Thiết kế thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng

- Công tác lắp ghép thường tiến hành ở trên cao, do đó đòi hỏi những công nhân lắp ghép phải có sức khỏe tốt không bị chóng mặt, nhức đầu. Khi giao nhiệm vụ mới ở trên cao cho công nhân, cán bộ kĩ thuật phải phổ biến các biện pháp an toàn thật chu đáo cho họ. - Cần cung cấp cho công nhân làm việc ở trên cao những trang thiết bị quần áo làm việc riêng, gọn gàng, giầy không trơn, găng tay dây lưng an toàn. Những dây lưng xích an toàn phải chịu được lực tĩnh tới 300kg. Nghiêm cấm việc móc dây an toàn vào những kết cấu chưa liên kết chắc chắn, không ổn định. Khi cấu kiện được treo cẩu lên cao 0,5m phải dừng lại ít nhất 1-2 phút để kiểm tra an toàn của móc treo.

doc49 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 13746 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 2 : THIẾT KẾ THI CÔNG LẮP GHÉP NHÀ CÔNG NGHIỆP 1 TẦNG B. THUYẾT MINH I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TRÌNH Công trình là loại nhà công nghiệp một tầng loại lớn với 3 nhịp (L1= 12m, L2=36 m), 10 bước cột (khẩu độ 6m;chiều cao cột ngoài 13m, cột trong 14,5m). Thi công bằng phương pháp lắp ghép các cấu kiện khác nhau: cột, dầm mái, dầm cầu chạy, dàn vì kèo và cửa trời bằng bêtông cốt thép. Các cấu kiện này được sản xuất tại nhà máy và vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng đến công trường để tiến hành lắp ghép. Chiều dài công trình là: 10x6= 60 m < 90 m vì vậy không cần phải bố trí khe lún. Công trình được thi công trên mặt đất bằng phẳng, không bị hạn chế mặt bằng, các cấu kiện cho thi công là thuận lợi, các phương tiện, nhân công phục vụ cho thi công đầy đủ. Các thông số tính toán cho trước của công trình. TÊN CẤU KIỆN KÍ HIỆU và ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ Cột bê tông ngoài H (m) 13 h (m) 9,2 G (tấn) 6,4 Cột bê tông trong H (m) 14,5 h (m) 12 G (tấn) 8,5 Dàn mái bê tông L1 (m) 12 a (m) 1,7 G (tấn) 4,2 Dàn mái thép L2 (m) 36 d (m) 4,4 G (tấn) 4,8 Panen mái và tường Kích thước (m) 1,2x6 G (tấn) 1,2 Số bước cột A*B*C*D 10 Cửa trời bằng bê tông l1 (m) 8 b (m) 1,8 G (tấn) 0,9 Cửa trời bằng thép l2 (m) 12 e (m) 2,5 G (tấn) 1,8 Dầm đỡ ray cầu chạy bêtông Khẩu độ (m) 6 Cao (m) 0,75 G (tấn) 3,5 1. Sơ đồ công trình Hình 1.1a: Mặt cắt sơ đồ lắp ghép công trình Hình 1.1.b :Sơ đồ lắp ghép công trình 2. Số liệu tính toán Giả thiết mặt bằng thi công ở cốt -0,3 m (bằng cốt mặt móng); cột ngàm vào móng 0,6 m. Căn cứ vào số liệu đầu bài ta có: - Cột biên (C1): H = 13+0,9 = 14,9 m. h = 9,2+0,9 = 10,1 m. p = 3,6 Tấn - Cột giữa (C2): H = 14,5+0,9= 15,4 m. h = 12+0,9 = 12,9 m. p = 8,5 Tấn. - Dàn thép ở giữa (D2): L2 = 36 m d = 4,4 m. p = 4,8 Tấn. - Dàn bê tông ở hai biên (D1): L1 = 12 m. a = 1,70 m. p = 4,2 Tấn. - Dầm đỡ ray cầu chạy bê tông (RCC): L = m. h = 0,75 m. G = 3,5 Tấn - Cửa trời bằng thép : l2 = 12 m. e = 2,5 m. - Cửa trời bằng bê tông : l1 = 6 m. b = 1,8 m. p = 1,1 Tấn. - Panen mái (Pm): kích thước : 1,2x6 m. p = 1,2 Tấn. - Panen tường (Pt): kích thước : 1,2x6 m. p = 1,2 Tấn. 3. Thống kê cấu kiện lắp ghép Từ các số liệu kích thước công trình nêu trên ta có bảng thống kê số lượng và khối lượng và hình dáng sơ bộ các cấu kiện lắp ghép như sau: TT CK Hình dáng Kích thước Đơn vị Số lượng Khối lượng Qi (Tấn) Tổng khối lượng Q (Tấn ) 1 C2 Cái 22 8,5 187 2 C1 Cái 22 6,4 140,8 3 DCC Cái 40 3,5 140 4 D1 Cái 11 4,8 52,8 5 D2 Cái 22 4,2 92,4 6 CT1 Cái 11 1,8 19,8 7 CT2 Cái 22 1,1 24,2 8 Pm Cái 500 1,2 600 9 TT Cái 408 1,2 490 II. TÍNH TOÁN THIẾT BỊ VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG 1. Chọn và tính toán thiết bị treo buộc 1.1 .Thiết bị treo buộc cột Do cột có trọng lượng nhẹ,có vai cột và muốn tăng năng suất ta chọn thiết bị treo buộc làm sao cho không mất công nhiều cho tháo lắp nên ta sử dụng đai ma sát làm thiết bị treo buộc cột có cấu tạo như hình vẽ: Trong đó: 1.Đòn treo 2.Dây cáp 3.Các thanh thép chữ U 4.Đai ma sát Hình 2.1a : Sơ đồ treo buộc cột Căn cứ vào sơ đồ buộc cáp tính được đường kính cáp cần thiết. Ta luôn có trọng tâm của cột nằm bên dưới của vai cột dưới cùng. Vậy ta có thể dùng đai ma sát để treo buộc cột. -Cột giữa C2: Ptt =1,1.p=1,1.8,5 = 9,35 (Tấn). Lực căng cáp được tính theo công thức: (Tấn). Trong đó: k – Hệ số an toàn(kể tới lực quán tính k=6). m – Hệ số kể đến sức căng các sợi cáp không đồng đều. Lấy m=0,75 (ứng n=2). n – Số sợi dây cáp. n=2 - Góc nghiêng của cáp so với phương đứng(=0o). Vậy chọn cáp mềm : Cấu trúc Đường kính D Cường độ chịu kéo Có trọng lượng cáp Lực làm đứt cáp 6x19x1 28(mm) 160 kg/mm2 2,75 (kg/m) 39350 (kg). qtb = .lcáp+qđai ma sát = 2,75.16+30 =74 (kg)= 0,074 (Tấn). - Cột biên C1: Ptt =1,1.p=1,1.6,4 = 7,04 Tấn. Lực căng cáp được tính theo công thức: (Tấn). Vậy chọn cáp mềm : Cấu trúc Đường kính D Cường độ chịu kéo Có trọng lượng cáp Lực làm đứt cáp 6x19x1 25 (mm) 150 kg/mm2 2,17 (kg/m) 29150 (kg). qtb = .lcáp+qđai ma sát = 2,17.16+30=64,72 (kg) = 0,065 (Tấn). 