Thiết kế ván khuôn gỗ

Ván khuôn được đặt lên hệ xà gồ và xà gồ kê lên các cột chống, khoảng cách giữa các xà gồ phải được tính toán để đảm bảo độ võng cho phép của sàn. Cột chống được làm bằng gỗ và chân cột chống được đặt lên nêm gỗ để có thể thay đổi được độ cao và tạo điều kiện thuận lợi trong thi công tháo lắp

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 29303 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế ván khuôn gỗ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN III : THIẾT KẾ VÁN KHUÔN GỖ: I – VÁN KHUÔN SÀN: Ván khuôn sàn được kê lên các xà gồ, các xà gồ được gác lên cột chống. Khoảng cách giữa các cột chống được tính toán theo điều kiện độ bền và độ võng. Dùng nhóm gỗ có: Ván sàn được tạo thành từ các tấm ván nhỏ ghép lại với nhau. Giả thiết chiều dày ván sàn là 3 cm. Ván khuôn được đặt lên hệ xà gồ và xà gồ kê lên các cột chống, khoảng cách giữa các xà gồ phải được tính toán để đảm bảo độ võng cho phép của sàn. Cột chống được làm bằng gỗ và chân cột chống được đặt lên nêm gỗ để có thể thay đổi được độ cao và tạo điều kiện thuận lợi trong thi công tháo lắp. 1. Sơ đồ tính Xét một dải ván khuôn rộng 1m theo phương vuông góc với xà gồ → sơ đồ tính toán là dầm liên tục có gối tựa là các xà gồ và chịu tải phân bố đều. 2. Tải trọng tác dụng lên 1m dài bản sàn: Tải trọng tác dụng lên dầm sàn là lực phân bố đều qtt bao gồm tĩnh tải của bê tông sàn, ván khuôn và các hoạt tải trong quá trình thi công . + Tĩnh tải: Bao gồm tải trọng do bê tông cốt thép sàn và tải trọng của ván khuôn sàn . - Tải trọng do bê tông cốt thép sàn: Sàn dày 150mm. qtt1 = n ´ h ´ gsàn´ b = 1,2´0,15´2500´1=450(kG/m). qtc1 = h ´ gsàn´ b = 0,15´2500´1=375(kG/m). - Tải trọng do bản thân ván khuôn sàn: qtt2 = n ´ g ´ b´ h = 1,1´650´1´0,03=21,45(kG/m) . qtc2 = g ´ b´ h = 650´1´0,03=19,5(kG/m) . Vậy ta có tổng tĩnh tải tính toán: qtt = qtt1+ qtt2 = 450+21,45=471,45(kG/m). tổng tĩnh tải tiêu chuẩn: qtc = qtc1+ qtc2 = 375+19,5=394,5(kG/m). + Hoạt tải: Bao gồm hoạt tải sinh ra do người và phương tiện di chuyển trên sàn, do quá trình đầm bêtông và do đổ bê tông vào ván khuôn. - Hoạt tải sinh ra do người và phương tiện di chuyển trên bề mặt sàn : p3 = n .ptc =1,3´250=325(kG/m2). Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do người và phương tiện di chuyển trên sàn là ptc=250kG/m2 - Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm rung bê tông và đổ bê tông p4 = n .ptc = 1,3´(200 + 400) = 780 (kG/m2). Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do đầm bê tông lấy là 200kG/m2, do đổ là 400kG/m2 Vậy tổng tải trọng tính toán tác dụng lên sàn là: qtt = q1 +q2 +0,9(p3 +p4 ) = 450+21,45+0,9.(325+780)=1466(kG/m). Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên sàn qtcs = 375+19,5+0,9.(250+600) =1159,5(kG/m). 3. Tính toán khoảng cách giữa các xà gồ a. Tính theo điều kiện bền: (*) Trong đó: ; Từ (*) ta có: b. Tính theo điều kiện biến dạng: (**) Độ võng giới hạn cho phép của ván sàn: Độ võng lớn nhất của ván khuôn sàn: Từ (**) ta có: Từ 2 điều kiện trên ta chọn khoảng cách giữa các xà gồ là: l=0,8 m Số xà gồ tối thiểu trong trường hợp này sẽ là : Chọn số xà gồ trong ô sàn là: n=5 (xà gồ) Chiều dài xà gồ: Trong đó : Lxg : chiều dài của xà gồ B=4000mm : bước cột bdc = 250mm : bề rộng của dầm chính dvtdc =25mm : là bề dày của ván thành dầm chính dh=15mm : khoảng hở giữa xà gồ và dầm chính 4. Tính toán và kiểm tra cột chống xà gồ Sơ đồ tính coi xà gồ là dầm liện tục kê lên các gối tựa là cột chống. Xà gồ chịu lực từ trên sàn truyền xuống và trọng lượng bản thân xà gồ. Chọn tiết diện xà gồ: 8x12 cm * Tải trọng tác dụng lên xà gồ bao gồm: - Trọng lượng bản thân xà gồ: - Tải trọng từ sàn truyền xuống xà gồ: (L= 0,8m là khoảng cách của xà gồ, b =1 m sàn tính toán) Vậy tổng tải trọng tác dụng lên xà gồ là: qtt = 6,864+1172,8 = 1179,66 (kG/m) a. Tính khoảng cách cột chống theo điều kiện cường độ: (*) Trong đó: ; Từ (*) ta có: b. Tính theo điều kiện biến dạng của xà gồ: (**) Độ võng giới hạn cho phép của ván sàn: Độ võng lớn nhất của ván khuôn sàn: Với: Từ (**) ta có: Từ 2 điều kiện trên ta chọn khoảng cách giữa các cột chống là: L=1,3 m 5. Kiểm tra cột chống theo điều kiện bền và ổn định : + Sơ đồ tính Vì sàn tầng 1 làm việc nhiều nhất nên ta tính toán cột chống cho ô sàn tầng 1: Tải trọng tác dụng lên cột chống: N = L . qttxg Trong đó: L: khoảng cách của cột chống đã tính ở trên qttxg : Tải trọng phân bố tác dụng lên xà gố đã tính ở trên → N = 1,3 x 1179,66 = 1533,56 (kG) Chiều dài của cột chống là: Lcc = H1 – ds – dvs – hxg – hn – hd Trong đó: H1 : Chiều cao tầng 1, H1 = 4 m ds : Chiều cao sàn, ds = 0,15 m dvs : Bề dày ván sàn, dvs = 0,03 m hxg : Chiều cao tiết diện xà gồ, hxg = 0,12 m hn : Chiếu cao nêm, hn = 0,1 m hd : Chiều dày tấm đệm, hd = 0,03 m → Lcc = 4 - 0,15 - 0,03 - 0,12 - 0,1 - 0,03 = 3,57 (m) Liên kết ở hai đầu cột