Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CuMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030 gồm 64 trang word và 4 bản cad mặt bằng, chi tiết từng giai đoạn các lớp thiết kế vật liệu bãi chôn lấp hợp vệ sinh.( ĐỀ TÀI NÀY ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO !) MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 2 1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 2 1.1.1. Chất thải rắn. 2 1.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt 2 1.1.3. Phân biệt giữa chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp. 2 1.1.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 2 1.1.3.2 Chất thải rắn công nghiệp. 3 1.1.4. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 3 1.1.5. Phân loại chất thải rắn. 4 1.1.6 Thành phần CTR 6 1.1.6.1 Thành phần vật lý. 6 1.1.6.2 Thành phần hoá học. 7 1.2. Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn. 8 1.2.1. Thu gom và vận chuyển. 8 1.2.1.1. Thu gom 8 1.2.1.2. Trung chuyển. 8 1.2.1.3. Vận chuyển. 9 1.2.2. Phân loại 9 1.2.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn. 10 1.2.3.1 Phương pháp xử lý cơ học. 10 1.2.3.2 Phương pháp hóa học. 11 1.2.3.3. Phương pháp xử lý sinh học. 12 1.2.3.4 Phương pháp tái chế. 14 1.3. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam 14 1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới 14 1.3.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam. 15 1.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường. 16 1.4.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước. 16 1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất 17 1.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí 18 1.4.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người 19 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường từ sự hình thành bãi chôn lấp. 19 1.5.1. Tác động tới môi trường nước. 20 1.5.1.1. Tác động tới nguồn nước mặt 20 1.5.1.2. Tác động tới nguồn nước ngầm 21 1.5.2. Tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn. 22 1.5.2.1. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn. 22 1.5.2.2. Ô nhiễm không khí 22 1.5.3. Tác động đến môi trường đất 22 1.5.4. Tác động đối với các dạng tài nguyên sinh học và các hệ sinh thái 23 1.5.5. Tác động tới môi trường kinh tế – xã hội 23 1.5.5.1. Tác động do việc giải toả di dời dân. 23 1.5.5.2.Tác động đến cảnh quan môi trường. 24 1.5.6. Tác động liên quan đến chất lượng cuộc sống con người 24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 26 2.2.1. Phương pháp ngoài thực địa. 26 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. 26 2.3. Thời gian nghiên cứu. 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 27 3.1. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện CưMgar 27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện CưMgar tỉnh ĐakLak. 27 3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 27 3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện CưMgar 29 3.1.2. Tình hình thu gom và xử lý rác trên địa bàn huyện CưMgar. 32 3.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại huyện CưMgar. 32 3.1.2.2. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện CưMgar. 33 3.1.3. Dự báo dân số và khối lượng chất thải rắn của huyện CưMgar đến năm 2030. 36 3.2. Tính toán và thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar giai đoạn từ 2011 đến 2030. 40 3.2.1. Lựa chọn địa điểm 40 3.2.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh]. 40 3.2.1.2. Địa điểm xây dựng 40 3.2.1.3. Quy mô bãi chôn lấp 41 3.2.2. Thiết kế bãi chôn lấp. 41 3.2.2.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp. 41 3.2.2.2. Tính toán diên tích ô chôn lấp. 43 3.2.3. Thiết kế các công trình trong bãi chôn lấp. 44 3.2.3.1. Hệ thống thu gom nước rác. 44 3.2.3.2. Tính toán lưu lượng nước bãi chôn lấp. 47 3.2.3.3. Hệ thống xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp. 48 3.2.3.4. Lượng khí phát sinh và hệ thống thu gom khí rác]. 51 3.2.3.5. Bố trí mặt bằng. 56 3.2.4. Vận hành và quan trác bãi chôn lấp 58 3.2.4.1. Vận hành 58 3.2.4.2. Quan trắc môi trường. 59 3.2.4.3. Kiểm tra chất lượng các hạng mục về mặt môi trường. 60 3.2.5. Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp. 60 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ. 62 KẾT LUẬN: 62 KIẾN NGHỊ: 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại theo công nghệ quản lý- xử lý. 4 Bảng 1.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn. 15 Bảng 3.1 Nhịp độ tăng trưởng kinh tế qua các gia đoạn. 29 Bảng 3.2 :Biến động diện tích rừng. 30 Bảng 3.3. Thống kê các nguồn phát sinh của huyện. 33 Bảng 3.4 Sơ đồ quản lý chất thải rắn ở huyện CưMgar. 35 Bảng 3.5.Kết quả tính dân số qua các năm được liệt kê như sau: 37 Bảng 3.6. Kết quả tính toán khối lượng CTRSH phát sinh được liệt kê như sau: 39 Bảng 3.7. Các thông số lựa chọn để xây dựng tại BCL CTR huyện CưMgar. 42 Bảng 3.8. Kết cấu chống thấm mặt vách hố. 42 Bảng 3.9. Diện tích các ô chôn lấp. 44 Bảng 3.10. Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1 kg chất hữu cơ phân hủy nhanh trong từng năm 52 Bảng 3.11. Tốc độ phát sinh và tổng lượng khí sinh ra do CTR PHN qua các năm 53 Bảng 3.12. Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1 kg chất hữu cơ phân hủy chậm trong từng năm 54 Bảng 3.13. Tốc độ phát sinh và tổng lượng khí sinh ra do CTR PHC qua các năm 55 Bảng 3.14. Tổng lượng khí sinh ra tại bãi chôn lấp trong 15 năm 56 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Các bãi rác sinh hoạt lưu động của người dân. 34 Hình 3.2. Quy trình thu gom rác của huyện. 34 Hình 3.3. Rác chưa được phân loại 35 Hình 3.4. lượng rác sau khi đưa đến bãi chôn lấp tạm thời 36 Hình 3.5. Sơ đồ bố trí hố ga và ống thu gom nước rác. 46 Hình 3.6. Sơ đồ bố trí ống thu gom nước rác. 46 Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước rò rỉ. 50

