MỤC LỤC
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1-1
1.1 Giới thiệu chung về địa bàn quận Tân Bình 1-1
1.2 Nhiệm vụ của đồ án 1-6
1.3 Mục đích thiết kế 1-7
1.4 Giới hạn của đồ án 1-7
1.5 Cấu trúc thuyết minh 1-7
Chương 2 NGUỒN PHÁT SINH, THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÁT SINH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH 2-1
2.1 Các nguồn phát sinh chất thải trên địa bàn quận Tân Bình 2-1
2.2 Dân số tính toán của quận Tân Bình đến năm 2030 2-3
2.3 Khối lượng chất thải phát sinh từ các ngành khác nhau đến năm 2030 2-4
2.5 Thành Phần Chất Thải Rắn 2-11
Chương 3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
ĐÔ THỊ 3-1
3.1 Phương Án 1: Sử dụng trạm trung chuyển không phân loại tại nguồn 3-1
3.2 Phương Án 2: Sử dụng trạm trung chuyển và phân loại tại nguồn 3-2
3.3 Lựa chọn công nghệ 3-3
Chương 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN 4-1
4.1 Xác định số thùng chứa hộ gia đình 4-1
4.2 Xác định số thùng chứa từ các trung tâm thương mại 4-4
4.3 Xác định lượng rác phát sinh từ các ngành nghề kinh doanh 4-6
4.4 Xác định lượng rác từ các ngành dịch vụ, du lịch, văn phòng, khách sạn 4-7
4.5 Xác định lượng rác phát sinh từ các ngành ăn uống, vi tính, internet 4-8
4.6 Xác định lượng rác phát sinh từ các trường học 4-9
Chương 5 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN 5-1
5.1 Hình thức thu gom 5-1
5.2 Tính toán thiết kế hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển 5-2
5.3 Trạm trung chuyển 5-17
Chương 6 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ, TÁI CHẾ TẬP TRUNG 6-1
6.1 Các hạng mục công trình trong khu xử lí chất thải rắn 6-1
6.2 Các công trình phụ trợ của khu xử lí chất thải rắn 6-1
6.3 Khu tái chế chất thải 6-3
6.4 Tính toán thiết kế nhà máy làm phân Compost 6-9
6.5 Tính toán thiết kế các công trình của nhà máy làm phân Compost 6-12
Chương 7 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH 7-1
7.1 Mục đích sử dụng bãi chôn lấp 7-1
7.2 Qui mô bãi chôn lấp 7-1
7.3 Các hạng mục công trình cần đầu tư 7-2
7.4 Qui trình vận hành bãi chôn lấp . 7-6
7.5 Tính toán thiết kế ô chôn lấp 7-8
7.6 Tính toán thiết kế hệ thống thu khí 7-20
7.7 Tính toán lượng nước rỉ rác sinh ra 7-35
7.8 Xác định lưu lượng nước thải cần xử lí 7-56
7.9 Sơ đồ công nghệ trạm xử lí nước thải 7-57
7.10 Tính toán độ sụt lún 7-61
Chương 8 DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO KHU VỰC THIẾT KẾ 8-1
8.1 Tính Toán Kinh Tế Cho Hệ Thống Thu Gom Chất Thải Rắn 8-1
8.2 Tính Toán Kinh Tế Cho Hệ Thống Vận Chuyển 8-3
8.3 Tính Toán Kinh Phí Xây Dựng Nhà Máy Compost 8-4
8.4 Tính Toán Kinh Tế Cho Hệ Thống Bãi Chôn Lấp Chất Thải Rắn 8-6
8.5 Tính Toán Kinh Tế Cho Trạm Xử Lý Nước Thải 8-8
Chương 9 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9-1
9.1 Kết Luận 9-1
9.2 Kiến Nghị 9-1
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Dân số quận 4 từ năm 2000 đến năm 2008 theo phương pháp 1 2-2
Bảng 2.2 Ước tính dân số quận 4 đến năm 2025 theo phương pháp 1 2-3
