Khi cấu kiện câu lên cao 0,5m phải dừng lại ít nhất 1-2 phút để kiểm tra độ an toàn của móc treo.
Không đứng dưới cấu kiện đang cẩu, đang lắp.
Thợ lắp đứng đón cấu kiện ngoài bán kính quay.
Các đường đi lại trong khu vực đang lắp ghép phải tiến hành ngăn cản. Ban ngày phải cắm biển báo cấm đi lại, ban đêm phải thắp đèn đỏ ( hoặc phải có người bảo vệ)
Đường dây điện không được chạy qua khu vực đang tiến hành lắp ghép, nếu không tránh được thì dây bắt buộc phải đi ngầm.
Nghiêm cấm công nhân đứng trên các cấu kiện đang cẩu lắp.
Các móc cẩu nên có nắp an toàn để dây cẩu không tuột khỏi móc cẩu.Không được kéo ngang vật từ đầu cần bằng cách cuốn dây hoặc quay tay cần vì làm như vậy có thể đổ cần trục.
Không được phép deo vật vào đầu cần trong thời gian nghỉ giải lao.
Chỉ được phép tháo dỡ móc cẩu ra khỏi cấu kiện khi cấu kiện đã cố ddnhj tạm ổn định của cấu kiện đó được đảm bảo.
Những cầu sàn công tác để thi công các mối nối đo phải chắc chắn, liên kết vững vàng, phải có hàng rào tay vịn cao 1m. Khe hở giữa mép trong của sàn tới cấu kiện không được vượt quá 10cm.
Phải thường xuyên theo dõi, sửa chữa các sàn công tác.
Nghiêm cấm việc đi lại trên cánh thượng của dàn vì kèo, dầm và các thanh giằng. Chỉ được phép đi lại trên cánh hạ của dàn khi dây cáp đã đưa cấu kiện vào thẳng vị trí cao trên 1m.
Cần có biện pháp bảo vệ chống sét tạm thời cho các công trình lắp ghép trên cao. Biện pháp dùng phổ biến nhất là dùng dây dẫn tạm, cột thu lôi bằng kim loại nối đất tốt.
Trong công trường phải có đầy đủ phương tiện PCCC, đặc biệt tại các vị trí thực hiện công tác hàn.
33 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3629 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế tổ chức thi công nhà công nghiệp một tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÂY DỰNG
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG 2
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S TRƯƠNG ĐÌNH NHẬT
SVTH : TRẦN VĂN HẢI
MSSV : 11D3102015
LỚP : TCĐK 11B
Tháng 01/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÂY DỰNG
ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG 2
THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG
Tháng 01/2015
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH.
1. Giới thiệu công trình:
- Công trình nhà công nghiệp một tầng có 3 nhịp không đều nhau,nhịp biên 22m, và 32m nhịp giữa 22m,công trình có 30 bước cột, mỗi bước cột dài 6m, công trình thuộc thể loại cột BTCT lắp ghép, móng đổ tại chổ.
- Chiều cao cột trục các trục là 12m
- Công trình được xây dựng trên địa bàn bằng phẳng và rộng rãi.
- Tường công trình xây gạch VXM 75# dày 22cm. Toàn bộ cữa = 30% diện tích tường.
STT
Mã đề
Sơ đồ
Chiều dài nhịp (m)
Chiều cao (m)
Số bước cột
Chiềudài bước cột (m)
Thời gian thi công (ngày)
L1
L2
L3
H1
H2
H3
Cột biên
Cột giữa
08
A 8
I
22
22
32
12.0
12.0
12.0
30
30
6
80
2. Sơ đồ công trình:
- Mặt bằng công trình :
Mặt cắt công trình
II. LỰA CHỌN CẤU KIỆN,THỐNG KÊ C.KIỆN CHO CÔNG TRÌNH.
Cấu kiện cho công trình sau khi chọn xong ta có trong bảng sau
III. LỰA CHỌN THIẾT BỊ CẤU LẮP CÁC CẤU KIỆN.
Thiết bị treo buộc cột.