1.2. Thiết bị treo buộc dầm cầu chạy Dầm cầu chạy là kết cấu nằm ngang nên thiết bị treo buộc là thiết bị treo buộc đơn giản thông thường. Do Ldcc 6m và tăng năng suất lao động tháo dỡ các dụng cụ treo cẩu mà không phải trèo cao thiết bị treo cẩu nên dùng chùm dây 2 nhánh có khóa bán tự động. Hình 2.1b : Sơ đồ treo buộc dầm cầu chạy Cấu tạo như hình vẽ: Miếng đệm thép. Dây cẩu kép. Khóa bán tự động. Đoạn ống ở khóa để luồn dây cáp. Dây rút chốt. Ta có: Ptt= 1,1.p=1,1.3,5 = 3,85 Tấn. Lực căng cáp được tính theo công thức: (Tấn). Trong đó: k – Hệ số an toàn (Kể tới lực quán tính k=6). m – Hệ số kể đến sức căng các sợi cáp không đều. Lấy m=0,75 (ứng n=2 dây). n – Số sợi dây cáp(n = 2). - Góc nghiêng của cáp so với phương đứng(=45o). Cấu trúc Đường kính D Cường độ chịu kéo Có trọng lượng cáp Lực làm đứt cáp 6x19x1 22 (mm) 150 kg/mm2 1,66 (kg/m) 22350 (kg). Khối lượng trung bình của thiết bị treo buộc : qtb = 0,01(Tấn). 1.3. Thiết bị treo buộc dàn mái, vì kèo và cửa trời Trước khi lắp dàn mái ta tiến hành tổ hợp dàn mái, vì kèo và cửa trời sau đó mới cẩu lắp đồng thời. Do dàn mái là cấu kiện nặng và cồng kềnh nên ta sử dụng thiết bị treo buộc có đòn treo và dây treo tự cân bằng với 4 điểm treo buộc; kết hợp dụng cụ treo bán tự động , vừa an toàn, vừa có thể tháo các dây cẩu khỏi kết cấu trên cao một cách dễ dàng. Ta chọn Cấu tạo hệ treo buộc dàn mái thể hiện như hình vẽ: -Dàn vì kèo bê tông D1 và cửa trời CT1.( dụng cụ treo buộc là 7016-17 có qtb=1,75T). . Hình 2.1c : Sơ đồ treo buộc dàn mái D1và cửa trời CT1 Ptt=1,1.p=1,1.(4,2+1,1) = 5,83 Tấn. Lực căng cáp được xác định theo công thức: (Tấn). Trong đó: k – Hệ số an toàn (Kể tới lực quán tính k=6). m – Hệ số kể đến sức căng các sợi cáp không đều. Lấy m=0,75 (ứng n=4 dây). n – Số sợi dây cáp(n = 4). - Góc nghiêng của cáp so với phương đứng(=20o). Cấu trúc Đường kính D Cường độ chịu kéo Có trọng lượng cáp Lực làm đứt cáp 6x19x1 17(mm) 140 kg/mm2 1,03 (kg/m) 12850 (kg). Khối lượng trung bình của thiết bị treo: qtb=1,75T. -Dàn vì kèo thép D2 và cửa trời CT2(dụng cụ treo buộc là 15946R-11 có qtb=1,75T). Hình 2.1d : Sơ đồ treo buộc dàn mái D2 và cửa trời CT2 Ptt=1,1.p=1,1.(4,8+1,8)= 7,62 Tấn. Lực căng cáp được xác định theo công thức: (Tấn). Trong đó: k – Hệ số an toàn (Kể tới lực quán tính k=6). m – Hệ số kể đến sức căng các sợi cáp không đều. Lấy m=0,75 (ứng n=4 dây). n – Số sợi dây cáp(n = 4). - Góc nghiêng của cáp so với phương đứng(=20o). Cấu trúc Đường kính D Cường độ chịu kéo Có trọng lượng cáp Lực làm đứt cáp 6x19x1 20(mm) 140 kg/mm2 1,43 (kg/m) 17950 (kg). Khối lượng trung bình của thiết bị treo buộc: qtb=1,75T. 1.4. Thiết bị treo buộc panel mái Hình 2.1e :Sơ đồ treo buộc PANEN mái Pm Thiết bị treo buộc panel mái là chùm dây mác cẩu 4 nhánh có vòng treo tự cân bằng. Có cấu tạo như hình vẽ: Ta có: Ptt=1,1.p=1,1.1,2=1,32 (Tấn). Lực căng cáp được xác định theo công thức: (Tấn). Trong đó: k – Hệ số an toàn (Kể tới lực quán tính k=6). m – Hệ số kể đến sức căng các sợi cáp không đều. Lấy m=0,75 (ứng n=4 dây). n – Số sợi dây cáp(n = 4). - Góc nghiêng của cáp so với phương đứng(=45o). Cấu trúc Đường kính D Cường độ chịu kéo Có trọng lượng cáp Lực làm đứt cáp 6x19x1 11(mm) 150 kg/mm2 0,42 (kg/m) 5590 (kg). Khối lượng trung bình của thiết bị treo: qtb= γ.lcáp=2,17.0,8.4= 7 (kg)≈0,01 (tấn). e.Thiết bị treo buộc tấm tường Hình 2.1f : Sơ đồ treo buộc PANEN tường TT Thiết bị treo buộc panel tường là chùm dây mác cẩu 4 nhánh có vòng treo tự cân bằng. Có cấu tạo như hình vẽ: Ta có: Ptt=1,1.p=1,1.1,2=1,32 (Tấn). Lực căng cáp được xác định theo công thức: (Tấn). Trong đó: k – Hệ số an toàn (Kể tới lực quán tính k=6). m – Hệ số kể đến sức căng các sợi cáp không đều. Lấy m=0,75 (ứng n=4 dây). n – Số sợi dây cáp(n = 4). - Góc nghiêng của cáp so với phương đứng(=45o). Cấu trúc Đường kính D Cường độ chịu kéo Có trọng lượng cáp Lực làm đứt cáp 6x19x1e 11(mm) 150 kg/mm2 0,42 (kg/m) 5590 (kg). Khối lượng trung bình của thiết bị treo: qtb=0,01 (Tấn). 2.Tính toán các thông số cẩu lắp Việc lựa chọn sơ đồ di chuyển cẩu trong quá trình lắp ghép là bước đầu rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc tính toán thông số cẩu lắp. Trong một số trường hợp do bị khống chế mặt bằng thi công trên công trường mà cẩu không thể đứng ở vị trí thuận lợi nhất dùng tối đa sức trục được khi đó Ryc sẽ phải lấy theo vị trí thực tế trên mặt bằng cẩu có thể đứng được. Song với bài toán đề ra của đầu bài, việc bố trí sơ đồ di chuyển không bị hạn chế mặt bằng và kỹ sư công trường hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn. Như vậy để có lợi nhất ta sẽ chọn theo phương án sử dụng tối đa sức trục của cẩu. Sau khi tính toán các thông số cẩu lắp, chọn cẩu ta sẽ lựa chọn sơ đồ di chuyển hợp lý nhất để đảm bảo tốn ít thời gian lưu thông cẩu, việc lựa chọn cẩu dựa vào các yêu cầu như: góc quay cần càng nhỏ càng tốt, cùng một vị trí lắp càng nhiều cấu kiện càng tốt. Để chọn được cần trục dùng cho quá trình thi công lắp ghép ta cần phải tính các thông số cẩu lắp theo yêu cầu bao gồm: Hyc- chiều cao từ cao trình máy đứng đến puli đầu cần. Lyc-chiều dài tay cần. Qyc-sức nâng. Ryc- Tầm với. 2.1.Lắp ghép cột Việc lắp ghép cột không có trở ngại gì, do đó ta chọn tay cần theo Do cột giữa có kích thước và khối lượng lớn hơn cột biên, nên chỉ cần tính toán cho một cột giữa, cột còn lại lấy kết quả tính toán của cột trên. Dùng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cần trục như sau: - Với cột giữa C2: Chiều cao yêu cầu của tay cần là: Hyc = Hmc= HL+a+hck+htb+hcáp Trong đó HL: Chiều cao lắp cấu kiện, HL=0 a: Đoạn chiều cao nâng cấu kiện cao hơn cao trình máy đứng, a=0,5 m. hck: Chiều cao cấu kiện lắp ghép, hck=14,5 m. htb: Chiều cao thiết bị treo buộc, htb=1,5 m. hcáp: Chiều cao của cáp treo cấu kiện hcáp=1,5 m Hyc=0+0,5+14,5+1,5+1,5= 18 (m) Chiều dài tay cần yêu cầu là : Lmin= hc: Khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao trình cần trục đứng, hc=1,5 m H là chiều cao từ cao trình máy đứng đến puli đầu cần : Rmin= S=L.