Thử nghiệm sản xuất giống cá mè vinh bằng kích thích tố khác nhau ở Cần Thơ

Hàm lượng oxy hòa tan qua các tháng nuôi vỗ cá mè vinh thường ở mức cao vào buổi chiều và thấpvào buổi sáng. Tuy nhiên ngưỡng oxy vẫn nằm trong giới hạn mà cá mè vinh phát triển tốt, cá chỉcó hiện tượng nổi đầu nhẹ vào buổi sáng do ảnh hưởng của mật số cao, nhìn chung không ảnh hưởng đến quá trình thành thục.

pdf41 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thử nghiệm sản xuất giống cá mè vinh bằng kích thích tố khác nhau ở Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á cái cho hiệu quả tốt nhất, Nghiệm thức 3 sử dụng 3 mg não thùy + 1500 UI HCG/ kg cá cái chưa có hiệu quả trong sinh sản nhân tạo cá mè vinh. iii DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1. Cá mè vinh Hình 3.1. Kích dục tố sử dụng kích thích cá mè vinh sinh sản Hình 3.2. Các dụng cụ sử dụng trong quá trình thí nghiệm Hình 3.3. Kiểm tra cá trước khi cho đẻ Hình 3.4. Chích cá mè vinh iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1. Cơ cấu đàn cá trong ao nuôi vỗ tại trại cá Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu trong quá trình sinh sản cá mè vinh Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu trong quá trình ấp trứng cá mè vinh Hình 4.4. Một số giai đoạn phát triển phôi cá mè vinh Bảng 4.5. Nhiệt độ trung bình của các tháng nuôi vỗ Bảng 4.6. Nhiệt độ trung bình trong quá trình kích thích sinh sản Bảng 4.7. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình ở các tháng trong quá trình nuôi vỗ Bảng 4.8. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình trong quá trình kích thích sinh sản Bảng 4.9. Sự biến động của các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ Bảng 4.10. Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình kích thích sinh sản v MỤC LỤC Lời cảm tạ ..............................................................................................................i Tóm tắt.......................................................................................................... ............ii DANH SÁCH HÌNH........................................................................................... iii DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... iv Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................... 1 1.1.Giới thiệu ....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 1 1.3. Nội dung của đề tài ........................................................................................ 1 1.4. Thời gian thực hiện đề tài .............................................................................. 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 3 2.1.1. Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 3 2.1.2. Phân lọai ..................................................................................................... 4 2.1.3. Đặc điểm phân bố ....................................................................................... 4 2.1.4. Đặc điểm sinh thái ...................................................................................... 4 2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................. 5 2.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................. 5 2.1.7. Đặc điểm sinh sản ....................................................................................... 5 2.2. Một số kết quả nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá mè vinh .......................... 6 2.2.1. Vấn đề sử dụng kích thích tố cho cá sinh sản .............................................. 6 2.2.2. Đặc điểm trứng cá mè vinh và kỹ thuật ấp trứng ......................................... 8 2.2.3. Các tài liệu mới nhất liên quan đế chủ đề của nghiên cứu ......................... 14 Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 15 3.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 15 3.1.1. Mẫu vật .................................................................................................... 15 3.1.2. Kích thích tố ............................................................................................. 15 3.1.3. Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................. 16 3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 17 3.2.1. Cá bố mẹ dùng trong thí nghiệm ............................................................... 17 3.2.2. Biện pháp nuôi vỗ ..................................................................................... 17 3.2.3. Kích thích sinh sản ................................................................................... 18 3.2.4. Ấp trứng ................................................................................................... 20 1 3.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu ........................................................ 20 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 21 4.1. Đánh giá mức độ thành thục của cá mè vinh khi tiến hành thí nghiệm ......... 21 4.2. So sánh một số chỉ tiêu trong quá trình sinh sản cá mè vinh ......................... 22 4.2.1. Tỉ lệ đẻ ...................................................................................................... 22 4.2.2. Thời gian hiệu ứng .................................................................................... 24 4.2.3. Sức sinh sản thực tế .................................................................................. 24 4.3. So sánh một số chỉ tiêu trong quá trình ấp trứng cá mè vinh ........................ 25 4.3.1. Tỉ lệ thụ tinh ............................................................................................. 25 4.3.2. Tỉ lệ nở ..................................................................................................... 25 4.4. Các giai đọan phát triển phôi cá mè vinh ..................................................... 26 4.5. Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm ........................................ 28 4.5.1. Nhiệt độ .................................................................................................... 28 4.5.2. Oxy hòa tan .............................................................................................. 