MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
I.Tổng quan về thị trường nội tạng người tại Trung Quốc 4
1. Nguồn gốc hình thành 4
1.1 Sự chênh lệch cung- cầu thị trường 4
1.2 Lợi nhuận khổng lồ từ việc cấy ghép và buôn bán nội tạng 5
2. Thực trạng buôn bán nội tạng 6
3. Tác động của thị trường 8
4. Cái nhìn của xã hội về thị trường này 10
5. Chính sách của nhà nước Trung Quốc 11
II. Liên hệ thị trường nội tạng tại Việt Nam 12
1.Thực trạng thị trường nội tạng tại Việt Nam 12
2.“Thị trường” xuyên biên giới 13
III. Chính sách của nhà nước – định hướng – giải pháp 13
1.Chính sách của nhà nước 13
2.Định hướng 14
3.Ý kiến đề xuất 16
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường nội tạng tại trung quốc - Liên hệ giải pháp cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
&
BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 16
Lớp: Môi Trường Kinh Doanh T03
Đề tài 11: THỊ TRƯỜNG NỘI TẠNG TẠI TRUNG QUỐC
LIÊN HỆ - GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM
Nhóm thực hiện:
Ngô Anh Đức (nhóm trưởng)
Huỳnh Thị Bích Tuyền
Nguyễn Thị Trâm Anh
Lê Văn Hưng
Phạm Thị Nhật An
MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
I.Tổng quan về thị trường nội tạng người tại Trung Quốc 4
1. Nguồn gốc hình thành 4
1.1 Sự chênh lệch cung- cầu thị trường 4
1.2 Lợi nhuận khổng lồ từ việc cấy ghép và buôn bán nội tạng 5
2. Thực trạng buôn bán nội tạng 6
3. Tác động của thị trường 8
4. Cái nhìn của xã hội về thị trường này 10
5. Chính sách của nhà nước Trung Quốc 11
II. Liên hệ thị trường nội tạng tại Việt Nam 12
1.Thực trạng thị trường nội tạng tại Việt Nam 12
2.“Thị trường” xuyên biên giới 13
III. Chính sách của nhà nước – định hướng – giải pháp 13
1.Chính sách của nhà nước 13
2.Định hướng 14
3.Ý kiến đề xuất 16
Lời mở đầu
Chúng ta không ai có thể phủ nhận, ghép tạng để chữa bệnh ở người là một trong những thành tựu y học vĩ đại của thế kỷ XX và chính nó đã cứu sống rất nhiều người bệnh. Nhưng bên cạnh đó,mặt trái của việc cấy ghép tạng và mua bán tạng người đã trở thành một vấn đề đáng báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng ta có thể xoá bỏ được thị trường mua bán nội tạng ở người hay không đó là một điều rất cần sự quan tâm của nhiều cơ quan chức năng cũng như của toàn xã hội.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này.
Chúng tôi chọn thị trường nội tạng ở Trung Quốc cho đề tài thuyết trình mà không chọn các quốc gia khác, vì đây là một trong những nước điển hình nhất trên thế giới xảy ra nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến việc buôn bán nội tạng người. Và từ đó, liên hệ với nước ta, xét xem chúng ta cần phải làm gì để góp phần đẩy lùi, ngăn chặn những mặt trái của thị trường nội tạng.
Tổng quan về thị trường nội tạng người tại Trung Quốc
Nguồn gốc hình thành
1.1 Sự chênh lệch cung – cầu thị trường:
Chỉ tính ở Trung Quốc bình quân mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người cần cấy ghép nội tạng .
Theo BBC, trong năm ngoái Bệnh viện Trung ương 1 Thiên Tân đã thực hiện đến 600 ca ghép gan. Còn theo Hội cấy ghép TQ, đã có 5.000 ca ghép thận và 1.500 ca ghép gan được thực hiện từ năm 2003.
Số bệnh nhân ghép gan, thận ở Trung Quốc ngày càng nhiều theo hàng năm và số người nước ngoài chiếm tỉ lệ trong đó cũng tăng nhiều.
Chỉ riêng trong 600 ca ghép gan, thận đã được thực hiện tại Bệnh viện cấy ghép nội tạng Phương Đông ở TP.Thiên Tân, một nửa trong số đó là bệnh nhân nước ngoài đến từ Mỹ, Nhật, Ả rập Saudi…
Đó là số liệu cho chúng ta thấy được lượng người có nhu cầu về thị trường này là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 1,5 triệu người Trung Quốc đang có nhu cầu cấy ghép nội tạng mỗi năm thì nguồn cung chỉ đáp ứng được cho khoảng 10.000 người do thiếu hụt nội tạng hiến tặng.
Phó chủ nhiệm “Uỷ ban cấy ghép tạng người” thuộc “Hiệp hội y học Trung Hoa”, Trần Đông Hoa cho biết từ năm 2003 đến 2009, cả nước mới chỉ có 130 người hiến tặng tạng sau khi chết, bình quân mỗi năm chỉ có khoảng 20 người.
HẬU QUẢ:
Nhu cầu của người bệnh rất lớn mà nguồn cung hợp pháp (người thân cho tạng hoặc chờ có người hiến tặng) lại quá nhỏ, nên các “đường dây” buôn bán thận nói riêng và nội tạng nói chung đã hình thành và tồn tại.
Khả năng tìm được nguồn cung cấp tạng để ghép theo đúng luật thì hiếm, nên hầu hết người cần ghép tạng đều phải tìm đến các đường dây cung ứng “chui”. Khi qua các đường dây này, tạng đến được người cần ghép với giá cao ngất, còn người “bán” dưới danh nghĩa “hiến” kia cũng chỉ nhận được một số “phí” chỉ khoảng 2/3 hoặc, thậm chí là một nửa so với chi phí thực người bệnh bỏ ra vì phải qua tay “cò”. Trong khi hầu hết những người chọn cách bán đi một bộ phận cơ thể mình đều là người nghèo, bế tắc trong cuộc sống cần tiền để trang trải, nếu là người bệnh thì càng thêm khổ sở!
