LỜI NÓI ĐẦU
Sau 5 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Hàng Hải Việt Nam . Dưới sự dậy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô trong trường. Em đã tích luỹ được lượng kiến thức cần thiết để làm hành trang cho sự nghiệp sau này.
Qua kỳ làm đồ án tốt nghiệp kết thúc khoá học 2006 - 2011 của khoa xây dựng, các thầy, cô đã cho em hiểu biết thêm được rất nhiều điều bổ ích, giúp em sau khi ra trường tham gia vào đội ngũ những người làm công tác xây dựng không còn bỡ ngỡ. Qua đây em xin chân thành cảm ơn:
THS. KTS: NGUYỄN XUÂN LỘC
THS : HOÀNG GIANG
Đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, giúp em hoàn thành được nhiệm vụ mà trường đã giao. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã tận tình dậy bảo trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng hết mình trong quá trình làm đồ án, nhưng do kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong được các thầy cô và các bạn chỉ bảo thêm.
Hải Phòng ngày 18 tháng 1 năm 2011
Sinh viên
ĐỖ MẠNH LINH
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương 1: Kiến trúc. 5
1.1. Giới thiệu về công trình 5
1.2. Phương án kết cấu 6
1.3. Các hệ thống kỹ thuật chính 7
Chương 2: Lựa chọn giải pháp kết cấu. 9
2.1. Giải pháp kết cấu 9
2.1.1. Giải pháp kết cấu móng
2.1.2. Giải pháp kết cấu phần thân
2.1.3. Số liệu thiết kế
2.1.4. Các kích thước chính của khung ngang 9
2.2. Tải trọng tác dụng lên công trình 13
2.2.1.Tải trọng thường xuyên
2.2.2. Hoạt tải mái
2.2.3.Tải trọng gió
2.2.4. Hoạt tải cầu trục 13
2.3. Xác định nội lực cho công trình 15
2.4. Tổ hợp nội lực 27
Chương 3. Thiết kế tiết diện cột. 28
3.1. Thiết kế tiết diện cột trục D 28
3.1.1. Xác định chiều dài tính toán 28
3.1.2. Chọn và kiểm tra tiết diện cột trên 28
3.1.3. Chọn và kiểm tra tiết diện cột dưới 31
3.2. Thiết kế tiết diện cột trục E 34
3.2.1. Xác định chiều dài tính toán 34
3.2.2. Chọn và kiểm tra tiết diện cột trên 35
3.2.3. Chọn và kiểm tra tiết diện cột dưới 37
Chương 4. Thiết kế tiết diện xà ngang 41
4.1. Thiết kế tiết diện xà ngang nhịp biên 41
4.2. Thiết kế tiết diện xà ngang nhịp giữa 42
Chương 5. Thiết kế các chi tiết 46
5.1. Tính toán vai cột trục D 46
5.2. Tính toán vai cột trục E 48
5.3. Tính toán chân cột 50
5.3.1. Chân cột trục D 50
5.3.2. Chân cột trục E 54
Chương 6. Tính toán liên kết giữa cột và xà ngang 57
6.1. Tính toán mối nối đầu xà 57
6.2. Tính toán mối nối giữa nhịp 60
Chương 7. Thiết kế dầm cầu trục 62
7.1. Sơ đồ tính và tải trọng tác dụng 62
7.2. Tính toán và tổ hợp nội lực 63
7.3. Thiết kế tiết diện dầm cầu trục 64
7.4. Tính toán lien kết bu lông đầu dầm 67
Chương 8. Thiết kế mãng 69
8.1. Đánh giá đặc điểm công trình 69
8.2. Đánh giá điều kiện địa chất công trình 69
8.3. Lựa chọn gải pháp nền móng 72
8.3.1.Lựa chọn loại nền móng cho công trình 72
8.3.2. Giải pháp mặt bằng móng 73
8.4. Thiết kế móng 73
8.4.1. Thiết kế móng cột biên M1 73
8.4.2. Thiết kế móng cột giữa M2 85
Chương 9. Thi công 96
9.1. Đặc điểm công trình 96
9.2. Thi công phần ngầm 97
9.2.1. Công tác chuẩn bị 97
9.2.2. Công tác định vị công trình 98
9.2.3. Thi công ép cọc 99
9.2.4. Thi công đất 111
9.2.5. Thi công đài móng, dầm giằng móng 116
9.2.6. Công tác bê tông 126
9.2.7.Thi công lấp đất và tôn nền 131
9.2.8 .Công tác an toàn lao động trong thi công phần ngầm 132
9.3. Biện pháp kỹ thuật thi công lắp ghép 134
9.3.1. Gia công kết cấu thép 134
9.3.2. Chọn phương án thi công 135
9.3.3. Lập tổng quan về phương pháp thi công 136
9.4. Mục đích và ý nghĩa của công tác thiết kế và tổ chức thi công 146
9.4.1. Mục đích
9.4.2. Ý nghĩa
9.5. Nội dung và nguyên tắc chính trong thiết kế tổ chức thi công 146
9.5.1. Nội dung 147
9.5.2. Những nguyên tắc chính 147
9.5.3. Lập tiến đô thi công 147
9.5.4. Các bước tiến hành 148
9.5.5. Lập tổng mặt bằng 150
9.6. An toàn lao động 155
9.6.1. An toàn lao động trong thi công đào đất 156
9.6.2. An toàn lao động trong công tác lắp ghép 156
9.6.3. An toàn lao động trong công tác bê tông 157
9.6.4. Công tác làm mái 158
9.6.5. Công tác hoàn thiện 158
Chương 10. Lập dự toán 159
10.1. Cơ sở lập dự toán
10.2. Lập bảng dự toán chi tiết và bảng tổng hợp kinh phí cho một bộ phận công trình
Chương 11. Kết luận và kiến nghị 163
11.1. Kết luận
11.2. Kiến nghị
11.2.1. Sơ đồ tính và chương trình tính
11.2.2. Kết cấu móng
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2622 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế và thi công công trình: nhà máy thép Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô đun được khuếch đại trên mặt bằng và dùng cần trục cẩu lắp theo đúng các vị trí thiết kế. Lúc đó hệ sàn công tác được dựng lắp bằng giáo PAL phù hợp cao trình tính toán để phục vụ cho công nhân trong quá trình thi công.
- Phần xà gồm 3 mô đun được liên kết với nhau trước khi cẩu đặt vào vị trí làm việc.
-Trình tự lắp ghép sử dụng phương pháp lắp ghép tuần tự để lắp ghép công trình.
- Cách thức tiếp vận: đặt sẵn trên mặt bằng thi công.
- Lắp ghép theo hướng dọc nhà.
TỔNG QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
a. Thời gian thi công
Thời điểm thi công lắp ghép khung là sau khi bê tông móng đạt cường độ cho phép để lắp ghép.
b. Trình tự lắp ghép:
- Trước tiên lắp dựng cột, hai cẩu ở hai bên đồng thời lắp dựng hai cột. Tiếp theo lắp dựng dầm cầu trục. Sau đó lắp dựng các mô đun xà đã được khuếch đại. Khung được lắp đặt đầu tiên cần phải được neo giữ bằng hệ thống dây neo đảm bảo cho khung đúng tim cốt. Sau khi lắp khung thứ hai song bắt đầu lắp giằng, xà gồ và các tấm cách nhiệt, bao che.
c. Hệ thống chống đỡ
- Lắp dựng mỗi khung cần lắp đặt 2 sàn công tác ở 2 vị trí: ở hai cột hai bên phục vụ liên kết xà với cột
- Hệ giáo đỡ sử dụng giáo PAL đặt trên các tấm thép dày 2 cm đảm bảo không lún khi thi công, giáo PALđược chồng thành hộp có sử dụng các thanh giằng bằng thanh ống liên kết với giáo bằng các khoá ống xoay để đảm bảo ổn định trong thi công. Hệ giáo đỡ, sàn công tác và các tấm thép lót được chuyển đến phục vụ cho khung thứ 3 khi khung thứ 1 đã được liên kết xong.
Quá trình thi công
a. Phân chia các mô đun xà:
Việc phân chia các mô đun được tiến hành theo yêu cầu thuận lợi trong thi công cẩu lắp và liên kết trên cao, đảm bảo các vị trí liên kết được liên kết hoàn toàn trên mặt đất, khi liên kết trên cao chỉ liên kết tại vị trí ở hai đầu cột. Đồng thời trọng lượng các mô đun tương đối đồng đều.
b. Tính toán khối lượng cấu kiện.
* Khối lượng cột:
Căn cứ các bản vẽ kết cấu ta có trọng lượng các cấu kiện được thống kê như trong bảng sau:
Trọng lượng các cấu kiện cột
Tên
cấu kiện
Cột biên
Cột giữa
Rường ngang nhịp biên
Rường ngang nhịp giữa
Dầm cầu trục
Trọng lượng (kG)
3223
7757,2
3318
3395
3920
c. Hệ sàn công tác:
Sử dụng giáo PAN được lắp theo khối có các thanh giằng bằng thép ống liên kết bằng các khóa thanh ống. Hệ giáo chống được đặt trên các tấm thép dày 2 cm để đảm bảo không lún trong thi công. Giáo PAN có kích thước hình học:
Rộng 1,2 m cao 1,8 m.
