Thiết kế trạm xử lý nước thải công suất Q = 27149 m3/ngày đêm
]MỤC LỤC
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1-1
1.1 Nhiệm Vụ Của Đồ Án 1-1
1.2 Nội Dung Đồ Án Môn Học 1-1
1.3 Giới Hạn Đồ Án 1-1
1.4 Cấu Trúc Thuyết Minh 1-2
Chương 2 XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ 2-1
2.1 Đặc Điểm Khu Vực Thiết Kế 2-1
2.2 Tính Toán Công Suất Trạm Xử Lý 2-1
2.2.1 Khu vực 1 2-1
2.2.2 Khu vực 2 2-3
Chương 3 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 3-1
3.1 Thành Phần Tính Chất Nước Thải 3-1
3.2 Các Phương Pháp Lựa Chọn Để Xử Lý 3-1
3.2.1 Phương án 1 3-2
3.2.2 Phương án 2 3-4
3.2.3 Phương án 3 3-4
3.2.4 Phương án 4 3-5
Chương 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ THEO PHƯƠNG ÁN 1 4-1
4.1 Tính Toán Ngăn Tiếp Nhận Nước Thải 4-1
4.2 Tính Toán Thiết Kế Song Chắn Rác 4-1
4.2.1 Tính toán mương dẫn nước thải đến song chắn rác 4-1
4.2.2 Tính toán thiết kế song chắn rác 4-2
4.3 Tính Toán Thiết Kế Bể Lắng Cát 4-5
4.3.1 Tính toán kích thước bể lắng cát 4-6
4.3.2 Tính toán hệ thống thổi khí 4-6
4.3.3 Hệ thống bơm phun tia 4-7
4.3.4 Mương thu cát 4-7
4.3.5 Sân phơi cát 4-8
4.4 Bể Điều Hòa 4-9
4.5 Tính Toán Thiết Kế Bể Lắng Đợt 1 4-12
4.6 Tính Toán Thiết Kế Bể Thổi Khí 4-18
4.6.1 Nhiệm vụ 4-18
4.6.2 Điều kiện thiết kế và giả thiết 4-19
4.6.3 Các thông số sử dụng trong thiết kế 4-19
4.6.4 Xác định lượng bùn phát sinh 4-20
4.6.5 Xác định lượng nitơ bị oxy hóa thành nitrate 4-21
4.6.6 Xác định nồng độ và khối lượng VSS, TSS trong bể thổi khí 4-21
4.6.7 Xác định thể tích và thời gian lưu nước của bể thổi khí 4-21
4.6.8 Xác định F/M và tải trọng BOD 4-22
4.6.9 Xác định hệ số Yobs dựa vào VSS và TSS 4-22
4.6.10 Tính nhu cầu oxy tiêu thụ 4-22
4.6.11 Tính lưu lượng khí cần theo Q 4-23
4.6.12 Xác định tỷ số tuần hoàn 4-24
4.6.13 Kiểm tra độ kiềm 4-25
4.6.14 Ước tính BOD sau xử lý 4-25
4.7 Tính Toán Thiết Kế Bể Lắng Đợt 2 4-26
4.7.1 Diện tích của bể lắng 4-26
4.7.2 Xác định chiều cao bể 4-27
4.7.3 Thời gian lưu nước trong bể lắng 4-28
4.8 Tính Toán Thiết Kế Bể Tiếp Xúc 4-29
4.8.1 Khử trùng nước thải bằng Clo 4-29
4.8.2 Tính toán máng trộn vách ngăn có lỗ 4-30
4.8.3 Tính toán bể tiếp xúc 4-32
4.8.4 Tính toán công trình xả nước thải sau xử lý vào sông 4-33
4.9 Tính Toán Công Trình Xử Lý Bùn 4-34
4.9.1 Tính toán bể nén bùn 4-34
4.9.2 Tính toán bể Metan 4-35
4.9.3 Tính toán sân phơi bùn 4-38
Chương 5 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ THEO PHƯƠNG ÁN 2 5-1
5.1 Lượng Nước Dùng Để Xả Cặn Ra Khỏi Ngăn Nén Cặn 5-1
5.2 Tính Toán Ống Phân Phối Khoan Lỗ Ở Đáy Bể 5-2
5.3 Tính Máng Thu Nước 5-3
5.4 Diện Tích Cửa Sổ Thu Cặn 5-3
5.5 Ống Khoan Lỗ Thu Nước Trong Ngăn Nén Cặn 5-4
5.6 Tính Chiều Cao Bể Lắng Trong 5-5
5.7 Diện Tích Ngăn Chứa Cặn Và Ống Tháo Cặn 5-6
5.8 Mương Tập Trung Nước 5-7
5.9 Tính Toán Giảm Áp Trong Bể Lắng Trong 5-7
Chương 6 TÍNH TOÁN KINH TẾ 6-1
6.1 Chi Phí Xử Lý Theo Phương Án 1 6-1
6.1.1 Vốn đầu tư 6-1
6.1.2 Chi phí hóa chất và năng lượng 6-2
6.1.3 Nhân công và vận hành 6-3
6.1.4 Chi phí xử lý 6-4
6.1.5 Thời gian hoàn vốn 6-4
6.2 Chi Phí Xử Lý Theo Phương Án 2 6-4
6.2.1 Vốn đầu tư 6-4
6.2.2 Chi phí hóa chất và năng lượng 6-5
6.2.3 Nhân công và vận hành 6-6
6.2.4 Chi phí xử lý 6-7
6.2.5 Thời gian hoàn vốn 6-7
Chương 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 Kết Luận 7-1
7.2 Kiến Nghị 7-1
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3065 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế trạm xử lý nước thải công suất Q = 27149 m3/ngày đêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
THỰC TẾ VỀ XÂY DỰNG
HỆ THỐNG CỐNG THOÁT NƯỚC
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Công trình: dự án cải thiện môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ đầu tư: Ban QLDAĐLĐT & MTN TP.Hồ Chí Minh.