Nhu cầu ghép thận đang rất lớn, trong khi nguồn thận nói riêng và nguồn tạng ghép nói chung bao giờ cũng hiếm. Hầu hết bệnh nhân phải chờ đợi cơ hội được ghép tạng. Một số người đã tìm đến những nguồn cung cấp từ bên ngoài thông qua "cò", dù biết đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Lợi nhuận khổng lồ từ việc cấy ghép và buôn bán nội tạng người:
Đối với hệ thống y tế Trung Quốc:
“Việc cấy ghép tạng đã cấp một số lượng tiền khổng lồ cho hệ thống y tế của Trung Quốc”, ông Matas nói, thêm rằng: “Hệ thống này đã trở nên phụ thuộc vào nó (việc buôn bán tạng) để có tiền.”
(Ông Matas, người được đề cử giải Nobel Hòa bình, là đồng tác giả với cựu thứ trưởng ngoại giao Canada David Kilgour của hai bản báo cáo về nạn mổ cướp nội tạng bất hợp pháp từ những học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.)
Do thị trường “chợ đen” sôi động, rất nhiều người giàu có ở Nhật Bản và các quốc gia khác đang hướng tới ngành công nghiệp ghép tạng đang nở rộ ở Trung Quốc, bằng cách chi trả hàng chục nghìn USD để được ghép gan và thận.
Các bệnh nhân có nhu cầu cấy ghép nội tạng, những người hầu như không còn sự lựa chọn nào khác khi phải đối mặt với tử thần đều đổ xô đến đại lục để tìm cơ hội sống sót cho bản thân: một lá gan cho cấy ghép có giá khoảng 40 ngàn USD với người dân bản địa, nhưng là 55 ngàn USD với người nước ngoài; So với Mỹ thì chi phí cho một ca cấy ghép tại Trung Quốc thấp hơn tới 30%. Do vậy, Trung Quốc hiện đang đựợc mệnh danh là điểm đến đầy hấp dẫn của ngành "du lịch cấy ghép nội tạng". Dư luận Trung Quốc từng xôn xao về vụ 17 khách Nhật vào Trung Quốc theo đường du lịch năm 2009 nhưng chủ yếu để làm phẫu thuật cấy ghép nội tạng .
Ví dụ:
Như trường hợp của Kenichiro Hokamura - Vị doanh nhân Nhật Bản, 62 tuổi. Khi thận hỏng, ông đối mặt với lựa chọn: chờ đợi để được ghép tạng hoặc lên mạng tìm kiếm thông tin rao bán tạng. Ông cho biết, nếu chờ ông sẽ chết trước khi được ghép thận, do phải đợi rất lâu mới đến lượt. Do vậy, chỉ 10 ngày sau khi liên lạc với một người môi giới người Nhật ở Trung Quốc, ông tới một bệnh viện ở Thượng Hải để được ghép thận với giá 6,8 triệu yên (53.000USD).
Đối với những đường dây buôn bán “chui” và những tay “cò”:
Lợi nhuận kếch xù từ khoản chênh lệch giữa 25.000 tệ với 150.000 tệ đã tạo ra những “cò” mua bán nội tạng con người. Họ thiết lập 1 lô chỉ tiêu rõ ràng và một hệ thống dịch vụ khép kín, khiến thị trường chợ đen loại mặt hàng đặc biệt này hoạt động rất sôi nổi ở Trung Quốc.
Thực trạng buôn bán nội tạng
Cách thức buôn bán
Hợp pháp
Theo “Quy định về ghép nội tạng người” của Trung Quốc, những trường hợp hợp pháp được phép hiến tạng là vợ hoặc chồng và một số họ hàng thân thuộc của người nhận, việc cấy ghép nội tạng người phải dựa trên nguyên tắc hiến tặng tự nguyện và miễn phí. Những trường hợp không có sự cho phép hoặc ngược lại ý nguyện của người cho được xem là vi phạm pháp luật”.
Chương trình hiến tặng và cấy ghép nội tạng quốc gia của Trung Quốc được chia thành 5 bộ phận: Hệ thống quản lý cấy ghép tạng quốc gia, hệ thống đăng ký công nghệ cấy ghép tạng, hệ thống mạng lưới phân phối hiến tặng tạng, hệ thống dịch vụ lâm sàng cấy ghép tạng, hệ thống đăng ký khoa học cấy ghép tạng.
Ngoài ra, hệ thống hiến tặng tạng quốc gia khi triển khai sẽ cụ thể hóa quyền lợi của người hiến tặng, các trường hợp là vợ chồng, họ hàng ruột thịt, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ và con nuôi trong gia đình. Cùng với đó, chính phủ nước này quy định, thậm chí trong trường hợp người hiến tạng là người thân thiết, cả bệnh nhân và người hiến tạng đều phải cung cấp bằng chứng pháp lý về mối quan hệ máu mủ, hôn nhân hay phải qua kiểm tra DNA. Đồng thời đảm bảo chất lượng việc cấy ghép tạng, phân phối và sử dụng các mô tạng một cách công bằng. Mặt khác, đối với những người đăng ký và gia đình họ, khi người này không may qua đời sẽ có chế độ chính sách quan tâm đến đời sống của người thân họ.
Tuy nhiên, như đã nói trên, "Cầu" lớn mà "Cung" hợp pháp quá nhỏ, trong khi kỹ thuật ghép thận không cùng nhóm máu đã được thực hiện thành công nên "cò" càng tha hồ tung hoành hoạt động.