Sàn công tác bằng giáo pal
Ưu điểm của giáo PAL:
- Kết cấu gọn nhẹ.
- Chịu được tải trọng lớn.
- Lắp ráp và sử dụng đơn giản.
d. Dàn nâng:
Trọng lượng cấu kiện không nặng nhưng do cấu kiện chịu lực theo phương ngoài mặt phẳng uốn lớn, để giảm ứng suất phụ trong quá trình thi công cẩu lắp ta sử dụng hệ dàn nâng để đảm bảo ổn định cho cấu kiện. Dàn nâng có mã hiệu: 15946R-11 dùng nâng xà ngang có các thông số:
- Trọng lượng vật nâng giới hạn [Q] = 25 T.
- Trọng lượng bản thân: G = 1,75 T,
- Chiều cao treo dàn htreo = 3,6 m.
Dàn nâng được bố trí đảm bảo treo mô đun tại nhiều điểm nhằm phân phối nhỏ các lực tác dụng vào mô đun. Bố trí như trên hình vẽ.
Dàn nâng
e. Cáp nâng:
- Do lắp ghép theo phương pháp tổng hợp nên tính toán các cấu kiện nâng ta chỉ tính đối với cấu kiện có trọng lượng lớn nhất.
- Theo tính toán khối lượng cấu kiện ở trên thì khối lượng một môđun cột giữa là lớn nhất, trọng lượng của một môđun cột giữa theo tính toán là: 7,75 T > 5 tấn. Theo bảng 2.1 KTTC 2 ta chọn dây cáp có đường kính 15 cm.
f. Chọn cần trục:
* Tính toán cần trục cẩu cột.
- Bán kính cẩu xác định bằng công thức.
.(9-16)
- Chiều cao nâng móc cẩu xác định theo công thức.
Hm = h1 + h2 + h3.(9-17)
Trong đó: h1 – Là chiều cao nâng cấu kiện cao hơn điểm để điều chỉnh trong quá
trình lắp ghép, h1 = 0,7 (m).
h2 – Chiều cao bản thân của cấu kiện.
h3 – Chiều cao của dụng cụ treo buộc, h3 = 1,5 (m).
Þ Hm = 0,7 + 22 + 1,5 = 23,8 (m)
- Chiều cao từ cao trình máy đứng đến đầu cần trục.
H = Hm + h4
22000
1500
1500
1500
Ryc
Trong đó: h4 - Đoạn puly, ròng rọc, móc cẩu đầu cần trục, h4 = 1,5 m
H = 23,8 + 1,5 = 25,3 (m)
R
Ryc
9000
Sơ đồ tính toán
- Chiều dài tay cần xác định bằng công.
.(9-18)
- Súc trục cần thiết xác định theo công thức.
Q = Qck+ qtb.(9-19)
Trong đó: Qck - Trọng lượng của cấu kiện. Qck = 7,757 T.
qtb - Trọng lượng của thiết bị treo buộc. qtb 0,4 T
Q = 7,757 + 0,4 = 8,157 T
* Tính toán cần trục cẩu dầm cầu trục:
- Chiều cao nâng cần thiết xác định theo công thức.
H = HL + h1 + h2 + h3 + h4 = 17 + 0,5 + 1,2 + 1,5 + 1,5 = 21,7(m). .(9-20)
Trong đó: HL : Cao trình vai cột ; HL= 17(m).
h1 : Chiều cao nâng cấu kiện cao hơn vị trí lắp; h1= 0,5(m).
h2 : Chiều cao của cấu kiện lắp ghép; h2 = 1,2(m).
h3 : Chiều cao của thiết bị treo buộc ; h3 = 1,5 (m).
h4 : Chiều cao đoạn dây cáp tính từ móc cẩu đến đoạn puli; h4 = 1,5(m).
1500
6600
3926
1500
1500
- Độ với yêu cầu.
- Chiều dài tay cần cần thiết.
L =
L = = 22,3(m)
- Sức trục cần thiết xác định theo công thức.
Q = Qd + Gtb = 3,92 + 0,01 = 3,93 T. .(9-21)
* Tính toán cầu trục cẩu xà ngang.
Sơ đồ tính toán cẩu
- Chiều cao nâng móc cẩu xác định theo công thức.
H= h1 + h2 + h3.(9-22)
Trong đó: h1- Chiều cao nâng cấu kiện cao hơn cao trình đỉnh cột
h1 = HL+ (0,5 1)m:
HL- Cao trình đỉnh cột HL= 22(m).
h2 - Chiều cao bản thân cấu kiện h2 = 2,07 (m).
h3 - Chiều cao dụng cụ treo buộc h3 = 5 (m).
H = 22+ 0,5 + 2,07 + 5 = 29,57 (m)
- Chiều cao từ cao trình máy đứng đến đầu cần trục
H = Hm + h4
Trong đó: h4 - Đoạn puly, ròng rọc, móc cẩu đầu cần trục, h4 = 1,5 m
H = 29,57 + 1,5 = 31,07 (m)
- Chiều dài tay cần nhỏ nhất
Lmin = .(9-23)
Trong đó: hc = 1,5 1,7(m)
= 700750
L = (m)
- Tầm với gần nhất của cần trục.
Rmin = L.cos + r .(9-24)
Trong đó: L
r - Khoảng cách từ khớp quay tay cần đến trục quay cẩu r = 1,0 1,5(m)
Rmin = 30,6 = 9,423 (m).
- Theo sức trục ta xác định sức nâng cầu trục theo công thức.
Q = Qck + qtb
Trong đó: Qck - Là trọng lượng bản thân của xà ngang Qck = 3,395 T
qtb - Là trọng lượng của thiết bị treo buộc gồm trọng lượng của hệ dàn
nâng, trọng lượng cáp nâng qtb = 2T.
Þ Q = 3,395+ 2 = 5,395 T.
Căn cứ các kết quả tính toán bên trên và để thuận tiện trong qua trình thi công ta lựa chọn một loại cần trục duy nhất để phục vụ cẩu lắp cho các cấu kiện của công trình.
Các thông số của cần trục
Cần trục
Tính năng kĩ thuật cần trục
Q(T)
H(m)
R(m)
L(m)
DEK-50
9
36
15
30
Bố trí mặt bằng thi công.
Các cấu kiện được vận chuyển và khuếch đại tại công trường, và được bố trí trên mặt bằng sao cho thuận tiện cho quá trình thi công, thuận tiện cho việc cẩu lắp các cấu kiện lắp ghép theo trình tự. Đề xuất phương án lắp ghép như sau:
- Cột được tiến hành lắp ghép đầu tiên, tiếp theo lắp ghép dầm cầu trục, sau đó khuếch đại và lắp dựng các mô đun xà, sau khi lắp dựng xong khung thứ hai tiến hành lắp hệ xà gồ, hệ giằng mái giằng cột tạo thành khung cứng để tiến hành thi công các khung còn lại thuận tiện hơn.
- Các cấu kiện nhẹ dùng tời để đưa lên cao.
Biện pháp thi công lắp ghép.
a. Biện pháp thi công lắp ghép cột
- Chuẩn bị móng cho cột thép.
Cột thép được lắp trên mặt móng bêtông đúc tại chỗ trong đó móng đã được chôn sẵn các bulông giằng. Cột được gắn liên kết vào móng bằng các bulông giằng. Trong trường hợp này cột liên kết ngàm với móng.
Chọn trường hợp đặt cột tỳ lên trên mặt sống tựa bằng thép đã chôn sẵn đặt vào đúng cao trình thiết kế. Các giai đoạn chuẩn bị móng cho cột thép như sau:
+ Bu lông giằng cột được hàn sẵn một bản thép vừa có tác dụng định vị trí bu lông, vừa có tác dụng neo giữ bu lông trong móng.
+ Chuẩn bị một đoạn thép hình (thép chữ I hay đoạn ray) làm sống tựa để chôn trong móng, đoạn thép được hàn sẵn vào bản đế.
+ Đổ bêtông móng đến vị trí bản đế thì dừng lại.
+ Đặt bản đế vào, sau đó đặt tấm thép có tai ngang và đinh vít điều chỉnh lên trên. chỉnh cho tim của tấm thép trùng với tim của móng.
+ Dùng máy thuỷ bình ngắm cho mặt trên của bản đế đúng cao trình thiết kế
+ Rót vữa xi măng lấp khe hở giữa đáy bản đế thép với mặt móng.
Cột thép đặt trên loại móng này cần phải điều chỉnh tim theo hai phương để bảo đảm độ thẳng đứng của cột theo hai phương theo yêu cầu thiết kế. Giữ ổn định của cột bằng bộ gá lắp và các dây văng.
- Biện pháp thi công lắp ghép cột:
Công tác chuẩn bị:
+ Kiểm tra kích thước hình học của cột.
+ Lấy dấu tim theo hai phương và xác định trọng tâm của cột.
+ Chuẩn bị các thiết bị như: Dây treo, đòn treo, kẹp ma sát, khoá bán tự động.
- Bố trí mặt bằng:
Sắp xếp cột trên mặt bằng để chuẩn bị dựng lắp cột là một việc rất quan trọng, nó phụ thuộc vào mặt bằng công trình, vào tính năng cần trục được sử dụng và đặc biệt nó phụ thuộc vào phương pháp dựng cột để lắp ghép.
