Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng

A. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Pháp luật thừa kế là vấn đề phức tạp thường xẩy ra các tranh chấp trong quá trình giải quyết đặc biệt là thừa kế theo di chúc. Trong đó hình thức di chúc chung của vợ chồng được các luật gia nhắc đến nhiều nhất. Xung quanh vấn đề này còn có nhiều tranh cãi liệu BLDS 2005 có nên tiếp tục thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ chồng để định đoạt tài sản chung của họ hay không. Vấn đề hiệu lực pháp luật của di chúc chung vốn đã gây rất nhiều tranh luận giữa các chuyên gia pháp luật thừa kế, khi đóng góp cho dự thảo BLDS 2005. Tuy nhiên sau khi BLDS 2005 được ban hành, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để, nên vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung không trùng với thời điểm mở thừa kế. Hệ quả là, khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc chung không thể yêu cầu chia di sản do người chết trước để lại, những người thuộc diện thừa kế bắt buộc của người vợ hay chồng đã chết trước không được yêu cầu chia thừa kế bắt buộc của người vợ hoặc chồng đã chết và nếu ngoài di chúc chung, một bên vợ, chồng đã chết trước còn để lại nhiều di chúc khác nhau thì vấn đề xác định hiệu lực của các di chúc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do tính cấp thiết của vấn đề nên tôi xin phép được chọn đề tài:" Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng" làm bài tiểu luận cho mình qua đó nêu lên một số thực trạng chung và một số kiến nghị nhằm khắc phục điểm hạn chế này. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích của đề tài này là trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ hạn chế của vấn đề thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng và đề xuất các kiến nghị giải quyết. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ thêm những bất cập trong quy định của BLDS 2005 về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng. Thời gian phân tích từ khi BLDS 2005 có hiệu lực cho đến nay. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề hiệu lực của di chúc chung vợ chồng đặc biệt tập trung khai thác phần thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chú ý vận dụng tổng hợp các nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp xã hội khoa học. 4. Tình hình nghiên cứu Vấn đề hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng tuy gây nhiều tranh cãi nhưng số lượng công trình nghiên cứu còn hạn chế, chưa có quy mô lớn. Một số công trình nghiên cứu đó là: "Một số bất cập trong việc thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng". Tác giả, Thạc sĩ Lê Minh Hùng, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. B- Nội dung. Chưong 1: Khái quát chung về thừa kế theo di chúc 1.1. Khái niệm. 1.1.1. Di chúc và thừa kế theo di chúc. 1.1.2. Di chúc chung vợ chồng. 1.2. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc. 1.2.1. Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể. 1.2.2. Người lập di chúc tự nguyện. 1.2.3. Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. 1.2.4. Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật. 1.2.5. Hiệu lực pháp luật của di chúc, di chúc chung vợ chồng. Chương 2: Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng. 2.1. Vấn đề di chúc chung vợ chồng hiện nay. 2.2. Kiến nghị C- Kết luận.

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Pháp luật thừa kế là vấn đề phức tạp thường xẩy ra các tranh chấp trong quá trình giải quyết đặc biệt là thừa kế theo di chúc. Trong đó hình thức di chúc chung của vợ chồng được các luật gia nhắc đến nhiều nhất. Xung quanh vấn đề này còn có nhiều tranh cãi liệu BLDS 2005 có nên tiếp tục thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ chồng để định đoạt tài sản chung của họ hay không. Vấn đề hiệu lực pháp luật của di chúc chung vốn đã gây rất nhiều tranh luận giữa các chuyên gia pháp luật thừa kế, khi đóng góp cho dự thảo BLDS 2005. Tuy nhiên sau khi BLDS 2005 được ban hành, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để, nên vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung không trùng với thời điểm mở thừa kế. Hệ quả là, khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc chung không thể yêu cầu chia di sản do người chết trước để lại, những người thuộc diện thừa kế bắt buộc của người vợ hay chồng đã chết trước không được yêu cầu chia thừa kế bắt buộc của người vợ hoặc chồng đã chết và nếu ngoài di chúc chung, một bên vợ, chồng đã chết trước còn để lại nhiều di chúc khác nhau thì vấn đề xác định hiệu lực của các di chúc sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do tính cấp thiết của vấn đề nên tôi xin phép được chọn đề tài:" Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng" làm bài tiểu luận cho mình qua đó nêu lên một số thực trạng chung và một số kiến nghị nhằm khắc phục điểm hạn chế này. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích của đề tài này là trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ hạn chế của vấn đề thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng và đề xuất các kiến nghị giải quyết. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ thêm những bất cập trong quy định của BLDS 2005 về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng. Thời gian phân tích từ khi BLDS 2005 có hiệu lực cho đến nay. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề hiệu lực của di chúc chung vợ chồng đặc biệt tập trung khai thác phần thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chú ý vận dụng tổng hợp các nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp xã hội khoa học. 4. Tình hình nghiên cứu Vấn đề hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng tuy gây nhiều tranh cãi nhưng số lượng công trình nghiên cứu còn hạn chế, chưa có quy mô lớn. Một số công trình nghiên cứu đó là: "Một số bất cập trong việc thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng". Tác giả, Thạc sĩ Lê Minh Hùng, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Kết cấu của đề tài Bài tiểu luận được chia như sau: A- Mở đầu. 1. Lí do chọn đề tài. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 4. Tình hình nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề tài. B- Nội dung. Chưong 1: Khái quát chung về thừa kế theo di chúc. 1.1. Khái niệm. 1.1.1. Di chúc và thừa kế theo di chúc. 1.1.2. Di chúc chung vợ chồng. 1.2. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc. 1.2.1. Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể. 1.2.2. Người lập di chúc tự nguyện. 1.2.3. Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. 1.2.4. Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật. 1.2.5. Hiệu lực pháp luật của di chúc, di chúc chung vợ chồng. Chương 2: Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng. 2.1. Vấn đề di chúc chung vợ chồng hiện nay. 2.2. Kiến nghị C- Kết luận. Danh mục các tài liệu tham khảo. B. Nội dung Chương 1: Khái quát chung về thừa kế theo di chúc 1.1. Khái niệm 1.1.1. Di chúc và thừa kế theo di chúc. Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác thể hịên bằng việc viết di chúc. Vậy di chúc là gì? Theo điều 646 BLDS 2005 thì: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết". Củ thể hóa Điều 646 ta thấy di chúc cần có các yếu tố cấu thành như sau: Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải của bất cứ chủ thể nào khác. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương nghĩa là do ý chí của một chủ thể nhất định, trong trường hợp này người để lại di sản tức là người chủ sở hữu hợp pháp khối tài sản của mình có quyền định đoạt khối tài sản đó cho bất kỳ tổ chức cá nhân nào trong trường hợp pháp luật cho phép. Mục đích của việc lập di chúc là chuyển giao tài sản của mình cho người khác. Qua quá trình lao động, làm viêc, người lập di chúc đã tích lũy được một khối tài sản nhất định và sau khi chết họ muốn chuyển khối tài sản của mình cho những người được hưởng di sản trong nội dung của di chúc. Tài sản ở đây bao gồm những gì? Theo điều 634 BLDS 2005: " Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác". Và Điều 163 BLDS 2005 Tài sản là: " Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản" Đồng thời với việc hưởng di sản của người chết thì người hưởng di sản cũng phải thực hiện các nghĩa vụ mà khi còn sống người để lại di sản chưa kịp thực hiện hoặc thực hiện còn dở dang trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người viết di chúc chết. Theo ý chí của người lập di chúc và quy định của pháp luật di chúc sẽ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết bởi lúc còn sống thì khối tài sản của người lập di chúc đang thuộc sở hữu của người đó do vậy người để lại di sản có đầy đủ ba quyền năng: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Khi lập di chúc nhưng sau một thời gian thấy nội dung của di chúc chưa hợp lí, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ di chúc đã lập để thay thế bằng một di chúc khác. Mặt khác ta cũng thấy rằng nếu di chúc có hiệu lực trước thời điểm người lập di chúc chết thì quyền lợi của họ sẽ bị xâm phạm. Từ một người còn sống, có tài sản bỗng dưng trở thành "trắng tay" do đó không phù hợp và pháp luật chỉ thừa nhận hiệu lực của di chúc khi người để lại di sản chết. Như đã nói ở trên, di chúc là hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc, vì thế phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều hiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc. 1.1.2. Di chúc chung vợ chồng. Trong thực tế di chúc thường chỉ do một cá nhân thiết lập để chuyển giao tài sản của mình sau khi chết cho người khác nhưng cũng có trường hợp di chúc được lập không phải là sự thể hiện ý chí không phải của một cá nhân mà đây là sự thể hiện ý chí chung của cả hai người ( hai vợ chồng ). Điều này được quy định củ thể tại điều 163 BLDS 2005. Di chúc chung của vợ chồng là việc " vợ, chồng có thể lập di chúc chung để lập tài sản chung ". Như vậy di sản mà hai vợ chồng muốn để lại cho người khác chỉ có thể là tài sản chung của hai vợ chồng. Đây là khối tài sản mà trong thời kì hôn nhân mà hai người tạo dựng được hoặc khối tài sản riêng nhưng đã nhập vào khối tài sản chung. cả hai vợ chồng đều là sở hữu chung hợp nhất đối với những tài sản này nên họ đòng thời có quyền định đoạt là hợp lí. Ngoài ra tài sản riêng của mỗi người sẽ do người đó tự đó tự định đoạt hoặc sẽ được chia theo quy định của pháp luật. 1.2. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Để một di chúc có hiệu lực nó phải đáp ứng các điều kiện nhất định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và các điều kiện để được coi là di chúc hợp pháp. 1.2.1. Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể Theo Điều 674 BLDS 2005 thì: Người lập di chúc "1. Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ đươc hanh vi của mình. 2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộp đong ý" Pháp luật nước ta công nhận người từ đủ 18 tuổit trở lên là người thành niên. Vì vậy không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, thành phần... Người từ đủ 18 tuổi đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người khác. Tuy nhiên ngưòi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi do năng lực hành vi chưa đầy đủ (có năng lực hành vi một phần) có thể lập di chúc nhưng với điều kiện "lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý". Sự đồng ý ở đây là sự đòng ý cho họ lập di chúc còn về mặt nôi dung di chúc, họ được toàn quyền quyết định. 1.2.2 Người lập di chúc tự nguyện Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Pháp luật bảp vệ quyền tự nguyện của quyền lập di chúc bằng việc quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 652 và điểm d, khoản 1, Điều 643 BLDS 2005 " 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ câc điều kiện sau đây: a ,người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép" "1. d , Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bội sản trái với ý chỉ cửa người để lại di sản". Sự tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ. Sự thống nhất trên chính là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan - mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự mong muốn đó. Vì vậy, việc phá vỡ sự thống nhất giữa mong muốn bên trong và việc thể hiện ra biên ngoài làm mất đi tính tự nguyện của người lập di chúc.Sự thống nhất này có thể bị phá vỡ trong những trường hợp người lập di chúc bị cưỡng ép, đe dọa hoặc di chúc do họ lập trên cơ sở bị lừa dối. Cưỡng ép có thể là sự cưỡng ép về thể chất (đánh đập, giam giữ...) hoặc về tinh thần ( như dọa làm một việc có thể làm mất danh dự, uy tín của người lập di chúc...). Người lập di chúc có thể bị lừa dối bằng những thủ đoạn như: Làm tài liệu giả để cho nguòi cản tin rằng một người đã chết hoặc đã mất tích nên không lập di chúc để lại di sản cho người đó mà để lại di sản cho người làm tài liệu giả. 1.2.3. Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đưc xã hội. Theo quy định tại điêmt b, khoản 1, Điều 652 thì di chúc được coi là hợp pháp khi "b, nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội" Nội dung di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho ngưòi thừa kế, phân định di sản thừa kế, đưa ra các điều kiện để chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước, đạo đức xã hội, pháp luật cấm các trường hợp sử dụng di sản vào mục đích bất hợp pháp, chuyển giao tài sản cho các tổ chức bất hợp pháp. Vi phạm các điều đó di chúc sẽ bị vô hiệu. 1.2.4. Hình thức của di chúc không trí quy định của pháp luật Cũng theo quy định tại điêmt d, khoản 1, Điều 652: Di chúc hợp pháp khi: "Hình thức di chúc không tái quy định của pháp luật" Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc (nội dung di chúc): là căn cứ pháp lí làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Vì vậy, di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Pháp luật nước ta quy định: Điều 649: Hình thức của di chúc " Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Người dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình". Vì thời gian của bài viết không cho phép nên tôi chỉ xin giới thiệu sơ lược về hai hình thức này. Hình thức văn bản: Là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết ( viết tay, đánh máy, in ) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hình thức miệng: Do điều kiện hoàn cảnh bắt buộc cho nên toàn bộ ý chí của người lập di chúc thể hiện bằng lời nói. Trong hai hình thức thể hiện ý chí của người để lại di chúc này còn phải đáp ứng một số điều kiện dp pháp luật quy định thì di chúc mới được coi là hợp pháp. 1.2.5. Hiệu lực pháp luật của di chúc, di chúc chung vợ chồng. Hiệu lực pháp luật của di chúc là di chúc được thực hiện trên thực tế theo đúng nội dung của di chúc. Theo Điều 667 BLDS 2005: Hiệu lực pháp luật của di chúc: "1. Di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế. 2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: a , Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; b , Cơ quan,tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật. 3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để alị cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. 4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật. 5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật". Điều 667 đã quy định rất rõ ràng thời điểm có hiệu lực pháp luật của di chúc và những trường hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật. Vì thế tôi xin đi vào phân tích hiệu lực pháp luật của di chúc chung vợ chồng. Điều 668 quy đinh: " Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết " Trong trường hợp vợ chồng cùng lập di chúc chung mà có một người chết trước thì phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung chưa có hiệu lực pháp luật nhằm đam bảo cho vợ hoặc chồng còn sống tiếp tục khai thác tài sản chung có hiệu quả, để người còn sống vẫn có thể duy trì cuộc sống bình thường của mình. Chỉ sau khi cả hai vợ chồng đều đã chết tức chủ sở hữu của tài sản không còn nữa thì lúc đó di chúc chung mới