LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay vấn đề gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá nhanh tại các thành phố, đi kèm với nó là lượng rác thải lớn, ô nhiễm môi trường. Giải quyết vấn đề này đang là một trong những thách thức đối với chính quyền thành phố. Thực trạng này cũng đang diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, hiện nay trên địa bàn thành phố, với lượng rác thải ra mỗi ngày quá lớn, trong khi ngân sách TP còn hạn hẹp, chưa thể đáp ứng được đủ xe chuyên dụng cuốn ép tự động, bởi loại xe này hiện nay còn phải mua của nước ngoài với giá khá đắt. Để giải quyết vấn đề này, đã từ lâu Công ty Môi trường Đô thị TP đưa vào hoạt động một số lượng lớn các loại xe thô sơ sử dụng sức người, trên những con đường rộng từ 2 - 3m và khu vực quanh các trạm trung chuyển, để vận chuyển rác về các trạm.
Để nâng cao hiệu suất thu gom rác, giảm bớt sức lao động cho người công nhân bằng cách cơ giới hoá một phần phương thức vận chuyển, đồng thời cũng nhằm giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị do khí xã động cơ, đề tài đi vào thiết kế loại xe gắn máy chạy bằng nhiên liệu khí hoá lỏng( LPG) để chở thùng rác thay cho các xe ba gác đạp hiện nay.
Đề tài “ Thiết kế xe chở rác ba bánh chạy bằng nhiên liệu LPG” cũng đã được nhiều nhà khoa học cũng như sinh viên trường Đại Học Bách Khoa- Đại Học Đà Nẵng quan tâm nghiên cứu và đã đạt được kết quả nhất định, tuy vậy đề tài này chưa ứng dụng thực tế được. Do khối lượng tính toán thiết kế xe khá lớn nên ở đề tài “ Thiết kế đóng mới xe chở rác ba bánh” em được giao nhiệm vụ: “ Thiết kế lắp đặt hệ thống phanh cho xe chở rác ba bánh ” với một số cải tiến để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của xe mà đề tài trước đó chưa giải quyết được.
Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, tài liệu tham khảo về các loại xe ba bánh còn ít, thời gian thực hiện ngắn nên mặc dù đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, làm việc một cách nghiêm túc nhưng quá trình tìm ý tưởng thiết kế và xe thiết kế ra có thể còn nhiều nhược điểm chưa thể giải quyết hết. Kính mong được các thầy cô chỉ bảo để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Sau cùng em xin được chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS.Trần Thanh Hải Tùng, thầy Huỳnh Bá Vang và các thầy cô giáo trong Trung tâm thí nghiệm động cơ và ô tô đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án.
Đà Nẵng, Ngày Tháng năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Văn Thanh
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU . 1
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài . 4
1.1. Vấn đề thu gom và vận chuyển rác thải . .4
1.2. Mục đích, ý nghĩa đề tài .4
2. Phân tích tìm phương án thiết kế xe . .5
2.1. Kích thước khối lượng thùng rác cần chuyên chở . 5
2.2. Yêu cầu của xe cần thiết kế 6
2.3. Các phương án thiết kế tổng thể chung . 6
2.3.1. Phương án cắt bỏ phần đuôi xe gắn máy và thay vào đó là nữa Romooc .6
2.3.2. Phương án thiết kế xe có một bánh chủ động sau và hai bánh dẫn hướng trước . . .7
2.3.3. Thiết kế xe ba bánh một bánh dẫn hướng trước và hai bánh sau 8
2.4. Xác định các kích thước tổng thể chung . 8
2.4.1. Xác định sơ bộ chiều dài của xe . 8
2.4.1.1. Chiều dài toàn bộ xe . 8
2.4.1.2. Chiều dài cơ sở của xe 9
2.4.2. Xác định chiều cao xe .13
2.4.3. Xác định chiều rộng xe 13
2.5. Xác định các tọa độ trọng tâm xe 13
2.5.1. Xác định các toạ độ trọng tâm khi xe không tải 13
2.5.2. Xác định các toạ độ trọng tâm khi xe đầy tải .14
3. Thiết kế hệ thống phanh . .16
3.1. Lý thuyết chung về hệ thống phanh 16
3.2. Phân tích chọn loại dẫn động phanh . .19
3.3. Tính mô men phanh cần sinh ra ở các cơ cấu phanh 26
3.4. Xác định các thông số cơ bản của cơ cấu phanh sau .29
3.4.1. Bán kính bề mặt ma sát của trống phanh .29
3.4.2. Chọn các kích thước còn lại . 29
3.4.3. Xác định lực ép cần thiết . .30
3.4.5. Kiểm tra điều kiện tự siết .34
3.5. Xác định các thông số cơ bản của cơ cấu phanh trước . .34 3.5.1. Bán kính ngoài [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/TRUNGD%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/IMG], bán kính trong [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/TRUNGD%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.gif[/IMG] , bán kính trung bình [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/TRUNGD%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image006.gif[/IMG] của đĩa phanh
. 34
3.5.2. Lực ép cần thiết . 35
3.5.3. Diện tích bề mặt làm việc của má phanh . 36
3.6. Tính toán kiểm tra nhiệt và mài mòn 37
3.6.1. Tính toán mài mòn . . 37
3.6.2. Tính toán nhiệt . . .39
3.7. Tính toán dẫn động phanh . .43
3.7.1. Các phương án điều khiển hệ thống phanh . .43
3.7.2. Tính toán dẫn động phanh thuỷ lực điều khiển bằng bàn đạp . .44
3.8. Phanh dừng . . .51
3.9. Tính toán hiệu quả phanh .54
3.9.1. Đặc tính phanh của xe thiết kế . 54
3.9.2. Mômen phanh thực tế . . . 63
3.10. Lắp đặt vận hành . . . .66
4. Kết luận . .68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
70 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế lắp đặt hệ thống phanh cho xe chở rác ba bánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiều dọc, a = 1441,82 (mm) , b= 58,18( mm).
+ hg : Toạ độ trọng tâm xe theo chiều cao, hg= 761 (mm
+ L: Chiều dài cơ sở của xe, L = 1800 (mm).
+ j : Hệ số bám giữa bánh xe với mặt đường, j = 0,64.
Thay số vào công thức (3.7) và (3.8) ta tính được:
= 278,4 (KG).
= 314,6 (KG).
3.3.2. Tính mô men phanh cần sinh ra ở các cơ cấu phanh
Do cầu trước chỉ có một cơ cấu phanh nên lực phanh cần sinh ra ở cơ cấu phanh trước là: Ppt = j.Z1
Þ Ppt= 0,64.2784= 1782 (N).
Mô men phanh cần sinh ra ở cơ cấu phanh trước là:
Mpt = Ppt.rbx
Với rbx là bán kính làm việc của bánh xe trước, rbx = 210 (mm).
Þ Mpt = = 374,23 (N.m).
Vì cầu sau có hai cơ cấu phanh nên lực phanh cần sinh ra ở mỗi cơ cấu phanh sau là: .
Þ Pps == 1006,6 (N).
Mô men phanh cần sinh ra ở mỗi cơ cấu phanh sau là:
Mps = Pps.rbx .
Với rbx là bán kính làm việc của bánh xe sau, rbx = 210 (mm).
Þ Mps = = 211,38 (N.m).
3.4. Xác định các thông số cơ bản của cơ cấu phanh sau
3.4.1. Bán kính bề mặt ma sát của trống phanh
Bán kính bề mặt ma sát của trống phanh được chọn trên cơ sở kích thước pu ly bị dẫn, giữa bề mặt trong của pu ly và trống phanh cần có một khe hở nhất định không
Ta chọn dtr = 170,4 mm theo kết cấu dự kiến. nhỏ hơn 20 - 30 mm. Khe hở này cần thiết cho không khí lưu thông làm mát trống phanh.
Pu ly có đường kính trong dbl = 225 mm.
Đường kính trống phanh nằm trong khoảng: Dtr ≤ 225 - 2.(20 ÷ 30) = 165 ÷ 185 mm.
Vậy bán kính bề mặt ma sát của trống phanh là: rtr =85,2 mm.
3.4.2. Chọn các kích thước còn lại
Hình 3-7 Sơ đồ biểu diễn các góc, kích thước cơ bản của guốc phanh
- Các góc a1, a2: Chọn tương tự theo kết cấu tương đương dự kiến.
+ Má trước: a1 = 30o; a2 = 131o.
Suy ra góc ôm của má trước: bt = a2 - a1 = 131o – 30o = 101o.
+ Má sau : a1 = 30o; a2 = 131o.
Suy ra góc ôm của má trước: bs = a2 - a1 = 131o – 30o = 101o.
Ta thấy rằng góc ôm b của guốc trước và guốc sau bằng nhau: bt = bs =b = 101o .Góc ôm này nằm trong giới hạn 90o ÷ 130o [1]. Nếu b nhỏ quá( ≤ 90o) thì không tận dụng được kích thước của trống phanh làm cho má phanh mau mòn, nếu b lớn quá
( ³ 130o) sẽ làm tăng mức độ phân bố không đều áp suất mà hiệu quả phanh không tăng được bao nhiêu, thậm chí còn có thể giảm đi do nhiệt độ trống phanh tăng nhiều khi phanh liên tục, làm giảm hệ số ma sát.
- Khoảng cách giữa hai điểm tỳ guốc phanh: h = 118,5 mm.
- Khoảng cách : h’ = 61,5 mm, h” = 57 mm.
- Khoảng cách từ tâm O của cơ cấu phanh đến điểm tỳ cố định của guốc phanh:
s = , với ao = 18o thay số vào ta có: s = = 59,9 mm.
