Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU

Thủy sản là ngành kinh tếmũi nhọn đã góp phần vào phát triển kinh tếcủa Việt Nam. Bên cạnh đó Cá tra(một trong những mặt hàng chủlực) đã góp phần không nhỏvào việc tăng giá trịkim ngạch xuất khẩu cho ngành thủy sản. Tuy nhiên trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu hóa, ngành thủy sản Việt Namnói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng cần có các giải pháp đồng bộlà rất cần thiết. Thịtrường EU là thịtrường lớn nhưng là thịtrường khó tính đòi hỏi gắt gao vềchất lượng và an toàn vệsinh thực phẩm, thường xuyên đưa các rào cản kỹthuật. Vì vậy, ngoài sựnổlực của doanh nghiệp cần có sựhỗtrợrất nhiều của hiệp hội và nhà nước đểngành chếbiến cá tra xuất khẩu phát triển bền vững.

pdf96 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3529 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định đảm bảo yêu cầu xuất khẩu. - Nâng cao tính cạnh tranh của cá tra xuất khẩu cả về số lượng lẫn chất lượng. - Nâng cao công tác Marketing cá tra xuất khẩu - Có cách thức phân phối cá tra vào EU một cách hiệu quả nhất. 3.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp - Phát triển cá tra theo hướng phát triển tiềm năng, thế mạnh của điều kiện khí hậu tự nhiên, tận dụng cơ hội và hạn chế những rủi ro trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Đặt biệt khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại WTO. - Phát huy theo hướng tập trung vào phát triển sản xuất và xuất khẩu cá tra vào EU có chất lượng, đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm và có thương hiệu uy tín, đảm bảo phát triển xuất khẩu cá tra hiệu quả, nâng cao thu nhập và đời sống cho lao động nghề cá. - Tập trung vào phát triển có chiều sâu từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến khâu xuất khẩu cá tra. Đồng thời gắn liền với công việc nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng . Nâng cao khả năng cạnh tranh làm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 72 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Bên cạnh việc phát triển trên phải đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu có qui hoạch tổng thể để ngành nuôi trồng, chế biến cá tra phát triển bền vững. - Nhà nước và hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, quản lí nhằm ổn định lợi ích của các bên tham gia, hạn chế rủi ro cho nhà nuôi trồng và sản xuất. Bên cạnh đó, nhà nước đứng ra thương lượng với nước nhập khẩu EU để duy trì và mở rộng xuất khẩu cá tra. 3.2: CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP – PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT Từ những phân tích các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu ở chương 2 trong việc xuất khẩu cá tra là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu cá tra sang thị trường EU. Việc phân tích trên sẽ được tổng hợp trong ma trận SWOT. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 73 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bảng 3.1 – Ma trận SWOT SWOT điểm mạnh (S) 1.Tốc độ phát triển nuôi trồng cá tra XK tăng nhanh 2.Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng chế biến cá tra XK 3.Nhiều DN chế biến cá tra của Việt Nam quan tâm kiểm soát ATVSTP 4.Họat động hỗ trợ, kiểm soát chất lượng cá tra XK của Nafi được chú trọng 5.Uy tín của cá tra vn ngày càng được biết nhiều trên thị trường EU 6.DN chế biến cá tra XK ngày càng chủ động hơn. 7.Giá cá tra XK sang thị trường EU cạnh tranh hơn so với các nước khác Điểm yếu (W) 1.Chưa quy hoạch vùng nuôi và liên kết trong sản xuất cá tra 2.KT nuôi trồng và công tác khuyến ngư còn yếu 3.Con cá tra giống chưa chú trọng 4.SX thức ăn và cung ứng chế phẩm xử lý môi trường còn nhiều bất cập 5.Người nuôi cá tra khó tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng 6.Ít DN có HACCP, ISO, Code EU 7.Lao động giản đơn, số đã qua đào tạo còn hạn chế 8.Trình độ KHCN, chế biến cá tra, trình độ quản lý doanh còn yếu 9.DN chế biến thiếu vốn dài hạn 10.Chất lượng cá tra XK còn hàn chế 11.Mặt hàng cá tra XK với hàm lượng thô cao 12.Hoạt động Marketing, tìm kiếm, am hiệu thị trường của các DN yếu Chưa có thương hiệu Cơ hội (O) 1. VN chính thức gia nhập WTO được hưởng mức thuế suất ưu đãi 2.Cơ hội tiếp thu sự tiến bộ KHCN trên thế giới 3.VN đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với châu Âu 4.EU hướng đến sản phẩm có lợi cho sức khỏe và thuận tiện trong đóng gói 5.Là thị trường sức mua lớn, ổn định 6.EU ngày càng phụ thuộc vào TS NK 7.Ngành chế biến cá tra XK của vn được NN quan tâm và được sự hỗ trợ của (Vasep) S-O 1. Chiến lược thâm nhập thị trường (S1, S3, S5, S6, S7 + O4, O5, O6) 2. Chiến lược phát triển thị trường (S2, S4, S6, S7 + O1, O3, O5, O7) W-O 1. Đẩy nhanh đổi mới CN (W1, W8 + O2, O3) 2. Xây dựng thương hiệu cá tra (W12 + O3, O7) 3. Chế biến các SP giá trị gia tăng (W11 + O2, O4, O5, O6) Nguy cơ (T) 1.Thách thức rào cản phi thương mại 2.Trên thị trường đã xuất hiện các đối thủ cạnh tranh 3.EU là thị trường yêu cầu đòi hỏi rất cao về chất lượng ATVSTP 4.Qui định gắt gao về môi trường vùng nuôi cá tra 5.Một số ưu đãi của chính sẽ bị bỏ do không phù hợp với các qui định của WTO. 6.Tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 7.Những thiếu sót và bất cập trong công tác quản lý vĩ mô của nhà nước S-T 1. Chiến lược phát triển sản phẩm (S3, S4, S5, S6 + T1, T2, T3) W-T 1. Chiến lược đa dạng hoạt động đồng tâm (W1, W11, W12 + T1,T2, T3, T4) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 74 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3.3: CÁC GIẢI PHÁP NHẦM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU Những giải pháp này nằm khắc phục những tồn tại của cá tra ĐBSCL tuần tự từ khâu nuôi trồng đến chế