Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG - 1 -
1.1. Vị trí địa lý. - 1 -
1.2. Nhiệm vụ công trình. - 1 -
1.3. Quy mô công trình. - 1 -
1.4. Điều kiện tự nhiên khu vục xây dựng. - 3 -
1.4.1 Điều kiện địa hình. - 3 -
1.4.2 Điều kiện địa chất. - 3 -
1.4.3 . Điều kiện địa chất thuỷ văn. - 5 -
1.4.4. Điều kiện cung cấp vật liệu xây dựng. - 12 -
1.4.5. Điều kiện cung cấp thiết bị công nghệ. - 13 -
1.4.6. Điều kiện cung cấp vật tư xe máy. - 13 -
1.4.7. Điều kiện cung cấp điện, nước, khí nén. - 13 -
1.5.5 Điều kiện giao thông. - 13 -
1.5.6 Điều kiện dân sinh kinh tế. - 14 -
CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC DẪN DÒNG THI CÔNG - 15 -
2.1. Dẫn dòng thi công. - 15 -
2.1.1. Phân tích đề xuất phương án dẫn dòng. - 15 -
2.1.2. So sánh lựa chọn các phương án dẫn dòng thi công. - 16 -
2.1.3. Chọn lưu lượng thiết kế dẫn dòng thi công. - 18 -
2.2. Tính toán thuỷ lực. - 21 -
2 .2.1.Tính toán thuỷ lực qua lòng sông thu hẹp. - 21 -
2.2.2. Tính toán thuỷ lực dẫn dòng kết hợp qua 2 cống và qua kênh. - 28 -
2.2.3. Tính toán thuỷ lực dẫn dòng kết hợp qua 2 cống và tràn xây dở năm 2008. - 42 -
2.2.4. Tính toán Thủy lực qua Tràn xả lũ: - 47-
2.3. Tính toán điều tiết qua các công trình tháo nước. - 50 -
CHƯƠNG 3 . TỔ CHỨC THI CÔNG VAI TRÁI ĐẬP CHÍNH - 56 -
3.1. CÔNG TÁC HỐ MÓNG - 56 -
3.1.1. Đặc điểm địa hình, địa chất khu vực vai trái đập chính. - 56 -
3.1.2. Xây dựng đường thi công. - 57 -
3.1.3. Biện pháp đào đất đá. - 57 -
3.1.4. Xác định khối lượng đào móng: - 59 -
3.1.5. Tính toán thiết kế nổ mìn đào móng. - 63 -
3.2. THI CÔNG ĐẬP KHÔNG TRÀN BỜ TRÁI. - 68 -
3.2.1. Mục đích của việc phân đợt, phân lớp đổ bê tông: - 68 -
3.2.2. Tính toán khối lượng - cường độ thi công bê tông. - 69 -
3.2.3. Thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn. - 70 -
Cát nhân tạo. - 72 -
3.2.4. Sản xuất bê tông. - 73 -
3.2.5. Chọn xe máy thiết bị xây dựng đập. - 74 -
3.2.6. Quy trình công nghệ thi công đập bê tông đầm lăn. - 75 -
3.2.7. Công tác tổ chức thi công mặt đập. - 77 -
3.2.8. Công tác ván khuôn. - 77 -
CHƯƠNG 4 : LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG - 86-
4.1. Các nguyên tắc cơ bản khi lập tiến độ thi công. - 86 -
4.1.1. Mục đích khi lập kế hoạch tiến độ thi công . - 86 -
4.1.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch tiến độ thi công. - 86 -
4.1.3. Các nguyên tắc khi lập kế hoạch tiến độ thi công. - 87 -
4.2. Các phương pháp lập kế hoạc tiến độ thi công. - 88 -
4.2.1. Phương pháp sơ đồ đường thẳng. - 88 -
4.2.2. Phương pháp sơ đồ mạng lưới. - 88 -
4.3. Các bước lập kế hoạch tiến độ thi công. - 89 -
4.3.1. Các bước lập kế hoạch tiến độ thi công đập. - 89 -
4.3.2. Lập kế hoạch tiến độ thi công đập theo phương án chọn. - 89 -
5.2.1. Những nguyên tắc cơ bản. - 91 -
5.2.2. Trình tự thiết kế. - 93 -
5 3. Công tác kho bãi - 94 -
5.3.1. Mục đích. - 94 -
5.3.2. Các loại kho bãi - 94 -
5.3.4. Các loại kho chuyên dùng. - 95 -
5.3.5. Xác định diện tích kho và đường bốc dỡ hàng hoá. - 96 -
5.5. Tổ chức cung cấp nước ở công trường. - 98 -
5.5.1. Tổ chức cung cấp nước. - 98 -
5.5.2. Xác định lượng nước cần dùng. - 99 -
5.5.3. Chọn nguồn nước: - 100 -
- 101 -
5.6. Tổ chức cung cấp điện cho công trường. - 101 -
5.7. Bố trí tổ chức quy hoạch nhà tạm thời trên công trường. - 101 -
5.7.1. Mục đích. - 101 -
5.7.2. Xác định số người trong khu nhà ở. - 102 -
5.7.3. Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ của khu vực xây nhà. - 103 -
5.7.4. Bố trí khu nhà ở, dịch vụ tổng hợp. - 104 -
Chương 6 : DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - 105 -
6.1. Khái Niệm Chung về Dự Toán. - 105 -
6.1.1. Quy định chung về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - 105 -
6.1.2. Tổng mức đầu tư của dự án và dự toán xây dựng công trình. - 105 -
6.2. Dự Toán Xây Dựng Công Trình Cho Hạng Mục Đập Vai Trái - 105 -
6.2.1.Các căn cứ để lập dự toán xây dựng công trình. - 105 -
6.2.2. Xác định chi phí xây dựng của hạng mục công trình đập vai trái. - 106 -
CHƯƠNG 7 : KẾT LUẬN -107 -
CHƯƠNG 7 : KẾT LUẬN
Công trình thuỷ điện Sơn La là công trình thuỷ điện lớn có ý nghĩa và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với nền kinh tế , xã hội nước ta . Em đã được giao đề tài về thiết kế và tổ chức thi công đập chính công trình thuỷ điện Sơn La , nhận thức được tầm quan trọng của đồ án trong suốt quá trình làm đồ án em đã hết sức cố gắng tìm tòi, học hỏi, và tham quan thực địa công trường . Với sự nỗ lực của bản thân đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Lê Văn Hùng cùng các thầy cô trong bộ môn Thi Công Trường Đại Học Thuỷ Lợi em đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn và đảm bảo đầy đủ nội dung mà đồ án đề ra .
Với đề tài “Thiết kế tổ chức thi công đập chính vai trái thuỷ điện Sơn La “ em đã hoàn thành với các nội dung sau :
1. Giới thiệu chung về công trình thuỷ điện Sơn La.
2. Thiết kế dẫn dòng thi công .
3. Thiết kế thi công đập chính vai trái .
4. Lập tiến độ thi công đập chính vai trái .
5. Bố trí mặt bằng công trình .
6. Tính dự toán xây dựng hạng mục công trình .
Qua quá trình làm đồ án này đã giúp em nắm thêm được rất nhiều kiến thức thực tế về hiện trạng thi công công trình ngoài hiện trường , cũng như củng cố thêm những kiến thức đã học được trong suốt quá trình học tập tại nhà trường , giúp em vững tin hơn trên con đường sắp tới khi ra trường đi xây dựng quê hương , đất nước. Tuy nhiên do kinh nghiệm thực tế it và trình độ còn nhiều hạn chế vì vậy trong đồ án này không thể tránh khỏi những sai sót , em rất mong được sự chỉ bảo , giúp đỡ của các quý thầy cô .
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội , ngày 2 tháng 5 năm 2008
109 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổ chức thi công đập chính thuỷ điện Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó 2 lần đầu là đầm tĩnh còn các lần sau là đầm rung. Công tác rải, san, đầm chủ yếu bằng cơ giới.Trong quá trình đổ và san trước khi đầm, chênh lệch cao độ giữa các vị trí không quá lớn, mỗi đợt đổ liên tục nhiều lớp thường có tổng chiều dày khoảng 3m sau đó nghỉ từ 3-5 ngày mới đổ tiếp các đợt sau.
3.2.6.3. Xử lý tiếp giáp giữa các lớp đổ:
Giữa các lớp bê tông đầm lăn sau khi đầm, nếu khoảng thời gian ngừng đổ vượt quá thời gian giãn cách cần có một lớp vữa lót có độ sụt cao, sử dụng vật liệu có hàm lượng xi măng cao để tăng độ kết dính giữa các lớp bê tông đầm lăn và đảm bảo độ kín nước hoặc phải xử lý bằng đánh xờm trước. Độ dày của vữa lót phải đủ để lấp đầy khe hở dưới đáy của lớp vữa lót. Phụ gia chậm đông cứng cũng thường xuyên được sử dụng để kéo dài thời gian ninh kết của lớp vữa lót.
