Thiết kế chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia

1. Bối cảnh của thương mại dịch vụ của Việt Nam 5 2. Cơ sở cho Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia Việt Nam 8 3. Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của dịch vụ Việt Nam 12 3.1 Tóm tắt về những phát hiện của nghiên cứu 12 3.2 Phân tích SWOT 13 3.3 Khắc phục những vấn đề về quản lý chất lượng 18 3.4 Nâng cao khả năng tiếp thị dịch vụ, tiếng Anh thương mại và các kỹ năng khác 19 3.5 Lựa chọn dịch vụ mục tiêu cho chiến lược xuất khẩu 21 4. Các giai đoạn của Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia 25 4.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị. 25 4.2 Giai doạn 2: Xây dựng năng lực 26 4.3 Giai đoạn 2b: Chuẩn bị các tài liệu bổ trợ 28 4.4 Giai đoạn 2c. Khắc phục những cản trở về chính sách và quy định 29 4.5 Giai đoạn 3a: Thúc đẩy năng lực xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam. 31 4.6 Giai đoạn 3b: Xúc tiến các dịch vụ của Việt Nam. 32 4.7 Giai đoạn 4: Những sáng kiến chuyên ngành 33 5. Kết luận và các bước tiếp theo 35 Các phụ lục: A. Bản câu hỏi trong nghiên cứu và phản hồi 36 B. Các bảng dữ liệu 41 C. Danh mục công việc cho Cục xúc tiến thương mại (Vietrade) và các hiệp hội 43 Các bảng: 1. Tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành dịch vụ Việt Nam, giai đoạn 1986-2003. 5 2. Tỉ lệ phần trăm và tỉ lệ tăng trưởng của xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1997-2003. 5 3. Tỉ lệ phần trăm và tỉ lệ tăng trưởng của nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1997-2003 . 6 4. Cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam, giai đoạn 1997-2003. 6 5. Những dịch vụ mục tiêu được đề xuất trong Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia. 23

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m khơi thông những nhận thức chung để nhìn nhận lại một thực tế rằng nhiều công ty thực chất chính là những nhà xuất khẩu dịch vụ và họ thậm chí có thể đạt được những thành công hơn nữa. 4.2 Giai đoạn 2a: Xây dựng năng lực Trước khi xúc tiến một cách có hiệu quả những khả năng về dịch vụ của Việt Nam trên thị trường toàn cầu, điều quan trọng là phải xây dựng được năng lực trong nước để hỗ trợ cho những hoạt động xuất khẩu dịch vụ. Có năm nhóm liên đới có vai trò quan trọng trong xây dựng năng lực là: a) Các nhà hoạch định chính sách thương mại của chính phủ Cả những cán bộ chịu trách nhiệm về chính sách phát triển và những cán bộ chịu trách nhiệm về đàm phán thương mại dịch vụ cần phải nắm đuợc những nét chính về hoạt động xuất khẩu dịch vụ, những tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và tự do hoá thương mại dịch vụ đối với các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, và những vấn đề chính sách cần được thực hiện nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu dịch vụ và các nhà xuất khẩu dịch vụ. Cách tốt nhất để nâng cao nhận thức về lĩnh vực này là thông qua hội thảo tổ chức trong vòng một ngày nhằm thông báo những kết quả của các nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu dịch vụ và đề xuất về Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia, đồng thời giới thiệu bốn chương trình (mô-đun) nhan đề "Để xuất khẩu dịch vụ thành công" do Ban Thương mại dịch vụ của Trung tâm Thương mại quốc tế xây dựng, đặc biệt dành cho các quan chức làm chính sách của chính phủ. Ngoài ra cần kết hợp giữa các hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ quốc gia của Vietrade, những đề xuất từ các nhà xuất khẩu dịch vụ và các hiệp hội ngành dịch vụ về những thách thức mà họ phải đối mặt, với những quan điểm của chính phủ trong đàm phán thương mại dịch vụ . Nên lập một ban tư vấn gồm có các nhà đàm phán thương mại dịch vụ, các cán bộ của Vietrade phụ trách về thương mại dịch vụ và đại diện của khu vực tư nhân từ các hiệp hội ngành nghề được chọn lọc và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. b) Cán bộ xúc tiến thương mại của Vietrade. Các khoá đào tạo cần được tổ chức để đào tạo cho các cán bộ xúc tiến thương mại của Vietrade nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động xuất khẩu dịch vụ hiện hành, cách thức cải thiện lòng tin và sự minh bạch của các nhà xuất khẩu dịch vụ Việt Nam, các loại hình thông tin thị trường và tri thức thị trường thực sự hữu ích cho các nhà xuất khẩu, cách thức hỗ trợ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu của các hiệp hội và những sáng kiến có hiệu quả nhất cho ngành. Ban Thương mại dịch vụ của Trung tâm Thương mại quốc tế có khoá đào tạo "Hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ" diễn ra một ngày rưỡi, khoá đào tạo này được thiết kế đặc biệt cho các cán bộ xúc tiến thương mại, đây là những cán bộ lý tưởng sẽ thực hiện những công việc về nhu cầu đào tạo này. c) Các hiệp hội ngành dịch vụ và thương mại Việt Nam. Do tầm quan trọng của vấn đề lòng tin đối với các dịch vụ ưu tiên, hiệp hội ngành dịch vụ cần thiết phải giữ vai trò trung gian quan trọng trong những sáng kiến xuất khẩu dịch vụ thông qua các hoạt động: Luôn theo dõi hình ảnh của ngành dịch vụ trên phạm vi quốc gia và quốc tế và luôn chú ý củng cố trên mạng trực tuyến. Tổng hợp và quảng cáo những hoạt động thành công Tích cực tham gia vào hoạt động của các hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự như đăng tải lôgô của mình trên trang web của hiệp hội để củng cố lòng tin. Cung cấp một danh bạ trực tuyến dễ tìm kiếm về các thành viên của hiệp hội cùng những chuyên môn và năng lực của họ. Liên kết với các hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự ở thị trường xuất khẩu trọng điểm thông qua những thoả thuận hợp tác. Đàm phán đi đến thoả thuận công nhận những chứng chỉ cho các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho những thoả thuận cộng tác để dễ dàng trong thâm nhập thị trường. Theo dõi về những tiêu chuẩn cạnh tranh và thông báo cho các thành viên. Thường xuyên theo dõi việc ban hành giấy phép và thực thi các bộ quy tắc ứng xử (nhằm luôn đảm bảo cung cấp những dịch vụ đạt chất lượng chuyên môn) Đưa ra những hình thức giáo dục thường xuyên cho các thành viên về tiêu chuẩn ngành và cách thức xuất khẩu dịch vụ của họ. Làm cho các thành viên hiểu rõ về các thoả thuận thương mại dịch vụ và có biện pháp thu hút sự quan tâm chú ý của họ. Thay mặt các thành viên thông tin liên lạc với Vietrade. Thay mặt các thành viên đứng ra vận động chính sách với các nhà làm chính sách của chính phủ. Đại diện cho các thành viên tham gia các cuộc hội thảo và các diễn đàn thương mại (hoặc tham gia vào một liên minh tầm cỡ quốc gia về các ngành dịch vụ). Đề xuất hoặc hỗ trợ những sáng