chống là liên kết khớp → Chiều dài tính toán Lo = Lcc = 3,57 m + Chọn tiết diện cột: 8 x 10 cm. + Mô men quán tính của cột chống: → Bán kính quán tính: + Độ mảnh: → + Theo điều kiện ổn định: Vậy cột chống đã thoả mãn điều kiện ổn định và điều kiện bền. II. TÍNH TOÁN VÁN KHUÔN DẦM CHÍNH D1 Hệ ván khuôn dầm gồm 3 mảng gỗ ván liên kết với nhau. Mỗi mảng gỗ ván gồm nhiều tấm gỗ nhỏ liên kết với nhau bởi các nẹp. Hệ chống đỡ ván khuôn dầm gồm các cột gỗ chữ T ở dưới chân cột có nêm để điều chỉnh độ cao. Hệ ván khuôn dùng gỗ có: Hệ ván khuôn được bố trí như hình vẽ: Kích thước tiết diện dầm chính hdc = 70cm, bdc = 25 cm Chọn chiều dày ván thành dvt =3cm, ván đáy dvd =4 cm 1. Tính toán ván đáy dầm chính: a. Tải trọng tác dụng: + Tải trọng do bêtông cốt thép: qtt1 = n.b.h.g = 1,2´0,25´0,70´2500 = 525 (kG/m) qtc1 = 0,25´0,70´2500 = 437,5 (kG/m) + Tải trọng do ván khuôn: qtt2 = n´dvd ´b´g= 1,1´0,04´0,25´650 = 7,15 (kG/m) qtc2 = dvd ´b´g= 0,04´0,25´650 = 6,5 (kG/m) + Hoạt tải sinh ra do quá trình đổ và đầm bêtông: qtt3 = n2 .p3 = 1,3´(400+200)´0,9´0,25 = 175,5 (kG/m) qtc3 = (400+200)´0,9´0,25 = 135 (kG/m). Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do đầm bê tông lấy là 200 kG/m2, do đổ là 400 kG/m2 0,9 là hệ số do xét đến sự xảy ra không đồng thời. Vậy: Tổng tải trọng tính toán là: qtt = qtt1+qtt2 +qtt3 = 525+7,15+175,5= 707,65(kG/m). Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên ván đáy: qtc = 437,5+6,5+135= 579 (kG/m). b. Tính toán khoảng cách giữa các cột chống: + Tính theo điều kiện bền: (*) Trong đó: ; Từ (*) ta có: + Tính theo điều kiện biến dạng: (**) Độ võng giới hạn cho phép: Độ võng lớn nhất: Từ (**) ta có: Từ 2 điều kiện trên ta chọn khoảng cách giữa các xà gồ là: Lc=80 cm c. Tính toán và kiểm tra ổn định cột chống + Sơ đồ tính + Tải trọng tác dụng lên cột chống: N = L . qttcc Trong đó: L: khoảng cách của cột chống đã tính ở trên qttcc : tải trọng phân bố tác dụng lên cột chống qcctt = qttvd + 2 . gg . Fvt = 707,65 + 2*650*0,03*0,55= 729,1 (kG/m) → N = 0,8*729,1 = 583,28 (kG) + Chiều dài cột chống: Lcc = H1 -hdc -dvd - hn -hd Trong đó: H1 : Chiều cao tầng 1, H1 = 4 m hd : Chiều cao dầm, hd = 0,7 m dvd: Bề dày ván đáy, dvd = 0,04 m hn : Chiếu cao nêm, hn = 0,1 m hd : Chiều dày tấm đệm, hd = 0,03 m → Lcc = 4 - 0,7 - 0,04 - 0,1 - 0,03 = 3,13 (m) Liên kết ở hai đầu cột chống là liên kết khớp → Chiều dài tính toán Lo = L = 3,13 m + Chọn tiết diện cột: 8 x 8 cm. + Mô men quán tính của cột chống: → Bán kính quán tính: + Độ mảnh: → + Theo điều kiện ổn định: Vậy cột chống đã thoả mãn điều kiện ổn định và điều kiện bền. 2. Tính toán ván khuôn thành dầm chính - Sơ đồ tính là dầm liên tục, gối tựa tại các vị trí nẹp đứng - Chiều cao tính toán của ván khuôn thành dầm là: h = 70-15 = 55cm - Tải trọng do vữa bêtông: qtt1 = n1 .g .b.h= 1,2´2500´0,25´0,55 = 412,5(kG/m) qtc1 = g .b.h = 2500´0,25´0,55 = 343,75(kG/m) - Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm bêtông và đổ bê tông (không sảy ra đồng thời) qtt2 = n2.qtc2 .h=1,3´(200+400)´0,55´0,9=386,1(kG/m) qtc2 = qtc2 .h= (200+400)´0,55´0,9=297(kG/m). Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do đầm bê tông lấy là 200kG/m2, do đổ là 400kG/m2 0,9 là hệ số do xét đến sự xảy ra không đồng thời. - Vậy: Tổng tải trọng tính toán là: qtt = q1 + q2 = 412,5 + 386,1 = 798,6(kG/m). Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng: qtc = 343,75 + 297 = 640,75(kG/m). + Tính khoảng cách giữa các thanh nẹp theo điều kiện bền: (*) Trong đó: ; Từ (*) ta có: + Tính khoảng cách giữa các thanh nẹp theo điều kiện biến dạng: (**) Độ võng giới hạn cho phép của ván sàn: Độ võng lớn nhất của ván khuôn sàn: Từ (**) ta có: Từ 2 điều kiện trên ta chọn khoảng cách giữa các thanh nẹp là: Lnẹp=80 cm III – VÁN KHUÔN DẦM PHỤ D2 và D3: * Cấu tạo chung ván khuôn dầm phụ và cột chống dầm: Gồm 3 mảng gỗ ván liên kết với nhau, chiều dày ván thành 2,5cm, ván đáy 3cm. Mỗi mảng gỗ ván gồm nhiều tấm gỗ nhỏ liên kết với nhau bởi các nẹp. Hệ chống đỡ ván khuôn dầm gồm các cột gỗ chữ T ở dưới chân cột có nêm để điều chỉnh độ cao. Hệ ván khuôn dùng gỗ có: Hệ ván khuôn được bố trí như hình vẽ: Chọn ván thành dày d = 2,5 cm; ván đáy dày d = 3cm. + Dầm phụ D2 : h x b = 35x25cm. Chiều dài dầm LD2 = 4m → Chiều dài ván Lv = 4 - bdc = 4 - 0,25 = 3,75 (m) + Dầm phụ D3 : h x b = 35x20cm. Chiều dài dầm LD2 = 4m → Chiều dài ván Lv = 4 - bdc = 4 - 0,25 = 3,75 (m) 1. Tính toán ván đáy dầm phụ D2: a. Tải trọng tác dụng: + Tải trọng do bêtông cốt thép: qtt1 = n.b.h.g = 1,2´0,25´0,35´2500 = 262,5 (kG/m) qtc1 = b.h.g = 0,25´0,35´2500 = 218,75(kG/m) + Tải trọng do ván khuôn: qtt2 = n´dvd ´b´g= 1,1´0,03´0,25´650 = 5,3625 (kG/m) qtc2 = dvd ´b´g= 0,03´0,25´650 = 4,875 (kG/m) + Hoạt tải sinh ra do quá trình đổ và đầm bêtông: qtt3 = n2 .p3 = 1,3´(400+200)´0,9´0,25 = 175,5 (kG/m) qtc3 = (400+200)´0,9´0,25 = 135 (kG/m). Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do đầm bê tông lấy là 200 kG/m2, do đổ là 400 kG/m2 0,9 là hệ số do xét đến sự xảy ra không đồng thời. Vậy: Tổng tải trọng tính toán là: qtt = qtt1+qtt2 +qtt3 = 262,5+5,3625+175,5= 443,36 (kG/m). Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên ván đáy: qtc = 218,75+4,875+135= 358,63 (kG/m). Sơ đồ tính ván đáy của dầm như một dầm liên tục, có các gối tựa là vị trí các cột chống. b. Xác định khoảng cách giữa các cột chống: + Tính theo điều kiện bền: (*) Trong đó: ; Từ (*) ta có: + Tính theo điều kiện biến dạng: (**) Độ võng giới hạn cho phép: Độ võng lớn nhất: Từ (**) ta có: Từ 2 điều kiện trên ta chọn khoảng cách giữa các xà gồ là: Lc=75 cm Cột chống được bố trí như hình vẽ c. Tính toán và kiểm tra ổn định cột chống + Sơ đồ tính + Tải trọng tác dụng lên cột chống: N = L . qttcc Trong đó: L: khoảng cách của cột chống đã tính ở trên qttcc : tải trọng phân bố tác dụng lên cột chống qcctt = qttvd + 2 . gg . Fvt = 443,36 + 2*650*0,025*0,2= 449,86 (kG/m) → N = 0,75*449,86 = 337,4 (kG) + Chiều dài cột chống: Lcc = H1 -hdc -dvd - hn -hd Trong đó: H1 : Chiều cao tầng 1, H1 = 4 m hd : Chiều cao dầm, hd = 0,35 m dvd: Bề dày ván đáy, dvd = 0,03 m hn : Chiếu cao nêm, hn = 0,1 m hd : Chiều dày tấm đệm, hd = 0,03 m → Lcc = 4 - 0,35 - 0,03 - 0,1 - 0,03 = 3,49 (m) Liên kết ở hai đầu cột chống là liên kết khớp → Chiều dài tính toán Lo = L = 3,49 m + Chọn tiết diện cột: 8 x 8 cm. + Mô men quán tính của cột chống: → Bán kính quán tính: + Độ mảnh: → + Theo điều kiện ổn định: Vậy cột chống đã thoả mãn điều kiện ổn định và điều kiện bền. 2. Tính toán ván khuôn thành dầm phụ D2 - Sơ đồ tính là dầm liên tục, gối tựa tại các vị trí nẹp đứng - Chiều cao tính toán của ván khuôn thành dầm là: h = 35-15 = 20 (cm) - Tải trọng do vữa bêtông: qtt1 = n1 .g .b.h= 1,2´2500´0,25´0,20 = 150 (kG/m) qtc1 = g .b.h = 2500´0,25´0,55 = 125(kG/m) - Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm bêtông và đổ bê tông (không sảy ra đồng thời) qtt2 = n2.qtc2 .h=1,3´(200+400)´0,20´0,9= 140,4(kG/m) qtc2 = qtc2 .h= (200+400)´0,20´0,9=108 (kG/m). Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do đầm bê tông lấy là 200kG/m2, do đổ là 400kG/m2 0,9 là hệ số do xét đến sự xảy ra không đồng thời. - Vậy: Tổng tải trọng tính toán là: qtt = q1 + q2 = 150 + 140,4 = 290,4(kG/m). Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng: qtc = 125 + 108 = 233 (kG/m). + Tính khoảng cách giữa các thanh nẹp theo điều kiện bền: (*) Trong đó: ; Từ (*) ta có: + Tính khoảng cách giữa các thanh nẹp theo điều kiện biến dạng: (**) Độ võng giới hạn cho phép của ván sàn: Độ võng lớn nhất của ván khuôn sàn: Từ (**) ta có: Từ 2 điều kiện trên ta chọn khoảng cách giữa các thanh nẹp là: Lnẹp=70 cm Với dầm D3 (bxh=20x35cm) ván khuôn được lấy tương tự như dầm D2. IV – TÍNH TOÁN VÁN KHUÔN CỘT: Coi ván khuôn thành làm việc như dầm liên tục,các gối tựa tại vị trí gông cột. Ta tính toán cho tấm ván thành cột có độ rộng : bcot=0,25 m 1.Tải trọng tác dụng: - Tải trọng do vữa bê tông : qtt1 = n1 .g .H (H £ R). Với n1: là hệ số vượt tải n1 =1,2 g = 2,5 T/m3 là trọng lượng riêng bê tông cốt thép. R = 0,75 m bán kính tác dụng của đầm dùi loại đầm trong, lấy H = R = 0.75 Þ qtt1 = 1,2´0,75´2500 = 2250(kG/m2). qtc1 = 0,75´2500 = 1875(kG/m2) . - Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm bêtông và đổ bê tông (không sảy ra đồng thời) qtt2 = n2 .qtc2 = 1,3´(200+400) =780 (kG/m2) ; qtc2 = (200+400) = 600 (kG/m2). Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do đầm bêtông lấy 200 kg/m2, do đổ là 400kG/m2 vì đối với cốp pha đứng, thường khi đổ thì không đầm, khi đầm thì không đổ nên ta lấy tải trọng do đầm và đổ bê tông: q= 400(kG/m2) Vậy tổng trọng tác dụng lên chiều dài ván thành cột (bcot =0,25m) là: qtt = (q1 + q2)*bcot = (2250 +780)*0,25= 757,5 (kG/m2). qtc = (1875 + 600)*0,25 = 618,75 (kG/m2). 2. Kiểm tra theo điều kiện độ bền của ván thành cột : Chọn chiều dày ván thành là 3 cm Để thoả mãn điều kiện bền, khoảng cách dài nhất của các gông ván thành cột thoả mãn (*) Trong đó: ; Từ (*) ta có: 3. Kiểm tra theo điều kiện biến dạng của ván thành cột: Để thoả mãn điều kiện biến dạng,khoảng cách dài nhất của các gông ván thành cột: (**) Từ (**) ta có: Vậy để đảm bảo điều kiện bền và điều kiện ổn định của ván khuôn thành cột thì khoảng cách của các gông ván thành cột là : lgong = 60 (cm). Số cột chống tối thiểu trong trường hợp này sẽ là : (300 giả thiết là khoảng cách từ mép ván khuôn tới 2 gông đầu tiên) Chọn n = 6 Bố trí cột chống ván đáy dầm như hình vẽ: Với cột cao Hcot< 4m → ta chống làm 2 đợt Với cột cao 4 <Hcot< 5,5m → ta chống làm 3 đợt V – TÍNH TOÁN VÁN KHUÔN TẦNG MÁI: 1. Ván khuôn sàn mái Nguyên lý tính toán giống như với ván khuôn sàn như đã trình bày ở trên, kết quả tính được như phần trên 2. Ván khuôn dầm tầng mái Các dầm tầng