Lớp vữa lót được rải trước khi thực hiện các hoạt động đổ bê tông đầm lăn, thường không nên vượt quá từ 10-15 phút. Thời gian giãn cách giữa các lớp bê tông phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh môi trường.
3.2.6.4. Xử lí nơi tiếp xúc với đá, hai vai đập:
Nơi tiếp xúc giữa bê tông đầm lăn với đá tại các vai và móng đập, cần lót bê thường. Tại các vai đập hỗn hợp bê tông thường và hỗn hợp bê tông đầm lăn cần được xen nhau như một khối để tăng độ bám dính do RCC ít xi măng. Độ dày của lớp lót trên móng do độ nhám của móng quyết định
3.2.6.5. Vùng kết hợp giữa bê tông đầm lăn và bê tông thường:
Vùng giao tiếp giữa bê tông đầm lăn với bê tông thường cần xử lý hết sức thận trọng, hai loại bê tông phải đổ so le nhau và trước lúc ninh kết ban đầu phải hoàn thành đầm lăn hoặc đầm chấn động (Bê tông đầm lăn được đổ trước, bê tông thường được đổ sau). Phần giáp giới với bê tông phía ngoài của đập bê tông đầm lăn dùng đầm dùi để đầm chặt.
3.2.6.6. Xử lý khe thi công:
Bê tông đầm lăn được đổ theo từng lớp có chiều dày lớp đổ 30cm, bề mặt mỗi lớp và đặc biệt là giữa các đợt đổ được coi là một khe thi công, Nếu thời gian giữa các đợt đổ vượt quá thờì gian cho phép thi phải có biện pháp xử lý thích hợp tương ứng với từng loại khe thi công :
Khe nóng (khe tươi) :Khi thời gian giữa các đợt đổ dưới 20 giờ chỉ cần xử lý bằng vòi phun nước rửa bề mặt và xe tải chân không .
Khe ấm : Khi thời gian giữa các đợt đổ từ 20 đến 24 giờ , dùng chổi quét đường có kết cấu là kết hợp nilông và răng thép để tạo thành một bề mặt thô nhám ,sau đó được làm sạch bằng xe tải chân không .
Khe lạnh : Khi thời gian giữa các đợt đổ từ 24 đến 57 giờ , ta dùng vòi phun nước áp lực cao có khả năng bóc lột cốt liệu , xe tải chân không và bộ nén khí 600cfm.
Khe siêu lạnh :Khi thời gian giữa các đợt vượt quá 57 giờ , ta phải dùng vòi phun nước áp lực cao có khả năng bóc lột cốt liệu , xe tải chân không , bộ máy nén khí 600cfm va một kế hoạch dải vữa hợp lý .
3.2.6.7. Công tác dưỡng hộ bê tông:
Bảo dưỡng bằng nước bằng các đường ống cấp nước ổn định. Từ ống thép và vòi phun để tạo sương mù hoặc phun vảy nước nhẹ trên toàn bộ bề mặt RCC hoặc bằng xe téc nước chuyên dùng.
3.2.6.8. Công tác kiểm tra chất lượng:
Cũng như bê tông truyền thống, công tác kiểm tra chất lượng đối với bê tông đầm lăn cũng hết sức quan trọng nhằm đánh giá sản phẩm được tạo ra phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn hiện hành. Công tác kiểm tra bao gồm: Kiểm tra vật liệu, thành phần cấp phối, thiết bị thi công. Công tác kiểm tra diễn ra từ trước khi thi công bê tông, trong khi thi công và sau khi thi công.
Công tác kiểm tra lấy mẫu: Bao gồm các nội dung như xác định trị số Vc, dung trọng, cường độ kháng nén, kéo cắt và khả năng chống thấm.
3.2.7. Công tác tổ chức thi công mặt đập
Ta bố trí công tác thi công mặt đập tại cao trình đại diện: 140 là cao trình có diện tích lớn nhất. Muốn cho 3 phần việc rải, san và đầm, đánh xờm, bảo dưỡng không chồng chéo lên nhau và để tăng nhanh tốc độ thi công, ta phải thi công phương pháp cuốn chiếu để hoàn thành phần việc đó. Phương pháp tổ chức thi công dây chuyền trên mặt đập tức là chia mặt đập thành từng dải song song với tuyến đập, trên mỗi dải sẽ hoàn thành các phần việc và tiến hành đồng thời theo thứ tự đánh xờm, rải, san, đầm và bảo dưỡng.
Diện tích mỗi lớp công tác phải bằng nhau và phải đủ để đội máy và đội công tác phát huy hết tác dụng. Trong cùng một thời gian đã định mỗi đội đều hoàn thành nhiệm vụ trên mỗi đoạn công tác.
3.2.8. Công tác ván khuôn.
Công tác ván khuôn được dung cho việc thi công tường thượng lưu đập , ở đây em chỉ bố trí ván khuôn cho một khoảnh điển hình là khoảnh số 2 ở cao trình 120.
1. Vai trò và nhiệm vụ của ván khuôn.
Ván khuôn là kết cấu tạm, nhưng vai trò của ván khuôn là hết sức quan trọng nó không chỉ tạo dáng cho công trình mà còn là kết cấu chịu lực khi cường độ của bê tông chưa đủ khả năng chịu lực. Khối lượng thi công, lắp dựng, chế tạo ván khuôn tương đối lớn, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình.
2. Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế ván khuôn.
Ván khuôn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo đúng hình dạng, kích thước, vị trí các bộ phận công trình theo thiết kế
- Ván khuôn luôn phải vững chắc, ổn định, khi chịu tải trọng không vượt quá biến dạng cho phép.
- Đảm bảo mặt bằng phải kín, khi đổ nước xi măng và vữa bê tông không bị chảy ra khi đầm.
- Lắp dựng ván khuôn dễ dàng, khi tháo dỡ ván khuôn ít bị hỏng.
- Mặt bằng bê tông không bị hư hại, ván khuôn phiá được luân chuyển nhiều lần.
- Công tác ván khuôn phải tạo điều kiện thuận lợi cho các công tác khác như: Đổ - san - đầm bê tông. Đối với những kết cấu nhỏ và mỏng thì kết cấu ván khuôn phải thống nhất với biện pháp đổ - san - đầm bê tông.
3. Lựa chọn ván khuôn:
Lựa chọn ván khuôn bằng kim loại. Ván khuôn bằng kim loại có độ cứng cao, bên chắc có thể luân lưu 20 lần trở lên, mặt bêtông nhẵn đẹp.
Ván khuôn tiêu chuẩn thiết kế là ván khuôn được chọn sử dụng thi công, loại ván khuôn này có giá trị sử dụng cao. Ta thiết kế ván khuôn tiêu chuẩn có kích thước như sau: 3,5x1,8 m (tức là ván khuôn dài 3,5m cao 1,8m ).Ta bố trí 2 dầm chính ngang và 6 dầm dọc phụ,
Kết cấu của ván khuôn tiêu chuẩn như sau:
+ Bản mặt làm bằng tôn CT3 có chiều dày thiết kế
+ Các dầm ngang làm bằng thép hình C16
+ Các dầm dọc phụ làm bằng thép CT3 hình chữ nhật kích thước 6x160(mm2)
+ Các thanh biên dọc và ngang đều làm bằng thép hình C16
4. Lực tác dụng lên ván khuôn. .
Chiều cao sinh áp lực ngang khi bê tông đổ theo phương pháp lên đều. tính theo công thức: ( Bêtông ở vùng tiếp giáp với ván khuôn được thi công giống như bêtông thường do đó ta tính toán lực tác dụng vào ván khuôn như trường hợp bêtông thường. ).
H = (Tài liệu Trang 14 Tập 2 Giáo trình thi công)
Trong đó:
: Năng xuất thực tế của hỗn hợp bê tông khi được chuyển đến khối đổ
= 75 (m3/h)
t1: Thời gian ninh kết ban đầu của ximăng, đối với xi măng pooclăng thi công trong điều kiện nhiệt độ 20 – 300C, t1 = 90 phút = 1,5 giờ
t: thời gian dự kiến để đổ xong một khoang t = 6h.
:Diện tích thực tế của lớp đổ, F = 145 m2.
H = = 0.75 m
Theo bảng F-2 QPTL-D6-78 với việc sử dụng đầm chấn động là đầm chày, chiều cao sinh áp lực ngang của hỗn hợp vữa bê tông H = 0,75 m > R0 = 0,5m ta có áp lực ngang của vữa bê tông xác định theo sơ đồ sau:
Bảng 3.5. Áp lực ngang của bê tông mới đổ
Cách đầm
Công thức tính toán
Sơ đồ áp lực
Đầm chấn động trong (đầm chày)
P1 = gbR0
F1
Trong đó
P1: Áp lực phân bố của bê tông lỏng
H: Chiều cao sinh áp lực ngang (m), khi đổ theo phương pháp lên đều
gb - khối lượng đơn vị của bêtông lỏng; gb = 2400(kg/m3) = 2400(daN/m3);
R0 – bán kính tác dụng theo chiều thẳng đứng của đầm chày, R0 = 0,5(m);
P1 = 2400*0,5 = 1200(daN/m2).