3.4.3. Xác định lực ép cần thiết
Hình 3-8 Sơ đồ tính toán guốc phanh
Để tính được lực dẫn động P cần có để tạo ra mô men phanh theo yêu cầu, ta xây dựng mối quan hệ giữa lực dẫn động với mô men phanh tạo ra. Muốn vậy ta xét sự cân bằng của quốc phanh với các giả thiết sau:
- Áp suất phân bố đều theo chiều rộng má phanh.
- Quy luật phân bố áp suất theo chiều dài má phanh không phụ thuộc vào giá trị lực ép và có dạng tổng quát: q = qmax.Y(a). Trong đó Y(a)là hàm phân bố áp suất còn qmax là áp suất cực đại tác dụng trên má phanh.
- Hệ số ma sát m giữa má phanh và trống phanh không phụ thuộc vào chế độ phanh.
Khi phanh một phần tử vô cùng bé da sẽ chịu một lực pháp tuyến:
dN =q.b.rt.da và một lực ma sát: dFt = m.dN = m.q.b.rt.da . (3.9).
Lực ma sát trên sẽ tạo ra một momen phanh:
dMp = dFt.rt = m.q.b.rt2.da = m.qmax.b.rt2. Y(a).da . (3.10).
Momen phanh do các quốc phanh tạo ra là:
Mp1,2 = m.qmax.b.rt2. . (3.11).
( chỉ số 1 trong công thức trên: guốc tự xiết, 2: guốc tự tách).
Để xác định qmax ta viết phương trình cân bằng mômen đối với điểm C của guốc.
. (3.12).
Thay dFt và dN ở (5.9) vào (5.12), với l= (rt- Scosa), biến đổi ta có:
. (3.13).
Thay (3.13) vào (3.11), rồi chia cả tử và mẫu cho ta nhận được phương trình xác định mômen phanh của mỗi guốc phanh theo lực ép như sau:
+ guốc tự xiết: (3.14).
+ guốc tự tách: (3.15).
Trong đó:
A =
B = 1- [].
Momen tổng của hai quốc phanh sẽ là:
MpS = Mp1 + Mp2 = + . (3.16).
Với dẫn động phanh thuỷ lực mà xi lanh bánh xe không có kết cấu bậc và các guốc trước và sau đối xứng thì : P1 = P2 = P , h1 = h2 = h nên theo công thức (3.16) ta có:
Suy ra lực ép P cần thiết tác dụng lên má phanh là:
(3.17).
Trong trường hợp xem áp suất phân bố gần như đều theo chiều dài má phanh, tức là Y(a) = 1 thì:
. (3.18).
. (3.19).
Trong đó :
+ Hệ số ma sát m khi tính toán có thể lấy m = 0,35 [6].
+ Các giá trị kích thước của cơ cấu phanh là :s = 59,9 mm ; h = 118,5 mm;
rt = 85,2 mm, a1 = 12o, a2 = 113o .
Thay số vào (3.18) và (3.19) ta có:
.
= 0,546. ..
= 0,716.
Từ ( 3.17) thay MpS = 211,34 (Nm) và các thông số đã biết vào ta tính được lực ép lên các guốc phanh là:
= 1099,34 (N).
3.4.4. Tính bề rộng má phanh
Bề rộng của má phanh được xác định sao cho khi phanh với lực phanh cực đại, áp suất trên bề mặt ma sát q và tải trọng riêng p nằm trong giới hạn cho phép. Từ yêu cầu trên ta tính chiều rộng b theo điều kiện áp suất qmax ≤ [q] rồi sau đó kiểm nghiệm lại theo điều kiện tải trọng riêng. Các bước tính như sau:
3.4.4.1. Tính bề rộng má phanh theo điều kiện áp suất.
Từ (3.11) với Y(a) = sina ta có:
= m.qmax.b.rt2.(cosa1 - cosa2)
Suy ra áp suất cực đại trên bề mặt ma sát của má phanh là:
(3.20).
Từ điều kiện qmax ≤ [q] kết hợp với (3.20) ta suy ra bề rộng má phanh cần phải có:
(3.21).
Trong đó:
+ b:Bề rộng má phanh.
+ Áp suất cho phép, [q] = 2,0 Mpa [1].
+ Mp: Momen phanh sinh ra của một má phanh.
+ m : Hệ số ma sát giữa má phanh và trống phanh, m = 0,35.
+ rt : Bán kính bề mặt ma sát của trống phanh, rt = 85,2 (mm).
Ta thấy rằng momen phanh yêu cầu của má trước lớn hơn má sau do có hiện tượng tự siết, cho nên ta chỉ cần tính toán bề rộng má phanh trước, còn má phanh còn lại có thể lấy như má trước để tăng tính thống nhất hóa sản phẩm.
Momen phanh do má sau sinh ra là:
= 154,15 (Nm).
Thay số vào (3.21) ta được:
0,0222 (m).
Hay b≥ 22,2 (mm).
Để đảm bảo điều kiện áp suất thì bề rộng má phanh tối thiểu phải bằng 22,2 mm.
Ta lấy bề rộng má phanh b = 24,4 mm theo kết cấu của cơ cấu phanh dự kiến.
Từ (3.20) ta tính được áp suất trên bề mặt má phanh là:
= 1,8 (Mpa)
Vậy má phanh đảm bảo điều kiện áp suất cự đại cho phép.
3.4.4.2. Kiểm tra bề rộng má phanh thông qua tải trọng riêng quy ước.
Theo tài liệu tham khảo [2] ta có điều kiện: [p ]. (3.22).
Trong đó:
+ ma: Phần khối lượng đè lên cầu sau khi phanh, m2 = 314,6 (kg).
+ [p]: Tải trọng riêng cho phép [p] = 0,25 (Mpa).
+Få: Tổng diện tích của tất cả các má phanh .
Do các má sau bằng nhau cho nên:
= 2.F
Với F: Diện tích của một má phanh.
Þ
FS
= 0,014658 (m2).
Hay Få = 14,658 (mm2).
Thay các giá trị vào (3.22) ta tính được:
p N/m2
Hay p » 0,211 (Mpa).
Vậy bề rộng má phanh thoã mãn điều kiện tải trọng riêng quy ước.
3.4.5. Kiểm tra điều kiện tự siết
Hiện tượng tự siết là hiện tượng má phanh tự siết vào trống phanh chỉ bằng lực ma sát mà không cần tác dụng của lực dẫn động.
Từ công thức (3.14) ta thấy rằng hiện tượng tự siết sẽ xảy ra khi mẫu số bằng không, để tránh hiện tượng này phải đảm bảo điều kiện:
> 0, tức là . (3.23).
Thay A1 = 0,546 và B1 = 0,716 vào (3.23) ta có:
= 0,763
Như vậy ( 0,35 < 0,763), tức là má phanh thoã mãn điều kiện tránh tự xiết.
3.5. Xác định các thông số cơ bản cơ cấu phanh trước
3.5.1. Bán kính ngoài r1, bán kính trong r2, bán kính trung bình rtb của đĩa phanh
Bán kính ngoải r1 của đĩa phanh phải thoã mãn điều kiện: r1 < rbx. Ở đây ta lấy theo kết cấu của đĩa phanh tương đương dùng trên xe máy Heasun:
r1 = 105 (mm).
Bán kính làm việc trong của đĩa phanh : r2 = 70 (mm).
Bán kính trung bình được tính trên cơ sơ cân bằng áp suất trên đĩa phanh từ r1 đến r2, có thể tính gần đúng theo công thức sau: [1]
Þ
= 87,5 (mm).
Vậy rtb = 87,5 (mm).
1
2
3.5.2. Lực ép cần thiết
Hình 3.9. Sơ đồ tính lực ép cơ cấu phanh đĩa.
1. Đĩa phanh; 2. Má phanh.
Để tạo ra được momen phanh yêu cầu Mpt cần phải tạo ra momen ma sát trên bề mặt đĩa phanh để thực hiện quá trình phanh.
Mms= Fms.rtb.zms. (3.24).
Mà Fms = P.m
Suy ra lực ép lên đĩa phanh được xác định như sau:
(3.25).
Trong đó:
+ Mms: Mô men ma sát sinh ra ở cơ cấu phanh trước, phải đảm bảo điều kiện:
Mms ³ Mpt, ta lấy Mms = Mpt = 374,23 (Nm) để tính toán.
+ m : Hệ số ma sát giữa đĩa phanh và má phanh, m =0,35.
+ rtb : Bán kính trung bình của đĩa phanh, rtb = 87,5 (mm).
+ zms: Số lượng đôi bề mặt ma sát, Zms = 2.
Thay các giá trị đã biết vào công thức (3.25) ta được:
.1000
= 6109,9 (N).
3.5.3. Diện tích bề mặt làm việc của má phanh
Diện tích bề mặt làm việc của má phanh được xác định bởi áp suất cho phép.
Áp suất trung bình trên bề mặt má phanh là: (3.26).
Trong đó:
+ Pt: Lực ép cần thiết, Pt = 6109,9 (N).
+ Få: Tổng diện tích bề mặt làm việc của má phanh.
+ [p ]: Áp suất cho phép. Theo tài liệu tham khảo [1] giá trị [p] =2 Mpa.
Từ (3.26) biến đổi và thay số vào ta có:
=
= 0,00305 (m2).
Nếu coi gần đúng má phanh có tiết diện hình chữ nhật có hai kích thước là a, b thì: a = r1- r2 = 105- 70 = 35 (mm).
b= == 43,64 mm.
Tham khảo theo kết cấu dự kiến của má phanh của xe Heasun:
Hình 3-10 Kết cấu má phanh trước
Diện tích của một má phanh là F = 1464,53mm2.
Vậy tổng diện tích bề mặt làm việc của má phanh là:
Få = 1464,53.2 = 2929,07 mm2.