=16,45.0,259=4,26 (m) Suy ra: Ryc=4,26+1,5=5,76(m) Qyc=Qck+qtb= 8,5+0,074= 8,57 (T) - Với cột biên C1: Chiều cao yêu cầu của tay cần là: Hyc = Hmc= HL+a+hck+htb+hcáp Trong đó HL: Chiều cao lắp cấu kiện, HL=0 a: Đoạn chiều cao nâng cấu kiện cao hơn cao trình máy đứng, a=0,5 m. hck: Chiều cao cấu kiện lắp ghép, hck=13 m. htb: Chiều cao thiết bị treo buộc, htb=1,5 m. hcáp: Chiều cao của cáp treo cấu kiện hcáp=1,5 m Hyc=0+0,5+13+1,5+1,5= 16,5 (m) Chiều dài tay cần yêu cầu là : hc: Khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao trình cần trục đứng, hc=1,5 m H là chiều cao từ cao trình máy đứng đến puli đầu cần : S=L.=16,6.0,259= 4,3 (m) Suy ra: Ryc=4,3+1,5= 5,8(m) Qyc=Qck+qtb= 6,4+0,065= 6,47 (Tấn) Hình 2.1: Thông số cẩu lắp cột 2.2.Lắp ghép dầm cầu chạy Việc lắp ghép dầm cầu chạy không có trở ngại gì, do đó ta chọn tay cần theo Dùng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cần trục như sau: - Nhịp giữa: Chiều cao yêu cầu của tay cần là: Hyc = Hmc= HL+a+hck+htb+hcáp Trong đó HL: Chiều cao lắp cấu kiện, HL=11,1 m a: Đoạn chiều cao nâng cấu kiện cao hơn cao trình máy đứng, a=0,5 m. hck: Chiều cao cấu kiện lắp ghép, hck=0,75 m. htb: Chiều cao thiết bị treo buộc, htb=1,5 m. hcáp: Chiều cao của cáp treo cấu kiện hcáp=1,5 m Hyc=11,1+0,5+0,75+1,5+1,5= 15,35 (m) Chiều dài tay cần yêu cầu là : hc: Khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao trình cần trục đứng, hc=1,5 m S=L.=14,3.0,259=3,7 (m) Suy ra: Ryc=3,7+1,5=5,2(m) Qyc=Qck+qtb= 3,5+0,01= 3,51 (Tấn) - Nhịp biên: Chiều cao yêu cầu của tay cần là: Hyc = Hmc= HL+a+hck+htb+hcáp Trong đó HL: Chiều cao lắp cấu kiện, HL=8,3 m a: Đoạn chiều cao nâng cấu kiện cao hơn cao trình máy đứng, a=0,5 m. hck: Chiều cao cấu kiện lắp ghép, hck=0,75 m. htb: Chiều cao thiết bị treo buộc, htb=1,5 m. hcáp: Chiều cao của cáp treo cấu kiện hcáp=1,5 m Hyc=8,3+0,5+0,75+1,5+1,5= 12,55 (m) Chiều dài tay cần yêu cầu là : hc: Khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao trình cần trục đứng, hc=1,5 m S=L.=11,4.0,259= 3 (m) Suy ra: Ryc=3+1,5= 4,5 (m) Qyc=Qck+qtb= 3,5+0,01= 3,51 (Tấn) Hình 2.2: Thông số cẩu lắp dầm cầu chạy 2.3. Lắp ghép tấm tường Việc lắp ghép tấm tường không có chướng ngại vật nên ta chọn tay cần theo Bằng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cần trục như sau (chọn cần trục cho trường hợp lắp ghép cho tấm tường có độ cao lắp ghép max): Chiều cao yêu cầu của tay cần là: Hyc = Hmc= HL+a+hck+htb+hcáp Trong đó HL: Chiều cao lắp cấu kiện, HL=13,2 m a: Đoạn chiều cao nâng cấu kiện cao hơn cao trình máy đứng, a=0,5 m. hck: Chiều cao cấu kiện lắp ghép, hck=1,2 m. htb: Chiều cao thiết bị treo buộc, htb=1,5 m. hcáp: Chiều cao của cáp treo cấu kiện hcáp=1,5 m Hyc=13,2+0,5+1,2+1,5+1,5= 17,9 (m) Chiều dài tay cần yêu cầu là : hc: Khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao trình cần trục đứng, hc=1,5 m S=L.=17.0,259= 4,4 (m) Suy ra: Ryc=4,4+1,5= 5,9 (m) Qyc=Qck+qtb= 1,2+0,01= 1,21 (Tấn) Hình 2.3: Thông số cẩu lắp tấm tường 2.4. Lắp ghép dàn mái và cửa trời Việc lắp ghép dàn mái và cửa trời không có chướng ngại vật nên ta chọn tay cần theo: Dùng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cần trục như sau: - Dàn D1 và cửa trời CT1: Dùng một cần cẩu để lắp ghép ta có: + Chiều cao puli đầu cần: Hyc = Hmc= HL+a+hck+htb+hcáp Trong đó HL: Chiều cao lắp cấu kiện, HL=12,1 m a: Đoạn chiều cao nâng cấu kiện cao hơn cao trình máy đứng, a=0,5 m. hck: Chiều cao cấu kiện lắp ghép, hck=3,5 m. htb: Chiều cao thiết bị treo buộc, htb=2,5 m. hcáp: Chiều cao của cáp treo cấu kiện hcáp=1,5 m Hyc=12,1+0,5+3,5+2,5+1,5= 20,1 (m) + Chiều dài tay cần yêu cầu là : hc: Khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao trình cần trục đứng, hc=1,5 m S=L.=19,3.0,259= 5 (m) Suy ra: Ryc=5+1,5= 6,5 (m) Qyc=Qck+qtb= 4,2+1,1+1,75= 7,05 (Tấn) - Dàn D2 và cửa trời CT2: Dùng một cần cẩu để lắp ghép ta có: Hyc = Hmc= HL+a+hck+htb+hcáp Trong đó HL: Chiều cao lắp cấu kiện, HL=13,6 m a: Đoạn chiều cao nâng cấu kiện cao hơn cao trình máy đứng, a=0,5 m. hck: Chiều cao cấu kiện lắp ghép, hck= 6,9 m. htb: Chiều cao thiết bị treo buộc, htb= 3,6 m. hcáp: Chiều cao của cáp treo cấu kiện hcáp=1,5 m Hyc=13,6+0,5+6,9+3,6+1,5= 26,1 (m) Chiều dài tay cần yêu cầu là : hc: Khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao trình cần trục đứng, hc=1,5 m S=L.=25,4.0,259= 6,7 (m) Suy ra: Ryc=6,7+1,5= 8,2 (m) Qyc=Qck+qtb= 4,8+1,8+1,75= 8,35 (Tấn) Hình 2.4 :Thông số cẩu lắp dàn mái 2.5. Lắp ghép tấm mái Tấm mái là tấm có khối lượng nhẹ tuy nhiên lại là lắp ghép kết cấu có vật án ngữ phía trước đó là dàn mái do đó phải lấy khoảng cách an toàn. e = 1 (m). Chọn thông số ứng với lắp ghép tấm panel ở độ cao lớn nhất ứng với 2 trường hợp: không có mỏ phụ và có mỏ phụ. Bằng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cần trục như sau: a. Lắp ghép panel mái nhịp giữa: Trường hợp không có mỏ phụ: Hyc = Hmc= HL+a+hck+htb+hcáp Trong đó HL: Chiều cao lắp cấu kiện, HL=20,5 m. a: Đoạn chiều cao nâng cấu kiện cao hơn cao trình máy đứng, a=0,5 m. hck: Chiều cao cấu kiện lắp ghép, hck= 0,4 m. htb: Chiều cao thiết bị treo buộc, htb= 3,4 m. hcáp: Chiều cao của cáp treo cấu kiện hcáp=1,5 m. Hyc=20,5+0,5+0,4+3,4+1,5= 26,3 (m). Chiều dài tay cần yêu cầu là hc: Khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao trình cần trục đứng, hc=1,50 (m). S=L.