Vì trọng lượng cột nhỏ nên trên ta chọn phương pháp kéo lê để dựng lắp cột.
- Cách dựng lắp:
+ Ta chọn vị trí buộc cột bằng khoá bán tự động ở vị trí dưới vai cột
+ Dùng cần trục nâng dần đầu cột lên cao, còn chân cột kéo lê trên mặt đất. Khi dựng, bệ máy được đứng yên, tay cần giữ nguyên một độ ngiêng nào đó, chỉ có dây cáp của cẩu được cuốn lại để kéo dần móc cẩu lên cao. Do vậy tâm cột (nơi đặt móc cẩu) sẽ nhích theo làm cho đầu cột được nâng dần lên đồng thời chân cột cũng chuyển từ từ về phía tâm móng để cuối cùng cột tới được tư thế thẳng đứng trên bờ hố móng.
- Chỉnh cột:
Sau khi dựng lắp xong ta có thể dùng cần trục hoặc kích (tỳ vào đoạn thép được hàn ở chân cột) để điều chỉnh. Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng dây dọi hoặc bằng máy kinh vĩ theo các đường tim ghi trên cột và móng cho trùng hợp để bảo đảm cột ở vào đúng vị trí thiết kế của chúng.
- Ổn định cột (tạm thời):
+ Xiết chặt các bulông giằng đã chôn sẵn ở móng vào chân cột.
+ Vì cột có chiều cao lớn nên ta phải giằng thêm ở phía đầu cột bằng các dây neo theo hai phương dọc và ngang cột. Các dây neo dọc được buộc vào các móng bên cạnh và các dây neo ngang được buộc vào cọc chôn dưới đất, các dây treo phải có tăng đơ điều chỉnh.
(Chú ý là chỉ được tháo dỡ các dây neo khi cột đã được liên kết chắc chắn với các cấu kiện khác như hệ giằng cột và xà ngang).
b. Biệp pháp thi công lắp ghép dầm cầu trục.
* Công tác chuẩn bị.
- Vạch tuyến trục (tim) trên mặt dầm và trên vai cột.
- Các dụng cụ treo buộc.
* Bố trí mặt bằng.
- Dầm cầu trục được bố trí theo các dãy chân cột sao cho trọng tâm của nó nằm trong phạm vi tầm với của tay cần và qua tâm dầm ở vị trí thiết kế
- Bố trí cần trục lắp ghép xem bản vẽ TC – 02.
* Cách dựng lắp.
- Tổ chức lắp.
Một tổ thợ lắp dầm cầu trục có 5 người, phân công cụ thể như sau:
+ Hai người làm công tác chuẩn bị, khi cấu kiện đã được nâng lên thì hai người này làm công việc kéo dây điều chỉnh.
+ Hai người khác leo lên sàn công tác (đặt ở đầu cột, có thang tựa vào cột cho người trèo lên) để điều chỉnh dầm vào vị trí thiết kế.
+ Người thứ năm có nhiệm vụ đánh tín hiệu đi
- Biện pháp lắp.
Dùng một cầu trục tự hành có mã hiệu XKG-30 để lắp ghép cấu kiện.
- Cách thức lắp.
Quá trình lắp ghép dầm cầu trục theo các trình tự sau:
+ Kiểm tra cao trình vai cột.
+ Móc dây treo đồng thời buộc các dây thừng để điều chỉnh.
+ Cẩu nhấc dầm lên và nâng dần tới chỗ lắp.
+ Dùng đòn bẩy để điều chỉnh hai đầu dầm (theo tim) ở hai gối tựa.
+ Kiểm tra mặt phẳng ngang ở mặt trên của dầm bằng máy thuỷ bình.
Độ lệch về tim và cốt của dầm theo quy định không vượt quá ± 5 (mm)
* Điều chỉnh dầm.
Chỉnh dầm theo độ cao bằng cách thêm vào hay bớt đi những tấm đệm ngang, còn chỉnh dầm theo đường tim bằng cách chuyển dầm ra xa hay vào gần cột hơn.
* Cố định dầm.
- ổn định tạm thời cho dầm.
Tiến hành vặn các bu lông liên kết dầm với vai cột, với cột, hàn điểm liên kết dầm với dầm hãm.
- Cố định hẳn cho dầm.
Xiết chặt các bu lông liên kết dầm với vai cột và cột, hàn đường các đường hàn liên kết dầm cầu trục với dầm hãm.
c. Biện pháp thi công lắp ghép rường ngang.
Sau khi lắp xong cột cần tiến hành lắp ghép ngay các hệ sàn công tác phục vụ thao tác khi thi công lắp ghép xà ngang.
- Công tác chuẩn bị:
+ Vạch đường tim ở chỗ tựa của dầm mái với cột.
+ Chuẩn bị các dụng cụ điều chỉnh (đòn bẩy), các thiết bị cố định tạm…
+ Gắn vào đầu dầm mái các: Bu lông giằng ở đầu xà, dây thừng để ổn định trong khi lắp ghép, các thiết bị an toàn và thiết bị gia cố, nếu cần.
+ Chuẩn bị khung treo, các thiết bị treo buộc.
- Bố trí mặt bằng:
Mô đun xà được vận chuyển đến công trường và thường được khuyếch đại tại công trường. Mô đun xà được đỡ bằng các thanh đỡ. Vị trí của xà trên mặt bằng phải bố trí sao cho trọng tâm của từng mô đun xà và vị trí đường đi của cẩu phải cùng nằm trên một đường tròn. Cách bố trí xà ngang trên công trường xem bản vẽ TC02
- Cách dựng lắp:
+ Kiểm tra cao trình của cột
+ Móc đòn treo cho mô đun, đồng thời buộc các dây thừng để kéo điều chỉnh.
+ Lồng các bulông vào các lỗ liên kết xà với cột.
+ Cần trục cẩu mô đun xà lên và nâng dần tới chỗ lắp.
+ Dùng đòn bẩy để điều chỉnh hai đầu xà theo tim ở đầu cột.
+ Độ lệch về tim cốt theo qui định là không vượt quá ±5cm.
- Cố định tạm:
Khung đầu tiên sau khi được lắp đặt lên cột thì phải tiến hành cố định tạm ngay bằng cách:
+ Vặn các bulông liên kết giữa xà và cột lại với nhau.
+ Dùng dây cáp buộc vào móc cẩu của xà và neo vào cọc neo đã được chôn sẵn dưới đất (các dây văng phải giằng ở hai bên để tránh đường đi của cẩu và phải có tăng đơ để điều chỉnh).
+ Trên đây là cách cố định tạm của khung được lắp dựng đầu tiên. Từ khung thứ hai trở đi, người ta cố định bằng các thanh giằng ngang để liên kết các khung ở lần lắp trước và sau đó với nhau. Hai thanh giằng có móc kẹp vít, liên kết khớp. Khi cẩu xà lên thì một đầu thanh giằng được kẹp vít vào thanh trên và đầu kia của thanh giằng (đã buộc sẵn một dây thừng) nằm ở phía dưới.
+ Khi lắp khung xong thì người đứng trên phần mái ở bên khung lắp trước sẽ kéo dây thừng lên và cặp móc kẹp vít.
+ Khi cố định tạm hệ xà ngang vào hai đầu cột và liên kết chúng với nhau xong mới được tháo gỡ dây treo buộc và giải phóng cần trục.
- Cố định hẳn:
+ Ta cố định hẳn xà ngang vào các đầu cột bằng cách xiết chặt toàn bộ các bulông liên kết giữa xà ngang với cột và các mô đun xà với nhau.
+ Cần chú ý khi xiết chặt các bu lông do trọng lượng các cấu kiện cẩu lắp tương đối nặng, để đảm bảo khít giữa các bản mã của mô đun cần sử dụng cẩu để cùng tham gia nâng một đầu lên để làm khít bản mã sau đó xiết chặt bu lông.
+ Chỉ được tháo dỡ các dụng cụ cố định tạm cho khung sau khi đã lắp và hàn xong ít nhất là bốn thanh xà gồ mái trên dầm đó hoặc sau khi đã đặt xong những hệ giằng do thiết kế quy định.
c. Biện pháp thi công lắp ghép mái.
Lắp dựng hệ thống mái và các lớp bao che ngay sau khi lắp dựng xà ngang và hệ giằng của công trình.
- Tiến hành lắp hệ xà gồ, do xà gồ có trọng lượng nhẹ nên vận chuyển xà gồ lên cao bằng cầu trục hoặc bằng hệ thống tời được bố trí trong quá trình thi công.
- Xà gồ được lắp ráp vào các vị trí của khung đã được hàn sẵn bản mã bằng bu lông.
Lắp dựng xà gồ xong tiến hành lắp các tấm cách nhiệt, tấm mái
PHẦN TỔ CHỨC THI CÔNG
Mục đích và ý nghĩa của công tác thiết kế và tổ chức thi công:
Mục đích :
- Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp cho chúng ta nắm được một số kiến thức cơ bản về việc lập kế hoạch sản xuất (tiến độ) và mặt bằng sản xuất phục vụ cho công tác thi công, đồng thời nó giúp cho chúng ta nắm được lý luận và nâng cao dần về hiểu biết thực tế để có đủ trình độ, chỉ đạo thi công trên công trường xây dựng.