doc71 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8790 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CuMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch… kéo theo lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Hiện có rất nhiều giải pháp để xử lí chất thải rắn cụ thể như: Đốt, làm phân, hiđro tách …Tuy nhiên không phù hợp với tình hình ở Việt Nam do giá thành cao, kỹ thuật phức tạp vì vậy thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp xử lý chất thải rắn được coi là kinh tế nhất cả về đầu tư ban đầu cũng như quá trình vận hành. Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và thậm chí đối với nhiều quốc gia phát triển. Nhưng phần lớn các bãi chôn lấp CTR ở nước ta không được quy hoạch và thiết kế theo quy định của bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Các bãi này đều không kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguồn lây ô nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không khí. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Để thực hiện chủ trương phát triển bền vững, phát triển kinh tế cùng với bảo vệ môi trường thì hiện nay vấn đề xử lý chất thải rắn tại huyện CưMgar tỉnh Đaklak cũng đã và đang được chính quyền tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm. Song với thực tế hạn chế về khả năng tài chính, kỹ thuật và cả về khả năng quản lý nên huyện chưa có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh (BCL HVS), việc xử lý CTR cũng gặp nhiều bất cập. Phần lớn người dân tự xử lý rác bằng cách chôn lấp, đốt, ủ làm phân…Việc cấp bách nhất bây giờ là cần có những giải pháp phù hợp để giữ môi trường sạch đẹp và đảm bảo sức khỏe cho người dân.Vì vậy, việc thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh huyện CưMgar là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Dựa trên cơ sở và thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài: “ Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030” nhằm xử lí lượng rác thải còn tồn đọng trong môi trường làm mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường như hiện nay, đồng thời cũng giải quyết sức ép đối với một lượng lớn chất thải rắn sinh ra trong tương lai. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện CưMgar tỉnh ĐakLak 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên [4] 1.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện CưMgar là một huyện thuộc tỉnh Đaklak, cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 18Km về phía bắc, có giới hạn toạ độ địa lý từ 12042’ đến 13004’ vĩ độ bắc từ 107055’ đến 108013’ kinh độ đông, với tổng diện tích 82.443ha, chiếm 4,2% diện tích toàn tỉnh. Về hành chính, huyện có 17 đơn vị hành chính gồm 15xã và hai thị trấn Quan hệ ranh giới. Phía Đông giáp huyện Krông Buk và thị xã Buôn Hồ Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Ea Súp Phía Nam giáp Thành Phố Buôn Ma Thuột Phía Bắc giáp huyện EaH’leo và huyện Ea Súp 1.1.1.2. Địa hình Huyện CưMgar nằm trong vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ đông sang tây, độ dốc trung bình từ 3- 150 chiếm 95,8% diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình khoảng vực từ 350-500m so với mực nước biển, nơi cao nhất là xã Cư Dliê Mnông và nông trường Drao (712m), nơi thấp nhất là vùng Buôn Wing, Buôn Gia Vầm (200-250m). Có thể chia thành các dạng địa hình như sau : Địa hình đồi núi, dốc : Diện tích khoảng 3.463ha chiếm 4,21% diện tích tự nhiên. Dạng địa hình lượn sóng : Diện tích khoảng 62.420ha, chiếm 75,91% diện tích tự nhiên. Dạng địa hình thung lũng hẹp : Diện tích khoảng 16.341ha , chiếm 19,88% diện tích tự nhiên. 1.1.1.3. Khí hậu Huyện CưMgar mang đặc trung khí hậu vùng Cao Nguyên với nền nhiệt độ tương đối cao đều trong năm, biên độ ngày và đêm lớn. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình :23,50C Nhiệt độ cao nhất (tháng 5) : 26,50C Nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) : 190C Biên độ nhiệt ngày và đêm : 9 – 120C. Ánh sáng Tổng số giờ nắng trong năm: 2.370 giờ Tổng số giờ nắng cao nhất: 326 giờ (tháng 5) Tổng số giờ có nắng thấp nhất : 140 giờ (tháng 10) Tổng tích ôn: 8.500-9.0000C Lượng mưa Lượng mưa hàng năm trung bình 1800 – 1900mm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 mùa mưa thường xuất hiện gió mùa tây nam. Độ ẩm - Ẩm độ không khí bình quân : 82% - Ẩm độ cao nhất :90%(tháng 11) - Ẩm độ thấp nhất :57%(tháng 2-3) Bốc hơi Lượng bốc hơi nước bình quân / năm :1.050,7 mm tập trung trong mùa khô kiệt từ tháng 1-5 (lượng bốc hơi chiếm gần 58% lượng bốc hơi cả năm ). Chế độ gió Gió đông bắc vào mùa khô (tháng 10-4 năm sau ); tốc độ gió trung bình 5 -6m/s, gió tây nam vào mùa mưa (tháng 5-10);tốc độ gió trung bình 2,5-3m/s. Trong vùng không có bão nhưng gió mùa đông bắc trong mùa khô thổi mạnh làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong vùng thỉnh thoảng có sương mù chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện CưMgar [4] 1.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2006-2010 ước đạt 9,17%/1 năm (KH bình quân 5 năm từ 8 -9% /năm ) , tính theo giá so sánh năm 1994 . Trong đó : Nông lâm ngư nghiệp tăng từ 4-5% . Công nghiệp – xây dựng tăng từ 19 -20% Thương mại – dịch vụ tăng từ 15-16 % thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 ước đạt 1000USD/năm. Bảng 1.1 Nhịp độ tăng trưởng kinh tế qua các gia đoạn CHỈ TIÊU  Giai đoạn 2001-2005  Giai đoạn 2006-2010   GTSX theo giá SS 1994  5,23  9,17   Chia theo ngành kinh tế     Nông - lâm nghiệp  3,45  5,45   Công nghiệp  21,96  20,11   Thương mại - dịch vụ  14,76  15,39   ( Nguồn niên giám thống kê huyện năm 2008 và BC KTXH năm 2009) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. Nông nghiệp - lâm nghiệp Trong những năm qua, dù gặp không ít khó khăn do thời tiết khí hậu : Hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra trong diện rộng , giá cả nông sản có lúc không ổn định, nhưng kinh tế nông nghiệp của huyện CưMgar vẫn giữ ở mức tăng trưởng khá, ngành nông nghiệp thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế (64,52%), cơ cấu cây trồng có xu hướng đa dạng hóa, ngành chăn nuôi phát triển mạnh trong 3 năm trở lại đây, khoa học công nghệ được áp dụng nhiều trong công tác cải tạo nâng cao nâng suất chất lượng vật nuôi cây trồng . - Nông nghiệp: Kết quả thực hiện năm 2009. + Sản lượng lương thực có hạt hàng năm đều tăng, năm 2009 đạt 83019 tấn tăng 1,48 lấn so