Bảng 2.3 Dân số quận 4 từ năm 2000 đến năm 2008 theo phương pháp 2 2-3
Bảng 2.4 Ước tính dân số quận 4 đến năm 2025 theo phương pháp 2 2-4
Bảng 2.5 Thống kê khối lượng rác quận 4 từ năm 2000 – 2008 2-5
Bảng 2.6 Khối lượng rác quận 4 từ năm 2000 – 2008 theo phương pháp 1 2-5
Bảng 2.7 Ước tính lượng rác phát sinh của quận 4 đến năm 2025 theo phương pháp1 2-6
Bảng 2.8 Khối lượng rác quận 4 từ năm 2000 đến năm 2008 theo phương pháp 2 2-7
Bảng 2.9 Ước tính lượng rác phát sinh của quận 4 đến năm 2025 theo phương pháp 2 2-8
Bảng 2.10 Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình qua từng năm 2-8
Bảng 2.11 Lượng rác phát sinh chợ qua từng năm 2-9
Bảng 2.12 Lượng rác phát sinh từ nhà nghỉ, khách sạn qua từng năm 2-9
Bảng 2.13 Lượng rác phát sinh từ nhà hàng, quán ăn qua từng năm 2-9
Bảng 2.14 Lượng rác phát sinh từ siêu thị qua từng năm 2-10
Bảng 2.15 Lượng rác phát sinh từ trường đại học và cao đẳng qua từng năm 2-10
Bảng 2.16 Lượng rác phát sinh từ nhà trẻ và trường mầm non qua từng năm 2-11
Bảng 2.17 Lượng rác phát sinh từ trường dạy nghề qua từng năm 2-11
Bảng 2.18 Lượng rác phát sinh từ trường tiểu học, THCS, THPT qua từng năm 2-11
Bảng 2.19 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt quận 4 2-12
Bảng 2.20 Khối lượng rác của quận đến năm 2025 2-12
Bảng 4.1 Xác định khối lượng riêng của mẫu rác 4-1
Bảng 4.2 Bảng tính toán khối lượng rác thực phẩm và thể tích rác từ hộ gia đình từ năm
2008 – 2025 4-2
Bảng 4.3 Bảng số thùng cung cấp cho các hộ gia đình qua các năm 4-2
Bảng 4.4 Số thùng 50L cần cung cấp cho các chợ 4-3
Bảng 4.5 Số thùng 50L cần cung cấp cho các nhà nghỉ, khách sạn 4-3
Bảng 4.6 Số thùng 50L cần cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn 4-4
Bảng 4.7 Số thùng 50L cần cung cấp cho các siêu thị 4-5
Bảng 4.8 Xác định khối lượng riêng của mẫu rác 4-5
Bảng 4.9 Số thùng 50L cần cung cấp cho các trường đại học, cao đẳng 4-6
Bảng 4.10 Số thùng 50L cần cung cấp cho nhà trẻ, trường mầm non 4-6
Bảng 4.11 Số thùng 50L cần cung cấp cho các trường dạy nghề 4-7
Bảng 4.12 Số thùng 50L cần cung cấp cho các trường TH, THPT, THCS 4-7
Bảng 5.1 Tính tổng thể tích rác cần thu gom 5-2
Bảng 5.2 Số lượng thùng và số lượng công nhân của từng phương án qua các năm 5-6
Bảng 5.3 Chi phí thùng của từng phương án 5-6
Bảng 5.4 Một số thông tin về các loại xe ép 5-7
Bảng 5.5 Chi phí đầu tư cho các loại xe 5-8
Bảng 5.6 Số chuyến, số điểm hẹn qua các năm 5-9
Bảng 5.7 Số xe ép rác 14 m3 cần đầu tư tính đến năm 2025 để thu gom chất thải rắn
(xe sử dụng được trong 10 năm) 5-11
Bảng 6.1 So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật giữa 2 phương án (PA) ủ lên men 6-11
Bảng 6.2 Thông số kỹ thuật của máy đảo trộn hiệu SPM 5300 6-12
Bảng 6.3 Tỷ lệ % khối lượng các nguyên tố của mẫu CTR 6-13
Bảng 6.4 Khối lượng (khô) các nguyên tố cơ bản có trong thành phần CTR 6-13
Bảng 6.5 Tổng kết số liệu tính toàn về hầm ủ 6-17
Bảng 6.6 Tổng kết số liệu tính toán về hệ thống phân phối khí 6-19