- Tiến độ thi công là tài liệu thiết kế lập trên cơ sở đã nghiên cứu kỹ các biện pháp kỹ thuật thi công nhằm xác định trình tự tiến hành, quan hệ ràng buộc giữa các công tác với nhau, thời gian hoàn thành công trình. Đồng thời nó còn xác định nhu cầu về vật tư, nhân lực, máy móc thi công ở từng thời gian trong suốt quá trình thi công.
- Yêu cầu:
+ Nâng cao được năng xuất lao động và hiệu suất của các loại máy móc ,thiết bị phục vụ cho thi công.
+ Đảm bảo được chất lượng công trình.
+ Đảm bảo được an toàn lao động cho công nhân và độ bền cho công trình.
+ Đảm bảo được thời hạn thi công.
+ Hạ được giá thành cho công trình xây dựng.
Ý nghĩa
Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp cho ta có thể đảm nhiệm thi công tự chủ trong các công việc sau :
- Chỉ đạo thi công ngoài công trường.
- Điều phối nhịp nhàng các khâu phục vụ cho thi công:
+ Khai thác và chế biến vật liệu.
+ Gia công cấu kiện và các bán thành phẩm.
+ Vận chuyển, bốc dỡ các loại vật liệu, cấu kiện bán thành phẩm...
+ Xây hoặc lắp các bộ phận công trình.
+ Trang trí và hoàn thiện công trình.
- Phối hợp công tác một cách khoa học giữa công trường với các xí nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất khác.
- Điều động một cách hợp lí nhiều đơn vị sản xuất trong cùng một thời gian và trên cùng một địa điểm xây dựng.
- Huy động một cách cân đối và quản lí được nhiều mặt như: Nhân lực, vật tư, dụng cụ , máy móc, thiết bị, phương tiện, tiền vốn, ...trong cả thời gian xây dựng.
Nội dung và những nguyên tắc chính trong thiết kế tổ chức thi công:
Nội dung
- Công tác thiết kế tổ chức thi công có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó nghiên cứu về cách tổ chức và kế hoạch sản xuất.
- Đối tượng cụ thể của môn thiết kế tổ chức thi công là:
+ Lập tiến độ thi công hợp lý để điều động nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, cẩu lắp và sử dụng các nguồn điện, nước nhằm thi công tốt nhất và hạ giá thành thấp nhất cho công trình.
+ Lập tổng mặt bằng thi công hợp lý để phát huy được các điều kiện tích cực khi xây dựng như: Điều kiện địa chất, thuỷ văn, thời tiết, khí hậu, hướng gió, điện nước. Đồng thời khắc phục được các điều kiện hạn chế để mặt bằng thi công có tác dụng tốt nhất về kỹ thuật và rẻ nhất về kinh tế.
- Trên cơ sở cân đối và điều hoà mọi khả năng để huy động, nghiên cứu, lập kế hoạch chỉ đạo thi công trong cả quá trình xây dựng để đảm bảo công trình được hoàn thành đúng nhất hoặc vượt mức kế hoạch thời gian để sớm đưa công trình vào sử dụng.
Những nguyên tắc chính
- Cơ giới hoá thi công (hoặc cơ giới hoá đồng bộ), nhằm mục đích rút ngắn thời gian xây dựng, nâng cao chất lượng công trình, giúp công nhân hạn chế được những công việc nặng nhọc, từ đó nâng cao năng suất lao động.
- Nâng cao trìng độ tay nghề cho công nhân trong việc sử dụng máy móc thiết bị và cách tổ chức thi công của cán bộ cho hợp lý đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng.
- Thi công xây dựng phần lớn là phải tiến hành ngoài trời, do đó các điều kiện về thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ thi công. Ở nước ta, mưa bão thường kéo dài gây nên cản trở lớn và tác hại nhiều đến việc xây dựng. Vì vậy, thiết kế tổ chức thi công phải có kế hoạch đối phó với thời tiết, khí hậu,...đảm bảo cho công tác thi công vẫn được tiến hành bình thường và liên tục.
Lập tiến độ thi công.
Vai trò của kế hoạch tiến độ trong sản xuất xây dựng.
- Lập kế hoạch tiến độ là quyết định trước xem quá trình thực hiện mục tiêu phải làm gì, cách làm như thế nào, khi nào làm và người nào phải làm cái gì.
- Kế hoạch làm cho các sự việc có thể xảy ra phải xảy ra, nếu không có kế hoạch có thể chúng không xảy ra. Lập kế hoạch tiến độ là sự dự báo tương lai, mặc dù việc tiên đoán tương lai là khó chính xác, đôi khi nằm ngoài dự kiến của con người, nó có thể phá vỡ cả những kế hoạch tiến độ tốt nhất, nhưng nếu không có kế hoạch thì sự việc hoàn toàn xảy ra một cách ngẫu nhiên hoàn toàn.
- Lập kế hoạch là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi người lập kế hoạch tiến độ không những có kinh nghiệm sản xuất xây dựng mà còn có hiểu biết khoa học dự báo và am tường công nghệ sản xuất một cách chi tiết, tỷ mỷ và một kiến thức sâu rộng.
Chính vì vậy việc lập kế hoạch tiến độ chiếm vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất xây dựng, cụ thể là:
a. Sự đóng góp của kế hoạch tiến độ vào việc thực hiện mục tiêu.
- Mục đích của việc lập kế hoạch tiến độ và những kế hoạch phụ trợ là nhằm hoàn thành những mục đích và mục tiêu của sản xuất xây dựng.
- Lập kế hoạch tiến độ và việc kiểm tra thực hiện sản xuất trong xây dựng là hai việc không thể tách rời nhau. Không có kế hoạch tiến độ thì không thể kiểm tra được vì kiểm tra có nghĩa là giữ cho các hoạt động theo đúng tiến trình thời gian bằng cách điều chỉnh các sai lệch so với thời gian đã định trong tiến độ. Bản kế hoạch tiến độ cung cấp cho ta tiêu chuẩn để kiểm tra.
b. Tính hiệu quả của kế hoạch tiến độ.
Tính hiệu quả của kế hoạch tiến độ được đo bằng đóng góp của nó vào thực hiện mục tiêu sản xuất đúng với chi phí và các yếu tố tài nguyên khác đã dự kiến.
Các bước tiến hành.
Tính khối lượng các công việc:
- Trong một công trình có nhiều bộ phận kết cấu mà mỗi bộ phận lại có thể có nhiều quá trình công tác tổ hợp nên( chẳng hạn một kết cấu bê tông cốt thép phải có các quá trình công tác như: đặt cốt thép, ghép ván khuôn, đúc bê tông, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ cốt pha...). Do đó ta phải chia công trình thành những bộ phận kết cấu riêng biệt và phân tích kết cấu thành các quá trình công tác cần thiết để hoàn thành việc xây dựng các kết cấu đó và nhất là để có được đầy đủ các khối lượng cần thiết cho việc lập tiến độ.
- Muốn tính khối lượng các qua trình công tác ta phải dựa vào các bản vẽ kết cấu chi tiết hoặc các bản vẽ thiết kế sơ bộ hoặc cũng có thể dựa vào các chỉ tiêu, định mức của nhà nước.
- Có khối lượng công việc, tra định mức sử dụng nhân công hoặc máy móc, sẽ tính được số ngày công và số ca máy cần thiết; từ đó có thể biết được loại thợ và loại máy cần sử dụng.
Thành lập tiến độ:
- Sau khi đã xác định được biện pháp và trình tự thi công, đã tính toán được thời gian hoàn thành các quá trình công tác chính là lúc ta có bắt đầu lập tiến độ.
* Chú ý:
- Những khoảng thời gian mà các đội công nhân chuyên nghiệp phải nghỉ việc ( vì nó sẽ kéo theo cả máy móc phải ngừng hoạt động).
- Số lượng công nhân thi công không được thay đổi quá nhiều trong giai đoạn thi công.
- Việc thành lập tiến độ là liên kết hợp lý thời gian từng quá trình công tác và sắp xếp cho các tổ đội công nhân cùng máy móc được hoạt động liên tục.
Điều chỉnh tiến độ:
- Người ta dùng biểu đồ nhân lực, vật liệu, cấu kiện để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tiến độ.
- Nếu các biểu đồ có những vượt cao ngắn hạn hoặc trũng sâu dài hạn thì phải điều chỉnh lại tiến độ bằng cách thay đổi thời gian một vài quá trình nào đó để số lượng công nhân hoặc lượng vật liệu, cấu kiện phải thay đổi sao cho hợp lý hơn.
- Nếu các biểu đồ nhân lực, vật liệu và cấu kiện không điều hoà được cùng một lúc thì điều chủ yếu là phải đảm bảo số lượng công nhân không được thay đổi hoặc nếu có thay đổi một cách điều hoà.