với năm 2005 chỉ đạt 55865 tấn. + Cây công nghệp hàng năm : tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm 91102 ha/10866ha kế hoạch , đạt 83,84%kế hoạch. + Đối với các cây lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, cây ăn quả…do thời tiết khá thuận lợi, sâu bệnh phát triển không đáng kể; giá cả các mặt hàng cà phê, nông sản tương đối ổn định. - Lâm nghiệp + Tổng diện tích rừng và đất rừng 12526ha, trong đó: diện tích rừng tự nhiên 11162ha; rừng trồng 1364ha năm 2009 độ che phủ rừng đạt 14,7% dự kiến năm 2010 đạt tỉ lệ 15% thấp so với kế hoạch 3,86%. + Tuy nhiên, trong những năm qua diện tích rừng vẫn bị thu hẹp, do quá trình đốt rừng làm nương rẫy lấy đất để sản xuất nông nghiệp. Bảng 1.2 :Biến động diện tích rừng TT  Chỉ tiêu  Đơn vị tính  Thực hiện năm 2005  Năm 2006  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009   1  Diện tích rừng và đất  Ha  14145  14145  14145  12019  12526   2  Trong đó         3  Rừng tự nhiên  Ha  14.035,0  14035  14035  11359  11162   4  Rừng trồng  Ha  110  110  110  660  1364   (Nguồn niên giám thống kê huyện năm 2008 và BC KTXH năm 2009) Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Ngành công nghiệp trong thời gian qua đã có những chuyển biến mới, tỉ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng trong tỉ trọng nền kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 350 tỉ đồng(giá ss 1994),tăng gấp 2 lần so với năm 2005,trong thời kì 2005-2010 tăng bình quân 20,1%. Trong thời gian qua, huyện cũng đã chú trọng xây dựng nhà máy với phát triển vùng nguyên liệu, tập trung đầu tư chiều sâu năng lực một số mặt hàng chủ lực, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định: Cà phê, mủ cao su, phân vi sinh…nhằm chế biến sản phẩm xuất khẩu và nhu cầu phân bón chăm sóc cho cây trồng. Ngoài ra công nghiệp cơ khí phát triển góp phần đáng kể trong quá trình thúc đẩy cơ giới hóa công nghiệp. Thương mại-dịch vụ Trong những năm qua, hoạt động thương mại-dịch vụ của huyện đã có những bước chuyển biến tích cực, từng bước tiếp cận được với kinh tế thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường năm 2009 đạt 602 tỉ đồng (giá hiện hành) tăng gấp 1,73 lần so với năm 2005 . Đến nay trên địa bàn huyện có 18 hợp tác xã đang hoạt động, trong đó: 7 HTX công nghiệp – dịch vụ. Đã bàn giao nhiệm vụ cho ngành điện quản lý là 5 đơn vị, còn 2 HTX đang tiếp tục bàn giao; 1 HTX vận tải, 1 HTX dịch vụ - thương mại và 7 HTX dịch vụ nông nghiệp Giáo dục – đào tạo Sự nghiệp giáo dục đào tạo đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng được yêu cầu dạy và học trên địa bàn. Các loại hình trường lớp, cấp học từ mầm non đến phổ thông trung học được mở rộng và phát triển, đa dạng hóa các loại hình giáo dục ( Quốc lập, bán công, dân lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, dân tộc nội trú, nhà trẻ, mẫu giáo). Năm 2008-2009, toàn huyện có 83 trường từ mầm non đến THPT và một trung tâm Giáo dục thường xuyên. Trong đó: Mầm non 23 trường, tiểu học 37 trường, trung học cơ sở 19 trường, trường cấp II-III và trung học phổ thông 3 trường, có 1562 lớp với 46787 học sinh từ mầm non đến THPT, trong đó dân tộc thiểu số 21343 học sinh, chiếm 45,62%. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Trong 6 tháng năm 2009 trên địa bàn huyện không xảy ra dịch lớn, UBND huyện đã tập trung công tác chỉ đạo về phòng dịch, duy trì tốt công tác giám sát dịch tễ từ huyện đến xã và thôn buôn; triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng chống bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm HIV, H1N1, bệnh sốt rét, phòng chống rối loạn thiếu Iode ; chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng, phòng chống suy dinh dưỡng…; triển khai công tác tiêm mở rộng được thực hiện thường xuyên triển khai thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ. Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm, uống đủ 7 loại vacxin 1580 đạt 48,3%. Văn hóa xã hội Việc làm – giải quyết việc làm Dân số toàn huyện năm 2010 là 170 nghìn người, tổng số lao động được giải quyết việc làm mới 2450 người, trong đó lao động nữ 1250 người. lao động nông nghiệp – lâm nghiệp chiếm 88%, lực lượng lao động chủ yếu là lao động thủ công, qua đào tạo còn thấp. Mức tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ đạt 25% thấp hơn chỉ tiêu đề ra là 5%. Vì đặc thù của huyện dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (47%) dân số trong huyện, chủ yếu sống bằng nghề nông, huyện chưa có trung tâm dạy nghề, nên việc phối hợp với các trung tâm, cơ sở dạy nghề ngoài huyện để mở các đào tạo gặp nhiều khó khăn . Công tác dân số và KHHGĐ Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,7% tăng so với nghị quyết là 0,5%; là do bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình chưa ổn định từ huyện đến xã, thôn, buôn. Một số cán bộ chưa đáp ứng đượccông tác chuyên môn, công tác kiềm tra giám sát chưa được thường xuyên, những gia đình sống ở vùng sâu vùng xa có chiều hướng sinh con thứ 3 và sinh nhiều con. Thủy lợi Huyện CưMgar hiện có tổng cộng 39 công trình thủy lợi vừa và nhỏ đảm bảo chủ động nước tưới cho 70% diện tích cây trồng. trong thời gian qua huyện đã đầu tư xây dựng hòa thành một số công trình thủy lợi, sửa chữa kịp thời một số kênh mương và kiên cố hóa hệ thống kênh mương đảm bảo cho việc tưới tiêu . Cấp nước sạch Hiện có 2 công trình cấp nước sạch đô thị ở 2 thị trấn Quảng Phú và EaPốk với công suất 600 m3 /ngày. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt đời sống của dân cư khu vực nông thôn chủ yếu là nước mưa, nước ngầm, nước mặt từ các sông suối, ao hồ… hiện nay có ít người dân khu vực nông thôn sử dụng giếng khoan, con lại đa phần các nguồn sinh hoạt đường dẫn từ các sông suối, hồ đập chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt vệ sinh Đến năm 2009 toàn huyện đạt tỷ lệ số hộ được cấp nước sạch là 65%, trong đó khu vực thành thị đạt 75% (thị trấn Quảng Phú và EaPốk ) khu vực nông thôn đạt 55% . Lưới điện Đến cuồi năm tổng số thôn, buôn là 183, số thôn buôn có điện la 157, số, buôn chưa có điện la 25 chỉ đạt 85.79% thôn, buôn có điện, vì việc đầu tư xây dựng cho các thôn buôn chậm. số hộ trên địa bàn huyện là 35400 hộ trong đó có điện là 3113 hộ, đạt 90% số hộ chưa có điện là 87 hộ. Bưu chính viễn thông – phát thanh truyền hình Đã hiện đại hóa mạng lưới thông tin trong toàn huyện, đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời trong 17 xã, thị trấn. Đài truyền thanh huyện tiếp phát các chương trình đài TNVN, đài PTTH ĐakLak theo đúng quy định, tiếp sóng đầy đủ chương trình phát thanh tiếng Êđê phục vụ đồng bào dân tộc tại chỗ. 1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 1.2.1. Chất thải rắn Chất thải rắn (Solid Waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động thường ngày của con người.[4] 1.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. 1.2.3. Phân biệt giữa chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp[8] . Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn bao gồm các thành phần: - Chất thải thực phẩm gồm: Thức ăn thừa, rau quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học. - Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân. - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, bao gói… - Ngoài ra, còn có thành phần các chất thải khác như: Kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, tro xỉ và các chất dễ cháy khác. Chất thải rắn công nghiệp Thành phần chất thải rất đa dạng. Phần lớn là các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất, phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, các phế thải trong quá trình công nghệ, bao bì đóng gói sản phẩm. 1.2.4. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [8] Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay ở nơi khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian. Việc phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTR. CTR sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, khách sạn, công ty, văn phòng và các nhà máy công nghiệp. Một cách tổng quát CTRSH ở huyện CưMgar được phát sinh từ các nguồn sau: Khu dân cư: CTR từ khu dân cư phần lớn là các loại thực phẩm dư thừa hay hư hỏng như: Rau, quả v.v….bao bì hàng hóa (giấy vụn, gỗ, vải da, cao su, PE, PP, thủy tinh, tro v.v…), một số chất thải đặc biệt như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gỗ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa ( bột giặt, chất tẩy trắng v.v…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên các rác thải. Khu thương mại: Chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trạm bảo hành, trạm dịch vụ…, khu văn phòng (trường học, viện nghiên cứu, khu văn hóa, văn phòng chính quyền v.v…), khu công cộng (công viên, khu nghỉ mát…) thải ra các loại thực phẩm (hàng hóa hư hỏng, thức ăn dư thừa từ nhà hàng khách sạn), bao bì (những bao bì đã sử dụng, bị hư hỏng) và các loại rác rưởi, xà bần, tro và các chất thải độc hại… Khu xây dựng : Như các công trình đang thi công, các công trình cải tạo nâng cấp… thải ra các loại xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, gỗ, ống dẫn v.v… Các dịch vụ đô thị (gồm dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinh cống rãnh v.v…) bao gồm rác quét đường, bùn cống rãnh, xác súc vật v.v… Khu công nghiệp, nông nghiệp: CTRSH thải được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân, cán bộ viên chức ở các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Ở khu vực nông nghiệp chất thải được thải ra chủ yếu là: Lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng, chất thải đặc biệt như: Thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu, được thải ra cùng với bao bì đựng các hoá chất đó. 1.2.5. Phân loại chất thải rắn Việc phân loại chất thải rắn là một công việc khá phức tạp bởi vì sự đa dạng về chủng loại, thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác nhau cho mục đích chung là để có biện pháp xử lý thích đáng nhằm làm giảm tính độc hại của CTR đối với môi trường. Dựa vào công nghệ xử lý, thành phần và tính chất CTR được phân loại tổng quát như sau: Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý: Phân loại CTR theo loại này người ta chia làm: Các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp. Bảng 1.3. Phân loại theo công nghệ quản lý- xử lý Thành phần  Định nghĩa  Thí dụ   1 . Các chất cháy được -Thực phẩm - Giấy - Hàng dệt -Cỏ, rơm, gỗ củi - Chất dẻo - Da và cao su  - Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm - Các vật liệu làm từ giấy - Có nguồn gốc từ sợi - Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm - Các vật liệu và sản phẩm từ chất dẻo - Các vật liệu và sản phẩm từ thuộc da và cao su  - Rau, quả, thực phẩm - Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh,… - Vải, len… - Đồ dùng bằng gỗ như bàn ghế, vỏ dừa… - Phim cuộn, túi chất dẻo, bịch nilon,… - Túi sách da, cặp da, vỏ ruột xe,..   2 . Các chất không cháy được - Kim loại sắt - Kim loại không phải sắt - Thuỷ tinh - Đá và sành sứ  - Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt - Các loại vật liệu không bị nam châm hút - Các loại vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thuỷ tinh - Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thuỷ tinh  - Hàng rào, dao, nắp lọ,… - Vỏ hộp nhuôm, đồ đựng bằng kim loại - Chai lọ, đồ dùng bằng thuỷ tinh, bóng đèn,… - Vỏ ốc, gạch đá, gốm sứ,…   3 . Các chất hỗn hợp  - Tất cả các vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này  - Đá, đất, các,…   Phân loại theo quan điểm thông thường: Chất thải thực phẩm: Là loại chất thải mang hàm lượng chất hữu cơ cao như những nông sản hư thối hoặc dư thừa: Thịt cá, rau, trái cây và các thực phẩm khác. Nguồn thải từ các chợ, các khu thương mại, nhà ăn v.v… Do có hàm lượng chủ yếu là chất hữu cơ nên chúng có khả năng thối rữa cao cũng như bị phân hủy nhanh khi có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Khả năng ô nhiễm môi trường khá lớn do sự phân rã của chất hữu cơ trong thành phần của chất thải. Rác rưởi: Nguồn chất thải rắn này rất đa dạng: Thường sinh ra ở các khu dân cư, khu văn phòng, công sở, khu thương mại, nhà hàng, chợ, các khu vui chơi giải trí v.v… Thành phần của chúng chủ yếu là các loại giấy, bao bì, giấy