Đơn vị thi công: N.E.S.JV.
Địa điểm đi thực tế từ shaft 3 đến shaft 13 trên đường Trần Hưng Đạo.
Thành phố HCM từ trước đến nay chưa có hệ thống xử lý nước thải của thành phố. Toàn bộ nước thải của thành phố có hệ thống ống dẫn đổ thẳng ra sông Sài Gòn. Bây giờ dựa vào nguồn quỹ ODA mới xây dựng hệ thống thu gom nước thải đưa về trạm xử lý ở Bình Chánh, sau khi qua trạm bơm trung chuyển ở Cao Lỗ, Q8. Tại trạm bơm trung chuyển có 6 bơm với ( lớn hơn 2000 mm để bơm nước về trạm xử lý ở Bình Chánh.
Gọi là nước thải của thành phố chứ cũng không phân biệt rõ là hệ thống thoát nước sinh hoạt hay nước mưa. Hệ thống đang xây dựng chạy song song sát bên cạnh hệ thống thoát nước cũ được xây dựng từ thời Pháp thuộc.
Tại nơi miệng cống xả ra sông Sài Gòn có lắp đặt van 1 chiều. Khi thủy triều lên sẽ đóng van lại không cho nước chảy ngược vào hệ thống cống, giải quyết được vấn đề ngập nước của thành phố mỗi khi triều cường lên, khi thủy triều xuống sẽ mở van trở lại. Bên cạnh cống của hệ thống cũ có van cho nước thải chảy qua hệ thống cống mới dẫn về trạm xử lý, tương lai toàn bộ nước thải của thành phố sẽ được xử lý. Hiện nay vì đang xây dựng chiếm diện tích lòng lề đường bị dân phản ảnh nhiều nhưng trước sau gì cũng phải xây dựng nếu muốn hoàn thiện hệ thống thoát nước.
II. MỘT SỐ HẠNG MỤC CỤ THỂ
1. Hạng Mục Bao Nhánh Trần Đình Xu
Ở các hạng mục bao nhánh thi công bằng phương pháp đào hở, sâu 4m. Vì ở các đường nhánh trước khi ra đường chính Trần Hưng Đạo có hệ dây cáp điện nên phải đào dần dần xuống. Nếu thi công gây tổn hại đến hệ thống dây cáp này sẽ bồi thường số tiền rất lớn
Trên tuyến đường chính thi công lắp cống bằng phương pháp dung kích thủy lực.
Hệ thống các đường ống và cấp không phải chạy song song nhau mà chằng chịt nhau không theo 1 nguyên tắc nào cả nên gây rất nhiều khó khăn trong thi công.
2. Hạng Mục Tại Shaft 4
Tại đây đã lắp cống xong và đã xây dựng giếng thăm. Giếng sâu 13 – 14 m có nhiều bậc đi xuống theo hình zích zắc hơi lệch nhau chứ không thẳng từ trên xuống. Giếng được xây dựng để kiểm tra khi có sự cố.
Gồm có 3 ngăn tính từ trên xuống tới cống. Giữa 2 cống có mương vành khuyên.
Khi cống có đường kính > 600 mm thì trên khoảng cách 300 – 500 mm phải có xây dựng một giếng có cổ giếng lớn để đưa các dụng cụ nạo vét vào cống. Ở đây cũng ở khảng cách 300 mm có 1 giếng nhưng không phải để nạo vét cống mà chỉ để kiểm tra, nạo vét cống được thực hiện tại các bao nhánh trước khi đổ vào hệ thống chính trên đường Trần Hưng Đạo.