Bất hợp pháp
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cũng đã tiến hành điều tra để khám phá những đường dây buôn bán lậu cơ quan nội tạng người từ Trung Quốc vào Mỹ và đã có những chứng cứ xác thực về hoạt động phi pháp này.
Nhiều kẽ hở
Theo “Quy định về ghép nội tạng người” của Trung Quốc, những người duy nhất được phép hiến tạng là vợ hoặc chồng và một số họ hàng thân thuộc của người nhận. Vì vậy, công việc của kẻ môi giới ghép tạng là làm giả mối quan hệ giữa người cho và người nhận.
Ðể "lách luật", che giấu hành vi phạm tội, "cò" thường "đạo diễn" cho người mua và người bán nội tạng thống nhất khai báo, tạo hồ sơ giả những mối quan hệ thân nhân, hợp pháp hóa các thủ tục hành chính...
Những người này đã tận dụng tình trạng khan hiếm trong việc hiến nội tạng tại Trung Quốc. Chợ đen nội tạng được hình thành và tổ chức theo mô hình dây chuyền khá chặt chẽ. Người trung gian thu hút, tìm kiếm và tổ chức một nhóm người bán nội tạng, hầu hết là nam giới, phân phát cho họ thức ăn và một số tiền hàng tháng sau đó, đưa họ đi kiểm tra sức khoẻ, để “thải loại” những người không đủ sức khoẻ, không đủ khả năng hiến tạng, đúng hơn là “không sinh lời’.
Lãnh đạo một số bệnh viện cho biết việc tồn tại các đường dây môi giới việc mua bán nội tạng là có, nhưng để xác định xem đâu là hiến tạng, đâu là mua bán thì quá khó bởi bên bán và người mua đều đã được “cò” giảng giải khá rõ qui định pháp luật là cấm mua bán nên đều thoả thuận với nhau khá chặt chẽ trước khi làm hồ sơ xin hiến tạng. Các giấy tờ cần thiết như đơn tự nguyện hiến có xác nhận của chính quyền, sơ yếu lý lịch... thường được các “cò” chuẩn bị đầy đủ, hợp lý nên rất khó có cơ sở để nghi ngờ. Những người “bán” này vẫn ghi trong hồ sơ là có quan hệ họ hàng xa với bệnh nhân để phù hợp với luật.
Những kẻ trung gian thậm chí còn hối lộ bác sĩ để được đảm bảo có đầu mối tại một bệnh viện tốt.
Phần lớn thời gian của người bán nội tạng là chờ đợi (đôi khi bất tận) để tìm kiếm người mua thích hợp. Đó là lý do vì sao, kẻ trung gian hay chọn lựa tổ chức một nhóm bán tạng lớn, nhằm tăng cơ hội thích ứng y học, và thu lợi nhuận lớn hơn.
Du lịch ghép tạng!
Ghép tạng là một công nghiệp lớn ở TQ. Các số liệu chính thức cho thấy có khoảng 60.000 ca ghép thận, 6.000 ca ghép gan, 250 ca ghép tim được thực hiện ở TQ từ năm 1993.
Theo BBC, trong năm ngoái Bệnh viện Trung ương 1 Thiên Tân đã thực hiện đến 600 ca ghép gan. Còn theo Hội cấy ghép TQ, đã có 5.000 ca ghép thận và 1.500 ca ghép gan được thực hiện từ năm 2003.
Chỉ cần lên mạng tìm kiếm là thấy ngay nhiều trung tâm ghép tạng TQ đua nhau đáp ứng yêu cầu: chỉ chờ từ 1 đến 4 tuần với chi phí ghép thận khoảng 62.000 USD, ghép tim 140.000 USD...
Do nhu cầu thúc đẩy, nhiều người có tiền từ các nước phương Tây, từ Nhật, Hàn Quốc... kéo sang TQ để được ghép tạng.
Số bệnh nhân ghép gan, thận ở Trung Quốc ngày càng nhiều theo hàng năm và số người nước ngoài chiếm tỉ lệ trong đó cũng tăng nhiều. Chỉ riêng trong 600 ca ghép gan, thận đã được thực hiện tại Bệnh viện cấy ghép nội tạng Phương Đông ở TP.Thiên Tân, một nửa trong số đó là bệnh nhân nước ngoài đến từ Mỹ, Nhật, Ả rập Saudi… Dư luận Trung Quốc từng xôn xao về vụ 17 khách Nhật vào Trung Quốc theo đường du lịch năm 2009 nhưng chủ yếu để làm phẫu thuật cấy ghép nội tạng.
Nguồn cung cho bệnh nhân trong nước đã hiếm, nguồn cung cho bệnh nhân nước ngoài còn hiếm hơn khiến thị trường chợ đen nảy sinh không ít tiêu cực, như vụ án giết người ăn mày để lấy nội tạng năm 2006 ở huyện Hành Đường tỉnh Hà Bắc… hoặc lập đường dây mua nội tạng từ nước ngoài vào Trung Quốc qua đường du lịch.
Kinh doanh trọn gói, bao khuyến mãi
Chỉ cần lên mạng gõ dòng chữ “cần tìm nguồn gan, thận” bằng tiếng Hoa, lập tức có tới hàng chục ngàn địa chỉ thông tin ào ra, cung cấp sẵn tên người, địa chỉ liên lạc qua di động, chát. Thậm chí còn có cò thành lập công ty, công khai quảng cáo trên web tìm nguồn cung gan và thận người, hoặc thậm chí làm sàn giao dịch giúp chào bán các bộ phận nội tạng khác… Với nguồn cung gan, thận, cò thường yêu cầu người bán là nam giới, dưới 30 tuổi, cao 1m70 trở lên, nặng trung bình 57 kg; ngoài ra phải đảm bảo các xét nghiệm về máu, chức năng gan… Hầu hết các cò đều cam đoan chịu toàn bộ chi phí về ăn ở, đi lại, tiền xét nghiệm cho người bán.