carton, plastic, nilon v.v… Với thành phần hóa học chủ yếu là các chất vô cơ, cellolose, và các loại nhựa có thể đốt cháy được. Ngoài ra, trong loại chất thải này còn có chứa các loại chất thải là các kim loại như: Sắt, thép, kẽm, đồng, nhôm v.v… là các loại chất thải không có thành phần hữu cơ và chúng không có khả năng tự phân hủy. Tuy nhiên, loại chất thải này hoàn toàn có thể tái chế lại mà không phải thải vào môi trường. Chất thải rắn là sản phẩm của các quá trình cháy: Loại chất thải rắn này chủ yếu là tro hoặc các nhiên liệu cháy còn dư lại của các quá trình cháy tại các lò đốt. Các loại tro thường sinh ra tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, các hộ gia đình khi sử dụng nhiên liệu đốt lấy nhiệt sử dụng cho mục đích khác. Xét về tính chất thì loại chất thải rắn này là vô hại nhưng chúng lại rất dễ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường do khó bị phân hủy và có thể phát sinh bụi. Chất thải độc hại: Các chất thải rắn hóa học, sinh học, chất gây phóng xạ, chất cháy, chất dễ gây nổ như pin, bình acquy… Khi thải ra môi trường có ảnh hưởng đặc biệt nghiệm trọng tới môi trường. Chúng thường được sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, rác thải như: Bông băng, kim tiêm, bệnh phẩm cũng là loại CTR có tính nguy hại lớn tới môi trường, cũng được xếp vào dạng chất thải độc hại. Chất thải sinh ra từ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp: Các chất thải rắn dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp rất đa dạng và phức tạp. Chúng bao gồm các loại tàn dư thực vật như cây, củi, quả không đạt chất lượng bị thải bỏ, các sản phẩm phụ sinh ra trong nông nghiệp, các loại cây con giống không còn giá trị sử dụng… loại chất thải này thường rất dễ xử lý, ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông nghiệp một số hóa chất được áp dụng như thuốc trừ sâu bệnh, phân bón được thải bỏ hoặc dư thừa cũng đã ảnh hưởng đến môi trường đất, nước. Chất thải rắn sinh ra trong xây dựng: Là loại chất thải rắn sinh ra trong quá trình đập phá, đào bới nhằm xây dựng các công trình công cộng, dân dụng, giao thông, cầu cống v.v… loại chất thải này có thành phần chủ yếu là các loại gạch đá, xà bần, sắt thép, bê tông, tre gỗ… Chúng thường xuất hiện ở các khu dân cư mới, hoặc các khu vực đang xây dựng. Chất thải rắn sinh ra từ các cống thoát nước, trạm xử lý nước: Trong loại chất thải này thì thành phần chủ yếu của chúng là bùn đất chiếm tới 90 - 95%. Nguồn gốc sinh ra chúng là các loại bụi bặm, đất cát đường phố, xác động vật chết, lá cây, dầu mỡ rơi vãi, kim loại nặng… trên đường được thu vào ống cống. Nhìn chung loại chất thải này cũng rất đa dạng và phức tạp và có tính độc hại khá cao. Ngoài ra, còn một loại chất thải rắn khác cũng được phân loại chung vào là bùn thải sinh ra từ các nhà máy xử lý nước thải, trạm xử lý nước thải, phân rút từ hầm cầu, bể tự hoại. Các loại chất thải rắn này cũng chiếm một lượng nước khá lớn ( từ 25 – 95%) và thành phần chủ yếu cũng là bùn đất, chất hữu cơ chưa hoại. 1.2.6 Thành phần CTR [8] 1.2.6.1 Thành phần vật lý CTRSH ở các đô thị là vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật chất khác nhau. Để xác định được thành phần của CTRSH một cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần của rác thải phụ thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc sống, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đời sống con người, theo mùa trong năm,… Thành phần rác thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị xử lý, công nghệ xử lý cũng như hoạch định các chương trình quản lý đối với hệ thống kỹ thuật quản lý CTR. Theo tài liệu của EPA – USA, trình bày kết quả phân tích thành phần vật lý của CTRSH cho thấy khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì các sản phẩm thải loại như: Giấy, carton, nhựa,…. ngày càng tăng lên. Trong khi đó thành phần các chất thải như kim loại, thực phẩm càng ngày càng giảm xuống. Độ ẩm: Độ ẩm của CTR được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trong trạng thái nguyên thuỷ. Việc xác định độ ẩm của rác thải dựa vào tỉ lệ giữa trọng lượng tươi hoặc khô của rác thải. Độ ẩm khô được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng khô của mẫu. Độ tươi khô được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng ướt của mẫu và được xác định bằng công thức: Độ ẩm = a- b/ a * 100% Trong đó: a : Trọng lượng ban đầu của mẫu (kg) b : Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở nhiệt độ 1050C (kg) Độ ẩm của rác phụ thuộc vào mùa mưa hay nắng. CTR đô thị ở Việt Nam thường có độ ẩm từ 50 - 70% Tỷ trọng: Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác định tỉ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m3 ( hoặc lb/yd3). Tỷ trọng được dùng để đánh giá khối lượng tổng cộng và thể tích CTR. Tỷ trọng rác phụ thuộc vào các mùa trong năm, thành phần riêng biệt, độ ẩm không khí. Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao, thành phần rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của rác khá cao, khoảng 1100 - 1300 kg/m3. Tỷ trọng của CTR được xác định: Tỷ trọng = khối lượng cân CTR/ thể tích chứa khối lượng CTR cân bằng (kg/m3) 1.1.6.2 Thành phần hoá học Thành phần hoá học của CTR đô thị bao gồm: Chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng carbon cố định, nhiệt lượng. Chất hữu cơ: Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích xác định độ ẩm đem đốt ở 9500C. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60% giá trị trung bình 53%. Chất hữu cơ được xác định bằng công thức sau: Chất hữu cơ (%) = c – d / c * 100 Trong đó: - c : là trọng lượng ban đầu - d : là trọng lượng mẫu CTR sau khi đốt ở 9500C. Tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ và được tính: Chất vô cơ(%) = 100 – chất hữu cơ (%) Điểm nóng chảy của tro ở nhiệt độ 9500C thể tích của rác có thể giảm 95%. Các thành phần phần trăm của C (cacbon), H (hydro), N (nitơ), S (lưu huỳnh) và tro được dùng để xác định nhiệt lượng của rác. Hàm lượng carbon cố định: Hàm lượng carbon cố định là hàm lượng carbon còn lại sau khi đã loại bỏ các phần vô cơ khác không phải là carbon trong tro khi nung ở 9500 C. Hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 - 30%, giá trị trung bình là 20%. 