Bảng 6.7 Thông số kỹ thuật 2 loại máy sàng 6-20
Bảng 7.1 Khối lượng chất thải rắn thu gom từ các nguồn cần chôn lấp từ năm 2008 – 2025 .7-9
Bảng 7.2 Khối lương rác hữu cơ cần chôn lấp từ năm 2008 – 2025 7-9
Bảng 7.3 Kích thước và thể tích của một ô chôn lấp chất thải rắn 7-17
Bảng 7.4 Thông số thiết kế 1 ô chôn lấp chất thải rắn 7-18
Bảng 7.5 Thời gian vận hành của các ô chôn lấp rác 7-18
Bảng 7.6 Tỷ lệ % khối lượng các nguyên tố của mẫu CTR 7-20
Bảng 7.7 Khối lượng (khô) các nguyên tố cơ bản có trong thành phần CTR 7-21
Bảng 7.8 Khối lượng khí và thể tích khí sinh ra trong 100 kg chất thải rắn hữu cơ mang chôn
lấp 7-21
Bảng 7.9 Biến thiên lượng khí phát sinh trên 100 kg rác hữu cơ theo thời gian phân hủy 7-22
Bảng 7.10 Biến thiên lượng khí phát sinh trên 1 kg rác hữu cơ theo thời gian phân 7-22
Bảng 7.11 Tổng hợp lượng khí sinh trên 1 m2 lớp rác của ô1 7-28
Bảng 7.12 Lượng khí phát sinh ở ô 1 7-29
Bảng 7.13 Tổng lượng khí sinh ra ở các ô chôn lấp rác 7-30
Bảng 7.14 Lượng khí CH4 thu được qua các năm 7-32
Bảng 7.15 Tổng lượng nước rỉ rác sinh ra từ các lớp trong 1 ô chôn lấp tính trên 1 m2 theo thời gian 7-53
Bảng 7.16 Lượng khí sinh ra trong mỗi lớp của 1 ô chôn lấp 7-54
Bảng 7.17 Tổng lượng nước rỉ rác sinh ra của bãi chôn lấp 7-55
Bảng 7.18 Thành phần, tính chất nước rỉ rác 7-59
Bảng 8.1 Chi phí tiền lương ước tính cho một công nhân trong 1 tháng 8-1
Bảng 8.2 Chi phí phải trả cho công nhân thu gom tính cho từng năm 8-2
Bảng 8.3 Kinh phí đầu tư thùng 660 lít thu gom chất thải tính cho từng năm 8-2
Bảng 8.4 Chi phí đầu tư thiết bị cá nhân 8-3
Bảng 8.5 Số tiền đầu tư cho hệ thống thu gom tính theo từng năm 8-3
Bảng 8.6 Chi phí đầu tư xe ép thu gom các loại chất thải tính cho năm 2007 8-4
Bảng 8.7 Chi phí xây dựng cơ bản cho khu xử lý 8-4
Bảng 8.8 Chi phí thiết bị máy móc cho nhà máy sản xuất compost 8-4
Bảng 8.9 Chi phí tiền lương nhân viên cho nhà máy sản xuất compost 8-5
Bảng 8.10 Chi phí xây dựng cho nhà máy sản xuất compost 8-5
Bảng 8.11 Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng khu chôn lấp CTR 8-6
Bảng 8.12 Chi phí đầu tư thiết bị 8-6
Bảng 8.13 Lương nhân công vận hành khu chôn lấp 8-7
Bảng 8.14 Chi phí đầu tư xây dựng công trình trong trạm xử lý 8-8
Bảng 8.15 Chi phí đầu tư thiết bị trong trạm xử lý 8-8
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ quận 4 1-4
Hình 2.1 Đồ thị xác định hằng số tốc độ tăng dân số theo thời gian theo phương pháp 1. 2-2
Hình 2.2 Đồ thị xác định hằng số tốc độ tăng dân số theo thời gian thep phương pháp 2. 2-4
Hình 2.3 Đồ thị xác định hằng số tốc độ phát sinh rác theo thời gian theo phương pháp 1. 2-6
Hình 2.4 Đồ thị xác định hằng số tốc độ phát sinh rác theo thời gian theo phương pháp 2. 2-7
Hình 5.1 Hệ thống thu gom CTR từ các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ: thu gom hai bên đường 5-1
Hình 5.2 Hệ thống thu gom CTR từ các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ: thu gom một bên đường 5-1
Hình 6.1 Sơ đồ công nghệ tái chế giấy 6-3