biến và cuối cùng là xuất khẩu cá tra. Trong từng khâu sẽ có những giải pháp cụ thể để tháo gở theo trình tự những điểm yếu của ngành cá tra ĐBSCL được liệt kê ở chương 2 (cũng được tổng hợp trong ma trận SWOT) 3.3.1 Nhóm giải pháp để hoàn thiện khâu nuôi trồng cá tra. Đây là khâu rất quan trọng vì tạo ra nguồn nguyên liệu trực tiếp cho việc xuất khẩu. Nếu không có nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng thì việc mở rộng xuất khẩu sang thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng là rất khó thực hiện 3.3.1.1. Qui hoạch vùng nuôi an toàn và xây dựng liên kết trong sản xuất cá tra : • Qui hoạch vùng nuôi an toàn: Qui hoạch vùng nuôi cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nuôi trồng cá tra xuất khẩu. Nhưng vai trò quan trọng nhất trong việc qui hoạch này là vai trò của nhà nước. Qui hoạch vùng nuôi nhằm giải quyết những hậu quả trong nuôi trồng cá tra ở ĐBSCL hiện nay như đã phân tích trong chương 2: 9 Mất cân đối trong cung cấp nguyên liệu và chế biến xuất khẩu 9 Cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu 9 Giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước tránh hiện tượng phát triển tự phát, theo phong trào, không kiểm soát được. Đây chính là nguyên nhân của sự phát triển thiếu bền vững. Mục tiêu của giải pháp Khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng, nhất là đất bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu để nuôi cá tra xuất khẩu Bố trí một cách hợp lý và đồng bộ hệ thống hạ tầng cơ sở tại các vùng nuôi tập trung trên cơ sở khoa học và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn nhằm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 75 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- hạn chế các rủi ro về môi trường, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, tránh sự xung đột giữa các ngành kinh tế, hướng tới một nền sản xuất công nghiệp sạch, an toàn và bền vững. Cách thực hiện: Nhiệm vụ này thuộc về UBND và Sở NN&PTNT (cùng với Sở Thủy sản vừa mới sáp nhập vào) các tỉnh, thành phố có điều kiện triển khai các dự án nuôi cá. Trước hết phải tổ chức điều tra rà soát qui hoạch đã có và hiện trạng nuôi cá hiện nay của địa phương, căn cứ vào tình hình môi trường, điều kiện về đất đai, diện tích mặt nước, điều kiện nuôi cá sạch, an toàn, qui chế quản lý vùng nuôi cá để tiến hành thực hiện qui hoạch. Trong quá trình phát triển vùng sản xuất tập trung, địa phương có thể chủ động điều chỉnh diện tích quy hoạch giữa các vùng nuôi trên địa bàn nhưng đảm bảo tổng diện tích vùng nuôi không vượt quá tổng diện tích quy hoạch Chỉ tiêu về diện tích, sản lượng cá nuôi cần phải căn cứ vào các qui luật của kinh tế thị trường - nhất là qui luật cung cầu, qui luật giá trị để tính toán cân đối trong quá trình qui hoạch, nhằm tạo điều kiện cho qui hoạch có tính khả thi cao, không để xảy ra tình trạng qui hoạch treo, qui hoạch trên giấy, không khả thi, không đưa được vào cuộc sống. Việc qui hoạch vùng nuôi phải gắn kết chặt chẻ giữa năng lực chế biến của doanh nghiệp và vùng nuôi Thống kê lại các nhà máy hiện có đang hoạt động chế biến cá xuất khẩu để từ đó rà soát lại qui hoạch xây dựng hệ thống nhà máy chế biến cá tra XK của từng địa phương. Trong đó chú ý điều kiện tiêu chuẩn để xây dựng một nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu phải được qui định rõ ràng để các chủ đầu tư và các địa phương có cơ sở thực hiện. Điều kiện tiêu chuẩn do cục Nafiqad qui định và theo tiêu chuẩn HACCP để quy định hướng dẫn cho các nhà đầu tư nhằm đảm bảo chế biến các mặt hàng cá tra đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái cho địa phương. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 76 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Việc qui hoạch này cần hoàn thành sớm để ngăn chặn tình trạng phát triển quá nóng như hiện nay, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao và đồng thời có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về thị trường tiêu thụ cũng như có nguy cơ thua lỗ nặng của một số DN chế biến cá tra nhỏ và vừa. • Xây dựng liên kết trong sản xuất cá tra Để xây dựng mô hình liên kết thành công cần sự hợp tác của hai chủ thể chính là doanh nghiệp và nông dân nuôi cá tra. Bên cạnh đó vai trò điều phối, chỉ đạo của nhà nước và hiệp hội Vasep cũng rất cần thiết. Mục tiêu của giải pháp Tạo sức mạnh tập thể nhằm mở rộng qui mô tránh tình trạng phát triển tự phát, manh múng. Mang lại lợi ích hài hòa cho các chủ thể tham gia, nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất. Hạn chế dịch bệnh và tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho cá tra nguyên liệu và cá tra thành phẩm xuất khẩu. Cung cấp và phản hồi thông tin kịp thời cho các chủ thể tham gia về tình hình nguyên liệu, tình hình tiêu thụ cá tra, tình hình thị trường xuất khẩu… Cách thực hiện: Trên cơ sở nghiên cứu ba mô hình liên kết của AGIFISH (mô hình nuôi cá sạch APPU), mô hình liên kết dọc của Vasep và “Mô hình hợp tác xã TACHEEN PLAIN” của Thái Lan tuy nhiên các mô hình này còn có nhược điểm: Mô hình liên kết của AGIFISH Dự án có nghiên cứu, giới thiệu một số mô hình đáng chú ý. “Mô hình liên kết dọc” ở Agifish với 3 tác nhân chính: Hộ nuôi cá, Agifish, đơn vị hỗ trợ (giống, thuốc, thức ăn cho cá). Mối liên kết này hoạt động dựa trên 2 hợp đồng chính, được ký kết giữa Agifish với 2 tác nhân còn lại. Bên cạnh đó ngân hàng cung cấp vốn cho Agifish để thực hiện các hợp đồng. Đây chính là “mô hình sản xuất khép kín gắn kết nguyên liệu và chế biến xuất khẩu thông qua Câu lạc bộ cá sạch Agifish”, từng được công luận biết đến mấy năm qua. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 77 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nhược điểm của mô hình này là chưa vượt qua được sự nhỏ lẻ ở người nuôi. Dễ thấy là Agifish chỉ có thể ký số hợp đồng rất hạn chế với hộ nuôi. “Mô hình liên kết dọc hoàn thiện” của VASEP: dựa trên cơ sở mô hình Agifish vừa nêu, nghĩa là các nhà máy cung ứng giống, thức ăn, thuốc cho các hộ nuôi cá tra, các hộ nuôi sẽ cung ứng lại nguyên liệu cho nhà máy mà mình ký kết nhận vốn đó (hợp đồng cung ứng). Ngân hàng cấp vốn cho các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu. Ngòai ra có thêm tổ chức bảo hiểm và tổ chức chứng nhận chất lượng ký hợp đồng với Cty chế biến nhưng vẫn chưa khắc phục được hạn chế của việc nuôi trồng nhỏ lẻ. Hình 3.1: “Mô hình liên kết dọc hoàn thiện” của VASEP NGÂN HÀNG BẢO HIỂM ĐỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ĐL PHÒNG KIỂM NGHIỆM ĐỘC LẬP VIỆN NGHIÊN CỨU TRẠI GIỐNG VIỆN NGHIÊN CỨU NHÀ SX THUỐC THÚ Y CÁC DỊCH VỤ KHÁC NHÀ MÁY THỨC ĂN CA!C HỘ NUÔI CÁ TRA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÁCH HÀNG NHẬP KHẨU NGƯỜI TIÊU DÙNG CÁC HỌP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ HĐ CỐT LỖI CÁC HỌP ĐỒNG CHO LKD Nguồn: Vasep “Mô hình hợp tác xã TACHEEN PLAIN” của Thái Lan rất đáng tham khảo bởi khắc phục được hạn chế của việc nuôi trồng nhỏ lẻ (đã thực hiện tốt liên kết ngang giữ người nuôi trồng với nhau) . Khác với các mô hình trên lấy Cty chế biến làm trung tâm, mô hình này lấy người nuôi làm trung tâm. Ngân hàng cấp vốn cho người nuôi và người nuôi sẽ có các hợp đồng với Cty giống, thức ăn và Cty chế biến. Ở đây, người nuôi không phải từng hộ cá thể nhỏ lẻ mà là hợp tác xã có hàng trăm hộ. Tuy nhiên ở mô hình này người nuôi trồng khó nắm được thị trường, ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 78 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- không biết được nguồn cầu của thị trường nên việc chủ động trong nuôi trồng còn hạn chế Hình 3.2 Mô hình liên kết kiến nghị: Cung cấp thức ăn, thuốc, giống NGÂN HÀNG BẢO HIỂM TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN Các nhà máy chế biến HTX nuôi trồng cá tra DỊCH VỤ: GIỐNG THỨC ĂN THUỐC Cung cấp nguyên liệu HĐ1HĐ2 HĐ3 HĐ4 HĐ5 Chuỗi giá trị sản xuất cá nuôi hình thành một cách tự nhiên giữa các chủ thể: nhà máy chế biến xuất khẩu, cơ sở nuôi cá giống, cơ sở dịch vụ (thức ăn, con giống, thuốc chữa bệnh…) ngân hàng, bảo hiểm và tổ chức chứng nhận. Các chủ thể trong mối liên kết này chịu ràng buộc bởi các hợp đồng và mối quan hệ cung - cầu do cơ chế trị trường chi phối. Trong đó có 2 liên kết chính là liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết giữa các khâu nối tiếp nhau trong một chu trình sản xuất, tuy không có cạnh tranh trực tiếp giữa các khâu, nhưng nếu không phân chia rõ lợi ích thì cũng dẫn đến đổ vỡ. Ở đây trong ngành hàng cá tra, liên kết dọc sẽ sâu chuỗi các chủ thể tham gia quá trình sản xuất, đó là: khách hàng tiêu thụ, nhà chế biến, người nuôi, nhà sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản, các nhà sản xuất giống. Bên cạnh đó, vai trò của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các tổ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 79 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- chức chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng độc lập rất quan trọng. Các mắc xích trong chuỗi liên kết này sẽ được ràng buộc với nhau bằng các hợp đồng. Trong đó: Liên kết giữa doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu và người nuôi là liên kết quan trọng nhất. Nhà máy chế biến trở thành tác nhân định hướng cho người nuôi trên cơ sở giao hợp đồng dài hạn về quy trình nuôi, số lượng ao, thời gian nuôi thả, sản lượng thu hoạch, quy cách, thu gom, ... Người nuôi (liên kết thành hợp tác xã trong liên kết ngang) sẽ hợp đồng với các nhà cung cấp thức ăn, thuốc thú y và các dịch vụ khác. Về vốn thì có thể theo phương thức hợp đồng là công ty cung ứng cho hợp tác xã 70% vốn, hợp tác xã lo 30% số vốn còn lại. Vốn từ doanh nghiệp chế biến do ngân hàng đứng ra cung cấp hoặc vốn tự có của doanh nghiệp cung ứng cho hợp tác xã. Vốn còn lại của hợp tác xã do các xã viên góp lại và một phần do ngân hàng cấp. Ngân hàng không cho hợp tác xã vay nếu không có hợp đồng tiêu thụ với DN. Giá hai bên thỏa thuận ngay từ đầu. Với những cách làm như vậy, dù giá cả có biến động thì người nuôi vẫn đảm bảo số lời nhất định có thể tính được, không bị lỗ nặng như thời gian qua. Nhà máy chế biến làm trung tâm, để thiết lập và thực hiện “trục công nghệ - thị trường” theo chuẩn quốc tế, xuyên suốt tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, nhà máy chế biến là đơn vị thuận lợi hơn tất cả, biết rất rõ về thông tin thị trường, có điều kiện tiếp xúc với ngân hàng và đặt hàng người nuôi.Vậy nhà máy chế biến cần thiết đóng vai trò chủ động trong mô hình liên kết dọc. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc công nhận hình thức liên kết này và sự phát triển bền vững của ngành. Bên cạnh đó nhà nước còn đóng vai trò đưa ra các quy định, khuôn khổ thể chế và cơ sở luật pháp để các bên thực hiện, vai trò điều hành, chỉ đạo các bộ ngành và doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ để bao tiêu hết cá tra và bảo đảm nguồn hàng cho các hợp đồng đã ký, cùng với việc thực hiện chính sách linh hoạt, đúng đắn. Trong mối liên kết này, việc quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của từng chủ thể, từng khâu khiến không ai có thể chối bỏ đồng thời cũng không ai một mình có thể hưởng lợi một cách tuyệt đối. Nhà nước ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 80 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- đóng vai trò quan trọng trong việc công nhận hình thức liên kết này và sự phát triển bền vững của ngành. VASEP sẽ đóng vai trò là người cung cấp thông tin để các bên chủ động xây