1 cò ở Giang Tô khai nhận đã nuôi hơn 190 người trong 2 năm, giao dịch thành công 30 vụ, và cho biết “càng chịu khó nuôi nhiều người bán, khả năng giao dịch thành công càng cao”.
Giá chính thức ghép gan hoặc thận tại bệnh viện chuyên ngành ở Bắc Kinh thường vào khoảng 100.000 tệ/lần, nhưng bệnh nhân thường phải chờ đợi nguồn cung trong mòn mỏi vô thời hạn. Chính vì vậy nhiều bệnh nhân sẵn sàng chịu bỏ ra số tiền 180.000 tệ để có ngay nguồn cung, chưa kể “cò” cam kết kèm sẵn 1 số dịch vụ khuyến mãi như: bao chi phí xét nghiệm, tiền phong bao cho bác sĩ, cho lựa chọn từ 4-5 người bán, thậm chí bao cả lịch phẫu thuật.
Để thuyết phục thêm khách hàng, không ít cò còn tuyên bố chất lượng nguồn cung của họ là không thể so sánh, vì họ cung cấp nguồn nội tạng tươi sống, còn bệnh viện chỉ cung cấp nội tạng của người chết. Tuy nhiên tất cả các cò đều có mối liên kết gắn bó chặt chẽ với các bệnh viện.
Tác động của thị trường
Tích cực
Không ai có thể phủ nhận, ghép tạng để chữa bệnh ở người là một trong những thành tựu y học vĩ đại của thế kỷ XX và đã cứu sống hoặc đem tới hy vọng cho nhiều người.
Hằng năm có hơn 1.5 triệu người dân Trung Quốc chờ được cấy ghép nội tạng.
Những người dân ở khắp các nước bị bệnh thường tìm tới Trung Quốc để tìm cơ hội sống sót.
Tiêu cực:
Việc cấy ghép nội tạng được sử dụng để kinh doanh, buôn bán.
Một trang web buôn bán thận người tràn ngập quảng cáo của những kẻ môi giới với đầy đủ số điện thoại liên lạc được đăng công khai. Quảng cáo cho biết những người có nhu cầu mua bán thận có thể liên hệ trực tiếp với người môi giới. Trong khi đó, người bán nội tạng được hứa hẹn sẽ có một cuộc phẫu thuật an toàn và được thanh toán bằng tiền mặt nhanh chóng.
Theo Tân Hoa Xã, các bệnh nhân nước ngoài, những người đối mặt với tình trạng thiếu nội tạng tương thích ở nước họ, đã đổ dồn về Trung Quốc, nơi nội tạng có nhiều hơn và chi phí phẫu thuật rẻ hơn. Trung Quốc là nước thực hiện cấy ghép nội tạng nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, với khoảng 5.000 ca phẫu thuật được tiến hành mỗi năm.
Vì 25.000 tệ (chỉ đủ mua 12m2 nhà ở Bắc Kinh), chàng trai trẻ mới 19 tuổi Dương Niệm chấp nhận bán đi 60% lá gan của mình. Để mua được 60% lá gan của Dương Niệm, gia đình bệnh nhân Tạ Hữu Sinh bị ung thư gan giai đoạn cuối đã phải vay nợ khắp nơi cho đủ món tiền 150.000 tệ.
Sự chênh lệnh lớn giữa cung và cầu đã kích thích nạn buôn bán nội tạng bất hợp pháp.
Con số thống kê chính thức cho biết hơn một triệu người Trung Quốc có nhu cầu cấy ghép nội tạng mỗi năm nhưng chỉ 1% trong số những bệnh nhân này nhận được nội tạng phù hợp. Theo các chuyên gia y tế, 4 trong số 5 bệnh nhân đã qua đời trong thời gian chờ đợi tìm được nội tạng phù hợp để cấy ghép.
Tạo ra các bác sĩ thiếu y đức.
Giáo sư Zhai Xiaomei cũng chỉ ra rằng những bác sĩ thiếu y đức đã tiếp tay cho nạn buôn bán nội tạng trái phép. Ông cho biết: “Những kẻ môi giới cấu kết với những bác sĩ chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền phi pháp. Những kẻ môi giới cũng có thể nói dối bệnh viện rằng người mua và người bán là họ hàng hoặc có mối quan hệ gần gũi bởi luật pháp cho phép những người thân trong họ tộc có thể hiến nội tạng sống. Những bác sĩ có tinh thần trách nhiệm có thể biết trường hợp nào là gian lận nhưng họ thường lờ đi.”
Vấn đề hiến tặng phủ tạng cũng đe dọa phẩm giá của con người và tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Tình trạng buôn bán nội tạng thường là người nghèo bán và người giàu mua. Đó không phải là một xã hội công bằng nơi người dân muốn sinh sống.
Tình trạng mổ cắp các nội tạng tràn lan
“Một phần nhỏ là từ các nạn nhân buôn lậu, hầu hết các bộ phận nội tạng cho cấy ghép là từ các tù nhân tử hình”, Huang nói, theo tờ báo Nhân dân bản tiếng Anh “Tình hình hiến nội tạng thấp kém hiện nay không thể đáp ứng được nhu cầu”
Một bằng chứng, bản báo cáo chỉ rõ con số cấy ghép nội tạng tại Trung quốc tăng vọt từ khi có chính sách khủng bố Pháp Luân Công bắt đầu từ năm 1999. Không có một bằng chứng nào chỉ rằng con số tù nhân tử hình tăng vọt trong thời gian đó, hai tác giả này kết luận rằng 41.500 vụ cấy ghép nội tạng thì những nội tạng này là mổ cắp từ các đệ tử Pháp Luân Công*.