Hình 6.2 Dây chuyền công nghệ tạo nhựa cứng 6-6
Hình 6.3 Dây chuyền công nghệ chế tạo bao nilon cung cấp cho nhà máy làm phân compost6-7
Hình 6.4 Dây chuyền tái chế thủy tinh 6-8
Hình 6.5 Sơ đồ quy trình sản xuất compost. 6-10
Hình 6.6 Hệ thống phân loại băng chuyền bằng tay. 6-14
Hình 6.7 Sơ đồ quy trình công nghệ tinh chế phân compost. 6-21
Hình 7.1 Bãi chôn lấp nổi 7-2
Hình 7.2 Cấu tạo lớp lót đáy 7-4
Hình 7.3 Chi tiết lớp phủ đất sau cùng 7-5
Hình 7.4 Biến thiên lượng khí sinh ra theo thời gian với chất thải rắn hữu cơ 7-22
Hình 7.7 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải theo phương án 1 7-60
Hình 7.8 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải theo phương án 2 7-62
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2948 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế hệ thống quản lý ctrđt cho khu dân cư thuộc địa bàn quận Tân Bình, qui hoạch đến năm 2030, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẬN TÂN BÌNH
Tân Bình là một trong những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Phần lớn các cơ quan thương mại dịch vụ nằm trên địa bàn quận Tân Bình, nên cơ cấu kinh tế quận Tân Bình đã xác định chuyển đổi là: thương mại, dịch vụ - sản xuất công nghiệp, TTCN. Với trên 3.700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 23.700 cơ sở hộ cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quận Tân Bình rất thuận lợi về địa lí kinh tế, về giao thông đường bộ và đường hàng không, về du lịch và các hoạt động thương mại dịch vụ.
Hình 1.1 Bản đồ quận Tân Bình.
Vị trí địa lí
Quận Tân Bình có 2 cửa ngõ giao thông quan trọng của cả nước; Cụm cảng hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và quốc lộ 22 về hướng Tây Ninh, Campuchia. Quận Tân Bình có địa lý bằng phẳng, cao trung bình là 4-5 m, cao nhất là khu sân bay khoảng 8-9 m, trên địa bàn còn có kênh rạch và còn đất nông nghiệp.
Diện tích 22,38 km2, trong đó sân bay Tân Sơn Nhất 8,44 km2.
Đông giáp quận Phú Nhuận, Q3, Q10.
Bắc giáp quận 12, quận Gò Vấp.
Tây giáp quận Tân Phú.
Nam giáp quận 11.
Điều kiện tự nhiên
Quận Tân Bình bao gồm 15 phường (từ 1–15), nằm bên phía tây của sông Sài Gòn, xung quanh giáp liền với các quận 3, quận 10, quận 11,quận 12, quận Tân Phú, quận Gò Vấp và quận Phú Nhuận.
Phía Bắc của quận là sân bay quốc tế lớn nhất của Việt Nam, sân bay Tân Sơn Nhất.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân cư: Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế của quận Tân Bình,do tốc độ đô thị hóa, sự biến động dân số tác động khá lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội. Có thể nói đất Tân Bình là “ Đất lành, chim đậu”, nên đến năm 2003 đã được Chính phủ đã được Chính phủ điều chỉnh địa giới và tách thành một quận mới.
Qua 3 cuộc tổng điều tra dân số, tỷ trọng dân số quận Tân Bình so với thành phố : năm 1979 : 7,72 %; năm 1989 : 8,5% và năm 1999 : 11,49%. Năm 2004 thành phố tổ chức điều tra dân số, quận Tân Bình mới chiếm tỷ lệ 6,6% thành phố.