- Sử dụng các đai ma sát làm thiết bị treo buộc ( sơ đồ cấu tạo xem bản vẽ ). Căn cứ vào sơ đồ buộc cáp ta tính được đường kính cáp cần thiết:
Lực căng được xác định theo :
(T)
Trong đó:
k - hệ số an toàn ( kể tới lực quán tính k=6)
m - hệ số kể đến sức căng của sợi dây cáp không đều.
n - số sợi cáp.
φ – góc nghiêng của cáp so với phương thẳng đứng. (φ=0)
Chọn cáp mềm cấu trúc 6 x 19 x 1, đường kính D=26,5mm, cường độ chịu kéo σ= 150 kG/mm2.
Thiết bị treo buộc dầm cầu trục.
Sử dụng dụng cụ treo buộc dầm có khóa bán tự động.
Lực căng được xác định theo :
(T)
Trong đó:
k - hệ số an toàn ( kể tới lực quán tính k=6)
m - hệ số kể đến sức căng của sợi dây cáp không đều.
n - số sợi cáp.
φ – góc nghiêng của cáp so với phương thẳng đứng. (φ=450)
Chọn cáp mềm cấu trúc 6 x 19 + 1, đường kính D=23.5mm, cường độ chịu kéo σ= 150 kG/mm2.
Thiết bị treo buộc vì kèo và cửa trời.
Tiến hành tổ hợp vì kèo và cửa trời sau đó cẩu lắp đồng thời. Sử dụng đòn treo và dây treo tự cân bằng.
Lực căng được xác định theo :
(T)
Trong đó:
k - hệ số an toàn ( kể tới lực quán tính k=6)
m - hệ số kể đến sức căng của sợi dây cáp không đều.(m=0,785)
n - số sợi cáp.(n=4)
φ – góc nghiêng của cáp so với phương thẳng đứng. (φ=150)
Chọn cáp mềm cấu trúc 6 x 19 + 1, đường kính D=14mm, cường độ chịu kéo σ= 150 kG/mm2.
Thiết bị treo buộc dầm giằng.
Sử dụng dụng cụ treo buộc dầm có khóa bán tự động.
Lực căng được xác định theo :
(T)
Trong đó:
k - hệ số an toàn ( kể tới lực quán tính k=6)
m - hệ số kể đến sức căng của sợi dây cáp không đều.
n - số sợi cáp.
φ – góc nghiêng của cáp so với phương thẳng đứng. (φ=450)
Chọn cáp mềm cấu trúc 6 x 19 + 1, đường kính D=12,5mm, cường độ chịu kéo σ= 150 kG/mm2.
Thiết bị treo buộc dầm móng.
Sử dụng dụng cụ treo buộc dầm có khóa bán tự động.
Lực căng được xác định theo :
(T)
Trong đó:
k - hệ số an toàn ( kể tới lực quán tính k=6)
m - hệ số kể đến sức căng của sợi dây cáp không đều.
n - số sợi cáp.
φ – góc nghiêng của cáp so với phương thẳng đứng. (φ=450)
Chọn cáp mềm cấu trúc 6 x 19 + 1, đường kính D=14mm, cường độ chịu kéo σ= 150 kG/mm2.
Thiết bị treo buộc tấm mái, tấm cữa trời
Sử dụng chùm dây cẩu có vòng treo tự động cân bằng.
Lực căng được xác định theo :
(T)
Trong đó:
k - hệ số an toàn ( kể tới lực quán tính k=4)
m - hệ số kể đến sức căng của sợi dây cáp không đều.
n - số sợi cáp.
φ – góc nghiêng của cáp so với phương thẳng đứng. (φ=450)
Chọn cáp mềm cấu trúc 6 x 19 + 1, đường kính D=11mm, cường độ chịu kéo σ= 150 kG/mm2.
