ bảo hiểm vận tải quốc tế (gồm vận tải biển quốc tế, hàng không thương mại quốc tế, hàng hóa đang vận chuyển quá cảnh quốc tế); dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; dịch vụ tư vấn, tính toán, đánh giá rủi ro v à giải quyết bồi thường. Theo cam kết này, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu t ư nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Như vậy, cam kết này mở ra nhiều cơ hội cho các dự án hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lựa chọn doanh nghiệp để thiết lập quan hệ bảo hiểm thay vì chỉ được phép giao dịch với doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Điều n ày đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến loại h ình bảo hiểm phi nhân thọ mà hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đang nắm giữ thị phần lớn. 4. Phương thức hiện diện thương mại Đối với phương thức hiện diện thương mại, Việt Nam cam kết đối xử quốc gia v à không hạn chế tiếp cận thị trường, ngoại trừ việc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh dịch vụ bảo hiểm bắt buộc, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm xây dựng v à lắp đặt, bảo hiểm các công tr ình dầu khí và các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộ ng đồng và môi trường. Sau ngày 01/01/2008, điều khoản trên được bãi bỏ thị trường bảo hiểm bắt buộc hoàn toàn được mở cửa đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và sau 5 năm từ khi gia nhập, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mới được thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ. 11 Chi nhánh được cấp phép thành lập, với tư cách là đơn vị phụ thuộc có chức năng kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, đương nhiên được phép kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cam kết đối với ph ương thức hiện diện thương mại. Cam kết này làm cho các hạn chế về nội dung, phạm vi v à địa bàn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu t ư nước ngoài không còn phù hợp, bởi vì các doanh nghiệp loại này được hưởng quy chế đối xử quốc gia. Cam kết này cũng còn làm cho các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm về hình thức hoạt động tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm n ước ngoài không còn phù hợp, vì Luật này chỉ mới cho phép doanh nghiệp bảo biể m nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các quy định liên quan của Luật này và các quy định chi tiết thi hành các điều khoản đó theo đó cũng cần phải được sửa đổi, bổ sung trước khi thời hạn 5 năm kết thúc. 5. Việt Nam chưa cam kết hiện diện thể nhân trừ các cam kết chung được áp dụng cả đối với dịch vụ bảo hiểm. Theo cam kết chung, Việt Nam cho phép nhập cảnh v à lưu trú tạm thời đối với các thể nhân là người di chuyển trong nội bộ doanh n ghiệp, nhân sự khác, người chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm về thành lập hiện diện thương mại, cũng như nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng. Như vậy với việc cho phép có sự hiện diện th ương mại của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam, hoặc thông qua việc thực hiện cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (có thể theo phương thức cung cấp qua biên giới), hoặc đơn giản là chào bán dịch vụ (có thể xem là một hình thức xúc tiến thương mại) thì thể nhân có thể hiện diện tại Việt Nam để thực hiện những hoạt động có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ bảo hiểm. Việc không cam kết hiện diện thể nhân trong phân ng ành dịch vụ bảo hiểm giúp bảo vệ thị trường lao động trong lĩnh vực n ày. Trong khi đó các cam k ết chung về hiện diện thể nhân tạo điều kiện cho các do anh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài có thể thực hiện được phương thức cung cấp dịch vụ qua bi ên giới cũng như phương thức hiện diện thương mại trong phạm vi mở cửa thị trường của Việt Nam. II.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT ĐẾN THỊ TR ƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Th ương mại Thế giới (WTO), thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh cả về quy mô, chất l ượng và cả sự ổn định trong thị trường tài chính nói chung. 12 Theo Bộ Tài chính, tác động của các cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm trong việc Việt Nam cam kết gia nhập WTO có thể đ ược nhìn nhận từ hai khía cạnh, tác động tích cực và tiêu cực. 1. Về cam kết cung cấp dịch vụ qua bi ên giới Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nh ư bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, dịch vụ đánh giá rủi ro, giải quyết khiếu nại và tư vấn bảo hiểm và đặc biệt là được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Trong thời gian đầu, các cam kết này có thể sẽ ảnh hưởng mạnh tới một số loại h ình bảo hiểm phi nhân thọ và giới hạn trong nhóm đối tượng người nước ngoài và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian trung hạn th ì với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước (xét về mặt uy tín và năng lực tài chính) thì các cam kết này không có ảnh hưởng nhiều, một phần do tâm lý khách hàng thường có thiên hướng lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở tại Việt Nam, l à những doanh nghiệp nắm thông tin về rủi ro tốt nhất do đó có khả năng bảo hiểm tốt nhất, mặt khác các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thông thường cũng muốn thành lập pháp nhân để cung cấp dịch vụ tốt hơn. Hơn nữa, theo xu thế chung và triển vọng phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam, tỷ trọng phí bảo hiểm phi nhân thọ trong tổng doanh thu phí bảo hiểm của cả thị tr ường sẽ giảm dần so với nhân thọ, do đó những tác động của cam kết này đối với ngành bảo hiểm sẽ giảm dần theo thời gian. 2. Về các cam kết hiện diện thương mại Có thể nói, các cam kết cho phép th ành lập pháp nhân thực hiện kinh doanh dịch vụ bảo hiểm là những cam kết mang tính chất tự do hoá thị trường bảo hiểm và có ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đ ã hoạt động trên thị trường cũng như tới tình hình chung của thị trường. Việc cho phép thêm các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam sẽ tăng thêm năng lực khai thác bảo hiểm của thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm n ước ngoài với kinh nghiệm hoạt động lâu năm tr ên phạm vi quốc tế sẽ giúp chuyển giao công nghệ khai thác bảo hiểm và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm tại Việt Nam. 13 Với năng lực tài chính mạnh, các doanh nghiệp