29 4.5.3. Các yếu tố môi trường khác ....................................................................... 30 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................. 33 5.1. Kết luận ....................................................................................................... 33 5.2. Đề xuất ........................................................................................................ 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 34 2 Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Giới thiệu Hiện nay, Nuôi trồng Thủy sản có một vị trí rất quan trọng trong Ngành Thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Với lợi thế tiềm năng nguồn nước ngọt, những năm gần đây Nuôi trồng Thủy sản, đặc biệt là nuôi cá nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển rất nhanh chóng, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. Song song với sự phát triển của nghề nuôi cá thì nghề sản xuất giống cá cũng vào cuộc rất sôi nổi nhằm cung ứng nhu cầu rất cấp thiết của nghề nuôi. Nếu như trước đây nguồn giống chủ yếu từ tự nhiên, thường bị động do phải theo mùa vụ và số lượng giới hạn thì ngày nay, nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao đã được sinh sản nhân tạo thành công, góp phần chủ động số lượng lớn nguồn cá giống. Cá mè vinh là một trong số đó. Cá mè vinh là loài có giá trị kinh tế, có tính ăn rộng, thức ăn đơn giản, dễ nuôi, lớn khá nhanh và đã được sinh sản nhân tạo thành công. Để kích thích sinh sản nhân tạo cá mè vinh có thể dùng các loại kích thích tố như: Não thùy, LHRHa + Dom,…Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được loại kích thích tố nào mang lại hiệu quả cao hơn (sức sinh sản, tỉ lệ đẻ, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở,…). Xuất phát từ thực tế đó, đề tài Thử nghiệm sản xuất giống cá mè vinh bằng kích thích tố khác nhau được tiến hành. 1.2. Mục tiêu của đề tài Xác định loại kích thích tố và liều lượng cho hiệu quả nhất khi kích thích cá mè vinh sinh sản. 1.3. Nội dung của đề tài  Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ trong ao đất.  Kích thích sinh sản nhân tạo cá mè vinh bằng các loại kích thích tố khác nhau. 3  So sánh hiệu quả các loại kích thích tố. 1.4. Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 02/2009 đến tháng 06/2009 4 Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đặc điểm sinh học cá mè vinh (Barbodes gonionotus) 2.1.1 Đặc điểm hình thái Hình 2.1. Cá mè vinh (Nguồn: Cá mè vinh có đầu nhỏ dạng hình nón. Mõm tù ngắn, miệng trước hẹp bên. Có 2 đôi râu: râu mõm và râu mép, râu kém phát triển, dài tương đương nhau. Mắt to. Thân dẹp bên có dạng hình thoi. Vẩy lớn phủ khắp thân, đầu không có vảy, có 1 hàng vẩy phủ lên gốc vi hậu môn và 3 hàng vẩy phủ lên gốc vây đuôi. Đường bên hoàn toàn, xuất phát từ mép trên của lỗ mang hơi cong xuống bụng và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi. Khởi điểm gốc vi lưng nằm ngang vẩy đường bên thứ chín. Tia đơn của vi lưng hóa xương cứng và mặt sau tia đơn cuối cùng có răng cưa. Vi đuôi chẻ hai, vi hậu môn hóa xương không hoàn toàn và mặt sau tia cuối cùng không có răng cưa. 5 Mặt lưng của đầu và thân có màu xanh rêu, lợt dần xuống hai bên hông, mặt bụng và thân của đầu có màu trắng bạc. Vi lưng màu xám, vi bụng và vi hậu môn màu vàng, rìa đuôi màu vàng cam, vi ngực màu vàng lợt. (Trương Thủ Khoa – Trần Thị Thu Hương, 1993). 2.1.2. Phân loại (Theo Trương Thủ Khoa – Trần Thị Thu Hương, 1993) Bộ: Cyprinifomes Họ: Cyprinidae Giống: Barbodes Tên khoa học: Barbodes gonionotus (Bleeker, 1850) Tên tiếng Anh: Java barb Tên địa phương: Cá mè vinh 2.1.3. Đặc điểm phân bố Cá mè vinh phân bố ở Indonesia, Lào, Thái Lan, Campuchia, Đồng Bằng Sông Cửu Long Việt Nam. Ở Việt Nam cá phân bố rộng rãi trong các loại hình thủy vực nước ngọt nhưng cũng phát triển bình thường ở thủy vực nước lợ với nồng độ muối 7 ‰. (Lê Như Xuân và ctv, 1994) 2.1.4. Đặc điểm sinh thái Cá thích sống ở nước ấm, nhiệt độ thích hợp là 25 – 30oC, nhưng cá cũng sống được ở nhiệt độ 15 – 33oC. Cá thích sống trong nước ngọt, nhưng cũng nuôi được ở nước lợ với nồng độ muối 7 ‰, pH thích hợp cho cá là 7 – 8 nhưng cũng chịu đựng được ở pH bằng 5,5 – 9. Trong thủy vực cá hoạt động ở mọi tầng nước, cá thích sống ở nước trong sạch có hàm lượng Oxy cao. (Lê Như Xuân và ctv, 1994) 6 2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng Cá mè vinh sinh trưởng nhanh ở năm thứ nhất, nuôi trong ao có thể đạt trọng lượng 150 – 250 g/con/năm (Lê Như Xuân và ctv, 1994). Thậm chí nếu nuôi trong ruộng lúa với mật độ vừa phải (1 – 2 con/m2) thì cá có thể đạt 0,3 – 0,35 kg/con (Sở Khoa học Công Nghệ và Môi trường An Giang, 2000). Theo Lê Như Xuân và ctv (1994) thì cá mè vinh lớn chậm hơn ở năm thứ hai trở đi. 2.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng Cơ quan tiêu hóa của cá gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa. Ở mang có xương cung mang cứng, lược mang dạng que xếp khít nhau dùng lọc thức ăn. Răng hầu lớn nằm trong lộ ra ngoài hình khối chữ nhật. Ruột dài, cuộn thành nhiều vòng. Khảo sát thức ăn ở ruột và dạ dày cá cho thấy: Cá có chiều dài nhỏ hơn 10 cm, thức ăn gồm mùn bã hữu cơ, thực vật thượng đẳng, tảo khuê, tảo lam, tảo lục, tảo mắt,… Cá có chiều dài lớn hơn 10 cm: ăn nhiều thực vật thượng đẳng, vật chất hữu cơ, tảo lục, tảo lam, tảo khuê…Loài cá này có thể dùng để diệt cỏ ở ao hồ. (Lê Như Xuân và ctv, 1994) 2.1.7. Đặc điểm sinh sản Cá mè vinh thành thục sinh dục lần đầu sau 1 năm. Theo Trương Quang Trí (1987) được trích dẫn bởi Lê Như Xuân và ctv (1994) thì chu kỳ phát dục của Cá mè vinh cái ở ngoài tự nhiên như sau: Tháng 7, 8 đa số cá cái có bụng to, mềm, noãn sào chiếm gần hết xoangg thân, phần lớn noãn sào ở giai đoạn IV. Tháng 9, đa số cá cái có noãn sào ở giai đoạn VI. Tháng 10, noãn sào đều ở giai đoạn II. Sau khi cá đẻ noãn bào pha IV còn sót của những cá đã đẻ bị hấp thu hoàn toàn. 7 Tháng 11, kích thước noãn sào tăng lên có màu xanh hay xám xanh, đa số các hạt trứng còn nhỏ và khó tách rời. Tháng 12 – 1, đa số noãn sào ở giai đoạn II, III và một số ở giai đoạn IVa. Tháng 2, 3, noãn sào ở giai đoạn IVb, cuối tháng 4 noãn sào ở giai đoạn IVc. Sang tháng 5, 48% cá có noãn sào ở giai đoạn này