Thiết kế và thi công mạch đồng hồ số dùng 7490

MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN . i LỜI GIỚI THIỆU ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN . iii NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM ĐỒ ÁN . iv MỤC LỤC . v DANH MỤC HÌNH VẼ TRONG BÁO CÁO vi DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG BÁO CÁO . vii LỜI NÓI ĐẦU ix PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG . 1 1.1 Cơ sở lý thuyết 1 1.1.1 Flip- Flop 1 1.1.2 Hệ chuyển mã 2 1.1.2.1 Số BCD 2 1.1.2.2 Hệ chuyển từ mã nhị phân sang mã BCD 2 1.1.3 Hệ mã hóa và giải mã 3 1.1.3.1 Hệ mã hóa 3 1.1.3.2 Hệ giải mã 4 1.1.4 Hệ tuần tự (hệ đếm) 5 1.1.4.1 Khái niệm . 5 1.1.4.2 Hệ đếm bất kỳ 6 1.1.4.3 Ghép hệ đếm 7 1.2 IC chính sử dụng trong mạch . 8 1.2.1 IC LM555 . 8 1.2.2 IC đếm 74LS90 11 1.2.3 IC giải mã 74247 . 13 PHẦN 2: THIẾT KẾ MẠCH ĐỒNG HỒ SỐ 14 2.1 THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠCH . 17 2.1.1 Sơ đồ khối mạch 17 2.1.2 Khối tạo xung 18 2.1.3 Khối đếm 19 2.1.4 Khối giải mã . 20 2.1.5 Khối hiển thị 22 2.2 MẠCH ĐỒNG HỒ SỐ 23 PHẦN 3: THI CÔNG MẠCH ĐỒNG HỒ SỐ . 26 3.1 Dụng cụ sử dụng . 26 3.2 Quá trình thi công . 26 3.2.1 Chạy thử mạch trên proteus . 26 3.2.2 Vẽ sơ đồ mạch in . 27 3.2.3 Gia công mạch, lắp ráp và chạy thử 27 PHẦN 4: KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 18317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế và thi công mạch đồng hồ số dùng 7490, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG Cơ sở lý thuyêt. Flip-Flop Flip-Flop la mạch logic có một hoặc hai đầu điểu khiển hai đầu ra. Tín hiệu trên hai đầu ra Flip-Flop phụ thuộc nhau: nếu một đầu ra tin hiệu là Q thì đầu ra tín hiệu còn lại là đảo của Q (). Khi tín hiệu ở cửa vào thỏa mãn điều kiện điều khiển, đầu ra Q sẽ lật trang thái từ mức logic thấp L len mức logic cao H hoặc ngược lại. Vậy tín hiệu ở đầu ra Flip-Flop khi có điều khiển là một bước nhảy điện áp. Đặc điểm của Flip-Flop là: khi không có điều khiển ở cửa vào thì mức logic (L hoặc H) được duy trì ổn định. Tùy theo số đầu vào điều khiển, Flip-Flop có bốn loại chính : S-R, J-K, T, D. Hình 1.1: Ký hiệu các loại Flip-Flop Hệ chuyển mã. Số BCD ( Binary Code Decimal). Được tạo nên khi ta mã hóa mỗi decac của một số thập phân dưới dạng một số bốn bit. 18 00011000 Hệ chuyển từ mã nhị phân sang mã BCD. Bảng sự thật: Nhị phân BCD X4 X3 X2 X1 Y5 Y4 Y3 Y2 Y1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 1 1 . . . . . . . . 