kiến/phương thức nhằm nâng cao sự hợp tác giữa các thành viên như phát triển mạng lưới hoặc các cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những sáng kiến về xây dựng năng lực cho hiệp hội ngành dịch vụ nhằm hỗ trợ những hoạt động xuất khẩu của các thành viên cần phải tính đến khả năng làm thế nào để triển khai những thoả thuận hợp tác, những giải thưởng xuất khẩu và đào tạo cho các thành viên. Hoạt động xây dựng năng lực hoàn toàn có thể sử dụng bốn mô-đun đào tạo "Để xuất khẩu dịch vụ thành công" của Ban Thương mại Dịch vụ thuộc Trung tâm Thương mại quốc tế đặc biệt dành cho các hiệp hội. Cùng với những trợ giúp mà Vietrade có thể thực hiện, các hiệp hội ngành dịch vụ cần có những hỗ trợ kỹ thuật từ những hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự hoạt động rất hiệu quả ở nước ngoài. Họ cũng rất cần những trợ giúp liên quan đến các quy định để thực thi được những bộ quy tắc chuyên ngành. Các giảng viên của doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ Việt Nam Do hoạt động đào tạo là một cấu phần quan trọng trong xây dựng năng lực nên việc phát triển khả năng đào tạo về tiếp thị dịch vụ, quản lý và xuất khẩu trong các tổ chức đào tạo của Việt Nam và các doanh nghiệp chuyên về đào tạo ở khu vực tư nhân là rất quan trọng. Hiện tại, những chuyên môn như vậy vẫn chưa có. Về mặt chiến lược, điều quan trọng là mọi hoạt động đào tạo liên quan đến xuất khẩu dịch vụ đều cần có cấu phần đào tạo giảng viên và thu hút những cán bộ đào tạo tiềm năng thuộc nhiều ngành dịch vụ của Việt Nam. Ban Thương mại dịch vụ của Trung tâm Thương mại quốc tế đã có những tài liệu về đào tạo giảng viên có thể áp dụng: 20 trường hợp “xuất khẩu dịch vụ thành công" (dành cho các quan chức chính phủ, các hiệp hội và doanh nghiệp dịch vụ) Khoá đào tạo "Trợ giúp các nhà xuất khẩu dịch vụ" dành cho các cán bộ xúc tiến thương mại diễn ra trong một ngày rưỡi. Khoá đào tạo quản lý dịch vụ và hoạt động tiếp thị nhan đề "Quản lý dịch vụ chuyên ngành trước sự cạnh tranh toàn cầu" Các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam. Hiện tại, chưa có hoạt động đào tạo sẵn có tại Việt Nam được thiết kế đặc biệt phục vụ nhu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt đối với những người muốn xuất khẩu sản phẩm của mình. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật hoặc chuyên ngành đã không được đào tạo về tiếp thị dịch vụ mặc dù họ có năng lực cung cấp những dịch vụ đó. Các nhà cung cấp dịch vụ để trở thành những nhà xuất khẩu thành công cần phải hiểu rõ về cách thức xây dựng lòng tin trên thị trường quốc tế và phải có những kỹ năng về xây dựng quan hệ chặt chẽ để tạo nên mạng lưới, phải nắm được những yếu tố văn hoá để tạo dựng được quan hệ tốt đẹp ngay từ ban đầu, có khả năng tìm kiếm và cộng tác được với những đối tác trong nước, có khả năng tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng để tiến hành thiết kế những dịch vụ đó để đáp ứng nhu cầu, có năng lực quản lý việc thiết kế dịch vụ và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn về cạnh tranh và chất lượng dịch vụ quốc tế, và có khả năng luôn đổi mới nhằm bảo vệ và mở rộng thị phần. Ban Thương mại dịch vụ của Trung tâm Thương mại quốc tế có rất nhiều công cụ có thể trợ giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam với hai loại hình đào tạo đặc biệt: 12 trường hợp "Để xuất khẩu dịch vụ thành công" dành cho các doanh nghiệp dịch vụ Khoá đào tạo quản lý dịch vụ và hoạt động tiếp thị nhan đề "Quản lý dịch vụ chuyên ngành trước sự cạnh tranh toàn cầu" 4.3. Giai đoạn 2b: Chuẩn bị các tài liệu bổ trợ. Thông thường các nhà xuất khẩu dịch vụ không tin tưởng vào sự trợ giúp từ phía chính phủ do những hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia cơ bản chỉ hướng vào những nhà sản xuất hàng hoá. Việc này dẫn đến phần lớn các cơ quan chính phủ không nhận thức được về những loại dịch vụ được xuất khẩu rất có hiệu quả từ Việt Nam. Nếu các nhà xuất khẩu dịch vụ được đưa vào các chương trình do chính phủ định hướng thì cần quan tâm đến quảng bá hình ảnh và tạo nên những sự hỗ trợ cho ngành dịch vụ. Khi các nhà cung cấp dịch vụ đến văn phòng của Cục Xúc tiến Thương mại, họ có thể sẽ thấy những tài liệu đặc biệt dành cho các nhà xuất khẩu dịch vụ, không đơn thuần chỉ dành cho xuất khẩu hàng hoá. Có rất nhiều ấn phẩm từ Trung tâm Thương mại quốc tế có thể được chuyển sang tiếng Việt phục vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu: Để xuất khẩu dịch vụ thành công: Một cuốn sách dành cho các công ty, hiệp hội và chính phủ. Đổi mới để thành công trong xuất khẩu dịch vụ. Thương mại dịch vụ: Một cuốn sách giải đáp cho các nhà xuất khẩu có quy mô vừa và nhỏ. Các hoạt động hỗ trợ cho các văn phòng nước ngoài: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho thị trường toàn cầu. Hướng dẫn kinh doanh dành cho Thoả thuận chung về Thương mại dịch vụ. Các tài liệu về đàm phán thương mại dịch vụ hoặc những kế hoạch hoạt động giữa các thành viên thuộc các tổ chức khu vực mà Việt Nam là thành viên như ASEAN, APEC, ASEM hoặc WTO cũng rất cần thiết đối với các công ty của Việt Nam. Vietrade có thể phối hợp với các tổ chức liên quan, chuẩn bị các sách hướng dẫn về những vấn đề này ở Việt Nam để cung cấp cho các nhà xuất khẩu dịch vụ. Các tổ chức xúc tiến thương mại của nhiều nước cũng có nhiều ấn phẩm mà Vietrade có thể cung cấp cho các công ty dịch vụ Việt Nam, đặc biệt là những sách hướng dẫn như "Cách thức hoạt động kinh doanh ở…". Tuy nhiên, cần lưu ý để hiểu rõ những ấn phẩm như "Cách thức xuất khẩu sang…" hoặc những báo cáo về khảo sát thị trường để bảo đảm những tài liệu này tập trung vào những vấn đề xuất khẩu dịch vụ. 4.4 Giai đoạn 2c: Khắc phục những hạn chế về quy định và chính sách Trong khi giải quyết những vấn đề về năng lực thì một số vấn đề về chính sách dưới đây cũng cần được khắc phục để các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam có thể phát huy khả năng cạnh tranh một cách tối ưu: a) Chi phí và tiếp cận với cơ sở hạ tầng viễn thông Thông tin liên lạc là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để xúc tiến và chuyển giao dịch vụ; do đó, chi phí, độ tin cậy và sự có sẵn dịch vụ này có tác động trực tiếp lên khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu dịch vụ Việt Nam. Rất may mắn là Việt Nam có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, tuy nhiên, cần có phương thức để đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam đạt được tiêu chuẩn quốc tế về chi phí và cả độ tin cậy. b) Hệ thống thể chế mạnh Hệ thống thể chế yếu kém làm cho môi trường kinh doanh không thông thoáng và đặt các doanh nghiệp dịch