Thay các thống số đã biết vào (3.26) ta có:
= 2,08 (Mpa).
Nhận xét: Khi phanh trọng lượng phân bố lên cầu trước khá lớn( 278,4 KG) chiếm 47% trọng lượng toàn bộ xe. Mặt khác cầu trước chỉ có một cơ cấu phanh nên mô men yêu cầu khá lớn, đòi hỏi phải sử dụng cơ cấu phanh tương đương hoặc lớn hơn cơ cấu phanh cho cầu sau( cầu sau có hai cơ cấu phanh), nếu sử dụng cơ cấu phanh trước là trống guốc như cơ cấu phanh sau thì rất khó bố trí vì cơ cấu này dùng trên ô tô du lịch, nếu sử dụng cơ cấu phanh tang trống như xe máy thường thì không đảm bảo yêu cầu. Ở đây ta sử dụng cơ cấu phanh đĩa, ta có thể tăng rtb tức là sử dụng đĩa phanh có kích thước lớn hơn loại dùng cho xe máy Haesun để đảm bảo yêu cầu của xe về mô men phanh và áp suất bề mặt làm việc của má phanh, từ kết quả tính toán trên ta thấy diện tích bề mặt làm việc của má phanh yêu cầu so với thực tế chênh lệch nhau không lớn lắm, đồng thời trong tính toán ta giả thiết vận tốc lúc bắt đầu phanh là cực đại( quán tính lớn), xe đầy tải. Thực tế xe thiết kế ít khi hoạt động với điều kiện như vậy nên kết quả tính toán như trên là có thể chấp nhận được.
Mặt khác theo tài liệu tham khảo [2] Thí nghiệm chứng tỏ rằng ở phanh đĩa áp suất riêng có thể lấy cao hơn là nhờ độ cứng của cơ cấu phanh lớn và má phanh hao mòn đều hơn.
3.6. Tính toán kiểm tra nhiệt và mài mòn
3.6.1.Tính toán mài mòn
Tính mài mòn được tiến hành theo các chỉ tiêu gián tiếp là áp suất trung bình trên tất cả các má phanh và công ma sát riêng- xác định nhiệt độ đốt nóng trống phanh, đĩa phanh và cường độ mài mòn má phanh.
Áp suất trung bình trên má phanh được tính như sau:
+ Đối với cơ cấu phanh sau.
(3.27).
Trong đó:
+Mp: Mô men phanh của một guốc phanh sinh ra, vì mô men phanh của guốc trước
( tự siết ) là lớn nhất nên ta chỉ cần kiểm nghiệm cho má trước( tự siết).
Mp = Mp1 = 154,15 (Nm).
+ m = 0,35: Hệ số ma sát.
+ b : Bề rộng má phanh, b = 24,4 (mm).
+ rt : Bán kính làm việc của trống phanh, rt = 85,2 (mm).
+ b : Góc ôm má phanh, b = 101o.
+ [qtb ]: Áp suất trung bình cho phép. Theo [1] đối với má phanh làm bằng vật liệu atbét thông thường thì [ qtb] = 2 MPa.
Thay các giá trị vào ( 3.27) ta được:
qtb
= 1,41 (Mpa).
Þ qtb < [qtb].
Vậy bề rộng má phanh đảm bảo điều kiện áp suất trung bình, tức là thõa mãn điều kiện mài mòn cho phép.
+ Đối với cơ cấu phanh trước.
Áp suất trung bình trên má phanh được tính theo công thức: qtb = ≤ [qtb].
Ở mục 3.5.3 ta đã xác định diện tích làm việc của má phanh là:
Få = 2929,07mm2.
Þ p = 2,08 (Mpa)
[qtb ]: Áp suất trung bình cho phép. Theo [1] đối với má phanh làm bằng vật liệu atbét thông thường thì [ qtb] = 2 (Mpa).
Theo tài liệu tham khảo [2] thì Thí nghiệm chứng tỏ rằng ở phanh đĩa áp suất riêng có thể lấy cao hơn là nhờ độ cứng của cơ cấu phanh lớn và má phanh hao mòn đều hơn.
Công ma sát riêng:
. [1] (3.28).
+Đối với cơ cấu phanh sau.
+ m2: Khối lượng phân bố ra cầu sau, m2 = 314,6 (kg).
+ V: Vận tốc khi bắt đầu phanh, lấy trung bình V = 20 km/h (5,56 m/s).
+ Få : Diện tích tất cả các má phanh.
Få = Fps = 0,014658 (m2).
+ [lms]: Trị số công ma sát riêng cho phép, tham khảo [2] đối với ô tô thì:
[lms] = 600 ÷ 800 (J/cm2), xe thiết kế ta lấy giá trị [lms ] nhỏ hơn.
Thay các giá trị đã biết vào (3.28) ta được:
= 33,11 (J/cm2).
Thoã mãn điều kiện công ma sát riêng: lms < [lms].
+Đối với cơ cấu phanh trước.
+ m1: Khối lượng phân bố ra cầu trước, m1 = 278,4 (kg).
+ V: Vận tốc khi bắt đầu phanh, lấy trung bình V = 20 km/h (5,56 m/s).
+ Få : Diện tích tất cả các má phanh.
Få = Fpt = 0,002929 ( m2).
+ [lms]: Trị số công ma sát riêng cho phép, ta tham khảo [2] đối với ô tô thì:
[lms] = 600 ÷ 800 (J/cm2). Đối với xe thiết kế thì giá trị này lấy nhỏ hơn nhiều.
Thay các thông số đã biết vào (3.28) ta được:
= 146,7 (J/cm2).
Từ kết quả tính toán trên ta thấy giá trị lms không lớn lắm nên có thể chấp nhận được.
Kết luận: Má phanh đảm bảo điều kiện.
3.6.2. Tính toán nhiệt
Tính toán nhiệt nhằm hạn chế không cho nhiệt độ trống phanh, đĩa phanh tăng quá giới hạn cho phép.
Ta biết trong quá trình phanh động năng của xe chuyển thành nhiệt năng đốt nóng trống phanh; đĩa phanh và một phần tỏa ra ngoài không khí. Do đó theo định luật bảo toàn năng lượng ta có thể viết:
[3] (3.29).
Trong đó:
+ Gc: Phần trọng lượng của xe tác dụng lên cầu được tính khi phanh.
+ V1, V2: Tốc độ đầu và cuối quá trình phanh.
+ m: Khối lượng của các chi tiết bị nung nóng.
+Dtc: Lượng tăng nhiệt độ của trống phanh hoặc đĩa phanh so với môi trường ở cuối và trong quá trình phanh.
+ K: Hệ số truyền nhiệt giữa trống phanh hoặc đĩa phanh và không khí.
+ tp : Thời gian phanh.
+ C: Nhiệt dung riêng của vật liệu làm trống phanh hay đĩa phanh.
Đối với gang, thép: C = 482 (J/Kg.độ).
+ Ft: Diện tích tản nhiệt của trống phanh hay đĩa phanh.
Khi phanh ngặt trong thời gian ngắn, lượng nhiệt truyền cho không khí không đáng kể nên có thể xem thành phần: = 0.
Đối với cơ cấu phanh sau:
Từ (3.29) ta có công thức tính lượng tăng nhiệt độ của trống phanh trong một lần phanh :
Dtc = (3.30).
Và biểu thức điều kiện là: Dtc = ≤ [Dt] (3.31).
Từ (3.31) ta suy ra công thức tính khối lượng của trống phanh và các chi tiết liên quan bị nung nóng như sau: mt ≥ . (3.32).
Với Gc = 314,6 (KG).
Theo tài liệu [1] khi phanh từ tốc ban đầu V1 = 8,33(m/s) đến khi dừng hẳn thì Dtc không vượt quá 150C.
Thay số vào (3.32) ta có: mt ³ = 1,54 (kg).
Khối lượng của một trống phanh và các chi tiết liên quan của cơ cấu phanh được tính là:
mt1 = mt2 = =
= 0,77 (kg).
Hình 3-11 Sơ đồ tính toán trống phanh
Tính toán trống phanh chính xác rất phức tạp, để đơn giản ta tính toán với các giả thiết sau: Trống phanh gồm hai phần: phần trụ 1 và phần đĩa 2 trong đó phần trụ chịu nhiệt là chủ yếu chính vì thế một cách gần đúng xem khối lượng chịu nhiệt của trống phanh chỉ là của phần trụ 1 này. Ta có công thức tính khối lượng trống phanh như sau:
mt =.p.bt.r (3.33).
Trong đó:
+ dt : Đường kính bề mặt ma sát của trống phanh, dt = 170,4 (mm).
+ r: Khối lượng riêng của vật liệu làm trống phanh, đối với trống phanh bằng gang thì r = 7,8.103 Kg/m3.
+ bt: Bề rộng trống phanh được chọn trên cơ sở bề rộng má phanh đã tính ở trên cộng thêm độ dư hai bên mỗi bên khoảng 4,8 mm (lấy theo kết cấu dự kiến).
bt = 34 mm.
Thay các giá trị đã biết vào (3.33) ta được :
Dt =
= (m).
Hay Dt = 180,55 (mm).
Ta chọn Dt = 182 mm theo kết cấu của trống phanh dự kiến.
Suy ra độ dày của trống phanh là: dt = ==5,8 (mm).
Ở phần miệng của trống phanh có độ dày là: dtmax =
Trong đó Dmax: Đường kính lớn nhất của trống phanh, lấy theo kết cấu dự kiến.
Dmax = 194 mm.
Þ dtmax ==11,8 (mm).
Từ (3.30) ta tính độ tăng nhiệt độ của trống phanh, với xe thiết kế ta lấy vận tốc bắt đầu quá trình phanh là 20 km/h ( 5,56 m/s)
Dtc = = 13,37oC
Þ Dtc ≤ [Dt]. Thoã mãn điều kiện nhiệt độ cho phép.