1 0 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 0 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 0 0 1 1 1 1 1 0 1 0 1 Bảng 1.1: Bảng sự thật (chuyển từ nhị phân → BCD) Hệ mã hóa và giải mã. Hệ mã hóa. Mã hóa thập phân thành nhị phân: 00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 D C B A (LSB) (MSB) Hình 1.2: Mã hóa thập phân thành nhị phân Bảng sự thật: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 D C B A 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 Bảng 1.2: Bảng sự thật (chuyển từ thập phân sang nhị phân) Phương trình logic: D= 8 + 9 C = 4 + 5 + 6 + 7 B = 2 + 3 + 6 + 7 A = 1 + 3 + 5 + 7 + 9 Sơ đồ mạch logic: A B C D Hình 1.3: Sơ đồ mạch logic Hệ giải mã. Giải mã ra led 7 đoạn Giải mã led 7 đoạn D C B A a b c d e f g Hình 1.4: Giải mã ra led 7 đoạn Bảng sự thật: Input Output D C B A a b c d e f g 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 X X X X X X X 1 0 1 1 X X X X X X X 1 1 0 0 X X X X X X X 1 1 0 1 X X X X X X X 1 1 1 0 X X X X X X X 1 1 1 1 X X X X X X X Bảng 1.3: Bảng sự thật (giải mã ra led 7 đoạn) *Thiết kế dùng cho IC 74247 1.1.4 Hệ tuần tự (hệ đếm). 1.1.4.1 Khái niệm: Hệ đếm nối tiếp: xung đếm chỉ đưa vào một Flip-Flop. Hệ đếm song song: xung đếm được đưa vào tất cả các phần tử đếm. Để thành lập một hệ đếm ta sử dụng JK Flip-Flop. Nếu có n Flip-Flop thì thành lập được hệ đếm có dung lượng tối đa là 2n. VD: 2 Flip-Flop thành lập hệ đếm 4. 3 Flip-Flop thành lập hệ dếm 8. 4 Flip-Flop thành lập hệ đếm 16. Hệ đếm: đếm nối tiếp, đếm song song. Xét hệ đếm nối tiếp 3bit: Hình 1.5: Hệ đếm nối tiếp 3bit 1.1.4.2 Hệ đếm bất kỳ: Gọi: N là số trạng thái của 1 hệ đếm bất kỳ n là số bit đếm. Ta có: . VD: thành lập hệ đếm 6_ đếm lên. Ta có: => sử dụng 3FF. Hình 1.6: Hệ đếm bất kỳ Bảng trạng thái: Số 0 0 0 0 1 0 0 1 2 0 1 0 3 0 1 1 4 1 0 0 5 1 0 Xoá bit nhớ về 000 1 1 1 0 Bảng 1.4: Bảng trạng thái dùng để xóa bit nhớ Ghép hệ đếm. Nếu có hai hệ đếm N & M, ta có thể ghép nối tiếp thành hệ đếm có hung lượng N*M thạng thái. Nguyên tắc ghép: Đặt xung clock vào bộ đếm M. Lấy tín hiệu từ bit có trọng số cao nhất của bộ đếm M làm xung clock cho bộ đếm N. VD: Hệ đếm 10 ghép với hệ đếm 6 thành hệ đếm 60. CK A4 A3 A2 A1 Đếm 10 B3 B2B1 Đếm 6 MSB CK LSB Hình 1.7: Hệ đếm 60 IC chính sử dụng trong mạch. IC LM555. Đại cương. Vi mạch định thời LM555 là mạch tích hợp Analog- digital. Do có ngõ vào là tín hiệu tương tự và ngõ ra là tín hiệu số. Vi mạch định thời LM555 được ứng dụng rất rộng rãi trong thực tế, đặc biệt trong lĩnh vực điều khiển, vì nếu kết hợp với các linh kiện R, C thì nó có thể thực hiện nhiều chức năng như: định thời, tạo xung chuẩn, tạo tín hiệu kích, hay điều khiển các linh kiện bán dẫn công suất như: Transistor, SCR, Triac… Hình dạng và sơ đồ chân. Hình 1.8: Hình dạng và sơ đồ chân IC 