bảo hiểm mới tham gia thị tr ường này cũng sẽ cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm mới, đáp ứng tốt h ơn nhu cầu của khách hàng. Trong điều kiện cung cấp dịch vụ tốt hơn, khách hàng sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Đặc biệt, chi phí bảo hiểm l à một cấu phần ngày càng quan trọng trong chi phí sản xuất và kinh doanh của các đơn vị kinh tế khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vì vậy giảm giá thành đầu vào đối với chi phí bảo hiểm sẽ giúp giảm một cách t ương đối giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam v à là cơ sở để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung trong điều kiện toàn cầu hoá ngày càng được đẩy mạnh. Có thể nói, việc cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ đem lại những lợi ích tổng thể cho thị trường. Tuy nhiên, song song với các khía cạnh tích cực nh ư vậy, điều kiện thị trường bảo hiểm với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm n ước ngoài cũng sẽ đặt ra một số vấn đề như cạnh tranh không lành mạnh, hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh để kiểm soát hoạt động đa dạng của các doanh nghiệp n ày, song các vấn đề này có thể được kiểm soát tốt nếu có những bước đi phù hợp trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường. 3. Cam kết liên quan đến kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc Hiện nay, bảo hiểm bắt buộc theo luật định gồm: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nh iệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động t ư vấn pháp luật; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; và các loại bảo hiểm khác được quy định theo điều kiện phát triển của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, tỷ trọng phí bảo hiểm thu từ bảo hiểm bắt buộc khá lớn trong tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhi ên, tỷ trọng phí bảo hiểm từ loại h ình bảo hiểm bắt buộc này sẽ giảm tương đối qua thời gian khi các nhu cầu bảo hiểm tiềm năng trên thị trường được khai thác tốt hơn do các doanh nghiệp ngày càng trưởng thành về năng lực vốn cũng như về trình độ chuyên môn. Do đó, việc cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp các dịch vụ này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường bảo hiểm mà chỉ ảnh hưởng đến thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường và chỉ trong lĩnh vực phi nhân thọ. 4. Cam kết xoả bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc sau một năm Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện tái bảo hiểm ra n ước ngoài đều phải thực hiện tái bảo hiểm bắt buộc tối thiểu 20% với Tổng công ty cổ phần tái bảo 14 hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE). V ì vậy thực hiện cam kết xoá bỏ tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc này sẽ có tác động kép, trước tiên là ảnh hưởng tới hoạt động của VINARE, đồng thời ảnh hưởng đến tổng mức phí giữ lại của thị tr ường bảo hiểm phi nhân thọ. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khác tr ên thị trường, cam kết này nếu được áp dụng chung sẽ tạo điều kiện cho họ linh hoạt h ơn trong công tác tái bảo hiểm và tạo điều kiện tái bảo hiểm có lợi hơn xét về mặt kinh tế. II.4. SỰ CHUẨN BỊ CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM TRƯỚC THỜI ĐIỂM GIA NHẬP WTO. Các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện h ành về cơ bản đã khá hoàn chỉnh, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hầu hết các cam kết trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện một số cá c cam kết còn lại và đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của thị tr ường, một số yêu cầu đặt ra về hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật, bao gồm: Để thực hiện các cam kết, bổ sung các quy định về chi nhánh trực tiếp của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, bãi bỏ các quy định mang tính bảo hộ các doanh nghiệp trong nước về địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng, các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, tái bảo hiểm bắt buộc; ho àn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép minh bạch, thận trọng thay thế cho cơ chế cấp phép theo từng trường hợp cụ thể. Bổ sung, sửa đổi một số quy định nhằm tăng khả năng giám sát t ài chính của các công ty bảo hiểm bao gồm vốn pháp định, khả năng thanh toán, hoạt động t ài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục tiêu lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, cam kết lâu dài đối với sự phát triển của thị tr ường bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Các quy định n ày giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị điều hành, phát hiện sớm các rủi ro đồng thời hỗ trợ cho công tác quản lý giám sát của các cơ quan chức năng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo sự lành mạnh của thị trường, bao gồm các quy định bảo vệ người tiêu dùng như hoàn thiện các quy định về nội dung v à phương thức giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo tính an to àn của giao dịch cho cả người mua lẫn công ty bảo hiểm v à các đối tượng liên quan (đại lý, môi giới bảo hiểm). Cần có các quy định cụ thể v à đặc thù hơn điều chỉnh hoạt động cạnh tranh đảm bảo cạnh tranh công bằng và lành mạnh trên thị trường ngành bảo hiểm, bởi đây là một ngành rất đặc thù và nhạy cảm. Chẳng hạn, trong thời gian qua, các công ty bảo hiểm cổ phần cũng chủ động tăng cường năng lực tài chính, năng lực kinh doanh, tích cực chuẩn bị cho hội nhậ p quốc tế. Đến nay, tất cả các công ty cổ phần bảo hiểm đều đ ã được tổ chức lại theo hướng tăng 15 vốn điều lệ tối thiểu lên 70 tỷ đồng. Năm 2005 này, các công ty có kế hoạch tăng vốn lên ít nhất là 100 tỷ đồng, riêng Công ty cổ phần Viễn Đông sẽ tăng vốn l ên 200 tỷ đồng. Cùng với đó, là một loạt các Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cũng đã được các doanh nghiệp triển khai như Bảo Minh, PJICO... Đây chính l à những bước chuẩn bị thiết thực của ngành bảo hiểm Việt Nam cho quá tr ình tự do hoá thị trường bảo hiểm. III. PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO III.1. Những cơ hội đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khi Việt Nam gia nhập WTO 1. Sự phát triển của nền kinh tế Nền kinh tế sẽ phát triển với tốc độ trên 8%/năm, tăng thêm tiềm năng cho ngành bảo hiểm phát triển. Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010 :  GDP 1000 – 1100 USD/người,  Đầu tư toàn xã hội 39% - 40% GDP,  ODA 11 tỷ USD,  FDI 25 tỷ USD,  Xuất khẩu 69 tỷ USD,  Nhập khẩu 70 tỷ USD,  Du lịch quốc tế 6 triệu lượt người,  Du lịch nội địa 23 triệu lượt người,  Dầu thô 20 triệu thùng,  Khí 12 tỷ m3,  Thép 6.5 triệu tấn,  Xi măng 50 triệu tấn,  Tàu biển 5 triệu tấn,  Tàu cá 500,000 chiếc, 16  Tàu sông 500,000 chiếc... Thị trường bảo hiểm phát triển góp phần đáng kể cho việc phát triển thị tr ường vốn trong nước. Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể trở th ành các định chế tài chính trung gian hữu hiệu, nó có chức năng chuyển các nguồn vốn nh àn rỗi ngắn hạn trong xã hội thành các nguồn đầu tư dài hạn. 2. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nh à nước kết thúc vào năm 2009, số lượng các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tăng trong đó tập quán mua bảo hiểm để an to àn trong sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài sẽ lan rộng trong khối các tổ chức kinh tế xã hội do có sự đổi mới tư duy kinh tế. 3. Trình độ dân trí ngày càng nâng cao Thu nhập ngày càng cao kèm theo nhu cầu về bảo hiểm con người chăm sóc sức khoẻ y tế xã hội ngày càng tăng. Người dân dần dần nhận thức được bảo hiểm là một công cụ tài chính hữu hiệu để đảm bảo việc bù đắp thiệt hại cho cá nhân và gia đình mình. 4. Chế độ quản lý nhà nước Môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi với sự ra đời của một số Bộ Luật, Luật, Văn bản pháp quy li ên quan đến bảo hiểm như Luật Hàng hải, Luật hàng không, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thuỷ, Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật du lịch. Ban hành một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc nh ư Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm bắt buộc người kinh doanh vận tải thuỷ nội địa, bảo hiểm bắt buộc cháy nổ, bảo hiểm bắt buộc ng ười Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế, bảo hiểm bắt buộc xây dựng lắp đặt, bảo hiểm bắt buộc ng ười sử dụng lao động trong hợp đồng xây dựng, bảo hiểm bắt buộc một số ngành nghề đặc thù... III.2. Những thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm khi Việt Nam gia nhập WTO Đứng trước tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các công ty bảo hiểm trong n ước không thể giữ mãi phong cách quản lý và điều hành kinh doanh theo truyền thống cũ để tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt mà bắt buộc phải tự vận động xoay chuyển, đổi mới, nhạy bén với thị tr ường và nỗ lực hết mình trong việc xây dựng hoàn chỉnh qui trình quản lý phù hợp nhằm đuổi kịp những nhân tố đang thay đ ổi từng ngày, từng giờ trong xã hội. Cụ thể, những tác động trực tiếp ảnh h ưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong n ước như sau: 17 1. Nguy cơ bị thu hẹp thị trường Các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước nếu đủ điều kiện theo luật định đều có quyền xin phép thành lập Doanh nghiệp Bảo hiểm, trong đó có các Doanh nghiệp Bảo hiểm nước ngoài theo đúng cam kết WTO. Điều này gần như đương nhiên vì tiềm năng và cơ hội phát triển của thị trường Bảo hiểm Nhân thọ và Phi nhân thọ còn đầy hứa hẹn, tốc độ tăng trưởng của ngành Bảo hiểm tương đối hấp dẫn, bảo hiểm còn được dùng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm vào đầu tư tài chính có khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, việc có nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm ra đời l àm cho sự cạnh tranh vốn đã gay gắt ngày càng gay gắt hơn. Sự chảy máu chất xám nguồn nhân lực chủ chốt sang Doanh nghiệp Bảo hiểm mới cũng là điều đáng lo ngại nhất là những tập đoàn bảo hiểm lớn trên thế giới có nguồn vốn lớn và phương pháp quản trị kinh doanh tiên tiến (quảng cáo tiếp thị và chấp nhận lỗ kỹ thuật trong thời gian d ài tạo ra sự cạnh tranh không cân sức nh ưng được phép với các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại) Mức độ cạnh tranh cao có thể dẫn tới hiện t ượng liên kết giữa các công ty bảo hiểm lớn, thôn tính các doanh nghiệp n hỏ, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường, gây thiệt hại cho các công ty vừa v à nhỏ. Sự cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn và mức độ gay gắt.  Trước hết là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam cả về sản phẩm bảo hiểm, chất lượng phục vụ, nguồn nhân lực v à phát triển kênh phân phối sản phẩm.  Thứ hai là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm tại n ước ngoài về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO.  Thứ ba là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ t ài chính khác như thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản... 2. Doanh nghiệp Bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài được cung cấp một số sản phẩm bảo hiểm qua biên giới (vào Việt Nam) Đây là điều đáng lo ngại trong cuộc cạnh tranh không cân sức đối với các Doanh nghiệp Bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam (Doanh nghiệp Bảo hiểm li ên doanh, 100% vốn nước ngoài).  Trước hết, họ không thể biết được thông tin về đối thủ cạnh tranh của họ (Doanh nghiệp Bảo hiểm đang hoạt động ở n ước ngoài) cụ thể là ai đang bán sản phẩm bảo hiểm vào Việt Nam. 18  Thứ hai, vũ khí của đối thủ đang sử dụng l à loại gì không được biết rõ: đơn bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, đ iều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm nh ư thế nào?  Thứ ba, Doanh nghiệp Bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam phải đóng thuế cho ngân sách nhà nước như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế sử dụng đất… để hoạt động kinh doanh có doanh thu từ Việt Nam, trong khi đó đối thủ không bị đóng góp các khoản thuế tr ên. Trong một cuộc chiến, “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng ” doanh nghiệp Bảo hiểm đang hoạt động ở nước ngoài biết rất rõ doanh nghiệp Bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, song Doanh nghiệp Bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam lại không biết gì về Doanh nghiệp Bảo hiểm đang hoạt động tại n ước ngoài đang ngấm ngầm cùng chia chiếc bánh thị trường bảo hiểm Việt Nam. 3. Sự gia tăng nhu cầu của khách h àng Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí ngày càng tăng làm cho sự lựa chọn và doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng khắt khe hơn, doanh nghiệp bảo hiểm có thương hiệu mạnh, có uy tín thực hiện đúng cam kết về ph ương thức, cách thức, thời hạn bồi thường, đem lại nhiều giá trị dịch vụ g ia tăng cho khách hàng sẽ được lựa chọn thay cho cách hạ phí bảo hiểm và khuyến mại trước đây. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải đ ào tạo và xây dựng một đội ngũ nhân viên có kỹ năng nghiệp vụ và trình độ chyên môn cao, đa dạng hóa sản phẩm và phải đảm bảo được tính hiệu quả trong kinh doanh. 4. Áp dụng công nghệ mới ngày càng gia tăng Những thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đ ã tạo thế mạnh trong việc phát triển và thành công cho các doanh nghi ệp tiếp cận nhanh nhất. Do vậy, nếu công ty chậm thay đổi hoặc ứng dụng không hợp lý th ì tất yếu sẽ bị lạc hậu và bị loại bỏ. 5. Tính liên kết – cộng đồng Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế của các tập đo àn lớn trên thế giới, các doanh nghiệp trong nước cần phải liên kết lại, mọi thành viên cần phải có tinh thần tương trợ để cùng nhau tồn tại. 19 IV. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO IV.1. NHỮNG ĐIỂM MẠNH CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có những thế mạnh h ơn hẳn về các mặt sau so với các doanh nghiệp bảo hiểm n ước ngoài không hoạt động tại Việt Nam. 1. Chế độ quản lý nhà nước Nhà nước quản lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm ng ày càng hoàn thiện chặt chẽ hơn vừa phát huy tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của doa nh nghiệp bảo hiểm vừa đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm ngày một rõ ràng và tốt hơn. 2. Uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có bề d ày lich sử như Bảo Việt, Bảo Minh từ lâu đã trở thành những tên tuổi có uy tín đối với khách hàng là người dân Việt Nam 3. Thế mạnh địa lý Thế mạnh về địa lý tạo cơ hội cho doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận trực tiếp với khách hàng, đầu tư mở rộng các dịch vụ gia tăng cho khách hàng (như khám b ệnh điều trị tại bệnh viện bác sĩ nổi tiếng VN, bảo dưỡng xe, chữa xe không thuộc tai nạn bảo hiểm được giảm giá…) và giải quyết việc giám định cũng nh ư bồi thường nhanh nhất, trực tiếp tới khách hàng. 4. Thế mạnh về văn hóa Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm hiểu biết được mục đích, nhu cầu, mong muốn của khách hàng tiềm năng trước khi lựa chọn sản phẩm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm để đáp ứng như: phương pháp tiếp cận khách hàng, cách thức tuyên truyền vận động khách hàng mua bảo hiểm, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm bảo hiểm để có thể mở rộng phạm vi bảo hiểm hoặc đưa ra sản phẩm bảo hiểm mới, những khó khăn vướng mắc mà khách hàng cần doanh nghiệp bảo hiểm cùng tháo gỡ… 5. Thế mạnh về pháp luật Người được bảo hiểm sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước pháp luật Việt Nam. Hồ sơ và thủ tục đòi bồi thường, biên bản giám định, chứng từ chứng minh thiệt hại dễ dàng thực hiện tại Việt Nam và được luật pháp Việt Nam công nhận. Nếu có gì 20 không thỏa thuận được khách hàng có thể kiện doanh nghiệp bảo hiểm ra Tòa án Việt Nam. Đây là lợi thế hơn hẳn. Nếu một số khách hàng tham gia bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại nước ngoài có thể họ yêu cầu chứng thu giám định tổn thất tại một công ty giám định có uy tín quốc tế không công nhận những kết quả của cơ sở y tế, cơ quan công an, chính quyền địa phương như các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam thường làm. Mặt khác, bộ hồ sơ bồi thường nếu có một loại giấy tờ nào đó do sơ suất về ngày tháng năm, số lượng, đơn giá, trị giá, người lập không phù hợp với giấy tờ còn lại có thể bị từ chối bồi thường mà không được làm lại. Giải quyết tranh chấp với doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động ở nước ngoài là rất khó khăn về ngôn ngữ, luật sư, nguồn luật và Tòa đứng ra xét xử nên người được bảo hiểm sẽ khó có thể theo đuổi vụ kiện hoặc thắng kiện. IV.2. NHỮNG ĐIỂM YẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM TRONG NƯỚC Trong bối cảnh phải cạnh tranh với các công ty n ước ngoài, nhiều doanh nghiệp trong nước đã có những nỗ lực vươn lên để đứng vững và tiếp tục phát triển. Đây là điều đáng mừng, thể hiện bản lĩnh kinh doanh, sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp trong nước trong cuộc đua đầy cam go n ày. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng so với các đối thủ cạnh tranh n ước ngoài, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước còn phải cố gắng nhiều đặc biệt trong các mặt công nghệ thông tin, kỹ năng thiết kế và định giá sản phẩm, đội ngũ cán bộ, chuy ên gia… Về phần mình, bản thân doanh nghiệp trong nước cũng nhận thức rõ được những hạn chế này và đang chủ động thực hiện nhiều biện pháp q uyết liệt, mạnh mẽ để cải thiện vị thế cạnh tranh của mình. 1. Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm đã bộc lộ nhiều yếu kém Bảo hiểm Nhân thọ sau một thời gian tăng tr ưởng nhanh đi cùng với tăng trưởng mở rộng kênh phân phối qua đại lý, có nghĩa là cứ tăng đại lý là có tăng doanh thu nên nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến chất lượng tuyển chọn đào tạo và sử dụng đại lý. Bảo hiểm Phi nhân thọ vẫn giữ cung cách khai thác chủ yếu từ cán bộ bảo hiểm, cạnh tranh về phí bảo hiểm, tăng hoa hồng, tăng hỗ trợ cho đại lý, chưa xây dựng được đội ngũ đại lý bảo hiểm Phi nhân thọ mang tính chuy ên nghiệp, không chú trọng nhiều đến dịch vụ chăm sóc khách hàng 21 Các công ty môi giới cạnh tranh lẫn nhau, làm việc thiếu chuyên nghiệp, tự ý bổ sung điều kiện, điều khoản bảo hiểm, hạ phí bảo hiểm gây bất lợi cho Doanh nghiệp Bảo hiểm và thị trường bảo hiểm. Phí bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay đ ược hình thành chủ yếu qua con đường cạnh tranh hạ phí phi kĩ thuật m à không quan tâm đến đối tượng bảo hiểm như thế nào, mức độ rủi ro ra sao. Một trong yếu kém nữa là chế độ khoán tiền lương và chi phí theo doanh thu không chú trọng đến bồi thường có thể xảy ra (lời cam kết của Doanh nghiệp Bảo hiểm đến khách hàng). Tình trạng này dẫn đến không những các Doanh nghiệp Bả o hiểm cạnh tranh lẫn nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa các chi nhánh trong c ùng một Doanh nghiệp Bảo hiểm. Chính vì vậy, việc quan tâm chăm sóc khách h àng cung cấp dịch vụ gia tăng bổ sung cho khách hàng cũng bị hạn chế. 2. Đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ, kém hiệu quả Hệ thống công nghệ thông tin của các Doanh nghiệp Bảo hiểm ch ưa cập nhật được từng hợp đồng bảo hiểm phát sinh, ch ưa phân loại được khách hàng, rủi ro bảo hiểm, chưa phân tích đánh giá được nguyên nhân, mức độ rủi ro tổn thất, còn nhiều lỗ hổng để trục lợi bảo hiểm. Cạnh tranh gay gắt chủ yếu bằng con đ ường hạ phí bảo hiểm, 3. Việc giải quyết bồi thường còn nhiều vướng mắc  Trước hết, tính công khai minh bạch về hồ s ơ, thủ tục giải quyết bồi thường chưa được thực hiện.  