Bảng phân tích khối lượng công việc
stt
Tên công việc
Đ.vị
Klượng
Đ.mức
Y.cầu
1
Công tác chuẩn bị
công
Móng
Thi công móng đợt 1
2
Đào đất móng bằng máy
M3
2033
0,372ca/100m3
8ca
3
Đào đất móng bằng thủ công
M3
119,5
1,04công/m3
124
4
BT lót móng
M3
62.5
1,42công/m3
89
5
GCLD cốt thép móng
T
8,458
11,32công/T
96
6
GCLD cốt thép giằng móng
T
12,28
16,2công/T
199
7
GCLD ván khuôn móng
M2
317,744
0,297công/m2
95
8
GCLD ván khuôn giằng móng
M2
610,98
0,3438công/m2
210
9
Đổ BT móng
M3
775,2
0,033ca/m3
26ca
10
Đổ BT giằng móng
M3
73,3
0,033ca/m3
3ca
11
Bảo dưỡng BT
công
12
Dỡ VK móng
M2
317,744
0,099công/m2
32
13
Dỡ VK giằng móng
M2
610,98
0,1146công/m2
70
14
Lấp đất hố móng
M3
1362,1
0,001ca/m3
2ca
15
Công tác khác
công
Phần thân
16
Vận chuyển, chuẩn bị lắp cột
T
307,44
17
Cẩu lắp cột
T
307,44
0,32ca/T
98ca
18
Vận chuyển, chuẩn bị lắp DCT
T
188,16
19
Cẩu lắp dầm cầu trục
T
188,16
0,275ca/T
52ca
20
Vc, chuẩn bị lắp xà, giằng, xà gồ
T
189,67
21
Khuyếch đại xà ngang
T
140,43
22
Lắp đặt xà ngang
T
140,43
0,25ca/T
35ca
23
Lắp đặt hệ giằng thép, xà gồ
T
49,24
0,338ca/T
17ca
24
Lợp tôn nhịp DE; EF; FG
m2
8758
0,045công/m2
394
25
Công tác khác
công
Hoàn thiện
27
Đổ bê tông lót nền
m3
291,6
0,033ca/m3
10ca
28
GCLD cốt thép nền
T
26,63
6,35công/T
169
29
Đổ bê tông nền
m3
972
0,033ca/m3
32ca
30
Bảo dưỡng bê tông nền
công
31
Lắp dựng cửa
m2
720
0,4công/m2
288
32
Lắp đặt điện + nước
công
33
Công tác khác
công
34
Thu dọn vệ sinh- bàn giao CT
công
Lập tổng mặt bằng
Tổng quan
- Tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các công tác trên công trường bao gồm các
việc làm đường thi công, làm hệ cung cấp điện thi công, cung cấp nước thi công, thoát nước mặt bằng, lán trại tạm, kho tàng bãi chứa vật tư, bãi chứa nhiên liệu, các xưởng gia công phục vụ xây dựng...
- Việc xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong quá trình chuẩn bị xây dựng nếu tiến hành tốt sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình thi công xây lắp chính sau này. Tuy nhiên có điều mâu thuẫn giữa đầu tư cho cơ sở hạ tầng chỉ phục vụ thi công với giá thành công tác xây dựng. Thời gian thi công thường diễn ra không lâu, nếu đầu tư lớn thì thời gian khấu hao quá ngắn so với đời sử dụng của sản phẩm làm ra dẫn đến phải phân bổ cho giá các công việc sẽ được bàn giao. Nếu làm quá sơ sài không đáp ứng được nhiệm vụ dẫn tới việc khó khăn cho công tác xây dựng. Thông thường phải kết hợp quan điểm vệ sinh an toàn, văn minh công nghiệp cũng như kinh tế kỹ thuật trong sự bố trí cơ sở hạ tầng công trường.
- Vì vậy muốn hạ được chi phí cho những công trình phục vụ kiểu này, cần tận dụng cơ sở của xã hội thị trường đang có, cũng như sử dụng khoa học ở mức cao.
Cơ sở tính toán :
- Căn cứ theo yêu cầu của tổ chức thi công, tiến độ thực hiện công trình xác định nhu cầu cần thiết về vật tư, vật liệu, nhân lực, nhu cầu phục vụ.
- Căn cứ vào tình hình cung cấp vật tư thực tế.
- Căn cứ vào tình hình thực tế và mặt bằng công trình, bố trí các công trình phục vụ, kho bãi, trang thiết bị để phục vụ thi công.
Mục đích tính toán :
- Tính toán lập tổng mặt bằng thi công để đảm bảo tính hợp lý trong công tác tổ chức, quản lý, thi công, hợp lý trong dây chuyền sản xuất, tránh hiện tượng chồng chéo khi di chuyển.
- Đảm bảo tính ổn định và phù hợp trong công tác phục vụ thi công, tránh trường hợp lãng phí hay không đủ đáp ứng nhu cầu.
- Để đảm bảo các công trình tạm, các bãi vật liệu, cấu kiện, các máy móc, thiết bị được sử dụng một cách tiện lợi nhất.
- Để cự ly vận chuyển là ngắn nhất, số lần bốc dỡ là ít nhất .
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
Tính toán:
1/ Số lượng cán bộ công nhân viên trên công trường :
- Số công nhân xây dựng cơ bản trực tiếp thi công :
Theo biểu đồ tiến độ thi công vào thời điểm cao nhất :
A = Pmax =134 (người)
- Số công nhân làm việc ở các xưởng phụ trợ :
B = m = 27 (người) .(9-25)
- Số cán bộ công, nhân viên kỹ thuật :
C = 5%(A+B) =5%(134+ 27) = 8(người) .(9-26)
- Số cán bộ nhân viên hành chính :
D = 5%( A+B) = 5%(134+ 27) = 8 (người) .(9-27)
- Nhóm nhân viên phục vụ:
E = S%(A+B+C+D ) = 0,05´ (134+ 27 + 8 + 8 ) = 9(người) .(9-28)
Tổng số cán bộ công nhân viên công trường :
G = 1,06 ´ (134 + 27 + 8 +8 + 9) = 198 (người) .(9-29)
2/ Tính diện tích lán trại tạm thời.
a) Nhà làm việc của cán bộ, nhân viên kỹ thuật
S = 4 m2/người ´ 8 = 32 (m2) Lấy S = 36m2
b) Nhà nghỉ giữa ca cho toàn bộ số công nhân khi lớn nhất.
S = 2 m2/người ´ 134 = 268 (m2) Lấy S = 270m2
Diện tích các phòng ban chức năng
STT
Nhà chức năng
Tiêu chuẩn
(m/người)
Diện tích
(m)
1
Nhà làm việc của cán bộ kỹ thuật
4
36
2
Nhà y tế
0,04
18
3
Hành chính
4
36
4
Nhà nghỉ ca
2
270
5
Kho dụng cụ
36
6
Nhà WC, tắm
0,12
36
7
Nhà bảo vệ
9
c. Diện tích kho bãi chứa vật liệu :
Căn cứ vào bảng tiến độ thi công của công trình ta thấy khi thi công đến phần xây tường và trát tường là có nhu cầu về lượng vật liệu lớn nhất, do đó căn cứ vào khối lượng công tác hoàn thành trong một ngày để tính toán khối lượng nguyên vật liệu cần thiết, từ tính toán được diện tích cần thiết của kho bãi.
- Khối lượng tường xây là: 196,88 m3
Theo định mức vật liệu có:
+ Định mức cho 1m3 tường xây bằng vữa xi mắng #50:
Xi măng: 213,02 (kg), Cát vàng: 1,15 (m3), Gạch thông tâm: 550 (viên)
Căn cứ vào bảng tiến độ ta có khối lượng công tác trong một ngày:
+ Khối lượng tường xây trong một ngày:
Vậy khối lượng vật liệu cần có trong một ngày và dữ trữ trong bốn ngày:
- Xi măng.
+ Công tác xây: 213,02 ´ 12,31 ´ 5 = 13111 (kg) = 13,1(T)
- Khối lượng cát.
+ Công tác xây: 1,15 ´ 12,31 ´ 5 = 70,78 (m3)
- Khối lượng gạch: 550 ´ 12,31 ´ 5 = 39050 (viên)
* Diện tích kho bãi dùng để chứa XM:
Trong đó: a - Hệ số sử dụng mặt bằng kho, lấy a = 1,5.
P1- Lượng vật liệu chứa trong kho bãi.
P2- Lượng vật liệu chứa trong 1m2 diện tích có ích của kho bãi.
* Diện tích kho bãi dùng để chứa cát.
Định mức: 1m3/0,6m2 Þ
* Diện tích kho bãi dùng để chứa gạch.