P2: Tải trọng động phát sinh khi đổ hỗn hợp bê tông gây nên, P2 xác định theo bảng F3 QPTL-D6-78
Biện pháp đổ hỗn hợp bê tông
vào trong ván khuôn
Tải trọng ngang tác dụng vào
ván khuôn ( daN/m2)
Đổ trực tiếp từ các thiết bị vận chuyển có dung tích từ > 0,8 m3
600
P3: Tải trọng do chấn động của đầm bê tông, Với ván khuôn đứng lấy P3 = 200 daN/cm2.
P4: Tải trọng ngang do gió gây nên. Áp dụng cho điểm thi công có chiều cao ván khuôn cao hơn so với mặt nền từ 5m trở lên và nơi thường có gió cấp 4 trở lên thì công thức tính P4 như sau:
P4 = K.q = 0,8.100 = 80 daN/m2.
Trong đó:
K: Hệ số động lực gió tra bảng F4 QPTL-D6-78 ứng với trường hợp ván khuôn có mặt đứng trực tiếp chịu áp lực gió, K = 0,8.
q: Áp lực gió tiêu chuẩn của gió, theo QPTL-D6-78, q = 100 daN/m2, áp lực gió chỉ gây nguy hiểm trong khi chuẩn bị công tác lắp dựng còn khi đã neo và đổ bê tông thì không đáng kể nên ta tính toán áp lự ngang thì bỏ qua áp lực này.
Tổ hợp lực tiêu chuẩn để tính ván khuôn là: ta chọn tổ hợp tải trọng nguy hiểm nhất để tính nên chọn tổ hợp tải trọng là hai lực
Ptc = P1 + P2 = 1200 + 600 = 1800 (daN/m2).
Tổ hợp lực tính toán tác dụng lên ván khuôn.
Ptt = n1.P1 + n2. P2.
= 1,3.1200 + 1,3.600 = 2340 ( daN/m2 )= 0,234 ( daN/cm2)
Trong đó:
Ptc: Tải trọng tiêu chuẩn để kiểm tra biến dạng của ván khuôn.
Ptt: Tải trọng tính toán dùng để tính toán khả năng chịu lực của ván khuôn
n1: Hệ số vượt tải áp lực ngang của hỗn hợp vữa bê tông, n1 = 1,3
n2: Hệ số quá tải của tải trọng động khi đổ hỗn hợp vữa bê tông vào ván khuôn và do chấn động đầm của bê tông, n2 = 1,3
Biểu đồ áp lực của tổ hợp tải trọng là
Hình 3.5. Sơ đồ áp lực ngang của tổ hợp ngang tác dụng vào ván khuôn
Tổng áp lực ngang tác dụng lên 1m chiều dài ván khuôn là
F =600.0,75 + 1200. = 1050 (daN/m)
5 . Tính chiều dày ván mặt ( thép số1):
Bản mặt là tấm mỏng tựa trên 4 cạnh.
Chiều dày ván mặt : theo sách kết cấu thép chiều dày của bản mặt được xác định theo công thức ( 7- 26 Giáo Trình GT kết cấu thép)
Trong đó
d - Chiều dày ván mặt;
300
q
m
max
Hình 3.6. Sơ đồ tính toán bản mặt
a - cạnh ngắn của ô bản mặt b = 50 (cm);
R - cường độ chịu uốn của thép, R = 1565(daN/cm2);
Ptt - cường độ áp lực tính toán tại tâm của ô bản mặt P = 0,234 (daN/cm2)
= 0,373 cm
Chọn chiều dày ván mặt = 6 (mm), để đảm bảo luân chuyển ván khuôn được nhiều lần
- Kiểm tra cường độ bản mặt
Lực phân bố tác dụng lên bản mặt ván khuôn tính toán là:
q = 2340.0,5 = 1170 ( daN/m)
Giá trị Mô men lớn nhất của bản mặt là:
Mmax== = 52,65 (daN.m)
Ứng suất lớn nhất tại bản mặt là:
(daN/cm2)
Từ đó ta kiểm tra điều kiện chịu lực của bản mặt
σmax =1755 daN/ cm2 < mb.Ru = 1,25.1565 = 1956 daN/cm2
Trong đó:
q - Lực phân bố tác dụng lên bản mặt ván khuôn.
l - Chiều dài nhịp tính toán
- Ứng suất lớn nhất tại bản mặt
Ru - Cường độ tính toán khi chịu uốn của vật liệu, Ru = 1565 daN/cm2.
mb - Hệ số điều kiện làm việc của bản mặt, đối với bản mặt tựa lên 4 mặt mb =1,25
- Kiểm tra độ võng của bản mặt.
Bản mặt là phần khuất nên độ võng của bản mặt thỏa mãn điều kiện sau:
f ≤ [ f ] ≤
Ta có:
f = = >
Bản mặt ván khuôn thiết kế của ta Chưa thỏa mãn điều kiện chuyển vị, vì vậy ta phải tăng độ dày bản mặt. chọn δ = 10mm.
Khi đó:
f = = <<
Như vậy bản mặt ván khuôn thiết kế của ta thỏa mãn tất cả các điều kiện chịu lực, chuyển vị.
6. Tính toán dầm phụ đứng.
Dầm phụ đứng được hàn chặt với bản mặt, vì vậy cần phải xét thêm một phần bản mặt tham gia chịu uốn với dầm phụ.
Tiết diện của dầm phụ đứng giữa chọn thép CT3 hình chữ nhật 6x160(mm2)
Hình 3.7. Sơ đồ tính toán của dầm phụ đứng
Chiều rộng bản mặt tham gia chịu áp lực là: lấy giá trị nhỏ nhất trong các giá trị sau đây:
( công thức 7-34 GT kết cấu thép)
Vậy b = 18(cm).
lực phân bố đều trên dầm phụ có giá trị :
qtt = P.1,8= 2340.0,18 = 421,2 (daN/m)
qtc= qtt/1,3 =421.2/1,3 = 324 (daN/m)
Trị số mô men lớn nhất tác dụng lên dầm phụ:
Mmax = = = 31,59 (daN.m)
Trong đó:
b0 - Bề rộng dầm phụ tiếp giáp với bản mặt;
δ - chiều dày bản của mặt;
at, ap- Khoảng cách từ dầm phụ đứng tính toán đến các dầm phụ đứng bên trái và bên phải nó
ln - Chiều dài tính toán của dầm đơn:
qtc - Tải trọng phân bố tác dụng lên dầm phụ đứng
P – Áp lực ngang tác dụng lên trục dầm.
Đặc trưng hình học của tiết diện dầm phụ
Jx = 521,15 (cm3)
Ứng suất pháp lớn nhất trong sườn ngang
Kiểm tra độ võng, độ võng của dầm được tính theo công thức của sức bền kết cấu
7. Tính toán dầm chính.
Tiết diện chọn thép định hình chữ CN016 có đặc trưng hình hình như sau :
F = 18,1(cm2); Jx = 747(cm4); b = 6,4(cm); h = 16 (cm); Wx = 50,6 (cm3). Dầm chính chịu tác dụng lực của bản mặt và dầm phụ, truyền lực tập chung qua các dầm phụ đứng, các gối tựa là các vị trí ta bố trí thép neo.
Sơ đồ tác dụng lực lên dầm chính như sau:
Hình 3.8. Sơ đồ tính toán lực tác dụng lên dầm chính
Lực tập chung truyền vào dầm chính qua dầm phụ là
PII = qtt.0,5 = 4212.0,5 = 2106 daN
Các lực tập chung tại biên dầm chính là PII’ = PII/2= 2106/2 =1053 daN Biểu đồ mô men ta vẽ bằng sap, trị số mô men lớn nhất tác dụng lên dầm chính là
- Kiểm tra khả năng chịu lực của dầm chính, điều kiện chịu lực của dầm chính như sau:
≤ m1.Ru.
- giá trị ứng suất lớn nhất tại dầm chính.
m1- Hệ số điều kiện làm việc của thép: m1 = 0,9
Ru - cường độ tính toán chịu uốn của thép CT3, Ru = 1565 daN/cm2
= = 1300 daN/cm2 < 0,9.1565= 1408,5 daN/cm2.
Dầm chính thỏa mãn điều kiện chịu lực.