Mức tăng dân số tự nhiên, do trình độ dân trí và đời sống ngày càng cao, cộng với những năm gần đây công tác tuyên truyền vận động thực hiện “ Kế hoạch hóa gia đình”, nên qua các năm luôn giảm dần:
Từ năm 1976 – 1980 bình quân năm 1,68%.
Từ năm 1981 – 1985 bình quân năm 1,79%.
Từ năm 1986 – 1990 bình quân năm 1,55%.
Từ năm 1991 – 1995 bình quân năm 1,53%.
Từ năm 1996 – 2000 bình quân năm 1,38%.
Từ năm 2001 – 2005 bình quân năm 1,18%.
Tổng số dân của quận Tân Bình là : 401.633 người (số liệu thống kê, 2008), mật độ dân số 17.946 người/km2, tốc dộ tăng dân số 1,05%.
Về dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 93,33%; Hoa 6,38%; Khơme 0,11%; các dân tộc khác là Tày 0,05%, Thái 0,01%, Nùng 0,03%, Mường 0,02%, Chăm 0,02% và người nước ngoài . . . Phường có nhiều người Hoa là phường 9, 10.
Về tôn giáo: Phật giáo chiếm 19,62%, Công giáo 22,9%, Tin lành 0,37%, Cao đài 0,4 %, Hoa hảo 0,01; Hồi giáo 0,02%, không có đạo chiếm 56,68% ( số liệu tổng điều tra dân số 1999). Toàn quận có 140 cơ sở tôn giáo trong đó, Phật giáo 74, Công giáo 60, Tin lành 4, Cao đài 2.
Kinh tế: Trong những năm từ 1976 – 1985, với cơ cấu kinh tế “Sản xuất Tiểu thủ công nghiệp – Công nghiệp, Nông nghiệp, Thương nghiệp” theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa, giá trị sản xuất công nghiệp của quận chỉ chiếm vị trí khá khiêm tốn so với thành phố, mức tăng trưởng bình quân hàng năm không đều, có những năm mức tăng trưởng rất cao nhưng thực chất giá trị sản xuất rất thấp (nguyên nhân là do sự gia tăng nhanh số lượng Tổ sản xuất, hợp tác xã theo phong trào hợp tác hóa và có một số doanh nghiệp Nhà nước được hình thành); tình hình chính trị xã hội được giữ vững nhưng vẫn còn khá phức tạp, đời sống của nhân dân được quan tâm nhưng vẫn còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người (GDP) tăng thấp (khoảng 2,1%/năm).
Đến giai đoạn 1986-1990, quận xác định lại cơ cấu kinh tế là “Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Thương nghiệp và Nông nghiệp” nên giá trị sản xuất đã tăng gấp 1,9 lần so với giai đoạn trước.Mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,3%. Vào thời kỳ này, nhờ sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, nên bước đầu đã khơi dậy được tiềm lực của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể tham gia tích cực. Mức thu nhập bình quân đầu người GDP tăng khá (khoảng 7,8%/năm).
Giai đoạn từ 1990-1995, đây là giai đoạn cả nước thực sự đi vào công cuộc đổi mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Cơ cấu kinh tế của Quận được xác định là “Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ”. Có hàng loạt các văn bản Luật, quy phạm pháp luật ra đời tác động và điều chỉnh đưa nền kinh tế phát triển tích cực, đồng bộ và đúng định hướng. Lúc này, giái trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của quận chiếm tỹ trọng khá cao, luôn xếp hạng nhất, nhì thành phố. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 16,46% (riêng năm 1994 là 17,68%, tăng gấp 1,84 lần so với năm 1991).