có hiệu lực pháp luật. Đây là việc thể hiện ý chí chung thống nhất giữa hai vợ chồng nên pháp luật mới có những quy định như trên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Chương 2: Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng 2.1. Vấn đề di chúc chung của vợ chồng BLDS 2005 có những điểm khác biệt so với BLDS 1995. Tại điều 668 BLDS 2005 quy định: "Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết" Theo quy định này đã dơn giản hóa việc thực thi di chúc chung tức là chỉ chia thừa kế một lần so với BLDS 1995. Trong điều 668 pháp luật quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thơì điểm bên sau cùng chết, trong khi quyền thừa kế phát sinh từ thời điểm mở thừa kế. Đây chính là nguyên nhân của những mâu thuẩn xảy ra. Việc chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hau chồng chết trước sẽ gây khó khăn cho các bên liên quan và cho cả các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời cũng gây khó khăn cho việc xác định phạm vi nhung người thừa kế và tư cách của người được thừa hưởng di sản. Một cái nhân có thể gồm nhiều khối tài sản khác nhau như tài sản riêng của cái nhân và phần tài sản chung của vợ hay chông. Nếu xác định di chúc chung chỉ có hiệu lực vào thời điểm "bên sau cùng chết", thì có thể phải tiến hành chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay người chồng chết trước. Việc chia thừa kế lần đầu được tiến hành với phần di sản là tài sản riêng của người chết trước hoặc những tài sản chung khác không định đoạt trong di chúc chung, dựa vào thời điểm mở thừa kế của người đó. Các phần chia thừa kế sau được áp dụng với phần di sản định đoạt trong di chúc chung vợ, chồng, khi di chúc chung có hiệu lực ( vào thời điểm bên sau cùng chết ) Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế đối với di sản do người chết để lại phát sinh từ thời điểm mở thừa kế. Trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước mà có di sản định đoạt bằng di chúc chung, vừa có tài sản riêng không lập di chúc hoặc có những tài sản chung không được đưa vào di chúc chung, hoặc một phần tài sản liên quan đến di chúc chung bị vô hiệu thì có thể dẫn đến là khối di sản của người đó được chia thừa kế làm nhiều lần. Điều này dẫn tới hệ quả là người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước sẽ phải kiện xin chia thừa kế nhiều lần, Tòa án sẽ phải ít nhất hai lần thụ lí và giải quyết hai lần tranh chấp khác nhau trên cùng khối tài sản của người chết trước. Từ đó không chỉ gây khó khăn cho người thừa kế của người chết trước làm phức tạp thêm tính chất của vụ việc, mà còn gây khó khăn cho các cơ quan chức năng giải quyết tranh chấp thừa kế (trong việc xác định di sản người chết, xác định người thừa kế của người chết trước và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ nếu người chết có để lại món nợ đối với người thứ ba). Nếu những người thừa kế (của vợ chồng đẫ chết hoặc những người được chỉ định trong di chúc chung) chết sau thời điểm mở thừa kế nhưng chết trước khi di chúc có hiệu lực thì họ có còn được hưởng thừa kế nữa không, có chia thừa kế thế vị hay thừa kế chuyển tiếp không; hoặc những người trong diện thừa kế hợp pháp (của người vợ hoặc chồng còn sống) nhưng tư cách thừa kế của họ được xác định trước khi di chúc chung có hiệu lực (như vợ chồng tái hôn hoặc con riêng với người vợ, chồng sau) thì họ có được thừa kế bắt buộc với phần di sản đã được định đoạt trong di chúc chung hay không. Ngoài ra việc xác định tư cách người thừa kế cũng gặp khó khăn ngay cả đối với người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc chung, nếu họ chết sau người vợ hoặc chồng qua cố, nhưng lại chết trước khi di chúc chung có hiệu lực... Đây là những vấn đề phức tạp nhưng quy định hiiện hành không thể giải quyết được. Bởi vậy, nếu quy định thời điểm có hiệu lực của di chúc như hiện nay thì cần phải tính đến quyền lợi của những người được di chúc chung chỉ định hưởng thừa kế. Quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung như luật hiện hành sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọmg tới quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước. Quyền thừa kế đối với di sản của người chết trước phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, nhưng đến khi di chúc chung chưa phát sinh hiệu lực, những người thừa kế của người chết trước sẽ không thể yêu cầu phân chia di sản của người chết đã được định đoạt trong di chúc chung và phần di sản liên quan tới phần nội dung di chúc chung bị vô hiệu nếu có. Hoặc nếu trông trường hợp người vợ hoặc người chồng còn sống lâu hơn so với tuổi thọ của những người thừa kế hợp pháp của người chết trước ( như cha, mẹ của người chết trước, người thừa kế là con riêng chưa thành niên đang đau yếu cần tiền chữa bệnh... ) làm những người này mất quyền hưởng di sản. Đó là chưa kể các trường hợp di chúc chung có thể bị vô hiệu toàn bộ hay một phần nhưng mãi đến hàng chục năm sau mới phát hiện thì trong nhiều trường hợp, quyền khởi kiện đòi chia thừa kế của những người thừa kế hợp pháp của người vợ hay chồng chết trước đó đã bị bỏ lỡ mà không còn cơ hội để khắc phục nếu người thừa kế đó đã chết. Điều này đã xâm phạm tới quyền thừa kế hợp pháp - một quyền Hiến định cơ bản của công dân. Sự mâu thuẫn giưũa quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ, chồng với các quy định khác có