Thủ tục đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam

Đề tài dài 30 trang CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÁNG CHẾ 1.1. Một số khái niệm về quyền sáng chế 1.1.1. Khái niệm về quyền sáng chế công nghiệp 1.2. Vai trò và chức năng của sáng chế 1.3. Chủ thể có quyền tham gia đăng ký sáng chế 1.4. Thủ tục đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam 1.4.1. Nguyên tắc nợp đơn đăng ký sáng chế 1.4.2. Nội dung đơn đăng ký sáng chế 1.4.3. Hồ sơ đăng ký sáng chế 1.5. Điều kiện để được đăng ký độc quyền sáng chế CHƯƠNG II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ ĐỘC QYỀN SÁNG CHẾ Ở ViỆT NAM 2.1. Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế 2.1.1. Tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế 2.1.2. Công bố đơn đăng ký sáng chế 2.1.3. Bảo mật đơn đăng ký sáng chế trước khi công bố 2.1.4. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế 2.2. Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế 2.3. Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế Quốc tế CHƯƠNG III KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ 3.1. Thực trạng đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam 3.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam 3.3. Người có quyền khiếu nại 3.4. Giải pháp và hướng hoàn thiện

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2663 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thủ tục đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng góp nhiệt tình của Thầy (Cô) và các bạn. Để hoàn thành được niên luận này tác giả rất chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Phan Khôi đã tận tình hướng dẩn trong suột thời gian thời gian thực hiện. MỤC LỤC CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÁNG CHẾ 1.1. Một số khái niệm về quyền sáng chế 1.1.1. Khái niệm về quyền sáng chế công nghiệp Sáng chế công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có những đặc tính chung của tài sản trí tuệ. Đây là sản phẩm của sáng tạo, có tính chất vô hình,….tuy nhiên về nội hàm của khái niệm sáng chế công nghiệp xét trên phạm vi thế giới rất là chung chung. Theo pháp luật của Việt Nam thì “ sáng chế là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.” (theo khoản 12 điều 4 luật SHTT 2005 ). Theo nghĩa rộng sáng chế là những hoạt động của sáng tạo, khi tạo ra sản phẩm hay quy trình phục vụ cho sản xuất, ứng dụng…Trong cuộc sống về mặt pháp lý có thể hiểu rằng, sáng chế là đề cập đến các quyền được nhà nước công nhận theo một hệ thống điều kiện sáng chế mà nhà nước quy định. Nhằm đảm bảo những giải pháp kinh tế trong cuộc sống. Quy trình của một sản phẩm tạo ra và được áp dụng trong thực tế được xem là có tính mới trong cuộc sống. Trong tình hình đất nước ta hiện nay ngày càng phát triển, con người tiếp cận với khoa học công nghệ ngày càng cao. Nên việc phát minh và sáng chế ra nhưng sản phẩm mới để phục vụ cho nền kinh tế nước ta và phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Hiện nay thực trạng nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề đặt ra như : Tình trạng ô nhiễm môi trường, mạng lưới giao thông ách tắc. Vậy để giải quyết những vấn đề nóng bỏng này thì phải có những phát minh và sáng chế mới để giải quyết. Theo quy định tại khoản 1 điều 60 luật SHTT 2005 Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Từ đó, sáng chế được xem là một cái mới chưa từng xuất hiện trước đó, và chưa bị bộc lộ dưới bất kỳ hình thức nào thì được xem là một sáng chế. Nếu một sản phẩm mà mình tạo ra được xem là một sáng chế nhưng trước đó đã có người sử dụng rồi, mặt dù không được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống. Như vậy cũng không được xem là một sáng chế. Theo quy định tại điều 62 Luật SHTT năm 2005 Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. Khả năng áp dụng công nghiệp là thuật ngữ được sử dụng nhằm chỉ ra khả năng sáng tạo và sáng chế sản xuất, hoặc khả năng thực hiện hay sử dụng trong thực tiễn của sáng chế. Thuật ngữ công nghiệp được dùng để chỉ ra các hoạt động trong thực tiễn bao gồm các công việc sau: sử dụng máy móc, vận hành sản xuất mà còn bao gồm cả các quy trình khác như quy trình làm phân tán sương mù hoặc quy trình chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. “Công nghiệp” được hiểu là bao hàm tất cả những cái được nêu trên. Theo quy định tại điều 61 luật SHTT 2005 : “Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.” Như vậy để biết một sáng chế có sáng tạo hay không thì không phải chuyện dễ dàng chút nào. Chúng ta phải lần lượt tiến hành so sánh và tập hợp đặc điểm của sáng chế đó với một sáng chế tương tự để tìm ra được cái hay, cái mới của một sáng tạo vừa được sáng chế ra. Nhưng đối với yêu cầu sáng tạo ở cùng một lĩnh vực thì một câu hỏi được đặt ra ở đây là , trình độ sáng chế này được xem là sáng tạo đối với một người có trình độ trung bình trong cùng một lĩnh vực nhưng đối với một người có trình độ cao cũng ở lĩnh vực đó nói rằng đây cũng chưa được gọi là một sáng tạo, đó chỉ là ý tưởng không thì sao? Vậy một sáng tạo được xem là một sáng chế có trình độ thì cần phải được trình bày trước một hội đồng khoa học để được đánh giá về mặt hình thức và cả nội dung, để xem sáng chế này có đủ căn cứ để xem là một sáng chế có trình độ hay không. 