- Kiểm tra độ võng
Độ võng lớn nhất của dầm chính sẽ là các điểm ở đầu dầm chính, độ võng ở đầu dầm chính xác định theo dầm công sôn chịu lực tập chung
Để tính toán chuyển vị của dầm công sôn ta sử dụng phương pháp nhân biểu đồ mô men để tính
(Mp)
(MK)
Hình 3.9. Sơ đồ tính toán chuyển vị của dầm chính
f =
= 206,19 = <
Như vậy ván khuôn của ta đủ tiêu chuẩn cả về chịu lực lẫn chuyển vị
8. Công tác ván khuôn:
. Sau khi nghiệm thu xong nền bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế mới được tiến hành công tác lắp dựng ván khuôn.
Ván khuôn được gia công, lắp đặt và nghiệm thu theo mục 3 của TCVN 4453 – 1995 và chương II của QPTL – D6 – 78.
Trước khi đổ bê tông cần đánh dấu trên ván khuôn cao trình đổ bêtông, vị trí các mối nối, các chi tiết lắp đặt sẵn trong bêtông, làm sạch bề mặt và bôi trơn mặt trong của ván khuôn bằng chất chống dính.
Khi gia công lắp dựng ván khuôn cho phép có sai số , nhưng phải nằm trong phạm vi cho phép của TCVN 4453 – 1995.
CHƯƠNG 4 : LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG
4.1. Các nguyên tắc cơ bản khi lập tiến độ thi công
4.1.1. Mục đích khi lập kế hoạch tiến độ thi công .
Để công trình Thuỷ điện Sơn La hoàn thành đúng thời hạn , chất lượng của công trình được đảm bảo theo yêu cầu của chính phủ đề ra thì bắt buộc phải lập kế hoặc tiến độ thi công.
Kế hoạch tiến độ thi công là một bộ phận trọng yếu trong thiết kế tổ chức thi công. Nó nêu lên khối lượng công tác từng thời kỳ thực hiện các yêu cầu về mặt thời gian cũng như nguồn vật tư kỹ thuật. Nó quyết định đến tốc độ và trình tự thi công toàn bộ công trình. Bất kỳ thời hạn của một bộ phận công trình nào mà không đạt được kế hoạch tiến độ đều dẫn tới sự thay đổi về cường độ và thời gian thi công các hạng mục khác.
Lập kế hoạch tiến độ thi công nhằm đảm bảo :
Công trình hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn thi công mà nhà nước quy định.
Công trình thi công được liên tục, thuận lợi, nhịp nhàng về mặt thời gian cũng như nhân tài vật lực; quyết định quy mô thi công toàn bộ công trình, sử dụng hợp lý tiền vốn, sức người và phương tiện máy móc.
Chất lượng công trình trên cơ sở trình tự thi công, tốc độ thi công hợp lý.
4.1.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch tiến độ thi công
Kế hoạch tiến độ có ý nghĩa quyết định đến tiến độ, trình tự và thời gian thi công toàn bộ công trình. Trên cơ sở của kế hoạch tiến độ mà người ta thành lập các biểu đồ nhu cầu về tài nguyên, nhân lực. Các biểu đồ này cùng với kế hoạch tiến độ là những tài liệu cơ bản phục vụ cho quy hoạch xây dựng của mỗi dự án.
Kế hoạch tiến độ được nghiên cứu đầy đủ, cụ thể, được sắp xếp một cách hợp lý không những làm cho công trình được tiến hành thuận lợi, quá trình thi công phát triển bình thường, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động mà còn giảm thấp sự tiêu hao nhân tài vật lực, đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng thời hạn quy định trong phạm vi vốn xây dựng không vượt qúa chỉ tiêu dự toán.
4.1.3. Các nguyên tắc khi lập kế hoạch tiến độ thi công
Muốn cho kế hoạch tiến độ thi công được hợp lý thì cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
+Đập không tràn bờ trái nằm trong tổng thể toàn bộ công trình thuỷ điện Sơn La, thời gian hoàn thành công trình phải nằm trong thời gian quy định trong tổng tiến độ chung của cả công trình chính.
+Hạng mục công trình có nhiều bộ phận , cần phân rõ việc gì cần làm trước, cần tập trung sức người, sức của, tạo điều kiện thi công thuận lợi-hoàn thành đúng thời hạn.
+Tiến độ phát triển xây dựng công trình theo thời gian và không gian, phải được
ràng buộc một cách chặt chẽ với các điều kiện khí tượng, thủy văn, địa chất thuỷ văn, thể hiện được sự lợi dụng những điều kiện khách quan có lợi trong quá trình thi công công trình.
+Tốc độ thi công và trình tự thi công đã quy định trong kế hoạch tiến độ đều phải thích ứng với điều kiện kỹ thuật thi công và phương pháp thi công được chọn dùng. Nên tận dụng các biện pháp thi công tiên tiến như phương pháp thi công song song, dây chuyền để rút ngắn thời hạn thi công, tăng nhanh tốc độ thi công, nhưng tránh làm đảo lộn trình tự thi công hợp lý.
+Khi chọn phương án sắp xếp kế hoạch tiến độ cần tiến hành xem xét các mặt, giảm thấp phí tổn công trình tạm và ngăn ngừa ứ đọng vốn xây dựng để đảm bảo việc sử dụng hợp lý vốn đầu tư xây dựng công trình. Muốn giảm bớt tiền vốn xây dựng ứ đọng thì có thể tập trung sử dụng tiền vốn, sắp xếp phân phối vốn đầu tư ở thời kỳ đầu thi công tương đối ít, càng về sau càng tăng nhiều.
+Trong thời kỳ chủ yếu thi công công trình cần phải giữ vững sự cân đối về cung ứng nhân lực, vật liệu, động lực và sự hoạt động của trang thiết bị, máy móc, thiết bị phụ. Để đảm bảo nguyên tắc này, cần kiểm tra theo biểu đồ cung ứng nhân lực, cần điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công để đạt đến sự cân bằng tổng hợp.
+Khi sắp xếp kế hoạch tiến độ cần dựa vào điều kiện tự nhiên và tình hình thi công cụ thể mà tiến hành nghiên cứu để bảo đảm trong quá trình thi công công trình được an toàn.
4.2. Các phương pháp lập kế hoạc tiến độ thi công.
Tiến độ thi công thực chất là kế hoạch sản xuất, được thực hiện theo thời gian định trước, trong đó từng công việc đã được tính toán và sắp xếp. Công cụ để lập kế hoạch tiến độ thường là hai sơ đồ:
+Sơ đồ ngang (sơ đồ Gant).
+Sơ đồ mạng ( PERT, ).
4.2.1. Phương pháp sơ đồ đường thẳng
Nội dung của phương pháp này là dùng các đường thẳng tỉ lệ để biểu thị công việc có kèm theo các yếu tố kỹ thuật, nhân lực, máy móc thi công.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ lập, tính toán không phức tạp, việc chỉ đạo đơn giản.
- Nhược điểm: Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc với nhau, không thể hiện được tính căng thẳng trong sơ đồ, đôi khi bỏ sót công việc.
4.2.2. Phương pháp sơ đồ mạng lưới.
Nội dung của phương pháp là dùng mũi tên để biểu thị mối liên quan giữa các công việc.
Ưu điểm:
+ Cơ sở của phương pháp là bài toán lý thuyết đồ thị do đó mức độ chính xác và tính logíc toán cao.
+ Thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa các công việc và sự kiện.
+ Xác định được đường găng công việc, giúp cho người quản lý biết tập trung chỉ đạo một cách có trọng điểm.
+ Có thể tiến hành lập, điều khiển tiến độ thi công trên máy tính điện tử.
Nhược điểm:
Phức tạp, khó khăn.
4.2.3. Lựa chọn phương pháp lập tiến độ tổ chức thi công
Qua phân tích ưu nhược điểm của hai phương pháp trên, lựa chọn phương pháp lập tiến độ theo sơ đồ đường thẳng, nhằm thuận tiện cho quản lý các công việc được thuận tiện, đơn giản. Thấy rõ được tiến độ thi công đập qua các thời kỳ thi công
4.3. Các bước lập kế hoạch tiến độ thi công
4.3.1. Các bước lập kế hoạch tiến độ thi công đập
1. Kê khai các hạng mục của công trình đập. Phân chia đập thành các bộ phận kết cấu, các phần việc và kê khai thành các hạng mục. Tiến hành sắp xếp theo trình tự thi công trước sau một cách thích đáng.
2. Tính toán tương đối cụ thể và chính xác khối lượng công trình từng bộ phận, từng hạng mục theo sơ đồ kỹ thuật và bản vẽ thi công chi tiết.
3. Xác định một số hạng mục chủ yếu, thứ yếu của đập. Đối với những hạng mục chủ yếu cần phân tích tỷ mỷ, sắp xếp thời đoạn thi công, đề xuất một số khả năng, phương pháp thi công và thiết bị máy móc. Dùng chỉ tiêu tính toán về giá thành và yêu cầu về nhân lực để so sánh các phương pháp thi công đã đề xuất mà quyết định phương án thi công tốt nhất cho các hạng mục chủ yếu. Sau đó tiếp tục chọn phương án thi công cho các hạng mục thứ yếu còn lại của công trình đơn vị.