Thời kỳ 1996-2000, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á làm ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Kinh tế thành phố nói chung và quận Tân Bình nói riêng tuy có giảm so với giai đoạn 5 năm trước nhưng mức tăng trưởng bình quân hàng năm của quận là 14,6%. Đặc biệt, trong năm 2000 triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp với cơ chế thông thoáng hơn tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển nên mức tăng trưởng đạt 17% với trên 1000 doanh nghiệp, trên 4.100 hộ kinh doanh cá thể, là quận luôn dẫn đầu thành phố về giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh, chiếm tỷ trọng 19,5% toàn thành phố. Quận Tân Bình đã ngày càng lớn mạnh, sạch đẹp, khang trang văn minh hơn với nhiều công trình được đầu tư lớn như trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, nhà thì đấu, các khu vui chơi giải trí… Tình hình an ninh chính trị được ổn định, hệ thống chính trị luôn được tăng cường củng cố và dần dần trưởng thành về mọi mặt.
Thực hiện kế hoạch 5 năm (2000-2005), quận Tân Bình liên tục xác định cơ cấu kinh tế là “ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ”, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, diu trì tốc độc phát triển chung trên các lĩnh vực và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Xã hội: Tân Bình có các trường tiểu học như Bành Văn Trân, Nguyễn Viết Xuân, Đống Đa, Trần Văn Ơn...; 2 trường THPT là Nguyễn Thượng Hiền và Nguyễn Thái Bình; các trường THCS là Ngô Sĩ Liên, Quang Trung, Tân Bình, Nguyễn Gia Thiều, Ngô Quyền, Trường Chinh...
Quận có một chợ mang cùng tên là chợ Tân Bình nằm giữa đường Tân Tiến với Lý Thường Kiệt. Chợ Tân Bình có 9 cửa gồm 4 cửa lớn và 5 cửa nhỏ. Ngoài ra quận Tân Bình còn có nhiều trung tâm thương mại, chợ và các siêu thị lớn đang hoạt động có hiệu quả cần tiếp tục tạo điều kiện phát triển, cụ thể là :
Trung tâm triển lãm Hội chợ Quốc tế tại đường Hoàng Văn Thụ (phường 4).
Chợ Phạm Văn Hai (phường 3), chợ Hoàng Hoa Thám (phường 13), chợ Bàu Cát (phường 14).
Trung tâm thương mại CMC tại đường Lý Thường Kiệt (phường 8)
Trung tâm thương mại dịch vụ Superbowl tại đường Trường Sơn (phường 4).
Siêu thị MAXIMARK tại đường Cộng Hòa (phường 4).
Mạng lưới hoạt động của Liên hiệp HTX MB Quận, các HTX mua bán của phường 1, 2, 5, 8, 9, 13 và phường 14.
Ngoài ra, còn có các chợ nhỏ khác như: chợ Tân Hưng, Tân Phước phường 9, Trần Văn Quang phường 10, Võ Thành Trang phường 14, Tân Trụ phường 15, chợ phường 11, chợ Phường 6, chợ Phường 7.
Ngoài ra, quận còn có kế hoạch đầu tư xây dựng mới các trung tâm thương mại khác như:
Trung tâm thương mại Tân Bình, P8.
Khu thương mại - dịch vụ tại đường Phạm Văn Hai, P3.
Khu cao ốc và Thương mại tại đường Lý Thường Kiệt, P6.
Khu cao ốc và thương mại tại đường Âu Cơ, P9.
Khu cao ốc và Trung tâm thương mại – dịch vụ tại đường Âu Cơ, P14.
Trung tâm Thương mại và căn hộ cao cấp Việt Mỹ tại đường Trương Công Định, P14.
Trung tâm Thương mại – Dịch vụ Phúc Yên Plaza tại đường Phạm Huy Ích, Phường 15.
Khu cao ốc văn phòng tại đường Cộng Hòa, P12.
Thành tựu đã đạt được
Thương mại: Doanh thu thương mại - dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 17,6% (riêng năm 2002 tăng 44,6%). Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm đạt 1.830,6 tỷ đồng, tăng bình quân 15%/năm.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của quận tăng từ 2.797 tỷ đồng lên 4.569,5 tỷ đồng (năm 2003), chiếm tỷ trọng 19% của thành phố (trong đó ngành dệt chiếm 19,5%, may mặc chiếm 12,8%), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là từ 15%-17%.