dựng các chuỗi liên kết theo đúng pháp luật. Liên kết ngang: là liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh cùng sản xuất cùng một mặt hàng và cùng bán cho một nhóm thị trường.. Liên kết ngang là cách chấp nhận ý thức việc tổ chức “cộng đồng cùng mục tiêu” nhấn mạnh tính chất lợi ích. Nhóm lợi ích sẽ “vượt qua chính mình” và cùng thực hiện mục tiêu: Tăng cường phối hợp hành động trong sản xuất - kinh doanh Tăng uy tín chất lượng và hiệu quả kinh tế của cá tra trên phạm vi toàn cầu Tăng sức cạnh tranh với nước ngoài. Giảm cạnh tranh nội bộ Giảm rủi ro Giảm giá thành/chi phí sản xuất. liên kết thứ nhất: tổ chức nhóm liên kết các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu. Nguyên tắc tổ chức là: Tôn trọng tính tự nguyện, tự giác, không thể làm theo bất cứ một sức ép nào và càng không nên chạy theo số lượng, thành tích ảo. Giám đốc các Cty nên gặp gỡ bàn bạc trao đổi thật cặn kẽ, cụ thể, rõ ràng trước khi thực hiện. Đặc biệt là cũng cần tạo cơ sở pháp lý tối thiểu để khi thực hiện sẽ thuận lợi hơn trong giải quyết các bất đồng Liên kết thứ hai là: người nuôi liên kết lại với nhau thành hợp tác xã (HTX sẽ là đầu mối trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp) để tạo ra nguồn nguyên liệu và có đủ sức mạnh để cân đối, đàm phán và thương lượng với các DN. Muốn có sức mạnh, người nuôi chỉ có cách liên kết và đấu tranh bảo vệ quyền lợi nhau thì mới tồn tại và phát triển ổn định và bền vững. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 81 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của những mối liên kết này phụ thuộc chủ yếu vào sự chuyển biến về nhận thức của người nuôi và doanh nghiệp. Việc thực thị này dễ hay khó là do nhận thức con người và do hệ thống hỗ trợ các chính sách của nhà nước. Do đó công tác tuyên truyền lợi ích của liên kết trong dân và doanh nghiệp là rất quan trọng để từ đó nâng cao nhận thức trong việc thực hiện các cam kết trong những liên kết. Vì vậy mới có thể giúp cho ngành chế biến cá tra xuất khẩu phát triển bền vững. 3.3.1.2 Nâng cao công tác khuyến ngư và nâng cao kỹ thuật nuôi trồng cá tra sạch • Nâng cao công tác khuyến ngư Công tác này thuộc Sở nông nghiệp phát triển nông thôn, sở khoa học công nghệ, viện nghiên cứu thủy sản, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật của các trường đại học Mục tiêu của giải pháp: Nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác khuyến ngư để chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng tốt, hiệu quả cho bà con nông dân Có kỹ thuật nuôi trồng mới này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trồng nước từ chất thải trong nuôi cá tra gây ra, giảm tỉ lệ mắc bệnh ở cá tra từ đó tăng hiệu quả trong nuôi trồng cho nông dân. Cách thực hiện: Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư các tỉnh thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm giúp cán bộ khuyến ngư được tiếp cận và bổ sung các kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực nuôi cá tra. Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền Luật Thủy sản và Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thông qua các văn bản pháp luật cũng như kết hợp tập huấn kỹ thuật để tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về việc bảo vệ, phát triển và khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 82 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nhà nước quan tâm hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nghiên cứu những phương pháp nuôi cá tra mới mang lại hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo không phá hủy môi trường nước. Hay nghiên cứu những cách chữa bệnh mới cho cá tra nhưng không làm cho cá tra bị nhiễm hóa chất cấm theo tiêu chuẩn của Eu. • Nâng cao kỹ thuật nuôi trồng cá tra sạch nhằm hòan thiện khâu nuôi cá tra thương phẩm. Đây là khâu rất quan trọng nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu tốt cho sản xuất. Do đó đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữ hộ nuôi trồng cá tra, các doanh nghiệp, nhà nước và Nafi. Mục tiêu của giải pháp Nhằm đảm bảo chất lượng cá tra không bị nhiễm các chất kháng sinh bị cấm Nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi Đảm bảo sạch môi trường nước Cách thực hiện: 9 Áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến và ATVSTP, trong đó ưu tiên áp dụng các giải pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nuôi giúp cá chóng lớn, kích cỡ đồng đều, thịt trắng. Hiện nay đã có chế phẩm sinh học để xử lý nước trong quá trình nuôi cá rất có hiệu quả, có thể vừa làm sạch môi trường nước vừa làm cho cá nuôi có thịt trắng. Chế phẩm này đã được viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thử nghiệm thành công để sử dụng trong nuôi cá đạt kết quả rất tốt. 9 Trong giai đoạn nuôi, ngư dân phải nghiêm ngặt áp dụng các tiêu chuẩn SQF như - Lựa chọn địa điểm nuôi và xử lý ao nuôi cẩn thận. - Chọn lựa con giống khoẻ, có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận sạch bệnh. Thả nuôi với mật độ vừa phải, nguồn nước phải hợp vệ sinh cho cá cũng như cho môi trường xung quanh. - Định kỳ phân loại cá và không nên nuôi cá có nhiều kích cỡ khác nhau trong cùng một ao. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 83 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Dùng thức ăn viên đã qua thử nghiệm, tránh tự chế biến thức ăn, giám sát việc cho ăn. - Loại bỏ cá chết hoặc sắp chết hoặc cá bệnh mỗi ngày một lần, tránh việc ném cá chết ra dòng nước. - Có trách nhiệm trong việc sử dụng hóa chất và thuốc thú y thủy sản, dùng thuốc đúng liều lượng để phòng trị bệnh cho cá sau khi đã được chẩn đoán kỹ lưỡng. 