555 Chân số 1 (GND): chổ nối mass để cấp dòng cho IC. Chân số 2 (TRIGGER): ngõ vào của một tầng so áp, mạch so áp dùng các transistor PNP. Mức áp chuẩn 2*Vcc/3 Chân số 3 (OUTPUT): ngõ ra. Xác định theo mức volt cao (gần bằng mức áp chân 8) và thấp (gần bằng mức áp chân 1) Chân số 4 (RESET): dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân số 4 nối mass thí ngõ ra ở mức thấp. Còn khi chân số 4 nối lên mức điện áp cao thì ngõ ra tùy theo mức điện áp giửa chân 2 và 6. Chân số 5 (CONTROL VOLTAGE): dùng làm thay đổi mức áp chuẩn trong IC 555 theo mức biến áp ngoài hay dùng các điện trở ngoài cho nối mass. Tuy nhiên, trong hầu hết các mạch ứng dụng chân số 5 nối mass qua một tụ từ 0.01µF→ 0.1µF, các tụ có tác dụng lọc bỏ nhiễu giữ cho mức áp chuẩn ổn định. Chân số 6 (THRESHOLD): ngõ vào của một tầng so áp khác, mạch so sánh dùng các transistor NPN. Mức áp chuẩn Vcc/3 Chân số 7 (DISCHAGER): có thể xem như một khóa điện và chịu điều khiển bởi tầng logic. Khi chân 3 ở mức thấp thì khóa này đóng lại. Ngược lại thì nó mở ra. Chân 7 tự nạp xả điện cho một mạch R-C lúc IC 555 dung như một tầng dao động. Chân số 8 (Vcc): cấp nguồn Vcc để cấp điện cho IC. Nguồn nuôi cấp cho IC từ +5v→+15v và mức tối đa là +18v. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động. Hình 1.9: Cấu tạo bên trong IC 555 Bên trong vi mạch IC555 có hơn 20 transistor và nhiều điện trở, thực hiện các chức năng sau: Cầu phân áp gồm 3 điện trở nối từ Vcc xuống mass, cho ra hai mức điện áp chuẩn 1/3Vcc và 2/3Vcc. So sánh COMP1: là mach khuếch đại so sánh có nối ra chân 6, nối qua chân 2. Tuỳ thuộc vào điện áp chân 2 so với điện áp chuẩn 1/3Vcc mà so sánh 1 có điện áp mức cao hay mức thấp để tín hiệu S điều khiển Flip-Flop( FF ) hoạt động. So sánh COMP2: là mạch khuếch đại so sánh có nối ra chân 6, . Tuỳ thuộc vào điện áp chân 6 so với điện áp chuẩn 2/3Vcc mà so sánh 2 cho ra mức điện áp cao hay thấp để tín hiệu R điều khiển FF hoạt động. Mạch FF là loại mạch lưỡng ổn kích một bên khi chân S có điện áp cao thì điện áp này sẽ kích đổi trạng thái FF làm ngõ ra Q lên mức cao, = 0. Khi S đang ở mức cao xuống mức thấp thì FF không đổi trạng thái. Khi: S = 1 Q = 1 = 0 S = 1 0 FF không đổi trạng thái. Khi R có điện áp cao thì điện áp này sẽ kích đổi trạng thái FF làm = 1, Q = 0. Khi R đang ở mức cao xuống mức thấp thì R không đổi trạng thái. Mạch khuếch đại đảo nhằm khuếch đại dòng điện cung cấp cho tải, có ngõ vào là của FF, nên khi ở mức cao thì ngõ ra chân 3 có điện áp thấp 0V và ngược lại, khi ở mức thấp thì ngõ ra chân 3 của IC sẽ có điện áp cao (≈ Vcc) Transistor T1 có chân E nối vào điện áp chuẩn khoảng 1,4V, là