vụ vào những tình thế không an toàn và đầy rủi ro. Do đó, cần tập trung nâng cao sự minh bạch, tính trách nhiệm, sự nhất quán và khả năng dự báo của hệ thống thể chế. Đặc biệt vẫn còn rất nhiều văn bản pháp luật về ngành dịch vụ còn chứa đựng nhiều rào cản đối với khu vực tư nhân qua những khâu như giấy phép kinh doanh hay những điều kiện và những quy định không hợp lý. Những cản trở này cần phải được loại bỏ nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với thị trường dịch vụ. c) Quy định chặt chẽ. Để đảm bảo cho các dịch vụ đạt được tầm cỡ thế giới, điều quan trọng là phải có giấy phép và những chương trình kiểm định liên kết với những chuẩn mực và tiêu chí quốc tế. Báo cáo của dự án Thương mại dịch vụ đã đề xuất ra những lĩnh vực cần lưu tâm để hoạch định và triển khai các chính sách cần thiết. Điều cần lưu ý là, như đã khuyến nghị ở trên, các giấy phép, chứng chỉ này nên để các hiệp hội ngành dịch vụ cấp (hơn là để các cơ quan chính phủ cấp) cho doanh nghiệp. d) Thuế suất và ưu đãi thuế cho các nhà cung cấp dịch vụ. Hiện tại, thuế suất đối với dịch vụ nằm trong khoảng giữa 5-20% và không có cơ sở rõ ràng. Cần xem xét lại nhằm đảm bảo rằng mức thuế sẽ không cản trở khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu. Những ưu đãi thuế dành cho các nhà cung cấp dịch vụ cần được thúc đẩy theo phương hướng đảm bảo công bằng như đối với lĩnh vực chế tạo, nhằm khuyến khích những hoạt động đầu tư mới và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời cần đơn giản hoá việc tiếp cận các ưu đãi đó. e) Cạnh tranh từ các công ty nhà nước và các dự án tài trợ. Thành công về xuất khẩu dịch vụ cuối cùng cũng sẽ dựa vào những nhà cung cấp dịch vụ ở khu vực tư nhân. Hiện tại, các doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với sự cạnh tranh ở thị trường nội địa, một thị trường quy mô còn tương đối nhỏ, không chỉ từ phía các doanh nghiệp nhà nước mà còn từ các dự án được quốc tế tài trợ hiện đang hoạt động cung cấp dịch vụ (ví dụ như cơ sở hạ tầng, đào tạo, nghiên cứu thị trường). Để giúp cho các nhà xuất khẩu dịch vụ phát triển và tăng trưởng những dịch vụ chuyên ngành có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, sẽ rất hữu ích nếu chính phủ chuyển các hợp đồng sang cho các nhà cung cấp ở khu vực tư nhân thực hiện thay vì cạnh tranh với họ. Việc phân bổ các nguồn lực cho khu vực tư nhân cũng cần công bằng và bình đẳng hơn . f) Tiếp cận với nguồn tài chính. Một thách thức thường gặp của các doanh nghiệp dịch vụ muốn mở rộng thị trường xuất khẩu là họ khó có thể tìm kiếm nguồn vốn để phát triển. Vấn đề là ở chỗ ngân hàng sẽ chấp nhận thế chấp những gì. Cần giúp cho các tài khoản của doanh nghiệp được chấp nhận làm vật thế chấp và tạo các quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. g) Phát triển nguồn nhân lực Chất lượng của nguồn nhân lực là chìa khoá dẫn đến thành công của bất cứ công ty dịch vụ nào. Việt Nam có một nguồn lao động lớn với tỉ lệ biết chữ rất cao (94%) nhưng trình độ về kỹ năng chuyên môn lại thấp (25%). Những chính sách phù hợp để phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo từ giáo dục cơ sở đến trung học, từ dạy nghề đến đào tạo tại các trường đạo học và cao đẳng là rất cần thiết để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường. Cần đặt ưu tiên cho hoạt động hợp tác quốc tế để triển khai các chương trình cho các nhà cung cấp và xuất khẩu dịch vụ, đồng thời nâng cao hoạt động giảng dạy tiếng Anh. 4.5 Giai đoạn 3a: Thúc đẩy năng lực xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam. Do không thể kiểm tra được tất cả các dịch vụ trước khi quyết định mua, khách hàng tiềm năng nước ngoài cần phải có niềm tin rằng các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam có khả năng cung cấp được những dịch vụ tốt. Một trong những vai trò quan trọng nhất mà Vietrade đảm nhận là xây dựng thương hiệu của Việt Nam như một nhà cung cấp dịch vụ xuất sắc. Bảng liệt kê các đầu mục trong Phụ lục C là những gợi ý về những sáng kiến có hiệu quả. Tối thiểu thì những chiến lược dưới đây cũng thực sự cần thiết: a) Chiến dịch xây dựng nhận thức Cần cung cấp thông tin về các nhà xuất khẩu đang hoạt động thành công thông qua những bài báo, những chương trình trên đài phát thanh và truyền hình thường kỳ về xuất khẩu dịch vụ. Nên lựa chọn những ví dụ tiêu biểu từ khu vực tư nhân trên khắp đất nước để cho mọi người thấy rằng các công ty dịch vụ thành công không chỉ bó hẹp ở những khu vực đô thị, và nên triển khai tất cả bốn Phương thức cung cấp. Những tài liệu này nên gửi tới các cán bộ thương mại ở nước ngoài để sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng ở những nước sở tại và quảng bá thêm về Việt Nam. b) Giới thiệu vắn tắt trên mạng trực tuyến. Khi khách hàng nước ngoài truy cập vào các trang web xúc tiến thương mại hay những trang web của quốc gia Việt Nam, họ cần ngay lập tức hiểu rõ về những điểm nổi bật của dịch vụ Việt Nam. "Những loại dịch vụ" trên trang web của Hội đồng Phát triển Thương mại Hổng Kông (www.hktdc.com) là một cách tiếp cận. Thái Lan đã có một đoạn băng video ngắn khá sinh động trên trang web xúc tiến thương mại của mình, mô tả những nét nổi bật về giáo dục, y tế và xuất khẩu nhà hàng và đoạn băng này được chiếu lại liên tục. c) Danh bạ trực tuyến.. Phần quan trọng trong xây dựng thương hiệu Việt Nam là đảm bảo rằng những khả năng về dịch vụ Việt Nam được hiển thị trực tuyến. Dưới đây là một số ví dụ về những danh bạ mà Việt Nam nên tham gia: Dịch vụ pháp lý: www.martindale.com Có 20 vị trí cho các công ty luật ở Việt Nam. Giao nhận: www.freightnet.com Có trên 210 công ty Việt Nam trong danh sách Và đây là những danh bạ các hiệp hội ngành dịch vụ nên hiển thị: Hội luật gia: www.hlg.org Chưa có danh sách lập cho Việt Nam. Hiệp hội công trình: www.fidic.org Hiệp hội Công trình Việt Nam đã có trong danh sách nhưng vẫn chưa có một đường dẫn đến trang web. Hiệp hội kiến trúc: www.penrose-press.com Hiệp hội Kiến trúc Việt Nam đã có trong danh sách và có đường dẫn. d) Chứng nhận quốc tế. Khi Việt Nam có tiếng tốt trên thị trường quốc tế về dịch vụ của mình thì việc các chứng nhận chuyên môn của Việt Nam được kết nối và được hỗ trợ từ các chứng nhận của các nước phát triển sẽ mang lại rất nhiều ích lợi. e) Thể hiện tại hội thảo Đối với những dịch vụ trọng tâm, một mục tiêu cụ thể của Vietrade là cần có những diễn giả Việt Nam có khả năng diễn thuyết về những dịch vụ trọng điểm tại tất cả các chương trình hội thảo quốc tế lớn. Điều này có nghĩa là cần hiểu rõ về các cuộc hội thảo, làm việc với các hiệp hội để lựa chọn diễn giả, giúp cho các diễn giả này được chấp nhận, đăng ký