=25,7.0,259= 6,7 (m). Hch=HL+a+hck =20,5+0,5+0,4=21,4 (m). (Hch :Chiều cao điểm chạm tay cần) αtw = arctg = arctg = 600 Lyc = + => Lmin = + = 31 m. S=L.cos600 =31.0,5 =15,5 (m) Suy ra: Ryc=15,5+1,5=17 (m) Qyc=qp+qtb =1,2+0,01=1,21 (T). Trường hợp có mỏ phụ: tính toán với trường hợp αtw = arctg = arctg = 750 β = 30o => cos β = 0,866 => l’ = 4,2 m. => Chọn l’= 5 m Lyc = + => Lmin = + = 19,3 m. Giải tích hình học ta có: S = -l’.cosβ = - 5.0,866= 5 m. Suy ra: Ryc=5+1,5=6,5 m Qyc=1,2+0,01=1,21 (Tấn). b. Lắp ghép panel mái ở hai nhịp biên: Trường hợp không có mỏ phụ: Hyc = Hmc= HL+a+hck+htb+hcáp Trong đó HL: Chiều cao lắp cấu kiện, HL=15,6 m a: Đoạn chiều cao nâng cấu kiện cao hơn cao trình máy đứng, a=0,5 m. hck: Chiều cao cấu kiện lắp ghép, hck= 0,4 m. htb: Chiều cao thiết bị treo buộc, htb= 3,4 m. hcáp: Chiều cao của cáp treo cấu kiện hcáp=1,5 m Hyc=15,6+0,5+0,4+3,4+1,5= 21,4(m) Chiều dài tay cần yêu cầu là : hc: Khoảng cách từ khớp quay tay cần đến cao trình cần trục đứng, hc=1,5 m S=L.=20,6.0,259= 5,3 (m). Hch=HL+a+hck =15,6+0,5+0,4=16,5 (m) (Hch :Chiều cao điểm chạm tay cần) αtw = arctg = arctg = 570 Lyc = + => Lmin = + = 26,5 (m). S=L. cos600 =26,5.0,5 =13,3 (m). Suy ra: Ryc=13,3+1,5=14,8 (m). Qyc=qp+qtb =1,2+0,01= 1,21 (T) Trường hợp có mỏ phụ: tính toán với trường hợp αtw = arctg = arctg = 750 β = 30o => cos β = 0,866 => l’ = 4,2 m. => Chọn l’= 5 m Lyc = + => Lmin = + = 14,25 (m). Giải tích hình học ta có: S = -l’×cosβ = - 5×0,866= 3,7(m). Suy ra: Ryc=3,7+1,5= 5,2 m Qyc=1,2+0,01= 1,21 (Tấn). Do hai nhịp biên có cao trình thấp hơn nhịp giữa, chiều cao dầm mái hai nhịp biên gần giống và nhỏ hơn nhịp giữa do đó lấy kết quả tính toán như trường hợp tính cho panel mái giữa nhịp. Hình 2.5 :Thông số cẩu lắp tấm mái Từ các kết quả tính toán ở trên ta lập được bảng lựa chọn các thông số cần trục. Việc lựa chọn cần trục dựa trên những nguyên tắc sau: Các thông số yêu cầu phải nhỏ hơn thông số của cần trục. Những cần trục được chọn có khả năng tiếp nhận dễ dàng (nơi cấp, hình thức tiếp nhận, thời gian vận chuyển…) và hoạt động được trên mặt bằng thi công. Cần trục có giá chi phí thấp nhất tức là cần trục có các thông số sát với thông số yêu cầu nhất. Việc lựa chọn cần trục dựa trên biểu đồ tính năng thông qua các đại lượng Qct, Rct, Hmc có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy khi chọn cần trục đầu tiên ta chọn họ cần trục sau đó chọn chiều dài tay cần để biết được biểu đồ tính năng. Sau đó ba đại lượng Qct, Rct, Hmc sẽ chọn một đại lượng làm chuẩn để tra biểu đồ tìm 2 đại lượng còn lại theo kinh nghiệm sau: Nếu cấu kiện nặng thì lấy Qyc=Qct sau đó tìm Rct(Qyc) và Hmc(Rct). Nếu vị trí lắp khó khăn thì ta lấy Rct=Ryc sau đó từ biểu đồ tìm Q(Ryc) và Hmc(Ryc). Nếu cấu kiện ở cao ta chọn Hyc=Hmc sau đó tìm Rct(Hyc) và Qct(Rct). Từ các nguyên tắc trên ta có bảng chọn cần trục theo các thông số yêu cầu sau: Tên Cấu kiện Các thông số yêu cầu Chọn cần trục Qyc (T) Rmin (m) Hyc (m) Lmin (m) Loại cẩu Qct (T) Rmax (m) Hmc (m) Lct (m) Cột Giữa 8,75 5,76 18 17 RDK-25 (L=22,5m) 8 7,75 21 22 Cột Biên 6,47 5,8 16,5 15,5 E-10011D (L=20m) 6,5 6,5 18,2 18,2 DCC Giữa 3,51 5,2 15,35 14,3 MKG-10 (L=18m) 3,52 6 18 18 DDC Biên 3,51 4,5 12,55 11,4 MKG-10 (L=18m) 3,52 6 18 18 D1+CT1 7,05 6,5 18 17,1 E-10011D (L=20m) 7,1 6 18 18 D2+CT2 8,35 8,2 26,1 25,4 XKG-30 (L=30m; l=5m) 9 10,75 28 28,5 Pm biên không mỏ phụ 1,21 14,8 21,4 26,5 MKG-25BR (L=28,5m) 2 15 29 30 có mỏ phụ 1,21 5,2 21,4 14,25 E-10011D (L=25m) 1,5 16,75 22,6 24 Pm giữa Không mỏ phụ 1,21 17 26,3 31 XKG-40 (L=35m) 3,5 18 31,5 35 có mỏ phụ 1,21 6,5 26,3 19,3 MKG-16 (L=26m) 3 10 28 28 TT 1,21 5,9 17,9 17 MKG-6,3 2 6,5 18 18 Để giảm số cần trục tới mức có thể ta tiến hành nhóm các cấu kiện có thông số cần trục gần giống nhau vào một nhóm dùng chung một cần trục. +Theo phương án thi công, đầu tiên ta tiến hành lắp cột và sau cột là lắp dầm cầu chạy, cuối cùng lắp tấm tường. Mặt khác các cấu kiện này có giá trị Hyc gần với nhau nên ta nhóm cần trục lắp ghép cột và dầm cầu chạy vào một nhóm và dùng một cần cẩu loại RDK-25 (L=22,5m). +Tiếp theo là lắp ghép dàn mái và cửa trời, lắp dàn mái đến đâu là lắp ngay tấm mái đến đó với mục đích sử dụng tấm mái để cố định tạm và cố định vĩnh viễn. Do đó ta sẽ dùng cần trục lắp dàn mái và cửa trời để lắp tấm mái luôn đó là cần trục loại XKG-30 (L=30m;l=5m). Vậy công tác thi công lắp ghép công trình ta sử dụng tất cả 2 loại cần trục để phục vụ đó là: -Cần trục mã hiệu: RDK-25 (L=22,5m; l=5m). Cần trục mã hiệu: XKG-30 (L=30m;l=5m). III.SƠ ĐỒ CẨU LẮP VÀ CÁC BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG Căn cứ vào thống số cẩu lắp của cần trục cho từng cấu kiện và mặt bằng thi công trên công trường ta xác định vị trí cần trục cho việc cẩu lắp, sơ đồ di chuyển cẩu lắp của cần trục và các biện pháp kĩ thuật trong lắp ghép từng cấu kiện. 1.Cẩu lắp cột Dựng cần cẩu mã hiệu RDK-25 (L=22,5m) để cẩu lắp cột biên và cột giữa với các thông số nêu trên. 1.1.Vị trí đứng và sơ đồ di chuyển cần trục Từ sơ đồ thể hiện thị trường hoạt động của cẩu với mỗi cấu kiện (vùng mà cẩu có thể đứng cẩu được cấu kiện đó), ta xác định được thị trường chung của các cấu kiện và lựa chọn vị trí đứng và sơ đồ di chuyển của cẩu như sau: Cần trục đi giữa và dọc theo dãy cột và tại mỗi vị trí đứng của cần trục ta có thể lắp được cả hai bên, mỗi bên 2 cột (như hình vẽ). Trong mỗi nhịp số lượng vị trí đứng của cần trục là:=>chọn 6(vị trí). Như vậy ta cần thay đổi 6x2 = 12 vị trí đứng của cần trục khi tiến hành lắp ghép toàn bộ cột của công trình. Hình 3.1.1 : Lựa chọn sơ đồ di chuyển cho cẩu lắp cột (Sử dụng tối đa tầm với để tăng hệ số Ksd) vị trí lắp 4 cột. 1.2.Biện pháp thi công - Công tác chuẩn bị: + Chuyên chở cột từ nhà máy đến công trường bằng xe vận chuyển chuyên dụng, sau đó dùng cần trục xếp cột nằm trên mặt bằng thi công tại các vị trí thể hiện như trên bản vẽ. + Dùng máy để kiểm tra lại đường tim, trục của móng và vạch sẵn các đường tim trên mặt móng và tim, cốt trên cột. + Vệ sinh sạch sẽ, làm sạch cốc móng, tùy theo thiết kế có thể dải lớp vữa dưới cốc móng. + Kiểm tra kích thước cột, chiều rộng, chiều cao, tiết diện cột, kiểm tra bulông liên kết của cột với dầm cầu chạy như:vị trí liên kết bulông, chất lượng bulông và ốc vặn bulông cho từng cột, đảm bảo đủ và đạt chất lượng. + Kiểm tra các thiết bị treo buộc cột như: dây cáp, đai ma sát, dụng cụ cố định tạm và chuẩn bị vữa bêtông chèn theo đúng mác thiết kế. Hình 3.1.2 :Mặt bằng tập kết cấu kiện và lắp cột - Công tác lắp dựng (trình tự lắp dựng): + Móc hệ thống treo buộc bằng đai ma sát vào thân cột, đổ một lớp bêtông đệm vào móng cốc. + Móc hệ thống treo buộc vào hệ thống cần cẩu, cần cẩu rút dây cáp kéo đứng cột lên, nhấc cột lên cao cách mặt móng 0,5m. Để giảm ma sát ở chân cột khi kéo lê, người ta bố trí xe goòng đỡ chân cột và thiết bị kéo chân cột vào. + Công nhân dùng hệ thống dây thừng kéo cột vào tim móng, sau đó cho cẩu hạ từ từ cột xuống cốc móng. + Dùng 5 nêm gỗ và 4 dây tăng dơ cố định tạm thời, sau đó dùng máy kinh vĩ để điều chỉnh tim cốt của cột và dùng nivô để điều chỉnh cao trình của cột, vặn tăng đơ và đóng nêm gỗ theo sự điều khiển của người ngắm máy kinh vĩ và nivô. Nếu chiều cao cột chưa đạt yêu cầu ta dùng cần cẩu để kéo nhẹ cột và công nhân ở dưới thay đổi lớp vữa đệm bêtông trong cốc móng để đảm bảo cao trình cột. + Sau khi điều chỉnh xong, thì làm vệ sinh chân cột và dùng vữa ximăng đông kết nhanh để gắn cột, mác vữa >20% mác bêtông làm cột và móng. Chú ý là bêtông phải có cho phụ gia chống co ngót. + Cố định vĩnh viễn chân cột, sẽ có 2 trường hợp: Trường hợp nêm để lại chân cột thì ta tiến hành đổ một lần cao bằng mặt móng là xong. Trường hợp nêm không để lại chân cột, thì lần1 ta đổ bêtông đến dưới mặt nêm chờ cho bêtông đạt 50% cường độ tiến hành rút nêm và đổ nốt phần còn lại cho tới mặt móng. Hình 3.1.3: Sơ đồ lắp ghép và cố định cột Nghiệm thu: Phương pháp nhiệm thu: Xác định chất lượng cấu kiện so với thiết kế bằng thủ công và có sự hỗ trợ của máy trắc đạc, nivo, thước; Đánh giá chất lượng công tác lắp ghép; Kiểm tra mức độ hoàn thành của công trình (hay hạng mục công trình) sau khi đó lắp ghép xong và khả năng được tiến hành thi công các công việc tiếp theo; Kịp thời sửa chữa các sai sót trong qúa tình lắp ghép. Nội dung chung cho công tác nghiệm thu : Mức độ chính xác của việc lắp ghép các cấu kiện, độ kín khít của chỗ tiếp giáp giữa các cấu kiện với nhau và với gối đỡ; dung sai thực tế so với dung sai cho phép; độ vồng của cấu kiện, độ phẳng đáy của các tấm sàn, chênh lệch mép các tấm sàn cạnh nhau..., công tác chống đỡ cấu kiện; Chất lượng đổ vữa không co, bê tông chèn mối nối lắp ghép và khe hở; chất lượng mối hàn liên kết; Sự nguyên vẹn của các cấu kiện và bộ phận lắp ghép; Việc thực hiện những yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế. Cần tiến hành nghiệm thu các công tác khuất và những vấn đề sau đây: Lớp lót dưới móng tường, móng cột; Các móng (lắp ghép hay đổ tại chỗ) trước khi lắp ghép cột hoặc tường; Các gối và mặt tựa của cấu kiện; Cốt thép liên kết mối nối, thép mô men âm đầu tấm sàn, lưới thép lớp bê tông đổ bù mặt sàn; chất lượng mối hàn liên kết và các chi tiết đặt sẵn; Mức độ chèn kín các khe hở và mối nối liên kết bằng vữa không co hoặc bê tông. Khi nghiệm thu, đánh giá chất lượng công tác thi công lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn cần căn cứ các kết quả kiểm tra thi công theo mẫu biểu (các phụ lục 1, 2, 3), nhật ký công trình và các yêu cầu kỹ thuật trong mục 8 của TCVN 4055:1985 và các tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Việc kiểm tra nghiệm thu cần được tiến hành sau mỗi giai đoạn công việc trước khi chuyển tiếp sang giai đoạn công việc khác để chỉnh sửa kịp thời, tránh những sai sót hệ thống. Cần tiến hành quan sát, kiểm tra và đo đạc tại chỗ và lập sơ đồ hoàn công, trong đó ghi rõ sai lệch thực tế so với thiết kế. Việc kiểm tra và nghiệm thu để cho phép triển khai thi công các công tác lắp ghép tiếp theo được tiến hành sau khi lắp ghép xong toàn bộ kết cấu công trình hoặc một bộ phận công trình có độ cứng không gian riêng biệt (nhịp, khung nằm trong phạm vi giữa các khe nhiệt v. v...). Không tiến hành triển khai công tác lắp ghép tiếp theo khi chưa có kết luận cho phép thi công tiếp của tư vấn giám sát thi công hoặc Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu. Sai lệch cho phép khi lắp ghép các cấu kiện bê tông đúc sẵn không vượt quá các trị số quy định trong thiết kế. Nếu trong thiết kế không quy định sai lệch cho phép thì mức cho phép khi lắp ghép không được vượt quá các trị số trong Bảng 1. Hồ sơ nghiệm thu kết cấu bê tông lắp ghép gồm có: Chứng chỉ xuất xưởng của các cấu kiện đúc sẵn; Các văn bản xác định chất lượng, nguồn