mái Dm1, Dm2 có kích thước giống D1, D2 nên kết quả tính toán như ở phần trên, kết quả tính được như phần trên. 3. Ván khuôn cột tầng mái Cột tầng mái được lấy theo kết quả đã tính ở phần trên. VI. TỔNG HỢP VÁN KHUÔN 1. Ván khuôn sàn + Ván khuôn sàn: 250x30 (mm) + Xà gồ đỡ sàn: 80x120 (mm). Khoảng cách giữa các xà gồ L= 0,8 m + Cột chống xà gồ: 80x100 (mm). Khoảng cách giữa các cột chống L= 1,3 m 2. Ván khuôn dầm Dầm chính D1 + Ván đáy: 250x40 (mm) + Ván thành: 250x30 (mm) + Cột chống: 80x80 (mm). Khoảng cách giữa các cột chống là L=0,8 m + Nẹp ván thành dầm chính: 40x60 (mm). Khoảng cách 0,8 m Dầm phụ D2 + Ván đáy: 250x30 (mm) + Ván thành: 200x25 (mm) + Cột chống dầm phụ: 80x80 (mm). Khoảng cách L=0,75 m + Nẹp ván thành: 40x60 (mm). Khoảng cách 0,7 m Dầm phụ D3 + Ván đáy: 200x30 (mm) + Ván thành: 200x25 (mm) + Cột chống dầm phụ: 80x80 (mm). Khoảng cách L=0,75 m + Nẹp ván thành: 40x60 (mm). Khoảng cách 0,7 m PHẦN IV : TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG THI CÔNG: 1. Tính khối lượng công tác bê tông: Khối lượng công tác bê tông được tính toán và lập thành bảng. 2. Tính khối lượng công tác cốt thép Hàm lượng cốt thép là 1,5% trọng lượng riêng của cốt thép là: 7850 kg/m3 Vậy : khối lượng thép trong 1m3 bê tông là: 117,75 kg/1m3 bê tông Khối lượng công tác thép cột, dầm sàn được tính toán qua bảng. 3 .Tính khối lượng công tác ván khuôn Khối lượng công tác ván khuôn cột, dầm sàn được tính toán qua bảng. PHẦN V : THIẾT KẾ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG: Căn cứ vào khối lượng công việc và máy móc thiết bị sẵn có ta chọn phương pháp thi công như sau: Sử dụng bê tông thương phẩm Vận chuyển vữa bê tông theo phương ngang bằng xe cút kít Vận chuyển vữa bê tông theo phương đứng bằng cần trục tháp, nếu không đủ thì bố trí thêm vận thăng Đầm bê tông dầm, cột bằng máy đầm dùi; đầm bê tông sàn bằng máy đầm bàn Đưa công nhân lên cao sử dụng hệ thống thang theo sàn công tác hoặc hệ thống thang bộ Thi công nhà theo phương pháp dây chuyền. Do điều kiện kỹ thuật và thực tế thi công các cấu kiện cột - dầm – sàn cùng một lúc là rất khó khăn, nên ta phân ra các dây chuyền đơn giản như sau: Lắp dựng cốt thép cột Lắp dựng ván khuôn cột Đổ bê tông cột Tháo dỡ ván khuôn cột, lắp dựng ván khuôn dầm, sàn Lắp dựng cốt thép dầm sàn Đổ bê tông dầm sàn Tháo dỡ ván khuôn dầm sàn Như vậy trong giai đoạn thi công sẽ có 2 gián đoạn kỹ thuật là: Thời gian cho phép lắp dựng ván khuôn trên các cấu kiện mới đổ bê tông, T1=2 ngày Thời gian cho phép tháo dỡ ván khuôn sau khi đổ bê tông, T2=2 ngày với ván khuôn không chịu lực T2=10 ngày với ván khuôn chịu lực I. PHÂN CHIA KHU VỰC CÔNG TÁC TRÊN MẶT BẰNG THI CÔNG: Nguyên tắc phân chia phân đoạn thi công: Gianh giới các phân đoạn là mạnh ngừng thi công (song song với dầm chính) Phải đảm bảo khối lượng lao động trong mỗi khu vực phải thích ứng với 1 ca làm việc của 1 tổ đội, đặc biệt là công tác bê tông (số lượng công nhân và khả năng của máy móc phải đủ để đáp ứng cho các công tác trên một khu vực được tiến hành liên tục và không ngừng nghỉ) Mạch ngừng phân khu phải được đặt ở những vị trí có nội lực nhỏ (Q nhỏ) hay khe nhiệt độ. Khi hướng đổ bê tông song song với dầm chính thì vị trí mạch ngừng. Chênh lệch khối lượng công việc giữa các phân khu không quá 25% để tổ chức thi công dây chuyền và chuyên môn hóa. Đảm bảo điều kiện m ≥ n + 1 (Trong đó: m là số phân khu trên 1 tầng nhà, n là số dây chuyền đơn) Dựa vào các nguyên tắc trên ta đưa ra 2 phương án phân chia phân khu như sau: + Phương án 1: Chia mặt bằng thi công ra làm 16 phân khu (như hình vẽ) Chênh lệch khối lượng công việc giữa phân khu lớn nhất và nhỏ nhất là 19,24% + Phương án 1: Chia mặt bằng thi công ra làm 22 phân khu (như hình vẽ) Chênh lệch khối lượng công việc giữa phân khu lớn nhất và nhỏ nhất là 25,09% Từ 2 phương án phân chia trên ta chọn phương án 1 là hợp lý hơn, vì khối lượng công việc chênh nhau ít và khối lượng công việc cho từng khu không lớn. 1. Xác định thời gian thi công: Thời gian thi công công tác theo phương pháp dây chuyền được xác định theo công thức: T = T0 + (N-1)*k Trong đó: + N: tổng số phân đoạn công tác trong toàn công trình N= 16*6 = 96 (phân đoạn) + k: thời gian để hoàn thành một công tác nào đó trong một phân đoạn, lấy k =1 T0: thời gian hoàn tất 1 phân đoạn công tác T0= t1 + t2 + t3 + t4 + t5 + t6 + t7 + t8 t1 : thời gian lắp dựng ván khuôn và thép cột, t1 = 1 ngày t2 : thời gian đổ bê tông cột, t2 = 1 ngày t3 : thời gian chờ tháo ván khuôn cột, t3 = 1 ngày t4 : thời gian tháo ván khuôn cột và lắp dựng ván khuôn dầm sàn, t4 = 1 ngày t5 : thời gian lắp dựng cốt thép dầm sàn, t5 = 1 ngày t6 : thời gian đổ bê tông dầm sàn, t6 = 1 ngày t7 : thời gian bảo dưỡng bê tông (mùa đông), t7 = 12 ngày t8 : thời gian tháo dỡ ván khuôn dầm sàn, t8 = 1 ngày Vậy T0= 1+1+1+1+1+1+12+1 = 19 ngày Ta có bảng