1.2. Vai trò và chức năng của sáng chế *Chức năng của sáng chế Chức năng thúc đẩy hoạt đông sáng tạo Tình hình kinh tế ngày càng phát triển, con người ngày càng tiếp cận với KHCN nên việc phát minh, sánh chế ra những sản phẩm ngày càng thích hợp, tiện nghi là đòi hỏi vô cùng thiết yếu trong thời buổi hiện nay. Việc tạo ra một sản phẩm mới là một yếu tố có tính cạnh tranh, tạo ra lợi thế trên thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế. Do đó, chúng ta rất khó khăn đánh giá được lợi ích kinh tế, thương mại của chức năng này, nó mang lại giá trị kinh tế, cho sáng chế. Chức năng nâng cấp chất lượng sản phẩm Cùng với chức năng hoạt động sáng tạo của sáng chế hướng đến sự thúc đẩy hoạt động sáng tạo thì tác giả cũng quan tâm đến sự tiện dụng trong việc sử dụng sản phẩm. do đó sáng chế cũng đồng thời chú ý đến khía cạnh sử dụng tiện lợi của sản phẩm với sáng chế tạo ra. Chức năng bảo vệ những ý tưởng của chủ thể nếu họ đăng ký sáng chế Nếu như chủ sở hữu không đăng ký sáng chế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì khi xảy ra tranh chấp họ sẽ không có cơ sở pháp lý để kiện các cơ sở sản xuất khác khi ăn cắp quá trình, hay giải pháp kinh tế của mình. Điều này sẽ rây ra những thiệt hại không nhỏ về vật chất và uy tính của các doanh nghiệp, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập ngày nay khi trên thị trường xuất hiện những hàng hóa giống nhau về chất lượng, chính vì lý do đó đăng ký sáng chế là yêu cầu cần thiết để hạn chế những tổn thất về sau cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động hợp pháp. * Vai trò của sáng chế Đối với chủ sở hữu sáng chế - Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc tạo ra sản phẩm có cùng chất lượng, cho nên như thế vị thế cạnh tranh sẽ được tăng lên và nền kinh tế củng được thúc đẩy phát triển. - Chủ thể có quyền sử dụng sáng chế đó, ngăn cấm người khác sản xuất, đưa vào lưu thông trên thị trường để sinh lợi từ cac sản phẩm có chất lượng đang được bảo hộ với danh nghỉa là sáng chế. - Đăng ký một sáng chế giá trị góp phần thu lợi vốn đầu tư thích đáng dành cho sáng chế khi tạo ra một sản phẩm có liên quan để tăng lợi nhuận. - Đem lại cho chủ sở hữu sáng chế một khoản thu nhập bù đắp cho những chi phí đã đầu tư vào việc sáng chế. - Việc đăng ký sáng chế không quá phức tạp và tốn kém, đăng ký sáng chế chính là cánh cửa cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Đối với người tiêu dùng - Bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng, cho phép chống lại việc sài hàng nhái, hàng lậu. - Đem lại những lại ích cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội vì nó khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, góp phần cho các cá nhân và tổ chức tạo ra các sản phẩm này càng tốt đẹp hơn và hoàn mỹ hơn. Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm tung ra thị trường đó có thể là nhân tố quyết định phát triển kinh tế của một cá nhân hay một doanh nghiệp nào đó. Vì vậy, việc đầu tiện phương hay kỹ thuật vào việc tìm tòi sáng chế để tìm ra những tính năng mới và sản phẩm mới là sự cần thiết để góp phần làm cho sản phẩm của mình ngày càng đa dạng hơn, và từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh hơn. Tuy nhiên, một sáng chế mới được tạo ra thì lại bị sao chép bởi các nhà sản xuất khác, những người không mất thời gian, chi phí và nhân lực thì đư nhiên sản phẩm của họ sẻ không được tốt và giá thành củng gẻ hơn, từ đó sản phẩm của người sáng chế sẽ bị xâm phạm nền kinh tế sẽ chậm phát triển. Cho nên một sáng chế mới được ra đời và tung ra thị trường thì phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được bảo hộ. 1.3. Chủ thể có quyền tham gia đăng ký sáng chế - Tổ chức cá nhân tạo ra sáng chế sản phẩm bằng chính công sức và chi phí của mình. -“Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không ttái với quy định tại khoản 2 Điều này.” Theo quy định tại Điều 86 luật SHTT. - Trường hợp tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, cá nhân đó điều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu hai bên hợp tác sáng chế cùng đồng ý Qua đó mọi cá, nhân tổ chức hay doanh nghiệp đều có quyền đăng ký sáng chế, đối với sản phẩm mà do chính bộ óc sáng tạo của mình tạo ra trong quá trình lao động sản xuất. Trường hợp cá nhân, tổ chức không thể tự mình đi đăng ký, thì có thể ủy quyền đăng ký cho tổ chức cá nhân khác, như hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký. 1.4. Thủ tục đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam 1.4.1. Nguyên tắc nợp đơn đăng ký sáng chế Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký sáng chế trùng nhau hoặc tương đương nhau hoặc không khác biệt đáng kể, thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc cái ngày nộp đơn sớm nhất trong những đơn đáp ứng các điều kiện để cấp văn bằng bảo hộ. Còn có trường hợp khác như, các đơn cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp bằng bảo hộ, và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của đơn duy nhất trong các số đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nợp đơn, nếu tất cả các đối tượng này không thỏa thuận được với nhau thì các đối tượng này đều bị từ chối. * Nguyên tắc ưu tiên - Người nộp đơn đăng ký sáng chế có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng đối tượng nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu sau: + Đơn đầu tiên đã nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước Quốc tế có quy định quyền ưu tiên do nước Việt Nam quy định. + Người nợp đơn là công dân Việt Nam hoặc thành viên của điều ước Quốc tế, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc các nước khác theo quy định. + Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn. + Đơn được nộp trong thời gian ấn định tại điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên. + Trong đơn đăng ký sáng chế người nộp đơn có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn. Chính gì thế ta có thể thấy được nhà nước ta có những quy định cụ thể trong lĩnh vực đăng ký sáng chế một cách rất chặt chẽ, nhưng qua đó người viết vẫn thấy còn một vài chỗ vẫn chưa rõ ràng, như trong trường hợp mà hai người cùng ý tưởng và có một phát minh giống nhau và cùng đi đăng ký sáng chế trong cùng một thời gian và địa điểm như nhau thì sau. Cho nên trong trường hợp này nhà nước ta cần phải quy định rõ ràng hơn nữa. 1.4.2. Nội dung đơn đăng ký sáng chế ( Điều 102 luật SHTT 2005 ) - Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế. - Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây: + Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó; + Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế; + Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế. - Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ. - Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế. - Người nộp đơn phải nợp 02 bản tóm tắt sáng chế. Bản tóm tắt sáng chế được dùng để mô tả một cách vắn tắt (không quá 150 từ) về bản chất của sáng chế. Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin. Bản tóm tắc có thể có hình vẽ, công thức đặc trưng. - Phạm vi đăng ký phải được phần mô tả minh họa một cách đầy đủ, bao gồm các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ, để đạt được mục đích đề ra để phân biệt với các đối tượng đã biết, các dấu hiệu kỹ thuật phải rõ ràng, chính xác và phải được chấp nhận trong lĩnh vực tương ứng. 1.4.3. Hồ sơ đăng ký sáng chế(2) - Các tài liệu cần chuẩn bị để nộp đơn sáng chế: Bao gồm các tài liệu sau : Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHCN ban hành, và gồm ba (3) bản; Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm ba (3) bản - Yêu cầu bảo hộ, gồm ba (3) bản; - Bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán, ... (nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả SC, gồm ba (3) bản; - Bản tóm tắt SC, gồm ba (3) bản; - Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác, gồm một (1) bản; - Giấy uỷ quyền (nếu cần), gồm một (1) bản; - Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản; - Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố, gồm một (1) bản. - Các tài liệu sau đây có thể nộp trong thời hạn ba (3) tháng tính từ ngày nộp đơn: - Bản tiếng Việt của bản mô tả SC, Yêu cầu bảo hộ và bản tóm tắt SC, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga; - Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao; - Bản mô tả SC phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ. Trong bản mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó ( )www.luatsu24h.com . - Bản mô tả SC phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo (nếu đối tượng cần được bảo hộ là sáng chế) và khả năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ. Như vậy, những hồ sơ quy định khi nộp đơn đăng ký sáng chế được quy định cụ thể nhằm giúp cho chủ thể tham gia đăng ký không bị nhằm lẫnkhi tìm hồ sơ đăng ký sáng chế, những hồ sơ trong đơn phải rỏ ràng chính xác, thể hiện được nội dung cần đăng ký sáng chế. 1.5. Điều kiện để được đăng ký độc quyền sáng chế - Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: + Có tính mới; + Có trình độ sáng tạo; + Có khả năng áp dụng công nghiệp. - Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: + Có tính mới; + Có khả năng áp dụng công nghiệp. Được quy định tại điều 58 luật SHTT Do đó, Sáng chế được xem là có tính mới, là phải chưa được bộc lộ dưới bất kỳ hình thức sử dụng nào trong nước hay ngoài nước trước ngày đăng ký sáng chế. Sáng chế được xem là có tính sáng tạo là có trình độ nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới mọi hình thức, sáng chế đó là một bước tiến, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người hiểu biết trung bình trong cùng lĩnh vực. CHƯƠNG II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ SÁNG CHẾ 2.1. Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế 2.1.1. Tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế - Tờ khai đăng ký sáng chế, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, 3 + Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế + Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn. - Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế.- Khi nhận được đơn, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra tài liệu đơn và đối chiếu với danh mục tài liệu ghi trong tờ khai để kết luận có tiếp nhận đơn hay không Điều 108 luật SHTT 2005 + Trường hợp đơn có đủ các tài liệu tối thiểu quy định tại điểm 7.1 của Thông tư SỐ 01/2007/TT BKHCN thì cán bộ nhận đơn tiếp nhận đơn, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn vào các tờ khai; + Trường hợp đơn thiếu một trong các tài liệu tối thiểu quy định tại điểm 7.1 của Thông tư số 01/2007/TT BKHCN. thì cán bộ nhận đơn từ chối tiếp nhận đơn hoặc gửi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ từ chối tiếp nhận đơn cho người nộp đơn (nếu đơn nộp qua bưu điện). Đối với đơn bị từ chối tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ không phải gửi trả lại cho người nộp đơn các tài liệu đơn, nhưng phải hoàn trả các khoản phí, lệ phí đã nộp theo thủ tục hoàn trả phí, lệ phí quy định tại điểm 8 của Thông tư số 01/2007/TT BKHCN. + Trường hợp đơn được tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ trao (gửi) một bản tờ khai cho người nộp đơn trong đó có đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn và kết quả kiểm tra danh mục tài liệu đơn có ghi rõ họ tên, chữ ký của cán bộ nhận đơn. Tờ khai được trao (gửi) lại nói trên có giá trị thay giấy biên nhận đơn. 2.1.2. Công bố đơn đăng ký sáng chế - Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn. (quy định tại điều 110 khoản 2 Luật SHTT) - Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN . Vậy đơn đăng ký sáng chế sẽ được công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày nộp đơn, vì trong khoản thời gian này, cơ quan quản lý nhà sẽ tiếp nhận đơn và thẩm định đơn. Và cũng có thể có trường hợp công bố sớm hơn trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục sở hữu trí tuệ nhân được yêu cầu công bố sớm, nếu đơn đó là đơn hợp lệ và đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật. 2.1.3. Bảo mật đơn đăng ký sáng chế trước khi công bố - Trước thời điểm đơn đăng ký sáng chế, được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm bảo mật thông tin trong đơn. - Cán bộ, công chức của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp làm lộ bí mật thông tin trong đơn đăng ký sáng chế, thì bị xử lý kỷ luật; nếu việc làm lộ bí mật thông tin gây thiệt hại cho người nộp đơn thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. được quy định tại điều 101 va 102 luật SHTT Từ đó việc bảo mật đơn đăng ký sáng chế là một giai đoạn rất quan trọng, vì một khi đã bị lộ ra và bị kẻ xấu làm hàng nhái thì đó sẽ không còn được gọi là đơn sáng chế, và đó sẽ là một tổn thất lớn đối với tổ chức, cá nhân đăng ký sáng chế. 2.1.4. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế Mục đích và phạm vi áp dụng5 Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Trong quá trình thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế có quyền ưu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ có thể sử dụng kết quả tra cứu thông tin và kết quả thẩm định đơn tương ứng đã nộp ở nước ngoài. Người nộp đơn có thể (chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ) cung cấp các tài liệu sau đây nhằm phục vụ việc thẩm định nội dung đơn Đối với đơn đăng ký sáng chế: kết quả tra cứu thông tin hoặc kết quả thẩm định đơn đã nộp ở nước ngoài cho đối tượng nêu trong đơn; Bản sao văn bằng bảo hộ đã được cấp trên cơ sở đơn đồng dạng đã nộp ở nước ngoài; Tài liệu liên quan đến tình trạng kỹ thuật của đối tượng nêu trong đơn đăng ký sáng chế mà người nộp đơn được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cung cấp và tài liệu khác. Với những phân tích trên, mục đích của việc thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế và phạm vi áp dụng, nhằm xem xét nội dung đơn đăng ký sáng chế có đạt yêu cầu hay không và có đủ điều kiện để bảo hộ theo pháp luật Việt Nam. Trong đó xác định đối tượng đăng ký sáng chế có phải là đối tượng theo quy định không, và các tài liệu liên quan có đầy đủ và chính xác hay chưa. Cho nên mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là bước không thể thiếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn. Sửa chữa thiếu sót, giải thích nội dung đơn, cung cấp thông tin5 Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn, nếu yêu cầu bộc lộ đầy đủ bản chất của đối tượng là cần thiết để thẩm định nội dung đơn. Mọi việc sửa đổi, bổ sung các tài liệu đơn có thiếu sót đều phải do người nộp đơn tự thực hiện. Cục Sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện việc sửa đổi, bổ sung nói trên, nếu người nộp đơn có yêu cầu bằng văn bản. Người nộp đơn phải nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn theo quy định. Tài liệu yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn được đính kèm vào tài liệu đơn liên quan và được coi là tài liệu chính thức của đơn. Việc sửa chữa thiếu sót, nhằm giúp cho chủ thể đăng ký sáng chế bổ sung hay sửa chữa tài liệu khi đã nộp cho cơ quan nhà nước. Trong trường hợp này cơ quan nhà nước phải cung cấp cho chủ thể tham gia đăng ký sáng chế trong thời gian sớm nhất, để việc sửa chữa và bổ sung được thuận tiện hơn. Chấm dứt thẩm định nội dung trước thời hạn5 Trong các trường hợp sau đây, việc thẩm định nội dung đơn bị chấm dứt trước thời hạn: - Đơn không thể hiện rõ bản chất của đối tượng: các tài liệu liên quan đến bản chất của đối tượng như bản mô tả, danh mục hàng hoá, dịch vụ... còn thiếu thông tin đến mức không thể xác định được nội dung bản chất của đối tượng hoặc các thông tin về bản chất đối tượng của đơn đăng ký sáng chế không rõ ràng hoặc quá vắn tắt, quá tổng quát đến mức không xác định được đối tượng yêu cầu bảo hộ; - Đối tượng không phù hợp với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp hoặc đối tượng không được Nhà nước bảo hộ theo quy định; - Có lý do để khẳng định chắc chắn rằng đối tượng không đáp ứng một hoặc một số điều kiện bảo hộ nhất định, do đó không cần thiết phải đánh giá các điều kiện khác mà vẫn có thể kết luận rằng đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ; - Người nộp đơn không thực hiện yêu cầu sửa chữa thiếu sót, giải thích nội dung đơn hoặc không cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ. - Người nộp đơn có yêu cầu chấm dứt việc thẩm định nội dung đơn hoặc có tuyên bố rút hoặc từ bỏ đơn - Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm gửi cho người nộp đơn thông báo chấm dứt thẩm định nội dung trước thời hạn, nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến. Trong trường hợp chấm dứt nội dung thẩm định nội dung đơn đăng ký trước trường hợp này là do. Thứ nhất, khi cơ quan quản lý nhà nước thẩm định nội dung đơn đăng ký thiếu sót. Yêu cầu cá nhân, tổ chức phải sủa chữa hoặc bổ sung nhưng chủ thể tham gia không đáp ứng theo yêu cầu của cơ quan quản lý đưa ra. Thứ hai, đối tượng mà tham gia sáng chế không có khả năng áp dụng công nghiệp, có tính mới hoặc có tính sáng tạo thì không áp ứng được yêu cầu bảo hộ như vậy thì đư nhiên là phải chấm dứt việc thẩm định nội dung đơn. Qua đó nhà nước ta quy định như vậy là một cách rất cụ thể tránh trường hợp nhằm lẩn sau này. Phục hồi thẩm định nội dung đơn5 Trường hợp người nộp đơn có văn bản phản đối thông báo chấm dứt thẩm định nội dung đơn trong thời hạn, Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm xem xét ý kiến phản đối của người nộp đơn. Nếu ý kiến phản đối là xác đáng, Cục Sở hữu trí tuệ phục hồi việc thẩm định nội dung đơn và thời gian dành cho người nộp đơn có ý kiến không được tính vào thời hạn thẩm định nội dung. Nếu ý kiến phản đối không xác đáng, Cục Sở hữu trí tuệ chính thức chấm dứt thẩm định nội dung đơn và ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Người