và khoảng 4% cá ở giai đoạn VI. IVc. Tháng 6, số cá đẻ trứng tăng lên tới 20%, số còn lại đều ở giai đoạn IVb, Mùa sinh sản của cá ngoài tự nhiên kéo dài từ tháng 5 – 9. Trong sinh sản nhân tạo Cá mè vinh đẻ quanh năm, chỉ trừ một vài tháng cuối năm song tập trung nhất là các tháng đầu và giữa mùa mưa. Một cá thể có thể đẻ 4 – 5 lần trong năm, khoảng cách giữa 2 lần đẻ là 30 – 45 ngày. Trung bình 1 kg cá cái có thể đẻ 200.000 – 300.000 trứng. Trứng cá thuộc dạng bán trôi nổi. Trong điều kiện nhiệt độ nước từ 27 – 29oC, thời gian phát triển phôi khoảng 12 giờ, thời gian nở hết lứa trứng kéo dài 5 – 6 giờ. 2.2. Một số kết quả nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá mè vinh 2.2.1. Vấn đề sử dụng kích thích tố cho cá sinh sản Theo Nguyễn Văn Kiếm (2005) thì có thể kích thích sinh sản nhân tạo cá mè vinh bằng các loại kích thích tố với liều lượng như sau: Não thùy cá chép: 4 – 6 mg/kg cá cái. LHRHa 20-25µ g + 10 mg DOM/kg cá cái. Não thùy 3-4mg + 1000-1500UI HCG/kg cá cái. Ngoài ra, cá mè vinh là loài cá cũng có khả năng sinh sản bằng việc kích thích nguồn nước mới kết hợp với sục khí mà không cần đến kích dục tố. Khả năng này thể hiện rõ nhất khi cá đã thành thục và được kích thích cho đẻ vào các tháng cuối mùa khô (tháng 3, 4). Vào thời gian này kích thích cá mè vinh sinh sản thu được kết quả tốt. (Lê Như Xuân và ctv, 1994). 8 Theo Phạm Văn Khánh (1998), có thể sử dụng não thùy thể và LHRHa để kích thích cá mè vinh sinh sản. Não thùy thể cá (chủ yếu của họ cá chép) đã được dùng rộng rãi và mang lại hiệu quả trên nhiều đối tượng cá. Mỗi con cá chỉ có một não thùy thể và con cá lấy não phải ở giai đoạn thành thục sinh dục (đã có trứng hoặc tinh trùng). Về cơ chế tác dụng, Phạm Văn Khánh (1998) cho rằng trong não thùy cá có 2 loại hormon sinh dục, đó là Folicite Stimulating Hormone (FSH) và Lutenisine Hormone (LH). Có tác dụng thúc đẩy quá trình chín sản phẩm sinh dục và kích thích sự rụng trứng. Có 2 cách tính lượng não thùy sử dụng: Một là tính số mg não cho 1 kg cá cái. Hai là dùng đơn vị dose, tức là tỉ lệ trọng lượng cá lấy não thùy so với trọng lượng cá được tiêm não thùy. Chẳng hạn tiêm 5 dose cho cá cái có nghĩa là cá cái cho đẻ có trọng lượng 1 kg thì được tiêm số lượng não thùy lấy từ 5 kg cá khác. Ngoài ra khi kích thích cá sinh sản có thể sử dụng kết hợp nhiều loại kích tố khi cho cá đẻ để phát huy tính cộng hưởng tác dụng của kích tố, từ đó có thể nâng cao được hiệu quả sinh sản. Trong quá trình kích thích cá sinh sản bằng kích tố người ta thường dùng kết hợp 2 kích tố với nhau (như kết hợp giữa não thùy với HCG). Mục đích của sự kết hợp này là làm tăng hoạt tính và bổ sung cho sự khuyếm khuyết một yếu tố nào đó của kích thích tố. Từ đó sẽ làm tăng khả năng rụng trứng và đẻ trứng của cá. Ngoài ra sự kết hợp kích tố cũng có khả năng tiết kiệm một loại kich tố nào đó. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ở đầu vụ sinh sản do tính nhạy cảm của nang trứng chưa cao, đặc biệt là sự tiếp nhận của nang trứng đối với yếu tố gây chín và rụng trứng (LH). Vấn đề này có liên quan đến sự thành thục của noãn bào do yếu tố FSH điều khiển. Do đó ở đầu mùa vụ sinh sản chỉ sử dụng HCG đơn thuần thì tỉ lệ cá đẻ thường thấp (do HCG không tham gia vào phản ứng 1), trong khi đó nếu kết hợp với não thùy thì tỉ lệ cá rụng trứng và đẻ trứng có thể tăng thêm 10 – 15 % (do trong não thùy có yếu tố thúc đẩy trứng thành thục thêm một bước là FSH). Tỷ lệ não thùy 30 % so với liều lượng. Khi nghiên cứu sâu hơn về sinh sản của cá người ta đã phát hiện ra cơ chế ngăn cản sự tổng hợp và phóng thích của não thùy đó là cơ chế kháng Dopamine. 9 Chính cơ chế này đã hạn chế tác dụng của GnRHa đối với sự hoạt động tiết kích tố của não thùy từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình sinh sản của cá. Để làm mất cơ chế này, người ta đã tìm ra chất kháng Dopamine, đó là một chất dùng kết hợp với GnRHa có tác dụng tốt tới quá trình sinh sản của cá (chất kháng Dopamine hiện nay được sử dụng kết hợp với GnRHa phổ biến là Motilium). GnRHa được khuyến cáo sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay vì có nhiều điểm có ích: (i) có thể tổng hợp được và chất lượng luôn ổn định; (ii) tránh được sự lan truyền của bệnh (vấn đề thường gặp khi sử dụng não thùy thể); và (iii) sử dụng được trên nhiều loài cá khác nhau. (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Theo sự mô tả của Phạm Văn Khánh (1998) thì sau khi tiêm 4 – 5 giờ cá sẽ đẻ trứng. Trước khi cá đẻ khoảng 30 phút đến 1 giờ, cá có hiện tượng tìm gọi nhau và bắt cặp. Chúng phát ra tiếng kêu “U ịt” (như heo con kêu) liên tục cho đến khi đẻ trứng. Mặt nước bể đẻ xao động do cá rượt nhau. Khi đẻ trứng, cá đực bơi sát phía trên cá cái. Cặp cá phóng mình và quẫy mạnh trên mặt nước, cá cái nghiêng hẳn mình phóng trứng, cá đực tiết tinh dịch để thụ tinh ngay lúc đó. Động tác đẻ của cá có thể lặp lại 2 – 3 lần thì đẻ hết trứng (còn gọi là cá đẻ “róc”). Cá mè vinh thường đẻ tập trung, trong khoảng 1 giờ thì kết thúc. Sau khi thụ tinh khoảng 30 phút, trứng đã trương nước hoàn toàn và trôi nổi trong dòng nước chảy rồi theo hệ thống thóat ra lưới gom trứng. Vớt trứng đưa vào bể ấp bằng loại vợt mỏng, mềm và thao tác nhẹ nhàng tránh làm dập trứng. Có thể xác định số trứng vớt được bằng phương pháp tính thể tích. Thông thường 1 lít trứng ở vợt đã ráo nước có từ 80.000 – 100.000 trứng (đã trương nước hoàn toàn). 