tham gia cho họ và giải quyết những thủ tục về visa. Việt Nam cũng có thể lập kế hoạch đăng cai tổ chức các hội thảo về chủ đề dịch vụ trong khu vực – ví dụ như "Những ưu điểm trong Phát triển cơ sở hạ tầng khu vực" – để đưa các thương nhân nước ngoài đến Việt Nam, giúp các công ty của Việt Nam tạo dựng vị thế và quan hệ với các đối tác nước ngoài trên cương vị là người chủ trì hội thảo đó. 4.6 Giai đoạn 3b: Xúc tiến dịch vụ của Việt Nam. Có năm chiến lược quảng cáo chung có thể sử dụng để xây dựng nhận thức, lòng tin và khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam: Xúc tiến dịch vụ thông qua các nhà đầu tư trong khu vực Vào thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài đã có kinh nghiệm về các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam. Khi những vấn đề về quản lý chất lượng được giải quyết thì việc quan trọng cần thực hiện là đưa ra phương thức quảng cáo bán hàng nhằm vào cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng việc sử dụng dịch vụ từ các nhà cung cấp ngay trên đất nước mình, đồng thời xây dựng được quan hệ với nước ngoài. Thị trường xuất khẩu trọng điểm là những thị trường gốc của các nhà đầu tư nước ngoài. Những dịch vụ hàng đầu là những loại hình sẵn có những chứng chỉ và các nhà cung cấp dịch vụ có chứng nhận quốc tế. Xúc tiến dịch vụ cho khách hàng nước ngoài. Khi có sẵn tài liệu cho các phái đoàn của Việt Nam ở nước ngoài, chính họ có thể hoạt động như một nguồn giới thiệu để mở rộng các cơ hội xuất khẩu dịch vụ. Sáng kiến này sẽ bổ sung cho sự phát triển thêm các hiệp định hợp tác giữa các hiệp hội. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm sẽ trở thành nguồn quảng bá tốt nhất. Những dịch vụ hàng đầu sẽ là những loại hình có hiệp hội hoạt động mạnh và luôn quan tâm đến việc xây dựng những thoả thuận hợp tác với nước ngoài. Xúc tiến quan hệ đối tác và ký hợp đồng phụ thầu với những công ty nước ngoài nổi tiếng. Đặc biệt là dịch vụ tư vấn, công trình và kiến trúc thì ký kết hợp đồng thầu phụ là một chiến lược tốt nhằm cải thiện những kỹ năng về chất lượng dịch vụ và xây dựng danh tiếng trên thị trường quốc tế. Những dự án liên quan đến Đường cao tốc xuyên Á, Đường sắt xuyên Á, Hợp tác tiểu vùng Sông Mêkông, hoạt động tái thiết do sóng thần và sự phát triển dọc biên giới Việt Nam-Trung Quốc sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt. Mục tiêu nên nhằm vào các công ty quốc tế đang làm việc hoặc có mối liên hệ với những thị trường xuất khẩu ưu tiên. Thúc đẩy kỹ năng hỗ trợ kỹ thuật. Chiến lược này sẽ trợ giúp các công ty tư vấn sắp xếp lại những hoạt động hỗ trợ kỹ thuật đã nhận được và xuất khẩu sang các nước đang phát triển hoặc đang trong thời kỳ chuyển đổi như Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam đang thực hiện hoạt động dịch vụ tư vấn viễn thông và đào tạo sang Campuchia và Lào . Các cơ hội thường có mối liên quan đến chuyên môn trong cải cách kinh tế, phát triển nông lâm ngư nghiệp, giảm nghèo và quyền lợi của phụ nữ. Những thị trường xuất khẩu trọng điểm nên là những nền kinh tế đang phát triển và trong thời kỳ chuyển đổi, có nhu cầu về hỗ trợ kỹ thuật cộng với những tổ chức tài trợ cấp kinh phí cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật này. Dự án Thương mại dịch vụ tương tự đã đề xuất ra một danh mục sơ bộ về các thị trường mà dịch vụ Việt Nam hiện tại đang xuất khẩu sang (xem Bảng B2). Thị trường xuất khẩu ưu tiên được đặt thành mục tiêu trong Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia sẽ phần nào phụ thuộc vào chiến lược được theo đuổi chung. Ví dụ như đối với những dịch vụ mà chiến lược theo "Phương thức 2" được thực hiện (nghĩa là trước tiên sẽ bán cho các công ty nước ngoài ở Việt Nam, sau đó thông qua họ giới thiệu ra nước ngoài), thị trường xuất khẩu chủ yếu sẽ trùng khớp với thị trường có nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất. Đối với những dịch vụ có thể bán cho các nhà sản xuất hàng hoá, thị trường xuất khẩu chủ yếu sẽ là những thị trường mà Việt Nam có quan hệ thương mại hàng hoá. Đối với những dịch vụ được bán trực tiếp cho khách hàng nước ngoài ở nước ngoài, thị trường ưu tiên sẽ là những thị trường có nhiều người Việt Nam sinh sống (để phục vụ nhằm mục đích tạo nguồn quảng bá) hoặc thị trường có nhiều khách du lịch đến Việt Nam hoặc với những thị trường có quan hệ đặc biệt (thông qua biên bản ghi nhớ hoặc những thoả thuận hữu nghị). Điều quan trọng cần lưu ý là các dịch vụ thường xuất khẩu sang nhiều thị trường hơn là hàng hoá. Nhìn chung, những chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia sẽ đạt được hiệu quả tối ưu nếu tập trung vào xây dựng lòng tin quốc gia, củng cố mạng lưới trung gian như hiệp hội ngành và để các nhà xuất khẩu tiến hành lựa chọn thị trường. Giai đoạn 4: Những sáng kiến chuyên ngành. Trên cơ sở những chiến lược nêu trên với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ, hiệp hội ngành dịch vụ của những dịch vụ trọng điểm cần tham gia vào việc phát triển chiến lược xuất khẩu ngành phối hợp với Vietrade và các thành viên khác. Thông thường, bí quyết của một hoạt động xúc tiến xuất khẩu thành công là nghiên cứu để xác định mạng lưới xúc tiến và quảng bá thông qua đó bán được những dịch vụ mục tiêu sang các thị trường trọng điểm, là sự phối hợp thống nhất giữa Vietrade (trong nước và nước ngoài) và hiệp hội, và thiết lập quan hệ đối tác giữa những nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam với những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Xúc tiến xuất khẩu dịch vụ thông thường cần có một chiến dịch với những thông điệp luôn được lặp đi lặp lại về dịch vụ trọng điểm có khả năng để lại ấn tượng tốt cho người nghe. Nói chung thì dịch vụ mục tiêu nên được xúc tiến sang những đối tác kinh doanh có tiềm năng đặc biệt, hơn là đối với những người tiêu dùng cuối cùng. Điều quan trọng là lựa chọn và gửi đi những thông điệp đúng, theo phương thức thích hợp, tới những người có nhu cầu và vào đúng thời điểm. Những nhà xuất khẩu dịch vụ và các hiệp hội ngành cần nỗ lực vì mục tiêu này, đặc biệt khi họ là những "lính mới " để tham gia vào thị trường rất cạnh tranh này. Những dịch vụ cụ thể có thể có những nhóm khách hàng hoặc thị trường mục tiêu và từ đó tiến hành những chiến lược quảng cáo bán hàng khác nhau. Trong khi thông qua những chiến lược phù hợp nhất cho họ thì họ hoàn toàn có thể có cơ hội phối hợp với những nhà xuất khẩu dịch vụ khác để cung cấp những gói dịch vụ độc đáo và cạnh tranh hơn. Có thể xem xét những phương hướng dưới đây dành cho những lĩnh vực dịch vụ đặc biệt được lựa chọn cho Chiến lược này. Dịch vụ máy tính và phần mềm có thể được