Định mức: 750 viên/m2 Þ
Vậy chọn diện tích các kho bãi như sau:
Diện tích kho bãi
Tên kho bãi
Diện tích (m2)
Bãi cát
150
Bãi đá
35
Bãi gạch
60
Kho xi măng
36
Kho thép
54
Kho gỗ
36
Xưởng gia công thép
36
Xưởng gia công gỗ
36
Bãi khuyếch đại cấu kiện
120
Tính toán nhu cầu điện nước phục vụ thi công và sinh hoạt :
a. Công suất các phương tiện thi công :
Công suất các phương tiện thi công
STT
Tên máy
Số lượng
Công suất máy
Tổng công suất
1
Máy cắt thép
1
3,5 kW
3,5 kW
2
Máy cưa liên hiệp
1
3 kW
3 kW
3
Đầm dùi
2
1,5 kW
3 kW
4
Máy trộn
2
4,1 kW
8,2 kW
5
Máy hàn
2
3
6
6
Máy bơm nước
1
1,5
1,5
Tổng công suất P1
25,2
b. Công suất dùng cho điện chiếu sáng :
- Điện trong nhà:
Công suất điện chiếu sáng trong nhà
STT
Nơi chiếu sáng
Định mức (W/m2)
Diện tích (m2)
P (W)
1
Nhà ban chỉ huy
15
72
1080
2
Lán trại công nhân
15
270
4050
3
Nhà bảo vệ
15
9
135
4
Nhà vệ sinh
3
18
54
5
Nhà y tế
15
18
270
- Điện ngoài nhà:
Công suất điện chiếu sáng ngoài nhà
TT
Nơi chiếu sáng
Công suất
1
Đường chính
6 x 100 = 600W
2
Bãi gia công
2 x 75 = 150W
3
Các kho, lán trại
6 x 75 = 450W
4
Bốn góc tổng mặt bằng
4 x 500 = 2000W
5
Đèn bảo vệ các góc công trình
8 x 100 = 600W
- Tổng công suất dùng:
P = .(9-30)
Trong đó: + 1,1- Hệ số tính đến hao hụt điện áp trong toàn mạng.
+ cos: Hệ số công suất thiết kế của thiết bị (lấy = 0,75)
+ K1, K2, K3: Hệ số sử dung điện không điều hoà.
( K1 = 0,75 ; K2 = 0,8 ; K3 = 1,0 )
+ là tổng công suất các nơi tiêu thụ.
Ptt =
Công suất cần thiết của trạm biến thế:
S =
Nguồn điện cung cấp cho công trường lấy từ nguồn điện quốc gia đang tải trên lưới cho thành phố.
c. Chọn tiết diện dây dẫn :
* Chọn tiết diện dây dẫn theo điều kiện độ sụt điện thế:
- Chọn dây dẫn theo điều kiện tổn thất điện áp:
S = .(9-31)
Trong đó: L = 100 m - Chiều dài đoạn đường dây tính từ điểm đầu đến nơi tiêu thụ
: 5% - Tổn thất điện áp đối với đường dây động lực
k = 57 - Hệ số kể đến vật liệu làm dây (đồng)
vd = 1 kv là điện thế của dây
S =
Chọn dây có diện tích S = 12 mm
Dây có vỏ bọc nhựa PVC và phải căng cao và mắc trên các sứ cách điện để an toàn cho người và thiết bị được an toàn.
d. Tính toán mạng lưới cấp nước trên công trường :
Nước phục vụ cho công trường được lấy từ mạng lưới cấp nước của thành phố.
- Xác định nước dùng cho sản xuất:
Qsx = .(9-32)
Trong đó: A - Các đối tượng dùng nước.
n - Số lượng điểm dùng nước
= 1,8- Hệ số sử dụng nước không điều hoà.
1,2 : Hệ số tính vào những máy chưa kể hết
Nước dùng cho sản xuất
TT
CÁC ĐIỂM DÙNG NƯỚC
Đ.VỊ
K.LƯỢNG
(A)
ĐỊNH MỨC
(LÍT/M3)
AN
(M3)
1
MÁY TRỘN VỮA XÂY
M3
15,35
300
4,605
2
RỬA CÁT, ĐÁ 1X2
M3
88,25
150
13,24
3
BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG
M3
300
0,3
4
TƯỚI GẠCH
V
12,31 ´ 750
290L/1000V
2,26
M3/NGÀY
QSX =
- Xác định nước dùng cho sinh hoạt:
+ Dùng giữa lúc nghỉ ca, nhà chỉ huy, nhà nghỉ công nhân, khu vệ sinh.
Q =
Trong đó: N- Số công nhân cao nhất trên công trường N= 134 người
Pn = 15 20l/người - Tiêu chuẩn dừng nước của 1 người.
k - Hệ số cung cấp không điều hoà giờ ( k = 1,8)
Q =
+ Xác định lưu lượng nước dùng cho cứu hoả:
Theo quy định: Qph = 5 l/s
+ Lưu lượng nước tổng cộng:
Qph = 5 l/s >1/2 (Qsx + Qsh ) = 0,5´(1,53 + 0,17) = 0,85(l/s)
Nên tính: Q = [Qph + 0,7(Qsx + Qsh)] K
Trong đó: K = 1,05 - Hệ số kể đến tổn thất nước trong mạng.
Q = [5 +0,7x1,7] = 6,5(l/s)
Đường kính ống dẫn nước:
D =
Chọn đường kính ống D = 75mm.
AN TOÀN LAO ĐỘNG
- Khi thi công nhà công nghiệp cũng như các công trình khác việc cần quan tâm hàng đầu là biện pháp an toàn lao động. Công trình phải là nơi quản lý chặt chẽ về số người ra vào trong công trình. Tất cả các công trình đều phải được học nội quy về an toàn lao động trước khi thi công công trình.
An toàn lao động trong thi công đào đất:
Đào đất bằng máy:
- Trong thời gian máy hoạt động, cấm mọi người đi lại trên mái dốc tựu nhiên, cũng như trong phạm vi hoạt động của máy, khu vực này phải có biển báo.
- Khi vận hành máy phải kiểm tra tình trạng máy, vị trí đặt máy, thiết bị an toàn phanh hãm, tín hiệu, âm thanh, cho máy chạy thử không tải.
- Không được thay đổi độ nghiêng của máy khi gầu xúc đang mang tải hay đang quay gần. Cấm hãm phanh đột ngột.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng của dây cáp, không dùng dây cáp đã nối.
- Trong mọi trường hợp khoảng cách giữa cabin máy và thành hố đào phải > 1m.
Đào đất bằng thủ công:
- Phải trang bị đủ dụng cụ cho công nhân theo chế độ hiện hành.
- Đào đất hố móng sau mỗi trận mưa phải rắc cát vào bậc thanh lên xuống tránh trượt ngã.
- Cấm bố trí người làm việc trên miệng hố trong khi đang có việc ở bên dưới hố đào trong cùng một khoang mà đát có thể rơi, lở xuống người bên dưới.
An toàn lao động trong công tác lắp ghép:
- Việc tiến hành lắp ghép thường được tiến hành ở trên cao nên những người thợ làm việc phải có sức khoẻ tốt và phải được kiểm tra sức khoẻ theo định kỳ.
- Phải cung cấp cho thợ lắp ghép mọi thiết bị an toàn cần thiết đặc biệt dây treo bảo hiểm (chịu được lực tĩnh là 300 KG lực).
- Mỗi khi có gió cấp 6 trở lên, thời tiết rét buốt hay sương mù nhiều thì phải đình chỉ công việc lắp ghép trên cao.
- Những sàn và cầu công tác phải chắc chắn liên kết vững vàng, ổn định và phải có hàng rào tay vịn.
- Đường vận chuyển cầu trục phải đặt xa công trình và cách mép hố móng theo những yêu cầu quy định.
- Đảm bảo ổn định cho cầu trục khi đứng và làm việc.
- Phải có biện pháp phòng ngừa và các biện pháp chống sét hữu hiệu cho các cần trục cao
- Các móc cẩu phải có móc an toàn để dây cẩu không tuột khỏi móc cẩu trong quá trình lắp ghép.
- Không được treo các vật nặng trên móc cẩu, khi cấu kiện đã được dữ ổn định thì mới được phép tháo gỡ móc cẩu ra khỏi cấu kiện.
- Khi cấu kiện đã được giữ ổn định ta mới được phép tháo dỡ móc cẩu ra khỏi cấu kiện.
- Đảm bảo an toàn về hàn khi hàn liên kết các cấu kiện
- Cấm mọi người không có nhiệm vụ đi lại trên công trường xây dựng khi đang thi công.
An toàn lao động trong công tác bê tông:
Công tác gia công lắp dựng cốt thép:
- Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.
- Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dùng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3 m.
- Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai giá thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1,0 m. Cốt thép đã làm xong phải để đúng chỗ quy định.
- Khi nắn thẳng cốt thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy, hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn.
- Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.
- Không dùng kéo tay khi cắt thanh thép thành các mẫu ngắn hơn 30 cm.
- Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ những phần mép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có biển báo. Khi hàn cốt thép chờ cần tuân theo chặt chẽ quy định của quy phạm.
- Buộc cốt thép phải dùng dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc bằng tay phép trong thiết kế .
- Khi dựng lắp cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện, trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép chạm vào dây điện.
Đổ và đầm bê tông :
- Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt cốp pha cốt thép, giàn giáo , sàn công tác ,đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ bê tông sau khi đã có văn bản xác nhận.
- Lối đi lại dưới ku vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biển cấm. Trường hợp bắt buộc có người qua lại cần làm hệ thống che ở phía trên lối qua lại đó.
- Cấm người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông. Công nhân làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh máy, vòi bơm đổ bê tông phải có găng, ủng.
- Khi dùng đầm rung đầm bê tông cần :
+ Nối đất với vỏ đầm rung .
+ Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm.
+ Làm sạch đầm rung lau khô và quấn dây dẫn khi ngừng làm việc.