sau: Phương án Số khu một tầng Số phân đoạn toàn nhà K T (ngày) 1 16 96 1 115 2. Bảng tính khối lượng công việc trên 1 phân đoạn: 3. Xác định hệ số luân chuyển ván khuôn: * Chu kỳ sử dụng ván khuôn: Tvk= T1 + T2 + T3 + T4 + T5 + T6 Trong đó: + T1: thời gian lắp ván khuôn cho 1 phân khu, T1=1 ngày + T2: thời gian lắp cốt thép cho 1 phân khu, T2=1 ngày + T3: thời gian đổ bê tông cho 1 phân khu, T3=1 ngày + T4: thời gian cho phép tháo ván khuôn cho 1 phân khu T4=2 ngày với ván khuôn không chịu lực T4=10 ngày với ván khuôn chịu lực + T5: thời gian tháo ván khuôn cho 1 phân khu, T5=1 ngày + T6: thời gian sửa chữa ván khuôn cho 1 phân khu, T6=1 ngày Vậy: Với ván khuôn không chịu lực: Tvk= 1+1+1+2+1+1= 7 (ngày) Với ván khuôn chịu lực: Tvk= 1+1+1+10+1+1= 15 (ngày) Số khu vực cần chế tạo ván khuôn: Với ván khuôn không chịu lực: (khu) Với ván khuôn chịu lực: (khu) * Hệ số luân chuyển ván khuôn được tính theo công thức: (N: số phân đoạn của toàn công trình) Loại ván khuôn N Nw n Ván khuôn không chịu lực 96 7 13,71 Ván khuôn chịu lực 96 15 6,4 II. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN MÁY, THIẾT BỊ THI CÔNG: Các số liệu cần thiết cho quá trình chọn máy thi công: + Tổng chiều dài công trình: 100m + Chiều rộng công trình: 28m + Chiều cao công trình: 22,6m Theo biện pháp kỹ thuật thi công: + Bê tông dầm sàn sử dụng bê tông thương phẩm. + Sử dụng cần trục tháp để đưa vật liệu lên cao. 1. Chọn cần trục tháp: Do khối lượng bê tông lớn và để thi công thuận lợi giảm công vận chuyển trung gian, rút bớt nhân lực và đạt hiệu quả thi công cao ta dùng cần trục tháp để cẩu bê tông và đổ bê tông trực tiếp từ thùng chứa. Chọn cần trục tháp chạy ray do nhà không quá cao, lại trải theo phương dài. Thi công theo phương pháp phân khu. Chọn cần trục tháp trong 1 ca đảm bảo vận chuyển bê tông lên cao và đổ bê tông trực tiếp từ thùng chứa. Ta chọn khối lượng vận chuyển của phân có khối lượng bê tông dầm, sàn lớn nhất để tính (phân khu 3) có: Vbt=39,89 (m3) +/ Xác định độ cao cần thiết của cần trục: Trong đó: Hct: Độ cao công trình cần đặt cấu kiện, Hct= 22,6m Hat: Khoảng cách an toàn, Hat = 1m Hck: Chiều cao cấu kiện, Hck = 1,5m Hdt: Chiều cao thiết bị treo buộc, Hdt = 1m → H=22,6+1+1,5+1=26,1 (m) +/ Tầm với cần trục tháp: R= B + d Trong đó: B: Chiều rộng công trình từ mép công trình đến vị trí xa nhất đặt cấu kiện, B = 28m d: Khoảng cách từ trục quay đến mép công trình. Vì cần trục có đối trọng ở dưới thấp nên: d= r/2 + e + ldg r: Khoảng cách giữa 2 tâm ray. e: Khoảng cách an toàn, e= 2m ldg: Chiều rộng dàn giáo + khoảng lưu thông để thi công, có ldg= 2,5m → d= 6/2+2+2,5= 7,5 (m) → R= d + B = 7,5+28 =35,5 (m) + /Sức trục Chọn loại thùng trộn dung tích 2,5m3. Trọng lượng bê tông 6,25 (T) Ta có: Qyc= 6,25 x 1,1 = 6,875 (T) (trọng lượng có kể cả khối lượng thùng chứa) Căn cứ vào các thông số sau chọn cần trục tháp: + Hyc= 26,1 m + Ryc= 35,5 m + Qyc= 6,875 T Ta chọn cần trục tháp KB-504 có các đặc tính kỹ thuật sau: + Tải trọng nâng: Q=6,2 - 10 tấn + Tầm với: R=25 - 40 m + Chiều cao nâng: Hmax=77 m + Tốc độ: Tốc độ nâng: 60 m/phút. Tốc độ hạ vật: 3 m/phút Tốc độ di chuyển xe con: 27,5 m/phút Tốc độ di chuyển cần trục: 18,2 m/phút Tốc độ quay: 0,6 vòng/phút. r,b: 8 m + /Xác định năng suất của cần trục tháp: Xác định chu kì cần trục: Trong đó: E: Hệ số kết hợp các động tác, E=0,8 với cầu trục tháp (có kết hợp chuyển động). ; Thời gian thực hiện thao tác i, có vận tốc vi. t1: Thời gian móc thùng vào cẩu (chuyển thùng) ; t1=10(s) t2: Thời gian nâng vật tới vị trí quay ngang: t3: Thời gian quay cần tới vị trí cần để bê tông: t4: Thời gian xe con chạy đến vị trí đổ bê tông; t5: Thời gian hạ thùng xuống vị trí thi công; . t6: Thời gian đổ bê tông: t6=120 s t7: Thời gian nâng thùng lên trở lại, t8: Thời gian di chuyển xe con tới vị trí trước khi quay; t9: Thời gian quay cần về vị trí ban đầu; t10: Thời gian hạ thùng để lấy thùng mới. t11: Thời gian thay thùng mới. Vậy tổng thời gian cần trục tháp thực hiện 1 chu kỳ là: = 815,6(s) Năng suất cần trục tháp là: Trong đó: n: số chu kỳ làm việc của cầu trục trong một giờ. Q: Tải trọng nâng, lấy Q= 6,875 T kq: Hệ số sử dụng tải trọng, kq=0,8 ktg: Hệ số sử dụng thời gian, ktg=0,85 T: Thời gian làm việc 1 ca lấy bằng 8h. Vậy năng suất của cần trục tháp là: Thể tích bê tông mà cần trục vận chuyển trong 1 ca là: > 39,89 m3 (Thể tích bê tông dầm sàn lớn nhất trong 1 phân khu) → Thời gian sử dụng cần trục tháp để đổ bê tông xong 1 phân đoạn là 6h (ứng với phân đoạn có thể tích bê tông dầm sàn lớn nhất của tầng 6) + /Xác định số xe vận chuyển bê tông thương phẩm: Bê tông sử dụng là bê tông thương phẩm, vận chuyển từ trạm trộn gần khu vực công trình nhằm đảm bảo quá trình cung cấp bê tông được liên tục, tránh gián đoạn do điều kiện khách quan. Bê tông thương phẩm có kèm phụ gia đảm bảo thời gian ninh kết sau khi đến công