Thị trường tài chính và vai trò của Thị trường tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay

• Phát triển hàng hóa cho thị trường • Phát triển các nhà đầu tư • Hoàn thiện hoạt động của hai Trung tâm giao dịch chứng khoán • Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán

pdf38 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2825 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường tài chính và vai trò của Thị trường tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ CẤU ĐỀ TÀI BAO GỒM: PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH I. CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Khái niệm thị trường tài chính 2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính 3. Chức năng của thị trường tài chính II. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Phân loại thị trường tài chính theo thời hạn luân chuyển vốn. 1.1. Thị trường tiền tệ 1.2. Thị trường hối đối 1.3. Thị trường chứng khĩan CƠ CẤU ĐỀ TÀI BAO GỒM: 2. Phân loại thị trường tài chính theo cơ cấu của thị trường 2.1. Thị trường sơ cấp 2.2. Thị trường thứ cấp 3. Phân loại thị trường tài chính theo tính chất luân chuyển vốn. 3.1. Thị trường công cụ nợ 3.2. Thị trường công cụ vốn III. VAI TROØ CUÛA THÒ TRÖÔØNG TAØI CHÍNH 1. Taïo laäp nguoàn voán cho neàn kinh teá 2. Goùp phaàn naâng cao hieäu quûa hoaït ñoäng cuûa neàn kinh teá 3. Ñaåy nhanh quaù trình töï do hoùa taøi chính vaø hoäi nhaäp quoác teá CƠ CẤU ĐỀ TÀI BAO GỒM: PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu phân loại thị trường tài chính theo thời hạn luân chuyển vốn) I. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 1. Thị trường nội tệ liên ngân hàng 2. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 3. Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước II. THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ CẤU ĐỀ TÀI BAO GỒM: PHẦN 3: VAI TRỊ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY. I. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI III. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHẦN 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH I. CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Khái niệm Thị trường tài chính 2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính 3. Chức năng của thị trường tài chính 1. Khái niệm thị trường tài chính Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các tài sản tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế. Đối với các chủ thể “thừa” vốn thì họ tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đầu tư; đối với các chủ thể “thiếu” vốn thì bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhu cầu đầu tư khác. 2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính - Thể chế thị trường được duy trì trong nền kinh tế tài chính. - Các nhu cầu giao lưu vốn trong xã hội được khuyến khích mạnh mẽ trong khuôn khổ luật pháp: giao lưu vốn trực tiếp và giao lưu vốn gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính trung gian. - Các định chế được hình thành và hoạt động có hiệu quả: + Các ngân hàng thương mại. + Các định chế tài chính phi ngân hàng. + Các tổ chức trung gian khác. 3. Chức năng của thị trường tài chính 1.+ Khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế xã hội: Từ nguồn cung ứng vốn của các chủ thể thừa vốn như: Cá nhân, hộ gia đình; đơn vị kinh tế, tổ chức đòan thể, xã hội, chính phủ, người nước ngoài,… thông qua thị trường tài chính sẽ kết giao với các chủ thể thiếu vốn như các đơn vị kinh tế, chính phủ TW chính quyền địa phương, cá nhân, hộ gia đình,… 2.+ Kích thích tiết kiệm và đầu tư - Tích lũy tiền tệ: đó là thói quen của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội dẫn đến việc tích lũy tiền tệ một cách thường xuyên - Đầu tư: Làm cho đồng tiền tích lũy được bảo tòan và sinh lợi - Thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển 3.+ Làm gia tăng tính thanh khỏan cho các tài sản tài chính - Khả năng chuyển hóa thành tiền cao - Giúp chủ sở hữu các tài sản tài chính dễ dàng chuyển đổi danh mục đầu tư theo yêu cầu - Tạo thuận lợi cho các công cụ tài chính lưu thông thông suốt. 4. + Hình thành giá cả các tài sản tài chính • Thông qua tác động qua lại giữa người mua và người bán, giá của các tài sản tài chính được xác định. II. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Phân loại thị trường tài chính theo thời hạn luân chuyển vốn. 2. Phân loại thị trường tài chính theo cơ cấu của thị trường 3. Phân loại thị trường tài chính theo tính chất luân chuyển vốn. 1. Phân loại thị trường tài chính theo thời hạn luân chuyển vốn. 1.1. Thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn ngắn hạn 1.2. Thị trường hối đoái: là nơi giao dịch mua bán các đồng tiền chuyển đổi 1.3. Thị trường chứng khóan:là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán 2. Phân loại thị trường tài chính theo cơ cấu của thị trường 2.1. Thị trường sơ cấp: là thị trường phát hành lần đầu các chứng từ có giá để huy động và tập trung vốn 2.2. Thị trường thứ cấp: là thị trường mua bán trao đổi các chứng từ có giá trị đã phát hành lần đầu. 3. Phân loại thị trường tài chính theo tính chất luân chuyển vốn. 3.1. Thị trường công cụ nợ: là thị trường phát hành mua bán các chứng khóan nợ: như công cụ nợ ngắn hạn, công cụ nợ trung hạn, công cụ nợ dài hạn 3.2. Thị trường công cụ vốn: là thị trường phát hành mua bán các chứng khóan vốn: như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư. PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM I. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ II. THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ • Trong những năm qua, thị trường tiền tệ Việt Nam đã hình thành và dần hoàn thiện theo xu hướng năng động, tích cực. • Doanh số giao dịch trên thị trường tiền tệ đã không ngừng tăng lên, hiện nay đạt khoảng 800.000 tỷ đồng. • Quan hệ tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) đã chiếm tỷ trọng đáng kể. • Thị trường tiền tệ ở Việt Nam hiện nay có thể nói về cơ bản có đủ các yếu tố sau: 1. Thị trường nội tệ liên ngân hàng • Thị trường nội tệ liên ngân hàng hình thành từ năm 1993 dưới hình thức ban đầu là một thị trường tập trung, có tổ chức thông qua Ngân hàng Nhà nước. • Từ năm 1997, hoạt động của thị trường này diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau, dựa trên mức độ tín nhiệm để thoả thuận các phương thức giao dịch, thời hạn, lãi suất cũng như các điều kiện bảo đảm. • Hiện nay, phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dưới hình thức tín chấp, hoặc bảo đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay. Một số ngân hàng đã thực hiện quan hệ vay mượn theo hình thức gửi tiền lẫn nhau. 2. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng • Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hình thành vào năm 1996 và duy trì hoạt động cho đến nay với hình thức giao dịch trực tiếp tại ngân hàng Nhà nước. • Hiện có khoảng 60 TCTD tham gia thị trường này, trong đó tích cực nhất là các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Lượng ngoại tệ của các ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 25%-30%, thị trường ngoại hối quốc tế tỷ trọng này lên tới 85%. Mức giao dịch bình quân giữa các ngân hàng khoảng 180 triệu USD/tháng • Các hoạt động trên thị trường cũng chưa thực sự đa dạng. Nghiệp vụ giao dịch giữa các ngân hàng được thị trường chủ yếu dưới hình thức giao nhận ngay. 3. Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước • Thị trường đấu thầu Tín phiếu Kho bạc (TPKB) được Ngân hàng Nhà nước triển khai từ năm 1995 và đến nay vẫn hoạt động thường xuyên. • TPKB hiện đã được các TCTD sử dụng linh hoạt để chiết khấu, cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước hoặc tham gia nghiệp vụ thị trường mở để đảm bảo khả năng thanh toán và tăng trưởng tín dụng • Hiện nay thị trường vẫn chưa thực sự sôi động, chỉ là 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước nắm giữ 70% - 97% tổng khối lượng TP trúng thầu trong năm 2. THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI • Đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, sau 15 năm hoạt động, thị trường ngoại hối của Việt Nam vẫn thuộc loại kém phát triển, ngay cả khi so với các nước trong khu vực, kể cả quy mô và chiều sâu. Đó là do chất lượng quản lý không cao, thiếu thống nhất, các quy định lỏng lẻo, tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm về quản lý • Tỷ giá, thị trường ngoại hối, quản lý dự trữ mới chỉ được xác lập ở các nguyên tắc cơ bản mà chưa được điều chỉnh rõ ràng về các giao dịch • Thị trường vẫn chưa thực sự theo hướng mở cửa, cho phép các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tham gia thị trường ngoại tệ, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ kinh doanh ngoại hối đơn giản hoá các thủ tục cấp phép,... • Vấn đề quản lý ngoại hối ở Việt Nam đang thể hiện một số bất cập lớn: + Đối với các giao dịch vốn, văn bản điều chỉnh cao nhất về vấn đề này là Nghị định số 63/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành được 7 năm, chỉ nêu chung chung về việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của pháp luật và cho đến nay cũng chưa có văn bản nào quy định về cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của doanh nghiệp + Hoạt động đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài cũng không có cơ sở pháp lý đủ mạnh để thực thi 2.THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI (tt) 3. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (TTCK) • TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế mỗi nước. • Việc buôn bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá: 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) và đến cuối tháng 4- 2007, đạt 24,4 tỉ USD (chiếm 38% GDP), tăng hơn 1400 lần so với năm 2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP • Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so với năm 2000. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có sự gia tăng đáng kể. Tính đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào khoảng 4 tỉ USD 3. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (tt) • Chỉ số VN-Index cũng đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7- 2000, VN-Index ở mức 100 điểm, 3 - 2007, chỉ số này đã đạt ở mức kỷ lục trên 1.170 điểm và sau một vài tháng giảm sút , hiện nay VN-Index đang dao động xung quanh ngưỡng 1.000 điểm, hiện nay: 919,6 (18/12/07) • Hiện nay tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, thể hiện ở người có kiến thức, hiểu biết và cả những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” 3. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (tt) • Việc phát triển “nóng” của TTCK cũng sẽ phát sinh 2 vấn đề cần phải quan tâm: (1) việc các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện thao túng, dễ gây rủi ro cho TTCK trong nước; (2) tác động khá mạnh đến thị trường bất động sản, đẩy giá nhà, đất lên cao • Sự phát triển của các nhà đầu tư cá nhân rất đông (chiếm hơn 60% số nhà đầu tư) 3. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN • Nghị định số 141 ngày 22 - 11 - 2006 của Chính phủ quy định vốn điều lệ của ngân hàng thương mại nước ta phải đạt 1000 tỉ đồng và đến năm 2010 phải đạt 3000 tỉ đồng. Việc này làm cho các ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng (phát hành mới, phát hành thêm, thưởng cuối năm bằng cổ phiếu) và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cổ phiếu ngân hàng luôn “nóng”. 3.THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (TT) • Cổ phiếu của các NHTM chưa được niêm yết và giao dịch cũng phần nào hạn chế tính sôi động của thị trường. Tính thanh khoản của thị trường chưa cao. • Thông tin chưa thật sự minh bạch. • Hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ thông tin vẫn còn chưa đạt trình độ cao so với thế giới PHẦN 3: VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY • Thị trường tài chính là trung tâm điều tiết cung nguồn tiền tệ từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. • Là nơi tạo ra môi trường thuận lợi để dung hoà các lợi ích kinh tế khác nhau của các thành viên khác nhau trên thị trường. • Không chỉ tham gia điều tiết vốn trong nước mà còn tham gia vào sự vận động vốn với nước ngoài. • Là nơi diễn ra hoạt động trao đổi các tài sản tài chính • Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển nhượng sở hữu , góp phần thu hút giới đầu tư VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY (tt) • Nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản xuất của nền kinh tế. Tạo ra tốc độ vòng luân chuyển vốn nhanh, góp phần làm tăng trưởng kinh tế. • Tạo điều kiện cho sự thành lập các tổ chức kinh tế mới hiệu quả như số lượng HTX hiên nay đã tăng cao • Tạo ra cơ hội đầu tư và đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội • Hình thành giá các tài sản tài chính, cung cấp một cơ chế để cho các nhà đầu tư bán một tài sản tài chính VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY (tt) • Giảm đến mức thấp nhất chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin. • Góp phần không nhỏ trong chức năng điều tiết vĩ mô của nhà nước với quá trình điều hòa cung cầu tiền tệ và ngăn chặn lạm phát. • Tạo khả năng thuận lợi cho ngân hàng TW điều chỉnh và giám sát số cung tiền tệ, tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở • Vậy sự phát triển của thị trường tài chính là yếu tố quan trọng biểu hiện tính hiệu quả và khả năng thanh toán của hệ thống tài chính tạo điều kiện cho người đi vay và người cho vay lựa chọn phương án đầu tư, sử dụng vốn có hiệu quả nhất. PHẦN 4: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM I. VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ II. VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI III. VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I. VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ - Khuyến khích và tạo thêm các nhà chiết khấu chuyên nghiệp. - Những người môi giới tiền tệ trong nước và quốc tế. - Các giấy tờ có giá ngắn hạn. - Hình thành trung tâm thông tin, dữ liệu về hoạt động ngân hàng trong nước và trên thế giới, đồng thời hình thành lãi suất Vibor giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. II. VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI • Phát triển các chủ thể kiến tạo thị trường: công ty môi giới tiền tệ, công ty đa quốc gia, công ty quản lý danh mục đầu tư… • Đa dạng hóa các đồng tiền giao dịch và các công cụ của thị trường • Tăng cường tính minh bạch trong các giao dịch ngoại hối: bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư từ những biến động của ngoại tệ ở mức chi phí thấp nhất • Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh TGHĐ Việt Nam. VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (TT) Thường xuyên phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam Hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam Xem phá giá nhỏ như là một biện pháp kích thích xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại III. VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN • Phát triển hàng hóa cho thị trường • Phát triển các nhà đầu tư • Hoàn thiện hoạt động của hai Trung tâm giao dịch chứng khoán • Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán XIN CÁM ƠN THẦY & CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuyetrinhchinh_nhom11_9473.pdf
Luận văn liên quan