Người dân Trung Quốc không có tinh thần hiến nội tạng
Trung Quốc là một trong những nước có tỉ lệ hiến nội tạng thấp nhất thế giới.
Bà Zhao Lizhen, người đứng đầu tổ chức Chữ Thập Đỏ tại thành phố Thâm Quyến, cho biết việc đẩy mạnh chương trình hiến nội tạng là một nhiệm vụ không dễ dàng ở Trung Quốc bởi người dân vẫn tuân thủ những giá trị và tập quán truyền thống. Bà nói: “Đây là nhiệm vụ khó khăn. Chúng tôi đã có một số bước tiến nhưng còn chậm chạp. Những nhân viên tình nguyện của văn phòng đã cố gắng trò chuyện với những bệnh nhân nằm tại khoa hồi sức cấp cứu nhưng họ thường gặp phải sự từ chối hoặc thậm chí phản ứng dữ dội. Mọi người cần nhớ rằng ở Trung Quốc, người dân mới bắt đầu chấp nhận hình thức hỏa táng thay cho hình thức chôn cất gần đây.”
Giáo sư Zhai Xiaomei cho rằng đây là một nhiệm vụ khó khăn nhưng chính phủ Trung Quốc phải chấp nhận đối mặt với những thách thức.“Chính phủ Trung Quốc không cho phép việc buôn bán cơ quan nội tạng bất hợp pháp. Vấn đề này sẽ khuyến khích những hành động phạm tội, thậm chí cả giết người. Nó không còn là vấn đề trên sách báo mà đang thực sự diễn ra.
Cái nhìn của xã hội về thị trường này:
Tại nhiều nước trên thế giới vẫn còn nhiều bất đồng giữa các nhà khoa học với các nhà lập pháp về việc coi nội tạng có phải là hàng hóa hay không. Mỹ coi việc buôn bán nội tạng là bất hợp pháp nhưng lại khuyến khích việc hiến, tặng thông qua nhiều chính sách như miễn giảm chi phí y tế, tăng trợ cấp xã hội... cho người hiến tặng nội tạng. Tại Anh, pháp luật xử lý rất nghiêm khắc các hình thức buôn bán nội tạng. Trong khi đó, Iran ủng hộ vấn đề này.
Người rao bán thận mình không hề biết những "bất trắc", họ đều chỉ nghĩ đơn giản rằng, có mất đi một quả thận, họ vẫn có thể sống khỏe. Không mấy người biết, họ đang tự hủy hoại chính bản thân mình. Xét cho cùng, người dùng tiền đi mua tạng phủ của người khác - hành vi của họ về mặt đạo đức - cũng là hành vi vô nhân đạo.
“Về mặt hậu phẫu, với một ca mổ để lấy, ghép thận thì bệnh nhân phải được nghỉ ngơi, an dưỡng ít nhất là 3 tháng để sinh lý trở lại tương đối bình thường và phải mất 6 tháng thì sinh lý mới trở lại bình thường. Vì vậy, việc nạn nhân sang TQ bán thận chỉ vài ba ngày sau mổ phải trở về VN là cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe sau này. Đây là một hành vi vô nhân đạo, xem thường tính mạng con người…” (Theo bác sĩ chuyên khoa II Lê Quang Dũng, Trưởng khoa Tiết niệu BV đa khoa Trung ương Cần Thơ).
Mặtkhác, nhiều lãnh đạo ngành y tế cho rằng, điều quan trọng để giúp bệnh nhân cần hiến tạng là xã hội phải có cái nhìn nhân đạo về việc hiến tạng, nếu không may người thân rơi vào tình trạng chết não thì có thể hiến bởi đây vẫn được xem là nguồn cung cấp tạng nhiều nhất. Bên cạnh đó, có các qui định chặt chẽ và công khai cho gia đình người bệnh về việc hiến tạng từ người chết não cần quy định để tránh tình trạng người dân hoài nghi do “mua” tạng mà có sự chẩn đoán sai lệch về chết não, không nỗ lực hết cách cứu người bệnh, để lấy tạng cấy ghép cho người khác. Bảo đảm cho người hiến tạng rằng việc lấy tạng để ghép cho người bệnh sẽ không gây tử vong để mọi người tin tưởng…
Vấn đề đạo đức:
Song có lẽ vấn đề lớn hơn cả là khía cạnh đạo đức của các vụ mua bán tạng: chỉ vì tiền bạc để giải quyết vấn đề của bản thân và gia đình trong lúc nguy khốn mà những người nghèo khó sẵn sàng bán đi một phần cơ thể của mình bất chấp những hậu quả có thể xảy đến sau đó. Còn những người mua hầu hết là những người giàu có. Liệu một xã hội như thế có công bằng hay không?
Một nghiên cứu tại một bệnh viện (Mỹ) cho thấy, trong 100 trường hợp suy thận, có đến hơn 50 người trước đây đã từng cho thận.
Chính sách nhà nước Trung Quốc:
Từ ngày 1-5-2007, Trung Quốc chính thức cấm tất cả các hình thức buôn bán nội tạng người. Quy định do Hội đồng nhà nước Trung Quốc ban hành.
“Quy định việc cấy ghép nội tạng người phải dựa trên nguyên tắc hiến tặng tự nguyện và miễn phí. Những trường hợp không có sự cho phép hoặc ngược lại ý nguyện của người cho được xem là vi phạm pháp luật”.
Theo đó, từ 1/5/2007, chỉ có những bệnh viện nào được cấp phép mới được ghép nội tạng. Còn việc lấy nội tạng mà không được người hiến nội tạng cho phép bị coi là tội hình sự.