gốc xuất sứ vật liệu xây dựng như: vữa không co, bê tông chèn, que hàn, sơn chống rỉ, cốt thép, bê tông đổ bù, các vật liệu khác đã sử dụng trong công trình; Bản vẽ hoàn công lắp cấu kiện, trong đó ghi rõ sai lệch thực tế so với thiết kế; Biên bản hoặc bản vẽ thay đổi thiết kế; Sơ đồ kiểm tra trắc đạc công trình; Sổ Nhật ký thi công công trình ghi mọi diễn biến trong quá trình thi công từ khi khởi công đến khi kết thúc và những thoả thuận biện pháp xử lý kỹ thuật giữa nhà thầu và tư vấn giám sát hoặc đại diện thiết kế. Những công việc quan trọng được ghi nhật ký theo mẫu biểu riêng theo phụ lục: Nhật ký công tác lắp ghép, công tác hàn, công tác đổ vữa không co hoặc bê tông chèn mối nối và khe hở; Biên bản nghiệm thu công tác khuất; Kết quả thí nghiệm chất lượng mối hàn và bê tông chèn mối nối; Biên bản liệt kê chứng chỉ, trình độ tay nghề của công nhân tham gia lắp ghép. Các chứng chỉ kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào. Nội dung nghiệm thu cột : Trước lắp dựng (Chuẩn bị cấu kiện) Chỉ lắp ghép những cấu kiện bảo đảm chất lượng (có chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất và phiếu kiểm tra sau khi vận chuyển, kê xếp, bảo quản). Trong phiếu kiểm tra, phải ghi rõ kích thước hình học, chất lượng cấu kiện, độ tin cậy của các móc neo. Tất cả số liệu kiểm tra đều phải phù hợp với thiết kế. Chỉ lắp ghép cột khi có bản vẽ hoàn công móng trong đó, phải có kết luận và sự đồng ý của tư vấn giám sát thi công có thẩm quyền. Đánh dấu trọng tâm và trục định vị cho cột. Trong quá trình lắp dựng Khi lắp cột, cần bảo đảm vạch dấu và ký hiệu ở chân cột trùng với: Trục phân chia ở đáy móng cốc; Trục hình học của cấu kiện đã lấy ở dưới; Nếu cột có các chi tiết định vị đặt sẵn thì việc lắp đặt phải bảo đảm sự trùng khít của các chi tiết đó.Hay bằng 2 quả dọi thả song song với đường tim của 2 mặt phẳng vuông góc nhau; cột càng cao thì quả dọi càng phải nặng và dây treo phải dài; để khỏi chờ đợi mất thì giờ vì quả dọi đu đưa có thể đặt ngâm nó trong 1 hộp đựng dầu. Việc chỉnh đầu trên của cột vào vị trí thiết kế phải đồng thời theo cả hai trục phân chia: trục dọc và trục ngang. Hiệu chỉnh cao độ, tim trục và độ thẳng đứng của cột chỉ được thực hiện khi có cẩu neo giữ. Dùng nêm gỗ cố định chân cột vào cốc móng hoặc căn chỉnh định vị chân cột vào thép chờ móng, tăng đơ và cáp neo giữ tạm thời vào gông phía trên cột chắc chắn mới được tháo móc cẩu .Móc và gông neo cáp phải được kiểm tra chắc chắn, đủ sức chịu tải khi neo giữ và căn chỉnh cột. Tăng đơ cần có cơ cấu chống tuột cáp khi hiệu chỉnh cột. Chỉ tháo dỡ thiết bị gá lắp, tăng đơ, dây cáp neo, cây chống và tiếp tục lắp các cấu kiện, dầm cầu chạy sau khi bê tông, vữa không co ngót chèn cố định chân cột đạt 70% cường độ thiết kế, hoặc sau khi đã liên kết cụm bằng các chi tiết giằng. Trong trường hợp đặc biệt, có thể lắp cấu kiện lên cột và khung trước khi đổ bê tông chèn chân cột nhưng phải bảo đảm chất lượng theo thiết kế và phải có chỉ dẫn cụ thể trong thiết kế thi công. Sau lắp dựng Tiến hành nghiệm thu cao trình vai cột cao trình đỉnh cột,độ thẳng đứng và tim trục vạch sẵn trên cột phục vụ cho công tác tiếp sau đó.Nghiệm thu các kết cấu giằng cố định của cột và hoàn thành bản vẽ hoàn công cột. Các sai số cho phép khi lắp dựng cột : Sai lệch trục định vị chân cột ± 10mm Sai lệch cao độ mặt trên của cột hoặc vai cột (kể cả đối với nhà nhiều tầng) ±10mm Sai lệch độ thẳng đứng đầu cột 0,10% x h (max=±12mm), h= chiều cao cột. 2.Lắp ghép dầm cầu chạy Dùng cần cẩu mã hiệu RDK-25 (L=22,5m; l=5m) để cẩu lắp dầm cầu chạy với các thông số nêu trên. 2.1.Vị trí đứng và sơ đồ di chuyển của cần trục Độ với nhỏ nhất của cần trục là Rmin= 5,8 (m) trọng lượng dầm cầu chạy là Q=3,5 (T). Tầm với lớn nhất của cần trục là: Rmax= 11,5 (m). Như vậy có thể thi công bằng cách cho cần trục đi giữa nhịp biên và dọc theo dãy cột ở như hình vẽ. Sử dụng tối đa tầm với có thể để tăng hệ số Ksd ứng với 1 vị trí đứng lắp được cả hai bên. 2 DCC cho cột biên và 4 DCC cho cột giữa. Trong mỗi nhịp số lượng vị trí đứng của cần trục là: (vị trí) Như vậy ta cần thay đổi 5x2=10 vị trí đứng của cần trục khi tiến hành lắp ghép toàn bộ DCC của công trình. Hình 3.2.1 :Sơ đồ di chuyển cẩu lắp dầm cầu chạy 2.2.Biện pháp thi công - Công tác chuẩn bị: + Dùng xe vận chuyển DCC đến vị trí tập kết dọc theo trục cột như hình vẽ. + Kiểm tra kích thước dầm cầu chạy, bulông liên kết và đệm thép liên kết của dầm cầu chạy (có đủ số lượng hay đúng vị trí hay không). + Kiểm tra dụng cụ treo buộc, phải gia cố hoặc thay thế nếu cần. + Kiểm tra cốt vai cột của hai cột bằng máy thủy bình, đánh tim của dầm, kiểm tra khoảng cách cột. + Chuẩn bị thép đệm, dụng cụ liên kết như bulông, dụng cụ vặn bulông, que hàn và máy hàn. + Móc buộc dụng cụ treo buộc dầm đúng vào vị trí. - Lắp đặt: + Móc móc cẩu vào thiết bị treo buộc dầm cầu chạy, nhấc bổng dầm cầu chạy lên, công nhân dùng dây buộc điều khiển DCC đặt tại vị trí vai cột. + Hai công nhân đứng tại sàn công tác trên đầu cột dùng đòn bẩy để điều chỉnh (vi chỉnh) vị trí dầm cầu chạy. Nếu có sai lệch về cốt thì dùng thêm bản thép đệm. - Cố định vĩnh viễn: + Sử dụng máy kinh vĩ để kiểm tra lại toàn bộ tim dọc theo trục. + Tiến hành hàn chết mối nối (chú ý là cố định vĩnh viễn chỉ thực hiện sau khi lắp xong và điều chỉnh dầm cầu chạy của toàn bộ hàng cột). Hình 3.2.2 : Cẩu lắp dầm cầu chạy Hình 3.2.3 :Mặt bằng tập kết