xúc tiến thông qua tham gia vào những sự kiện thương mại khu vực và quốc tế được tổ chức tốt. Tương tự như vậy, dịch vụ giao nhận và nghiên cứu & phát triển cũng có thể được thúc đẩy thông qua những sự kiện thương mại liên quan. Một cách lý tưởng thì bên cạnh việc trưng bày, những nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam nên trình bày rõ ràng trong các cuộc hội thảo được kết hợp tổ chức. Dịch vụ công trình và kiến trúc thường được xuất khẩu thông qua hoạt động thầu dự án xây dựng, và nguồn thông tin đó thường có sẵn trên mạng trực tuyến. Các phái đoàn thương mại hướng tới những cơ quan tài trợ có thể cũng chính là một chiến lược có hiệu quả. Cũng có những cơ hội thông qua việc yêu cầu những dự án xây dựng ở Việt Nam do nước ngoài tài trợ kinh phí sẽ sử dụng các nhà thầu phụ chuyên môn của Việt Nam. Bên cạnh đó, có những sự kiện thương mại toàn cầu và khu vực tập trung vào xây dựng môi trường, ở đó các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam có thể tham gia và Vietrade có thể tiến hành quảng bá. Dịch vụ pháp lý và tư vấn được xúc tiến tốt nhất tại những cuộc hội thảo chuyên đề thông qua những cơ hội tham gia trình bày tại hội thảo, cũng như thông qua những sự kiện tài trợ cho hiệp hội tham gia cùng với những hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự ở thị trường trọng điểm. 5. Kết luận và các bước tiếp theo Thiết kế một chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia là hoạt động rất quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển xuất khẩu dịch vụ. Thực hiện chiến lược lại càng quan trọng và khó khăn hơn. Có bốn nhân tố cần lưu ý, đó là: Thứ nhất, một Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia chỉ có thể thực hiện thành công khi tất cả các bên liên quan cùng nỗ lực hết mình, gồm có các bên: Nhà nước, hiệp hội ngành dịch vụ, các tổ chức đào tạo và các doanh nghiệp dịch vụ. Thứ hai, Việt Nam là một nước đang phát triển trong thời kỳ chuyển đổi và đang trong quá trình hội nhập vào thị trường quốc tế. Có rất nhiều diễn biến/tiến triển có thể diễn ra đồng thời và tác động lẫn nhau. Việt Nam cũng đang thông qua và/hoặc đưa ra những chiến lược và chính sách cho những ngành khác nhau. Sự thành công của Chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia sẽ tuỳ thuộc vào những chiến lược và chính sách khác – là những chiến lược và chính sách có thể hỗ trợ và bổ sung cho Chiến lược xuất khẩu dịch vụ về những ưu tiên chính trị hoặc phân bổ các nguồn lực. Thứ ba, thế giới ngày nay đang biến đổi nhanh chóng. Sự cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt diễn ra hàng ngày. Môi trường kinh doanh cũng luôn thay đổi. Chiến lược xuất khẩu dịch vụ đưa ra phương hướng nhằm thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ Việt Nam, và chiến lược này cần phải linh hoạt để có thể thích nghi với những xu thế mới trên các thị trường khu vực và thế giới. Thứ tư, do những yếu kém và thiếu kinh nghiệm của nhiều công ty dịch vụ Việt Nam, dường như ngành dịch vụ non trẻ của Việt Nam khó có khả năng thành công trước sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tiến trình Đổi mới đã chứng minh rằng khi sức lao động của người Việt Nam được giải phóng, họ có thể nhanh chóng vượt qua những khó khăn thách thức, đồng thời nắm bắt những cơ hội mới để phát triển. Người Việt Nam có khả năng vô hạn về sự kiên cường và thích nghi với thời cuộc. Chắc chắn khi những cản trở và điểm yếu được khắc phục, xuất khẩu dịch vụ có giá trị gia tăng cao của Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển nhanh chóng. Phụ lục A Các câu hỏi trong khuôn khổ nghiên cứu và trả lời Tổng số phiếu trả lời liên quan đến mua dịch vụ của Việt Nam là 102 A. Bạn có mua dịch vụ nào từ các công ty dịch vụ của Việt Nam không? Nếu có, bạn mua loại hình dịch vụ nào? Nếu không, bạn có cần những dịch vụ dưới đây không? Dịch vụ (Các loại dịch vụ theo GATS) Có, Công ty của tôi đã mua. Không, nhưng công ty của tôi cần những dịch vụ này Số lượng Tỉ lệ % mua thường xuyên Số lượng % trong tổng số Một lần Nhiều lần Số lượng % trong tổng số 1. Dịch vụ kinh doanh a. Dịch vụ chuyên môn a1. Dịch vụ pháp luật 94 92.2% 8.5% 91.5% 8 7.8% a2. Dịch vụ kiến trúc 34 33.3% 50.0% 50.0% 12 17.6% a3. Dịch vụ công trình 37 36.3% 32.4% 67.6% 4 6.2% a4. Sửa chữa & bảo dưỡng thiết bị 98 96.1% - 100.0% 0 - a5. Dịch vụ nha khoa & khám sức khoẻ 57 55.9% 7.0% 93.0% 0 - b. Dịch vụ máy tính b1. Lắp đặt phần cứng của máy tính 98 96.1% - 100.0% 4 3.9% b2. Dịch vụ phần mềm 86 84.3% 4.7% 95.3% 16 15.7% b3. Dịch vụ về cơ sở dữ liệu/xử lý số liệu 26 25.5% 15.4% 84.6% 12 15.8% c. Nghiên cứu và phát triển. c1. R & D trong khoa học tự nhiên 4 3.9% - 100.0% 8 8.2% c2. R & D trong khoa học xã hội và nhân văn 8 7.8% - 100.0% 13 13.8% c3. Dịch vụ R & D gồm nhiều ngành học thuật. 0 - - - 5 4.9% d. Dịch vụ bất động sản d1. Thuê tài sản 84 82.4% 23.8% 76.2% 14 77.8% e. Dịch vụ thuê/cho thuê e1. Liên quan đến thiết bị vận tải. 67 65.7% 13.4% 86.6% 9 25.7% e2. Liên quan đến máy móc /thiết bị khác 33 32.4% 24.2% 75.8% 0 - f. Những dịch vụ kinh doanh khác f1. dịch vụ quảng cáo 66 64.7% 12.1% 87.9% 0 - f2. dịch vụ nghiên cứu thị trường 28 27.5% 35.7% 64.3% 17 23.0% f3. dịch vụ tư vấn 49 48.0% 10.2% 89.8% 14 26.4% f4. dịch vụ phân tích và kiểm tra kỹ thuật 36 35.3% 22.2% 77.8% 12 18.2% f5. dịch vụ liên quan đến nông nghiệp/lâm nghiệp 15 14.7% - 100.0% 0 - f6. dịch vụ liên quan đến ngành chế tạo 5 4.9% - 100.0% 0 - f7. Sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị 65 63.7% - 100.0% 0 - f8. dịch vụ xây dựng sạch 72 70.6% 5.6% 94.4% 10 33.3% f9. dịch vụ chụp ảnh 45 44.1% - 100.0% 0 - f10.dịch vụ đóng gói 25 24.5% 20.0% 80.0% 0 - f11.In ấn, xuất bản 96 94.1% 4.2% 95.8% 6 5.9% f12.dịch vụ hội nghị 47 46.1% 25.5% 74.5% 5 9.1% 2. dịch vụ thông tin liên lạc a. dịch vụ bưu điện 80 78.4% - 100.0% 5 22.7% b. dịch vụ đưa thư 98 96.1% - 100.0% 4 100.0% c. dịch vụ viễn thông 102 100.0% - 100.0% - - d. dịch vụ nghe nhìn 33 32.3% 12.1% 87.9% 4 5.8% 3. dịch vụ xây dựng và dịch vụ công trình liên quan a. Công việc xây dựng chung 49 48.0% 16.3% 83.7% 7 13.2% b. Hoạt động lắp ráp và lắp đặt 48 47.1% 27.1% 72.9% 5 9.3% c. Hoàn thành xây dựng và các hoạt động hoàn thiện công trình 42 41.2% 26.2% 73.8% 0 - 4. dịch vụ phân phối a. dịch vụ của đại lý hoa hồng 26 25.5% - 100.0% 10 13.2% b. dịch vụ kinh doanh bán buôn 10 9.8% - 100.0% 0 - c. dịch vụ bán lẻ 41 40.2% - 100.0% 5 8.2% d.Nhượng quyền thương hiệu 0 - - - 4 3.9% 5. dịch vụ giáo dục a. dịch vụ giáo dục 25 24.5% 12.0% 88.0% 10 13.0% b. dịch vụ đào tạo 47 46.1% - 100.0% 15 27.3% 6. dịch vụ môi trường a. dịch vụ về rác thải 28 27.5% - 100.0% 0 - b. các dịch vụ tương tự và dịch vụ vệ sinh 25 24.5% 16.0% 84.0% 0 - 7. dịch vụ tài chính a. dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo hiểm 60 58.8% 15.0% 85.0% 4 9.5% b. dịch vụ ngân hàng 91 89.2% - 100.0% 5 45.5% c. dịch vụ tài chính khác 18 17.6% - 100.0% 0 - 8. dịch vụ xã hội và dịch vụ liên quan đến y tế a. dịch vụ bệnh viện 64 62.7% 6.3% 93.7% 0 - b. dịch vụ xã hội 33 32.4% 15.2% 84.8% 10 14.5% 9. dịch vụ về du lịch và liên quan đến du lịch a. Khách sạn nhà hàng 102 100.0% - 100.0% 0 - b. Các hãng du lịch và dịch vụ điều hành du lịch 90 88.2% - 100.0% 0 - c. Dịch vụ hướng dẫn du lịch 51 50.0% 9.8% 90.2% 0 - 10. dịch vụ thể thao văn hoá và giải trí a. dịch vụ giải trí 50 49.0% 10.0% 90.0% 0 - b. dịch vụ của các cơ quan thông tấn 51 50.0% - 100.0% 0 - c. dịch vụ bảo tàng, lưu trữ và thư viện 36 35.3% 11.1% 88.9% 0 - d. dịch vụ thể thao 33 32.4% - 100.0% 0 - 11. dịch vụ vận tải a. dịch vụ vận tải biển 42 41.2% - 100.0% 9 15.5% b. vận tải đường thuỷ nội địa 15 14.7% - 100.0% 5 5.7% c. vận tải hàng không 92 90.2% - 100.0% 9 90.0% d. vận tải đường sắt 31 30.4% 9.7% 90.3% 14 19.7% e. vận tải đường bộ 89 87.3% - 100.0% 13 12.7% f. dịch vụ hỗ trợ vận tải 17 16.7% - 100.0% 5 5.9% B. Bạn đánh giá dịch vụ do các công ty của Việt Nam cung cấp như thế nào? Hãy lựa chọn và đáng dấu vào năm sự lựa chọn (1: kém; 2: khá; 3: tốt; 4: rất tốt; 5: không ý kiến Hạng mục % người trả lời cho các hạng mục Kém Khá Tốt Rất tốt 1. Đánh giá chung: Chất lượng dịch vụ 7.8 54.9 27.5 9.8 Giá cả của dịch vụ - 26.5 57.8 15.7 Thời gian chuyển giao 17.7 44.1 34.3 3.9 Sự sẵn sàng của dịch vụ 14.7 56.9 15.7 12.7 Sự sẵn sàng của các nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng 43.1 47.1 9.8 - Triển vọng về phát triển dịch vụ của Việt Nam 2.0 19.6 47.0 31.4 Triển vọng xuất khẩu dịch vụ từ Việt Nam. 16.7 41.2 22.5 19.6 2. dịch vụ kinh doanh Dịch vụ pháp luật 4.2 42.6 40.4 12.8 Dịch vụ kiến trúc 16.4 52.5 23.0 8.1 Dịch vụ kỹ thuật công trình 8.5 64.4 27.1 - Dịch vụ máy tính 6.1 29.6 43.9 20.4 Dịch vụ phần mềm 9.3 14.0 59.3 17.4 Dịch vụ nghiên cứu và phát triển. 33.9 42.4 10.1 13.6 Dịch vụ bất động sản 6.0 53.6 40.4 - Dịch vụ thuê/cho thuê - 54.0 40.0 6.0 Dịch vụ quảng cáo 15.8 47.4 36.8 - Dịch vụ nghiên cứu thị trường 12.1 42.5 45.4 - Dịch vụ tư vấn 24.6 24.6 43.1 7.7 Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng 5.5 49.3 39.7 5.5 Dịch vụ kỹ thuật - 56.7 43.3 - Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh - 67.3 32.7 - 3. Dịch vụ xây dựng Các công việc xây dựng chung 13.3 53.3 26.7 6.7 Hoàn thành xây dựng và các hoạt động hoàn thiện công trình 28.4 40.0 23.3 8.3 4. Dịch vụ phân phối 17.2 39.7 37.9 5.2 5. Dịch vụ giáo dục 6.9 61.1 27.8 4.2 6. Dịch vụ môi trường 22.6 45.3 32.1 - 7. Dịch vụ tài chính Dịch vụ bảo hiểm 26.7 30.0 36.7 6.6 Dịch vụ ngân hàng 4.4 47.3 39.6 8.7 8. Dịch vụ y tế 15.8 63.2 17.1 3.9 9. Dịch vụ du lịch và liên quan đến du lịch Dịch vụ khách sạn 10.8 23.5 43.2 22.5 Dịch vụ nhà hàng - 23.5 52.0 24.5 Dịch vụ du lịch 8.9 28.9 62.2 - 10. Dịch vụ thể thao, văn hoá và giải trí Dịch vụ giải trí 25.0 46.7 28.3 - Dịch vụ thể thao 28.4 53.3 13.3 5.0 11. Dịch vụ vận tải 5.9 52.0 37.2 4.9 C. Trong số những dịch vụ mà bạn mua, có loại dịch vụ nào mà chất lượng của nó đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của bạn? 52 công ty đã trả lời "có' Nếu có, là loại hình nào, do ai cung cấp? 57.7% trả lời là do các công ty liên doanh đang hoạt động ở VN cung cấp. 42.3% trả lời là do các công ty 100% của Việt Nam cung cấp. Một số trả lời đã cung cấp tên của các công ty Việt Nam: a) Dịch vụ pháp lý: Vilaf Hong Duc, Vision & Associates, Leadco b) Dịch vụ máy tính/phần mềm: FPT, Sieu Thanh c) Dịch vụ bưu điện: Post Office HCMC d) Dịch vụ kiến trúc: AA, T&T (HCMC) e) Dịch vụ quan hệ cộng đồng: Galaxy D. Trong số những doanh nghiệp mà bạn mua dịch vụ của họ có doanh nghiệp nào mà bạn sẽ giới thiệu cho đồng nghiệp/cho các đơn vị trong khu vực/trong nước của bạn vì họ đã cung cấp dịch vụ có chất lượng đặc biệt hay không? Trả lời: Như đã nêu tại phần C ở trên. Vì sao? Bởi họ đã cung cấp những dịch vụ rất tốt với mức giá tốt/cạnh tranh. Phụ lục B Các bảng dữ liệu Bảng B1: Các loại hình dịch vụ do Việt Nam xuất khẩu theo phân loại của GATS Dịch vụ kinh doanh: Dịch vụ thông tin liên lạc: Thể thao/Văn hoá/Giải trí: Kế toán Dịch vụ đưa thư Dịch vụ văn hoá Quảng cáo Dịch vụ internet Dịch vụ giải trí Dịch vụ kiến trúc Dịch vụ chiếu phim Dịchvụ giải trí/tiêu khiển Dịch vụ xây dựng sạch Dịch vụ bưu điện Dịch vụ Du lịch và liên quan đến du lịch Tư vấn máy tính Dịch vụ viễn thông Dịch vụ khách sạn Tư vấn kỹ thuật công trình Dịch vụ xây dựng: Dịch vụ nhà hàng Dịch vụ xử lý dữ liệu Hoạt động xây dựng chung Các hãng du lịch Dịch vụ cơ sở dữ liệu Hoàn thiện công trình Dịch vụ hướng dẫn du lịch Sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị Lắp ráp và lắp đặt Dịch vụ điều hành du lịch Thuê và cho thuê thiết bị Dịch vụ phân phối: Dịch vụ vận tải Dịch vụ pháp lý Dịch vụ đại lý hoa hồng Vận tải hàng không-hàng hoá Tư vấn quản lý Dịch vụ bán lẻ Dịch vụ kiểm soát không lưu Nghiên cứu thị trường Dịch vụ bán buôn Vận tải hàng không-khách hàng Dịch vụ nha khoa và khám sức khoẻ Dịch vụ giáo dục: Dịch vụ mặt đất của hàng không Hộ sinh và y tá Giáo dục đại học Đóng gói hàng hoá và đưa lên tàu. Dịch vụ đóng gói Giáo dục tiểu học Vận chuyển hàng hoá Dịch vụ chụp ảnh Giáo dục cấp hai Vận chuyển đường thuỷ nội địa - hàng hoá Dịch vụ mát-xa và vật lý trị liệu Đào tạo kỹ thuật Vận chuyển đường thủy nội địa – hành khách In ấn/xuất bản Dịch vụ môi trường Dịch vụ hậu cần Dịch vụ quan hệ đối ngoại Dịch vụ xử lý chất thải Dịch vụ hành khách đường biển Dịch vụ bất động sản - thuê Dịch vụ rác thải Dịch vụ xếp tàu đường biển Dịch vụ an ninh Dịch vụ tài chính Dịch vụ kéo tàu đường biển Dịch vụ cung cấp nhân sự Ngân hàng Vận chuyển đường bộ-taxi Dịch vụ phân tích và kiểm tra kỹ thuật Bảo hiểm-tài sản Dịch vụ kho bãi và cất giữ Dịch vụ dịch thuật Dịch vụ liên quan đến y tế Các dịch vụ khác: Dịch vụ thú y Dịch vụ cứu thương Dịch vụ điện Dịch vụ bệnh viện Dịch vụ nước Nguồn: Do nhóm Nòng cốt nghiên cứu. Bảng B2: Các thị trường xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam. Úc I-ta-li-a Xing-ga-po British Virgin Islands Nhật Bản Tây Ban Nha Cam-pu-chia Korea, Republic of Thuỵ Điển Ca-na-da Lào Thuỵ Sỹ Trung Quốc Ma-lai-xi-a Đài Loan Pháp Hà Lan Thái Lan Đức Phi-lip-pin Anh Hồng Kông (SAR) Liên bang Nga Mỹ In-đô-nê-xi-a Nguồn: Nhóm Nòng cốt Nghiên cứu. Phụ lục C Danh mục công việc cần thực hiện của Cục Xúc tiến Thương mại và các hiệp hội Dựa theo cuốn” Hỗ trợ các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ của APEC: Cuốn sách hướng dẫn về những hoạt động hiệu quả nhất trên thực tế “ (ABAC, 2004) Những thực tiễn tốt nhất dành cho các Cơ quan xúc tiến thương mại: Lập kế hoạch xuất khẩu dịch vụ Đó là những dịch vụ trong chiến lược phát triển xuất khẩu quốc gia, bao gồm: Kết hợp các sự kiện để phát triển các côngxoocxiom (consortia) Hiểu rõ về các tiêu chuẩn trên thế giới đối với cạnh tranh của dịch vụ. Tổ chức các cuộc hội thảo trong nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu dịch vụ. Đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về cách thức để xuất khẩu dịch vụ của mình. Kết hợp với các hiệp hội chủ đạo của ngành để lập kế hoạch xuất khẩu. Nghiên cứu về những điểm mạnh và nhu cầu của các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Làm việc với cơ quan thống kê trung ương để tận dụng được những số liệu của ngành dịch vụ. Đề ra những mục tiêu cụ thể nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hỗ trợ thể chế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu dịch vụ. Thiết lập một đơn vị chính thức chuyên về xúc tiến dịch vụ Lập bộ phận chuyên trách trong cơ quan chuyên theo dõi khối doanh nghiệp vừa và nhỏ để hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ. Thành lập một cơ quan hoạt động phối hợp với các bộ để giải quyết những vấn đề về dịch vụ. Chọn ra một "đơn vị hàng đầu trong ngành dịch vụ" để đứng ra làm công tác điều phối các vấn đề thương mại dịch vụ với chính phủ và với khu vực tư nhân. Đào tạo cho cán bộ thương mại về cách thức tốt nhất để trợ giúp các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Sắp xếp các cuộc họp thường kỳ nhằm thảo luận những chiến lược trợ giúp cho các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Tạo một cơ sở dữ liệu của các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu dịch vụ. Đảm bảo rằng các công ty dịch vụ đều được hưởng những ưu đãi thuế tương tự như các nhà sản xuất hàng hoá. Khuyến khích các công ty dịch vụ đăng ký chứng chỉ ISO 9001:2000 Ưu tiên cho cơ sở hạ tầng về Internet và viễn thông có tốc độ cao, chi phí thấp trên khắp đất nước. Đối với sinh viên, uu tiên phát triển các kỹ năng giao tiếp, đổi mới và giải quyết vấn đề. Bố trí chương trình giảng dạy đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của ngành dịch vụ đang ngày một phát triển lớn mạnh. Phát triển các trang thiết bị kiểu "khu công nghiệp" để hỗ trợ cho các hoạt động văn phòng. Để tiếp nhận những hỗ trợ phát triển kinh doanh, cần loại bớt những yêu cầu có quy mô quá nhỏ, không quá quan trọng của các doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ. Đảm bảo rằng khấu trừ thuế cho R&D sẽ được cung cấp cho đổi mới dịch vụ. Làm việc với ngân hàng để họ chấp nhận tài khoản/số tiền phải thu như là vật thế chấp. Đảm bảo rằng những cán bộ đăng kiểm có chất lượng và đủ khả năng làm việc trong các cơ quan dịch vụ kiểm toán và đăng kiểm. Đảm bảo rằng các cơ quan chính phủ được phép ký kết hợp đồng với các công ty dịch vụ tư nhân. Đảm bảo rằng các cơ quan chính phủ không cạnh tranh với các công ty dịch vụ tư nhân trong xuất khẩu dịch vụ. Xây dựng chính sách hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nước. Đảm bảo rằng tất cả những điều đã đề cập đến về "kinh doanh" hoặc "xuất khẩu" sẽ gồm có thương mại dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ. Dỡ bỏ bất kỳ hạn chế nào liên quan đến giới tính trong sở hữu trong kinh doanh, quản lý tài sản tài chính… Quan tâm ngay từ ban đầu đến những chi tiêu cho chi phí kinh doanh được khấu trừ thuế. Tạo dựng lòng tin và sự nhận thức cho các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Cung cấp thông tin về xuất khẩu các dịch vụ hàng đầu trên các trang web quốc gia. Thay mặt cho các doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ đứng ra vận động chính sách với các ngân hàng phát triển. Nêu rõ trong các bài phát biểu chính thức những số liệu thống kê về thương mại dịch vụ và những hoạt động thành công trên thực tế Cung cấp số liệu về thương mại dịch vụ cho các tranh web của quốc gia. Tập hợp và công bố những điển hình về xuất khẩu dịch vụ thành công. Cung cấp cho các chương trình TV/đài phát thanh những thông tin về xuất khẩu dịch vụ thành công. Đăng tải những thành công của xuất khẩu dịch vụ trên trang web xúc tiến thương mại. Công bố và cung cấp (trực tuyến) danh bạ các công ty dịch vụ và những khả năng cung cấp của họ. Xây dựng một chương trình giải thưởng dành cho những sáng kiến đổi mới về dịch vụ. Xây dựng một chương trình giải thưởng dành cho những thành công trong xuất khẩu dịch vụ. Đăng tải về thành công trong xuất khẩu dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ lên tạp chí phát cho hành khách trong những chuyến bay của hãng hàng không quốc gia. Đàm phán về những thoả thuận có tính chất công nhận lẫn nhau đối với những chứng nhận chuyên môn tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt. Xúc tiến thương mại cho các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Thiết lập các đường dẫn tới những du học sinh và người Việt Nam sống ở những thị trường xuất khẩu dịch vụ trọng điểm. Xúc tiến khả năng/năng lực của các công ty dịch vụ cho các nhà đầu tư thông qua trang web đầu tư. Tổ chức hội thảo quốc gia hoặc khu vực về thương mại dịch vụ, thông qua đó giới thiệu những nét nổi bật của các nhà xuất khẩu dịch vụ. Xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tác nhằm liên kết các công ty dịch vụ với những đối tác quan tâm đến dịch vụ ở những thị trường xuất khẩu. Tổ chức những sự kiện có tính hệ thống nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác giữa những ngành dịch vụ có thể bổ sung cho nhau. Tổ chức những chuyến khảo sát thị trường xuất khẩu để xác định rõ những nhu cầu và tiêu chuẩn về dịch vụ. Cung cấp cho các công ty dịch vụ về những tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình thực hiện. Rà soát những danh bạ trực tuyến để đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ trong nước đã có tên trong danh sách. Tổ chức/hướng dẫn các phái đoàn thương mại chuyên ngành và đa ngành cho các nhà cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ. Tổ chức/hướng dẫn các phái đoàn thương mại cho các nhà cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ trong quá trình làm việc với ngân hàng phát triển. Tiến hành nghiên cứu thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ. Giới thiệu các nhà cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ cho các phái đoàn thương mại sắp tới. Giới thiệu các nhà cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sử dụng những đoạn băng video để cung cấp cho những sự kiện xúc tiến