Quy định cũng cấm sử dụng các cơ quan nội tạng của trẻ vị thành niên nhằm “bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho những công dân này” và đảm bảo chất lượng của các ca phẫu thuật cấy ghép; đồng thời đưa ra hướng dẫn nghiêm ngặt cho các bệnh viện được phép thực hiện phẫu thuật cấy ghép.
Các bác sĩ bị phát hiện có dính líu tới việc mua bán nội tạng sẽ bị tước giấy phép hành nghề, bị phạt tiền (tiền phạt sẽ cao gấp 8-10 lần giá trị của nội tạng bị buôn bán trái phép). Các cơ sở điều trị của họ sẽ bị cấm thực hiện phẫu thuật cấy ghép trong ít nhất 3 năm.
Công chức nhà nước phạm tội mua bán nội tạng người sẽ bị sa thải.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đối mặt với sự mất cân bằng cung-cầu về nội tạng cấy ghép. Khoảng 1.5 triệu bệnh nhân cần cấy ghép mỗi năm song chỉ có 10.000 người tìm thấy nội tạng tương thích.
Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng hạn chế việc buôn bán các cơ quan nội tạng bằng cách thiết lập hệ thống hiến tặng nội tạng hồi đầu năm 2009. Tuy nhiên, chương trình này không thu hút sự tham gia của những người muốn hiến nội tạng. Trung Quốc vẫn là một trong những nước có tỉ lệ hiến nội tạng thấp nhất thế giới.
Thị trường nội tạng tại Việt Nam:
Thực trạng thị trường nội tạng tại Việt Nam
Ở Việt Nam việc hiến nội tạng trên cơ thể người không còn là một vấn đề xa lạ, nó đã dần trở nên quen thuộc trong nhận thức của mọi người dân qua các báo đài các kênh thông tin truyền thông đại chúng.
Sự chênh lệch giữa cung và cầu nội tạng trên thế giới và ở nước ta là một thực tế. Trong mối quan hệ đó, cán cân cung - cầu đã nghiêng hẳn về phía cầu, biết bao bệnh nhân đang nằm chờ cơ may được cứu sống nếu có sự sẻ chia một phần cơ thể của đồng loại.
Ví dụ điển hình đối với bệnh thận.
Theo điều tra tại tất cả các nước đang áp dụng chế độ Bảo hiểm y tế toàn dân (ở châu Âu, châu Mỹ) thì trong 1 triệu người dân có khoảng 200 tới 300 người là mắc bệnh suy thận mãn tính (STM) giai đoạn cuối. Với nước ta có khoảng 87 triệu dân thì con số mắc STM này vào khoảng hơn 1.000 người. Các cơ sở điều trị bệnh nhân thận ở nước ta luôn trong tình trạng quá tải; Trong số 500 bệnh nhân đang điều trị thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy có khoảng 30% có nhu cầu ghép thận nhưng chỉ 1% trong số họ là có người nhà cho thận, 99% còn lại cần nguồn từ bên ngoài
Trong hành trình sang Trung Quốc bán thận, Tô Công Luân - nạn nhân của hoạt động mua bán nội tạng đã tâm sự với người đồng hành của mình “Đi chuyến này về em sẽ có tiền phụ ba má làm ăn, đóng học phí và nhất định phải về Phan Rang ăn một cái Tết thiệt bự!”. Ngoài Tô Công Luân còn có vô số những người vì hoàn cảnh gia đình hay vì lý do chính đáng nào đó đang tha thiết mong muốn bán đi một phần cơ thể của mình với giá có thể chỉ khoảng 1/20 số tiền mà người môi giới nhận được từ người mua. Không biết ai sẽ là người may mắn khi nhận được trái thận của những người như Tô Công Luân ?; Hy vọng trái thận của Tô Công Luận được nằm trong lồng ngực của một người Việt Nam, điều đó góp phần làm giảm tỷ lệ 99% bệnh nhân thận ở Việt Nam cần thay thế.
“Thị trường” xuyên biên giới:
Gần đây, ở Việt Nam dư luận khá bức xúc trước việc mua bán nội tạng người, nhất là mua bán thận. Mặc dù nước ta nghiêm cấm hành vi mua bán nội tạng người, nhưng lợi dụng sơ hở của pháp luật, nhiều người đã dụ dỗ người khác bán thận.
Như tại Cần Thơ, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã lần ra đường dây mua bán thận sang Trung Quốc với hoạt động khá tinh vi. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ khởi tố được những đối tượng này ở tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.
Tình trạng dụ dỗ người nghèo sang Trung Quốc bán nội tạng đang rộ lên tại Việt Nam. Năm ngoái, cũng đã từng có thông tin về tình trạng hàng chục người ở Sóc Trăng bị dụ sang Trung Quốc bán thận.
Bên cạnh đó báo chí trong nước cũng thực hiện một loạt bài điều tra về tình trạng dụ dỗ người nghèo bán nội tạng. Theo những bài báo này, trên một số websites Việt ngữ đang có nhiều người hỏi mua thận hoặc rao bán thận. Đáng chú ý là phần lớn các vụ ghép những quả thận được mua bán sẽ thực hiện tại Việt Nam. Theo quy định hiện hành, Việt Nam chỉ cho phép người bệnh nhận thận do thân nhân hiến tặng. Tuy nhiên những người đồng ý bán thận sẽ được giúp giấy chứng nhận là thân nhân người bệnh cần thay thận. Hầu hết những đơn đặt hàng để mua thận đều đòi thận của người có nhóm máu O. Một bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện Bình Dân ở Tp.HCM giải thích là vì máu O cho ai cũng được, độ tương thích cao, khả năng thải ghép thấp nên tỉ lệ thành công sau khi chuyển giao thận lớn hơn. Cũng theo bác sĩ này, do nhu cầu ghép thận ngày càng tăng, trong khi luật Việt Nam chưa cho phép hiến nội tạng nên những vụ được xét ghép thận rất hạn chế. Bài báo cho biết quanh các khu nhà nghèo đang có rất nhiều người gạ gẫm mua thận. Điều đáng nói là các bác sĩ dù biết chuyện làm giả hồ sơ là thân nhân để mua bán thận song không ai lên tiếng, đó là những điều đáng báo động cho những ai đã đang và sẽ là nạn nhận của các đối buôn bán nội tạng ở người.