+ Ngừng đầm rung từ 5 đến 7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30 đến 35 phút.
+ Công nhân vận hành máy phải trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác .
Bảo dưỡng bê tông :
- Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng giàn giáo, không được đứng lên các cột chống hoặc cạnh cốt pha ,không được dùng các thanh dựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dưỡng .
- Bảo dưỡng bê tông vào ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu bị che khuất phải có đèn chiếu sáng.
Công tác làm mái :
- Chỉ cho phép công nhân làm các công việc trên mái sau khi cán bộ kỹ thuật đã kiểm tra tình trạng kết cấu chịu lực của mái và các phương tiện bảo đảm an toàn khác.
- Chỉ cho phép để vật liệu trên mái ở những vị trí thiết kế quy định.
- Khi để các vật liệu, dụng cụ trên mái phải có biện pháp chống lăn trượt trên mái dốc.
- Trong phạm vi đang có người làm việc trên mái phải có rào ngăn và biển cấm bên dưới để tránh dụng cụ và vật liệu rơi vào người qua lại. Hàng rào ngăn phải đặt rộng ra mép ngoài của mái theo hình chiếu bằng với khoảng lớn hơn 3 m.
Công tác hoàn thiện:
- Sử dụng dàn giáo, sàn công tác làm công tác hoàn thiện phải theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Không được phép dùng thang để làm công tác hoàn thiện ở trên cao.
- Cán bộ thi công phải đảm bảo việc ngắt điện hoàn thiện khi chuẩn bị sơn, lên trên bề mặt của hệ thống điện.
: Lập dự toán
Cơ sở lập dự toán
Các căn cứ lập trên cơ sở các tài liệu.
Định mức dự toán xây dựng cơ bản được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt ban hành.
Bảng giá vật liệu xây dựng tại nguồn cung cấp ở thời điểm tình toán do các cơ quan có thẩm quyền ban hành tại thời điểm tính toán.
Sơ đồ cung ứng vật liệu trong phạm vi tỉnh, thành phố (nếu lập đơn giá tỉnh, thành phố) hoặc sơ đồ cung ứng vật liệu cho công trình (nếu lập đơn giá công trình).
Cự ly vận chuyển, cấp đường, phương tiện vận chuyển, vật liệu, cước phí vận chuyển cho 1tấn/km theo từng loại cấp đường, phương tiện vận chuyển vật liệu.
Các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức hao hụt vật liệu trong trung chuyển (nếu có), định mức lao động trong bốc xếp vật liệu.
Bảng tiền lương ngày công của công nhân xây lắp theo bậc thợ (bao gồm cả lương cơ bản và các khoản phụ cấp lương) bảng này do các ban đơn giá địa phương hoặc ban đơn giá công trình lập dựa trên các quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội và hướng dẫn cụ thể của Bộ Xây Dựng.
Bảng đơn giá ca máy của các loại máy xây dựng do Bộ Xây Dựng ban hành. Những loại máy chưa có đơn giá ca máy quy định thì ban đơn giá sẽ tính toán dựa trên tài liệu hướng dẫn của Bộ Xây Dựng.
Các văn bản quy định của nhà nước về định mức chi phí chung lãi và thuế.
Các căn cứ lập trên cơ sở thực tế công trình.
Khối lượng căn cứ khối lượng đã tính trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình.
Giá vật liệu, nhân công, ca máy đối với TP Hải Phòng được thiết lập trong phần mềm dự toán Delta 6.2
Thông tư của bộ xây dựng số 03/2008/TT-BXD ngày 25 tháng 1 năm 2008 hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.
Thông tư số 04/2005/TT-BXD hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình ngày 01 tháng 4 năm 2005 của bộ xây dựng.
Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng. Hướng dẫn lập và quản lí chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 hướng dẫn thi hành nghị định số 158/1003/NQ-CP ngày 10/12/2003, nghị định số 148/2004/ND-CP ngày 23/7/2004 và nghị định số 156/2005/ND-CP ngày 15/12/2005 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ xung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ định mức dự toán Xây dựng công trình số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Căn cứ Định mức dự toán Lắp đặt công trình số 33/2005/QĐ-BXD ngày 4/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Căn cứ định mức dự toán khảo sát công trình số 28/2005/QĐ-BXD ngày 10/08/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Quyết định số 1751/2007/QĐ-BXD ngày14/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về định mức chi phí quản lí dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Phân tích vật tư
-Dựa vào các công việc đã thống kê ở chương 10 kết hợp với việc sử dụng phần mềm dự toán ta có bảng tính toán sau
Bảng phân tích vật tư
STT
Mã CV
Tên công việc
Đơn vị
K.Lượng/ H.P.Đ.M
Tổng HP
1
AC.26222
ép trước cọc BTCT dài cọc >4m, KT 35x35cm, Đất C2
100m
51.4000
Vật liệu
+ Cọc bê tông L>4m 35x35cm
m
101.0000
5,191.4000
+ Vật liệu khác
%
1.0000
51.4000
Nhân công
+ Nhân công bậc 3,7/7 (A1.8 - nhóm 1)
công
30.1000
1,547.1400
Máy thi công
+ Máy ép cọc trước >150T
ca
5.9700
306.8580
+ Cần trục bánh xích 10T
ca
5.9700
306.8580
+ Máy khác
%
3.0000
154.2000
2
AB.25111
Đào móng bằng máy đào < 0, 8m3, đất C1
100m3
20.3300
Nhân công
+ Nhân công bậc 3,0/7 (A1.8 - nhóm 1)
công
4.7500
96.5675
Máy thi công
+ Máy đào 0,8m3
ca
0.3160
6.4243
3
AB.11432
Đào móng cột, trụ, hố kiểm tra bằng thủ công, rộng >1m, sâu <=1m, đất C2
m3
119.5000
Nhân công
+ Nhân công bậc 3,0/7 (A1.8 - nhóm 1)
công
0.7700
92.0150
4
AA.22310
Đập đầu cọc khoan nhồi trên cạn bằng búa căn
m3
41.1600
Vật liệu
+ Que hàn
kg
1.2000
49.3920
Nhân công
+ Nhân công bậc 4,0/7 (A1.8 - nhóm 1)
công
0.7200
29.6352
Máy thi công
+ Máy nén khí 6m3/ph
ca
0.1800
7.4088
+ Búa căn khí nén
ca
0.3500
14.4060
+ Máy hàn điện 23Kw
ca
0.2300
9.4668
+ Cần cẩu 16T
ca
0.1110
4.5688
5
AF.11121
Bê tông lót móng, rộng >250cm, đổ bằng thủ công, M100, PC30, đá 4x6
m3
62.5000
Vật liệu
+ Đá 4x6 cm
m3
0.9363
58.5188
+ Cát vàng
m3
0.5315
33.2188
+ Nước
lít
169.9500
10,621.8750
+ Xi măng PC30
kg
200.8500
12,553.1250
Nhân công
+ Nhân công bậc 3,0/7 (A1.8 - nhóm 1)
công
1.1800
73.7500
Máy thi công
+ Máy trộn bê tông 250 lít
ca
0.0950
5.9375
+ Máy đầm bàn 1Kw
ca
0.0890
5.5625
6
AF.61110
Lắp dựng cốt thép móng, ĐK thép <=10mm
tấn
20.7400
Vật liệu
+ Dây thép buộc
kg
21.4200
444.2508
+ Thép tròn d <=10mm
kg
1,005.0000
20,843.7000
Nhân công
+ Nhân công bậc 3,5/7 (A1.8
công
11.3200
234.7768
Máy thi công
+ Máy cắt uốn thép 5Kw
ca
0.4000
8.2960
7
AF.81122
Ván khuôn gỗ móng - móng vuông, chữ nhật
100m2
9.2900
Vật liệu
+ Đinh
kg
15.0000
139.3500
+ Gỗ đà nẹp
m3
0.2100
1.9509
+ Gỗ chống
m3
0.3350
3.1122
+ Gỗ ván
m3
0.7920
7.3577
+ Vật liệu khác
%
1.0000
9.2900
Nhân công
+ Nhân công bậc 3,5/7 (A1.8
công
29.7000
275.9130
8
AF.31124
Bê tông móng, Chiều rộng >50cm, đổ bằng máy bơm BT tự hành, M250, PC30, đá 1x2
m3
848.5000
Vật liệu
+ Đá 1x2 cm
m3
0.8201
695.8549
+ Đinh đỉa
cái
0.6030
511.6455
+ Đinh các loại
kg
0.1220
103.5170
+ Cát vàng
m3
0.4628
392.6858
+ Gỗ ván cầu công tác
m3
0.0150
12.7275
+ Nước
lít
200.9700
170,523.0450
+ phụ gia dẻo
kg
22.1270
18,774.7595
+ Xi măng PC30
kg
442.5400
375,495.1900
+ Vật liệu khác
%
1.0000
848.5000
Nhân công
+ Nhân công bậc 3,0/7 (A1.8 - nhóm 1)
công
1.2100
1,026.6850
Máy thi công
+ Máy bơm bê tông 50m3/h
ca
0.0330
28.0005
+ Máy đầm dùi 1,5Kw
ca
0.0890
75.5165
+ Máy khác
%
1.0000
848.5000
9
AF.81122
Ván khuôn gỗ móng - móng vuông, chữ nhật
100m2
9.2900
Vật liệu
+ Đinh
kg
15.0000
139.3500
+ Gỗ đà nẹp
m3
0.2100
1.9509
+ Gỗ chống
m3
0.3350
3.1122
+ Gỗ ván
m3
0.7920
7.3577
+ Vật liệu khác
%
1.0000
9.2900
Nhân công
+ Nhân công bậc 3,5/7 (A1.8
công
29.7000
275.9130
10
AB.22242
Đào san đất trong phạm vi <=100m bằng máy ủi <=75CV, đất C2
100m3
13.6200
Máy thi công
+ Máy ủi 75CV
Ca
0.8330
11.3455
Tổng hợp kinh phí hạng mục
STT
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
KÝ HIỆU
CÁCH TÍNH
THÀNH TIỀN
I
CHI PHÍ TRỰC TIẾP
1
Chi phí vật liệu
VL
(A + CLNL)
759,116,339
+ Cộng theo bảng THVT
A
Theo bảng tổng hợp vật t
759,116,339
+ Bù giá nhiên liệu
CLNL
Theo bảng bù giá nhiên liệu
0
2
Chi phí nhân công (theo bảng THVT)
NC
197496172.. x 1 x 1.44
284,394,488
3
Chi phí máy thi công (theo bảng THVT)
M
709390804.. x 1 x 1.14
808,705,517
4
Chi phí trực tiếp khác
TT
(VL + NC + M) x1.5%
27,783,245
Cộng chi phí trực tiếp
T
(VL + NC + M + TT)
1,879,999,589
II
CHI PHÍ CHUNG
C
T x 6%
112,799,975
III
THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
TL
(T + C) x 5.5%
109,603,976
Chi phí xây dựng trớc thuế
G
T + C + TL
2,102,403,540
IV
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
GTGT
G x 10%
210,240,354
Chi phí xây dựng sau thuế
Gst
G + GTGT
2,312,643,894
V
CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM
Gxdnt
G x1% x (1 + 10%)
23,126,439
TỔNG CỘNG (LÀM TRÒN)
Gxd
Gst + Gxdnt
2,335,770,000
(Hai tỷ ba trăm ba mươi lăm triệu bảy trăm bảy mươi ngàn đồng chẵn./.)
: Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Đồ án tốt nghiệp đại học là một công trình nghiên cứu khoa học của mỗi học viên tại các trường đại học, được tiến hành ở giai đoạn cuối khóa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đồ án tốt nghiệp bao gồm hai phần chính: phần thuyết minh và phần bản vẽ công trình “Thiết kế và tổ chức thi công nhà thép Cửu Long – Hải Phòng”
Dưới sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của các thầy:
- KTS. NGUYỄN XUÂN LỘC,
- THS. HOÀNG GIANG,
- các thầy cô trong khoa công trình thủy và các bạn trong lớp, em đã thực hiện và hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Quá trình thực hiện đồ án giúp em biết cách vận dụng những kiến thức đã được học trong suốt thời gian học tập tại nhà trường vào từng khâu cụ thể của việc thiết kế công trình, như bố trí không gian kiến trúc, tính toán các kết cấu chính của một công trình, lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công công trình. Những kiến thức đã được học là sự chuẩn bị cần thiết cho quá trình làm việc của em sau khi ra trường.
Kiến nghị
Sơ đồ tính và chương trình tính
Với sự trợ giúp đắc lực của máy tính điện tử việc thiết kế kết cấu nhà cao tầng đã trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều. Mặt khác, để có thể tính toán kết cấu sát với sự làm việc thực tế của công trình, chúng ta nên xây dựng mô hình khung không gian. So với việc xây dựng khung phẳng, việc xây dựng khung không gian sẽ tránh được các sai số trong quá trình quy tải cũng như xét đến khả năng làm việc thực tế của kết cấu công trình.
Vì vậy e dùng phần mềm SAP để tính toán thiết kế kết cấu công trình.
Kết cấu móng
Hiện nay, có nhiều giải pháp kết cấu móng được sử dụng cho nhà cao tầng: móng cọc ép, móng cọc đóng, móng cọc khoan nhồi... và việc lựa chọn giải pháp móng còn phụ thuộc vào điều kiện địa chất khu vực xây dựng.
Nhìn chung địa chất TP Hải Phòng, cùng với tải trọng trung bình của công trình nhà trung tầng, ta nên chon phương án cọc ép. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp ta hạn chế được ảnh hưởng tới các công trình xung quanh so với phương án cọc đóng. Mặt khác phướng án móng cọc ép tiết kiệm được chi phí hơn so với phương án cọc khoan nhồi.
phô lôc I. x¸c ®Þnh t¶i träng.
* C«ng tr×nh: Nhµ xáng s¶n xuÊt - c«ng ty cæ phÇn Sik-V.
* TÝnh to¸n : sv.§ç M¹nh Linh - xdd47/dh2
* §¬n vÞ sö dông:
- ChiÒu dµy c¸c cÊu kiÖn:
mm
- Träng lîng riªng (g):
kG/m3
- T¶i ph©n bè ®Òu(Tiªu chuÈn & T/ to¸n):
kG/m2
- T¶i tËp trung:
kG
- BÒ réng diÖn ®ãn giã:
m
1. TÜnh t¶i.
1.1. M¸i t«n .
C¸c líp sµn
ChiÒu dµy líp
g
TT tiªu chuÈn
HÖ sè vît t¶i
TT tÝnh to¸n
- M¸i t«n + xµ gå thÐp
20
1.1
22
- Tæng tÜnh t¶i:
20
22
T¶i träng ph©n bè dÒu truyÒn lªn khung:
- BÒ r«ng bíc cét:
B =
9.0
m
- T¶i ph©n bè ®Òu tÝnh to¸n: (KG/m)
q =
198.0
2. Ho¹t t¶i.
Phßng c¸c chøc n¨ng
TT TC dµi h¹n
TT tiªu chuÈn
HÖ sè vît t¶i
TT tÝnh to¸n
0.8dh+0.5ngh
tû lÖ
- M¸i t«n
30
30
1.2
36
24
0.800
T¶i träng ph©n bè dÒu truyÒn lªn khung:
- BÒ r«ng bíc cét:
B =
9.0
m
- T¶i ph©n bè ®Òu tÝnh to¸n: (KG/m)
q =
324.0
3. T¶i träng giã ( TCVN 27-37:1995 vµ TCXD 229:1999)
* §.vÞ sö dông: - ChiÒu cao tÇng: m, T¶i ph©n bè: kG/m. T¶i tËp trung t¹i nót: kG
3.1. Thµnh phÇn tÜnh
* C. thøc tÝnh gi¸ trÞ tÝnh to¸n thµnh phÇn tÜnh cña t¶i träng giã W ë ®é cao z:
W = g * Wo * k * c.
* C.thøc tÝnh t¶i träng giã qui vÒ lùc ph©n bè ®Òu lªn tõng tÇng:
- Theo ph¬ng ngang t¸c dông lªn dÇm biªn:
FL = W * htÇng
Trong ®ã:
+ Wo lµ gi¸ trÞ TC ¸p lùc giã tÜnh, T¹i H¶i Phßng, vïng VI.B, cã Wo (kG/m2)=
155
+ k lµ hÖ sè kÓ ®Õn sù thay ®æi cña ¸p lùc giã theo ®é cao vµ d¹ng ®Þa h×nh lÊy theo
b¶ng 5. T¹i khu vùc H¶i Phßng, k ®îc tra theo lo¹i ®Þa h×nh d¹ng B.
+ c lµ hÖ sè khÝ ®éng lÊy theo b¶ng 6.
c ®Èy =
0.8
c hót =
0.43
+ g lµ hÖ sè ®é tin cËy cña t¶i träng giã, lÊy b»ng:
1.2
+ L, B: kÝch thíc c¹nh dµi, c¹nh ng¾n c«ng tr×nh:
L =
60
B =
9
55.2
+ Cèt mÆt ®Êt:
0
+ Cèt mÆt mãng c«ng tr×nh:
0
*. T¶i träng giã ®Èy vµ hót ®îc qui vÒ lùc ph©n bè lªn cét vµ dÇm:(Víi B = 4m)
B= 4.5m
1. HÖ sè k kÓ ®Õn sù thay ®æi ¸p lùc giã theo ®é cao (cét 3,5,10...) vµ d¹ng ®Þa h×nh (hµng A,B,C)
B =
9.0
m
h1=
14.0
m
k1=
1.0
h2=
17.0
m
k2=
1.1
h3=
22.0
m
k3=
1.1
h4=
24.0
m
k4=
1.2
n =
1.2
ce1 =
-0.6
ce2 =
-0.5
ce =
0.8
ce =
-0.4
h/l =
0.2
* C. thøc tÝnh gi¸ trÞ tÝnh to¸n thµnh phÇn tÜnh cña t¶i träng giã W ë ®é cao z:
Wce = g * Wo * k * ce.
Wo =
155
W® =
151.181
Wh =
-81.2597
Wce1 =
-111.496
Wce2 =
-94.488
q® =
1360.63
qh =
-731.337
qce1 =
-1003.46
qce2 =
-850.392