9 Ngoài ra giai đoạn nuôi vỗ cũng phải áp dụng danh mục kiểm tra nghiêm ngặt như ao nuôi, thức ăn, chất lượng nước, chất thải, sức khoẻ của cá. Gợi ý về quản lí và xử lí nếu không thực hiện đúng khâu này như sau: theo trình bày ở trên, các hộ nuôi cá tra sẽ liên kết ngang thành các hợp tác xã nuôi cá tra sạch theo tiêu chuẩn SQF. Hợp tác xã nào làm đúng theo tiêu chuẩn này sẽ được cấp giấy chứng nhận nuôi sạch của cục quản lý nông lâm thủy sản (Nafiqad). Các doanh nghiệp có thể an tâm mua nguyên liệu của các hợp tác xã này. Định kỳ hàng quí, hàng năm. Nafi cử các bộ xuống kiểm tra hoạt động của các hợp tác xã này (như việc Nafi thường xuyên kiển code của các nhà máy chế biến). Nếu các hợp tác xã nào không thực hiện đúng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc sẽ bị rút lại giấy chứng nhận 3.3.1.3 Hòan thiện khâu sản xuất con cá tra giống: Mục tiêu của giải pháp: Nhằm đưa ra thị trường con giống có chất lượng tốt, kháng bệnh tốt nhằm giảm chi phí nuôi cho bà con nông dân Kiểm soát được dịch bệnh từ khâu con giống ngay từ lúc đầu. Đảm bảo tạo ra nguồn cung ứng con giống ổn định phục vụ tốt công tác ổn định nguồn cá tra nguyên liệu xuất khẩu Cách thực hiện: 9 Xây dựng hệ thống sản xuất cá tra giống gồm có: Viện nghiên cứu cá tra giống, các trung tâm giống ở các tỉnh: An giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và các cơ sở cá giống. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 84 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trong đó vai trò của Viện nghiên cứu cá tra giống: Nghiên cứu để bảo tồn, nuôi dưỡng đàn cá bố mẹ khoẻ, sạch bệnh để cung cấp cho các trại giống. Nếu có thể nên chú ý phát triển, lưu giữ đàn cá giống gốc ông bà Nghiên cứu để lai tạo, hoặc đánh bắt trong tự nhiên đàn cá bố mẹ có chất lượng tốt, đặc biệt là cá thịt trắng, nuôi chóng lớn để nuôi dưỡng, bảo tồn và cung cấp cho các trại giống sinh sản nhân tạo giống cá có chất lượng và giá trị kinh tế cao Đầu tư cho nhiệm vụ này cần có sự hỗ trợ vốn của nhà nước. Vai trò của các trung tâm giống: Hướng dẫn nông dân sử dụng giống tốt và các biện pháp để phòng ngừa bệnh ở cá tra giống. Theo sát diễn biến tình hình nuôi của các cơ sở bán cá giống và thông tin kịp thời, có những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng cá tra Vai trò của các cơ sở nuôi các giống Trực tiếp nuôi và bán cá giống cho nông dân do đó cần 9 Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư thêm các cơ sở sản xuất cá giống có chất lượng cao. Các doanh nghiệp chế biến cá xuất khẩu nên nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực này, cùng với việc đầu tư vùng nuôi cá thương phẩm, làm nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến. 9 Lập bộ phận trực tiếp kiểm tra các cơ sở nuôi cá giống: Hiện nay chưa có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng cá tra giống do đó cần có cơ quan chức năng để kiểm sóat quá trình này. Có thể Nafi lập bộ phận kiểm tra quá trình sản xuất giống: không được dùng hóa chất kháng sinh quá ngưỡng cho phép. Đặc biệt là không được sử dụng thuốc kích dục hay các loại hóa chất kháng sinh bị cấm sử dụng, vì đây chính là những nguyên nhân làm chất lượng cá giống thấp, kém và không đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình nuôi do số lượng hao hụt rất lớn. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 85 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9 Viện nghiên cứu giống và các trung tâm giống phối hợp với các trường đại học để nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình bảo tồn, lai tạo con giống tốt 9 Nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu, chuyển giao của viện nghiên cứu cá giống và các trung tâm giống Kinh phí hoạt động của viện nghiên cứu cá tra giống Ngân sách nhà nước cấp cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ nguồn tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Từ nguồn cung cấp cá tra giống tốt, sạch bệnh cho các trại giống. Kinh phí hoạt động của trung tâm giống cá tra giống Thu từ thực hiện hợp đồng dịch vụ khuyến ngư với hộ nuôi cá tra. Từ nguồn cung cấp cá tra giống tốt, sạch bệnh cho các trại giống. 3.3.1.4: Hòan thiện các dịch vụ phụ trợ Các dịch vụ phụ trợ chính ở đây là các nhà máy chế biến thức ăn và các nhà máy sản xuất thuốc thú y để chữa bệnh cho cá. Mục tiêu là xây dựng cơ sở chế biến thức ăn của Việt Nam để sản xuất thức ăn viên thay thế thức ăn tự chế nhằm dần dần ổn định và đồng đều về chất lượng thịt cá, hạn chế ô nhiễm môi trường và đặc biệt là hạn chế sự phụ thuộc vào thức ăn viên của các nhà máy nước ngòai. 3.3.1.5: Đảm bảo nguồn vốn cho nuôi trồng cá tra Đảm bảo nguồn vốn cho nuôi trồng cá tra là rất quan trọng. Nguồn vốn này có thể có từ hai nguồn cung là ngân hàng và các doanh nghiệp chế biến cá tra. Về phía nhà nước: Hoàn thành các thủ tục chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn thế chấp của các ngân hàng. Triển khai triệt để các Chương trình, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các chủ trương của ngành trên địa bàn vùng để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia nuôi cá tra tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư sản xuất. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 86 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Về phía ngân hàng: với các hợp tác xã trong đó có sự liên kết nhiều hộ nông dân sản xuất sẽ được ưu tiên hỗ trợ các nguồn vốn vay tín chấp từ phía ngân hàng. Về phía doanh nghiệp: các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu có thể cấp vốn cho các hợp tác xã nuôi cá tra bằng cách góp vốn nuôi cá tra, hoặc cung cấp thức ăn, thuốc chữa bệnh cho các hợp tác xã và sau đó là bằng các hợp đồng ràng buộc bao tiêu sản phẩm. 3.3.2. Hoàn thiện và phát triển các doanh nghiệp chế biến: Mục tiêu của giải pháp Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn EU Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu Việt Nam Cách thực hiện: 3.3.2.1: Bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu sang Eu phải đạt và thường xuyên quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP. Các doanh nghiệp phải đảm bảo qui trình chế biến theo tiêu chuẩn HACCP, tiêu chuẩn GPM. Luôn kiểm soát chặt vi khuẩn, tạp khuẩn trong khâu sơ chế cá tra để đảm bảo chất lượng. Nafiqed tiếp tục tăng cường công tác hỗ trợ doanh nghiệp chế biến cá tra về mặt kỹ thuật để áp dụng HACCP. Tiếp tục đặt ra qui định bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp chế biến cá tra phải áp dụng HACCP. Nafi thường xuyên kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp chế biến cá tra áp dụng HACCP và xử lí kịp thời, nghiêm khắc các doanh nghiệp không sản xuất theo đúng tiêu chuẩn Eu. 3.3.2.2: Nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động: Doanh nghiệp thường xuyên cử công nhân giỏi tay nghề tham gia các khóa học về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiến xa hơn là tất cả các công nhân của doanh nghiệp đều được tham gia khóa đào tạo về HACCP ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 87 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Doanh nghiệp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp mình nhằm nâng cao nhận thức và thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người sản xuất và kinh doanh. 3.3.2.3: Nâng cao trình độ quản lí và đầu tư đổi mới công nghệ chế biến Nâng cao trình độ quản lý bằng cách cử đội ngũ cán bộ tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn, cử cán bộ tham gia hội chợ ở nước ngoài để tìm hiểu và bắt kịp xu hướng thị trường, tiếp thu trình độ công nghệ tiên tiến. Thường xuyên nghiên cứu và nắm bắt kịp thời những thông tin mới, những yêu cầu mới về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm ở thị trường này. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ có đầu tư công nghệ mới có khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường. Do đó nhanh chóng đổi mới công nghệ, học tập những qui trình chế biến thủy sản tiên tiến của các nước trên thế giới nhằm nâng cao năng suất, tạo ra các sản phẩm mới nằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cá tra là rất cần thiết. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến có thể kêu gọi đầu tư nước ngoài qua hình thức liên doanh, hỗ trợ công nghệ để thực hiện đổi mới máy móc thiết bị. Doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hướng đến xây dựng phòng kiểm nghiệm, trang bị máy như máy dò kim loại, máy phân tích vi sinh, kháng sinh để kiển soát chất lượng từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm cuối cùng. 3.3.2.4: Giải quyết tốt vấn đề vốn cho các doanh nghiệp chế biến Các ngân hàng có chính sách cho vay ưu đãi với lãi suất hợp lý đối với các doanh nghiệp chế biến cá tra Các doanh nghiệp phải tự thân vận động trong vấn đề giải quyết vốn dài hạn của mình. Các doanh nghiệp chế biến có thể thực hiện cổ phần hóa để huy động vốn để đẩy mạnh đổi mới nhà xưởng, đầu tư công nghệ chế sản xuất mới. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 88 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể hợp tác với khách hàng của mình, khách hàng sẽ đầu tư công nghệ để sản xuất một dạng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng bằng công nghệ đó. 3.3.3 Giải pháp để thâm nhập thị trường EU xuất khẩu: Mục tiêu của giải pháp Nâng cao kim ngạch xuất khẩu Khẳng định vị thế cá tra trên trường quốc tế nói chung và EU nói riêng Cách thực hiện: 3.3.3.1: Nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu Các doanh nghiệp phải quan tâm và xem đây là vấn đề sống còn của doanh nghiệp không chỉ riêng cho xuất khẩu cá tra trên thị trường Eu mà cho tất cả hàng thủy sản Việt Namtrên tất cả các thị trường. Nhà nước cần có biện pháp xử lí mạnh hơn và Nafi thường xuyên kiểm chất lượng hàng xuất đi. Nghiêm cấm có hành vi tiêm chích chất tăng trọng vào cá tra, gian lận mạ băng. Việc nâng cao chất lượng này không đồng nghĩa với việc giảm giá thành (bằng cách quay tăng trọng để giảm định mức sản xuất, tăng mạ băng)… mà quan trọng là phải nâng cao tay nghề của công nhân để nâng cao năng suất và nâng cao trình độ của bộ phận quản lý để quản lý một cách có hiệu quả nhất, đổi mới công nghệ để có hiệu suất cao hơn 3.3.3.2 Tăng cường sản phẩm giá trị gia tăng và thay đổi đóng gói cho phù hợp với thị hiếu của thị trường Eu. Bên cạnh quản lý tốt chất lượng cũng cần chú ý đến khâu bao bì đóng gói sản phẩm, nhãn mác theo tiêu chuẩn Châu Âu và xu hướng tiêu dùng là đóng gói nhỏ gọn.. Ngoài ra, trước xu hướng thay đổi tiêu dùng là hướng đến sản phẩm có lợi cho sức khỏe và hướng đến sự thuận tiện. Các doanh nghiệp sản xuất cá tra cần đổi mới công nghệ và nghiên cứu những sản phẩm mới để thích nghi với những nhu cầu mới. Trong những dịp đi hội chợ ở EU, các doanh nghiệp nên chú ý đến những sản ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 89 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- phẩm chế biến từ thủy sản trong siêu thị hoặc ở nhà hàng cộng thêm việc tìm hiểu thị trường của doanh nghiệp để đưa những sản phẩm thích nghi với thị trường (phù hợp với khẩu vị, sở thích của thị trường EU), sản phẩm giá trị gia tăng có thể là cá tra tẩm bột, cá tra xông khói, cá tra đồ hộp…Tuy nhiên muốn thực hiện được như vậy, doanh nghiệp chế biến cần xây dựng nhà xưởng riêng, đặc biệt, tách biệt với nhà xưởng chế biến cá tra fillet và phải nghiên cứu rất kỷ sở thích tiêu dùng của thị trường mới có thể thành công trong việc xuất khẩu hàng giá trị gia tăng này. 3.3.3.3: Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại: - Internet: Internet là kênh truyền tải thông tin rất thuận lợi. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần thiết lập website riêng để giới thiệu hình ảnh, năng lực và sản phẩm của công ty và cung cấp thông tin qua mạng cho khác hàng. Đây là cách vừa thuận tiện cho khách hàng truy cập, tìm kiếm nhà cung ứng dễ dàng và ít tốn kém. - Tham gia hội chợ triễn lãm: Các doanh nghiệp chế biến tham gia các hội chợ chuyên ngành thủy sản hàng năm được Vasep tổ chức. Doanh nghiệp có thể tham gia hội chợ trong nước hoặc ở nước ngòai. Mặc dù tham gia hội chợ ở nước ngoài là tốn kém nhưng hiệu quả là rất cao vì từ đây doanh nghiệp có thể giới thiệu trực tiếp sản phẩm của mình, tìm kiếm khác hàng tiềm năng, gặp trực tiếp khách hàng của cty để từ đó hiểu thêm về họ và đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của họ. Do đó tham gia hội chợ là cách tốt nhất để quảng bá hình ảnh và thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Hội chợ Brussle ( Bỉ), hội chợ Conxemar (Tây Ban Nha) - Thiết kế Catalogue: Các doanh nghiệp thiết kế catalogue thật đẹp, ấn tượng phù hợp với văn hóa Châu Âu. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể làm phim về doanh nghiệp trên dĩa VCD. Do dĩa VAC được hỗ trợ bằng âm thanh và hình ảnh nên hiệu quả khá cao. - Ngòai ra các doanh nghiệp nên quảng cáo trên tạp chí thương mại thủy sản và tạp chí thủy sản thế giới ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 90 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Như đã trình bày trên, việc tìm kiếm thông tin, việc am hiểu thị trường của doanh nghiệp còn yếu vì vậy các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra cần lập bộ phận chuyên nghiên cứu về thị trường và tiếp thị tìm kiếm khách hàng riêng. Sau khi bộ phận này tìm được khách hàng sẽ chuyển khách hàng này cho bộ phận bán hàng. 3.3.3.4 Tập trung xây dựng thương hiệu cho cá tra ĐBSCL và thương hiệu riêng cho doanh nghiệp. Nhà nước và Vasep kết hợp thực hiện xây dựng thương hiệu cho cá tra ĐBSCL. Hiện nay trên thị trường Eu sử dụng tên khoa học Pagasius Hypothalmus trong thương mại. Do đó tốt nhất ta xây dựng thương hiệu cho con cá tra ở thị trường này là dùng tên gọi Pangasius. Trong quá trình xây dựng thương hiệu luôn nhấn mạnh đây là cá tra nuôi sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo đạt tiêu chuẩn tiêu dùng cho công đồng EU. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng chú ý để xây dựng thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp mình 3.3.3.5: Thành lập hiệp hội cá tra Việt Nam Ngành cá tra cần có hiệp hội cá tra Việt Nam. Trong đó chia ra thành từng hội nhỏ như hội doanh nghiệp xuất đi EU, hội doanh nghiệp xuất sang Nga, hay hội xuất đi Ai Cập, Uraina…. Hiệp hội này sẽ có thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được nhà nước giao để ứng xử với các bên liên quan như DN, người nuôi, nhà sản xuất thức ăn,… Trong các công việc như quy định giá, khối lượng xuất khẩu, sản lượng, diện tích và mùa vụ nuôi, và giá bán cá nguyên liệu, quy định chất lượng cá tra xuất khẩu cho từng thị trường cụ thể. Hiệp hội cá tra tổ chức phải có tiếng nói thực sự trong việc phát triển sản xuất và xuất khẩu, cũng như trong xử lý tranh chấp, ban hành các chế tài đối với các hội viên của hiệp hội ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 91 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3.3.3.6: Kênh phân phối cá tra chủ yếu của Việt Nam vào EU Doanh nghiệp xuất khẩu Cty nhập khẩu nhà bán lẻ người tiêu thủy sản Việt Nam thủy sản EU nội địa (siêu thị) dùng cuối cùng Cty sản xuất thủy sản EU Ở đây cá tra xuất khẩu hầu hết mang nhãn hiệu của các cty nhập khẩu hoặc các cty sản xuất thủy sản EU. Sau đó chúng mới được đưa vào hệ thống bán lẻ hệ thống siêu thị rồi mới đến người tiêu dùng cuối cùng. Do đó chúng ta phải xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp. Bước đầu doanh nghiệp có thể nhờ khách hàng lâu năm trung thành của mình phân phối sản phẩm cá tra với thương hiệu công ty của mình và trả tiền hoa hồng cho khách hàng đó để hàng của doanh nghiệp mình được đưa và hệ thống siêu thị. Hoặc có thể làm việc trực tiếp với hệ thống siêu thị để đưa sản phẩm cá tra với thương hiệu của doanh nghiệp hoặc thuơng hiệu của siêu thị cung cấp nhằm rút ngắn chuỗi phân phối. 3.3.4 Kiến nghị về cơ chế, chính sách, vai trò của nhà nước Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá tra ĐBSCL sang thị trường EU, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp thì vai trò của Nhà nước rất quan trọng: Hỗ trợ về tiếp cận thị trường và tiếp thị sản phẩm - Việt Namcần tăng cường ngoại giao, phát triển mối quan hệ song phương Việt -EU - Đưa doanh nhân sang EU làm việc, học tập, nghiên cứu thị trường, xu hướng tiêu dùng tại thị trường EU - Nhà nước kích thích động viên doanh nghiệp tìm kiếm thị trường: cung cấp cho doanh nghiệp thông tin thị trường. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 92 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hỗ trợ của nhà nước về thông tin - Thường xuyên cập nhật thông tin chính xác về tình hình thị trường tiêu thụ cá tra nói chung và cá tra ở Eu nói riêng - Cung cấp thông tin về tình hình nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến cá tra trong nước Hiện nay doanh nghiệp có thể truy cập vào trang Web của hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam(Vasep), đặt mua ấm phẩm thương mại thủy sản hàng tháng, bản tin thương mại thủy sản hàng tuần để nắm bắt thông tin thị trường Hỗ trợ về vốn và lãi suất: - Khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào họat động nuôi trồng chế biến cá tra xuất khẩu. Tăng cường và nâng cao hiệu quả họat động của các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp như quỹ hỗ trợ đầu tư, tái đầu tư vào sản xuất nhằm giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ đủ vốn cho họat động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là: - Có cơ chế cho phép ngân hàng tiếp tục cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ta được vay vốn theo lãi suất thấp để duy trì và phát triển sản xuất khẩu - Có chính sách giúp người nuôi giảm được thuế khi mua thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, thuốc, hóa chất và các loại vật tư phục vụ nuôi trồng vá tra. - Chỉ đạo các địa phương tổ chức các hình thức cho vay đa dạng thông qua doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, DN chế biến, ứng vốn theo tiến độ nuôi, nuôi gia công, tổ chức nuôi theo hợp tác xã... Quản lý trại nuôi và vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn và quy hoạch. - Tổ chức tuyên truyền, vận động và xúc tiến sớm việc ký kết hợp đồng với nông dân; đại diện của ngân hàng ký bảo chứng hợp đồng; - Kiểm tra và giám sát việc thực hiện qui hoạch vùng nuôi cá tra - Thống kê, chủ động có giải pháp cân đối sản lượng sản xuất và tiêu thụ; Nhanh chóng xã hội hóa công tác kiểm tra chất lượng cá tra - Gia tăng trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong việc tự quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến; ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 93 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Tăng cường tập trung kiểm tra các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu - Hỗ trợ thành lập và cấp phép ủy quyền cho các phòng kiểm nghiệm tư nhân - Khuyến khích phát triển hệ thống kho lạnh và kho lạnh ngoại quan. - Tăng cường hệ thống kho lạnh thủy sản; sớm xây dựng quy hoạch tổng thể về hệ thống kho lạnh thương mại, bổ sung năng lực cho hệ thống hiện tại; - chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư, ưu tiên cho thuê đất, hỗ trợ lãi suất vay ngoại tệ nhập khẩu trang thiết bị kho lạnh đông,... để khuyến khích doanh nghiệp xây kho đông lạnh; Tăng cường hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, hỗ trợ đấu tranh chống các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật, tranh chấp thương mại. - Tăng nguồn tài chính cho Chương trình xúc tiến thương mại, ưu tiên cho các hoạt động xúc tiến thương mại tại những thị trường quan trọng (như EU, Nhật, Hoa Kỳ, Nga - Đông Âu) và các thị trường mới khai phá; song song với việc ban hành các quy định nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại Tóm tắt chương 3 Trên cơ sở phân tích thực trạng họat động ngành chế biến cá tra xuất khẩu, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó đã đề ra các các giải pháp thực hiện để giữ vững và mở rộng thị trường EU Để thực hiện mục tiêu trên, ngòai các giải pháp như ổn định nguồn nguyên liệu cả về chất lượng lẫn số lượng, nâng cao chất lượng cá tra xuất khẩu, ứng dụng khoa học công nghệ, các cách để xúc tiến xuất khẩu thì việc liên kết giữa của mắc xích trong chuỗi liên kết với vai trò điều phối của nhà nước là rất quan trọng. Bên cạch đó để ngành chế biến cá tra xuất khẩu cũng cần những chính sách hỗ trợ rất lớn của nhà nước như về vốn, về ưu đãi lãi suất, về thông tin… ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 94 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN KẾT LUẬN Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn đã góp phần vào phát triển kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó Cá tra(một trong những mặt hàng chủ lực) đã góp phần không nhỏ vào việc tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cho ngành thủy sản. Tuy nhiên trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu hóa, ngành thủy sản Việt Namnói chung và xuất khẩu cá tra nói riêng cần có các giải pháp đồng bộ là rất cần thiết. Thị trường EU là thị trường lớn nhưng là thị trường khó tính đòi hỏi gắt gao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, thường xuyên đưa các rào cản kỹ thuật. Vì vậy, ngoài sự nổ lực của doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ rất nhiều của hiệp hội và nhà nước để ngành chế biến cá tra xuất khẩu phát triển bền vững. Đề xuất giải pháp xuất khẩu cá tra vào thị trường EU để cá tra thâm nhập vào thị trường ngày càng sâu rộng được thực hiện trong đề tài này. Hy vọng sẽ có được sự hợp tác của rất nhiều đề tài khác bổ trợ, để cá tra thực sự có thể đứng vững không chỉ trên thị trường EU mà trên tất cả các thị trường khác trên Thế giới. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu Trang 95 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo hiện trạng và đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá traTP Cần Thơ (2006) 2. Bộ công nghiệp (2003), “Việt Namtrên đường hội nhập và thị trường thế giới”, Nhà xuất bản Thanh Niên 3. Bộ thủy sản (2006), “Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và tần nhìn 2020”, Hà nội 4. Nguyễn Thị Liên Diệp, Ths Phạm Văn Nam (1997), “Chiến lược và chính sách kinh doanh”, Nxb Thống kê 5. Lưu Thanh Đức Hải (2008), “Cấu trúc thị trường và chuỗi giá trị ngành hàng cá tra, basa tại Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế 6. Nguyễn Văm Nam (2005), “Thị trường xuất – nhập khẩu thủy sản”, Nxb thống kê Hà Nội 7. Phạm Hòang Phương (2004) “Bài học kinh nghiệm qua 2 vụ kiện bán phá giá cá basa và tôm vào thị trường Mỹ”, Tạp chí thuế nhà nước 8. Võ Thanh Thu (2002), “Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, Nxb thống kê 9. Fredr.David, “Khái luận về quản trị chiến lựợc”, Nxb thống kê 10. Tạp chí thương mại thủy sản các số 4,5,6,10,11,12/2003- 4/2008. 11. Nam 12. Nam ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sang thị trường Eu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_day_manh_xuat_khau_ca_tra_khu_vuc_dong_bang_song_cuu_long_sang_thi_truong_eu_2421.pdf
Luận văn liên quan