Thứ hai, việc đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục bồi thường giảm phiền phức cho khách hàng chưa được cải thiện rõ rệt.  Thứ ba, còn nhiều vướng mắc trong việc thu thập hồ s ơ chứng từ để giải quyết bồi thường cho nạn nhân khi những hồ s ơ chứng từ này buộc phải lấy từ cơ quan có thẩm quyền như công an, bệnh viện.  Thứ tư, việc tự quyết, tự chịu trách nhiệm của Doanh nghiệp Bảo hiểm trong việc giám định bồi thường tổn thất chưa được phát huy và hay bị hình sự hóa.  Thứ năm, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực t ư vấn giám định và giải quyết bồi thường (trung gian giữa Doanh nghiệp Bảo hiểm v à khách hàng) chưa hoạt động có hiệu quả và phán quyết của họ nhiều khi không đ ược pháp luật công nhận.  Cuối cùng là chưa có biện pháp xử phạt thích đáng Doanh nghiệp bảo hiểm. 22 V. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện đang hoạt động tr ên 3 phân đoạn thị trường: Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm phi nhân thọ v à Môi giới bảo hiểm, vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau để phát triển. Sau 10 năm hoạt động, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã đạt được một số thành tựu sau: V.1. Góp phần duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế - xã hội Ngành bảo hiểm đã có bước phát triển khá nhanh và đóng góp đáng kể vào GDP cụ thể như:  Mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 1993-2004 là 38%/năm,  Đóng góp vào GDP của ngành tăng từ 0,37% (1993) lên 2,13% (2006),  Tổng số tiền chi trả bồi thường giai đoạn 2000 - 2005 là 12.300 tỷ đồng,  Đầu tư của ngành bảo hiểm trở lại nền kinh tế là 34.400 tỷ đồng,  Thu hút hơn một trăm ngàn lao động và nộp ngân sách trên 1000 tỷ đồng (2006). Thị trường bảo hiểm Việt Nam có tốc độ tăng tr ưởng cao 20%/năm đảm bảo cơ bản nhu cầu bảo vệ rủi ro, tấm lá chắn về kinh tế cho nền kinh tế x ã hội và rất hấp dẫn với các nhà tài chính nước ngoài đang được hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam. Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước cả năm 2009 đạt khoảng 24.646 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt khoảng 13.500 tỷ đồng - tăng 23% so với năm 2008, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt khoảng 11.146 tỷ đồng - tăng 8,18% so với năm 2008. Doanh thu hoạt động đầu t ư năm 2009 ước đạt 6.016 tỷ đồng, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ đạt 1.350 tỷ, nhân thọ đạt 4.666 tỷ (Nguồn: Bộ tài chính) Bộ Tài chính cũng dự tính, tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước cả năm 2009 là 1.581 tỷ đồng, tương đương 85% tổng phí thu xếp cả năm 2008. Tổng hoa hồng môi giới bảo hiểm nhận được là 221 tỷ đồng. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính đ ược thu xếp qua môi giới là: bảo hiểm tài sản và thiệt hại (chiếm 31,9%), bảo hiểm sức khoẻ v à tai nạn con người (28,73%), bảo hiểm trách nhiệm chung (12,24%). 23 Cũng trong năm nay, ngành bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 69 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 10 nghìn tỷ so với năm 2008. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết bồi thường và trả tiền bảo hiểm gần 8 ngh ìn tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (Giai đoạn 2001- 2005) Đơn vị: Tỷ đồng Doanh thu phí bảo hiểm gốc TT Tên doanh nghiệp bảo hiểm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Bảo Việt nhân thọ 1.507 2.157 2.606 3.043 3.063 3.099 2 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi 40 79 140 211 286 369 3 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam 828 1.635 2.557 3.103 3.354 3.529 4 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Manulife 302 548 780 888 898 896 5 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam 106 224 356 463 522 518 6 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ ACE life - - - - 3 52 7 Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prevoir Việt Nam - - - - - 16 8 Tổng toàn thị trường 2.785 4.645 6.441 7.710 8.130 8.481 24 Doanh thu phí bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp bảo hiểm (Giai đoạn 2007 – ước tính đến năm 2013) Năm 2007 2008 2009 (ước tính) 2010 (ước tính) 2011 (ước tính) 2012 (ước tính) 2013 (ước tính) Doanh thu 8,350 10,855 13,479 15,969 18,879 22,375 25,058Phi nhân thọ Tăng trưởng 19% 30% 24% 18% 18% 19% 12% Doanh thu 9,400 10,810 16,290 22,056 25,739 29,038 31,936Nhân thọ Tăng trưởng 13% 15% 51% 35% 17% 13% 10% Doanh thu 17,750 21,665 29,769 38,025 44,618 51,414 56,994Tổng cộng Tăng trưởng 16% 22% 37% 28% 17% 15% 11% Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam V.2. Phạm vi, quy mô thị trường bảo hiểm được mở rộng Tính đến năm 2009, tổng số doanh nghiệp bảo hiểm tr ên thị trường là 49, trong đó gồm 27 doanh nghiệp bảo hiểm ph i nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định và đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế với tỷ trọng doanh thu/GDP ước đạt 2,3%. (Nguồn: Bộ Tài chính) V.3. Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước từng bước hoàn thiện bản thân để thích ứng với tiến tr ình hội nhập Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú trọng đến đến đầu tư phát triển công nghệ thông tin để quản lý bảo hiểm, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ bảo hiểm chuyên nghiệp, đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp và tích cực xây dựng thương hiệu, hình ảnh uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm. V.4. Vai trò Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm được nâng cao. Chế độ quản lý nhà nước về hợp đồng kinh doanh bảo hiểm ng ày càng hoàn thiện với sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm (2000), NĐ 42, NĐ 43 (2001), thông t ư 98, 99 (2004) hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm, NĐ 118 xử phạt vi phạm trong 25 kinh doanh bảo hiểm, QĐ 53 các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, QĐ 175 Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm 2003-2010. V.5. Những thành tựu của năm 2007 chứng tỏ thị tr ường Bảo hiểm Việt Nam tiếp tục phát triển trong năm đầu ti ên gia nhập WTO 1. Năng lực tài