IV. TÍNH TOÁN THÔNG SỐ CẤU LẮP:
- Việc lựa chọn sơ đồ di chuyến cẩu trong qua trình lắp ghép là bước đầu rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc tính toán các thông số cẩu lắp.
- Để chọn cần trục dùng cho quá trình thi công lắp ghép ta cần phải tính các thông số cẩu lắp yêu cầu bao gồm:
+ Hyc – chiều cao puli đầu cần.
+ Lyc – chiều dài tay cần.
+ Qyc – Sức nâng.
+ Ryc – Bán kính yêu cầu.
Lắp ghép cột: (ta chọn cột trục B làm ví dụ tính toán)
Việc lắp ghép cột không có gì trở ngại gì, do đó ta chọn tay cần theo
α =700
dùng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cẩu như sau:
Hyc = HL + h1 + h2 + h3+h4 = 0 + 1+ 13 + 1,5+1,5 = 17m
Lmin = m
Ryc = Lmin .cos700 +1,35 = 16,57. cos700 + 1,35= 7,02m
Qyc = qck + qtb = 7,68 + 0,2 =7,88 (T)
Lắp ghép dầm cầu chạy:
Việc lắp ghép dầm cầu chạy không có gì trở ngại gì, do đó ta chọn tay cần theo
α =700
dùng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cẩu như sau:
Hyc = HL + h1 + h2 + h3+h4 = 10,0 + 1+ 1 + 2,8+1,5 = 16,3m
Lmin = m
Ryc = Lmin .cos700 +1,35 = 15,83. cos700 + 1,35= 6,76m
Qyc = qck + qtb = 4,2 + 0,2 =4,4 (T)
Lắp ghép dầm giằng: (ta lấy cột trục B làm ví dụ tính toán)
Việc lắp ghép dầm giằng không có gì trở ngại gì, do đó ta chọn tay cần theo
α =700
dùng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cẩu như sau:
Hyc = HL + h1 + h2 + h3+h4 = 11,6 + 1+ 0,4 + 2,6+1,5 = 17,1m
Lmin = m
Ryc = Lmin .cos700 +1,35 = 16,68. cos700 + 1,35= 7,05m
Qyc = qck + qtb = 1,1 + 0,2 =1,3 (T)
Lắp ghép dầm móng: (ta lấy cột trục A làm ví dụ tính toán)
Việc lắp ghép dầm móng không có gì trở ngại gì, do đó ta chọn tay cần theo
α =700
dùng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cẩu như sau:
Hyc = HL + h1 + h2 + h3+h4 = 0 + 1+ 0,45 + 2,3+1,5 = 5,25m
Lmin = m
Ryc = Lmin .cos700 +1,35 = 4,07. cos700 + 1,35= 2,74m
Qyc = qck + qtb = 1,5 + 0,2 =1,7 (T)
Lắp ghép vì kèo + cửa trời : (ta lấy nhịp CD làm ví dụ tính toán)
Việc lắp ghép vì kèo không có gì trở ngại gì, do đó ta chọn tay cần theo
α =700
dùng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cẩu như sau:
Hyc = HL + h1 + h2 + h3+h4 = 12 + 1+ 7,83 + 1,0+1,5 = 23,33m
Lmin = m
Ryc = Lmin .cos700 +1,35 = 23,31. cos700 + 1,35= 9,32m
Qyc = qck + qtb = 3,27 + 0,455 =3,725 (T)
Lắp ghép panel mái , cửa trời : (ta lấy nhịp CD làm ví dụ tính toán)
Việc lắp ghép tấm panel sẽ tiến hành sau cùng và vướng vào hệ thống khung đã dựng: ta dùng cẩu lắp dựng có mỏ phụ l=5m
dùng phương pháp hình học ta có sơ đồ để chọn các thông số cẩu như sau:
Hyc = HL + h1 + h2 + h3+h4 = 18,48 + 1+ 0,3 + 2,7+1,5 = 23,98m
Lmin = m
Ryc = Lmin .cos7703’+rm+lm.cos300 =15,88.cos77086’+1,35+5.cos300=8,86m
Qyc = qck + qtb = 1,34 + 0,2 =1,54 (T)
Ta có bảng chọn cần trục theo các thông số yêu cầu:
IV. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG LẮP GHÉP
Căn cứ vào thông số cẩu lắp của cần trục và mặt bằng thi công trên công trường ta xác định vị trí cần trục cho việc cẩu lắp từng cấu kiện:
Lựa chọn sơ đồ di chuyển, vị trí đứng của cẩu khi cẩu một cấu kiện
- Từ bảng sơ đồ tính năng của cầu trục ta tra được bán kính Rmin (đó là bán kính nhỏ nhất có thể cẩu vật, nếu nhỏ hơn cẩu sẽ bị lật tay cần – nó tương đương với vị trí góc tay cần có α≤700 ).