nộp đơn có quyền khiếu nại thông báo này. Nội dung thẩm định5 Thẩm định nội dung đơn gồm các nội dung sau đây: - Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp. - Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ; - Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên với đơn đăng ký sáng chế, - Việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng điểm nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ;Việc đánh giá theo các điều kiện bảo hộ được tiến hành lần lượt theo từng đối tượng (nếu đơn bao gồm nhiều đối tượng mà vẫn bảo đãm tính thống nhất). Đối với mỗi đối tượng, việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng điều kiện bảo hộ: Các công việc kết thúc thẩm định nội dung Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN tại điều từ 15.1 đến 15.8 - Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn - Chậm nhất là vào ngày kết thúc thời hạn thẩm định nội dung đơn , Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn một trong các thông báo sau đây: + Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó nêu rõ lý do từ chối, có thể hướng dẫn việc sửa đổi phạm vi (khối lượng) bảo hộ và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến và đáp ứng yêu cầu. + Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhưng đơn còn có thiếu sót thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó nêu rõ thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến giải trình hoặc sửa chữa thiếu sót. - Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ hoặc người nộp đơn đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến giải trình xác đáng trong thời hạn được nêu ở trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí đăng bạ và lệ phí duy trì hiệu lực năm thứ nhất đối với sáng chế. Công việc kết thúc yêu cầu thẩm định là một khâu cũng khá quan trọng, vì khi kết thúc các công việc thẩm định nội dung đơn, thì phải thông báo ngay cho cơ quan tổ chức hoặc cá nhân biết là xem coi đơn đó có đủ điều kiện để bảo hộ hay không. Khi đó phải giải thích cho tổ chức hoặc cá nhân đó biết một cách xác đáng là được chổ nào và không được chổ nào để tránh tình trạng khiếu nại xảy ra. 2.2. Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế Thời hạn thẩm định nội dung đơn được xác định như sau Khoản 3 điều 119 luật SHTT : -Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó. - 12 tháng đối với đơn đăng ký sáng chế kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung (nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc kể từ ngày công bố đơn (nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố đơn); - Đối với sáng chế là mười hai tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn. - Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu. Theo quy định trên thì thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký đăng ký sáng chế là mười hai tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn, và được yêu cầu thẩm định, hoặc kể từ ngày công bố nếu yêu cầu đó được nộp trước ngày công bố. Thời điểm bắt đầu thời hạn Quy định tại điều 152 BLDS 2005 thì: - Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định. - Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định. - Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó. Quy định tại điều 152 BLDS 2005. 2.3. Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế Quốc tế Theo điều 120 luật SHTT 2005 được quy định như sau: 1.Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nộp theo các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được gọi chung là đơn quốc tế. 2. Đơn quốc tế và việc xử lý đơn quốc tế phải tuân thủ quy định của điều ước quốc tế có liên quan. 3. Chính phủ hướng dẫn thi hành quy định về đơn quốc tế và trình tự, thủ tục xử lý đơn quốc tế của điều ước quốc tế có liên quan phù hợp với các nguyên tắc của Chương này. Theo điều 11 NĐ 103/NĐ-CP quy định đơn đăng ký quốc tế về sáng chế như sau: 1. Trong Điều này, “Đơn PCT” được hiểu là Đơn đăng ký sáng chế nộp theo Hiệp ước PCT, bao gồm: a) Đơn có yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam, được nộp tại bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (sau đây gọi là Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam); b) Đơn được nộp tại Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ nước thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (sau đây gọi là Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam). 2. Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp xem xét Đơn PCT có chọn hoặc có chỉ định Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người nộp đơn tiến hành các thủ tục đăng ký sáng chế tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp của Việt Nam (Giai đoạn quốc gia) theo quy định của Hiệp ước PCT trong thời hạn ba mươi mốt tháng kể từ ngày nộp đơn quốc tế hoặc kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên); b) Nộp phí, lệ phí về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. 3. Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Hiệp ước PCT. Người nộp đơn có thể nộp đơn cho cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). 4. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục xử lý đơn PCT từ các quốc gia khác có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam, Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam. Đơn đăng ký quốc tế PCT được đăng ký và nợp tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam, người nợp đơn trong thời gian ba mươi mốt tháng kể từ ngày nộp đơn. Và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật, đơn PCT có nguồn gốc chử viết bằng Việt Nam thì phải dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Nga, người nộp đơn có thể nộp cho văn phòng quốc tế của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Trình tự thủ tục được quy định chi tiếc theo Bộ kho học và công nghệ. *Đăng ký sáng chế theo hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam www.doanhnghiep24h.org Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký được nộp tại Việt Nam, trong đó yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (gọi tắt là đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam) có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (gọi tắt là Văn phòng quốc tế). Tra cứu Quốc tế: Được tiến hành tại các cơ quan tra cứu có thẩm quyền (cơ quan sáng chế quốc gia hoặc khu vực đáp ứng các yêu cầu do PCT đặt ra và được chỉ định bởi Đại hội đồng PCT). Cơ quan tra cứu đối với đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam: Cơ quan Sở hữu trí tuệ Australia, Áo, Liên bang Nga, Thuỵ Điển, Hàn Quốc và Cơ quan Sáng chế Châu Âu. Công bố đơn: Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được công bố trên Công báo của PCT (PCT Gazette). Thẩm định đơn đăng ký quốc tế: Được tiến hành tại cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế có thẩm quyền theo PCT. Mục đích là đưa ra ý kiến sơ bộ và không ràng buộc về sáng chế yêu cầu bảo hộ trong đơn có đáp ứng các yêu cầu bảo hộ hay không. Cơ quan thẩm định lập báo cáo thẩm định sơ bộ và gửi cho Văn phòng quốc tế. Xử lý đơn trong gai đoạn quốc gia: Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn quốc tế được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại quốc gia sở tại. Cách thức thực hiện: Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính Thời hạn giải quyết: Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên; Thẩm định nội dung: Tuỳ theo quy định của quốc gia sở tại nơi đơn được nộp ở giai đoạn quốc gia. Thành phần hồ sơ: Tờ khai đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam được làm bằng tiếng Anh (03 bản); Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có); Yêu cầu bảo hộ (02 bản); Các tài liệu có liên quan (nếu có); Chứng từ nộp phí, lệ phí. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Có tính mới; - Có trình độ sáng tạo; - Có khả năng áp dụng công nghiệp *Đơn đăng ký có chọn Việt Nam www.Sunlaw.com/news/thu-tuc -dang-ky-sang-che-theo-PCT-co-chi-dinh-Viet-Nam Trình tự thực hiện: - Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam (gọi tắt là đơn PCT có chỉ định Việt Nam) có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam). - Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia: sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn PCT có chỉ định Việt Nam được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại Việt Nam. Cách thức thực hiện: - Trực tiếp tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam) hoặc Văn phòng quốc tế. - Qua bưu điện. Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Tờ khai (theo mẫu); + Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế); + Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: Bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt; + Chứng từ nộp phí, lệ phí quốc gia. - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). Thời hạn giải quyết: - Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên; - Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ. - Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Lệ phí: - Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng. - Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng. - Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng. - Phí tra cứu: 120.000 đồng. - Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng. - Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Tờ khai đăng ký sáng chế (Mẫu kèm theo). - Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế (Mẫu kèm theo). Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Đơn phải được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trước khi kết thúc tháng thứ 31 kể từ ngày ưu tiên. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam theo Hiệp ước PCT. - Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Có tính mới; + Có trình độ sáng tạo; + Có khả năng áp dụng công nghiệp. - Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Có tính mới; + Có khả năng áp dụng công nghiệp. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984; - Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005; - Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; - Thông tư số 01/2007/TT-BKHCNngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP; - Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp Đơn dăng ký quốc tế PCT có chọn Việt Nam cũng không khác gì so với đơn đăng ký độc quyền sáng chế ở Việt Nam, chỉ có thời hạn thẩm định nội dung là dài hơn so với thời gian thẩm định đơn đăng ký sáng chế ở Việt Nam CHƯƠNG III KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ 3.1. Thực trạng đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam Hiện nay các doanh nghiệp Việt nam chưa chú trọng nhiều đến SHTT nói chung và lĩnh vực sáng chế nói riêng, và cũng chưa có bộ phận quản lý cụ thể. Bên cạnh đó một số các doanh nghiệp và các nhà khoa học chưa theo đuổi tận cùng của vấn đề, chưa chú trọng tìm tòi sáng chế để tiếp tục cải tiến. cho nên việc đăng ký sáng chế dẫn còn hạn chế. Khi thực hiện một công việc đầu tư cho sáng chế thì cần phải đầu tư rất nhiều kinh phí, thời gian và máy móc để có được một sản phẩm mới ra đời. từ đó làm cho các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân gặp rất nhiều khó khăn khi đầu tư vào lĩnh vực sáng chế. Số lượng đơn đăng ký SHCN nói chung và sáng chế nói riêng, có xu hướng tiếp tục tăng dẫn đến tình trạng quá tải và tồn động đơn vẫn còn gay gắt đặc biệt là sáng chế. Trong năn 2007 và 2008 thì số lượng đơn tiếp nhận và cấp Văn bằng biểu hiện như sau: năm 2007 tiếp nhận đơn sáng chế 