2.2.2. Đặc điểm trứng cá mè vinh và kỹ thuật ấp trứng Quá trình phát dục thành thục của trứng cá mè vinh: Theo Mayen được trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Trường (1993) thì sự phát triển buồng trứng cá chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ noãn sào phân cắt Thời kỳ sinh trưởng: 1 0 - Thời kỳ thơ ấu: vỏ trứng mỏng, ngoài bám nhiều hạt li ti hình nhân tế bào, nhân hình bầu dục, quanh đó có nhiều hạt nhân, giữa hạt nhân có nhiều nguyên sinh chất, trong nguyên sinh chất có hạt noãn hoàng. Đường kính tế bào trứng thời kỳ này khoảng 24 – 28 µm, tương ứng với buồng trứng ở giai đoạn 1 (thời kỳ cá giống). - Thời kỳ 1 tầng màng Follicul: Có 1 tầng màng Follicul do tế bào thượng bì hợp thành. Nhân, nguyên sinh chất ít. Đường kính trứng từ 189 – 240 µm, tương ứng với buồng trứng ở giai đoạn 2. - Thời kỳ tích lũy noãn hoàng: Vỏ trứng dày, có 2 tầng màng Follicul. Tầng ngoài hạt hình bẹt, tầng trong hạt hình trứng. Cuối thời kỳ này xuất hiện thêm 1 tầng màng Follicul thứ 3. Thời kỳ này tương ứng với buồng trứng ở giai đoạn 3 và kéo dài 2 hoặc 3 tháng. - Thời kỳ noãn hoàng chiếm hết thể tích trứng: Noãn hoàng chứa đầy trong trứng, một số không bào bị đẩy ra rìa ngoài. Vị trí hạch ở giữa trứng, trứng lúc này phát triển to nhất, đường kính trứng từ 1.100 – 1.300 µm, tương ứng với buồng trứng ở giai đoạn 4. Thời kỳ này chia ra làm 3 giai đoạn nhỏ là: + Giai đoạn IVa: Trứng còn non, bụng cá cứng, tiêm kích dục tố cá chưa đẻ được. + Giai đoạn IVb: Bụng cá hơi mềm, không đều, tiêm kích dục tố cá có thể đẻ được nhưng không triệt để, tỉ lệ thụ tinh thấp. + Giai đoạn IVc: Bụng cá mềm nhũng nhiều, tiêm kích dục tố nhạy cảm nhất, cá đẻ tốt nhất. Toàn bộ thời kỳ này noãn hoàng tích lũy đầy trong trứng và kéo dài khoảng 1 – 2 tháng. Thời kỳ thành thục: Thời kỳ này chuyển hóa rất nhanh. Trong tự nhiên khoảng 20 – 40 giờ, còn trong sinh sản nhân tạo thì khoảng 8 – 20 giờ. Hạt noãn hoàng lúc đó liên kết thành 6 phiến. Trứng từ màu đục chuyển sang xám. Trong suốt 2 lần phân cắt, tế bào Follicul tiết ra chất làm cho màng Follicul hòa tan, trứng tách rời ở dạng lưu động gọi là thời kỳ rụng trứng. Thời kỳ này chỉ xảy ra 1 – 2 giờ; nếu làm thụ tinh 10 nhân tạo thì ta phải tiến hành ngay. Thời kỳ này tương ứng giai đoạn 5 của buồng trứng (trong sinh sản nhân tạo là lúc sau khi tiêm kích dục tố). Hiện tượng thoái hóa: Cá nuôi trong ao, khi trứng và buồng trứng đã phát triển ở cuối giai đoạn 4, nếu cá không đẻ được khoảng 25 – 30 ngày sau trứng sẽ bắt đầu thoái hóa. Trứng sẽ bị phân hủy và hất thu trở lại cơ thể do tế bào hình hạt ở màng Follicul chui vào trứng hút noãn hoàng, hình dạng trứng bị biến dạng và có màu vàng trong. Các giai đoạn phát dục của buồng trứng: Theo Nguyễn Hữu Trường (1993) Quá trình phát dục của buồng trứng cá chia làm 6 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Có 2 sợi nhỏ màu xám trắng trong suốt nằm sát phía dưới bong bóng. Mắt thường chưa phân biệt được đực cái (giai đoạn này ở thời kỳ cá giống). + Giai đoạn 2: Có 2 sợi dây dài, bẹt, bề ngoài có mạch máu lờ mờ, màu trắng hơi trong (nếu cá bị chết thấy màu hơi hồng), dùng kính lúp ta có thể nhìn thấy từng hạt trứng nhỏ li ti, trứng ở thời kỳ 1 tầng màng Follicul. + Giai đoạn 3: Mắt thường có thể nhìn thấy từng hạt trứng, nhưng khó tách rời ra, trứng nhỏ màu nâu xám, trứng bắt đầu có sắc tố đen xuất hiện. + Giai đoạn 4: Buồng trứng to đầy xoang bụng, hình túi dài, trứng có màu nâu nhạt, màng ngoài buồng trứng rất đàn hồi (buồng trứng mềm), mạch máu nhiều, trứng to chứa đầy noãn hoàng, rắn chắc và có thể tách rời từng hạt. + Giai đoạn 5: Buồng trứng và bụng cá rất mềm. Trứng ở thế lưu động, nhấc cá lên trứng có thể chảy ra ngoài qua lỗ sinh dục (gọi là rụng trứng). + Giai đoạn 6: Sau khi cá đẻ xong, buồng trứng còn lại ít trứng ở giai đoạn 4 và 3, buồng trứng teo và trong suốt, mạch máu phát triển có màu đỏ. Cấu tạo buồng sẹ và phát sinh tinh trùng: Buồng sẹ hình thành đôi ống nhiều túi tinh, giữa các túi tinh là mô liên kết, trong túi tinh chứa nhiều tinh bào, trong tinh bào có nhiều tế bào sinh dục phát triển đồng nhất, giữa các tinh bào có lớp Follicul mỏng phân cách. Giữa túi và xoang biến thành ống dẫn tinh khi chín mùi tinh bào vỡ ra. Tinh trùng được chứa 11 trong ống dẫn tinh. Khi được kích thích, tinh trùng theo ống dẫn tinh chảy ra, cá uốn mình quẫy mạnh tinh trùng ra ngoài gọi là phóng tinh. Qua một số giai đoạn các tinh nguyên bào phân cắt không ngừng, có đường kính từ 9 – 12 µ m. Qua phân chia lần 1 thành tinh bào thứ cấp có đường kính từ 4 - 5 µ m. Qua phân chia lần 2 thành tinh bào có đường kính 3 µ m. Sau một quá trình biến thái sẽ trở thành tinh trùng (Theo Nguyễn Hữu Trường, 1993). Đặc điểm phát triển phôi cá mè vinh: Theo Nguyễn Hữu Trường (1993), quá trình phát triển của phôi cá mè vinh chia làm 2 thời kỳ: tiền phôi và hậu phôi. - Thời kỳ tiền phôi: Là thời kỳ từ khi trứng được thụ tinh đến khi cá nở, thời kỳ được chia ra như sau: + Từ khi trứng đẻ ra đến khi phân cắt xong: Trứng đẻ ra được thụ tinh hay không được thụ tinh cũng đều thực hiện quá trình phân cắt thành 2, 4, 8,…Sau các lần phân cắt thành 64 tế bào và nhiều tế bào,…Ở nước tĩnh trứng chìm, ở nước chảy trứng trôi nổi. Vỏ trứng trong suốt, noãn hoàng lớn, vào nước vỏ trứng trương nước. Sau khi thụ tinh, nguyên sinh chất chuyển về cực động vật tạo thành đĩa phôi, sau đó tiếp tục phân cắt và chuyển qua giai đoạn phôi nang. Như vậy trong giai đoạn này có 2 trường hợp xãy ra cùng một lúc. Nếu trứng không được thụ tinh thì trứng cũng qua các lần phân cắt, nhưng quá trình phát triển đó sẽ kết thúc và bị phân hủy trước khi chuyển sang phôi vị, còn trứng được thụ tinh thì được tiếp tục phát triển qua các giai đoạn sau. + Từ phôi nang đến phôi vị: Trứng phát triển thành nhiều tế bào, xếp thành từng tầng, gọi là phôi tầng. Lúc đầu phôi tầng dâng lên cao, sau hạ thấp xuống hình thành xoang phôi nang sau 3 giờ. Phôi nang sinh trưởng về phía dưới chiếm khoảng 1/3 trứng. Các tầng tế bào tiếp tục phát triển bao xuống, một bộ phận tế bào chuyển vào trong thành phôi vòng và nuôi phôi. Nếu nhiệt độ từ 22oC – 24oC thì phôi vị bao tới ¾ trứng (khoảng trên 10 giờ). + Phôi thần kinh: Phôi bao xuống noãn hoàng, một số cơ quan bên trong bắt đầu có mầm sống như: dây sống, đốt cơ thứ 2, mắt, mũi, thân phôi. Kết thúc là sự xuất hiện của mũi và thân phôi. 12 + Từ mầm đuôi đến khi nở: Phôi dài dần, đầu đuôi xích gần nhau, đốt cột sống tăng lên, mầm đuôi xuất hiện, đuôi dần dần nở tới khi đầu đuôi thành đường thẳng, noãn hoàng từ tròn chuyển sang dài, các cơ quan như: tim, đường vây bên, hậu môn xuất hiện và tiếp tục phát triển. Đây là thời kỳ cá mè vinh nở. - Thời kỳ hậu phôi: là thời kỳ sau khi cá nở, cá dài khoảng 4,5 mm đến 5,2 mm, màu trong suốt, có khoảng 36 – 38 đốt, noãn hoàng hình lưỡi hái, các cơ quan chưa hoàn thiện, tim đập. Thời kỳ này chia làm 2 giai đoạn: + Cá bột: Đối với cá mè ở 28 – 29oC: sắc tố. Cá nở sau 1 ngày, dài 5, 8 – 6,5 mm, noãn hoàng nhỏ, có 40 đốt cơ, mắt có Cá nở sau 2 ngày, dài 7,5 – 8,0 mm, có 