- Bảng chọn cẩu kết hợp với trọng lượng cấu kiến ta tra được bán kính lớn nhất Rmax mà cẩu có thể cẩu.
- Với mỗi cấu kiện ta có thị trường hoạt động của cẩu ( vùng mà cẩu có thể đứng cẩu cấu kiện đó). Từ đó ta dễ dàng xác định được thị trường chung của các cấu kiện và lựa chọn vị trí đứng của cấu kiện một cách hiểu quả nhất và bố trí cấu kiện hợp lý trên mặt bằng để không vướng vào đường di chuyển của cẩu. Từ các vị trí đứng sẽ hình thành sơ đồ di chuyển của cẩu.
- Mỗi phương án chọn cẩu ta tiến hành chọn sơ đồ di chuyển và bố trí cấu kiện như đã trình bày ở trên kết hợp với các biện pháp kỹ thuật trong lắp ghép.
- Ta sẽ lần lượt trình bày các biện pháp lắp ghép cho các hạng mục bằng các cấu kiện đặc trưng:
Cẩu lắp cột:
Dùng cẩu MKG-25BR (L=23.5m) để lắp cột thông số của cẩu lắp như bảng dưới đây:
STT
Tên cấu kiện
Yêu cầu
Thông số của máy chọn
Hyc (m)
Loại máy
Rmin (m)
L máy (m)
Rmax
1
Lắp cột
Trục A
17
MKG-25BR
7.02
28.5
9.0
Trục B
17
7.02
28.5
9.0
Trục C
17
7.02
28.5
9.0
Trục D
17
7.02
28.5
9.0
Vị trí đứng của cẩu trục :
- - Cẩu đi các trục mỗi vị trí đứng có thể cẩu được 2 cột ( riêng tại vị trí khe lún ta có thể cẩu được 3 cột ).
Trong mỗi nhịp số lượng vị trí đứng của trục A,B,C,D là:
vị trí.
Sơ đồ vị trí đứng của cẩu
Tổng số vị trí cẩu đứng là :16*4=64 vị trí.
Biện pháp thi công:
Công tác chuẩn bị:
+ Chuyên chở cột từ nhà máy ra công trường bằng xe vận chuyển. dùng cần trục xếp cột nằm trên mặt bằng thi công vị trí đặt cột như hình dưới:
+ Trên mặt móng được vạch sẵn các đường tim cột chuẩn bị đệm gỗ, gỗ chèn dây giằng cột
+ vạch sẵn các đường tim của cột, đánh dấu cao trình tại 1 vị trí cố định trên cột.
+ Kiểm tra kích thước cột, chiều rộng, chiều cao, tiết diện của cột, kiểm tra bulông liên kết của cột với dầm cầu chạy như: vị trí liên kết bu lông, chất lượng bulông và các ốc vặn bulông cho từng cột, đảm bảo đủ và đạt chất lượng.