trường là >3h. Vận chuyển đến công trình thành 3 đợt: (đối với tầng 6) Đợt 1: 14m3 (1 xe 6m3, 1 xe 8m3) Đợt 2: 14m3 (1 xe 6m3, 1 xe 8m3) vận chuyển đến sau đợt 1 là 2h . Đợt 3: 12m3 (2 xe 6m3) vận chuyển đến sau đợt 2 là 2h 2. Chọn máy đầm bê tông: + Khối lượng bê tông cột cần đầm trong 1 phân khu. + Khối lượng bê tông dầm cần đầm trong 1 phân khu. + Khối lượng bê tông sàn cần đầm trong 1 phân khu. Sử dụng máy đầm dùi cho cột và dầm; máy đầm bàn cho sàn Căn cứ vào khối lượng bê tông cần đầm như trên ta chọn máy như sau: Chọn 3 máy đầm dùi mã hiệu I-21A có năng suất 1 máy 6m3/ca Chọn 1 máy đầm bàn mã hiệu U8 năng suất 1 máy 25m3/ca. 3. Máy vận thăng và các phương tiện vận chuyển khác: Căn cứ vào khối lượng mà cần trục cần vận chuyển trong 1 phân đoạn, so sánh năng suất của cần trục để xác định có phải bố trí máy vận thăng và các phương tiện vận chuyển khác hay không. + Khối lượng bê tông trong 1 phân đoạn lớn nhất: 39,89*2,5=99,725 (T) + Khối lượng cốt thép trong 1 phân đoạn lớn nhất: 6,67 (T) + Khối lượng ván khuôn trong 1 phân đoạn lớn nhất: 280,82*0,03*0,65= 5,48 (T) + Khối lượng cột chống & xà gồ trong 1 phân đoạn lớn nhất: 6,62*0,65= 4,3 (T) → Tổng khối lượng mà cần trục tháp phải nâng trong 1 ca là: 99,725+6,67+5,48+4,3 = 116,18 (T/ca) < 165,08 (T/ca) Vậy cần trục tháp đủ khả năng làm việc → không phải bố trí máy vận thăng và các phương tiện vận chuyển khác. PHẦN VI : BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG - VSMT I - BIỆN PHÁP THI CÔNG: 1 .Biện pháp thi công cột a - Xác định tim, trục cột Dùng 2 máy kinh vĩ đặt theo 2 phương vuông góc để định vị vị trí tim cốt của cột, các mốc đặt ván khuôn, sơn và đánh dấu các vị trí này để các tổ, đội thi công dễ dàng xác định chính xác các mốc, vị trí yêu cầu. b - Lắp dựng cốt thép - Yêu cầu của cốt thép dùng để thi công là: + Cốt thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước, số lượng và vị trí. + Cốt thép phải sạch, không han rỉ, không dính bẩn, đặc biệt là dầu mỡ. + Khi gia công: Cắt, uốn, kéo hàn cốt thép tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép. - Lắp dựng cốt thép: Cốt thép được gia công ở phía dưới, cắt uốn theo đúng hình dáng và kích thước thiết kế, xếp đặt theo từng chủng loại, buộc thành bó để thuận tiện cho việc dùng cần cẩu vận chuyển lên vị trí lắp đặt. Việc lắp dựng cốt thép phải đảm bảo: + Các bộ phận lắp dựng trước không gây ảnh hưởng, cản trở đến các bộ phận lắp dựng sau. + Có biện pháp giữ ổn định vị trí cốt thép, đảm bảo không biến dạng trong quá trình thi công. + Sau khi luồn và buộc xong cốt đai, cố định tạm ta lắp ván khuôn cột. Để thi công cột thuận tiện, quá trình buộc cốt thép phải được thực hiện trước khi ghép ván khuôn .Cốt thép được buộc bằng các dây thép mềm d=1mm, các khoảng nối phải đúng yêu cầu kỹ thuật .Phải dùng các con kê bằng bê tông nhằm đảm bảo vị trí và chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép. - Nối cốt thép (buộc hoặc hàn) theo tiêu chuẩn thiết kế: Trên một mặt cắt ngang không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép có gờ .Chiều dài nối buộc theo TCVN 4453-95 và không nhỏ hơn 250mm với thép chịu kéo và 200mm với thép chịu nén. c - Ghép ván khuôn cột - Yêu cầu chung: + Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước theo yêu cầu thiết kế. + Đảm bảo độ bền vững ổn định trong khi thi công . + Đảm bảo độ kín thít, tháo dỡ dễ dàng. - Biện pháp: Do lắp ván khuôn sau khi đặt cốt thép nên trước khi ghép ván khuôn cần làm vệ sinh chân cột, chân vách. + Đổ trước một đoạn cột có chiều cao 10-15 cm để làm giá, ghép ván khuôn được chính xác. + Ván khuôn cột được gia công theo từng mảng theo kích thước cột .Ghép hộp 3 mặt, luồn hộp ván khuôn vào cột đã được đặt cốt thép sau đó lắp tiếp mặt còn lại. + Dùng gông để cố định hộp ván, khoảng cách các gông theo tính toán. + Điều chỉnh lại vị trí tim cột và ổn định cột bằng các thanh chống xiên có ren điều chỉnh và các dây neo. d - Đổ bê tông cột Bê tông dùng để thi công là bê tông thương phẩm mua của các công ty bê tông được chở đến công trường bằng xe chuyên dụng. Vì vậy để đảm bảo việc đổ bê tông được liên tục, kịp thời, phải khảo sát trước được tuyến đường tối ưu cho xe chở bê tông đi . Ngoài ra, vì công trình thi công trong thành phố nên thời điểm đổ bê tông phải được tính toán trước sao cho việc thi công bê tông không bị ngừng, ngắt đoạn do ảnh hưởng của các phương tiện giao thông đi lại cản trở sự vận chuyển bê tông. Đặc biệt tránh các giờ cao điểm hay gây tắc đường Việc vận chuyển và đổ bê tông tại công trường được thực hiện bằng cần trục tháp có nhược điểm là tốc độ chậm, năng suất thấp. Do đó muốn sử dụng có hiệu quả việc đổ bê tông bằng cần trục tháp phải tổ chức thật tốt, công tác chuẩn bị phải đầy đủ, không để cần trục phải chờ đợi. Tại đầu tập kết vữa bê tông: Vữa bê tông được xe chở bê tông chở đến và đổ vào thùng chứa vữa (dung tích 2,5m3). Sử dụng ít nhất 2 thùng chứa vữa để trong khi cần trục cẩu thùng này thì nạp vữa vào cho thùng kia. Khi cần trục hạ thùng thứ nhất xuống tháo móc cẩu ra thì thùng thứ hai đã sẵn sàng có thể móc cẩu vào và cẩu được luôn, không phải chờ đợi. Phải chuẩn bị mặt bằng và công nhân để điều chỉnh hạ thùng xuống đúng vị trí, tháo lắp móc cẩu được nhanh. Tại đầu đổ bê tông: Phải có sự nhịp nhàng và ăn khớp giữa người đổ bê tông và người lái cẩu .