43 đốt cơ và sắc tố đen. Cá nở sau 3 ngày dài 8,2 – 8,5 mm, bong bóng đầy khí, lược mang có 8 – 10 đốt tia mang, noãn hoàng gần hết, bắt đầu ăn động vật nhỏ. Cá nở sau 4 ngày, dài 8,7 – 9,0 mm, lược mang từ 26 – 27 cái, răng hàm xuất hiện và cá ăn mạnh hơn. + Cá hương: Sau 5 – 6 ngày nở, cá khỏe, ăn nhiều. Cá nở sau 7 ngày dài 12 – 13 mm. Cá nở sau 10 ngày dài 18 mm. Cá nở sau 13 ngày các lược mang hình thành màng liên kết, cá bắt đầu ăn động vật phù du. thành. Cá nở sau 17 ngày dài 27 mm, xuất hiện vẩy, cấu tạo giống như cá trưởng Cá nở sau 25 ngày kết thúc giai đoạn cá bột, cá hương và kết thúc toàn bộ thời kỳ phôi. Quan hệ giữa phát triển phôi với điều kiện sinh thái: 13 Theo Nguyễn Hữu Trường (1993), có 3 điều kiện sinh thái chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi cá nói chung và cá mè vinh nói riêng: - Hàm lượng oxy: Trong mỗi giai đoạn phát triển của phôi có yêu cầu lượng oxy khác nhau nhưng cao nhất là trước và sau khi cá nở. - Nhiệt độ nước: Tốc độ phát triển của phôi chịu sự khống chế trực tiếp và rất chặc chẽ của nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước cao thì phôi phát triển nhanh và nhiệt độ nước thấp thì phôi phát triển chậm. Nhưng nếu nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp thì phôi sẽ ngừng phát triển và bị chết. - Ánh sáng : Ánh sáng nhạt (trắng, hồng, vàng nhạt, ánh sáng tự nhiên) thì phôi phát triển tốt và tỉ lệ nở từ 60% trở lên. Ánh sáng đậm (xanh lam, đỏ) thì phôi phát triển kém và tỉ lệ nở thấp. Kỹ thuật ấp trứng cá mè vinh: Đặc điểm của loại trứng bán trôi nổi là khi kết thúc trương nước kích thước của trứng tăng gấp từ 2-3 lần so với kích thước ban đầu (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Tỷ trọng của trứng sau khi kết thúc trương nước xấp xỉ với tỉ trọng của nước. Do đặc tính như vậy nên trứng sẽ lắng xuống đáy, nếu gặp lớp bùn loãng thì trứng cá dễ bị lún sâu trong đó và chết. Hoặc lớp dưới đáy bị thiếu oxy thì trứng cũng chết. Điều đó đã giải thích tại sao trong tự nhiên số cá con sống sót không đáng kể so với số trứng đẻ ra. Để nâng cao tỉ lệ nở trong sinh sản nhân tạo ta phải tạo điều kiện cho trứng lơ lửng như tạo nước chảy, sục khí… như: Phương tiện dùng để ấp loại trứng này cần đáp ứng những yêu cầu kĩ thuật  Tạo điều kiện cho trứng nổi lơ lửng trong nước như dùng dòng chảy liên tục, sục khí. Do vậy, hệ thống cấp nước phải hoàn chỉnh và bể chứa nước phải đặt ở công trình cao hơn hệ thống ấp trứng ít nhất 1 m.  Cung cấp đủ oxi cho suốt quá trình phát triển phôi 14 Hiện nay thường dùng bể vòng (Pelagos) để ấp trứng ngoài ra cũng có thể sử dụng bình bình Jar để ấp trứng. Ngay trong hệ thống bình Jar cũng có nhiều kiểu dáng kích thước khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và số lượng trứng. Ngoài hai phương tiện thường dùng để ấp trứng như đã trình bày ở trên, tùy điều kiện cụ thể mà có thể sử dụng phương tiện sẵn có như các bồn composite…(Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 2.2.3. Các tài liệu mới nhất liên quan đế chủ đề của nghiên cứu Cá mè vinh là loài cá dễ nuôi và dễ dàng cho sinh sản nhân tạo. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá mè vinh đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây, dưới đây là một số tài liệu đề cập đến phân loại cũng như nghiên cứu sinh sản cá mè vinh: 1. Danh Long Vương. 2000. Thực nghiệm sản xuất giống cá mè vinh ở Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa Nông nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ. 2. Lê Như Xuân và ctv. 1994. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường An Giang. 3. Nguyễn Văn Kiểm. 1993. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá mè vinh. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học – Phần Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ: 1 – 6. 4. Nguyễn Văn Kiểm. 2005. Bài giảng Kỹ thuật sản xuất giống cá. Khoa Thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 5. Phạm Văn Khánh. 1998. Kỹ thuật sản xuất giống cá mè vinh. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 15 Chương III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu 3.1.1. Mẫu vật Cá mè vinh bố mẹ 3.1.2. Kích thích tố Não thùy, LH-RHa, DOM, HCG,… 16 Hình 3.1. Kích dục tố sử dụng kích thích cá mè vinh sinh sản 3.1.3. Dụng cụ thí nghiệm Bể, thau, xô, kính hiển vi, kính lúp, nhiệt kế, bộ Test đo môi trường,… 17 Hình 3.2. Các dụng cụ sử dụng trong quá trình thí nghiệm 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Cá bố mẹ dùng trong thí nghiệm Tổng số cá thí nghiệm: 36 con. Trọng lượng trung bình của cá: 0,35 – 0,5 kg/con. Tỉ lệ đực : cái là 1 : 1. Nguồn gốc cá bố mẹ: Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 3.2.2. Biện pháp nuôi vỗ 18 Hình thức nuôi: nuôi ghép với các loài cá khác (chép, trôi, trắm cỏ, mè hoa, mè trắng, trường giang,…) Mật độ thả: 1kg/m2. Chế độ quản lý ao: Bơm cấp nước để giữ độ sâu 1,5 – 2,0 m. Chế độ kiểm tra sự thành thục của cá: định kỳ kiểm tra cá bố mẹ, xác định giai đoạn thành thục của cá cái dựa theo kết quả tổ chức học của mẫu trứng khi quan sát dưới kính hiển vi. Thức ăn: Nuôi vỗ tích cực cho ăn thức ăn viên chứa 20-30% đạm. 3.2.3. Kích thích sinh sản Tiêu chuẩn cá thành thục:  Cá đực: Khỏe mạnh, không bị sây sát, dị tật, vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục có tinh màu trắng sữa chảy ra.  Cá cái: Phải có bụng to, mềm đều, da bụng mỏng, lỗ sinh dục có hiện tượng xung huyết. Khi quan sát trứng bằng mắt thường, nếu trứng đạt tiêu chuẩn thành thục thì màu sắc sáng (trắnng đục), trứng phải đạt kích cỡ cực đại, kích thước đều nhau. Quan sát trên kính hiển vi thấy hạt trứng căng bóng, đều nhau, nhân trứng hiện rõ, to tròn, sáng, đa số trứng đã phân cực (>80%), màu sắc đồng đều. Trứng như vậy đã đạt giai đoạn IVc và có thể cho cá đẻ được. Hình 3.3. Kiểm tra cá trước khi cho đẻ Hình 3.4. Chích cá mè vinh 19 Tiến hành thí nghiệm: Đề tài được tiến hành với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức sử dụng một loại kích thích tố khác nhau cho cá mè vinh sinh sản. Mỗi nghiệm thức sử dụng 3 cặp cá và thực hiện 2 lần. Nghiệm thức 1:  Chủng loại: Não thùy cá chép.  