Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện
Nhìn chung do nhu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường hàng loạt các công ty
kiểm toán Việt Nam ra đời đồng nghĩa với việc cạnh tranh gay gắt để có thể đứng vững trên
thị trường kiểm toán. Bên cạnh đó việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mang
đến những cơ hội cũng như là những thách thức mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và các công ty kiểm toán trong nước nói riêng. Vì thế, vấn đề nghiên cứu và vận
dụng phù hợp các thủ tục phân tích nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán trong thực tế là hết
sức cần thiết đối với các công ty kiểm toán Việt Nam, để đứng vững được trên thị trường
của chính mình và xa hơn nữa là có thể đưa ngành kiểm toán Việt Nam theo kịp với trình
độ hoạt động kiểm toán của khu vực và thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những khó khăn còn tồn tại trong lý
thuyết cũng như trong thực hành kiểm toán ở nước ta hiện nay, trong nghiên cứu đề tài của
mình em đã cố gắng chú ý đến cả vấn đề lý luận và thực tiễn với mục tiêu đưa ra những ý
kiến đóng góp hữu ích trong xây dựng và thực hiện các thủ tục phân tích ở Công ty Kiểm
toán và Kế toán AAC. Do những hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như thời gian
nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ Thầy cô và các Anh chị kiểm toán viên AAC để bài viết hoàn thiện hơn
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3059 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1
THỦ TỤC PHÂN TÍCH ÁP DỤNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
ANALYTICAL PROCEDURES IN THE AUDIT OF FINANCIAL STATEMENTS
IN AUDITING AND ACCOUNTING COMPANY
SVTH: Nguyễn Thị Uyên Phương
Lớp 34K06.2, Khoa Kế Toán, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng
Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Trong xu thế hội nhập hiện nay các công ty kiểm toán đã và đang đứng trước những cơ hội
cũng như thách thức lớn. Cơ hội học hỏi nâng cao trình độ, phương pháp, kỹ thuật kiểm toán đồng
thời là những thách thức về khả năng cạnh tranh gay gắt để đứng vững trên thị trường kiểm toán.
Trước những yêu cầu bức thiết đó việc nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán là hết sức cần
thiết. Kỹ thuật phân tích là một trong những kỹ thuật kiểm toán có nhiều ưu điểm, đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả của một cuộc kiểm toán. Phân tích là một thủ tục kiểm toán có
hiệu quả cao vì ít tốn kém thời gian, chi phí thấp nhưng có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng
bộ, hợp lý chung của số liệu, đồng thời giúp cho kiểm toán viên không sa nhiều vào các nghiệp vụ
cụ thể. Với những ưu điểm trên việc thiết lập và sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình
kiểm toán là một sự lựa chọn hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng kiểm toán của
công ty.
Từ khóa: Công ty kiểm toán; thủ tục phân tích; kiểm toán viên; báo cáo tài chính; tỷ suất
ABSTRACT
In the current trend in audit firms and are facing opportunities and challenges. Learning
opportunities improve, methods, and technical audit is the challenge of fierce competition to stay on
the audit market. Prior to that the urgent need to improve quality and efficiency audit is essential.
Technical analysis is one of the audit technique has many advantages, plays an important role in
improving the effectiveness of an audit. Analysis of audit procedures is a highly efficient because
less time-consuming, low cost but can provide evidence of the conformity and general data
management, and help the auditors do not fall much on specific operations. With the advantages of
setting up and using analytical methods in the audit process is a reasonable option to improve
efficiency and quality audit of the company.
Key words: Auditing company; analytical procedure; auditor; financial statement; rate
1.Tổng quan
1.1. Mục đích nghiên cứu
+ Khảo sát và phân tích thực tiễn áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo
tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện.
+ Rút ra những nhận xét về ưu điểm và hạn chế của thực tiễn.
+ Đề xuất một số kỹ thuật phân tích cụ thể để kiểm toán viên áp dụng nhằm khắc
phục được những hạn chế của thực tiễn áp dụng thủ tục phân tích do AAC thực hiện.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
- Những vấn đề thuộc về cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến thủ tục phân tích
trong kiểm toán báo cáo tài chính do AAC thực hiện.
- Các giải pháp hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính được
thực hiện bởi AAC.
Phạm vi nghiên cứu:
- Do một số giới hạn nhất định nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu và đề cập các thủ tục
phân tích do AAC thực hiện tại một khách hàng cụ thể.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên thực tiễn công tác kiểm toán kết hợp hồ
sơ làm việc của khách hàng X do AAC thực hiện kiểm toán.
2.Khái quát chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính
2.1. Khái niệm về thủ tục phân tích
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 – Qui trình phân tích : “ Thủ tục
phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm những
xu hướng, biến động và tìm ra những mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có
sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến”.
Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của
các thủ tục kiểm toán khác.
Thủ tục phân tích là phương pháp cần thực hiện để hạn chế rủi ro kiểm toán và giảm
bớt khối lượng công việc thực hiện đặc biệt trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp tốt việc thực hiện thủ tục phân tích có thể giúp kiểm toán viên không sa vào
các nghiệp vụ cụ thể mà vẫn đảm bảo không xảy ra sai sót trọng yếu.
