Thiết kế hệ thống cấp nước cho địa bàn thành phố Rạch giá quy hoạch đến năm 2030
Thiết kế hệ thống cấp nước cho địa bàn thành phố Rạch giá quy hoạch đến năm 2030 + Bản vẽ Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC Thiết kế một hệ thống cấp nước nói chung cho khu vực là một trong các công trình rất quan trọng trước nhu cầu dùng nước hiện nay. Nước từ công trình thu được vận chuyển tới nhà máy và sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho việc cấp nước sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng. Vấn đề đặt ra ở đây là với lưu lượng nước cho trước thì các công trình xử lý (như bể lắng, bể lọc ) sẽ được thiết kế như thế nào mà vẫn đảm bảo nước được cung cấp đủ cho người dân. Không những thế mà trong quá trình vận hành phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật. Thiết kế hệ thống cấp nước cho địa bàn thành phố Rạch giá quy hoạch đến năm 2030 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỒ ÁN Hiện nay, trên địa bàn thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đang nổ lực để trở thành một thành phố loại ba. Thế nhưng trong nhiều năm qua, trên 200.000 dân ở thành phố tương lai này đang phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, một số ngưới còn phải đi mua nước với giá cắt cổ (2000Đ/xô) về xài. Đặc biệt quan trọng là tình trạng “bệnh viện cũng không có nước“, việc thiếu nước này nếu vẫn tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều trị cho bệnh nhân, trước hết là sát trùng các trang thiết bị y khoa. Ngoài ra trong một số nhà vệ sinh công cộng, các nhà cầu bị nghẹt vì thiếu nước, mùi hôi thối nồng nặc. Hoàng Trí Dũng, ngày 9 tháng 4 năm 2006 Htpp://www.vietbao.vn /xa-hoi/Rach-Gia, ngày 15 tháng 9 năm 2008 Vì vậy việc giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở thị xã Rạch Giá ngày càng trở nên cấp thiết NỘI DUNG THỰC HIỆN - Xác định lưu lượng, đặc tính nguồn cấp nước và lựa chọn công nghệ xử lý. - Tính toán thiết kế các công trình đơn vị theo phương án 1. - Tính toán thiết kế các công trình đơn vị theo phương án 2. - Tính kinh tế. - Thiết kế bản vẽ. GIỚI THIỆU KHU VỰC CẤP NƯỚC Thành phố Rạch Giá được nâng cấp từ thị xã Rạch Giá theo nghị định số 97/2005/NĐ-CP tháng 7 năm 2005 của chính phủ. Diện tích thành phố Rạch Giá (tính đến năm 2007) là 103,64 km2 trong đó dân số của thành phố này là 213.447 người do vậy mà mật độ dân số ở đây là 2060 người/km2. Và theo tính toán thì tốc độ gia tăng hàng năm là 1.1%. Vị trí địa lý. Địa giới hành chính của Tp. Rạch Giá - Phía Bắc giáp với huyện Hòn Đất. - Phía Đông Bắc Giáp một phần huyện Tân Hiệp. - Phía Nam giáp vời huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang. - Phía Tây giáp với Biển Đông . Danh mục 12 đơn vị hành chính của Tp. Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang: - Phường Vĩnh Thanh Vân. - Phường Vĩnh Thanh. - Phường Vĩnh Quang. - Phường Vĩnh Hiệp. - Phường Vĩnh Bảo. - Phường Vĩnh Lạc. - Phường An Hoà. - Phường An Bình. - Phường Rạch Sỏi. - Phường Vĩnh Lợi. - Phường Vĩnh Thông. - Xã Phi Thông. Địa hình. Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Đặc điểm vùng địa hình này bị thủy triều chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng đồng thời bị ảnh hưởng lớn của mặn nhất là vào tháng cuối mùa khô gây trở ngại nhiều đến sản xuất và đời sống của người dân. Khí hậu Khí hậu ở Rạch Giá mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, ngoài ra do nằm sát biển nên khí hậu còn mang tính chất hải dương, hàng năm có hai mùa khí hâu tương phản một cách rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C biên độ nhiệt hàng năm là 30C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (290C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (25.60C). Thuỷ văn Thành phố Rạch Giá - tỉnh Kiên Giang là cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu nhưng lại ở đẩu nguồn nước mặn vịnh Thái Lan. Chế độ thủy văn bị chi phối bởi 3 yếu tố: thủy triều vịnh Thái Lan, chế độ thủy văn của sông Hậu và mưa tại chỗ. Các yếu tố này tác động từng thời kỳ, từng vùng khác nhau làm chế độ thuỷ văn của nơi này diễn biến phong phú và đa dạng. Tài nguyên nước (Tỉnh Kiên Giang) Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 7) phần lớn nước mặt đều bị nhiễm phèn mặn. Toàn tỉnh Kiên Giang có 3 con sông chảy qua: sông Cái Lớn (60 km), công Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km). Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống kênh rạch, những kênh rạch này có nhiệm vụ tiêu úng, sổ phèn, giao thông đi lại, bố trí dân cư đồng thời có tác dụng dẫn nước ngọt từ sông Hậu về vào mùa khô phục vụ cho sàn xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong1-HthanhXLNC.doc
- be lang.dwg
- be loc.dwg
- caotrinh-09.dwg
- mat bang.dwg
- betroncokhi.doc
- Chuong2-HthanhXLNC.doc
- Chuong3-Hthanh XLNC1.doc
- Chuong3-Hthanh XLNC.doc
- Chuong4-HthanhXLNC.doc
- Chuong5-HthanhXLNC.doc
- CHUONG II.doc
- XLNC2.doc