Chính sách của nhà nước – định hướng và giải pháp:
Chính sách của nhà nước:
Pháp luật của đa số các nước trên thế giới đều nghiêm cấm hoạt động mua bán nội tạng, pháp luật Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Các nguyên tắc: Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép; nguyên tắc vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học và nguyên tắc không nhằm mục đích thương mại là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (sau đây được gọi là Luật Hiến mô và bộ phận cơ thể) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. Mọi giao dịch mua bán mô và bộ phận cơ thể bị cấm.
Điều 17 Luật Hiến mô và bộ phận cơ thể quy định về việc đãi ngội và tôn vinh người hiến mô và bộ phận cơ thể theo pháp luật Việt Nam.
(1). Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế.
(2). Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây:
- Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;
- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;
- Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;
- Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y Tế.
Điều 17 - Luật Hiến mô và bộ phận cơ thể quy định: “Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế”.
Theo quy định tại Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng thì Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của Bộ sẽ được nhận mức thưởng không quá 200.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương).
Như vậy có thể nói, Luật Hiến mô và bộ phận cơ thế đã có những quy định đãi ngộ và tôn vinh những người hiến mô và bộ phận cơ thể. Tuy nhiên, những quy định đó chủ yếu mang tính động viên, cổ vũ, khích lệ về mặt tinh thần; pháp luật chưa chú ý tới việc bù đắp lợi ích vật chất đối với người hiến. Luật Hiến mô và bộ phận cơ thể mới chỉ quan tâm tới người trực tiếp hiến mô và bộ phận cơ thể, chưa có quy định nào quy định chế độ đãi ngộ và tôn vinh đối với gia đình, người thân của người hiến mô và bộ phận cơ thể. Điều đó thiết nghĩ sẽ rất khó thuyết phục đối với những người như Tô Công Luân.
Định hướng:
Tuy pháp luật cấm mọi giao dịch mua bán mô và nội tạng, nhưng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, các giao dịch “ngầm” vẫn đang từng ngày diễn ra rất sôi nổi. Nhà nước, công luận và toàn thể xã hội sẽ làm gì để “định hướng” hay ngăn chặn hoạt động mua bán mô và bộ phận cơ thể? Nguyên tắc phi thương mại trong lĩnh vực này có còn giữ nguyên giá trị?
Pháp luật của hầu hết các nước đều cổ vũ hành động hiến tạng và cực lực phản đối hành động mua, bán nội tạng. Tại sao pháp luật phải ngăn cấm hoạt động mua bán nội tạng? Lý do giải thích cho việc cấm mua bán nội tạng là ngăn chặn tình trạng lạm dụng và đẩy người nghèo vào tình cảnh dễ bị lợi dụng. Tuy nhiên, pháp luật đã có quy định cấm mua bán nội tạng nhưng trên thực tế tình trạng lạm dụng người nghèo trong việc mua, bán thận vẫn diễn ra phổ biến, nó tồn tại ở nhiều nước trên thế giới. Vậy đâu là bài toán hoá giải câu chuyện này?
Trong giao dịch mua bán nội tạng có các chủ thể sau tham gia: người bán; người mua; cá nhân, tổ chức thực hiện phẫu thuật ghép nội tạng. Nếu thiếu một trong các chủ thể nêu trên thì giao dịch mua, bán nội tạng không thể diễn ra. Phải chăng câu trả lời cho bài toán này là cần những chế tài nghiêm khắc của nhà nước?
Pháp luật có phải là công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề này?
Thứ nhất: Cá nhân, tổ chức thực hiện phẫu thuật ghép nội tạng. Để đối phó với nhóm chủ thể này, nhà nước có thể ban hành các chế tài nghiêm khắc nhất để trừng phạt đối với hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật của một quốc gia chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình. Câu hỏi đặt ra là nhà nước sẽ đối phó như thế nào đối với các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài thực hiện phẫu thuật ghép tạng? Các điều ước quốc tế song phương và đa phương có thể giải quyết triệt để được vấn đề này?
Thứ hai: Đối với người mua. Tính mạng, sức khoẻ là thứ qúy giá nhất đối với mỗi con người. Khi tính mạng của một người nào đó bị đe doạ họ sẽ tìm mọi cách, thậm chí sát hại một người khác để bảo toàn tính mạng của mình. Nhà nước có thể ban hành lệnh cấm mọi người dân không được phép mua nội tạng ở trong nước, nhưng nhà nước không thể cấm công dân của họ ra nước ngoài để thực hiện giao dịch mua nội tạng. Điều đó là không thể thực hiện trong nền kinh tế hội nhập. Chế tài trừng phạt đối với họ xem ra không có ý nghĩa vì tính mạng của họ đang bị đe doạ.
Thứ ba: Đối với người bán. Ai là người bán ?; Sức khoẻ, tính mạng là thứ quý giá nhất đối với mỗi con người. Vậy tại sao lại có người đem thứ đó ra để bán ?; tiền, bạc có phải là vật ngang giá ?