Đầu tiên là định vị vị trí đổ bê tông của thùng vữa đang cẩu lên, sau đó là cách đổ như thế nào, đổ một chỗ hay nhiều vị trí, đổ dầy hay mỏng, phạm vi đổ vữa bê tông .Việc này được thực hiện nhờ sự điều khiển của một người hướng dẫn cẩu. Thùng chứa vữa bê tông có cơ chế nạp bê tông vào và đổ bê tông ra riêng biệt, điều khiển dễ dàng. Công nhân đổ bê tông đứng trên các sàn công tác thực hiện việc đổ bê tông. Để tăng khả năng thao tác và đưa bê tông xuống gần vị trí đổ, tránh cho bê tông bị phân tầng khi rơi tự do từ độ cao hơn 3,5m xuống, có thể lắp thêm các thiết bị phụ như phễu đổ, ống vòi voi, ống vải bạt, ống cao su. Bê tông được đỏ thành từng lớp, chiều dày mỗi lớp đổ 30-40cm, đầm kỹ bằng đầm dùi sau đó mới đổ lớp bê tông tiếp theo. Khi đổ cũng như khi đầm bê tông cần chú ý không đi lại trên cốt thép tránh làm sai lêch vị trí cốt thép. Khi đổ bê tông xong cần làm vệ sinh sạch sẽ thùng chứa bê tông để chuẩn bị cho lần đổ sau. Chú ý: Phải kiểm tra lại chất lượng và độ sụt của bê tông trước khi sử dụng. e - Công tác bảo dưỡng bê tông và tháo ván khuôn. Bê tông sau khi đổ phải có quy trình bảo dưỡng hợp lý, phải giữ ẩm ít nhất là 7 ngày đêm. Hai ngày đầu cứ 2 giờ đồng hồ tưới nước một lần .Lần đầu tưới sau khi đổ bê tông 4-7 giờ. Những ngày sau khoảng 3-10 giờ tưới một lần tuỳ theo nhiệt độ không khí (mùa đông tưới ít nước). Việc đi lại trên bê tông chỉ cho phép khi bê tông đạt cường độ 24kG/cm2 (mùa đông 3 ngày). Ván khuôn cột là loại ván khuôn không chịu lực do đó sau khi đổ bê tông được 1 ngày ta tiến hành tháo ván khuôn cột, vách. Tháo ván khuôn cột xong mới lắp ván khuôn dầm, sàn, vì vậy khi tháo ván khuôn cột ta để lại một phần phía trên đầu cột (như trong thiết kế) để liên kết với ván khuôn dầm. Ván khuôn được tháo theo nguyên tắc: “Cái nào lắp trước thì tháo sau, cái nào lắp sau thì tháo trước”. Việc tách, cậy ván khuôn ra khỏi bê tông phải được thực hiện một cách cẩn thận tránh làm hỏng ván khuôn và làm sứt mẻ bê tông. Để tháo dỡ ván khuôn được dễ dàng, người ta dùng các đòn nhổ đinh, kìm, xà beng và những thiết bị khác. Chú ý: Cần nghiên cứu kỹ sự truyền lực trong hệ ván khuôn đã lắp để tháo dỡ được an toàn. 2 . Biện pháp thi công dầm sàn. a - Lắp dựng ván khuôn dầm, sàn - Lắp dựng ván khuôn dầm: Dựng cột chống (khoảng cách như đã tính toán trong phần thiết kế) lắp ván khuôn đáy sau đó lắp dựng ván khuôn thành. Cố định chắc chắn ván thành bằng các con bọ và thanh chống xiên. Cột chống được cố định bằng các giằng chân cột. - Lắp dựng ván khuôn sàn: Dựng cột chống và xà gồ vào đúng các vị trí như đã thiết kế sau đó rải ván khuôn sàn. Khi ván khuôn sàn đặt lên ván khuôn tường, nẹp đỡ dầm phải liên kết với sườn ván khuôn tường. Hoặc thay bằng dầm gỗ tựa lên hàng cột đặt song song sát tường để đỡ ván khuôn sàn (áp dụng khi ván khuôn tường cần tháo dỡ trước ván khuôn sàn) Ván khuôn yêu cầu phải bằng phẳng, phải kín khít tránh khe hở làm mất nước xi măng. b - Công tác cốt thép dầm, sàn Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra lại xem cốt thép đã đủ số lượng, đúng chủng loại, đúng vị trí hay chưa, vệ sinh cốt thép, tưới nước cho ẩm bề mặt ván khuôn. c - Đổ bê tông dầm, sàn Đổ bê tông bằng cần trục tháp tương tự như khi thi công bê tông cột. Đầm bê tông sàn bằng đầm bàn và đầm bê tông dầm bằng đầm dùi. Một số chú ý: + Đổ bê tông phải đổ từ xa về gần, lớp sau phải phủ lên lớp trước để tránh bị phân tầng. + Khi vận chuyển vữa bê tông cần đảm bảo đồng nhất của vữa, thời gian vận chuyển phải ngắn nhất phải nhỏ hơn thời gian ninh kết của xi măng. + Trường hợp dầm dài, chiều cao lớn hơn 80cm. Phải đổ thành từng lớp gối lên nhau theo kiểu bậc thang. Việc ngừng đổ bê tông phải đảm bảo đúng mạch ngừng thiết kế Trước khi đổ bê tông phân khu tiếp theo cần làm vệ sinh mạch ngừng, làm nhám, tưới nước xi măng để tăng độ dính kết rồi mới đổ bê tông. d - Công tác bảo dưỡng bê tông và tháo ván khuôn. Bê tông sau khi đổ phải có quy trình bảo dưỡng hợp lý, phải giữ ẩm ít nhất là 7 ngày đêm. Hai ngày đầu cứ 2 giờ đồng hồ tưới nước một lần. Lần đầu tưới sau khi đổ bê tông 4-7 giờ. Những ngày sau khoảng 3-10 giờ tưới một lần tuỳ theo nhiệt độ không khí (mùa đông tưới ít nước). Việc đi lại trên bê tông chỉ cho phép khi bê tông đạt cường độ 24kG/cm2 (mùa đông 3 ngày). Việc tháo ván khuôn chịu lực được tiến hành khi bê tông đạt 100% cường độ thiết kế (khoảng 24 ngày với nhiệt độ 200C).