Đối với cơ cấu phanh trước:
Hình 3-12 Kích thước đĩa phanh
Từ (3.30) ta có công thức tính lượng tăng nhiệt độ của đĩa phanh trong một lần phanh
Dtc = (3.34).
Trong đó:
+ Gc: Phần trọng lượng xe tác dụng lên cầu trước khi phanh, Gc = 278,4 (kg).
+ V1, V2: Vận tốc đầu và cuối quá trình phanh, với xe thiết kế lấy V1 = 5,56 (m/s) và V2 = 0.
+ g: Gia tốc trọng trường, g = 9,81 (m/s2).
+ C: Nhiệt dung riêng của vật liệu làm đĩa phanh, với gang C = 500 (J/Kg.độ).
Và biểu thức điều kiện là: Dtc = ≤ [Dt] (3.35).
Khối lượng phần chịu nhiệt của đĩa phanh được tính như sau:
md = r.p(r12 - r22 ).dđ (3.36).
Trong đó:
+ r : Khối lượng riêng của vật liệu đĩa phanh.
Đối với gang r = 7,8.103 Kg/m3.
+ r1: Bán kính ngoài đĩa phanh, r1 = 105 (mm).
+ r2 : Bán kính trong đĩa phanh, r2 = 70 (mm).
+ dđ : Độ dày đĩa phanh, ta lấy dđ = 4 mm theo kết cấu dự kiến.
Khối lượng phần chịu nhiệt của đĩa phanh là:
mđ = 7,8.103.p.(1052 - 702).10-6.4.10-3 = 0,6 Kg.
Thay các thong số đã biết vào (3.34) ta tính được độ tăng nhiệt độ của dĩa là :
Dtc = = 14,6 oC. < 15 oC
Vậy thoả mản điều kiện nhiệt độ cho phép.
3.7. Tính toán dẫn động phanh
3.7.1.Các phương án điều khiển hệ thống phanh
Phương án 1: Phanh điều khiển bằng bàn đạp.
Đây là phương án thông dụng nhất, điều khiển phanh bằng bàn đạp vừa thuận tiện vừa tạo ra được lực bàn đạp lớn, đồng thời hành trình bàn đạp cho phép cũng lớn.
Phương án 2: Phanh điều khiển bằng tay.
Do xe được thiết kế, cải tạo từ xe gắn máy- chỉ cải tiến phần sau nên ta có thể sử dụng tay phanh để điều khiển cho cả phanh trước và phanh sau như xe máy thông thường. Tuy nhiên phương án này không khả thi vì hành trình tay phanh bị giới hạn trong phạm vi rất nhỏ nên rất khó đảm bảo yêu cầu của hệ thống phanh.
Phương án 3: Kết hợp hai phương án trên( Vừa điều khiển bằng tay, vừa điều khiển bằng chân).
Theo phương án này thì phanh trước được điều khiển bằng tay, phanh sau được điều khiển bằng bàn đạp. Ta thấy rằng xe thiết kế có yêu cầu cao về tính án toàn khi chuyển động, nhất là khi điều khiển xe vào những đoạn đường cua gấp do vậy để tránh tình trạng mất tíng ổn định và điều khiển của xe thì yêu cầu lực phanh cầu trước phải nhỏ.muốn vậy thì người điều khiển chỉ cần tác dụng một lực nhẹ là đủ.do đó phương án này sẻ đáp ứng được yêu cầu về độ an toàn khi chuyển động .Qua phân tích sơ bộ trên ta chọn phương án 3.
3.7.2. Tính toán dẫn động phanh thuỷ lực điều khiển bằng bàn đạp
Hình 3-13 Sơ đồ tính toán dẫn động phanh thuỷ lực
1. Cơ cấu phanh trước; 2. Xilanh chính; 3. Tay điều khiển phanh trước; 4.Bàn đạp. 5.Cơ cấu phanh sau; 6.Đầu nối ba ngã.
-Tính đường kính xi lanh bánh xe
Đường kính xi lanh bánh xe được xác định dựa trên lực ép P cần tạo ra và áp suất cực đại cho phép của hệ thống truyền động thuỷ lực.
3.7.2.1.Lực ép tác dụng lên guốc phanh để ép sát các má phanh vào trống phanh:
Để ép sát được má phanh vào trống phanh thì các guốc phanh phải thắng các lực lò xo hồi vị guốc phanh, tức là cần một áp suất ban đầu p02 để thắng các lực lò xo hồi vị.
Do vậy ta có thể viết:
(3.37).
Trong đó:
+ Ps: Lực cần tác dụng lên guốc phanh để sinh ra mô men phanh yêu cầu. Ps =1099,34 [ N].
+ dks: Đường kính xi lanh bánh xe [m].
+ p2 : Áp suất hiệu dụng trong xi lanh bánh xe sau( tức là áp suất để sinh ra mô men phanh yêu cầu), p2 = plv - p02 [ Pa]
+ plv : Áp suất làm việc của chất lỏng trong dẫn động.
Theo [1] thì áp suất làm việc trong dẫn động có giá trị cực đại cho phép từ 5÷ 8 MPa, áp suất càng lớn thì kết cấu dẫn động càng gọn nhẹ, tuy nhiên yêu cầu độ kín khít cao hơn, ta lấy lấy sơ bộ plv = 8.106 (Pa).
+ p02 : Áp suất chất lỏng cần thiết để ép sát các má phanh vào trống phanh, theo [7] thì p02 = 2÷ 4 (KG/cm2), ta lấy p02 = 3 (KG/cm2).
Thay số vào (3.37) ta được đường kính sơ bộ của xi lanh bánh xe sau là:
= 0,01348 ( m).
Hay dks = 13,48 (mm).
Lấy dks = 15,5 ( mm) theo kết cấu cơ cấu phanh dự kiến.
Như vậy để tạo ra được lực ép là Ps = 1099,34 ( N), với đường kính xi lanh bánh xe là dks = 15,5 (mm) thì áp suất của chất lỏng trong dẫn động là:
Plv =
Þ plv = + 0,3 = 6,126 (Mpa).
Vậy đường kính xi lanh bánh xe là sau là: dks = 15,5 mm.
3.7.2.2. Lực ép tác dụng lên má phanh của cơ cấu phanh trước:
- Lực ép thực tế:
Do phanh trước sử dụng loại phanh đĩa nên không cần áp suất ban đầu để ép sát
má phanh vào đĩa phanh, tức là:
(3.38).
Trong đó:
+ Pt : Lực ép tác dụng lên má phanh của cơ cấu phanh trước, Pt = 6109,9 (N).
+ dkt: Đường kính xi lanh bánh xe trước .
+ plv : Áp suất làm việc của chất lỏng trong dẫn động.
Ở trên ta đã tính được áp suất trong dẫn động là plv = 6,126 (Mpa).
Thay các thông số vào (3.38) và biến đổi ta được:
= 0,03564 ( m).
Hay dkt = 35,64 ( mm).
Ta lấy dkt =35 mm theo kết cấu của cơ cấu phanh dự kiến.
Lực ép thực tế là : Ptt = .6,126.106 = 5894 ( N).
- Xác định đường kính xi lanh chính
Đường kính xilanh chính dc nói chung không khác đường kính xilanh bánh xe nhiều. Đối với các kết cấu hiện nay, đối với loại hệ thống phanh hai cầu trang bị phanh guốc cho cầu sau và phanh đĩa cho cầu trước số liệu thống kê nhận được như sau:
dkt/dc = 2,1÷ 2,4 ; dks/dc = 1,0 ÷ 1,2; dkt/dks = 1,7 ÷ 2,4 .
Từ kết quả tính toán và tham khảo số liệu thống kê ở trên cho xe thiết kế ta chọn
dc =13 (mm), trong đó dks /dc=15,5/13=1,2; dkt/dc = 35/13 = 2,7; dkt/dks =35/15,5 =2,26.
3.7.2.3. Tính lực và hành trình bàn đạp.
Hình 3-14 Sơ đồ tính toán lực và hành trình bàn đạp dẫn động phanh thủy lực
1: Cơ cấu phanh trước; 2. Xilanh chính; 3. Tay điều khiển phanh trước;4. Bàn đạp. 5:Cơ cấu phanh sau; 6.Đầu nối ba ngã.
Do tỉ số truyền bàn đạp r2/r1 chưa biết, nên ta giả thiết rằng Sbđ≤ [ Sbđ] để tính tỉ số truyền , sau đó tính Pbđ ứng với tỉ số truyền vừa tính chọn được.
- Nếu Pbđ ≤ [Pbđ] : Thõa mãn yêu cầu - Nếu Pbđ> [Pbđ]: Tính lại.
Trong đó [Sbđ], [Pbđ] : Hành trình và lực bàn đạp cho phép, được xác định trên cơ sở đảm bảo thuận tiện và nhẹ nhàng cho người điều khiển.
Theo tài liệu tham khảo [1], hành trình bàn đạp không vượt quá 150÷ 180 (mm), giá trị nhỏ dùng cho xe du lịch đối với loại xe thiết kế ta chọn giới hạn hành trình bàn đạp nhỏ hơn 150 (mm), đối với xe thiết kế thì hành trình bàn đạp cho phép lấy nhỏ hơn giá trị trên, khoảng 110 (mm). Do số lần phanh ngặt với hiệu quả phanh cực đại chỉ chiếm ( 5÷10)% số lần phanh chung, nên đối với ô tô lực lớn nhất cho phép trên bàn đạp phanh đến 500 (N).