loại transistor NPN. Khi cực B nối ra ngoài bởi chân 4 có điện áp cao hơn 1,4V thì T1 ngưng dẫn, nên T1 không ảnh hưởng tới mạch. Khi chân 4 có điện trở trị số nhỏ thích hợp nối xuống mass thì T1 dẫn bão hòa đồng thời làm mạch Output cũng dẫn bão hòa và ngõ ra mức thấp. Chân 4 gọi là chân reset có nghĩa là nó reset IC 555 bất chấp tình trạng các ngõ vào khác. Do đó, chân reset dùng để kết thúc xung ra sớm khi cần thiết. Nếu không dùng chức năng reset thì nối chân 4 lên Vcc để tránh bị reset do nhiễu. Transistor T2 là transistor có cực C để hở, nối ra chân 7. Do cực B được phân cực bởi mức điện áp ra của FF, nên khi ở mức cao thì T2 bão hoà và cực C của T2 coi như nối mass. Lúc đó, ngõ ra chân 3 cũng ở mức thấp .Khi ở mức thấp thì T2 ngưng dẫn , cực C của T2 để hở, lúc đó, ngõ ra ở chân 3 có mức điện áp cao. Theo nguyên lý trên, cực C của T2 ra chân 7 có thể làm ngõ ra phụ thuộc có mức điện áp giống như mức điện áp của ngõ ra chân 4. IC đếm 74LS90 IC 7490 thuộc họ TTL có công dụng đếm mã nhị phân chia 10 mã hóa BCD. Cứ mỗi một xung vào thỉ nó đếm tiến lên 1 và được mã hóa ra bốn chân. Khi đếm đến 10 tự nó sẽ reset và trở về ban đầu. IC này có ứng dụng rộng trong các mạch số ứng dụng đếm 10 và trong các mạch chia tần số. Hình dạng và sơ đồ chân. Hình 1.10: Hình dạng và sơ đồ chân IC 7490 Bốn chân thiết lập R0(1) (chân số 2),R0(2) (chân số 3), R9(1) (chân số 6), R9(2) (chân số 7) Khi đặt R0(1)= R0(2)= H (ở mức cao) thì bộ đếm được xóa về 0 và các đầu ra ở mức thấp. R9(1), R9(2) là chân thiết lập trạng thái cao của đầu ra: QA=QD=1, QB= QC=0. Chân NC (chân 4): bỏ trống. Chân 1 và chân 14: hai chân nhân xung đếm CK. Bốn chân 8, 9, 11, 12: chân ngõ ra,ương ứng QC, QB, QD, QA. Chân 5(Vcc): cấp nguồn cho IC Chân 10 (GND) chân nối mass. Sơ đồ mạch logic và bảng trạng thái. Sơ đồ logic: Hình 1.11: Sơ đồ mạch logic IC 7490 Dựa vào sơ đồ ta nhận thấy IC 7490 có bốn chân ngõ vào Reset dùng để Reset hệ thống. Khi ta đưa vào IC các mức điện áp thích hợp thì IC sẽ tự động Reset. Sau đây là bảng các mức Reset: Bảng 1.5: Bảng sự thật cho các ngõ vào Reset IC 7490 Khi dùng IC 7490, ta có hai cách nối mạch cho cùng chu kỳ đếm 10, tức tần số tín hiệu ở ngõ ra sau cùng bằng 1/10 tần số xung CK, nhưng dạng tín hiệu ra khác nhau. Mạch đếm 2x5: Nối ngõ ra QA với ngõ vào B, xung đếm CK nối với ngõ vào A. Mạch đếm 5x2: Nối ngõ ra QD với ngõ vào A, xung đếm CK nối với ngõ vào B. Bảng trạng thái đếm cho hai dạng mạch đếm trên: Đếm 2x5 Đếm 5x2 Bảng 1.6: Bảng trạng thái cho hai dạng mạch đếm Dạng sóng ngõ ra cho hai trường hợp trên: Hình 1.12: Dạng sóng ngõ ra của hai mạch đếm 2x5 và 5x2 của 7490 Theo như (Hình 1.12), ta thấy dạng sóng ở các ngõ ra của hai mạch cùng đếm 10 nhưng khác nhau: Kiểu đếm 2x5 cho tín hiệu ra ở QD không đối xứng Kiểu đếm 5x2 cho tín hiệu ra ở QA đối xứng. IC giải mã 74247. IC 74LS247 là loại IC giải mã BCD sang led 7 đoạn. Mạch giải mã BCD sang led 7 đoạn là một mạch giải mã phức tạp vì mạch phải cho nhiều ngõ ra lên cao hoặc xuống thấp (tùy theo loại đèn led là anode chung hay cathode chung) để các đèn cần thiết sáng. IC 74LS247 là loại IC tác động mức thấp có ngõ ra cực thu để hở và khả năng nhận dòng đủ cao để tác động trực tiếp đến đèn led 7 đoạn loại anode chung. Nếu ta dùng led 7đoạn kiểu cathode thi tại các ngõ ra của IC 74LS247 phải gắn thêm cổng đảo trước khi đến các chân led 7 đoạn Hình dáng và sơ đồ chân. Hình 1.13: Hình dáng IC 74LS247 Hình 1.14: Sơ đồ chân IC 74LS247 Chân 1, 2, 6, 7: Chân dữ liệu BCD vào, lấy từ IC đếm. Chân 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15: Các chân tác động mức thấp (0), nối vào led 7 đoạn Chân số 4: Gồm ngõ vào xóa BI được để không hay nối lên cao cho hoạt động giải mã bình thường. Khi nối BI ở mức thấp, các ngõ ra đều tắt bất chấp trạng thái của các ngõ vào. Chân số 5: Ngõ vào xóa gợn sóng RBI được để không hay nối lên cao khi không dùng để xóa số 0 (số 0 ở trước số có nghĩa hay số 0 thừa bên trái dấu chấm thập phân). Chân 3: Ngõ vào thử đèn LT ở mức cao các ngõ ra đều tắt và ngõ ra xóa đợn sóng RBO thấp. Khi ngõ vào BI/RBO để không hay nối lên cao và ngõ vào LT giữ ở mức thấp các ngõ ra đều sáng. Chân 8: Chân nối mass Chân 16: Chân nối nguồn Sơ đồ logic và bảng trang thái. Hình 1.15: Sơ đồ logic của IC 74LS247 Sự hoạt động của mạch được thể hiện ở bảng sự thật, trong đó đối với các ngõ ra mức cao (H) là tắt và mức thấp (L) là sáng, nghĩa là nếu 74LS247 tác động vào led 7 đoạn thì các đoạn a, b, c, d, e, f, g của đèn sẽ sáng hay tắt tùy thuộc vào ngõ ra tương ứng là thấp(L)hay cao(H). Bảng 1.7: Bảng trạng thái của IC 74LS247 Dựa vào bảng trạng thái ta nhận thấy rằng sau khi giải mã IC cho ra 15 giá trị của mã led 7 đoạn, 15 mã này được thể hiện như sau: Hình 1.16: 15 giá trị của mã led 7 đoạn Chú ý: khi ngõ vào đều mức cao thì led sẽ tắt. PHẦN 2: THIẾT KẾ MẠCH ĐỔNG HỒ SỐ 2.1 THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠCH. 2.1.1 Sơ đồ khối mạch. Khối taïo xung duøng IC555 Maïch ñeám Giaây Maïch ñeám phuùt Mạch Đếm Giờ Mạch giải mã BCD Mạch giải mã BCD Mạch giải mã BCD Led 7 đoạn loại anode chung Led 7 đoạn loại anode chung Led 7 đoạn loại anod chung Khối hiển thị Khối tạo xung Khối đếm Khối giải mã Khối nguồn Mạch đồng hồ số được xây dựng trên mô hình như sau: Hình 2.1: Sơ đồ khối mạch