4. Sơ bộ vạch ra kế hoạch tiến độ thi công đập. Các chỉ tiêu định mức sử dụng trong khi sắp xếp tiến độ nên tương đối giữa giai đoạn thiết kế và có thể dùng những kinh nghiệm thi công tiên tiến để nâng cao năng suất lao động.
5. Sửa chữa và điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công đập. Dựa vào kế hoạch tiến độ thi công đã được sơ bộ sắp xếp tiến hành lập các biểu đồ sử dụng nhân lực và các loại máy móc thiết bị chủ yếu.
6. Đề xuất kế hoạch cung ứng nhân lực, vật liệu và thiết bị máy móc. Trên cơ sở của bảng kế hoạch tiến độ hoàn chỉnh vạch ra kế hoạch sử dụng nhân lực, vật tư kỹ thuật trong quá trình thi công công trình .
4.3.2. Lập kế hoạch tiến độ thi công đập theo phương án chọn.
+Lập bảng tính toán khối lượng.
+Sơ bộ thống kê trình tự các công việc dựa trên cơ sở phương án dẫn dòng.
+Vạch trình tự thời gian.
+Kiểm tra, vẽ quan hệ kinh tế, so sánh điều chỉnh tiến độ.
Kiểm tra đánh giá biểu đồ nhân lực bằng hệ số không cân đối.
Amax: Trị số lớn nhất của số lượng công nhân biểu thị trên biểu đồ nhân lực.
ATB : Trị số trung bình của số lượng công nhân trong suốt quá trình thi công.
=104
Ai : Số lượng công nhân làm việc trong ngày.
Ti : Thời đoạn thi công cần cung ứng số lượng nhân công Ai.
T : Thời gian thi công toàn bộ công trình T ngày.
Þ < (1,3 ¸ 1,6)
Trong đồ án này do thi công bằng bê tông RCC , hiện tại không có định mức xây dựng cho bê tông RCC nên giá trị hao phí nhân công được lấy bằng giá trị hao phí nhân công của phương pháp sản xuất vữa bê tông tại hiện trường , do công xuất lớn nhất của trạm trộn trộn trong định mức là < 160 m3/h mà công suất trạm trộ thực tế là 720 m3/h nên giá trị hao phí nhân công được lấy với giá trị nội suy là 0.012.
Dựa vào phương án dẫn dòng thi công đã lựa chọn và khống chế thời gian thi công. Tiến độ hạng mục đập bê tông bên bờ trái thuộc công trình đầu mối thuỷ điện Sơn La được thiết lập ở phụ lục và bản vẽ .
CHƯƠNG 5: BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG
5.1. Mở đầu
Bố trí mặt bằng công trường là bố trí và qui hoạch các công trình lâu dài và tạm các cơ sở phục vụ, đường xá giao thông, mạng lưới dẫn điện, nước, hơi ép v.v...trên mặt bằng và trên các công trình trong hiện trường thi công hoặc trong khu vực xây dựng công trình thủy lợi.
Nhiệm vụ chủ yếu của bố trí mặt bằng công trường là giải quyết chính xác vấn đề không gian trong khu vực xây dựng để hoàn thành một cách thuận lợi việc xây dựng toàn bộ công trình trong thời gian đã qui định và dùng nhân vật lực ít nhất. Vì vậy việc bố trí mặt bằng công trường có được chính xác hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành công trình, tốc độ thi công và mức độ an toàn trong thi công.
Thành quả của việc bố trí mặt bằng được biểu thị trên bản đồ địa hình khu vực xây dựng theo một tỷ lệ nhất định gọi là bản đồ bố trí mặt bằng công trường.
Căn cứ vào qui mô và mức độ phức tạp của công trình mà ta cần có các loại bản đồ khác nhau như:
+ Tổng mặt bằng công trình. loại bản đồ này thường có tỷ lệ 1/2000 ¸ 1/5000
+ Mặt bằng thi công của công trình đơn vị. Loại bản đồ này thường có tỷ lệ 1/500 ¸ 1/2000
+ Mặt bằng thi công cho từng đợt xây dựng. Loại bản đồ này thường có tỷ lệ 1/200 ¸ 1/500
Căn cứ vào yêu cầu chính xác của từng giai đoạn thiết kế công trình nói chung mà việc thiết kế mặt bằng cũng chia làm 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn thiết kế sơ bộ
+ Giai đoạn thiết kế kỹ thuật
+ Giai đoạn bản vẽ thi công
5.2. Những nguyên tắc bố trí mặt bằng công trình
5.2.1. Những nguyên tắc cơ bản.
Khi thiết kế bản đồ bố trí mặt bằng công trường ta cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:
1. Việc bố trí tất cả các công trình tạm đều không làm trở ngại đến việc thi công và vận hành của công trình chính. Phải tổ chức thi công một cách cân đối, hợp lý, bảo đảm công trình đưa vào vận hành sớm, tạo điều kiện tốt cho thi công.
2. Cố gắng giảm bớt phí tổn vận chuyển, bảo đảm vận chuyển được tiện lợi. Muốn thế cần phải bố trí hợp lý các xí nghiệp phụ, kho bãi, máy móc, thiết bị và đường xá giao thông.
3. Cố gắng giảm bớt khối lượng công trình tạm, làm cho phí tổn công trình tạm được rẻ nhất. Triệt để lợi dụng các công trình của địa phương sẵn có và tận dụng các công trình tạm mới xây dựng vào việc phát triển công nghiệp địa phương, sau khi đã xây dựng xong công trình chính hoặc xây dựng sớm các công trình lâu dài để có thể tận dụng cho thi công. Tận dụng vật liệu tại chỗ, dùng kết cấu đơn giản, tháo lắp di chuyển được để có thể sử dụng được nhiều lần.
4. Phải dự tính khả năng ảnh hưởng của thủy văn dòng chảy, để bố trí và xác định các cao trình của các công trình trong thời kỳ sử dụng chúng.
5. Phải phù hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn phòng hoả và vệ sinh sản xuất như: đường xá giao thông trong công trường không nên cắt đường giao thông chính. Đường giao thông chính nên bố trí dọc theo hiện trường thi công và không nên đi xuyên qua khu nhà ở, kho bãi hay các xưởng phụ gia công để đảm bảo vận chuyển được an toàn.
Khoảng cách giữa các công trình kho bãi vật liệu nhà cửa phải tuân theo những tiêu chuẩn về an toàn phòng hoả của nhà nước, những kho nguy hiểm như: kho thuốc nổ, xăng dầu...phải bố trí nơi vắng vẻ, cách xa khu nhà ở và hiện trường thi công. Bố trí nhà ở phải chú ý hướng gió thổi, tránh bụi bặm, than khói hoặc nước bẩn do xí nghiệp thải ra làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của cán bộ công nhân.
6. Để tiện việc sản suất và sinh hoạt, những xí nghiệp phụ và công trình có liên hệ mật thiết với nhau về qui trình công nghệ cũng như quản lý, khai thác, .... Do đó nên bố trí tập trung gần nhau để tiện việc chỉ huy, điều độ và quản lý để giảm bớt sự phân chia vốn không cần thiết. Trụ sở của ban chỉ huy công trường nên bố trí ở nơi vừa tiện lợi cho việc chỉ đạo thi công, vừa tiện lợi cho việc liên hệ với bên ngoài. Khu nhà ở của công nhân không nên bố trí quá xa hiện trường thi công.
7. Việc bố trí hiện trường phải chặt chẽ, giảm bớt diện tích chiếm đất, đặc biệt là diện tích canh tác để tiện cho việc quản lý sản suất và hạn chế việc chiếm đất canh tác của nông nghiệp.
5.2.2. Trình tự thiết kế
Căn cứ vào những nguyên tắc trên khi bố trí mặt bằng thi công cần dựa vào các bước sau :1. Thu thập và phân tích tài liệu bao gồm : bản đồ địa hình khu vực công trường, bình đồ bố trí công trình đầu mối và các công trình hạng mục, công trình đơn vị, công trình có sẵn, phân bố dân cư, đặc điểm kết cấu các công trình hạng mục, các tài liệu về thủy văn, địa chất thủy văn, các tài liệu điều tra về điều kiện thi công, khả năng cung cấp nhân vật lực, tiến độ và thời hạn thi công, các sơ đồ dẫn dòng và chặn dòng, tình hình giao thông liên lạc với bên ngoài và bên trong công trường, khả năng cung ứng về sinh hoạt của địa phương, dân sinh kinh tế...của khu vực sẽ xây dựng công trình.
2. Lập bảng kê khai các công trình tạm và công trình phục vụ xây dựng để tạo cơ sở vật chất cho việc thi công công trình chính.