+ Tính hành trình bàn đạp
Để thực hiện quá trình phanh thì:
- Các piston của xi lanh bánh xe sau phải dịch chuyển một đoạn xs:
xs = (3.39).
Trong đó:
+ d0: Khe hở hướng kính trung bình giữa má phanh và trống phanh khi nhả phanh. Tham khảo [1] ta có d0= 0,3÷ 0,6 mm, chọn do = 0,6 mm.
+dm : Độ mòn cho phép hướng kính của má phanh, lấy bằng 0,5 mm, khi má phanh bị mòn lớn thì phải điều chỉnh lại khe hở má phanh.
+ h’ = 61,5 mm.
+ h” = 57 mm.
Thay số vào (3.39) suy ra:2,079 mm.
Mà thể tích do các quả piston xi lanh bánh xe dịch chuyển tạo ra bằng thể tích do piston xi lanh chính dịch chuyển tạo ra, chú ý cầu sau có 4 piston xi lanh bánh xe, tức là hành trình toàn bộ của các quả piston là 4xs, cầu trước hành trình toàn bộ của piston là 2xt:
Þ Hành trình dịch chuyển của piston xi lanh chính là:
Sc = .k (3.40).
Trong đó:
+ dc : Đường kính xi lanh chính, dc = 13 (mm).
+ k: Hệ số tính đến sự biến dạng đàn hồi của đường ống, khi tính toán có thể lấy
k = 1,07÷ 1,1. Ta lấy k = 1,07.
Thay số vào (3.40) ta được:
Sc = .1,07
=12,65 (mm).
Hành trình làm việc của bàn đạp được tính như sau:
Slv = ( Sc+d’+ d”+D).r2/r1 (3.41).
Trong đó :
+ D: Khe hở giữa piston xi lanh chính và thanh đẩy nối bàn đạp. Khe hở này cần thiết để đảm bảo cho nhả phanh được hoàn toàn khi thôi tác dụng vào bàn đạp phanh. Ta chọn D = 1 [mm].
+ d’, d” : Hành trình không tải của piston xi lanh chính( khi piston đi qua các lỗ thông với bình chứa dầu). Theo [1] chọn d’ =d” = 2 mm.
+ r2/r1: Tỉ số truyền của bàn đạp.
Mặt khác: Sbđ ≤ [Sbđ ] (3.42).
Từ (3.40) và (3.41) ta có:
(Sc+ D+ d’+d” ).r2/r1 ≤ [ Sbđ]
Û r2/r1 ≤ .
Thay số vào ta xác định được tỉ số truyền của bàn đạp với hành trình bàn đạp chọn là Sbđ = 110 mm.
r2/r1 ≤ 6,23.
Chọn tỉ số truyền bàn đạp r2/ r1 = 6,23
Thay số vào (3.41) ta tính lại hành trình bàn đạp:
Sbđ = ( 12,65+1+ 2+2).6,23 = 109,9 (mm).
- Trường hợp má phanh chưa mòn thì : dm = 0.
Từ (3.39) tính được xs = 1,04 mm,
Thay số vào (3.40) ta được:
Sc == 5,9 (mm).
Hành trình bàn đạp lúc má phanh chưa mòn là:
Sbđ0 = (5,9+1+2+2).6,23 = 67,9 (mm).
+ Tính lực bàn đạp
Để tạo được áp suất plv theo yêu cầu cần phải tác dụng lên bàn đạp một lực:
Pbđ (3.43).
Trong đó:
+ h: Hiệu suất dẫn động bàn đạp, thừa nhận bằng , ta chọn h = 0,92 [3]
+ dc : Đường kính xilanh chính, dc = 13 (mm).
+ plv: Áp suất làm việc của chất lỏng trong dòng dẫn động, plv = 6,126 (Mpa).
+ Tỷ số kích thước .
Thay các giá trị trên vào (3.43) ta được lực cần tác dụng lên bàn đạp để tạo ra áp suất làm việc theo yêu cầu.
Pbđ 141,8 (N).
Nhận xét : Pbđ khá nhỏ, khoảng 14 KG đảm bảo cho người lái điều khiển nhẹ nhàng. Trong quá trình lắp đặt, bố trí bàn đạp phanh ta có thể thay đổi, chọn tỉ số truyền bàn đạp r2/r1 thích hợp để làm cho kết cấu gọn nhẹ, dễ bố trí hơn.
+ Tính hành trình của tay phanh bánh xe trước
Piston của xi lanh bánh xe trước phải dịch chuyển một đoạn xt để khắc phục khe hở giữa má phanh và đĩa phanh, đối với cơ cấu phanh đĩa khe hở này khá nhỏ, khoảng 0,05÷ 0,08 mm [7], lấy khe hở má phanh và đĩa phanh bằng 0,07 mm, độ mòn cho phép má phanh lấy bằng 0,5 mm.
Þ xt = (0,07+0,5) = 0,57 (mm).
Mà thể tích do các quả piston xi lanh bánh xe dịch chuyển tạo ra bằng thể tích do piston xi lanh chính dịch chuyển tạo ra, chú ý cầu trước hành trình toàn bộ của piston là 2xt:
Þ Hành trình dịch chuyển của piston xi lanh chính là:
Sc = .k (3.44).
Trong đó:
+ dc : Đường kính xi lanh chính, dc = 12 (mm).
+ dkt : Đường kính xi lanh bánh xe trước, dkt =35 (mm).
+ k: Hệ số tính đến sự biến dạng đàn hồi của đường ống, khi tính toán có thể lấy
k = 1,07÷ 1,1. Ta lấy k = 1,07.
Thay số vào (3.44) ta được:
Sc = .1,07
=10 (mm).
Hành trình làm việc của tay phanh được tính như sau:
Slv = ( Sc+d’+ d”+D).r2/r1 (3.45).
Trong đó :
+ D: Khe hở giữa piston xi lanh chính và thanh đẩy nối tay phanh. Khe hở này cần thiết để đảm bảo cho nhả phanh được hoàn toàn khi thôi tác dụng vào bàn đạp phanh. Ta chọn D = 1 [mm].
+ d’, d” : Hành trình không tải của piston xi lanh chính( khi piston đi qua các lỗ thông với bình chứa dầu). Theo [1] chọn d’ =d” = 1 mm.
+ r2/r1: Tỉ số truyền tay phanh.
Mặt khác: Stp ≤ [Stp ] (3.46).
Từ (3.44) và (3.45) ta có:
(Sc+ D+ d’+d” ).r2/r1 ≤ [ Stp]
Û r2/r1 ≤ .
Thay số vào ta xác định được tỉ số truyền của tay phanh với hành trình tay phanh chọn là Stp = 50 mm.
r2/r1 ≤ 3,9
Chọn tỉ số truyền tay phanh r2/ r1 = 3,9
Thay số vào (3.45) ta tính lại hành trình tay phanh:
Stp = ( 10+1+ 1+1).3 = 49,9 (mm).
- Trường hợp má phanh chưa mòn thì : dm = 0.
Từ (3.39) tính được xs = 1,04 mm, và xt = 0,07 mm.
Thay số vào (3.44) ta được:
Sc = =1,1 (mm).
Hành trình tay phanh lúc má phanh chưa mòn là:
Stp0 = (1,1+1+1+1).3 = 12,3(mm).
+ Tính lực tác dụng lên tay phanh
Để tạo được áp suất plv theo yêu cầu cần phải tác dụng lên tay phanh một lực:
Ptp (3.47).
Trong đó:
+ h: Hiệu suất dẫn động tay phanh, thừa nhận bằng , ta chọn h = 0,92 [3]
+ dc : Đường kính xilanh chính, dc = 12 (mm).
+ plv: Áp suất làm việc của chất lỏng trong dòng dẫn động.
Plv =
Þ plv = + 0,3 = 6,15(Mpa).
+ Tỷ số kích thước .
Thay các giá trị trên vào (3.47) ta được lực cần tác dụng lên tay phanh để tạo ra áp suất làm việc theo yêu cầu.
Ptp 70,13(N).
Nhận xét : Ptp khá nhỏ, khoảng 7 KG đảm bảo cho người lái điều khiển nhẹ nhàng. Trong quá trình lắp đặt, bố trí tay phanh ta có thể thay đổi, chọn tỉ số truyền tay phanh r2/r1 thích hợp để điều khiển một cách thuận tiện.
3.8. Phanh dừng
Để đảm bảo cho xe đứng yên trong thời gian không hạn chế, đứng yên trên dốc thì cần phải có phanh dừng. Trên ô tô nói chung phanh dừng có thể làm riêng lẽ, lúc đó cơ cấu phanh đặt trên trục ra của hộp số nên còn được gọi là phanh truyền lực, phanh dừng cũng có thể đặt ở bánh xe( chung với cơ cấu phanh của hệ thống phanh chính) còn truyền động phanh dừng làm riêng lẽ và thường là loại cơ khí. Phanh dừng có thể phanh ở tất cả các bánh xe hay là chỉ phanh ở các bánh xe sau.
Đối với xe thiết kế, cơ cấu phanh dừng dùng chung với cơ cấu phanh sau và được dẫn động bằng cơ khí( cáp).
3.8.1. Lực phanh cần thiết để xe đứng yên trên dốc
Theo kết quả tính toán lực kéo của xe thiết kế thì xe chỉ có thể trên đường có độ dốc không quá 9o34’. Do vậy tính toán phanh dừng ta cũng chỉ tính cho xe khi đứng trên dốc có độ dốc 9o34’.
Do xe thiết kế chỉ phanh ở các bánh xe sau nên ta sẽ xét trường hợp xe quay đầu xuống dốc, vì trường hợp này nguy hiểm hơn khi đứng ở dốc lên.
Hình 3-15 Sơ đồ tính toán phanh dừng
Xe có thể đứng yên trên dốc với độ nghiêng a nếu đảm bảo được điều kiện sau: Ppmax ³ Ga sina (3.48).