Ở nước ta chưa xuất hiện tổ chức mafia chuyên thực hiện việc bắt cóc để cướp đi một phần nội tạng. Vậy ai là người bán nội tạng ?. Đó chính là những sinh viên như Tô Công Luân, những công nhân nghèo, những người nông dân nghèo vì muốn có tiền đóng học phí cho con ....vv hay những người vì không có tiền chữa bệnh cho cha, mẹ, vợ, chồng, con cái mà họ phải tìm đến giải pháp cuối cùng là bán nội tạng. Họ có hiểu được sự nguy hiểm đến tính mạng sức khoẻ không? Điều đó là đương nhiên, vì ai mà chẳng hiểu chỉ bị đứt tay thì cũng đau lắm chứ, chảy vài giọt máu thì có hại cho sức khoẻ lắm chứ, huống chi là phẫu thuật để cắt đi một trái thận đang thực hiện chức năng làm khoẻ cho cơ thể. Nhưng họ vẫn tình nguyện và tha thiết mong được đem tính mạng, sức khoẻ của mình để đổi lấy số tiền không phải là nhiều? Người hiến tạng được xem là “vĩ nhân”, là hợp pháp; còn người bán tạng được xem là “tiểu nhân”, là bất hợp pháp. Phải chăng sự khác nhau giữa “tiểu nhân” và “vĩ nhân” là “hiến” và “bán”? Phải chăng những người như Tô Công Luân lại là những kẻ “tiểu nhân”? GS Nguyễn Lân Dũng, Đại biểu Quốc hội khoá XI khi góp ý xây dựng Luật Hiến mô và bộ phận cơ thể đã cho rằng “việc tặng kỷ niệm chương về sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân là quá nhỏ bé, vì người ta cứu sống người khác, tôi nghĩ là nên thưởng bằng tiền, đây không phải là mua, bán, đây là mình thưởng, tôi nghĩ là xứng đáng thưởng vài chục triệu. Tôi nghĩ điều này đích đáng, đáng thưởng cho những người mà cứu sống người khác như vậy”. Thiết nghĩ, vài chục triệu như GS Nguyễn Lân Dũng nói là cần thiết và thậm chí còn nhiều hơn nữa nếu có thể.
Chế tài nào có thể áp dụng đối với những người như Tô Công Luân? Thiết nghĩ đó là quyền nhân thân của mỗi con người, nó cũng như quyền tự tước đi tính mạng của mình. Trên thế giới không có pháp luật nào lại trừng phạt người tự tử hay tự huỷ hoại sức khoẻ của chính mình.
Vậy thì, nhà nước ta phải làm gì để tình và lý vẹn cả đôi đường?
Ý kiến đề xuất:
Hiến nội tạng là việc làm đáng ngưỡng mộ và đầy tinh thần trách nhiệm của một người để cứu sống một người khác. Tuy nhiên việc gì cũng có hai mặt của nó, hãy sáng suốt để ra quyết định cho riêng mình, đó là lời nhận định của đại đa số trí thức người Việt Nam.
Cần nghiên cứu và ban hành chế độ vật chất hợp lý đối với người hiến mô và bộ phận cơ thể; kèm theo đó là những quy định chặt chẽ điều kiện đối với người hiến.
Nếu việc tặng thưởng bằng vật chất hợp lý sẽ là nguồn động viên to lớn đối với một bộ phận người muốn hiến mô và bộ phận cơ thể như Tô Công Luân. Điều đó góp phần vào giảm bớt sự chênh lệch giữa cung - cầu nội tạng ở nước ta và hạn chế sự “chảy sự sống” ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Có trường hợp chính gia đình người thân là người quyết định hiến mô, bộ phận cơ thể của con em họ, họ đáng được hưởng sự tôn vinh cũng như chế độ đãi ngộ của Nhà nước như đối với người trực tiếp hiến mộ và bộ phận cơ thể , nhất là những người già, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Luật Hiến mô và bộ phận cơ thể đã quy định những hành vi bị nghiêm cấm như: lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác; Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến; Môi giới, mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác; Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại... vv. Trong Bộ Luật Hình sự năm 1999 cũng không có điều luật nào quy định những hành vi nêu trên là tội phạm. Do vậy trên thực tế sẽ rất khó khăn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Hiến mô và bộ phận cơ thể.
Điều đó đặt ra yêu cầu sớm ban hành chế tài hành chính và chế tài hình sự tướng ứng với mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm Luật Hiến mô và bộ phận cơ thể làm cơ sở pháp lý để xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luât Hiến mô và bộ phận cơ thể.
Pháp luật của nhiều nước trên Thế giới quy định việc lấy, hiến mô và bộ phận cơ thể đối với tử tù và tù nhân. Đây cần được xem là nguồn cung cấp mô và bộ phận cơ thể để phục vụ mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Chúng ta cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp đối với nhóm đối tượng này.
Cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để mọi người dân đều thấy được mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ý nghĩa của việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng như thấy được tác hại của việc hiến mô và bộ phận cơ thể.
Kết luận:
Có lẽ mỗi chúng ta đều đang hưởng thụ ít nhiều những thành tựu của nền y học hiện đại. Để có được những thành quá to lớn đó là nhờ sự lao động hăng say của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu; bên cạnh đó phải kể đến sự đóng góp của những người hiến mô, bộ phận cơ thể làm giáo cụ phục vụ cho công tác giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học và phục vụ trực tiếp công tác chữa bệnh cứu người. Việc hiến mô và bộ phận cơ thể là hành động đáng trân trọng, và nhân văn cao cả của con người đối với con người. Chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân đều hiểu được ý nghĩa cao đẹp của công tác hiến mô và bộ phận cơ thể.
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2727873 Tamp224i.docx
- Moi truong kinh doanh.ppt