chính: Đơn vị: tỉ đồng Doanh nghiệp Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Phi nhân thọ  13 Doanh nghiệp Việt Nam  9 Doanh nghiệp nước ngoài 7.376 6.185 1.191 8.680 7.670 1.016 17.369 15.796 1.573 Nhân thọ  1 Doanh nghiệp Việt Nam  8 doanh nghiệp nước ngoài 5.940 1.500 4.440 5.624 1.502 4.122 39.417 13.990 24.426 Tái bảo hiểm (1) 672 614 1.215 Môi giới bảo hiểm (8) 424 -- -- Tổng cộng so với 2006 Tăng trưởng 14.030,4 14.918 212,5% 58.001 146,1% 2. Doanh thu: Đơn vị: tỉ đồng Lĩnh vực 2006 2007 % Phi nhân thọ Nhân thọ 6.381 8.481 8.359 9.458 31% 12% 26 3. Dự phòng nghiệp vụ: Lĩnh vực 2006 2007 Tăng trưởng Phi nhân thọ  Doanh nghiệp Việt Nam  Doanh nghiệp nước ngoài 3.489 3.317 171 4.333 4.101 231 24,2% Nhân thọ  Doanh nghiệp Việt Nam  Doanh nghiệp nước ngoài 24.219 10.793 13.426 31.152 12.215 18.936 28,6% Tổng cộng 27.708 35.485 28% 4. Đầu tư: Lĩnh vực 2006 2007 Tăng trưởng Phi nhân thọ  Doanh nghiệp Việt Nam  Doanh nghiệp nước ngoài 4.740 4.134 606 11.495 10.228 1.266 42,5% Nhân thọ  Doanh nghiệp Việt Nam  Doanh nghiệp nước ngoài 25.323 10.888 14.435 32.568 12.842 19.726 28,6% Tổng cộng 30.063 44.063 46,5% Những kết quả trên đây cho thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước tăng trưởng rõ rệt sau một năm gia nhập WTO. C ơ hội đem lại khi Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế xã hội phát triển là vô cùng thuận lợi cho ngành bảo hiểm phát triển. Song, hội nhập quốc tế càng sâu rộng bao nhiêu thì ảnh hưởng của nền tài chính, kinh tế toàn cầu tới Việt Nam càng lớn bấy nhiêu. Cuối năm 2007, khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, giá xăng dầu, sắt thép, lúa gạo tăng đột biến đ ã làm ảnh hưởng tới Việt Nam. Cùng với yếu kém trong điều hành kinh tế làm cho lạm phát vượt quá 2 con số. Thị trường vàng, đôla, chứng khoán, bất động sản, lúa gạo, xi măng có những biến động bất thường trong đầu năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng. Những số liệu thị trường bảo hiểm 3 tháng đầu năm 2008, doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 2.738 tỉ đồng (tăng 51,2% so với c ùng kì năm 27 2007), doanh thu bảo hiểm nhân thọ đạt 2.363 tỉ đồng (tăng 13,73% so với c ùng kì năm 2007) đã chứng minh ngành bảo hiểm vẫn tiếp tục tăng trưởng trước những biến động trên. VI. GIẢI PHÁP CHO NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ HỘI NHẬP VI.1. Về phía nhà nước  Cơ chế, chính sách và vai trò quản lý của nhà nước đối với ngành bảo hiểm Việt Nam  Nhà nước cần thực hiện tốt công tác quản lý, có những c ơ chế, chính sách ưu đãi để ngành bảo hiểm có được những bước phát triển ổn định và đúng hướng, nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời cũng tạo được một thị trường bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp.  Sự hợp nhất và mua lại giữa các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán sẽ xảy ra ngày càng phổ biến, ranh giới giữa các ngành trong các lĩnh vực tài chính ngày càng mờ dần do đó đòi hỏi xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường. Đồng thời đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo h iểm để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập, tiến dần tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý bảo hiểm quốc tế.  Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua các hệ thống các chỉ ti êu kinh tế của các doanh nghiệp và kiểm tra, xử lý vi phạm theo pháp luật, không can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.  Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong n ước, phát triển mạng lưới đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối khác.  Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hoá công nghệ thông tin, nâng cao kiến thức quản lý tiên tiến, đào tạo đội ngũ nhân viên có đủ trình độ theo tiêu chuẩn quốc tế, được thuê chuyên gia trong và ngoài nước để quản lý một số lĩnh vực hoạt động theo đúng qui định của pháp luật.  Thực hiện ưu đãi thuế thu nhập từ hoạt động đầu t ư của các doanh nghiệp bảo hiểm.  Nâng cao vai trò tự quản của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nhằm thực hiện tốt vai trò tự quản, hỗ trọ cầu nối và đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm tr ước cơ quan quản lý nhà nước và công chúng.  Khuyến khích các doanh nghiệp trong n ước mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kể cả ở thị trường bảo hiểm quốc tế và khu vực, tham gia góp vốn vào 28 vào các công ty bảo hiểm, môi giới, tái bảo hiểm dang hoạt động th ành công ở nước ngoài và thành lập các công ty con kinh doanh bảo hiểm ở n ước ngoài.  Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập quỹ đầu tư, tín dụng và được quản lý quỹ theo qui định nhà nước. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài buộc phải sử dụng phí bảo hiểm để đầu t ư trong nước nhằm tạo một môi trường đầu tư vốn được bình đẳng và lành mạnh.  Qui định các công ty bảo hiểm nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phải phù hợp với qui mô, yêu cầu phát triển của thị trường, lộ trình hội nhập và các cam kết quốc tế.  Đối với xu hướng tự do hóa các quy định hoạt động đ ược nới lỏng trong một con đường phát triển không ngừng. Thời gian v à thủ tục chấp nhận cấp phép cho sản phẩm mới được rút ngắn và sự kiểm soát phí bảo hiểm được nới lỏng từ từ. VI.2. Về phía các công ty bảo hiểm 1. Nâng cao việc sử dụng vốn bên ngoài  Các công ty bảo hiểm phải đa dạng hoá sản phẩm ngoài những sản phẩm bảo hiểm truyền thống cần tập trung phát triển sản phẩm bảo hiểm chăm sóc s ức khoẻ, y tế chất lượng cao, bảo hiểm trách nhiệm ( trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm đối với sản phẩm, trách nhiệm pháp lý...) v à các sản phẩm phục vụ phát triển nông thôn. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần tăng th êm sản phẩm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí và chăm sóc y tế.  