Ppmax = j.Z’2 (3.49).
Trong đó:
+ Ga : Trọng lượng toàn bộ của xe, Ga = 593 (KG).
+ j : Hệ số bám giữa lốpvà mặt đường, j = 0,64.
+ a = 9,57o.
+ Z2: Phản lực pháp tuyến của đường tác dụng lên bánh xe sau( khi xe ở trênđường dốc), Z’2 được tính như sau:
. (3.50).
Với + a : Toạ độ trọng tâm xe theo chiều dọc, a = 1441,8 (mm).
+ hg : Toạ độ trọng tâm xe theo chiều cao, hg = 761 (mm).
Từ (3.49) và (3.50) ta suy ra lực phanh lớn nhất tác dụng lên các bánh xe sau:
Ppmax = 0,64.
= 2730,95 (N).
Mô men phanh cực đại cho phép: Mpmax = Ppmax.rbx, với rbx là bán kính bánh xe sau.
rbx = 210 (mm)
Þ Mpmax = 2730,95. 0,21 = 573,5 ( Nm).
Từ (3.48) suy ra lực phanh yêu cầu: Ppd ≥ Ga.sina = 5930.sin9,57o = 986 (N).
Hay mô men phanh cần thiết để xe đứng yên trên dốc là :
Mpd = Ppd.rbx ≥ 986.0,21 = 207 (Nm).
Để nâng cao độ tin cậy cho hệ thống phanh ta tính lực phanh dừng tác dụng lên các bánh xe sau là Pp = 1500 (N) đảm bảo hai điều kiện (3.48) và (3.49).
Mô men phanh mà cơ cấu phanh dừng sinh ra là: Mpd = 1500.0,21 = 315 (Nm).
3.8.2.Tính lực điều khiển phanh dừng
Momen tổng của hai guốc phanh là:
MpS =Mp1 + Mp2 =+.
Mà P1 = P2 =P nên:
Mpå = (3.51).
Trong đó : + A = 0,546.
+ B = 0,716.
+ h1’ = h2’ = h’ =100 mm.
+ P1, P2 : Lực ép tác dụng lên guốc phanh tự siết, tự tách.
+ m = 0,35: Hệ số ma sát giữa má phanh và trống phanh.
+ MpS : Mô men phanh do cơ cấu phanh dừng sinh ra, MpS = 315 (Nm)
Thay số vào (3.51) ta tính được lực ép cần thiết:
Pép == =1941,3 N.
Lực điều khiển tay đòn phanh dừng được tính như sau:
(3.52).
Trong đó:
+ ic: Tỉ số truyền của cơ cấu ép phanh dừng ,lấy theo kết cấu thực tế ic = 2.
+ hck: Hiệu suất dẫn động cơ khí, theo tài liệu tham khảo [7] ta có:
hck = 0,8÷ 0,85. Chọn hck = 0,85.
+ id : Tỉ số truyền của dẫn động cơ khí. Ta chọn id =7,5.
Thay các thông số đã biết vào (3.52) ta được:
Ppd = = 152,26 (N).
3.8.3. Hành trình tay đòn điều khiển phanh dừng
Hành trình dịch chuyển của các má phanh được tính như công thức sau: x = (3.53).
Với h’ = 43 mm, h” = 57 mm, do = 0,5 mm, dm = 0,5 mm.
Thay số vào (3.53) ta có:
x = = 1,754 (mm).
Hành trình tay đòn điều khiển phanh dừng được tính như sau:
Std = 2.x. ic.id = 2.1,754.2.7,5 = 52,63 (mm).
Nhận xét : Hành trình và lực tay đòn điều khiển phanh dừng khá nhỏ, đảm bảo cho người lái điều khiển được nhẹ nhàng và thuận tiện.
3.9. Tính toán hiệu quả phanh
3.9.1. Đặc tính phanh của xe thiết kế
Sự phanh có hiệu quả nhất ứng với khi lực phanh sinh ra ở các bánh xe tỷ lệ thuận với tải trọng tác dụng lên chúng , mà tải trọng tác dụng lên các bánh xe trong quá trình phanh lại thay đổi do có lực quán tính Pj tác dụng.
Trong trường hợp phanh có hiệu quả nhất( quãng đường phanh nhỏ nhất, hoặc gia tốc chậm dần lớn nhất, hoặc thời gian phanh nhỏ nhất) thì tỷ số giữa lực phanh ở bánh xe trước và lực phanh ở các bánh xe sau sẽ là (phanh đồng thời cả bánh xe trước và bánh xe sau).
= (3.54).
Với , (3.55).
Từ hai biểu thức (3.50) cà (3.51) ta được :
(3.56).
Vậy để đạt hiệu quả phanh cao nhất thì lực phanh sinh ra ở các bánh xe trước Ppt và ở các bánh xe sau Pps phải tuân theo biểu thức (3.56). Nếu coi bán kính bánh trước rb1 và bánh xe sau rb2 trong quá trình phanh, ta có thể viết quan hệ giữa mô men phanh ở bánh trước Mpt và bánh xe sau Mps như sau:
(3.57).
Kết hợp hai biểu thức (3.56) và (3.57) ta có quan hệ sau:
(3.58).
Trong đó:
+ Mpt : Mô men phanh cần sinh ra ở bánh xe trước.
+ Mps : Mô men phanh cần sinh ra ở các bánh xe sau.
+ a, b, hg: Các toạ độ trọng tâm của xe.
+ j : Hệ số bám giữa bánh xe với mặt đường.
Như vậy muốn đảm bảo hiệu quả phanh tốt nhất thì mô men phanh sinh ra ở các bánh xe trước Mpt và mô men phanh sinh ra ở các bánh xe sau Mps phải luôn tuân theo biểu thức (3.58). Các giá trị a, b, hg đối với một ô tô nhất định nào đó có thể thay đổi tuỳ theo vị trí và mức độ chất tải lên ô tô, hệ số bám j cũng thay đổi theo loại đường mà xe hoạt động, tình trạng kỹ thuật của lốp xe và mặt đường.
Để xây dựng đặc tính phanh lý tưởng cho xe thiết kế ta tính cho hai trường hợp cụ thể là lúc xe không tải và đầy tải.
Ta có: Mpt = (3.59).
Mps = (3.60).
Đối với ô tô đã chất tải cố định, thì các toạ độ trọng tâm a, b, hg cố định.
Từ hai biểu thức trên bằng cách thay đổi giá trị j ta có thể vẽ đồ thị Mpt =f1(j) và
Mps = f2(j) trong hai trường hợp cụ thể của xe thiết kế là lúc xe không tải và đầy tải.
Bảng B3-1 Các thông số cơ bản của xe ứng với khi đầy tải và không tải:
Thông số
G [KG]
a [mm]
b [mm]
hg [mm]
rbx [mm]
L [mm]
Không tải
293
1044,37
755,63
721
210
1800
Đầy tải
593
1441,82
358,18
761
210
1800
Bảng B3-2 Kết quả tính toán Mpt, Mps và tỷ số b =Mpt/Mps khi xe không tải.
j
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
Mpt
28,295
61,519
99,672
142,754
190,766
243,707
301,578
Mps
33,235
61,541
84,918
103,366
116,884
125,473
129.132
b
0,851
1,000
1,174
1,381
1,632
1,942
2,335
Bảng B3-3 Kết quả tính toán Mpt, Mps và tỷ số b =Mpt/Mps khi xe đầy tải.
j
0,1
0,2
0,3
0,4
0.5
0,6
0,7
Mpt
30,045
70,619
121,722
183,354
255,516
338,207
431,428
Mps
94,485
178,441
251,868
314,766
367,134
408,973
440,282
b
0,318
0,396
0,483
0,583
0,696
0,827
0,980
Từ bảng B3-2 và bảng B3-3 ta vẽ được đồ thị chỉ quan hệ giữa mô men phanh Mpt và Mps với hệ số bám j trong trường hợp xe không tải và đầy tải như sau:
1
4
3
2
0
100
200
300
400
500
600
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
0,8
0,9
j
M
p
[Nm]
Hình 3-16 Đồ thị chỉ quan hệ giữa mô men phanh Mpt và Mps với hệ số bám j khi xe không tải và đầy tải
1:Quan hệ Mps với hệ số bám j khi xe đầy tải.
2:Quan hệ Mpt với hệ số bám j khi xe đầy tải.
3:Quan hệ Mpt với hệ số bám j khi xe không tải.
4:Quan hệ Mps với hệ số bám j khi xe không tải.
Từ đồ thị trên ta có thể vẽ quan hệ giữa mô men phanh ở các bánh xe sau Mps và mô men phanh ở bánh xe trước Mpt như sau:
Hình 3-17 Đường đặc tính phanh lý tưởng của xe thiết kế ( Mps =f(Mpt) )
Đường nét đứt: Đầy tải.
Đường nét liền: Không tải.
Đường đặc tính trên còn có thể xây dựng dựa trên công thức xác định áp suất ở dẫn động phanh trước p1 và ở dẫn động phanh sau p2.
Ta có:
Áp suất trong dẫn động phanh cầu trước được xác định như sau:
p1 =
Mà P1 = với Mpt = Ppt.rb1 = j.
Þ p1 =
Đặt c1 = (3.61).
Þ p1 =c1.(b+jhg).j (3.62).
Trong đó :
+ P1 : Lực ép do xi lanh bánh xe trước sinh ra.
+ dkt : Đường kính xi lanh bánh xe trước, dkt = 35 (mm).
+ rb1: Bán kính bánh xe trước, rb1 = 210 (mm).
+ L: Chiều dài cơ sở của xe, L = 1800 (mm).