liên quan trong hệ thống pháp luật. Theo các quy định liên quan, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Người thừ kế chỉ có thể từ chối hưởng di sản thừa kế trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Nếu không từ chối đúng thủ tục và trong thời hạn luật định thì được coi là đã nhận di sản (Điều 642 BLDS 2005). Theo đó, giữa thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế so với thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là khác nhau, dẫn tới sự bất cập và thiếu nhất quán trong việc thực hiện các quyền này. Mặt khác, thời điểm có hiệu lực của di chúc chung rõ ràng cũng không nhất quán với quyền từ chối hưởng di sản vì vào thời điểm di chúc chung có hiệu lực, người thừa kế (nếu còn sống ) cũng không thể thực hiện quyền từ chối thừa kế được. Đồng thời BLDS 2005 cũng quy định di chúc chung có hiệu lực từ khi người sau cùng chết nhưng theo quy định của Luật nhà ở 2005 thì người thừa kế có quyền sở hữu với di sản thừa kế là nhà ở kể từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy, thời điểm có quyền sở hữu nhà phát sinh trước thời điểm di chúc chung có hiệu lực. Xét trên phương diện quyền sở hữu và quyền thừa kế, có thể thấy khi người chủ tài sản chết sẽ làm chấm dứt tư cách chủ sở hữu cua người đó đối với tài sản thuộc quyền sơ rhữu của mình, đồng thời làm phát sinh quyền thừa kế của những người thừa kế. Thế nên, quy định của BLDS 2005 về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung như trên là một vướng mắc rất khó giải quyết nên cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho thống nhất với các quy định khác. Việc xác định di chúc chung có hiệu lực vào thời điểm bên sau cùng chết sẽ làm ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của người chết trước, làm ảnh hưởng đến sự bảo toàn giá trị của khối di sản là tài sản chung. Thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết 10 năm đó mà người kia vẫn còn sống, thì thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế cũng không còn.( Điều 645 BLDS 2005): Nếu vì lí do nào đó, chẳng hạn nội dung di chúc chung vi phạm pháp luật, có dấu hiệu lừa dối, giả mạo...mà người thừa kế không biết dể khởi kiện kịp thời (do di chúc chung chưa kịp công bố), đến khi người sau cùng chết mà thời hiệu khởi kiện không còn, thì quyền lợi của người thừa kế của người chết trước cũng như cả những người thừa kế hợp pháp của cả vợ, chồng có được bảo vệ không, cũng chưa được luật pháp quy định rõ. Khi tình trạng không phân chia di sản kéo dài qua lâu, khiến cho di sản là tài sản chung không cond nguyên vẹn do bị tiêu hủy, giảm sút giá trị, hoặc do sự đầu tư sửa chữa, tu bổ làm tăng giá trị thì hậu quả của nó càng hết sức phức tạp. Việc xác định tài sản chung trong trường hợp này sẽ rất khó khăn, sẽ tạo ra nhiều tranh chấp khác rất khó giải quyết. Như vậy, thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc khong đơn giản chỉ là những căn cứ để phân chia di sản theo di chúc chung, mà sẽ ảnh hưởng tới thời hiệu khởi kiện, quyền thừa kế di sản của người chết trước. Xác định phạm vi những người thừa kế hợp pháp, xác định giá trị di sản của người chết và những biến động của nó...qua đó sẽ lam cho việc chia thừa kế theo di chúc chung trở nên khó khăn, phức tạp hơn. 2.2. Kiến nghị Cần tách vấn đề di chúc chung của vợ chồng ra khỏi quy định chung về di chúc cá nhân và thiết kế thành một mục mới trong BLDS 2005. Tuy di chúc chung của vợ, chồng cũng có những đặc điểm giống như một di chúc thông thường do cá nhân đặt ra, nhưng di chúc chung còn có những đặc thù như: Do ý chí của hai cá nhân là vợ - chồng cùng tham gia định đoạt; dụa trên quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực của hai người đó; dùng để định đoạt khối tài sản chung của vợ, chồng; vợ, chồng có thể thỏa thuận các nội dung của di chúc chung; chỉ được sửa đổi khi có sự đồng ý của vợ chồng (nếu cả hai đều còn sống) và được sửa đổi riêng phần di chúc trong giới hạn phần tài sản của mình trong khối tài sản chung (nếu một bên đã chết) Như đã xác định, di chúc chung cũng là một loại di chúc, nên phải tuân thủ các quy định chung về điều kiện có hiệu lực của di chúc, về thời điểm phát sinh quyền thừa kế của cá nhân, tổ chức, về thời hiệu khởi kiện thừa kế, về thực hiện việc phân chia tài sản theo di chúc, về quyền thừa kế của những người thừa kế bắt buộc... Ngoài ra còn có những nội dung khác liên quan đến thời hiệu khởi kiện, sự bảo toàn khối di sản là tài sản chung cho đến khi chia di sản theo di chúc chung, quyền thừa kế của những người thừa kế bắt buộc, quyền khởi kiện để xin Tòa án tuyên bố di chúc vô hiệu do được lâpk không hợp pháp. Bởi vậy, cần quán triệt quan điểm tách quy định về di chúc chung thành một mục riêng nhằm đảm bảo tính đặc thù của các quy định này, đòng thời dự liệu đầy đủ các nội dung khác nhau của di chúc chung. Cần có cách tíêp cận mềm dẻo, linh hoạt hơn về vấn đề thời điểm có hiệu lực của di chúc chung. Xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là một vấn đề pháp lí quan trọng nhằm xác định thời điểm phát sinh quyền thừa kế của những ngươig thừa kế theo di chúc chung, cũng như có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác lập quyền thừa kế của những người thừa kế hợp pháp khác của mỗi bên vợi hoặc chồng. Bởi vậy, cần thừa nhận cả hai khả năng là vợ chồng có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung và trường hợp vợ chồng không thỏa thuận về vấn đề này trong di chúc chung. Mục đích là làm cho quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vừa bảo đảm tính đặc thù của việc thể hiện ý chí, nguyện vọng chung của vợ, chồng, nhưng cũng bảo đảm tính thống nhất với các quy định có liên quan. Ví dụ: Di chúc chung có thể định đoạt tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng trong trường hợp vợ chồng có đề cập tới tài sản riêng trong di chúc đó; hoặc hiệu lực ( một phần) của di chúc chung có thể được xác định vào thời điểm một bên vợ hoặc chông chết. Nhưng nếu vợ, chồng thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung hoặc thỏa thuận về thời điểm phân chia di sản thì cần phải tôn trọng thỏa thuận đó. Sự kết hợp mềm dẻo, linh hoạt giữa quy định di chúc cá nhân, quyền thừa kế của cá nhân với việc lập di chúc chung, hiệu lực và thực thi di chúc chung có một số đặc thù, sẽ làm cho quy định về di chúc chung không mâu thuẫn với quy định chung về thừa kế, nhưng vẫn bảo đảm được các nội dung cần thiết và những dấu hiêu riêng biệt của loại di chúc dặc thù này. Để đạt được yêu cầu đó, nhà làm luật cần quán triệt quan điểm xem di chúc chung của vợ, chồng như là trường hợp đặc biệt của di chúc cá nhân, là sựcộng lại của hai di chúc cá nhân có tính đến sự đặc thù về hiệu lực của quan hệ hôn nhân giữa những người lập di chúc chung cũng như đối tượng của di chúc ở đây là tài sản chung của vợ chồng. Ngoài việc quy định rõ ràng về các trường hợp cụ thể đặc thù của di chúc chung, pháp luật cần giải quyết các vấn đề bất cập phát sinh từ việc thừa nhận các đặc thù đó. Khi luật thừa nhận những tính chất, dấu hiệu đặc thù của di chúc chung sẽ dẫn đến một số khác biệt trong việc áp dụng pháp luật và hậu quả pháp lý của việc áp dụng các quy định khác biệt đó. Trong những trường hợp như vậy, nhà làm luật cần tính đến những hậu quả kéo theo khi chấp nhận những quy định đặc thù này. Ví dụ: Khi một phần nội dung có định đoạt tới tài sản riêng thì việc xác định thời điểm hiệu lực của phần di chúc riêng này dẫn tới hậu quả như thế nào, nếu như vợ chồng thỏa thuận với nhau về thời điểm di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết hoặc nếu vợ, chồng không thỏa thuận được về việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung và một bên đã tự ý sửa đổi, bổ sung di chúc chung thì phần sửa đổi, bổ sung có giá trị không; hoặc nếu một người để lại nhiều di chúc chung với nhiều vợ, chồng hợp pháp khác nhau của họ mà trong đó thỏa thuận nhiều thời điểm có hiệu lực khác nhau, đồng thời họ còn lập cả di chúc riêng để định đoạt tài sản riêng, thì các di chúc này được thực hiện như thế nào...cũng cần phải được dự liệu. Việc dự liệu các tình huống trên một mặt khắc phục những bất cập của quy định hiện hành về vấn đề hiệu lực của di chúc chung, động thời qua đó cũng hoàn thiện việc xây dựng một mục riêng để quy định về vấn đề di chúc chung. Các kiến nghị cụ thể: Sửa đổi bổ sung quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung theo định hướng dự liệu cả trường hợp có thỏa thuận và không thỏa thuận giữa vợ, chồng về thời điểm này. Theo đó, Điều 668 BLDS 2005 có thể sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau: " Khi có một bên vợ hoặc chồng chết trước mà vợ, chồng không có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung thì chỉ phần di chúc chung có liên quan đến phần di sản của người chết trước được định đoạt trong di chúc chung có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc chung về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản được định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng chỉ được phân chia từ thời điểm đó. Việc thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung không làm ảnh hươngt đến quyền thừa kế của những người thừa kế hợp pháp khác của các bên vợ, chồng trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền thừa kế hợp pháp của mình khi một bên vợ hoặc chông chết trước". Nội dung điều luật được đề nghị sửa đổi nói trên vừa hoa giải sự xung đột giữa quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung với các quy định về thời điểm mở thừa kế, thời điểm phát sinh quyền thừa kế, mốc tính thời hiệu khởi kiện, mốc để tính thời hạn từ chối di sản, quyền yêu cầu chia thừa kế, quyền được hưởng thừa kế bắt buộc... nhưng cũng vừa thể hiện sự mềm dẻo của pháp luật. Qua đó tạo cơ hội để những người thừa kế hợp pháp của mỗi bên vợ hoặc chồng được quyền khởi kiện để chia thừa kế bắt buộc, yêu cầu Tòa án tuyên bố di chúc chung vô hiệu hoặc yêu cầu Tòa án tước quyền thừa kế của người được chỉ định thừa kế theo di chúc chung nhưng có hành vi trái pháp luật được quy định tại điều 643 BLDS 2005. Bổ sung quy định về thời điểm có hiệu lực của phần di chúc do một bên sửa đổi, bổ sung mà không được sự đồng ý của người kia. Pháp luật hiện hành không thừa nhận một bên vợ hoặc chồng có quyền tự ý sửa đổi, hủy bỏ di chúc chung mà không được sự đồng ý của người kia. Việc này đã xâm phạm tới quyền tự do định đoạt của cá nhân đối vơi phần tài sản riêng của mình. Mặt khác, người ta có thể lẩn tránh pháp luật bằng cách định đoạt phần tài sản của họ bằng cách khác như tặng cho hoặc bán... Để bảo đảm quyền tự do định đoạt của cá nhân, đảm bảo di chúc được lập phù hợp với ý chí đích thực, tự nguyện của mỗi bên vợ - chồng, bên cạnh