dầm cầu chạy Nội dung nghiệm thu dầm cầu chạy Trước lắp dựng (Chuẩn bị cấu kiện) Chỉ lắp ghép những cấu kiện bảo đảm chất lượng (có chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất và phiếu kiểm tra sau khi vận chuyển, kê xếp, bảo quản). Trong phiếu kiểm tra, phải ghi rõ kích thước hình học, chất lượng cấu kiện, độ tin cậy của các móc neo. Tất cả số liệu kiểm tra đều phải phù hợp với thiết kế. Chỉ lắp ghép cột khi có bản vẽ hoàn công cột trong đó, phải có kết luận và sự đồng ý của tư vấn giám sát thi công có thẩm quyền. Kiểm tra cao trình vai cột bằng ống cao su hoặc máy thủy bình Trong quá trình lắp dựng Phải bảo đảm đúng vị trí thiết kế của dầm, giằng trong quá trình lắp ghép. Dấu ghi trên cấu kiện lắp phải trùng với dấu ghi trên gối đỡ (vai cột). Khi lắp đặt dầm cầu chạy, phải liên kết tạm thời khi dầm mảnh và cao. Dầm cầu chạy bê tông có độ ổn định lớn nên không cần cố đinh tạm và kiểm tra độ chính xác từng khẩu độ của dầm so với giới hạn cho phép. Sau lắp dựng Nghiệm thu các mối nối và sai lệch của dầm cầu chạy sau khi lắp dựng và hoàn thành bản vẽ hoàn công dầm cầu chạy Các sai số cho phép khi lắp dựng dầm cầu chạy : Sai lệch trục các đầu dầm, dầm cầu trục ±10 mm. Độ không thẳng đứng của thành dầm 1,0%xh, h= chiều cao dầm Sai lệch độ dài gối đỡ (hướng chiều dài dầm) ±15 mm. Sai lệch bề rộng gối đỡ (hướng chiều ngang dầm) ±10 mm. 3.Lắp ghép dàn vì kèo và cửa trời Dùng cần cẩu mã hiệu XKG-30 (L=30m; l=5m), để cẩu lắp dàn vì kèo và cửa trời với các thông số nêu trên. 3.1.Xác định vị trí đặt cẩu và sơ đồ vận chuyển - Sơ đồ vận chuyển cẩu lắp: cho cần cẩu chạy giữa nhịp nhà. - Xác định vị trí cẩu lắp: vị trí đặt cẩu xác định theo bán kính nhỏ nhất và lớn nhất của cẩu với cần trọng lượng vật cẩu, vị trí đặt dàn vì kèo và panel mái. + Dàn nhịp giữa: Bán kính cẩu nhỏ nhất của cẩu là: Rmin= 8 (m). Cần cẩu phải cẩu vật nặng P=8,35 (Tấn) , tra bảng thông số cần trục ta có: Rmax=11,5 (m). Căn cứ vào kích thước cụ thể của dàn, panel mái và mặt bằng nhịp giữa ta có vị trí cẩu lắp như hình vẽ. + Dàn nhịp biên: Bán kính nhỏ nhất của cần cẩu là: Rmin= 8 (m). Cần cẩu phải cẩu vật nặng P= 7,05 (Tấn) , tra bảng thông số cần trục ta có: Rmax=13 (m). Căn cứ vào kích thước cụ thể của dàn, panel mái và mặt bằng nhịp biên ta có vị trí cẩu lắp của cần cẩu như hình vẽ. 3.2.Kĩ thuật lắp - Công tác chuẩn bị: + Kết cấu mái chỉ được tiến hành lắp ghép sau khi đã cố định vĩnh viễn chân cột. + Sau khi cố định vĩnh viễn chân cột, tiến hành vạch các đường tim trục để công tác lắp ghép được nhanh chóng chính xác. Gá lắp các dụng cụ điều chỉnh và cố định tạm cho dàn trước khi cẩu dàn. Treo buộc dàn dùng dàn treo bằng thép, treo bởi 4 điểm tại các mắt dàn thanh cánh thượng, tại đó ta có gia cố chống vỡ cắt cục bộ khi cẩu. Bố trí các phương tiện để cho công nhân đứng khi thi công các liên kết dàn với hệ kết cấu của nhà. - Cẩu lắp và cố định tạm: + Cố định tạm dàn nhịp giữa và hai biên bởi 3 điểm, sử dụng các thanh giằng cánh thượng, riêng 2 dàn đầu tiên khi lắp cố định tạm bằng các tăng đơ dây néo, cũng cố định mỗi dàn 3 điểm: 2 điểm đầu, 1điểm giữa dàn. +Kiểm tra và điều chỉnh độ thẳng đứng của dàn, vị trí, cao trình thiết kế đặt dàn. - Cố định vĩnh viễn: + Sau khi điều chỉnh kiểm tra nếu toàn bộ các yêu cầu kĩ thuật theo thiết kế đó đạt được, tiến hành cố định vĩnh viễn dàn bằng các hệ giằng thanh cánh thượng, cánh hạ và giằng đứng. + Sau đó lắp ngay tấm mái để sử dụng tấm mái cố định vĩnh viễn dàn. Nội dung ghiệm thu dàn vì kèo: Trước lắp dựng: Có biên bản nghiệm thu lắp ghép cột trước đó và sự cho phép lắp ghép của giám sát thi công. Nghiệm thu cấu kiện vì kèo và cửa trời được vận chuyển đếnbằng các văn bản kiểm định chất lượng của nhà sản xuất và kiểm định lại các liên kết chờ,bulong,….của cấu kiện Nghiệm thu các tim trục vạch trên dàn và cửa trời tổ hợp,thiết bị treo cẩu và an toàn và các thiết bị phụ phục vụ cho công tác lắp ghép Sau lắp dựng: Phải bảo đảm vị trí thiết kế của dàn và giằng trong quá trình lắp ghép (cao trình đỉnh mái,độ dốc…).Dấu ghi trên dàn phải trùng với dấu ghi trên cột (gối đỡ). Đối với dàn, kèo và dầm, trước khi tháo móc cáp, phải kiểm tra liên kết với kết cấu đỡ theo thiết kế hoặc liên kết tạm thời theo thiết kế thi công. Hình 3.1.1 : Mặt bằng tập kết cấu kiện và cẩu lắp dàn Hình 3.1.2 :Lắp ghép dàn cửa trời + panel mái 4.Lắp ghép panel mái Dùng cần cẩu mã hiệu XKG-30 (L=30m; l=5m) có mỏ phụ l=5m để cẩu lắp tấm panel mái với các thông số nêu trên. 4.1.Xác định vị trí đặt cẩu và sơ đồ vận chuyển cẩu lắp - Sơ đồ vận chuyển cẩu lắp: Cho cần cẩu XKG-30 (L=30m; l=5m) có mỏ phụ l=5m chạy giữa nhịp nhà (sơ đồ di chuyển như hình vẽ phần lắp ghép dàn mái). - Xác định vị trí cẩu lắp: Vị trí đặt cẩu xác định theo bán kính nhỏ nhất và lớn nhất của cẩu với trọng lượng vật cẩu, vị trí đặt dàn vì kèo và panel mái. Bán kính cẩu nhỏ nhất của cẩu là Rmin= 8 (m). Cần cẩu phải cẩu vật nặng P=1,2 (Tấn), hạn chế độ cao H=28,5 (m), tra bảng thông số cần trục ta có: Rmax=24 (m). Căn cứ vào kích thước cụ thể của dàn, panel mái và mặt bằng thi công cẩu lắp ta có vị trí cẩu lắp của cần cẩu như hình vẽ (phần lắp ghép dàn mái). 