+ rtb : Bán kính trung bình của đĩa phanh, rtb = 87,5 (mm).
+ G: Trọng lượng của xe.
- Trường hợp xe không tải
G = Go = 2930 (N).
b = bo = 755,6 (mm).
Thay các giá trị đã biết vào (3.61) ta được:
c1 =0,0058 (N/mm3).
- Trường hợp xe đầy tải
G = Ga = 5930 (N)
b = 358,18 (mm).
Thay các giá trị đã biết vào (3.61) ta được :
c1 =0,01174 (N/mm3).
3.9.1.1. Áp suất trong dẫn động phanh cầu sau được tính như sau.
p2 =
Thay Mps = Pps.rb = j.
p2 = .
Đặt c2 = (3.63).
p2 = c2.(a-jhg).j
Do cơ cấu phanh sau là loại trống guốc nên để ép sát được các má phanh vào trống phanh thì cần phải khắc phục các lực của lò xo hồi vị guốc phanh.
Tức là : p2 = c2.(a-jhg).j + po2 (3.64).
Trong đó p02 là áp suất chất lỏng cần thiết để dịch chuyển các guốc phanh ép sát vào trống phanh, theo [6] thì p02 = 2÷ 4 KG/cm2 ( 0,2 ÷0,4 Mpa).
Ta lấy p02 = 0,3 (Mpa).
- Trường hợp xe không tải
Các thống số đã biết:
+ P2 : Lực ép lên guốc phanh để sinh ra mô men phanh .
+ dkt : Đường kính xi lanh bánh xe sau, dkt = 15,5 (mm).
+ rb2: Bán kính bánh xe sau, rb2 = 210 (mm).
+ L: Chiều dài cơ sở của xe, L = 1800 (mm).
+ a : Toạ độ trọng tâm xe theo chiều dọc, a = ao = 1044,4 (mm).
+ Các thống số của cơ cấu phanh: A = 0,546; B = 0,716; h = 118,5 (mm).
+ m : Hệ số ma sát giữa má phanh và trống phanh, m = 0,35 .
+ G: Trọng lượng không tải của xe, G = Go = 2930 (N).
Thay số vào (3.63) ta được:
c2 =0,00471 (N/mm3).
- Trường hợp xe đầy tải
Tính toán tương tự trường hợp xe không tải, với a = 1441,82 (mm),
G = Ga = 5930 (N)
Thay các thông số đã biết vào (3.63) ta được:
c2 =0,00953 (N/mm3).
Vì xe thiết kế với hệ thống phanh hai dòng dẫn động nên khi phanh ta giã sử phanh đồng thời cả phanh trước và phanh sau để hiệu quả phanh cao nhất.ta có áp suất trong dòng dẫn động trước và sau có quan hệ nhưi sau:
3.9.1.2. Áp suất trong dòng phanh trước.
t :Thời gian phanh.
, :Hệ số.
Áp suất trong dòng phanh sau:
Ta có tỉ số giữa và :
: Là hệ số thay đổi tương ứng với sự thay đổi của tải trọng.
Ta xét ba trường hợp với 1.ta vẻ dặc tính phanh theo
Từ (3.62) và ( 3.64) ta lập bảng và vẽ đặc tính phanh chỉ quan hệ áp suất trong dẫn động phanh cầu trước và cầu sau theo công thức như sau:
Bảng B3-4 Kết quả tính áp suất trong dẫn động phanh cầu trước p1 và cầu sau p2 theo hệ số bám khi xe không tải.
j
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
p1
0,480
1,044
1,691
2,422
3,237
4,136
5,118
p2
0,758
1,148
1,470
1,724
1,911
2,029
2,080
Bảng B3-5 Kết quả tính áp suất trong dẫn động phanh cầu trước p1 và cầu sau p2 theo hệ số bám j khi xe đầy tải.
j
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
p1
0,510
1,198
2,066
3,111
4,336
5,739
7,321
p2
1,602
2,759
3,771
4,638
5,360
5,936
6,368
Từ bảng B3-4 và B3-5 ta vẽ đồ thị chỉ quan hệ áp suất trong dẫn động cầu trước p1 và cầu sau p2 với hệ số bám j như sau:
Hình 3-18 Đặc tính phanh của xe thiết kế
1.Đặc tính phanh lý tưởng khi xe đầy tải p2 = f(p1).
2.Đặc tính phanh thực tế.
3. Đặc tính phanh lý tưởng khi xe không tải p2 = f(p1).
I. Đặc tính biểu diễn quan hệ p2 = f(j) khi xe đầy tải.
II. Đặc tính biểu diễn quan hệ p2 = f(j) khi xe không tải.
Từ đặc tính ta thấy rằng để phanh có hiệu quả nhất thì trong quá trình phanh áp suất trong dẫn động phanh ở các bánh xe trước và sau phải tuân theo mối quan hệ như đường 1( khi xe đầy tải) và đường 3( khi xe không tải), tuy nhiên xe thiết kế không thể đảm bảo được điều này vì áp suất trong dẫn động phanh trước và phanh sau không bằng nhau, nên quan hệ p1 =f(p2) là đường 2- nghĩa là:
+ Nếu xe đầy tải và có hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường là jA ( ứng với điểm tính toán thiết kế) thì hiệu quả phanh cao nhất và an toàn nhất.
+ Nếu xe đầy tải và có hệ số bám nằm trong vùng từ 0 đến jA, thì khi phanh các bánh xe trước sẽ bị hãm cứng trước, tuy nhiên theo mức độ giảm tải của xe thì vùng cầu trước bị hãm cứng sẽ giảm.
+ Nếu xe không tải thì vùng cầu sau bị hãm cứng rất lớn.
3.9.1.3. Xác định hệ số bám jA .
Khi tính toán thiết kế ta đã chọn sơ bộ hệ số bám jsb = 0,64 để tính toán hệ thống phanh, sau khi đã tính chọn được thông số cơ bản của hệ thống phanh ta tính lại hệ số bám như sau:
Ta có:
- Mô men phanh do cơ cấu phanh trước sinh ra:
Mpt = P.m.rtb.Zms = p1..m.rtb.Zms .
Trong đó:
+ p1 : Áp suất chất lỏng trong dẫn động phanh cầu trước, p1 = 6,126 (MPa).
+ dkt : Đường kính xi lanh bánh xe trước, dkt = 35 (mm).
+ rtb : Bán kính trung bình đĩa phanh, rtb = 87,5 (mm).
+ Zms : Số đôi bề mặt ma sát, Zms = 2.
+ m : Hệ số ma sát giữa má phanh và đĩa phanh, m = 0,35.
Đặt k1 = .m.rtb.Zms : Hệ số hằng số phụ thuộc các thông số cơ cấu phanh trước.
Þ k1 = 0,35.0,0875.2= 5,89.10-5 [m3 ].
Suy ra: Mpt = k1.p1 (3.65).
- Mô men phanh do cơ cấu phanh sau sinh ra:
Mps = .2.(p2– p02). ( cầu sau có hai cơ cấu phanh).
Trong đó:
+ p2 : Áp suất chất lỏng trong dẫn động phanh cầu sau, p2 = 6,126 (MPa).
+ po2 : Áp suất chất lỏng cần thiết để ép sát các má phanh vào trống phanh,
p02 = 0,3 (Mpa).
+ Các thông số của cơ cấu phanh sau: A= 0,546; B = 0,716; h = 118,5 (mm).
+ dks : Đường kính xi lanh bánh xe sau, dks = 15,5 (mm).
Đặt k2 = : Hệ số hằng số phụ thuộc vào các thông số cơ cấu phanh sau.
k2 = = 7,26.10-5 [m3].
Þ Mps = k2.(p2 – p02) (3.66).
Từ (3.65) và (3.66) ta có:
Û ==0,853 (3.67).
Mặt khác ta đã có: , mà rbx1 = rbx2 nên:
(3.68).
Từ (3.67) và (3.68) ta có: . (3.69).
Trong đó a, b, hg là các toạ độ trọng tâm của xe.
+ a = 1441,82 (mm).
+ b = 358,18 (mm).
+ hg = 761 (mm).
Thay số vào (3.69) và biến đổi ta được:
j ==0,618.
Vậy hệ số bám thực tế mà xe đạt được là jA = 0,618.
3.9.2. Momen phanh thực tế
Từ kết cấu thực tế của cơ cấu phanh, ta tính lại mô men phanh do các cơ cấu phanh sinh ra rồi so sánh với mô men phanh yêu cầu.
3.9.2.1. Đối với cơ cấu phanh trước.
Các thông số đã biết:
+ Bán kính trung bình của đĩa phanh rtb = 87,5 (mm).
+ Đường kính xi lanh bánh xe trước dkt = 35 (mm).
+ Đường kính xi lanh chính dc =13 (mm).
+ Tỉ số truyền bàn đạp r2/r1 = 6,235,4.
+ Lực bàn đạp Pbđ = 141,8 (N).
+ Hành trình bàn đạp Sbđ = 109,9 (mm).
+ Hệ số ma sát giữa má phanh và đĩa phanh, m = 0,35.
Từ các thông số đã biết ta suy ra áp suất làm việc trong dẫn động là:
p = = 6,126 (MPa).
Lực do xi lanh bánh xe trước tạo ra ép lên các má phanh là:
P = = 5894 (N).
Suy mô men phanh do cơ cấu phanh trước sinh ra là:
Mp1 =P.m.rtb.Zms = 5894.0,35.0,0875.2 = 361 (Nm).
Nhận xét: Mô men phanh thực tế do cơ cấu phanh trước sinh ra gần bằng mô men phanh yêu cầu: 374,2 Nm . Có sự sai khác này là do khi tính toán dẫn động phanh, để tạo ra được mô men phanh yêu cầu cần phải sử dụng xi lanh bánh xe có đường kính dk = 35,635 mm, tuy nhiên ta lấy dkt = 35 mm theo kết cấu dự kiến đã có.