Nhiệm vụ các khối: - Khối tạo xung: tạo xung vuông với tần số 1Hz, đưa vào bộ đếm và khích cho bộ đếm hoạt động. - Khối đếm: nhận xung dao động từ khối tạo xung để xử lý đưa ra tín hiệu mã hóa BCD và đưa tín hiệu này vào khối giải mã. - Khối giải mã: giải mã BCD và đưa vào khối hiển thị. - Khối hiển thị: hiện thị tín hiệu sau giải mã - Khối nguồn: đảm bảo cung cấp đủ nguồn cho IC hoạt động nguồn Vcc =+5v. 2.1.2 Khối tạo xung.(dùng IC 555) Bộ tạo xung là thành phần quan trọng nhất của hệ. Đặt biệt là đối với bộ đếm, nó quyết định các trạng thái ngõ ra của bộ đếm. Có rất nhìu mạch tạo dao động, nhưng do sự thông dụng ta chỉ quan tâm đến mạch tạo xung dùng IC LM555. Tính toán các giá trị chính trong mạch tạo xung. - Các công thức tính toán và một số đều cần biết: Tn = 0,693.(R1+R2).C1 (Tn là thời gian xả điện) Tx= 0,693.R2C1 (Tx là thời gian nạp điện) T=Tn+Tx ( T chu kỳ dao động) T= 0.693.(R1+2R2).C1 Điện trở R1 ≥ 1kΩ Tính toán giá trị trong mạch. Vì đây là mạch đồng hồ số cho nên để cho thời gian được chính xác thì: T = 1s, Tn=Tx. Để cho bài toán được đơn giản ta chọn R1=1kΩ, C1= 47μF. Tính R2. Ta có: T= 0.693.(R1+2R2).C1 1= 0.693.(103+2.R2).47.10-6 R2=14,85kΩ Chọn điện trở R2 =14,7kΩ Sơ đồ mạch tạo xung: Hình 2.2: Sơ mạch tạo xung dùng IC 555 Dạng xung tại ngõ ra sau khi mô phỏng. Hình 2.3: Dạng xung ngõ ra tại chân số 3 của IC 555 2.1.3 Khối đếm Sau khi được tác động một xung vào chân CLK của khối đếm thì bộ đếm sẽ thực hiện đếm một lần. Ở đây ta dùng IC 74LS90. Đối với loại IC này hai thông số quan trọng để tạo nên bộ phận đếm là: bảng chân lý mã hóa ra BCD và bảng mức Reset để reset trở về trạng thái ban đầu. Bảng chân lý mã hóa BCD của IC 74LS90: Bảng 2.1: Bảng chân lý BCD của IC 74LS90 Trong bảng chân lý có một chú ý quan trọng là ngõ ra Q0 được nối với đầu vào CP1. Bảng mức reset của IC 74LS90: Bảng 2.2: Bảng mức reset IC 74LS90 2.1.4 Khối giải mã. Mạch giải mã BCD sang led 7 đoạn là mạch thúc nên cũng thường được gọi là mạch giải mã thúc. Giải mã BCD sang led 7 đoạn phức tạp hơn giải mã BCD sang thập phân vì mạch có tổ hợp nhiều ngõ ra lên cao hoặc xống thấp (tùy thuộc vào loại led 7 đoạn anode chung hay cathode chung). Ở đây dùng IC 74LS247, nó có ngõ ra để hở và khả năng nhận dòng cao để thúc trực tiếp các led 7 đoạn loại anode chung. Khi IC này tác động vào led 7 đoạn thì các đoạn a, b, c, d, e, f, g của đèn sẽ sáng hay tắt tùy thuộc vào ngõ ra tương ứng của IC là thấp(L) hay cao(H). Sơ đồ và chức năng các chân IC. Hình 2.4: Sơ đồ chân IC 74LS247 Chân 1, 2, 6, 7: Tín hiệu vào Chân 3: ngõ vào thử đèn Chân 4: ngõ vào xóa (BI) Chân 5: ngõ vào xóa gợn sóng. Chân 8: nối