việc quy định vợ, chồng cùng nhau thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc chung, thiết nghĩ cũng cần phải thừa nhận quyền tự do của mỗi bên vợ, chồng trong việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung trong phạm vi phần quyền của mình trong khối tài sản chung, dù không được sự đồng ý của bên kia. Đồng thời với việc thừa nhận mỗi bên vợ hoặc chồng có quyền tự do sửa đổi, bổ sung nội dung di chúc trong phạm vi tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, luật cũng cần phải quy định hệ quả pháp lí của việc này, nhất là việc xác định thời điểm có hiệu lực của từng phần di chúc chung sau khi di chúc chung đã bị sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, sửa đổi Điều 664 BLDS 2005 như sau: Điều 664: "1. Giữ nguyên Khoản 2.Sửa đổi, bổ sung lại như sau: "Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia. Một bên cũng có quyền tự mình sửa đổi, bổ sung di chúc chung trong phạm vi phần di sản của mình. Việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung theo ý chí của một bên chỉ có giá trị trong phạm vi phần sửa đổi, bổ sung nhưng không vượt quá phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung". Khoản 3. Kế thừa quy định của Điều 671 BLDS 1995: "Nếu vợ chông thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết, mà có một bên vợ, chồng đã chết, thì người vợ hay chồng còn sống chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình". Khoản 4. Bổ sung quy định mới về hiệu lực của phần di chúc chung bị sửa đổi, bổ sung và phần không bị sửa đổi bổ sung. "Thời điẻm có hiệu lực của phần di chúc chung, không bị sửa đổi, bổ sung và phần di chúc chung bị sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận của vợ, chồng được xác định theo Điều 668 Bộ luật này. Phần di chúc chung đã bị sửa đổi, bổ sung bởi quyết định đơn phương của một bên vợ hoặc chồng có hiệu lực theo quy định tại Điều 667 Bộ luật này". Quy định như trên nhằm đảm bảo quyền tự do định đoạt cá nhân trong việc để lại di sản thừa kế, đồng thời đame bảo sự thống nhất giữa quy định này với các quy định khác có liên quan, như quy định về quyền sở hữu chung của vợ, chồng đối với tài sản chung, quy định về thời hiệu khởi kiện thừa kế, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế đối với di sản do người chết để lại... Hơn thế nữa, quy định này còn tạo cơ hội để một bên có thể sửa chữa những quyết định sai lầm của minhg khi lập di chúc chung: được sửa đổi, bổ sung di chúc chung mặc dù không bị bên kia đòng ý. Đòng thời với việc sửa đổi quy định tại Điều 664 như vừa nêu, vấn đề thời điểm có hiệu lực của di chúc chung trong trường hợp có sửa đổi, bổ sung cũng được quy định cụ thể theo hướng: ổn định giá trị pháp lý của phần di chúc chung không bị sửa đổi, bổ sung; nếu việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung có sự thỏa thuận của vợ, chồng thì thời điểm có hiệu lực của nó được xác định theo nguyên tắc chung (Điều 668 ); đồng thời tách riêng phần di chúc được sửa đổi, bổ sung bởi quyết định đơn phương của một bên vợ, chồng để xem xét như một di chúc cá nhân. Bổ sung thêm quy định về thời điểm có hiệu lực của các di chúc có liên quan, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ, chồng để lại nhiều di chúc khác nhau. Trong trường hợp một người để lại di chúc chung và nhiều di chúc khác nhau hoặc để lại nhiều di chúc chung khác nhau ( hoặc nhiều di chúc chung với nhiều người vợ hay người chồng hợp pháp khác nhau của người đó ) thì sự ảnh hưởng hiệu lực giữa các di chúc này với nhau ra sao, và thời điểm phát sinh hiệu lực của các di chúc là thời điểm nào, là vấn đề phức tạp nhưng vẫn chưa được quy định cụ thể trong luật hiện hành. Thiết nghĩ, giá trị pháp lí cũng như hiệu lực của mỗi tờ di chúc trong trường hợp này phải được xem xét như những di chúc riêng biệt của một cá nhân, dựa trên mối tương quan về nội dung, cũng như thời điểm mà mỗi tờ di chúc được lập. Tùy nội dung các di chúc có mâu thuẫn nhau hay không, tùy thời điểm lập các di chúc là trước hay sau, mà quy định cụ thể về giá trị pháp lí cũng như hiệu lực của từng tờ di chúc đó một cách hợp lí, tương tự như di chúc cá nhân. Nội dung này được thiết kế thành đều luật mới. Nội dung điều luật có thể được diễn đạt ngắn gọn bằng phương pháp dẫn chiếu điều luật quy định về những nội dung tương ứng của di chúc cá nhân. Điều 688 a, sửa đổi bổ sung lại như sau: "Nếu một người vừa lập di chúc chung, vừa lập di chúc riêng hoặc lập nhiều di chúc chung với nhiều người khác nhau, thì việc xác định giá trị pháp lý của mỗi tờ di chúc được dựa theo quy định tai các Điều 662, Điều 664, khoản 5 Điều 667 và Điều 688 của Bộ luật này" (Điều 664 và Điều 688 vừa được kiến nghị sửa đổi, bổ sung ở trên) Quy định này nhằm tạo cơ sở pháp lí rõ ràng trong việc giải quyết những di chúc có nôị dung mâu thuẫn nhau, trong trường hợp các di chúc đó được lập vào các thời điểm khác nhau bởi mỗi bên vợ hoặc chồng, hoặc bởi cả hai vợ, chồng. Theo đó, nếu nội dung của các tờ di chúc không mâu thuẫn nhau, thì các di chúc đó đều có giá trị pháp lí; nếu nội dung của các di chúc mâu thuẫn nhau thì di chúc sau cùng là di chúc có giá trị pháp lí; nếu một phần di chúc trước có mâu thuẫn với di chúc sau, thì phần di chúc trước đó không có giá trị pháp lí còn di chúc sau và phần di chúc trước không mâu thuẫn với di chúc sau có giá trị pháp lí. Quy