1.3. Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn 1.3.1. Thu gom và vận chuyển 1.3.1.1. Thu gom - Thu gom trực tiếp: Người công nhân vệ sinh đến từng hộ gia đình mang dụng cụ chứa rác đến đổ vào phương tiện vận chuyển chở rác. Cách thức này thường áp dụng cho các nhà trệt, biệt thự, khu thương mại … Người sử dụng dịch vụ này phải trả tiền cao hơn dịch vụ thu gom gián tiếp. - Thu gom gián tiếp: Trong cách thu gom này người công nhân dùng máy móc đưa rác từ nơi chứa tập trung lên phương tiện chuyên chở rác. Rác được các hộ gia đình mang chứa vào các thùng rác tập trung của khu vực. Cách thức này thường áp dụng ở trung cư, nhà cao tầng. Thường nhà cao tầng hiện đại có thiết kế một ống dẫn rác để từ tầng trên cùng đến các tầng phía dưới đều có thể qua ống mà đổ rác vào thùng chứa ở tầng dưới cùng. 1.3.1.2. Trung chuyển Tùy vào nhiều yếu tố kinh tế và kỹ thuật thuộc hệ thống quản lý CTR mà người ta sẽ áp dụng việc trung chuyển hay không. Nhìn chung trung chuyển rác có thể áp dụng cho hầu hết các hệ thống thu gom. Phân loại theo phương thức trung chuyển người ta có: + Trạm chuyển trực tiếp là nơi mà xe thu gom rác đổ rác trực tiếp vào xe chuyên chở rác. + Trạm trung chuyển phối hợp, rác được đổ trực tiếp lên xe chuyên chở hoặc chứa tạm tại chỗ tùy lúc. Trạm trung chuyển phải được xây dựng và cấu trúc hợp lý cho việc chuyển động của xe rác, trạm phải kín đảm bảo vệ sinh. Nguyên tắc điều hành trạm trung chuyển là khi rác bị rơi vãi, tràn khỏi phương tiện chứa thì phải được đặt và cho vào chỗ chứa ngay. Trạm cũng cần có hệ thống phun nước chống bụi, hệ thống khử mùi. 1.3.1.3. Vận chuyển Hiện nay, việc vận chuyển rác có thể thực hiện bằng các phương tiện vận chuyển trên các trục đường bộ, đường sắt, đường thủy, các hệ thống khí động và thủy động lực của một số phương tiện vận chuyển khác cũng được sử dụng cho vận chuyển rác nhưng không phổ biến. Tùy vào vị trí địa lý, địa hình, diện tích mặt bằng, chi phí vận chuyển v.v… mà người ta chọn cách vận chuyển rác hợp lý nhất. Các yêu cầu vận chuyển rác: Chi phí vận chuyển thấp nhất. Phương tiện vận chuyển phải kín, hợp vệ sinh. - Phải chở rác bằng phương tiện chuyên dùng để đáp ứng tốt các yêu cầu sử dụng, bảo quản dễ dàng đơn giản. 1.3.2. Phân loại Chất thải rắn sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về các trạm xử lý để tiến hành phân loại rác, việc phân loại rác có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng các thiết bị cơ giới hóa vừa nhằm mục đích phân tách các thành phần có thể tái sinh như: Thủy tinh, kim loại, giấy, nhựa, gỗ… với các thành phần không thể tái sinh. Đồng thời cũng phân tách được phần lớn các chất hữu cơ và các chất vô cơ. Phần còn lại sẽ được đốt nếu thích hợp hoặc được nén ép thành từng bánh để làm giảm thể tích CTR và tăng thời gian sử dụng các bãi rác. Phân loại CTR đóng vai trò quan trọng nhất vì quá trình này liên quan đến khả năng tái sinh của các thành phần trong rác sinh hoạt, khả năng phân hủy của các chất hữu cơ có trong rác. Các cách thức phân loại rác hiện nay gồm: + Phân loại CTR bằng tay: Việc phân loại bằng tay có thể thực hiện ngay tại nguồn, nơi CTR phát sinh như: Các hộ gia đình, các cụm dân cư, các trạm trung chuyển , trạm xử lý và ngay tại các bãi thải. Ở một số quốc gia phát triển, việc phân loại bằng tay được tiến hành ngay từ trong từng đơn vị hộ gia đình. Phân loại bằng tay giúp cho các công đọan phân loại kế tiếp và công tác xử lý để thu hồi nguyên liệu trở nên dễ dàng hơn, tiện lợi và ít tốn kém hơn. + Phân loại bằng luồng khí: Phân loại bằng luồng khí được áp dụng để tách các thành phần khác nhau của một hỗn hợp khô có trọng lượng riêng khác nhau. Trong quá trình phân loại CTR, luồng khí có lưu lượng và tốc độ thổi thích hợp sẽ tách các thành phần nhẹ như: Giấy, các chất plastic và các chất hữu cơ nhẹ khác ra khỏi CTR. + Phân loại bằng sàng: Phương pháp sàng được dùng để tách hỗn hợp các chất thành hai hoặc nhiều thành phần có kích thước khác nhau bằng cách dùng một hoặc nhiều lưới sàng với kích thước lỗ khác nhau. Quá trình sàng có thể thực hiện trước hoặc sau khi cắt nghiền CTR, thường áp dụng cho rác khô và trong các hệ thu hồi năng lượng và nguyên liệu. + Phân loại bằng từ tính: Là phương pháp thông dụng nhất được áp dụng để tách các vật liệu bằng sắt và các hợp kim có chứa sắt ra khỏi CTR bằng từ trường. Các thiết bị phân loại bằng từ trường thường gồm một băng tải chuyển rác qua một trống từ, các vật liệu bằng sắt hoặc có chứa sắt sẽ bị từ tính hút giữ lại và đưa đến một vị trí khác. 1.3.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn [2],[3],[7],[8] Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của rác, hoặc chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên. Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau: Thành phần tính chất chất thải rắn sinh hoạt. Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý. Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng. Yêu cầu bảo vệ môi trường. 1.3.3.1 Phương pháp xử lý cơ học Phương pháp xử lý cơ học bao gồm các phương pháp cơ bản: a. Phân loại chất thải: Phân loại chất thải là quá trình tách riêng biệt các thành phần có trong chất thải rắn sinh hoạt, nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn tạp sang dạng tương đối đồng nhất. Quá trình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sinh có trong chất thải rắn sinh hoạt, tách riêng những thành phần mang tính nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi năng lượng. b. Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học: Nén, ép rác là khâu quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn. Ở hầu hết các thành phố, xe thu gom thường được trang bị bộ phận ép rác nhằm tăng khối lượng rác, tăng sức chứa của rác và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài thời gian phục vụ cho bãi chôn lấp. c. Giảm kích thước cơ học: Là việc cắt, băm rác thành các mảnh nhỏ để cuối cùng ta được một thứ rác đồng nhất về kích thước. Việc giảm kích thước rác có thể không làm giảm thể tích mà ngược lại còn làm tăng thể tích rác. Cắt, giã, nghiền rác có ý nghĩa quan trọng trong việc đốt rác, làm phân và tái chế vật liệu. 1.3.3.2 Phương pháp hóa học Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, các phương pháp hóa học chủ yếu sử dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: Đốt, nhiệt phân và khí hóa. a. Đốt rác Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Phương pháp thiêu hủy rác thường được áp dụng để xử lý các loại rác thải có nhiều thành phần dễ cháy. Thường đốt bằng nhiên liệu ga hoặc dầu trong các lò đốt chuyên dụng với nhiệt độ trên 10000C. Ưu điểm Ưu điểm của phương pháp này là khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại rác thải. Có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số loại chất dưới dạng lỏng và bán rắn và các loại chất thải nguy hại. Thể tích rác có thể giảm từ 75 - 96%, thích hợp cho những nơi không có điều kiện về mặt bằng chôn lấp rác, hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm do nước rác, có hiệu quả cao đối với chất thải có chứa vi trùng dễ lây nhiễm và các chất độc hại. Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Nhược điểm: Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các vấn đề phát thải chất ô nhiễm dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành phần nhựa. + Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao. + Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao. b. Nhiệt phân Là cách dùng nhiệt độ cao và áp suất tro để phân hủy rác thành các khí đốt hoặc dầu đốt, có nghĩa là sử dụng nhiệt đốt. Quá trình nhiệt phân là một quá trình kín nên ít tạo khí thải ô nhiễm, có thể thu hồi nhiều vật chất sau khi nhiệt phân. c. Khí hóa Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiện liệu carton để hòan thành một phần nhiên liệu cháy được giàu CO2, H2 và một số hydrocarbon no, chủ yếu là CH4. Khí nhiên liệu cháy được sau đó được đốt cháy trong động cơ đốt trong hoặc nồi hơi. 1.3.3.3. Phương pháp xử lý sinh học a. Ủ sinh học (compost) Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùn. Với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Quá trình ủ hữu cơ từ rác phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn của chính mình. Các phương pháp xử lý phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng để giảm khối lượng và thể tích chất thải, sản phẩm phân compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí methane. Ưu điểm của phương pháp xử lý sinh học: Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai. Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường, cải thiện đời sống cộng đồng. Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được. Phân loại rác thải được các chất có thể tái chế như ( kim loại màu, thép, thủy tinh, nhựa, giấy, bìa…) phục vụ cho công nghiệp. Nhược điểm: Mức độ tự động của công nghệ chưa cao. Việc phân loại chất thải vẫn phải được thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế. Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều. b. Biogas Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phân hủy tạo thành khí methane. Khí methane được thu hồi dùng làm nhiên liệu. c. Bãi chôn lấp rác vệ sinh Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như: Axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4. Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp. Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý rác thải. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp này; hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản… Người ta cũng hình thành các bãi chôn lấp rác vệ sinh theo kiểu này. Ưu điểm: - Có thể xử lý một lượng lớn chất thải rắn. - Chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cáo. - Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở. - Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra còn giảm thiểu được mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí. - Làm giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt. - Các BCL khi bị phủ đầy, chúng ta có thể sử dụng chúng thành các công viên, làm nơi sinh sống hoặc các hoạt động khác. - Ngoài ra, trong quá trình hoạt động bãi chôn lấp chúng ta có thể thu hồi khí ga phục vụ phát điện hoặc các hoạt động khác. - BCL là phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ tiền nhất đối với những nơi có thể sử dụng đất. - Đầu tư ban đầu thấp so với những phương pháp khác. - BCL là một phương pháp xử lý chất thải rắn triệt để không đòi hỏi các quá trình xử lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại bỏ độ ẩm (trong các phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học…). Nhược điểm: - Các BCL đòi hỏi diện tích đất đai lớn, một thành phố đông dân có số lượng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn. - Cần phải có đủ đất để phủ lấp lên chất thải rắn đã được nén chặt sau mỗi ngày. - Các lớp đất phủ ở các BCL thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa. - Đất trong BCL đã đầy có thể bị lún vì vậy cần được bảo dưỡng định kỳ. - Các BCL thường tạo ra khí methane hoặc hydrogen sunfite độc hại có khả năng gây nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên, người ta có thể thu hồi khí methane có thể đốt và cung cấp nhiệt. 1.3.3.4 Phương pháp tái chế Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Công nghệ tái chế phù hợp với rác khối lượng lớn và nguồn thải rác có đời sống cao. Ưu điểm: - Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc. - Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp. Có thể thu hồi lợi nhuận từ các hoạt động tái chế. Nhược điểm: Chỉ xử lý được với tỷ lệ thấp khối lượng rác (rác có thể tái chế). - Chi phí đầu tư và vận hành cao. - Đòi hỏi công nghệ thích hợp. - Phải có sự phân loại rác triệt để ngay tại nguồn. 1.4. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam 1.4.