thương mại ảo. Cung cấp các công cụ trực tuyến đặc biệt cho các công ty dịch vụ. Hỗ trợ cho sự phát triển các nhóm dịch vụ ("dịch vụ chọn gói"). Những nữ doanh nhân xuất khẩu dịch vụ. Thiết kế những phái đoàn thương mại đặc biệt và những sự kiện tương tự cho những nữ doanh nhân, những người đang thực hiện các hoạt động xuất khẩu dịch vụ. Liên lạc với những hiệp hội kinh doanh của phụ nữ khi có những sự kiện xúc tiến thương mại dịch vụ. Cung cấp những số liệu thương mại dịch vụ được phân chia theo giới tính. Đăng tải những hoạt động thành công của những nhà xuất khẩu dịch vụ là phụ nữ trên trang web quốc gia. Phát triển kỹ năng cho các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Cung cấp các khoá đào tạo chuyên về dịch vụ cho các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Đào tạo về phương thức quản lý có hiệu quả công ty dịch vụ quy mô nhỏ. Triển khai các nghiên cứu tình huống để xây dựng mô hình cho những hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên thực tế về quản lý xuất khẩu dịch vụ. Tổ chức các khoá tập huấn/hội thảo về chủ đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty dịch vụ. Tổ chức các khoá tập huấn/hội thảo về các tiêu chuẩn quốc tế đối với cạnh tranh dịch vụ. Tổ chức các khoá tập huấn/hội thảo về cách thức thiết kế thành công những dịch vụ độc đáo và những dịch vụ một chặng. Đánh giá hiệu quả của những sáng kiến cho các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Đề ra (và đáp ứng) những mục tiêu cụ thể để gia tăng thêm số lượng các nhà xuất khẩu dịch vụ. Theo dõi, phân tích và công bố dữ liệu về số lượng của các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Theo dõi, phân tích và công bố số liệu song phương về hoạt động xuất khẩu dịch vụ. Đảm bảo rằng cơ quan thống kê trung ương thu thập số liệu thương mại dịch vụ từ những nguồn thích hợp. Đảm bảo rằng các dữ liệu kinh doanh luôn được cập nhật Xác định ra được mức độ đáp ứng của các công ty dịch vụ vừa và nhỏ đối với các dịch vụ được xúc tiến kinh doanh. Xác định được tác động của những sáng kiến về xúc tiến thương mại có tác dụng làm tăng lên các hoạt động xuất khẩu dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giám sát các hoạt động của các nhà tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả những hoạt động thực hiện với họ. Vận động chính sách và tư vấn cho các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Thành lập ra các nhóm tư vấn thương mại nhằm nắm bắt được nhu cầu và những chính sách ưu tiên hiện hành cho các doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ thông qua hiệp hội ngành hàng của họ. Tham gia tư vấn trực tiếp cho khu vực tư nhân về những yếu tố có khả năng làm tăng lên những hoạt động xuất khẩu dịch vụ. Đề nghị có những giảm giá tạm thời cho những đối tác thích hợp. Những công việc có hiệu quả nhất trên thực tế dành cho các Hiệp hội ngành hàng và hiệp hội kinh doanh. Lập kế hoạch xuất khẩu dịch vụ Triển khai một kế hoạch xuất khẩu dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để xuất khẩu dịch vụ của mình. Phối hợp với cơ quan thống kê trung ương để có thể tận dụng được nguồn dữ liệu thương mại dịch vụ. Công bố cơ sở về số liệu dịch vụ để phục vụ cho quá trình lập kế hoạch xuất khẩu. Hỗ trợ thể chế cho xuất khẩu dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thành lập một uỷ ban xuất khẩu dịch vụ Tạo điều kiện thuận lợi cho mạng lưới thành viên trong quan hệ với các công ty dịch vụ ở các tổ chức khác. Hỗ trợ chính sách cho xuất khẩu dịch vụ của các công ty vừa và nhỏ. Vận động chính sách cho các nhà cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ về những vấn đề trong nước gây trở ngại cho sự cạnh tranh của họ. Giám sát thực hiện các chính sách mới Làm việc với chính phủ về đàm phán những thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về những lĩnh vực liên quan đến trình độ chuyên môn. Làm cho chính phủ thấy được tầm quan trọng đối với nền kinh tế của ngành dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ. Tạo dựng lòng tin và nhận thức cho các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Gia nhập hiệp hội quốc tế liên quan và hiển thị lôgô lên trang web đó. Thiết lập những thoả thuận hữu nghị với các hiệp hội có chức năng hoạt động tương tự ở các thị trường xuất khẩu. Thiết lập một chương trình giải thưởng dành cho những thành tích xuất sắc trong xuất khẩu và đổi mới. Khuyến khích các thành viên đăng ký vào danh sách trên danh bạ trực tuyến. Công bố và phát phân phát những bản tin về các hoạt động xuất khẩu dịch vụ của các thành viên. Tạo cơ hội cho các thành viên phát biểu tại các cuộc hội thảo quốc tế. Xúc tiến thương mại cho các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Công bố trên bản tin về những thành công của các thành viên Thiết lập chương trình giải thưởng dành cho những hoạt động xuất khẩu dịch vụ đạt thành tích xuất sắc. Công bố một danh bạ trực tuyến với công cụ tìm kiếm dễ dàng về thành viên và năng lực của họ. Khuyến khích thành viên đăng ký vào những danh bạ trực tuyến quốc gia và quốc tế. Tổ chức những cuộc hội thảo về xu hướng quốc tế và tiêu chuẩn chất lượng Thay mặt các thành viên tham gia vào các sự kiện thương mại quốc tế. Cung cấp những cơ hội cho mạng lưới thông qua những hiệp hội ngành hàng khác Nữ doanh nhân xuất khẩu dịch vụ Kết hợp với những hiệp hội kinh doanh của phụ nữ để tiến hành những hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ cho các nữ doanh nhân. Phát triển kỹ năng cho các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Đào tạo cho các thành viên về cách thức xuất khẩu dịch vụ. Đào tạo cho các thành viên về cách thức quản lý công ty dịch vụ để có thể mang lại lợi nhuận. Cung cấp những sự kiện về xu thế toàn cầu và tiêu chuẩn dịch vụ. Đánh giá về hiệu quả của những sáng kiến cho các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Đề ra những mục tiêu về các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho các nhà cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ. Rà soát hàng quý quá trình thực hiện mục tiêu. Khảo sát các thành viên về tính hiệu quả của các sáng kiến về hoạt động xúc tiến thương mại và những đề xuất để cải thiện tình hình. Vận động chính sách và tư vấn cho các nhà xuất khẩu dịch vụ vừa và nhỏ. Cung cấp một diễn đàn để các thành viên có thể nêu ra những vấn đề trong xuất khẩu dịch vụ. Vận động chính sách cho các thành viên với chính phủ về những vấn đề thương mại dịch vụ. Cùng cộng tác để thành lập một liên minh ngành dịch vụ quốc gia nếu chưa có tổ chức này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiết kế chiến lược xuất khẩu dịch vụ quốc gia.doc
Luận văn liên quan