4.2.Kĩ thuật lắp - Công tác chuẩn bị: Sau khi cố định vĩnh viễn dàn, tiến hành treo buộc các tấm mái (mỗi tấm mái được treo buộc bởi 4 điểm) dùng puly tự cân bằng. - Cẩu lắp và cố định tạm: lắp các tấm mái theo trình tự lắp dàn chính trước (Dàn ở nhịp dài hơn) theo trình tự từ dưới lên, sau đó lắp tấm mái của cửa trời theo trình tự từ trên xuống. Sau đó kiểm tra điều chỉnh panel mái vào vị trí theo thiết kế. - Cố định vĩnh viễn: sau khi điều chỉnh kiểm tra nếu toàn bộ các yêu cầu kĩ thuật theo thiết kế đó đạt, tiến hành cố định vĩnh viễn panel bằng hàn các tấm mái vào chi tiết liên kết đã chôn sẵn trên cánh thượng. - Nghiệm thu : Trước lắp ghép: Kiểm tra tấm mái xem có bị biến dạng sứt mẻ,nứt gì không.Và các chi tiết chôn sẵn để liên kết các mái với nhau có đảm bảo không. Sau lắp ghép Tấm mái chỉ được lắp đặt sau khi dàn mái đã được liên kết cố định hoặc phải theo chỉ dẫn của thiết kế thi công. Trình tự và hướng dẫn lắp đặt tấm mái phải được ghi rõ trong thiết kế thi công và phải bảo đảm độ ổn định công trình đồng thời bảo đảm khả năng liên kết các tấm với kết cấu chịu lực. Diện tích tiếp xúc của tấm lên gối tựa phải bảo đảm theo đúng chỉ dẫn của thiết kế. Khi lắp tấm theo mặt trên của dầm và dàn, cần đặc biệt chú ý kiểm tra cạnh kê của tấm lên dầm, dàn và đối chiếu với kích thước ghi trong thiết kế. Tấm mái phải được liên kết với kèo sau khi lắp đặt từng tấm. 5.Lắp ghép tấm tường Dùng cần cẩu mã hiệu RDK-25 (L=22,5m) để cẩu lắp các tấm tường với các thông số nêu trên. 5.1.Xác định vị trí và sơ đồ vận chuyển cẩu lắp - Sơ đồ vận chuyển cẩu lắp: Cho cần cẩu chạy dọc biên nhà (phía ngoài nhà) để tiến hành cẩu lắp các tấm tường. - Xác định vị trí đặt cẩu: Vị trí đặt cẩu xác định theo bán kính nhỏ nhất và lớn nhất của cần cẩu với trọng lượng vật cẩu, vị trí tập kết cấu kiện. Bán kính cẩu nhỏ nhất của cần cẩu là: Rmin=5 (m). Cần cẩu phải cẩu vật nặng P=1,2 (Tấn) , tra bảng thông số cần trục ta có:Rmax=16 (m). Căn cứ vào kích thước cụ thể của tấm tường và mặt bằng bố trí cấu kiện ta có vị trí cẩu lắp của cần trục như hình vẽ. 5.2.Kỹ thuật lắp - Công tác chuẩn bị: Sau khi đã đổ giằng móng, tập kết tấm tường đến vị trí lắp bằng các xe chuyên chở, treo buộc cáp và puly tự cân bằng với 2 điểm treo. - Cẩu lắp và cố định tạm: lắp các tấm tường từ dưới lên trên, mỗi vị trí đứng cẩu lắp được 3 tấm tường tương ứng với 3 bước cột. Sau khi lắp, tiến hành kiểm tra và điều chỉnh panel mái vào vị trí theo thiết kế. - Cố định vĩnh viễn: sau khi điều chỉnh và kiểm tra nếu toàn bộ các yêu cầu kĩ thuật theo thiết kế đã đạt yêu cầu, tiến hành cố định vĩnh viễn panel bằng cách hàn các tấm tường vào chi tiết chôn sẵn trong cột và hàn các tấm tường với nhau. Hình 5.2.1 :Cẩu lắp tấm tường Hình 5.2.2 Sơ đồ di chuyển cẩu tấm tường (Sử dụng tối đa tầm với để tăng hệ số Ksd) IV.KĨ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG LẮP GHÉP - Công tác lắp ghép thường tiến hành ở trên cao, do đó đòi hỏi những công nhân lắp ghép phải có sức khỏe tốt không bị chóng mặt, nhức đầu. Khi giao nhiệm vụ mới ở trên cao cho công nhân, cán bộ kĩ thuật phải phổ biến các biện pháp an toàn thật chu đáo cho họ. - Cần cung cấp cho công nhân làm việc ở trên cao những trang thiết bị quần áo làm việc riêng, gọn gàng, giầy không trơn, găng tay dây lưng an toàn. Những dây lưng xích an toàn phải chịu được lực tĩnh tới 300kg. Nghiêm cấm việc móc dây an toàn vào những kết cấu chưa liên kết chắc chắn, không ổn định. Khi cấu kiện được treo cẩu lên cao 0,5m phải dừng lại ít nhất 1-2 phút để kiểm tra an toàn của móc treo. - Không đứng dưới cấu kiện đang cẩu lắp. - Thợ lắp đứng đón cấu kiện phải ở phía ngoài bán kính quay. - Các đường đi lại qua khu vực đang tiến hành lắp ghép phải được ngăn cách: ban ngày phải cắm biển cấm đi lại, ban đêm phải thắp đèn đỏ báo hiệu (hoặc phải có người bảo vệ). - Đường dây điện không được chạy qua khu vực đang tiến hành lắp ghép, nếu không tránh được thì dây bắt buộc phải đi ngầm. - Nghiêm cấm công nhân đứng trên các cấu kiện đang cẩu lắp. - Các móc cẩu nên có lắp an toàn để dây cẩu không tuột khỏi móc. Không được kéo ngang vật từ đầu cần bằng cách quấn dây hoặc quay tay cần vì như vậy có thể làm đổ cần trục. - Không được phép đeo vật vào đầu cần trong thời gian nghỉ giải lao. - Chỉ được phép tháo dỡ móc cẩu ra khỏi cấu kiện khi cấu kiện đã cố định tạm độ ổn định của cấu kiện được đảm bảo. - Những cầu sàn công tác để thi công các mối nối đó phải chắc chắn, liên kết vững vàng, phải có hàng rào tay vịn cao quá 1m. Khe hở giữa mép trong của sàn tới cấu kiện không được vượt quá 10cm. - Phải thường xuyên theo dõi, sữa chữa các sàn công tác. - Nghiêm cấm việc đi lại trên cánh thượng của dàn vì kèo, dầm và các thanh giằng. Chỉ được phép đi lại trên cánh hạ của dàn khi dây cáp đã đưa cấu kiện vào thẳng vị trí cao trên 1m. - Cần có biện pháp bảo vệ chống sét tạm thời cho các công trình lắp ghép trên cao. Biện pháp dùng phổ biến nhất là dùng dây dẫn tạm, cột thu lôi bằng kim loại nối đất tốt. V.TÍNH TOÁN VÀ LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG. Sử dụng cần cẩu: RDK-25 (L=22,5m) để thi công lắp cột, dầm cầu chạy và tấm tường. XKG-30(L=30m;l=5m) để thi công lắp dàn, cửa trời và panel mái. 1.Lập sơ đồ di chuyển cần trục Căn cứ vào biện pháp kĩ thuật trong lắp ghép các cấu kiện ta lập được sơ đồ di chuyển của cần trục cho toàn công trình. Hình 5.2 : Sơ đồ di chuyển cần trục 2.Lập tiến độ thi công và biểu đồ nhân lực Hình 5.3 : Tiến độ và biểu đồ nhân lực Chú thích: 1-Lắp cột. 2-Lắp dầm cầu chạy. 3-Lắp dàn +cửa trời và panel mái. 4-Lắp Panel tường. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo_an_may_nang_chuyen_phan_cghlg_new_6638.doc