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới Bất cứ hoạt động nào của con người cũng phát sinh một lượng chất thải rắn, theo thống kê của cục Bảo vệ môi trường Việt Nam thì mỗi người, mỗi ngày phát sinh khoảng 0,6 - 0,8 kg chất thải rắn. Vì vậy, ở các vùng nông thôn lượng chất thải rắn cũng ngày càng tăng lên tương đương với các khu vực ở thành thị. Mặt khác, tại các khu vực nông thôn lượng chất thải rắn gồm các loại hóa chất độc hại, kim loại độc hại như chì, crôm, kẽm, thủy ngân của các làng nghề thủ công, rơm rạ, chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật… Theo báo cáo của Ủy ban nghiên cứu và bảo vệ môi trường của Liên hiệp quốc, ngày nay lượng chất thải rắn tại các khu vực nông thôn ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất độc hại, đặc biệt, tại các khu vực đông đúc dân cư, rác thải không được thu gom và đây là một trong các ổ dịch gây bệnh nghiêm trọng. Trước đây, rác thải nông thôn thường ít được quan tâm do tính chất phân tán và quan niệm của con người. Tuy nhiên, ngày nay lượng chất thải rắn nông thôn ngày càng gia tăng và đang là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo 1.4.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam. Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp như: Các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị. Bảng 1.4. Tình hình phát sinh chất thải rắn Các loại chất thải rắn  Toàn quốc  Đô thị  Nông thôn   Tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (tấn/năm)  12.800.000  6.400.000  6.400.00   Chất thải nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm)  128.4  125  2.4   Chất thải không nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm)  2.510.000  1.740.000  770   Chất thải Y tế lây nhiễm (tấn/năm)  21  -  -   Tỷ lệ thu gom trung bình (%)  -  71  20   Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình theo đầu người (kg/người/ngày)  -  0,8  0,3   (Theo báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn) Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Hình 2.2). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày. Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày), đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày), đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày. Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. 1.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 1.5.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước.[2],[3][7] Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: Nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học… Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ khá cao: - COD: từ 3000 - 45.000 mg/l - N-NH3: từ 10 - 800 mg/l - BOD5: từ 2000 - 30.000 mg/l - TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: 1500 - 20.000 mg/l - Phosphorus tổng cộng từ 1 – 70 mg/l … và lượng lớn các vi sinh vật. Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đọan lên men axit sẽ cao hơn trong giai đọan lên men metan. Đó là do các axit béo mới hình thành tác dụng với lim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp chất hydroxyt vòng thơm, axit humic và axit fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn … Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại như: Ni, Cd và Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi chôn lấp phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm. Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: Các chất hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocarbon đa vòng thơm … chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau. 1.5.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất [2] Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành nên các chất khóang đơn giản, nước, CO2, CH4 … Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này. Đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su … nếu không có giải pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất. 1.5.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng …) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm 70 - 80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Trong điều kiện kỵ khí: Gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sunfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S, một chất có mùi hôi khó chịu theo phản ứng sau: 2 CH3CHCOOH + SO42- ( 2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2 S2-+ 2 H+ ( H2S Sufide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại, ví dụ như Fe2+ tạo nên màu đen bám vào thân, rễ hoặc bao bọc quanh cơ thể sinh vật. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong đó có chứa sulfur trong chất thải rắn để tạo thành các chất có mùi hôi đặc trưng như: Methyl mercaptan và axit amino butyric. CH3SCH2 CH(NH2)COOH ( H3SH + CH3 CH2 CH2(NH2)COOH. (Methionine) (Methyl mercaptan) (Aminobutyric acid) Methyl mercaptan có thể phân hủy tạo ra methyl alcohol và H2S. Quá trình phân hủy rác thải chứa nhiều đạm bao gồm cả quá trình lên men chua, lên men thối, mốc xanh, mốc vàng … có mùi ôi thiu. Đối với các acid amin: Tùy theo môi trường mà CTR có chứa các acid amin sẽ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kỵ khí hay hiếu khí. Trong điếu kiện hiếu khí: acid amin có trong rác thải hữu cơ được men phân giải và vi khuẩn tạo thành acid hữu cơ và NH3 ( gây mùi hôi). R – CH(COOH) – NH2 ( R – CH2 –COOH + NH3 Trong điều kiện kỵ khí: acid amin bị phân hủy thành các chất dạng amin và CO2. R – CH(COOH) – NH2 ( R – CH2 - NH2 + CO2 Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho người và động vật. Trên thực tế, các amin được hình thành ở hai quá trình kỵ khí và hiếu khí. Vì vậy, đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc và cả vi khuẩn, nấm mốc phát tán vào không khí. Nồng độ CO2 trong khí thải bãi chôn lấp khá cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên. Khí CH4 được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ khí, chỉ tăng nhanh từ tháng 6 trở đi và đạt cực đại từ 30 -36 tháng. Do vậy, đối với các bãi chôn lấp có quy mô vừa đang hoạt động hoặc đã hoàn tất công việc chôn lấp nhiều năm, cần kiểm tra nồng độ CH4 để hạn chế khả năng gây cháy nổ tại khu vực.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN CHINH THUC TIEN.DOC
  • bakBAN 1.bak
  • dwgBAN 1.dwg
  • bakBAN 2.bak
  • dwgBAN 2.dwg
  • bakban 3.bak
  • dwgban 3.dwg
  • bakBẢN 4.bak
  • dwgBẢN 4.dwg
  • pptDAU VAN TIEN 08MT2.ppt
  • dbThumbs.db