Nâng cao năng lực thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp phải phát huy được mọi tiềm năng, huy động được cao nhất mọi đối tượng tham gia bảo hiểm nhằm nâng cao doanh thu – cơ sở cho nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, Nhà nước và các doanh nghiệp phải bằng mọi biện pháp nâng cao đ ược năng lực kinh doanh bảo hiểm trên thị trường. Nâng cao chất lượng dịch vụ: chú trọng đến việc chăm sóc khách h àng, giải quyết nhanh chóng, hợp lý công tác bồi thường tổn thất trong các trường hợp xảy ra rủi ro được bảo hiểm. Tiếp tục xây dựng thương hiệu, văn hoá doanh nghiệp  Việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phong cách phục vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ kinh doanh, đại lý môi giới bảo hiểm cũng rất cần thiết. Có chế độ chính sách hợp lý để giữ đ ược đội ngũ cán bộ bảo hiểm chuyên nghiệp  Các công ty bảo hiểm cần nhanh chóng nắm bắt v à ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quá trình khai thác và quản lý hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí quản lý, hạ phí bảo hiểm một cách hợp lý. 29  Tận dụng tối đa các công cụ đầu t ư tài chính, tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán.  Xúc tiến thương mại là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo, thực hiện ở cả phía Nhà nước, các cơ quan quản lý bảo hiểm, Hiệp hội Bảo hiểm v à doanh nghiệp .  Nhanh chóng đa dạng hoá các kênh phân phối thông qua nhiều h ình thức khác nhau: tiến hành qua hệ thống ngân hàng, qua các tổ chức tài chính. Qua đây, các công ty bảo hiểm sẽ có cơ hội tiếp cận với đông đảo các khách h àng giàu tiềm năng với khả năng tài chính cao và nhu cầu lớn. Ngoài ra, việc tiếp cận khách hàng bằng thư trực tiếp hoặc Internet cũng có thể mang lại hiệu quả cao.  Bên cạnh việc phát huy nội lực, các công ty bảo hiểm rất cần hợp tác với nhau trong nhiều mặt. Không chỉ tăng cường hợp tác trong nước, các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế. 2. Nâng cao việc sử dụng vốn bên trong  Giảm số dư nhàn rỗi. Thực hiện điều này, doanh nghiệp phải: o Chấn chỉnh việc chấp hành quy chế tài chính về quản lý số dư. o Kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc thanh quyết toán ấn chỉ của đại lý.  Phải quản lý nợ phí bảo hiểm hiệu quả hơn bằng việc thành lập Ban quản lý công nợ của công ty.  Phải phối hợp hiệu quả hơn với hệ thống ngân hàng thông qua các lĩnh vực: o Sử dụng dịch vụ thu tiền hộ của hệ thống ngân h àng. o Khuyến khích thanh toán qua ngân h àng. o Sử dụng dịch vụ chuyển tiền tự động của ngân hàng.  Phải quản lý tốt tình hình luân chuyển vốn lưu động, bằng cách: o Lập kế hoạch sử dụng các ấn chỉ hợp lý. o Giảm thiểu các loại vật tư, hàng hoá tồn kho. 3. Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư  Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp; điều này do bởi một chiến lược đầu tư đúng đắn sẽ có tác dụng làm tăng khả năng mang lại lợi nhuận của đồng vốn bỏ ra, tăng khả năng chi trả cho người được bảo hiểm, nâng cao phúc lợi trong x ã hội.  Nâng cao tính chuyên nghiệp trong đầu tư bằng các biện pháp: 30 o Chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, am hiểu về thị trường tài chính và đầu tư tài chính. o Mỗi công ty bảo hiểm nên thành lập một công ty đầu tư để nâng cao vai trò, trách nhiệm của công tác đầu tư.  Đa dạng hóa hình thức đầu tư. doanh nghiệp nên ưu tiên cho hình thức đầu tư hiện nhiều ưu điểm về độ an toàn, tính thanh khoản và hiệu suất sinh lời là gửi tiền tại các tổ chức tín dụng  phải tập trung vào công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu quản lý BH từ khâu khai thác,theo dõi hợp đồng, khách hàng, tiếp nhận thông tin từ khách hàng, xử lý sự cố thiên tai, tai nạn, giám định bồi thường, tính phí, đánh giá rủi ro. Các Doanh nghiệp bảo hiểm trước đây đã đầu tư nhiều vào công nghệ thông tin nhưng thiếu đồng bộ nên ít nhiều đã có thất bại hoặc hiệu quả ứng dụng điều hành không cao.  Con đường ngắn nhất là từng Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam lựa chọn đối tác chiến lược để tiếp thu kinh nghiệm, năng lực quản lý điều h ành Doanh nghiệp cũng như tiếp thu những phần mềm quản lý điều h ành của họ mang tính hệ thống và thực tiễn ứng dụng hiệu quả cao.  Thứ hai là tập trung cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mang tính hệ thống, bài bản với những nội dung, chương trình đào tạo chuẩn mực quốc tế thay cho lối đào tạo truyền bá kinh nghiệm, kiến thức của người đi trước dạy bảo người đi sau. Đối với các Doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ cần từng bước tăng dần tỉ trọng khai thác bảo hiểm qua khâu trung gian là môi giới và đại lý bảo hiểm, tinh giảm biên chế đội ngũ cán bộ khai thác trước đây để đào tạo họ thành những cán bộ quản lý bảo hiểm giỏi, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng dịch vụ chăm sóc khách h àng ngày một tốt hơn. Ngoài ra, các Doanh nghiệp bảo hiểm cả Nhân thọ và Phi nhân thọ cần có những chương trình tuyển dụng, đào tạo, sử dụng chế độ đãi ngộ thích hợp cho những đại lý bảo hiểm từ lúc mới tuyển dụng đến bước thăng tiến sau này sao cho có chất lượng và đảm bảo thu nhập ngày càng cao, tạo ra đội ngũ bảo hiểm chuyên nghiệp, chuyên tâm với nghề, cống hiến cho doanh nghiệp. VI.3. Về phía các tổ chức khác  Tích cực chủ động tham gia mua bảo hiểm cho t ài sản, con người, cũng như trách nhiệm dân sự: bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trong nông nghiệp… Đặc biệt, với những lĩnh vực có tiềm năng lớn nh ư bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng không… các công ty bảo hiểm rất cần sự hợp tác của các b ên liên quan. 31  Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần nhận thức ý nghĩa của việc giành quyền mua bảo hiểm, để chuyển từ tập quán bán FOB, mua CIF sang bán CIF, mua FOB VII. NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI VII.1. PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI “BÁN BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG” (BANCASSURANCE)– XU THẾ TẤT YẾU TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Việt Nam trước xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế, lĩnh vực bảo hiểm nhân th ọ đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc các công ty bảo hiểm trong n ước phải có những thay đổi trong chiến lược Marketing, đặc biệt là chiến lược phân phối sản phẩm. Bán bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) chắc chắn sẽ là một trong những kênh phân phối hiệu quả để thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu phí bảo hiểm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ Việt Nam đặt ra cho các công ty bảo hiểm trong nước (tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ khoảng 28%/năm cho đến năm 2010). Theo các nhà kinh doanh bảo hiểm nhân thọ lâu đời, phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có các k ênh phổ biến như sau: Bảng 1: Các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến 1. ƯU ĐIỂM CỦA KÊNH “BÁN BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG” Tại