3080 đơn năm 2008 là 3484 đơn tăng 13%. Số lượng đơn được cấp Văn bằng độc quyền sáng chế năm 2007 là 792 đơn năm 2008 là 741 đơn giảm 6,4%. Mặc dù Cục SHTT đã có nhiều biện pháp và nổ lực để giải quyết tình trạng này, nhưng số lượng đơn dẫn còn tồn động. Khi đơn đăng ký được tiếp nhận, thì phải mất hết mười tháng chờ đợi để thẩm định nội dung đơn, đây là một thời gian quá dài, trong khi đó người nộp đơn cần được sớm hơn để đưa sáng chế của mình vào áp dụng thực tiễn. đây cũng là một vấn đề làm cho chủ sở hữu tham gia phải e ngại khi đăng ký độc quyền sáng chế. Hiện nay tình trạng sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và văn bằng sáng chế vẫn còn diễn ra trong pháp luật hiện nay. Trường hợp mô phỏng lại,viết lại một ý tưởng sáng chế bằng một ngôn từ khác, cách viết khác nhưng nội dung lại tương tự nhau vẫn còn diễn ra một cách phổ biến. 3.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam Khi nghiên cứu qua đề tài thủ tục đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam, có thể nhận thấy được thực trạng đăng ký quyền sáng chế của nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể như sau: - Thứ nhất, nhận thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế nên không nắm bắt được quyền lợi được do việc đăng ký sáng chế đem lại. Sự quan tâm của các doanh nghiệp chưa thỏa đáng, nhiều doanh nghiệp đầu tư rất lớn cho các tài sản vật chất như nhà, xưởng, máy móc… Nhưng không đủ tư gì cho lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, rất ích các doanh nghiệp có phòng, ban chuyên môn để nghiên cứu về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, không quan tâm đến việc tạo ra và đăng ký sáng chế cho các sản phẩm để được sử dụng và khai thác. - Thứ hai, ngoài ra ,hạn chế về tài chính cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp vua và nhỏ hay các cá nhân, tổ chức không đăng ký sáng chế sở hữu cho riêng mình. Có thể nói việc hoạt động đăng ký Sở hữu trí tuệ không tốn kém, nhưng để thúc đẩy các hoạt động này, củng như tiến hành sản xuất thử nghiệm, thì buộc các doanh nghiệp phải có nguồn tài chính ổn định. - Thứ ba, vấn đề tư vấn pháp luật của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói riêng. Hiện nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều tổ chức đại diện Sở hữu trí tuệ, đăng ký thông qua các tổ chức đại diện có ưu điểm là thuận lợi và nhanh chóng trong quá trình xử lý đơn…Tuy nhiên, trong lĩnh vực am hiểu pháp luật này còn khá mỏng. Cụ thể cục Sở hữu trí tuệ mới cập nhật gần 250 thẻ đại diện cho 98 tổ chức đại diện trên cả nước( () Báo cáo của Sở khoa học và công nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh tại hội nghị toàn quốc về hoạt động quản lý xả hội về Sở hữu trí tuệ năm 2008. ). Tính ra, một tổ chức chưa đến 3 người có thẻ đại diện, số còn lại đang hành nghề nhưng không có thẻ. Dẫn đến tình trạng không đồng đều giửa các đơn vị tư vấn. Từ đó dẫn đến việc đăng ký sáng chế gặp nhiều khó khăn. - Thứ tư, việc thẩm định đơn đăng ký sáng chế của Cục Sở hữu trí tuệ cũng là một vấn đề cần phải nói đến. Thời hạn đăng ký còn quá lâu cho nên làm cho các cá nhân và tổ chức tham gia đăng ký sáng chế gặp rất nhiều khó khăn. Vả lại các cơ quan chuyên trách về lĩnh vực sáng chế còn quá ích nhân lực, cho nên việc xử lý đơn còn gặp rất nhiều khó khăn. - Thứ năm, còn một nguyên nhân rất phổ biến hay thường gặp phải đó là: khi thực hiện việc đăng ký sáng chế, thì hệ thống thực thi pháp luật về quyền đăng ký sáng chế ở nước ta còn hạn chế. Đăng ký sáng chế dẫn được bảo hộ nhưng tình trạng vi phạm quyền sáng chế vẫn còn diễn ra phổ biến. 3.3. Người có quyền khiếu nại - Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan(5). - Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ. - Người yêu cầu xét nghiệm nội dung đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích có quyền khiếu nại cấp quyết định cấp Văn bằng bảo hộ và không phải nộp lệ phí khiếu nại. - Bất cứ người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nợp lệ phí khiếu nại theo quy định. Thủ tục khiếu nại( ( ) Nghị định Chính phủ số 103/2006 /NĐ-CP ngày 22 /9/2006 ) Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ thông báo hoặc quyết định liên quan; Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hiệu khiếu nại lần đầu là chín mươi ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Trong thời hiệu khiếu nại lần thứ hai là ba mươi ngày kể từ hết thời hạn giải quyết khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ (nại khiếu nại lần đầu) theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện tại toà án. Đơn khiếu nại nộp sau thời hiệu nêu trên không được xem xét. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần thứ hai đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khởi kiện tại toà án. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại liên quan đến việc cấp, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ, gia hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra thông báo thụ lý hoặc từ chối thụ lý đơn khiếu nại, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Cho nên, đối với đơn khiếu nại về SHTT trong lĩnh vực sáng chế phải nợp cho Cục sở hữu trí tuệ, nội dung khiếu nại phải, lập luận, dẫn chứng và chứng minh cho vụ việc cần khiếu nại. Thời hạn khiếu nại lần đầu là chín mươi ngày, lần thứ hai là ba mươi ngày kể từ ngày hết hạn giải quyết khiếu nại lần đầu. Trường hợp giải quyết khiếu nại lần hai nếu chưa đồng ý thì cá nhân đó có quyền gặp trực tiếp Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ. Trường hơp không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ thì trong thời hạn mười ngày thì có quyền khởi kiện ra tòa án. Chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký sáng chế Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây: - Chủ Văn bằng bảo hộ không nợp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc qia hạn hiệu lực theo quy định. - Chủ Văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền SHCN đối với sáng chế. - Chủ Văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc giấy chứng nhận không còn thừa kế hợp pháp. 3.3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại( () Điều 200 luật SHTT ) - Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. - Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. - Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đãm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. - Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan. Qua những quy định trên cho ta thấy, cơ quan tư pháp nhà nước đều có thẩm quyền xử lý vi phạm về xâm phạm quyền SHTT nói chung và lĩnh vực sáng chế nói riêng. Trong đó mỗi cơ quan đều có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau, trong một vụ việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tùy theo trường hợp mà mỗi cơ quan có trách nhiệm khác nhau. 3.4. Giải pháp và hướng hoàn thiện Từ những thực trạng đã nêu trên tác giả xin có hướng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện như sau: Như đã trên phần (3.1) thì nền kinh tế nước ta phải tích cực phấn đấu và nổ lực nhiều hơn nữa so với hiện nay, trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhất là trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đặc biệt là sáng chế. Chính vì thế người viết có những đề xuất nhỏ như sau, để góp phần nào đó vào hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực sáng chế. - Nhà Nước ta phải đề ra những chủ trương và những Chính sách mới cụ thể như: Nhà Nước sẽ ưu tiên về kỹ thuật và phương tiện phục vụ cho ngành sáng chế và sẽ có những khen thưởng hoặc ưu đãi...Sau khi có kết quả sáng chế thành công được Nhà Nước công nhận và được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn. Để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và sáng tạo, chỉ có như vậy nền kinh tế nước ta mới theo kịp thời kì đổi mới hiện nay, đó là thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Như vậy, chúng ta phải đầu tư nhiều hơn vào Sở hữu trí tuệ, trong đó phải ưu tiên lĩnh vực sáng chế lên hàng đầu. - Về hoạt động tư vấn pháp luật về xác lập quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Cần mở rộng một đội ngũ tư vấn pháp luật vào lĩnh vực sỡ hữu trí tuệ nhiều hơn, chính vì thế không cần tập trung quá nhiều về số lượng mà nên tập trung về chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ này lên một tầm cao mới, để phục vụ cho công việc ngày càng có hiệu quả hơn. Nhà Nước ta phải đào tạo một đội ngũ Cán bộ quản lý chuyên ngành thật tốt về sở hữu trí tuệ để giải quyết những đơn đăng ký sáng chế kịp thời, tránh để đơn tồn động ngày càng nhiều khó giải quyết. Gây ra những tình trạng dư thừa đơn sáng chế sang năm sau. - Về vấn đề tài chính, khi thực hiện một công việc sáng chế cũng là một vấn đề cần nang giải, cho nên đòi hỏi kinh phí phục vụ cho sáng chế rất là cao, chính vị vậy tác giả đề xuất lên nhà nước ta phải có những chính sách như: “Hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật, phương tiện cho những ai thực hiện công việc sáng chế ”. - Về việc thời hạn thẩm định nội dung đơn còn kéo dài, làm cho người đăng ký đơn còn gặp nhiều khó khăn, cho nên người viết muốn đề nghị hệ thống pháp luật nước ta cần có quy định mới ở điểm này. - Như vậy, việc sau khi đăng ký sáng chế các chủ thể còn gặp nhiều khó khăn như bị xâm phạm quyền sáng chế vẫn còn diễn ra phổ biến, từ đó cho thấy việc thực thi pháp luật của nước ta còn hạn chế nên tác giả sẽ có đề xuất như sau: Nhà nước ta cần phải có những biện pháp xử lý mạnh đối với những tổ chức, cá nhân xâm phạm đến quyền sáng chế. KẾT LUẬN Trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở Hệ thống pháp luật Việt Nam về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là việc đăng ký quyền sáng chế. Và từ đó tác giả rút ra kết luận như sau: Hiện nay, Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi nước ta phải có một nền kinh tế phát triển năng động để hòa nhập vào thị trường mới, thị trường cạnh tranh rất sôi nổi của các nước trên thế giới. Cho nên như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp và cá nhân phải nổ lực nhiều hơn và nhiều hơn nữa, làm thế nào các doanh nghiệp phải đưa ra những sản phẩm mới, sáng kiến mới, kiểu dáng mới và những ý tưởng mới. Chính vì những lý do nêu trên, nhà nước ta phải khuyến khích và thúc đẩy các tổ chức và cá nhân phải thi đua và sáng tạo để đưa ra những phát minh mới phục vụ đắc lực cho nền kinh tế của nước ta hiện nay. Cho nên một sản phẩm mới, hay một đối tượng mới ra đời thì phải được bảo đảm quyền và lợi ích của các cá nhân và tổ chức đó. Như vậy, chúng ta có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng như sau. Vậy chúng ta phải tiến hành xác lập quyền Sở hữu trí tuệ, để được pháp luật bảo vệ và công nhận. Và trách được sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp như (hàng giả, hàng nhái...). Qua một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này. Tác giả đã vận dụng kiến thức, quan điểm của Luật dựa trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu, so sánh các quy định của Luật từ một cái nhìn khách quan. Và từ đó tác giả hy vọng rằng những nội dung và kết quả trong bài niên luận này, sẽ gởi đến bạn đọc về pháp luật Việt Nam được tốt đẹp hơn và hoàn thiện hơn. Từ đó tác mong muốn rằng những ý tưởng mà người viết đưa ra sẽ có những thực dụng nhất định và mang tính thực tế cao hơn để áp dụng vào cuộc sống của mỗi người chúng ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThủ tục đăng ký sáng chế theo pháp luật việt nam.doc
Luận văn liên quan