+ Kiểm tra thiết bị treo buộc cột như: dây cáp ( yêu cầu không có sợi nào bị đứt), đai ma sát. Dụng cụ cố định tạm (nêm, tăng đơ, kích và thanh chống)
+ Chuẩn bị cốt liệu mác bê tông chèn và gắn kết móng theo đúng mác thiết kế.
Công tác dựng lắp:
+ Móc hệ thống treo buộc bằng đai ma sát vào thân cột, đổ một lớp bê tông đệm vào cốc móng.
+ Móc hệ thống treo buộc vào móc cần cẩu, cần cẩu rút dây cáp kéo đứng cột lên, nhấc cột lên cao cách mặt móng 0,5m. Để giảm ma sát chân cột khi kéo lê, người ta bố trí xe gòng đỡ chân cột và thiết bị kéo vào cột vào.
+ Công nhân dùng hệ thống dây thừng kéo cột vào tim móng, sau đó cho cẩu hạ từ từ cột xuống cốc móng.
+ Dùng 5 chêm gỗ và 4 tăng đơ cố định tạm thời, sau đó dùng máy kinh vĩ để diều chỉnh tim cốt của cột và dùng nivo điều chỉnh cao trình của cột, vặn tăng đơ và đóng chêm gỗ theo người sử dụng máy kinh vĩ và nivo. Nếu chiều cao của cột chưa đạt yêu cầu ta dùng cần cẩu kéo nhẹ cột lên công nhân ở dưới thay lớp bê tông đệm trong cốc móng để đảm bảo cao trình cột.
+ Sau khi điều chỉnh xong, thì làm vệ sinh chân cột và dùng vữa xi măng đông kết nhanh để gắn cột, mác vữa >20% mác bê tông làm móng cột.
Tiến hành gắn mạch theo 2 giai đoạn :
- Giai đoạn 1: đổ vữa đến đầu dưới con đệm.
- Giai đoạn 2: Sau khi mác vữa đạt 70% thi rút nêm ra và tiến hành lấp vữa bê tông đến miệng chậu móng.
- Tất cả các công tác phải tuân thủ TCVN9115:2012. Các sai số phải được thỏa mãn theo bảng 1.
Bảng 1 - Sai lệch lắp ghép cho phép
Tên chỉ tiêu
Mức cho phép
(mm)
Ghi chú
1. Sai lệch trục khối móng và cốc móng so với trục định vị
15
2. Sai lệch cao độ mặt tựa trên móng so với thiết kế
- 10
3. Sai lệch cao độ đáy cốc móng so với thiết kế
- 20
4. Sai lệch trục định vị chân cột
10
5. Sai lệch cao độ mặt trên của cột hoặc vai cột (kể cả đối với nhà nhiều tầng)
10
6. Sai lệch độ thẳng đứng đầu cột, không lớn hơn 0,10 % x h
12
h = chiều cao cột
7. Sai lệch trục các đầu dầm, dầm cầu trục, dầm mái
± 10
8. Sai số cao độ mặt dầm làm gối đỡ tấm sàn
+ 5, - 15
9. Độ không thẳng đứng của thành dầm
1,0 % x h
h = chiều cao dầm
10. Sai lệch độ dài gối đỡ (hướng chiều dài dầm)
± 15
11. Sai lệch bề rộng gối đỡ (hướng chiều ngang dầm)
± 10
12. Sai lệch theo phương thẳng đứng tấm tường, cách cứng so với trục phân chia trên một tầng nhà
10
13. Sai số cao độ đỉnh tường
± 10
14. Sai lệch độ thẳng đứng theo mặt ngang tường
10
15. Sai lệch cao độ con sơn, gối đỡ của tường lắp dầm, sàn
+ 5, - 10
16. Sai lệch độ dài gối đỡ tấm sàn (hướng chiều dài tấm)
± 15
17. Chiều cao mặt tấm sàn tại gối đỡ:
+ Sàn có đổ bù
+ Sàn không đổ bù
± 15
± 5
18. Chênh lệch đáy hai tấm sàn cạnh nhau, không lớn hơn L/2000
10
L = chiều dài tấm sàn
19. Khe hở liên kết giữa các tấm sàn:
+ Sàn dài tới 10 m
+ Sàn dài tới 15 m
+ Sàn dài hơn 15 m
5
10
max = 12
Lắp ghép dầm cầu chạy:
Dùng cẩu MKG-25BR (L=28.5m) để lắp cột thông số của cẩu lắp như bảng dưới đây:
Tên cấu kiện
Yêu cầu
Thông số của máy chọn
Hyc (m)
Loại máy
Rmin (m)
L máy (m)
Rmax
Dầm cầu chạy
Trục A
16.3
MKG-25BR
6.76
28.5
11,5
Trục B
16.3
6.76
28.5
11,5
Trục C
16.3
6.76
28.5
11,5
Trục D
15.1
6.33
28.5
11,5
Sơ đồ di chuyển của cẩu:
Độ với nhỏ nhất của cẩu trục là Rmin = 6,33(m)
Như vậy ta có thể thi công bằng cách cho cầu trục di chuyển dọc biên sát cạnh từng dãy cột xem hình bên dưới:
Vị trí đứng của cẩu trục:
Vị trí đứng của cẩu trục đảm bảo lắp ghép được 3 dầm cầu chạy ( của cùng bước cột) của nhịp giữa.
Số vị trí đứng của cầu trục nhịp biên lắp 3 cái, nhịp giữa lắp 6 cái.
Biện pháp thi công:
Công tác chuẩn bị:
+ Dùng xe vận chuyển DCC đến tập kết theo dọc trục cột xem hình bên dưới:
+ Kiểm tra các kích thước của DCC( chiều dài tiết diện) bulong liên kết và đệm thép liên kết của dầm cầu chạy ( có đủ số lượng và vị trí hay không.
+ Kiểm tra dụng cụ treo buộc, phải gia cố hoặc thay thế nếu cần.
+ Kiểm tra cốt vai của hai cột bằng máy thủy bình, đánh tim của dầm, kiểm tra khoảng cách cột.
+ Chuẩn bị thép đệm, dụng cụ liên kết như bulong, dụng cụ vặn bulong, que hàn và máy hàn.
+ Móc buộc dụng cụ treo buộc dầm vào đúng vị trí.
Cẩu lắp:
+ Móc cẩu vào thiết bị treo buộc dầm cầu chạy, nhấc bổng dầm cầu chạy lên, công nhân dùng dây buộc điều khiển dầm đặt đúng tại vị trí vai cột.
+ Hai công nhân đứng tại hai vị trí sàn thao tác trên đầu cột để điều chỉnh dầm sao cho đặt đúng vị trí và liên kết đúng tim trục. Nếu có sai số về côt thì dùng thêm bản thép đệm.
+ Sau khi đặt đúng vị trí ta tiến hành hàn và vặn bulong liên kết vĩnh cữu dầm cầu chạy.
Lắp ghép dàn vì kèo và cửa trời:
Dùng cẩu MKG-25BR (L=28.5m) để lắp cột thông số của cẩu lắp như bảng dưới đây:
Tên cấu kiện
Yêu cầu
Thông số của máy chọn
Hyc (m)
Loại máy
Rmin (m)
L máy (m)
Rmax
Vì kèo+ cửa trời
Nhịp A-B
20.8
MKG-25BR
8.55
28.5
16.5
Nhịp B-C
21.35
8.63
28.5
16.5
Nhịp B-C (cửa trời)
23.98
9.02
28.5
19
Nhịp C-D
22.1
8.74
28.5
16.5
Nhịp C-D (cửa trời)
24.73
9.13
28.5
19
3.1 Sơ đồ vận chuyển cẩu lắp:
Xem hình vẽ:
3.2 Xác định vị trí cẩu lắp:
Vị trí dặt cẩu được xác định theo bán kính với nhỏ nhất và lớn nhất của cẩu với trọng lượng vật cẩu, vị trí đặt dàn vì kèo và panel mái.