mass Chân 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15: tín hiệu ra Chân 16: nối nguồn Nguyên lý hoạt động. - IC 74LS247 là IC tác động mức thấp nên các ngõ ra mức 1 là tắt và mức 0 là sáng tương ứng với các thanh a, b, c, d, e, f, g của led 7 đoạn anode chung.trạng thái ngõ ra tương ứng với các chữ số thập phân từ 0-9 (còn các số 10-15 không dùng tới.). - Ngõ vào xóa BI được để không hay nối lên nguồn cho hoạt động giải mã bình thường. Nếu nối xuống mass thì tất cả các ngõ ra đều tắt. - Ngõ vào xóa dợn sóng RBI được để không hay nối lên nguồn dùng để xóa số 0 (số 0 thừa sau dấu chấm thập phân hay số 0 trước số có nghĩa). Khi RBI và các ngõ vào D, C, B, A ở mức 0 nhưng ngõ vào LT ở mức 1 thì các ngõ ra đều tắt và ngõ vào xóa dợn sóng RBO xuống mức thấp. - Khi ngõ vào BI/RBO nối lên nguồn và LT nối xuống mass thì ngõ ra đều sáng. 2.1.5 Khối hiển thị. Để hiển thị kết quả ta dùng led 7 đoạn. Ở đây, để mạch được đơn giản ta dùng led 7 đoạn anode chung vì ngõ ra của IC 74LS247 tích cực mức thấp. Cấu tạo và hình dáng led 7 đoạn. Một con led 7 đoạn được cấu tạo từ 7 thanh led đơn liên kết lại với một thứ tự và tỉ lệ thích hợp để hiển thị các số từ 0-9 và các ký tự A, B, C, D, E, F. Ngoài ra, nó còn có một led nữa dùng để hiển thị dấu chấm thập phân. Hình 2.5: Hình dáng và sơ đồ chân led 7 đoạn Áp rơi trên mổi đoạn từ 1,8÷2v với dòng từ 7÷20mA.Do vậy ta cần tính điện trở hạn dòng cho led. Ta có: VR= VCC – Vled = 5 – 2 = 3v => R == 375 Ω Chọn R = 330 Ω MẠCH ĐỒNG HỒ SỐ. Hình 2.6: Sơ đồ nguyên lý mạch đồng hồ số Nguyên lý hoạt động của mạch: Xung kích được tạo ra từ IC 555 được đưa vào bộ đếm và kích cho bộ đếm hoạt động. Mỗi khi có một xung vào thì sẽ kích bộ đếm đếm một lần. Vì đây là mạch đồng hồ số nên xung ở đây là xung chuẩn 1Hz. Ta có thể chia mạch này là ba khối sau: khối giây, khối phút, khối giờ. Khối giây gồm hai con IC 74LS90, hai con 74LS247 và hai led 7 đoạn anode chung. Khối có chức năng điều khiển và hiển thị giây của đồng hồ từ 0÷59 Khối phút gồm hai IC 74LS90, hai 74LS247 và hai led 7 đoạn. Chức năng điều khiển và hiển thị phút của đồng hồ từ 0÷59 Khối giờ gồm hai IC 74LS90, hai IC 74LS247 và hai led 7 đoạn. Chức năng điều khiển và hiển thị giờ của đồng hồ từ 0÷23. Khối giây. Xung kích từ IC 555 được đưa vào chân CKA(CP0) của IC 74LS90 hàng đơn vị, như vậy cứ mỗi một xung kích thì IC lại đếm lên một đơn vị ở đầu ra. Bằng cách nối đầu ra của bộ đếm cơ số 2 với đầu vào của bộ đếm cơ số 5, tức là nối chân số 1 với chân 12, ta được bộ đếm cơ số 10. Xung khích sẽ đưa vào chân số 14 (CPO) và đầu ra của bộ đếm cơ số 10 là mã BCD thông qua các chân Q0, Q1, Q2, Q3. Để IC