định như trên cũng tạo ra sự thống nhất vơi quy định mới về quyền sửa đổi, bổ sung di chúc chung của một bên vợ hoặc chồng. Cần quy định rõ ràng về hệ quả của việc xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung với việc tính thời hiệu khởi kiện thừa kế. Nếu thừa nhận vợ, chồng có thể thỏa thuận xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm bên sau cùng chết thì cần phải xác định rõ hậu quả của quy định này đối với việc tính thời hiệu khởi kiện thừa kế. Về nguyên tắc, thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm, tính từ thời điểm mở thừa kế. Tuy pháp luật cũng thừa nhận ba trường hợp có thể làm gián đoạn thời hiệu khởi kiện (Điều 161 BLDS 2005) và hai trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện, nhưng việc quy định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung không hoàn toàn thuộc những trường hợp gián đoạn hoặc bắt đầu lại thời hiệu vừa nêu. Và nếu không được quy định minh bạch, vấn đề này sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau. Để tạo căn cứ pháp lí rõ ràng cho việc áp dụng quy định pháp luật về cách tính thời hiệu khởi kiện thừa kế, thiết nghĩ nhà làm luật cần bổ sung quy định về căn cứ làm gián đoạn hoặc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện thừa kế, nếu quy định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết, nếu vợ, chồng có thỏa thuận. Cụ thể: Điều 645 đề nghị được sửa đổi, bổ sung như sau: khoản 1 giữ nguyên. Khoản 2: Thời hiệu khởi kiện thừa kế được bắt đầu lại trong các trường hợp sau: a , Khi vợ, chồng có thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm bên sau cùng chết, thì thời hiệu khởi kiện thừa kế bắt đầu lại từ ngày di chúc chung có hiệu lực. Quy định này không cản trở những người thừa kế khởi kiện sớm hơn để xin chia thừa kế phần di sản không được định đoạt trong di chúc chung; hoặc khởi kiện xin Tòa án tuyên bố di chúc chung vô hiệu do di chúc không hợp pháp hoặc người thừa kế theo di chúc chung chết trước người lập di chúc, không có quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối quyền hưởng di sản; hoặc khởi kiện xin chia thừa kế theo quy định tại Điều 669 của Bộ luật này ( thừa kế bắt buộc ). C. Kết luận Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là vấn đề phức tạp, có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với việc thực hiện di chúc chung của vợ, chồng, đồng thời có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề pháp lí khác, như thời hiệu khởi kiện thừa kế, quyền được hưởng di sản của những người thừa kế bắt buộc. Quy định của luật hiện hành về vấn đề này tỏ ra bất cập và chưa tính đến nhiều hệ quả pháp lí khác có liên quan, nhất là khi vợ, chồng lập nhiều di chúc khác nhau, gồm cả di chúc riêng của cá nhân và di chúc chung với người vợ hay người chồng khác ( ví dụ người vợ hay người chồng sau trong trường hợp li hôn hoặc do một bên chết trước ). Bởi vậy, việc sửa đổi, bổ sung điều luật này phải được xuất phát từ quan điểm mềm dẻo, tôn trọng quyền tự do lập di chúc của cá nhân, và phải đặt nó trong quan hệ tổng thể với các quy định khác có liên quan, như quy định về thời điểm mở thừa kế, thời điểm phát sinh quyền hưởng di sản hưởng thừa kế, quyền được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc của những người thừa kế bắt buộc của người để lại di sản...; đồng thời phải giải quyết toàn diện các vấn đề pháp lí đặt ra của việc thừa nhận các thời điểm có hiệu lực khác nhau của di chúc chung, của di chúc sửa đổi, bổ sung di chúc chung và các di chúc khác nhau của mỗi bên vợ hoặc chồng, thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong trường hợp có di chúc chung..., có tính đến nững tính chất đặc thù của di chúc chung. Có như vậy mới khắc phục triệt để những bất cập của quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung trong Bộ luật Dân sự hiện hành. Danh mục tài liệu tham khảo 1. V ăn bản Luật Dân sự Việt Nam 2005, Nhà xuất bản Lao Động 2009 2. V ăn bản Luật Dân sự Việt Nam 1995, nhà xuất bản Lao Động 1998 3. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập1.2, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, Hà Nội 2007 4.V ăn bản Luật Lao Động 1995, nhà xuất bản Tư Pháp 2009 5. Nghị Quyết 02/1990/NQ-HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 6. Hiến Pháp Việt Nam 1992 (sửa đổi bổ sung 2001), nhà xuất bản Tư Pháp 2009 7. Văn bản Luật Nhà ở 2005, Nhà xuất bản Tư Pháp 2009 Webs 8. WWW.Vietnam.gov.vn Mục lục A- Mở đầu. 1. Lí do chọn đề tài. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 4. Tình hình nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề tài. B- Nội dung. Chưong 1: Khái quát chung về thừa kế theo di chúc. 1.1. Khái niệm. 1.1.1. Di chúc và thừa kế theo di chúc. 1.1.2. Di chúc chung vợ chồng. 1.2. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc. 1.2.1. Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể. 1.2.2. Người lập di chúc tự nguyện. 1.2.3. Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. 1.2.4. Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật. 1.2.5. Hiệu lực pháp luật của di chúc, di chúc chung vợ chồng. Chương 2: Thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng. 2.1. Vấn đề di chúc chung vợ chồng hiện nay. 2.2. Kiến nghị C- Kết luận. Danh mục các tài liệu tham khảo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng.doc
Luận văn liên quan