3. Trên cơ sở bản kê khai sơ lược bố trí và qui hoạch các khu vực thi công, rồi căn cứ vào phương thức giao thông vận chuyển với bên ngoài và tình hình thực tế đã được kiểm tra ngoài thực địa mà bố trí cụ thể các công trình tạm ấy theo trình tự: chủ yếu trước, thứ yếu sau; chính trước phụ sau.
Nên bố trí các kho tàng xí nghiệp phụ dọc theo đường giao thông, tiếp theo là bố trí các đường giao thông phụ trong công trường, các kho tàng có liên quan đến giao thông vận chuyển. Sau cùng bố trí các bộ phận về hành chính, văn hoá, đời sống phúc lợi và hệ thống cung cấp điện nước.
Nếu trường hợp giao thông bên ngoài là đường sắt hoặc đường sông thì phải xác định được vị trí nhà ga, bến tàu để đảm bảo độ dốc và bán kính cong của tuyến đường phù hợp với tiêu chuẩn qui định để giải quyết diện tích nơi bố trí nhà ga và bến tàu, sau đó bố trí các kho bãi và xí nghiệp phụ.
4. Kiểm tra lại trình tự sắp xếp các công trình tạm theo qui trình công nghệ sản suất, có thể đề ra một số phương án rồi tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật chọn ra một phương án hợp lý nhất.
5. Cuối cùng, căn cứ vào phương án tối ưu nhất để chọn và vẽ ra bản đồ bố trí mặt bằng công trường.
5..3. Công tác kho bãi
5.3.1. Mục đích.
Để bảo quản tốt các loại vật liệu, thiết bị máy móc và thoả mãn nhu cầu cung cấp vật tư kịp thời cho công trường thì cần tổ chức công tác kho bãi một cách chính xác.
Công tác kho bãi qui hoạch chính xác được thể hiện:
1. Có thể dựa vào nhu cầu kịp thời cung cấp vật liệu, bảo đảm công trình thi công tiến hành được thuận lợi.
2. Khối lượng và thời gian cất giữ qui định phải hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động, không để ứ đọng vốn lưu động.
3. Tránh sự mất mát và giảm bớt sự hao tốn vật liệu.
4. Bảo đẩm vật liệu cất giữ không biến chất.
5. Tổ chức hợp lý công tác chất xếp, bốc dỡ vật liệu để giảm bớt sự tiêu hao sức lao động.
6. Chọn chính xác vị trí kho bãi bảo đảm công trình thi công an toàn.
5.3.2. Các loại kho bãi
Căn cứ theo công dụng và cách bố trí có thể chia ra các loại kho bãi sau:
Kho trung tâm, kho khu công tác, kho hiện trường, kho xí nghiệp phụ thi công, kho chuyên dùng.
Căn cứ vào hình thức kết cấu thì kho bãi có thể chia làm ba loại sau: Kho lộ thiên, kho có mái che và kho kín.
5.3.3. Xác định lượng vật liệu dự trữ trong kho
Trong quá trình thi công ta không thể mua hay lấy toàn bộ số lượng vật liệu cần thiết để sử dụng cho toàn bộ công trình để tránh ứ đọng nhiều vốn lưu động, nhưng cũng không thể dùng ngày nào mua ngày ấy thì sẽ không đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục và đều đặn. Do đó ta cần xác định được số lượng vật liệu dự trữ và số lượng qui định vật liệu được dự trữ trong kho trong thời gian cần thiết để kịp thời cung cấp cho thi công bảo đảm quá trình thi công tiến hành được liên tục và đều đặn.
Ta căn cứ vào tiến độ thi công để xác định lượng vật liệu cất giữ trong kho.
Việc dự trữ vật liệu phụ thuộc vào các nhân tố như : Điều kiện cung cấp của cơ quan giao hàng, các hình thức vận tải, phương tiện vận tải và bốc dỡ, khoảng cách
vận chuyển, mức độ sử dụng vật liệu.
Công trường có tiến độ thi công khống chế, do đó ta nhập vật liệu theo từng đợt thi công tức là vật liệu đợt này hết lại nhập đến đợt tiếp theo để bổ sung . Lúc này lượng vật liệu dự trữ được tính theo công thức :
q = qbq . t
Trong đó :
qbq - Khối lượng vật liệu dùng bình quân ngày của đợt thi công phải dự trữ.
t - Thời gian giãn cách giữa hai đợt nhập vật liệu, khoảng cách vận chuyển, thủ tục mua và nhận vật liệu đơn giản hay phức tạp.
Tính toán cho 1 trường hợp thi công với đợt có khối lượng vữa bê tông cao nhất là 20494 m3, trong đợt này chúng ta thi công trong 2 ngày.Từ khối lượng dùng cao nhất trong ngày tương ứng với tiêu chuẩn số ngày dự trữ ta tính được khối lượng dự trữ trong kho.
Khối lượng vật liệu dự trữ trong kho phục vụ thi công bờ trái .
Bảng 5.1
TT
Loại vật liệu
Khối lượng
qbq(T/ng)
Số ngày dự trữ
Khối lượng dự trữ (T)
1
Xi măng
825
15
12375
2
Cát
4334
15
65010
3
Đá
16702
15
250530
4
Tro bay
1532
15
22980
5.3.4. Các loại kho chuyên dùng
5.3.4.1. Kho xăng dầu.
Kho xăng dầu được bố trí bên bờ trái sông Đà, được đặt trong phạm vi cụm sản xuất tổng hợp cạnh mỏ đá Nậm Păm, tuy nhiên kho xăng dầu được bảo quản và thiết kế đặc biệt. Xăng dầu chủ yếu đưa vào kho bằng đường bộ. Theo kinh nghiệm thi công các công trình thuỷ lợi thuỷ điện đã được xây dựng ở Liên Xô thì cần phải dự trữ 24 T xăng cho 1 triệu rúp tiền vốn đầu tư và công tác xây dựng trong 1 tháng
5.3.4.2. Kho thuốc nổ.
Vì cường độ nổ phá của Sơn La rất lớn, do đó kho thuốc nổ được sử dụng liên tục. Chúng ta bố trí kho thuốc nổ ở trên cao tại cao trình 250 ,bên bờ phải tuyến đập. Cách xa khu vực lán trại , khu sản xuất tổng hợp, khu vực công trường đang thi công. Sơ đồ bố trí kho thuốc nổ dự kiến như sau:
Hình 5.1 - Sơ đồ bố trí kho thuốc nổ
1. Khu vực cấm, 2. Giới hạn vùng cấm đi lại, 3. Thùng nước cứu hoả, 4. Kho thiết bị cứu hoả, 5. Nhà vệ sinh, 6. Các chòi gác, 7. Cửa ra vào, 8. Kho chứa hòm thuốc, 9. Phòng bảo vệ., 10. Đường vào kho, 11. Nơi mở hòm, 12. Phòng cất giữ máy nổ mìn, 13. Các cột thu lôi, 14. Hào nước phòng hoả, 15. Kho thuốc 15 tấn, 16. Kho kíp mìn, 17. Hàng rào bảo vệ, 18. Rãnh tiêu nước
5.3.5. Xác định diện tích kho và đường bốc dỡ hàng hoá
5.3.5.1. Tính toán diện tích kho
Diện tích có ích của kho có thể tính toán theo công thức sau:
F = (m2).
Trong đó :
F - Diện tích có ích của kho (m2).
q - Khối lượng vật liệu cần cất giữ trong kho (T, m3).
p - Lượng chứa đựng vật liệu của mỗi m2 diện tích có ích của kho (T/m2 hoặc m3/m2). Tra bảng 26-6 “ GTTC Tập II.”
Vì kho còn có cả đường đi lại và phòng quản lý cho nên diện tích kho tổng cộng là
Fo = (m2).
Trong đó :
Fo - Diện tích tổng cộng của kho (m2).
- Hệ số lợi dụng diện tích kho, tra bảng 27-7 sách “ giáo trình thi công tập II ”
Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 5.2
TT
Lo¹i vËt liÖu
§¬n vÞ
Khèi lîng dù tr÷ q
( T )
p
(T/m2)
ChiÒu cao (m)
HÖ sè a
DiÖn tÝch F0(m2)
H×nh thøc
1
XM
TÊn
825
4
3
0,4
515.6
C¬ giíi,KÝn
2
C¸t
TÊn
4334
4
6
0,6
1806
C¬ giíi,Lé thiªn
3
§¸
TÊn
16702
4
6
0,6
6959
C¬ giíi, Lé thiªn
5.3.5.2. Xác định đường bốc dỡ vật liệu
Để đảm bảo khí cụ, vật tư chuyển đến có thể bốc dỡ vào kho được kịp thời và thuận lợi thì đường bốc dỡ của kho phải có đủ độ dài cần thiết.