Về xây dựng cơ bản trong 5 năm đã thực hiện và hoàn tất 357 công trình và đưa vào sử dụng với tổng vốn đầu tư là 624,5 tỷ đồng. Tiếp tục phát huy phong trào vận động nhân dân hiến đất làm được theo chương trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong 5 năm qua nhân dân đã hỗ trợ đóng góp kinh phí hoặc tự tháo dỡ nhà, hiến đất làm đường không nhận tiền bồi hoàn hơn 37.248m2 nhà và đất với tổng giá trị đóng góp trị giá 559,07 tỷ đồng để thực hiện 43,3km đường (236.214m2 mặt đường) và 42.957m đường cống thoát nước. Ngoài ra, thực hiện các hoạt động kỷ niệm 30 năm giải phóng thành phố, quận đã lập kế hoạch và triển khai thực hiện nhiều công trình lớn, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân với 28 công trình, kinh phí gần 38 tỷ đồng.
Riêng năm 2004, sau một năm thực hiện việc chia tách theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP của Chính phủ, quận đã nhanh chóng chấn chỉnh và củng cố về tổ chức bộ máy, nhân sự ở các phòng ban, 15 phường, đản bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm tình hình mới của quận. Đến nay, các hoạt động đã đi vào nề nếp, tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng chung về kinh tế, thực hiện tốt các khoản thu ngân sách Nhà nuớc (đặc biệt là thu thuế công thương nghiệp) và các chỉ tiêu văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng (tổng doanh thu thương mại - dịch vụ là 13.375 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp là 2.592 tỷ đồng, đạt 103,5% kế hoạch. thực hiện được 89 công trình với tổng vốn đầu tư là 179,5 tỷ đồng, tổng thu ngân sách nhà nước là 412.351 tỷ đồng, đạt 126,17% kế hoạch thành phố).
Định hướng phát triển và kế hoạch thực hiện
Mục tiêu: xây dựng quận Tân Bình trở thành một quận nội thị văn minh, giàu đẹp, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Quận sẽ tập trung thực hiện một số chỉ tiêu văn hóa – xã hội như sau:
1- Về kinh tế: xác định cơ cấu kinh tế Thương mại - dịch vụ và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu đạt các chỉ tiêu, tổng doanh thu thương mại - dịch vụ tăng 20%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (GCĐ) tăng 12%/năm; tổng thu ngân sách nhà nước tăng trên 15%/năm; tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện hàng năm là trên 320 tỷ đồng/năm.
2- Thực hiện tốt công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách, tích cực giải quyết các tệ nạn xã hội, đẩy mạnh thực hiện chương trình “xoá đói giảm nghèo”, phấn đấu đưa 100% số hộ nghèo trên địa bàn quận ra khỏi chương trình (theo tiêu chí trên 6triệu đồng / người / năm); quan tâm giải quyết việc làm hàng năm trên 4000 người.
3- Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao. Vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các phong trào tại khu dân cư xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa và phường văn hóa. Phấn đấu xây dựng 9 phường đạt tiêu chuẩn phường văn hóa (phường 1, 2, 4 , 8, 9, 11, 12, 13, 14) và tiếp tục đăng ký xây dựng phường văn hóa ở các phường còn lại.
4- Tuyên truyền vận động thực hiện Kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu hạ thấp tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm xuống dưới 1,15%.
5- Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tai các bậc học.
6- Phấn đấu kéo giảm trên 10% số vụ phạm pháp hình sự; hoàn thành công tác giao quân nghĩa vụ quân sự hàng năm đạt 100%.
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
Mặc dù quận đã ổn định bộ máy hoạt động sau khi chia tách quận, nhưng vẫn phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức nhân sự (cả về lượng và chất) từ quận đến phường nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công, duy trì những thành tích đã đạt được trong những năm qua.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính trên nguyên tắc đơn giản, thống nhất, đúng luật, giảm phiền hà cho nhân dân, bãi bỏ các quy trình, thủ tục hành chính trái quy định, không còn phù hợp gây trở ngại cho doanh nghiệp và phiền hà cho nhân dân.