Liều lượng: Cá cái: 6 mg/kg cá cái. Cá đực: bằng ½ liều cá cái. Nghiệm thức 2:  Chủng loại: LHRHa + Dom  Liều lượng: LHRHa 100 µg + 10 mg Dom/kg cá cái. Cá đực: bằng ½ liều cá cái. Nghiệm thức 3:  Chủng loại: Não thùy + HCG  Liều lượng: Não thùy 3 mg + 1500 UI HCG/kg cá cái. Cá đực: bằng ½ liều cá cái. Phương pháp tiêm cá: cá mè vinh chỉ cần tiêm một lần. Khi tiêm, giữ cá để cá không giãy giụa và tiêm vào phần lõm của gốc vây ngực. Đặt mũi kim tiêm theo phương nằm song song với thân cá, độ sâu vừa phải, bơm thuốc nhẹ và nhanh. Mỗi loại kích dục tố tiêm cho 3 cặp cá, sau khi tiêm xong thả cá vào bể, sục khí mạnh để cung cấp oxy, bố trí lưới che chắn để cá khỏi phóng ra ngoài. Các chỉ tiêu theo dõi và ghi nhận:  Thời gian hiệu ứng = Thời gian kể từ lúc tiêm kích dục tố đến khi cá sinh sản.  Tỷ lệ cá sinh sản (%) = (Số cá sinh sản/Tổng số cá) x 100 20  Sức sinh sản thực tế (Trứng/kg cá cái) = Số trứng sinh sản/Trọng l ượng cá cái tham gia sinh sản 3.2.4. Ấp trứng Hình thức ấp: Trứng được ấp trong bể composite, có hệ thống sục khí nhẹ. Các chỉ tiêu theo dõi và ghi nhận: Trong quá trình ấp trứng, mỗi nghiệm thức lấy ra 300 trứng cho vào 3 khay (mỗi khay 100 trứng) ấp. Sử dụng kính hiển vi quang học quan sát các giai đoạn phát triển phôi và xác định:  Tỷ lệ thụ tinh = (Số trứng thụ tinh/Số trứng quan sát) x 100  Tỷ lệ nở (%) = (Số lượng cá bột/Số lượng trứng thụ tinh) x100 Một số yếu tố môi trường ấp trứng: dao động trong khoảng giới hạn:  Oxy: 3 -5 ppm.  Nhiệt độ: 27 – 30 oC.  pH: 7 – 8  NH3: < 1 ppm 3.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu Số liệu nghiên cứu được tính toán các giá trị trung bình, tối đa, tối thiểu, sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu. 21 Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá mức độ thành thục của cá mè vinh khi tiến hành thí nghiệm Cá được tiến hành cho ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Lượng thức ăn chiếm 5% trọng lượng toàn đàn. Ngoài vần đề cho ăn còn cần phải đảm bảo môi trường sống của cá đủ hàm lượng Oxy hòa tan, nước không bị ô nhiễm để đảm bảo cá phát triển tốt. Theo số liệu ghi nhận được thì tổng diện tích của ao nuôi vỗ ở trại cá là 1000 m2. Tổng số cá là 1000 kg. Như vậy mật độ thả là: 1 kg/m2. Bảng 4.1. Cơ cấu đàn cá trong ao nuôi vỗ tại trại cá Loài cá Khối lượng (kg) Tỉ lệ (%) Cá trôi Cá chép Cá mè vinh Cá mè trắng Cá loài cá khác 400 200 100 100 200 40 20 10 10 20 Tổng 1000 100 Có thể đánh giá mức độ thành thục của các loài cá trong ao nuôi vỗ sẽ không đều nhau (không loại trừ cá mè vinh) do một số nguyên nhân sau:  Do các loài cá thả ghép có tính ăn và nhu cầu thức ăn khác nhau nhưng được cho cùng một loại thức ăn, dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu thức ăn cung cấp cho một loài nào đó.  Do yêu cầu phải thường xuyên kéo lưới đánh bắt cho các loài cá sinh sản nên có thể ảnh hưởng xấu đến sự thành thục của các loài khác. 22  Mật độ thả cao dễ gây hiện tượng thiếu Oxy, dẫn đến rối loạn thành thục ở cá. Do điều kiện khách quan không trực tiếp tiến hành nuôi vỗ thành thục, tuy nhiên qua số liệu thu thập và kiểm tra cảm quan thì thấy cá mè vinh vẫn thành thục tốt, những cá cho tiến hành thí nghiệm đều có kích cỡ đồng đều, trứng và tinh đều đạt yêu cầu cho sinh sản. 4.2. So sánh một số chỉ tiêu trong quá trình sinh sản cá mè vinh Các chỉ tiêu khảo sát trong quá trình sinh sản của cá mè vinh bao gồm tỉ lệ đẻ, thời gian hiệu ứng và sức sinh sản thực tế, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu trong quá trình sinh sản cá mè vinh Đợt 1 Đợt 2 Não thùy LHRHa + Dom HCG+ Não Não thùy LHRHa + Dom HCG+ Não Tỉ lệ cá đẻ (%) 33,33 100 0 0 100 0 Thời gian hiệu ứng 7 giờ 20 phút 6 giờ 20 phút Không đẻ Không đẻ 4 giờ 30 phút Không đẻ Sức sinh sản thực tế (trứng/kg cá cái) 294.166 378.285 Không đẻ Không đẻ 358.700 Không đẻ 4.2.1. Tỉ lệ cá đẻ Trong đợt 1 và đợt 2, tỉ lệ đẻ của nghiệm thức 2 (sử dụng LHRHa 100µ g + 10 mg Dom) là cao nhất (đều chiếm 100%). Tất cả cá mè vinh cái đều tham gia sinh sản khi sử dụng loại kích dục tố này. Điều đó chứng tỏ cơ chế kích thích 23 trứng chín và rụng (do LHRHa) kết hợp với Domperidone có tác dụng ức chế tiết Dompamine đã phát huy tác dụng tốt trong trường hợp của cá mè vinh. Trong khi đó ở nghiệm thức 1 sử dụng Não thùy, chỉ có một cá cái đẻ trong cả 2 đợt thí nghiệm (chiếm 33,33%), thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Văn Kiểm (1993) và Danh Long Vương (2000). Cả hai tác giả trước đều sử dụng não thùy kích thích cá mè vinh sinh sản và đều cho tỉ lệ cá đẻ trên 50%, thậm chí có thí nghiệm tỉ lệ cá đẻ lên đến 90% (những cá tiến hành thí nghiệm vào giữa vụ sinh sản). Điều này phù hợp với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Văn Kiểm (1993): những cá giữa vụ (tháng 6 – tháng 8) sẽ đẻ tốt hơn cá ở đầu (tháng 3 – tháng 5) và cuối vụ (tháng 9 – tháng 10). Khi sử dụng HCG (1500 UI) + Não thùy (3 mg) ở nghiệm thức 3 thì cá hoàn toàn không đẻ (100%). Nguyễn Văn Kiểm (1993) và Danh Long Vương (2000) cũng đã tiến hành thử nghiệm kích thích cá mè vinh sinh sản bằng HCG nhưng đều không có kết quả. Trong nghiệm thức 3 đã được phối hợp thêm não thùy nhưng cá vẫn không đẻ. Qua đó cho thấy: Một là, có thể có sự ức chế quá trình rụng trứng do HCG tác dụng lên cá mè vinh, khi có sự xuất hiện của yếu tố này thì cá hoàn toàn không đẻ được. Hai là, nồng độ HCG và Não thùy chưa đủ để kích thích cá đẻ trứng. Ba là, chất lượng não thùy kém không đảm bảo đủ hormon kích thích cá mè vinh sinh sản. Đối với nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi bao gồm mè vinh, he vàng, mè trắng, trôi, trắm cỏ thì chỉ có cá mè trắng là có thể sinh sản khi sử dụng kích dục tố HCG (liều lượng 1500 – 2000 UI/kg cá cái) (Lê Như Xuân và ctv, 1994). Còn những loài còn lại thì HCG không có tác dụng, chỉ có thể kích thích sinh sản nhân tạo bằng não thùy thể với liều lượng từ 5 – 8 mg/kg cá cái. Trong khi đó cũng với liều lượng HCG 1500 – 2000 UI/kg cá cái lại kích thích cá sặc rằn và cá hường (nhóm cá đẻ trứng nổi) đẻ rất tốt. Từ đó có thể cho rằng HCG có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng ở nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi ngọai trừ cá mè trắng. Tuy nhiên để có kết luận chính xác hơn cần có thêm những kết quả thí nghiệm kích thích nhóm cá đẻ trứng bán trôi nổi bằng HCG