3.9.2.2. Đối với cơ cấu phanh sau.
Các thông số đã biết.
+ Đường kính xi lanh bánh xe sau dks = 15,5 (mm).
+ Áp suất chất lỏng trong dẫn động p= 6,126 (MPa).
+ Các thông số của cơ cấu phanh sau: A = 0,546; B = 0,716; h = 118,5 mm.
Lực do xi lanh bánh xe sinh ra ép lên các guốc phanh để sinh ra mô men phanh:
Ps = 1099,34 (N).
Mô men do một cơ cấu phanh sau sinh ra là:
Mp2 = 211,59 (Nm).
Mô men do các cơ cấu phanh sau sinh ra là:
Mps = 2. 211,59 = 423,18 (Nm)
Nhận xét: Mô men phanh thực tế do cơ cấu phanh sau sinh ra không khác xa mô men phanh yêu cầu: 422,76 (Nm ).
3.9.3. Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phanh
Ta có phương trình cân bằng lực tác dụng lên ô tô khi phanh:
Pj = Pp+ Pf + Pw+ Ph ± Pi (3.70).
Trong đó:
+ Pi: Lực cản dốc có thể tính như sau khi góc dốc nhỏ, đối với xe thiết kế, góc dốc vượt được là 9,34o: Pi = Gsin(a) » G.tg(a).
+ Ph: Lực cản do ma sát trong hệ thống truyền động.
+ Pw: Lực cản không khí, Pw =KFv2.
+ Pf : Lực cản lăn, Pf = f.Ga. Với f : hệ số cản chuyển động của đường.
+ Pp: Tổng lực phanh sinh ra ở các bánh xe.
+ Pj: Lực quán tính sinh ra khi phanh, được xác định như sau:
Pj = ,
Với d - hệ số tính đến ảnh hưởng của các trọng khối quay của ô tô.
t - thời gian phanh.
Theo TLTK [7] thì trong quá trình phanh lực phanh Pp chiếm 96% ÷ 98% nên để đơn giản ta bỏ qua các lực Ph, Pw, Pf và xét trường hợp khi phanh trên đường nằm ngang( tức là a = 0), ta có thể viết lại phương trình (3.70) như sau:
Pj = Pp Û = j.Ga (3.71).
Gia tốc chậm dần khi phanh.
Từ (3.71) suy ra: jmax = = (3.72).
Nhận xét: Ta thấy rằng để tăng gia tốc chậm dần cực đại khi phanh cần phải giảm hệ số d. Vì vậy khi phanh đột ngột người lái cần cắt ly hợp để tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực, lúc đó d sẽ giảm và jmax sẽ tăng, nghĩa là hiệu quả phanh sẽ lớn hơn.
Đối với xe thiết kế: jmax = 0,618.9,81 = 6,065 (m/s2).
Theo bảng VII.1 [7] thì j ³ 5,5 (m/s2).
Thời gian phanh.
Từ biểu thức (3.72) ta có thể viết: dt =.
Þ tmin = (v1- v2). (3.73).
Ta thấy rằng để tp = tmin thì cần phải cắt ly hợp khi phanh.(d = 1).
Khi phanh ô tô cho đến khi dừng hẳn thì v2 = 0, do đó ta viết lại (3.73) như sau :
tmin =.v, trong đó v- vận tốc ô tô ứng với thời điểm bắt đầu phanh.
v =11,11 (m/s).
Þ tmin = = 1,83 (s).
Quãng đường phanh.
Nhân hai vế của (3.72) với dS( dS- vi phân của quảng đường), ta có:
Nhưng , từ đó ta nhận được biểu thức sau:
vdv =
Hay dS = Þ Smin = ( v12 - v22). (3.74).
Từ biểu thức (3.74) ta thấy rằng quãng đường phanh nhỏ nhất phụ thuộc vào vận tốc ban đầu v1 lúc bắt đầu phanh( theo hàm bậc hai), phụ thuộc hệ số bám j, và hệ số d. Để giảm quãng đường phanh cần giảm d, cho nên quãng đường phanh sẽ giảm khi cắt ly hợp( d = 1).
Khi phanh đến lúc ô tô dừng hẵn thì v2 = 0, do đó ( 3.74) được viết lại như sau:
Smin = = = 10,18 (m).
Theo bảng VII.1 [7] thì Sp ≤ 44,8m.
Để thấy rỏ sự thay đổi quãng đường phanh theo hệ số bám j và theo giá trị vận tốc bắt đầu phanh, ta xây dựng đồ thị như sau:
3
1
2
Hình 3-19 Sự thay đổi quãng đường phanh theo tốc độ bắt đầu phanh và hệ số bám
1. Ứng với j = 0,3; 2.Ứng với j = 0,5; 3.Ứng với j = 0,64.
Từ đồ thị ta thấy rằng vận tốc bắt đầu phanh càng lớn thì quãng đường phanh lớn, vì quãng đường phanh phụ thuộc vào bình phương tốc độ lúc bắt đầu phanh v, và hệ số bám j càng cao thì quãng đường phanh càng giảm.
3.10. Lắp đặt vận hành
Trong quá trình thiết kế và lắp đặt thực tế hệ thống phanh trên xe ba bánh em đã rút ra được quy trình lắp đặt như sau:
3.10.1. Đối với phanh chân
- Lắp đặt xi lanh chính.
- Lắp đặt các cơ cấu phanh sau. Gồm có:
- Lắp guốc phanh, xi lanh bánh xe, lò xo hồi vị, cơ cấu điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh, cơ cấu phanh dừng, lên mâm phanh.
- Lắp trống phanh và bu ly lên trục cầu sau.
- Lắp đặt đường ống dẫn dầu thủy lực.
-Lắp đặt cơ cấu điều khiển hệ thống phanh. Với bàn đạp phanh thực tế là dạng bàn đạp kiểu trợ lực cơ khí giúp người lái điều khiển nhẹ nhàng hơn.
Hình 3-20 Sơ đồ bàn đạp phanh trợ lực kiểu cơ khí
- Sau khi lắp đặt xong ta chạy thử xe va phanh với nhiều tốc độ khác nhau để kiểm tra hiệu quả phanh thực tế.
3.10.2. Đối với phanh trước điều khiển bằng tay
- Lắp đặt tay phanh cùng với xi lanh phanh chính.
- Lắp đặt cơ cấu phanh trước bao gồm:
- Lắp đĩa phanh, cơ cấu phanh kiểu má kẹp tuỳ động(má phanh, xi lanh, vòng chắn bụi, vòng làm kín,má kẹp …)
- Lắp đặt ống dẫn dầu.
3.10.3. Đối với phanh dừng
- Lắp đặt tay phanh dừng. có cơ cấu bánh răng ,con cóc để gài vào các răng của bánh răng nhằm khoá cần phanh dừng.
- Lắp đặt các đầu nối và dây cáp bằng thép.
Hình 3-21 Sơ đồ cơ cấu điều khiển phanh dừng
Sau khi lắp đặt xong ta cho chạy thử xe để kiểm tra hiệu quả phanh dừng. thực tế hiệu quả phanh đạt yêu cầu.
4. Kết luận
Sau hơn ba tháng làm việc liên tục, nghiêm túc với mong muốn hoàn thành đồ án một cách tôt nhất, đến nay em đã hoàn thành. Về cơ bản hệ thống phanh thiết kế cho xe chở rác ba bánh đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra là đảm bảo an toàn cho xe chuyển động trên đường và có hiệu quả phanh cao ứng với chế độ mà xe thường được sử dụng. Đồng thời, các chi tiết của hệ thống phanh có thể tìm kiếm trên thị trường ( cơ cấu phanh sau sử dụng cơ cấu phanh trống guốc của xe du lịch cỡ nhỏ, cơ cấu phanh trước sử dụng phanh đĩa của xe gắn máy) nên không cần phải gia công chế tạo mới mà chỉ cần cải tạo lại cho phù hợp với xe thiết kế.
Trong đồ án này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, một lần nữa em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn, góp phần làm cho đề tài chung “ Thiết kế đóng mới xe chở rác ba bánh” được ứng dụng trong việc vận chuyển rác thải thay cho các loại xe đạp ba gác hiện nay, làm tăng năng lực thu gom rác , giảm ô nhiễm môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên. “Thiết kế và tính toán ôtô máy kéo (Tập 3) ”. Hà Nội: NXB đại học và trung học chuyên nghiệp; 1985.
[2]. Nguyễn Hoàng Việt. “Kết cấu và tính toán ôtô”. Tài liệu lưu hành nội bộ của khoa cơ khí giao thông, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại Học Đà Nẵng; 1998.
[3]. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng. “Lý thuyết ôtô máy kéo”. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật; 1998.
[4]. Dương Đình Khuyến, “Thiết kế hệ thống phanh ô tô máy kéo”. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Khoa động cơ – Ô tô máy kéo; 1995.
[5]. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm. “Thiết kế chi tiết máy”. NXB Giáo Dục; 2003.
[6]. Nguyễn Hoàng Việt. “Bộ điều chỉnh lực phanh và hệ thống chống hãm cứng bánh xe khi phanh (A.B.S)”. Đại học Đà nẵng.
[7]. Nguyễn Hữu Cẩn “Phanh ô tô, cơ sở khoa học và thành tựu mới”. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật; 2004.
[8]. Nguyễn Đức Phú, Nguyễn Đức Mười. “Tìm hiểu về ô tô, xe máy”. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật; 1983.
[9]. Đỗ Văn Dũng. “Nội san”. khoa cơ khí động lực, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM; 2008.