3. Hạng Mục Tại Shaft 7
Đầu nguồn cống nhỏ ( = 1000 mm, cuối nguồn cống càng lớn ( = 1500 mm đến hơn 2000 mm, tại Cao Lỗ đường kính ống là 2,2 m. Độ sâu của cống quá sâu phía đầu nguồn từ trên 10 m, cuối nguồn có thể lên tới gần 30 m. Tại shaft 7 sâu 16 m, tại vị trí đường Trần Tuấn Khải là 18 m.
2 shaft cách nhau 300 m, sau khi thi công xong sẽ xây dựng thu lại trên bề mặt là 2 nắp cống mà chúng ta vẫn thường thấy trên đường. Hố xây dựng tại đây là 97 m.
Đầu tiên người ta đào đất xuống rồi dùng cừ để tấn đất lại. Sau khi thi công xong sẽ đổ bê tông, rút cừ lên đổ cát đầm xung quanh lại cho chắc chắn. Khi khoan thì kéo cừ lên.
4. Các Hạng Mục Tại Các Shaft 8, 9, 10
Các ống được sản xuất theo quy chuẩn có van lắp khớp với nhau. Người ta dùng kích đẩy vào các ống sẽ khớp vào với nhau. Lắp các ống có cùng đường kính. Khi thay đổi đường kính ống không dùng phương pháp nối ống nào cả mà giữa các ống có đường kính khác nhau sẽ có hố ga giữa 2 đoạn ống đó. Chiều dài đường ống thay đổi 1 ít tùy nhà cung cấp chênh nhau, nhưng đường kính ống phải thật chính xác bằng nhau.
5. Hạng Mục Tại Shaft 11
Shaft 11 vừa đưa ống vào xong. Trên cống có ghi số thứ tự (108).
Ống luồn gió vào mũi khoan phòng trường hợp khoan bị tắt nghẽn. Sau khi lắp ống xong các ống này được đưa lên và đưa nước vào rửa cống để đẩy bùn đất trong ống ra.
Mỗi ống cống có những lỗ xung quanh. Dùng bơm phun áp lực bơm dung dịch bentonia để bôi trơn ống, dễ dàng cho việc kích ống vào. Sau khi đưa ống vào, bơm hổn hợp xi măng vào để tạo thành hỗn hợp cùng với betony chống sạt lở đất, xì nước và nước từ ngoài xâm nhập vào.
Cấu tạo của máy khoan gồm phần mũi khoan dài 4 m, và nối với phần máy bơm dài 2 m.
Mũi khoan hoạt động có hệ thống điều khiển qua màn hình vi tính. Có đầu tia lazer để định vị vị trí cần khoan.
Khi hoạt động cho đầu khoan nối với máy bơm, máy khoan tới đâu bơm bùn lên tới đó, bùn bơm lên chứa vào thùng có xe tới vận chuyển đi. Sau khi khoan tiến hành lắp cống vào, khoan tới đâu lắp ống tới đó. Một lần kích khoan dài khoảng 500 – 1000 m. Mỗi ngày lắp từ 4 – 5 ống tùy điều kiện.
Ống thu bùn có 1 chiều dài bằng chiều dài của 1 ống cống.
Cống qua sông Sài Gòn là cống ngầm dưới lòng sông. Hệ thống thoát nước không phải là tự chảy mà có bơm đặt tại bơm trung chuyển ở Q8. Khi thiếu nước thì là hệ thống tự chảy, khi nước ở trạm nhiều thì phải dùng bơm để bơm nước về trạm. Trạm trung chuyển điều hòa lưu lượng trước khi đến trạm xử lý.
III. KẾT LUẬN
Qua buổi thực tế đi công trình thi công em mới phần nào hình dung được những điều mà trong giáo trình đề cập tới. Lúc đọc em không hình dung được thề nào là giếng thăm, là hố ga, bây giờ em mới hình dung ra phần nào do được chui xuống tận dưới đáy cống khi người ta vừa xây dựng lên thành giếng thăm.
Trong chuyến đi này em còn biết được thực tế việc áp dụng phương pháp nối ống bằng thủy lực, một phương pháp nối ống rất hiệu quả có thể kích ống xa từ 500 m – 1000 m mà không cần phải đào đường lên.
Sau khi đi thực tế em mới thấy được một phần những thực tế của hệ thống thoát nước ở nước ta. Tiếc là chúng em chưa đi được nhiều nơi và sớm hơn.