cũng như sự kết hợp Não thùy + HCG với liều lượng khác nhau. 24 4.2.2. Thời gian hiệu ứng Được xác định bởi thời gian từ lúc tiêm cá cho đến lúc cá bắt đầu đẻ trứng. Trong quá trình thí nghiệm, thời gian hiệu ứng của 2 đợt được ghi nhận qua bảng 4.1. Khi so sánh thời gian hiệu ứng thuốc ở 2 nghiệm thức 1 và 2, hoàn toàn nhận ra rằng: dưới tác dụng của hỗn hợp kích thích tố LHRHa 100µ g + 10 mg Dom ở nghiệm thức 2 cá mè vinh sinh sản nhanh hơn nghiệm thức sử dụng Não thùy (6 mg). Thời gian hiệu ứng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại và liều lượng kích dục tố, loài cá, giai đoạn phát triển của buồng trứng, nhiệt độ,…Khi sử dụng LHRHa + Dom, thời gian hiệu ứng ở đợt 1 kéo dài hơn đợt 2 (1 giờ 50 phút) là do khoảng cách giữa 2 đợt thí nghiệm khá xa (gần 1 tháng), đợt 2 cá thành thục tốt hơn do đó thời gian hiệu ứng thuốc nhanh hơn. Thời gian hiệu ứng này cũng tương đương thời gian hiệu ứng khi Danh Long Vương cho đẻ cá mè vinh năm 2000 với thời gian hiệu ứng là 5 giờ 10 phút. Những kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn Khánh (1998) đã kết luận thời gian hiệu ứng của cá mè vinh là 4 – 5 giờ. Tuy nhiên, cá mè vinh cũng có thể đẻ sau 6 giờ chích kích dục tố. Qua thí nghiệm có thể bổ sung thời gian hiệu ứng của cá mè vinh từ 4 đến 8 giờ, tùy loại, liều lượng kích dục tố, môi trường (chủ yếu là nhiệt độ) và sự phát triển của bản thân buồng trứng cá. 4.2.3. Sức sinh sản thực tế Sức sinh sản thực tế (Trứng/kg cá cái) = Số trứng sinh sản/Trọng lượng cá cái tham gia sinh sản. Cá mè vinh được xem là loài cá có sức sinh sản cao nhất trong các loài cá nước ngọt. Mỗi kg cá cái có thể đẻ 200.000 – 300.000 trứng (Dương Nhựt Long, 2004). Trong cả 2 đợt sinh sản, cả 2 nghiệm thức 1 và 2 đều cho sức sinh sản thực tế rất cao (gần như cá đẻ “róc”). Nghiệm thức sử dụng LHRHa + Dom có sức sinh sản cao hơn và khá đồng đều ở cả 2 đợt (trên 350.000 trứng/kg cá cái). Dù sức sinh sản ở nghiệm thức sử dụng não thùy thấp hơn nhưng không đáng kể, 25 điều đó chứng tỏ cá mè vinh có thể đẻ hoàn toàn khi sử dụng não thùy kích thích sinh sản nếu cá thành thục tốt. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm đã sử dụng cá có trọng lượng trung bình 400 g/con. Những cá này có sức sinh sản rất cao, cao hơn gần 1,5 lần so với thí nghiệm của Nguyễn Văn Kiểm (1993) khi sử dụng cá có khối lượng trung bình 200 g/con. Điều này có thể khẳng định sức sinh sản của cá mè vinh có mối tương quan tỉ lệ thuận với trọng lượng cá bố mẹ. 4.3. So sánh một số chỉ tiêu trong quá trình ấp trứng cá mè vinh Các chỉ tiêu trong quá trình ấp trứng bao gồm tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu trong quá trình ấp trứng cá mè vinh Đợt 1 Đợt 2 Não thùy LHRHa+ Dom HCG+Não Não thùy LHRHa+ Dom HCG+Não Tỉ lệ thụ tinh (%) 93 93 Không đẻ Không đẻ 88 Không đẻ Tỉ lệ nở (%) 90 89 Không đẻ Không đẻ 82 Không đẻ 4.3.1. Tỉ lệ thụ tinh Tỉ lệ thụ tinh của cá mè vinh trong cả 2 đợt thí nghiệm đều rất cao (trên 90%) và không có sự khác biệt lớn về tỉ lệ thụ tinh ở 2 nghiệm thức 1 và 2. Điều đó cho thấy tỉ lệ thụ tinh không phụ thuộc vào loại kích thích tố và liều lượng sử dụng mà chỉ phụ thuộc và mức độ thành thục của cá bố mẹ. Nếu cá mẹ có buồng trứng với các tế bào trứng thành thục đồng đều, cá đực khỏe mạnh thì có thể cho tỉ lệ thụ tinh cao. 4.3.2. Tỉ lệ nở 26 Trong đợt 1, tỉ lệ nở của 2 thí nghiệm 1 và 2 rất cao và khác biệt không lớn. Điều đó chứng tỏ nếu trứng đã được thụ tinh tốt thì tỉ lệ nở sẽ cao nếu đảm bảo điều kiện môi trường thích hợp cho phôi phát triển. Ở đợt thí nghiệm 2, dù tỉ lệ nở cao (trên 80%) nhưng vẫn thấp hơn so với đợt thí nghiệm ban đầu. Có thể lý giải điều này do nhiệt độ bố trí thí nghiệm đợt 2 quá cao (trứng được ấp vào ban ngày trong điều kiện nắng nóng) đã ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển phôi. 4.4. Các giai đoạn phát triển phôi cá mè vinh Bảng 4.4. Một số giai đoạn phát triển phôi cá mè vinh GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN PHÔI THỜI GIAN SAU KHI THỤ TINH HÌNH ẢNH Trứng trương nước hoàn toàn 30 phút Giai đoạn phân cắt 2 tế bào 35 phút Giai đoạn phân cắt 4 tế bào 40 phút 27 Giai đoạn phân cắt 8 tế bào 55 phút Giai đọan phân cắt nhiều tế bào 1 giờ 05 phút Phôi nang cao 01 giờ 30 phút Phôi vị hóa 04 giờ 40 phút 28 Phôi cử động nhiều 12 giờ 05 phút Cá nở 13 giờ 10 phút 4.5. Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm Các yếu tố môi trường bao gồm nhiệt độ, pH, Oxy hòa tan, H2S,…được ghi nhận trong quá trình nuôi vỗ và 2 đợt bố trí thí nghiệm cho cá mè vinh sinh sản. 4.5.1. Nhiệt độ Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005) thì cường độ trao đổi chất phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường nước. Trong phạm vi thích ứng của loài thì khi nhiệt độ tăng, cường độ trao đổi chất sẽ tăng. Mối quan hệ này thể hiện rõ nét hơn so với mối quan hệ giữa dinh dưỡng với sự thành thục. Mỗi loài cá có khoảng nhiệt độ thích ứng nhất định và mỗi giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục thì yêu cầu nhiệt độ cũng khác nhau. Cá mè vinh là loài cá nhiệt đới, vì vậy chúng thích nghi với nhiệt độ cao của môi trường. Nhiệt độ thích hợp từ 27 – 320C, giới hạn nhiệt độ là 13 – 41,50C 29 (Phạm Văn Khánh, 1998). Trong quá trình nuôi vỗ nhiệt độ nước khá cao, dao động từ 27 – 330C. Nhiệt độ này nằm trong giới hạn cho phép, cá mè vinh có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Kích thích buồng trứng phát triển nhanh. Bảng 4.5. Nhiệt độ trung bình của các tháng nuôi vỗ Thời gian nuôi vỗ Nhiệt độ Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Sáng Chiều 27 32 27 32,5 28 32 27,5 32,5 Theo Phạm Văn Khánh (1998) thì nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển phôi và cá bột từ khoảng 27 – 300C, nếu nhiệt độ cao hơn 310C thì trứng ung nhiều, dẫn đến tỉ lệ nở thấp, cá con yếu và tỉ lệ dị hình cao. Trong cả 2 đợt thí nghiệm, nhiệt độ có sự biến động không đáng kể và đều ở mức thích hợp cho quá trình đẻ và ấp trứng cá mè vinh. Nhiệt độ cao trong khoảng thích hợp cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình hiệu ứng thuốc khi sử dụng kích dục tố để kích thích cá đẻ nhân tạo. Bảng 4.6. Nhiệt độ trung bình trong quá trình kích thích sinh sản Đợt thí nghiệm Đợt 1 Đợt 2 Nhiệt độ Cho cá đẻ Ấp trứng 27,5 29,5 28,5 31,0 4.5.2. Oxy hòa tan Mỗi loài cá và mỗi giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đều có nhu cầu oxy khác nhau. Hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu trong nước để đảm bảo cho hoạt động bình thường của cá phải từ 3 – 4 ppm. Nếu thấp hơn 2 ppm cá có hiện tượng nổi đầu nhẹ. Oxy hòa tan thấp từ 0,5 – 1,0 ppm cá nổi đầu nặng và từ 0,1 – 0,5 30 ppm cá có thể chết hàng lọat (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Trong quá trình nuôi vỗ trong ao đất, hàm lượng oxy hòa tan được ghi nhận như sau: Bảng 4.7. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình của các tháng trong quá trình nuôi vỗ Thời gian nuôi vỗ Oxy hòa tan Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Sáng Chiều 2,35 5,05 2,50 6,25 1,75 5,25 2,45 6,50 Hàm lượng oxy hòa tan qua các tháng nuôi vỗ cá mè vinh thường ở mức cao vào buổi chiều và thấp vào buổi sáng. Tuy nhiên ngưỡng oxy vẫn nằm trong giới hạn mà cá mè vinh phát triển tốt, cá chỉ có hiện tượng nổi đầu nhẹ vào buổi sáng do ảnh hưởng của mật số cao, nhìn chung không ảnh hưởng đến quá trình thành thục. Bảng 4.8. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình trong quá trình kích thích sinh sản Đợt thí nghiệm Oxy hòa tan Đợt 1 Đợt 2 Cho cá đẻ Ấp trứng 6,50 7,00 7,25 6,75 Hàm lượng oxy hòa tan trung bình trong 2 đợt thí nghiệm khá tương đồng và đều ở mức cao (do có sục khí liên tục) nên đảm bảo cho cá đẻ tốt và trứng phát triển bình thường. 4.5.3. Các yếu tố môi trường khác Cá chỉ có thể thành thục khi pH dao động trong khoảng thích ứng của loài (pH = 6 – 8.5) và giá trị pH thuận lợi nhất cho sự thành thục của cá dao động với biên độ rất nhỏ (7 – 8). Việc khống chế pH thường phải kết hợp nhiều biện pháp và đi kèm với khống chế các yếu tố khác của môi trường như điều chỉnh thành phần và sinh lượng tảo trong ao (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). 31 Yếu tố pH có ảnh hưởng trực tiếp đến tính độc của 2 chất khí NH3 và H2S. Đảm bảo pH thích hợp là điều cần phải thực hiện tốt trong quá trình nuôi vỗ cũng như kích thích sinh sản. H2S và NH3 là 2 chất khí độc có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của cá nếu chúng vượt ngưỡng giới hạn. Tuy nhiên khi hàm lượng các loại khí này thấp (0.1 – 0.5 ppm) hầu như không ảnh hưởng xấu đến sự thành thục của cá. Bảng 4.9. Sự biến động của các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ Thời gian nuôi vỗ Các yếu tố Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 pH (ppm) H2S (ppm) NH3 (ppm) 8,0 0,135 0,25 7,5 0,140 0,30 7,5 0,150 0,30 7,3 0,300 0,45 vinh. Nhìn chung các yếu tố môi trường rất tốt cho nuôi vỗ thành thục cá mè Bảng 4.10. Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình kích thích sinh sản Đợt thí nghiệm Các yếu tố Đợt 1 Đợt 2 pH (ppm) H2S (ppm) NH3 (ppm) 7,5 0,150 0,150 7,5 0,050 0,150 Do nguồn nước được lấy từ sông rau muống và qua xử lý lọc sinh học trước khi sử dụng, đồng thời kết hợp hệ thống sục khí liên tục nên đảm bảo tốt cho quá trình đẻ và ấp trứng cá mè vinh. Nhận xét chung: các yếu tố môi trường đều thích hợp cho quá trình nuôi vỗ và bố trí thí nghiệm kích thích sinh sản cá mè vinh. Các thông số ở các đợt thí nghiệm chênh lệch không lớn, không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. 32 Trong cùng điều kiện thí nghiệm (về các yếu tố môi trường, mức độ thành thục của các cá thể thí nghiệm) thì hỗn hợp kích thích tố LHRHa + Dom với liều lượng: LHRHa 100 µg + 10 mg Dom/kg cá cái đã cho kết quả cao nhất về tỉ lệ đẻ, thời gian hiệu ứng. Tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở khá cao. Có thể khẳng định đây l à công thức chuẩn để kích thích sinh sản cá mè vinh hiệu quả nhất hiện nay. 33 Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận  Khi sử dụng các loại kích thích tố khác nhau cho sinh sản nhân tạo cá mè vinh thì nghiệm thức 2: sử dụng 100 µ g LHRHa + 10 mg DOM/kg cá cái cho hiệu quả cao nhất.  Nghiệm thức 1: sử dụng 6 mg não thùy/kg cá cái: cho tỉ lệ sinh sản thấp hơn, thời gian hiệu ứng kéo dài hơn kết quả ở nghiệm thức 2.  Nghiệm thức 3: sử dụng 3 mg não thùy + 1500 UI HCG/kg cá cái: chưa có tác dụng kích thích cá mè vinh sinh sản.  Sức sinh sản của cá mè vinh có tương quan tỉ lệ thuận với trọng lượng cá bố mẹ. 5.2. Đề xuất  Tiến hành nuôi vỗ cá bố mẹ trong điều kiện riêng biệt, có chế độ chăm sóc và quản lý hợp lý để cá thành thục tốt hơn.  Tiến hành thử nghiệm các liều lượng khác nhau trong kích thích sinh sản cá mè vinh. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II. 2004. Báo cáo chuyên đề Thành phần loài Thủy sản trên các thủy vực tỉnh Vĩnh Long trong Đề tài Đánh giá nguồn lợi Thủy sản và đề ra biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi Thủy sản tỉnh Vĩnh Long. Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thủy sản. sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long. 2. Danh Long Vương. 2000. Thực nghiệm sản xuất giống Cá mè vinh (puntius gonionotus) ở Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Khoa Nông nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ. 3. Dương Nhựt Long. 2004. Giáo trình Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 4. Lê Như Xuân và ctv. 1994. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường An Giang. 5. Nguyễn Hữu Trường. 1993. Kỹ thuật sản xuất cá giống. Công ty Phát hành sách Long An. 6. Nguyễn Văn Kiểm. 1993. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá mè vinh. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học – Phần Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ: 1 – 6. 7. Nguyễn Văn Kiểm. 2005. Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống cá. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 8. Phạm Văn Khánh. 1998. Kỹ thuật sản xuất giống Cá mè vinh. Nhà Xuất bản Nông nghiệp. 9. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường An Giang. 2000. Sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt. Khoa Nông nghiệp – Trường Đại Học Cần Thơ. 10. Triệu Du. 2008. Cá mè vinh. Truy cập ngày 02/01/2009. 11. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương. 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_ht_dat_8982.pdf
Luận văn liên quan