Ta lấy nhịp AB làm sơ đồ cẩu:
+ Bán kính cẩu nhỏ nhất của vật cẩu là Rmin =8,55 m
+ Cần cẩu phải cẩu vật nặng 1,34 tấn ta có Rmax =16,5 m
+ Căn cứ vào kích thước cụ thể cùa dàn, panel mái và mặt bằng nhịp ta có vị trí cẩu lắp như hình vẽ:
3.3 Kỹ thuật lắp:
+ Chuẩn bị : Sau khi cố định vĩnh viễn chân cột, tiến hành vạch các đường tim trục để công tác được tiến hành nhanh chóng và chính xác.Gá lắp các dụng cụ điều chỉnh và cố định tạm thời cho dàn trước khi cẩu dàn. Treo buộc dàn bằng dàn treo bằng thép, treo tại bốn điểm tại các điểm treo tại thanh cánh thượng, tại đó có gia cố chống vỡ cắt cục bộ khi cẩu. Bố trí các phương tiện để cho công nhân đứng khi thi công các liên kết dàn với hệ kết cấu của nhà.
+ Cẩu lắp và cố định tạm: Cố định tạm dàn bởi 3 điểm, sử dụng các thanh giằng cánh thượng; riêng 2 dàn đầu tiên khi lắp cố định tạm bằng các tăng đơ dâu néo, cũng cố định moiix dàn 3 điểm: 2 điểm đầu và 1 điểm giữa dàn.
+ Kiểm tra điều chỉnh: Kiểm tra và điều chỉnh độ thẳng đứng của dàn, vị trí, cao trình đặt dàn.
+ Cố định vĩnh cửu: Sau khi điều chỉnh kiểm tra nếu toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế đã đạt, tiến hành cố định vĩnh viễn dàn bằng các hệ giằng thanh cánh thượng, cánh hạ, và thanh đứng.
Lắp ghép panel mái:
Dùng cẩu MKG-25BR (L=28.5m), có mỏ phụ lm =5m để lắp cột thông số của cẩu lắp như bảng dưới đây:
Tên cấu kiện
Yêu cầu
Thông số của máy chọn
Hyc (m)
Loại máy
Rmin (m)
L máy (m)
Rmax
Panel
Nhịp A-B(mái)
18.39
MKG-25BR
8.13
28.5
19
Nhịp B-C(mái)
18.39
8.13
28.5
19
Nhịp B-C(cửa trời)
Nhịp C-D(mái)
18.39
8.13
28.5
19
Nhịp C-D(cửa trời)
21.09
8.56
28.5
19
Sơ đồ vận chuyển cẩu lắp:
Sơ đồ vận chuyển xem hình vẽ:
Xác định vị trí đặt cẩu:
Vị trí đặt cẩu xác định theo bán kính với nhỏ nhất và lớn nhất của cẩu với trọng lượng vật cẩu, vị trí đặt dàn vì kèo và panel mái.
+ Cẩu panel cửa trời nhịp CD :
Bán kính nhỏ nhất của cần cẩu là : Rmin = 8,56 m
Bán kính lớn nhất cảu cần cẩu là : Rmax =19 m
Căn cứ vào kích thước cụ thể của dàn, panel mái và mặt bằng nhịp giữa ta có vị trí cẩu lắp của cần cẩu như hình vẽ:
Kỹ thuật lắp:
Chuẩn bị: Sau khi đã cố định vĩnh viễn dàn, tiến hành treo buộc các tấm mái ( tấm được treo bởi 4 điểm ) dùng puli tự cân bằng để cẩu vât.
Cẩu lắp và cố định tạm: Lắp các tấm mái từ biên đến cửa trời chú ý trước khi lắp cần vạch chính xác vị trí các panel trên dàn – tránh bị kích dồn khi lắp tấm cuối cùng sát cửa trời, trên cửa trời lắp từ một đầu cửa trời sang bên kia.