Hình 5.2 - Sơ đồ tính toán
đường bốc dỡ hàng hoá
1- Kho vận chuyển
2- Xe vận chuyển
Chiều dài đường bốc dỡ L được tính theo công thức sau:
L = n .l + (n - 1) . l1 (m)
Trong đó:
n - Số xe bốc dỡ hàng hoá trong cùng 1 thời gian, n = 3 xe.
l - Chiều dài tính toán của xe vận chuyển lúc bốc dỡ hàng hoá (m). Với xe vận chuyển vật liệu , hàng hoá có kích thước trung bình như sau :
Chiều dài l = 9,66 m
Chiều rộng R = 2,65 m
Chiều cao h = 2,58 m
l1 - Khoảng cách giữa hai xe vận chuyển đỗ gần nhau. Khi đỗ dọc ta
lấy l1=2.5 (m)
® L = 3 . 9,66 + (3 - 1) . 2,5 = 33,98 m
Ta lấy L = 34 m
5.5. Tổ chức cung cấp nước ở công trường
5.5.1. Tổ chức cung cấp nước
+ Trong quá trình thi công các công trình thủy lợi đòi hỏi phải dùng rất nhiều nước cho các mặt: sản xuất sinh hoạt và phòng hoả. Mặc dù phần lớn các công trình thủy lợi thi công gần sông suối, xong đối với một số công trình ở những nơi thiếu nước thì vấn đề dùng nước trong thi công rõ ràng là đặc biệt quan trọng, nó không những ảnh hưởng đến giá thành công trình mà còn có thể trở thành nhân tố chủ yếu để lựa chọn phương án thiết kế hợp lý.
+ Việc tổ chức cung cấp nước ở công trường cần chú ý đến trữ lượng và chất lượng để đảm bảo sức khoẻ của cán bộ, công nhân trên công trường, đến việc sử dụng máy móc thiết bị...
+ Nội dung thiết kế hệ thống cung cấp nước trên công trường, phải giải quyết các vấn đề sau:
1 - Xác định lượng nước và địa điểm dùng nước.
2 - Chọn nguồn nước.
3 - Thiết bị mạng lưới đường ống lấy nước, lọc nước và phân phối nước.
4 - Qui định yêu cầu chất lượng nước dùng.
5.5.2. Xác định lượng nước cần dùng
Lượng nước cần dùng trên công trường bao gồm nước dùng cho sản xuất (QSX), nước dùng cho sinh hoạt (QSH) và lượng nước dùng cho cứu hoả (Qc.h).
Q = QSX + QSH + Qc.h
a. Lượng nước dùng cho sản xuất:
+ Dùng để trộn bê tông, rửa cốt liệu, bảo dưỡng bê tông...
+ Lượng nước sản xuất (lít/s) cần nhiều hay ít phụ thuộc vào cường độ thi công, vào qui trình công nghệ của máy móc và số ca máy được sử dụng tính theo công thức :
QSX=1,1 (lít /s)
Trong đó:
1,1 - Hệ số tổn thất nước.
Nm - Khối lượng công việc (số ca máy móc) trong thời đoạn tính toán. Ta tính cho thời đoạn đổ bê tông có cường độ lớn nhất là 20145 m3, cường độ đổ là 720 m3/h.
q - Là lượng nước hao đơn vị cho một đơn vị khối lượng công việc (hoặc 1 ca máy), Tra bảng 26 - 8 trang 235 " Giáo trình thi công tập II " với việc chính là trộn bê tông, dưỡng hộ bê tông ta có q = 400 l.
K1 - Hệ số sử dụng nước không đều trong 1 giờ, tra bảng 26-9 có K1=1,3.
t - Số giờ làm việc, đổ trong 4 ca => t = 32 giờ.
® QSX=1,1.90 (lít/s).
b. Lượng nước dùng cho sinh hoạt:
Bao gồm lượng nước dùng cho công nhân làm việc trên hiện trường và nước dùng cho tất cả cán bộ công nhân và gia đình họ ở khu nhà ở trên công trường.
+ Lượng nước dùng cho công nhân làm việc trên hiện trường (lít/s) được xác định theo công thức:
= (lít /s)
Trong đó :
NC - Số công nhân làm việc trên hiện trường, NC = 500 người
a - Tiêu chuẩn dùng nước, tra bảng 26 -10 ta được a =15 (lít/ca/người)
® = = 2.8 (lít /s)
+ Lượng nước dùng cho tất cả cán bộ công nhân và gia đình họ trên khu nhà ở được xác định theo công thức:
= (lít /s)
Trong đó :
Nn - Số người trên khu nhà ở, Nn = 900 (người)
- Tiêu chuẩn dùng nước,
tra bảng 26-10 giáo trình thi công tập II với có đường ống cấp nước, a = 250 (lít/người/ngày).
K2 - Hệ số sử dụng nước không đều trong 1 ngày đêm,
tra bảng 26-9 giáo trình thi công tập II ta được K2 = 1,05
® = = 3.56 (lít/s)
c. Nước cứu hoả :
Nước cứu hoả đựng trong các thùng téc tạm thời rồi dùng máy bơm để chữa cháy gồm có nước dùng để cứu hoả ở hiện trường và nước dùng để cứa hoả khu vực nhà ở
Với diện tích công trường > 100 ha và nhà trên công trường < 2 tầng chúng ta chọn Qch = 10 (lít /s) (Theo bảng 26-11 GTTC Tập II )
Chọn nguồn nước:
Thực tế trong khu vực công trường không có hệ thống công trình cung cấp nước còn các nguồn nước cho nông nghiệp không thể đáp ứng được đòi hỏi của công trường, bởi vậy cần xây dựng tất cả hệ thống cung cấp nước
Bố trí khu nhà ở và làm việc ở thung lũng Bản Tim , Bản Trang , Bản Giạng cạnh suối Chiến nên chúng ta chọn nguồn nước suối Chiến để cung cấp nước sinh hoạt cho công trường,
Cơ sở cung cấp nước sản xuất , nước kỹ thuật , nước chữa cháy bố trí ở hai khu sản xuất phụ trợ bờ phải và bờ trái.
5.6. Tổ chức cung cấp điện cho công trường
Vào thời gian chuẩn bị , việc cung cấp điện sẽ được thực hiện thông qua việc xây dựng trạm 110/35/6 KV và lắp đổt 1 máy công suất 25 MVA tại công trường đồng thời với giai đoạn đường dây 110 KV Sơn La – Mường La để từ đó tải điện 35 KV và 6 KV từ trạm 110/35/6 KV đến các cơ sở sản xuất của công trường .
Giai đoạn tiếp theo sẽ được lắp đổt thêm 1 máy công suất 25MVA tại trạm 110/35/6 KV nâng công suất toàn trạm lên 50MVA và xây dựng đường dây 220 KV từ Sơn La đi Việt Trì và dùng toàn bộ tuyến đường dây 220 KV này để chuyền tải điện áp 110 KV . Cũng trong thời gian đó tiến hành xây dựng các trạm hạ áp 6 KV và hệ thống đường dây tại công trường.
5.7. Bố trí tổ chức quy hoạch nhà tạm thời trên công trường
5.7.1. Mục đích.
Đặc điểm của công trình thủy lợi, thủy điện là thường xây dựng ở những nơi vắng vẻ, xa những vùng dân cư đông đúc, xa thành phố thị trấn...Trái lại số cán bộ, công nhân tham gia xây dựng công trình lại tương đối đông. Do đó vấn đề bố trí qui hoạch nhà ở tạm thời, tạo điều kiện cần thiết để cho kỹ sư, công nhân làm việc, sinh hoạt, vui chơi giải trí tốt có tác dụng rất lớn đến việc năng cao năng suất lao động, hiệu suất công tác và trình độ kỹ thuật, văn hoá.
Xây dựng nhà ở tạm thời một mổt phải thoả mãn nhu cầu thực tế, mổt khác cũng nên cố gắng giảm bớt phí tổn những trang thiết bị tạm thời. Vì vậy khi bố trí qui hoạch cần phải nghiên cứu các nguyên tắc sau đây:
1- Tận dụng những nhà cửa có sẵn, lợi dụng nhà ở của nhân dân và các nhà văn hoá phúc lợi công cộng của thôn xóm, thi trấn gần khu vực thi công.
2- Nên kết hợp với yêu cầu xây dựng thành phố, thị trấn lâu dài ở gần khu vực thi công để xây dựng trước những nhà cửa lâu dài rồi đưa ra sử dụng trong thời kỳ thi công.
3- Triệt để lợi dụng vật liệu tại chỗ, cố gắng dùng kết cấu lắp ghép hoổc di động để làm nhà cửa tạm thời.
4- Vị trí xây dựng nhà cửa tạm thời không bị nguy hiểm về thủy văn, khí hậu và điều kiện vệ sinh phòng bệnh tốt, không bị ảnh hưởng của bụi khói và tiếng ồn, tiện đường liên lạc với các khu vực thi công trên công trường.
Nội dung tính toán thiết kế khu vực nhà tạm thời trên công trường gồm:
- Xác định số người ở trên công trường.