(Dầm nhịp 7¸8m) Tháo ván khuôn theo các nguyên tắc như đã nói ở phần tháo ván khuôn cột. II - BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG: 1. Biện pháp an toàn lao động: a. An toàn lao động trong công tác ván khuôn đà giáo: Dàn giáo phải có cầu thang lên xuống, lan can an toàn cao hơn 0,9 m và được liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết với công trình . Khi lắp ván khuôn cho từng cấu kiện phải tuân theo nguyên tắc ván khuôn phẳng trên chỉ được lắp khi ván khuôn phần dưới đã được lắp cố định. Việc lắp ván khuôn cột, dầm được thực hiện trên các sàn thao tác có lan can bảo vệ. Khi làm việc ở trên cao thì phải có dây an toàn dàn giáo lan can vững chắc. b. An toàn lao động trong công tác cốt thép: Phải đeo găng tay khi cạo gỉ khi gia công cốt thép, khi hàn cốt thép phải có kính bảo vệ. Việc cắt cốt thép phải tránh gây nguy hiểm. Đặt cốt thép trên cao phải được đặt cố định chặt tránh rơi. Không đi lại trên cốt thép khi đã lắp đặt. Khi thi công thép ở những chỗ nguy hiểm công nhân cần phải được đeo dây an toàn . c. An toàn lao động trong công tác đổ bê tông: Khi đổ bê tông ở độ cao lớn, công nhân đầm bê tông phải được đeo dây an toàn và buộc vào điểm cố định. Công nhân đổ bê tông đứng trên sàn công tác để điều chỉnh thùng vừa đổ bê tông tránh đứng dưới thùng đề phòng đứt dây thừng. Công nhân khi làm việc phải đeo ủng, găng tay trong quá trình đổ bê tông. d. An toàn lao động trong sử dụng điện thi công: - Việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị điện và lưới điện thi công tuân theo các điều dưới đây và theo tiêu chuẩn “An toàn điện trong xây dựng“ TCVN 4036 - 85. - Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện đều có tay nghề và được học tập an toàn về điện, công nhân phụ trách điện trên công trường là người có kinh nghiệm quản lý điện thi công. - Điện trên công trường được chia làm 2 hệ thống động lực và chiếu sáng riêng, có cầu dao tổng và các cầu dao phân nhánh. - Trên công trường có niêm yết sơ đồ lưới điện; công nhân điện đều nắm vững sơ đồ lưới điện. Chỉ có công nhân điện - người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa, đấu, ngắt nguồn điện. - Dây tải điện động lực bằng cáp bọc cao su cách điện, dây tải điện chiếu sáng được bọc PVC. Chỗ nối cáp thực hiện theo phương pháp hàn rồi bọc cách điện, nối dây bọc PVC bằng kép hoặc xoắn đảm bảo có bọc cách điện mối nối. - Thực hiện nối đất, nối không cho phần vỏ kim loại của các thiết bị điện và cho dàn giáo khi lên cao. 2. Biện pháp vệ sinh môn trường: Trên công trường thường xuyên thực hiện vệ sinh công nghiệp. Đường đi lối lại thông thoáng, nơi tập kết và bảo quản ngăn nắp gọn gàng. Đường đi vào vị trí làm việc thường xuyên được quét dọn sạch sẽ đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường vì trong quá trình xây dựng công trình các khu nhà bên cạnh vẫn làm việc bình thường. Cổng ra vào của xe chở vật tư, vật liệu phải bố trí cầu rửa xe, hệ thống bể lắng lọc đất, bùn trước khi thải nước ra hê thống cống thành phố. Có thể bố trí hẳn một tổ đội chuyên lằm công tác vệ sinh, thu dọn mặt bằng thi công. Do đặc điểm công trình là nhà cao tầng lại nằm tiếp giáp nhiều trục đường chính và nhiều khu dân cư nên phải có biện pháp chống bụi cho toàn nhà bằng cách dựng giáo ống, bố trí lưới chống bụi xung quanh bề mặt công trình Đối với khu vệ sinh công trường có thể ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị để đảm bảo vệ sinh chung trong công trường. Trong công trình cũng luôn có kế hoạch phun tưới nước 2 đến 3 lần/ngày (có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện thời tiết) làm ẩm mặt đường để tránh bụi lan ra khu vực xung quanh. - Xung quanh công trình theo chiều cao được phủ lưới ngăn bụi để chống bụi cho người và công trình. Tại khu lán trại, qui hoạch chỗ để quần áo, chỗ nghỉ trưa, chỗ vệ sinh công cộng sạch sẽ, đầy đủ, thực hiện đi vệ sinh đúng chỗ. Rác thải thường xuyên được dọn dẹp, không để bùn lầy, nước đọng nơi đường đi lối lại, gạch vỡ ngổn ngang và đồ đạc bừa bãi trong văn phòng. Vỏ bao, dụng cụ hỏng... đưa về đúng nơi qui định. Hệ thống thoát nước thi công trên công trường được thoát theo đường ống thoát nước chung qua lưới chắn rác vào các ga sau đó dẫn nối vào đường ống thoát nước bẩn của thành phố. Cuối ca, cuối ngày yêu cầu công nhân dọn dẹp vị trí làm việc, lau chùi, rửa dụng cụ làm việc và bảo quản vật tư, máy móc. Không dùng xe máy gây tiếng ồn hoặc xả khói làm ô nhiễm môi trường. Xe máy chở vật liệu ra vào công trình theo giờ quy định, đi đúng tuyến, thùng xe có phủ bạt dứa chống bụi, không dùng xe máy có tiếng ồn lớn làm việc trong giờ hành chính. Cuối tuần làm tổng vệ sinh toàn công trường. Đường chung lân cận công trường được tưới nước thường xuyên đảm bảo sạch sẽ và chống bụi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThiết kế ván khuôn gỗ.doc