hầu hết các quốc g ia, các nhà kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đều xác định k ênh phân phối truyền thống chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp sản phẩm ra thị tr ường là hệ thống đại lý. Thế nhưng, nằm trong chiến lược đa dạng hóa kênh phân phối, giảm áp lực bị ảnh hưởng từ một kênh phân phối duy nhất từ đó giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh do cạnh tranh và do biến động của thị trường, các công ty bảo hiểm nhân thọ đều tổ chức thêm các kênh phân phối khác ngoài hệ thống đại lý. Một thực tế khác nữa là việc đa dạng hóa kênh phân phối còn nhằm tạo động lực và áp lực cạnh tranh giữa các kênh phân phối, mục đích đưa ra nhiều sản phẩm trên thị trường. Việc tổ chức thành công kênh phân phối “bán bảo hiểm qua ngân hàng” không 32 chỉ làm tăng doanh thu cho các công ty b ảo hiểm mà ngay cả ngân hàng và khách hàng cũng đạt được những mục tiêu lợi ích nhất định:  Về phía khách hàng, có thể tiếp cận và mua bảo hiểm dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn, việc chi trả phí bảo hiểm định kỳ cũng thuận tiện h ơn.  Đối với ngân hàng việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm sẽ tạo ra nguồn thu nhập mới, hơn thế nữa ngân hàng còn mở rộng danh mục sản phẩm của m ình.  Về phía các nhà bảo hiểm, sẽ giảm được chi phí phân phối sản phẩm. Bảng 2: Liệt kê lợi ích của “bán bảo hiểm qua ngân h àng” 2. KẾT QUẢ THỰC HIÊN KÊNH “BÁN BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG” Ở MỘT SỐ QUỐC GIA PHÁT TRIỂN Trong những năm gần đây, việc “Bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân h àng” có sự tăng trưởng đáng kể ở các thị trường khác nhau, đặt biệt là thị trường các nước phát triển. a) Thị trường bảo hiểm nhân thọ Châu Âu Thị trường bảo hiểm nhân thọ Anh Các nhà bảo hiểm nhân thọ Anh vẫn thích sử dụng k ênh phân phối truyền thống. Tuy nhiên kênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” ngày càng khẳng định vị trí quan trọng và đã có nhiều nhà bảo hiểm và ngân hàng lớn liên kết với nhau để cung cấp sản phẩm ra thị trường. Bảng 3: Tỷ trọng doanh số bảo hiểm ở Anh qua các k ênh phân phối 33 Ghi chú: Số liệu được cập nhật năm 2000 Thị trường bảo hiểm nhân thọ Đức Đức là thị trường bảo hiểm lớn, đứng hàng thứ tư trên thế giới và các nhà bảo hiểm nhân thọ Đức có vẻ chuộng kênh phân phối “Bán bảo hiểm qua ngân h àng” hơn các nhà bảo hiểm Anh. Bảng 4: Tỷ trọng doanh số bảo hiểm ở Đức qua các k ênh phân phối Ghi chú: Số liệu được cập nhật năm 2002 Thị trường bảo hiểm nhân thọ Pháp Pháp là thị trường bảo hiểm lớn, đứng hàng thứ năm trên thế giới (sau Đức) và các nhà bảo hiểm nhân thọ Pháp phát triển kênh phân phối “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” rất tốt (năm 1990 tỷ trọng chiếm 39% thì năm 2000 đã là 60%). Bảng 5: Tỷ trọng doanh số bảo hiểm ở Pháp qua các kênh phân phối Ghi chú: Số liệu được cập nhật năm 2001 Thị trường bảo hiểm nhân thọ Ý Thành công vượt bậc của các nhà bảo hiểm Ý trong việc phát triển k ênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” là đưa tỷ trọng doanh thu kênh phân phối này từ 3% (năm 1990) lên 70% (năm 2002). Bảng 6: Tỷ trọng doanh số bảo hiểm ở Ý qua các k ênh phân phối 34 Ghi chú: Số liệu được cập nhật năm 2002 Thị trường bảo hiểm nhân thọ Tây Ban Nha Có thể nói các nhà bảo hiểm Tây Ban Nha sử dụng k ênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” tốt nhất ở châu Âu nói riêng và trên thế giới nói chung, tỷ trọng 72% từ k ênh phân phối này đi đôi với chất lượng dịch vụ hỗ trợ tuyệt vời. Bảng 7: Tỷ trọng doanh số bảo hiểm ở Tây Ban Nha qua các k ênh phân phối Ghi chú: Số liệu được cập nhật năm 2000 b) Thị trường bảo hiểm nhân thọ Châu Á Trong những năm gần đây hầu hết các nh à bảo hiểm châu Á đều nổ lực phát triển k ênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng”. Tuy kết quả đạt được không bằng các nhà bảo hiểm châu Âu, nhưng nhìn chung rất khả quan (Nhật Bản là một ví dụ điển hình), là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng phí bảo hiểm nhân thọ ở châu Á sau đợt khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bảo hiểm. Tỷ trọng đơn bảo hiểm được cung cấp bởi kênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” ở một số quốc gia châu Á chiếm khoảng 5% - 10%. Riêng Hàn Quốc sau 2 tháng đẩy mạnh phát triển kênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng”, số đơn bảo hiểm nhân thọ được bán ra đã tăng gấp 3 lần so mức bình quân những tháng trước. 3. TỔ CHỨC KÊNH “BÁN BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG” Ở VIỆT NAM Các nhà bảo hiểm Việt Nam trước tiến trình hội nhập lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đang đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt từ các nh à bảo hiểm nước ngoài về: Vốn, công nghệ và kinh nghiệm ... Trước thực trạng đó, thiết nghĩ, các nh à bảo hiểm Việt Nam cần phải có những bước chuẩn bị chủ động. Một trong các chiến l ược mà các nhà bảo hiểm Việt Nam quan tâm thực hiện ngay l à: “Hoàn thiện hệ thống phân phối, chiếm lĩnh thị trường để giữ vững thị phần khi bảo hiểm nhân thọ Việt Nam thực sự hội 35 nhập”. Triển khai chiến lược trên, các nhà bảo hiểm Việt Nam kết hợp phát triển sản phẩm với việc xây dựng phát triển k ênh phân phối đa dạng để tiếp cận nhiều nguồn khách hàng tiềm năng. “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” bên cạnh phát triển hệ thống đại lý sẽ thúc đẩy phát triển và tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ để các nh à bảo hiểm Việt Nam đạt mục tiêu Chính phủ đặt ra cho lĩnh vực nhân thọ. Tổ chức tốt k ênh “Bán bảo hiểm qua ngân hàng” các nhà bảo hiểm Việt Nam cần thực hiện những việc sau:  Thứ nhất, liên kết với các ngân hàng để cung cấp dịch vụ bảo hiểm đến các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.  Thứ hai, nghiên cứu triển khai các sản phẩm đầu t ư, sản phẩm liên kết… để cùng với ngân hàng cung cấp sản phẩm “bảo hiểm - ngân hàng” trọn gói cho khách hàng.  Thứ ba, kết hợp với ngân hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi và mở rộng chương trình hậu mãi cho khách hàng: Vay tiền ở ngân hàng thông qua hợp đồng bảo hiểm, ưu đãi trong sử dụng thẻ ATM... 36 VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS SỬ ĐÌNH THÀNH – TS. VŨ THỊ MINH HẰNG, nhập môn Tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2008 2. 3. 4. 5. 6.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfn6_ttdv_bao_hiem_vn_0632.pdf
Luận văn liên quan