đếm được ta để các chân MS1, MS2 ở mức thấp. Để đếm được bộ đếm cơ số 6 ta xuất phát từ bộ đếm 10 trên và dùng cách xóa bớt số đếm để bộ đếm chỉ đếm từ 0-5. Khi đếm đến 5 xung nhịp tiếp theo sẽ nhảy lên 6 tuong ứng với Q0Q1Q2Q3 là 0110. Ta lấy đầu ra tại chân Q1Q2 đang ở mức cao đem về tác động vày hai chân MR1 và MR2 như thế bộ đếm lập tức sẽ reset về 0. Như vậy bộ đếm cơ số 6 đã được thực hiện. Bộ đếm 10 dùng đếm hàng đon vị , bộ đếm 6 để đếm hàng chục. Ta ghép hai bộ đếm sẽ được bộ đếm 60. Việc này được thực hiện bằng cách đưa chân Q3 của bộ đếm 10 vào chân CP0 của bộ đếm 6, tức nối chân 12 với chân 14. Rõ ràng là khi bộ đếm đếm từ 9 về 0 mã BCD chuyển từ 1001 sang 0000, chân Q3 sẽ cho ra một xung clock sườn âm vì thế nó kích thích bộ đếm 6 tăng thêm một đơn vị. Để ghép nối bộ đếm giây với bộ đếm phút, ta thấy rằng khi đếm đến 59, chân Q2 của bộ đếm 6 ở mức cao (0101),khi thêm một xung nhịp nữa thì bộ đếm quay về 0000. Vậy chân Q2 sẽ quay về 0 và tạo ra xung clock sườn âm. Tín hiệu này được đưa về chân CP0 của bộ đếm 10 của khối phút. Vậy khi đếm đến 60 khối phút sẽ được kích thích tang một đơn vị. Khối phút. Đối với khối này thì nguyên lý cũng như khối giây. Nhưng xung điều khiển hàng đơn vị của khối phút được lấy từ chân Q2 hàng chục khối giây con IC 74LS90. Khối giờ. Nguyên lý hoạt động của bộ đếm giờ khác so với hai bộ đếm trên. Đây là bộ đếm 24 tức là đếm đến 23 thì sẽ reset về 0. Chân CP0 của IC 74LS90 hàng đơn vị khối giờ được nối với chân Q2 của hàng chục khối phút để lấy xung điều khiển. Bộ đếm giờ sẽ nhảy lên một đơn vị khi khối phút nhảy tới 60. Để có thể reset từ 23 trở về 0, ta phải tiến hành reset cả hai IC đếm của khối giờ. Ta lấy tín hiệu từ chân Q1 của hàng chục đưa về hai chân MR1 của hai IC đếm, và chân Q2 của hàng đơn vị đưa về chân MR2 của hai IC đếm. PHẦN 3: THI CÔNG MẠCH ĐỒNG HỒ SỐ Dụng cụ sử dụng. Đồng hồ đo VOM Mỏ hàn, chì hàn Mạch đồng Các linh kiện 6 con IC 74LS90 6 con IC 74LS247 6 led 7 đoạn Một con IC LM555 Một số điện trở và tụ điện. Giắc cắm IC Quá trình thi công. Chạy thử mạch trên proteus. Hình 3.1: Mạch đồng hồ số trên proteus Giới thiệu về proteus: Proteus là phần mềm của hảng Labcenter dùng để vẽ sơ đồ nguyên lý, mô phỏng và thiết kế mạch điện. Gói phầm mềm gồm có phần mềm chính: ISIS dùng để vẽ sơ đồ nguyên lý và mô phỏng ARES dùng để thiết kế mạch in. Vẽ sơ đồ mạch in. Hình 3.2: Sơ đồ mạch in mạch tạo xung. Hình 3.3: Sơ đồ mạch in khối giải mã và hiển thị Gia công mạch, lắp ráp và chạy thử. PHẦN 4: KẾT LUẬN Đến nay đồ án đã hoàn thành. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG CHI TIET.doc
  • doc1.doc
  • docbia trong.doc