Triển khai thực hiện kế hoạch chuyể đổi cơ cấu kinh tế, phát huy thế mạnh và tạo lợi thế phát triển cho quận. Song song đó đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân theo Nghị quyết Trung ương 5 – khóa IX. Chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống, tinh xảo, kỹ thuật cao, di dời tất cả các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đảm bảo vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi trường (theo kế hoạch số 46/KH-UB ngày 11/10/2004 của UBND quận).
Triển khai thực hiện quy hoạch, chỉnh trang nâng cấp đô thị theo quy hoạch chung (1/5000) của quận và quy hoạch chi tiết (1/2000) của 15 phường. Tăng cường công tác quản lý về quy hoạch và tập trung huy động, khai thác tất cả các nguồn vốn trong nhân dân, các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận, sử dụng cò hiệu quả các mặt bằng nhà xưởng để phục vụ cho việc phát triển sản xuất – kinh doanh. Phối hợp các ngành thành phố nghiên cứu, lập các dự án xây dựng và thực hiện các công trình công ích phục vụ nhân dân như : các công trình cầu đường, các công trình cấp thoát nước, công trình dân dụng, phấn đấu 100% các tuyến đường, hẻm được bêtông nhựa hóa, 100% hộ dân sử dụng nước sạch và không còn điểm ngập nước trên địa bàn quận.
Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thể thao. Xây dựng thêm nhiều trường học mới đạt tiêuc huẩn quốc gia; củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo việc pòng và chữa bệnh kịp thời; đa dạng hóa các loại hình nghệ thuật, tổ chức thêm nhiều sân chơi bổ ích, phong phú phục vụ nhu cầu về tinh thần của nhân dân.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và các chương trình của thành phố và các chương trình quốc gia trên địa bàn quận.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của hệ thống chính quyền quận và phường; có những biện pháp tích cực nhầm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. tiếp tục thực hiện có hiệu quả 4 quyết định của UBND TP, tập trung giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm đưa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến từng người dân một các kịp thời, giúp thực hiện thành công các nhiệm vụ và các chỉ tiêu kinh tế xã hội của quận.
Trong tổng số dân của quận Tân Bình có 60% là đồng bào có đạo. Vì vậy, quận luôn quan tâm giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến công tác tôn giáo, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng địa phương phát triển.
Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp tấn công trấn áp các loại tội phạm, duy trì chế dộ tuần tra, kiểm tra bảo vệ các mục tiêu trọng điểm, thường xuyên huấn luyện tập huấn sẵn sàng chiến đấu. Quản lý tốt dân nhập cư và người nước ngoài trên địa bàn. Tăng cười thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và các khu vực tập trung đông người như nhà cao tầng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…
Phát động và triển khai thực hiện có quả các phong trào thi đua yêu nước, các phong trào hành động cách mạng của nhân dân góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các phong trào tại khu dân cư nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao.
NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN
Nhiệm vụ của đồ án môn học này là thiết kế hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Tân Bình quy hoạch đến năm 2025.
MỤC ĐÍCH THIẾT KẾ
Thiết kế hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Tân Bình nhằm thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, tái chế chất thải rắn thành các sản phẩm như làm phân compost để giảm bớt lượng chất thải rắn đem đến bãi chôn lấp.
GIỚI HẠN ĐỒ ÁN
Chỉ tính toán và thiết kế hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Tân Bình, mà không có sự quản lý chất thải rắn phát sinh từ bệnh viện và khu công nghiệp.
Sử dụng số liệu có sẵn, không có điều kiện khảo sát thực tế.
CẤU TRÚC THUYẾT MINH
Chương 1, 2,3 : Giới thiệu chung về khu vực thiết kế và lựa chọn các phương án thu gom chất thải rắn.
Chương 4, 5, 6 : Tính toán các thiết bị thu gom chất thải rắn tại nguồn, tính toán số lượng các phương tiện thu gom, lưu trữ, thiết kế trạm trung chuyển và nhà máy chế biến Compost.
Chương 7: Tính Toán Bãi Chôn Lấp Hợp Vệ Sinh
Chương 8: Tính toán kinh tế
Chương 9: Kết Luận Và Kiến Nghị.