Kiểm tra điều chỉnh: Kiểm tra và điều chỉnh panel vào vị trí theo thiết kế.
Cố định vĩnh cửu: Sau khi điều chỉnh kiểm tra nếu toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế đã đạt, tiến hành cố định vĩnh viễn các panle bằng hàn các tấm mái vào chi tiết chôn sẵn trên thanh cánh thượng.
V. KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG LẮP GHÉP
Công tác lắp ghép thường tiến hành ở trên cao, do đó những công nhân lắp ghép cần có sức khỏe tốt để không chóng mặt, nhức đầu. Khi giao nhiệm vụ mới ở trên cao cho công nhân, cán bộ kỹ thuật phải phổ biến các biện pháp an toàn thật chu đáo cho họ.
Cần cung cấp cho công nhân làm việc ở trên cao những trang bị quần áo làm việc riêng, gọn gàng, giầy không trơn, găng tay dây lưng an toàn. Những dây lưng dây xích an toàn phải chịu được lực tĩnh tới 300kg. nghiêm cấm moc dây an toàn vào những kết cấu chưa liên kết chắc chắn không ổn định.
Khi cấu kiện câu lên cao 0,5m phải dừng lại ít nhất 1-2 phút để kiểm tra độ an toàn của móc treo.
Không đứng dưới cấu kiện đang cẩu, đang lắp.
Thợ lắp đứng đón cấu kiện ngoài bán kính quay.
Các đường đi lại trong khu vực đang lắp ghép phải tiến hành ngăn cản. Ban ngày phải cắm biển báo cấm đi lại, ban đêm phải thắp đèn đỏ ( hoặc phải có người bảo vệ)
Đường dây điện không được chạy qua khu vực đang tiến hành lắp ghép, nếu không tránh được thì dây bắt buộc phải đi ngầm.
Nghiêm cấm công nhân đứng trên các cấu kiện đang cẩu lắp.
Các móc cẩu nên có nắp an toàn để dây cẩu không tuột khỏi móc cẩu.Không được kéo ngang vật từ đầu cần bằng cách cuốn dây hoặc quay tay cần vì làm như vậy có thể đổ cần trục.
Không được phép deo vật vào đầu cần trong thời gian nghỉ giải lao.
Chỉ được phép tháo dỡ móc cẩu ra khỏi cấu kiện khi cấu kiện đã cố ddnhj tạm ổn định của cấu kiện đó được đảm bảo.
Những cầu sàn công tác để thi công các mối nối đo phải chắc chắn, liên kết vững vàng, phải có hàng rào tay vịn cao 1m. Khe hở giữa mép trong của sàn tới cấu kiện không được vượt quá 10cm.
Phải thường xuyên theo dõi, sửa chữa các sàn công tác.
Nghiêm cấm việc đi lại trên cánh thượng của dàn vì kèo, dầm và các thanh giằng. Chỉ được phép đi lại trên cánh hạ của dàn khi dây cáp đã đưa cấu kiện vào thẳng vị trí cao trên 1m.
Cần có biện pháp bảo vệ chống sét tạm thời cho các công trình lắp ghép trên cao. Biện pháp dùng phổ biến nhất là dùng dây dẫn tạm, cột thu lôi bằng kim loại nối đất tốt.
Trong công trường phải có đầy đủ phương tiện PCCC, đặc biệt tại các vị trí thực hiện công tác hàn.
PHỤ LỤC
Các bảng tính toán dùng trong đồ án:
Bảng 1: Tra và tính toán thông kê cấu kiện lắp ghép
Bảng 2 : Bảng tra tính toán định mức ca máy nhân công:
Bảng 3: Bảng tính thông số máy:
Bảng 4: Bảng chọn máy:
Bảng quy cách bu lông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet_minh_hai_7472.doc