- Xác định diện tích nhà ở cần xây dựng.
- Xác định diện tích chiếm chỗ của khu vực nhà ở.
- Sắp xếp bố trí nhà ở cho phù hợp với yêu cầu vệ sinh sản suất phòng hoả và kinh tế kỹ thuật.
5.7.2. Xác định số người trong khu nhà ở
Cơ sở để xác định số người trong khu nhà ở là trị số tối đa của công nhân sản suất trực tiếp tham gia xây dựng, lắp ráp trong giai đoạn xây dựng cao điểm cộng với số công nhân, nhân viên làm việc tong các xí nghiệp sản suất phụ và số công nhân làm các công việc phục vụ cho cho công việc xây lắp.
Trị số tối đa của công nhân sản xuất trực tiếp trong một đợt có thể xác định theo 3 phương pháp. Ở đây, ta sử dụng phương pháp xác định theo biểu đồ nhân lực trong kế hoạch tiến độ thi công đã lập của hạng mục đập không tràn bờ trái
Số tối đa của công nhân trực tiếp sản xuất: N1 = 200 (người )
Số công nhân sản xuất ở các xưởng sản xuất phụ N2 sơ bộ dùng công thức :
N2 = (0,5 ¸ 0,7).N1
N2 = 0,6 . N1 = 0,6 . 200 = 120 (người)
Số cán bộ kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ tính theo công thức :
N3 = (0,06 ¸ 0,08) . (N1+N2)
N3 = 0,06 . (N1 + N2) = 0,06 . (200 + 120) = 20 (người )
Số công nhân, nhân viên làm việc phục vụ khác như coi kho, bảo vệ, quét dọn, nấu ăn... tính theo công thức :
N4 = 0,04 . (N1 + N2) = 0,04 . ( 200 + 120) = 13 (người)
Số nhân viên cơ quan phục vụ cho công trường như bách hoá , lương thực thực phẩm ngân hàng bưu điện , y tế ... được tính theo công thức :
N5 = (0,05 ¸ 0,1 ) . (N1 + N2 ) = 0,08 . (200 +120 ) =26 ( người )
Tổng số người trên công trường có tính thêm số người nghỉ phép, ốm đau, vắng mổt bởi các lý do khác là :
N = 1,06 . (N1 + N2 + N3 + N4 + N5)
= 1,06 . (200 + 120 + 20 + 13 + 26) = 402 (người)
Khi xét cả số người của gia đình các cán bộ công nhân thì tổng số người trong khu nhà ở của công trường sẽ là :
Nt = ( 1,2 ¸ 1,6 ) . N = 1,5 . 420 = 630 ( người )
Trong đó 1,2 ¸ 1,6 là hệ số gia đình
5.7.3. Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ của khu vực xây nhà.
Dựa vào bảng 26-22 trang 254 Giáo trình thi công tập II ta xác định diện tích nhà ở tạm thời cần phải xây dựng như sau:
BẢNG TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH NHÀ Ở CẦN XÂY DỰNG
Bảng 5.3
TT
Hạng mục
Diện tích tiêu chuẩn
(cho 1 người) (m2)
Diện tích cần xây dựng (m2)
(1)
(2)
(3)
(4)
1
Nhà ở
4,0
2520
2
Phòng tiếp khách
0,06
38
3
Phòng làm việc
0,2
126
4
Ngân hàng , bưu điện
0,045
29
5
Nhà ăn
0,3
189
6
Trường học
0,35
220
7
Nhà trẻ
0,12
76
8
Hội trường
0,3
189
9
Câu lạc bộ
0,25
158
10
Bệnh xá
0,25
158
11
Nhà cứu hỏa
0,033
21
12
Nhà tắm
0,05
32
13
Nhà cắt tóc
0,006
5
14
Bách hóa
0,15
95
15
Sân vận động
2
1260
16
Nhà vệ sinh công cộng
0,01
7
17
Tổng
5123
18
Tổng diện tích chiếm đất
11385
® Diện tích chiếm chỗ của cả khu vực xây dựng nhà là:
Ftt =F/0.45 = 11385 (m2)
5.7.4. Bố trí khu nhà ở, dịch vụ tổng hợp.
Dọc theo suối từ bến phà Mường La đến bản Tìn có thung lũng ở phía thượng lưu suối có thể bố trí khu nhà ở cho CBCNV xây dựng và vận hành
Dự kiến dành riêng 1 khu dịch vụ tổng hợp, được kết hợp với chính quyền địa phương quy hoạch , quản lý để khi kết thúc công trường có thể phục vụ cho dân sinh sau này, Khu dịch vụ tổng hợp nằm trên tuyến đường từ công trường đi huyện Mường La.
Chương 6 : DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
6.1. Khái Niệm Chung về Dự Toán
6.1.1. Quy định chung về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
1. Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng.
Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
2. Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước.
3. Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường.
4. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.
6.1.2. Tổng mức đầu tư của dự án và dự toán xây dựng công trình
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công.
Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.
Trong nội dung của đồ án này chỉ xác định dự toán xây dựng công trình cho hạng mục đập vai trái.
6.2. Dự Toán Xây Dựng Công Trình Cho Hạng Mục Đập Vai Trái
6.2.1.Các căn cứ để lập dự toán xây dựng công trình
6.2.1.1. Các căn cứ để lập dự toán xây dựng công trình.
1) Hồ sơ thiết kế thi công hạng mục công trình đập vai trái.( Từ chương 1 đến chương 5 của đồ án này).
2) Thông tư số 05/2007/TT- BXD về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
3) Nghị định số 99/2007/NĐ – CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
4) ĐMDT xây dựng công trình ( phần xây dựng) công bố kèm theo CV số 1776-16-8-2007 của BXD .
5) Định mức vật tư xây dựng cơ bản kèm theo CV số 1784-16-8-2007 của Bộ xây dựng.
6) Đơn giá dự toán xây dựng công trình của tỉnh Sơn La.
6.2.2. Xác định chi phí xây dựng của hạng mục công trình đập vai trái.
Bảng 6.1. TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG
Trong đó:
+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp:
- Qj là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình (j=1¸n).
- Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng tổng hợp một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình.
+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết:
- Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j (j=1¸n).
- Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết của công tác xây dựng thứ j.
Chi phí vật liệu (Djvl), chi phí nhân công (Djnc), chi phí máy thi công (Djm) trong đơn giá chi tiết và đơn giá tổng hợp được tính toán và tổng hợp theo Bảng 2.3 của Phụ lục này. Tổng hợp đơn giá xây dựng công trình (gồm đơn giá xây dựng chi tiết và đơn giá xây dựng tổng hợp) là một phần trong hồ sơ dự toán công trình.
+ Knc, Kmtc : hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có).
+ Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại Bảng 2.4 của Phụ lục này.
+ G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế.
+ TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng.
+ GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác sau thuế.
+ GXDNT : chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
+ GXD: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác sau thuế và chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
CHƯƠNG 7 : KẾT LUẬN
Công trình thuỷ điện Sơn La là công trình thuỷ điện lớn có ý nghĩa và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với nền kinh tế , xã hội nước ta . Em đã được giao đề tài về thiết kế và tổ chức thi công đập chính công trình thuỷ điện Sơn La , nhận thức được tầm quan trọng của đồ án trong suốt quá trình làm đồ án em đã hết sức cố gắng tìm tòi, học hỏi, và tham quan thực địa công trường . Với sự nỗ lực của bản thân đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Lê Văn Hùng cùng các thầy cô trong bộ môn Thi Công Trường Đại Học Thuỷ Lợi em đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn và đảm bảo đầy đủ nội dung mà đồ án đề ra .
Với đề tài “Thiết kế tổ chức thi công đập chính vai trái thuỷ điện Sơn La “ em đã hoàn thành với các nội dung sau :
1. Giới thiệu chung về công trình thuỷ điện Sơn La.
2. Thiết kế dẫn dòng thi công .
3. Thiết kế thi công đập chính vai trái .
4. Lập tiến độ thi công đập chính vai trái .
5. Bố trí mặt bằng công trình .
6. Tính dự toán xây dựng hạng mục công trình .
Qua quá trình làm đồ án này đã giúp em nắm thêm được rất nhiều kiến thức thực tế về hiện trạng thi công công trình ngoài hiện trường , cũng như củng cố thêm những kiến thức đã học được trong suốt quá trình học tập tại nhà trường , giúp em vững tin hơn trên con đường sắp tới khi ra trường đi xây dựng quê hương , đất nước. Tuy nhiên do kinh nghiệm thực tế it và trình độ còn nhiều hạn chế vì vậy trong đồ án này không thể tránh khỏi những sai sót , em rất mong được sự chỉ bảo , giúp đỡ của các quý thầy cô .
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội , ngày 2 tháng 5 năm 2008
Sinh viên : Bùi Đức Dương