2.2. Các phương pháp phân tích trong kiểm toán
2.2.1. Phân tích xu hướng
Phân tích xu hướng là một thủ tục phân tích phổ biến nhất trong kiểm toán thông
qua việc xem xét xu hướng biến động của số liệu theo thời gian từ đó phát hiện ra xu hướng
bất thường( tăng hoặc giảm đột biến) mà không có lý do rõ ràng. Việc đánh giá một xu
hướng là bất thường được xem xét trong mối quan hệ với các thông tin khác: tính chu kỳ,
tính thời vụ, tác nhân ảnh hưởng bất thường.
Có thể phân chia thủ tục phân tích xu hướng thành 2 dạng là phân tích xu hướng
giản đơn và phân tích hồi quy
2.2.2. Phân tích tỷ suất
Phân tích tỷ suất bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến
động của các khoản mục trên báo cáo tài chính thông qua việc tính toán các tỷ số dựa trên
các thông tin tài chính và phi tài chính của kỳ hiện tại, đối chiếu với các tỷ số này của kỳ
trước hoặc với tỷ số bình quân ngành để xác định những biến động lớn cần tập trung phân
tích.
Kiểm toán viên thường sử dụng 2 phương pháp phân tích tỷ suất: Phân tích tỷ suất
tài chính và phân tích theo quy mô.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
2.2.3. Phân tích tính hợp lý
Là phương pháp tính toán dựa trên những dữ liệu sẵn có (kể cả dữ liệu tài chính và
dữ liệu hoạt động) nhằm đưa ra một ước tính về số dư tài khoản hay một loại hình nghiệp
vụ rồi so với giá trị ghi sổ của chúng nhằm phát hiện các chênh lệch bất thường cần nghiên
cứu.
Phương pháp phân tích xu hướng có hiệu quả khi thực hiện trên báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh tuy nhiên hạn chế khi thực hiện phân tích các khoản mục trên bảng
cân đối kế toán.
3.Tình hình thực tế về việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài
chính do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện
3.1. Các bước thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do AAC
thực hiện
3.1.1. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Kiểm toán viên phân tích sơ bộ báo cáo tài chính:
- Lập bảng phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
- Lập bảng tổng hợp phân tích hệ số
3.1.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Các khoản mục mà kiểm toán viên thường áp dụng thủ tục phân tích: phải thu khách
hàng, hàng tồn kho, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, doanh thu và giá vốn hàng
bán.
3.1.3. Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên tiến hành phân tích soát xét để đánh giá lại
những số liệu trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thông qua đó có cái nhìn tổng quát
lần cuối về các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính và phát hiện những sai phạm
có thể chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước. Các thủ tục phân tích trong giai đoạn
này cơ bản giống như trong phân tích sơ bộ báo cáo tài chính.
3.2. Tình hình chung về áp dụng phương pháp phân tích trong kiểm toán báo cáo tài
chính do AAC thực hiện
Thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính được công ty AAC thực hiện
trong cả 3 giai đoạn của chu trình kiểm toán. Tùy thuộc vào việc đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ, đánh giá rủi ro của từng công ty, từng khoản mục mà kiểm toán viên sẽ quyết
định mức độ thực hiện thủ tục phân tích. Đặc biệt kiểm toán viên tại AAC đã chú trọng
trong khâu soát xét kiểm toán với một bộ phận soát xét kiểm toán độc lập, điều này đã góp
phần nâng cao hiệu quả của thủ tục phân tích
Tuy nhiên thủ tục phân tích áp dụng tại AAC vẫn còn một số hạn chế như:
- Kiểm toán viên chưa khai thác hiệu quả được phương pháp phân tích xu hướng
trong phân tích các chỉ tiêu tài chính. Thể hiện ở việc kiểm toán viên chỉ so sánh chỉ tiêu
mới dừng lại ở 2 năm, mà chưa phân tích biến động qua nhiều năm để thấy được xu hướng
biến động
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
- Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB rất ít khi được thực hiện kỹ càng do áp
lực về mặt thời gian và chi phí kiểm toán. Đây là lý do mà kiểm toán viên thường chấp
nhận đánh giá rủi ro kiểm soát cao để đảm bảo an toàn
- Kiểm toán viên chưa thực hiện phân tích trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mặc dù
báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một công cụ hữu ích trong việc phân tích vốn bằng tiền và
phân tích khả năng thanh toán.
Dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn về việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán
BCTC đề tài nghiên cứu này của em hướng đến việc khai thác hiệu quả của việc vận dụng
thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC thông qua việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền
tệ nhằm đánh giá khả năng thanh toán và hoạt động liên tục của doanh nghiệp đồng thời đề
xuất thêm phương pháp phân tích mới trong việc phân tích đánh giá dự phòng phải thu của
doanh nghiệp có xem xét đến tính chính xác của các ước tính trong quá khứ của doanh
nghiệp.
3.3. Thực tế về việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do
công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại khách hàng X
Thủ tục phân tích được áp dụng tại khách hàng X trong cả 3 giai đoạn của quy trình
kiểm toán
- Giai đoạn lập kế hoạch: Phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh
- Giai đoạn thực hiện kiểm toán: thực hiện phân tích trên các khoản mục: phải thu
khách hàng, hàng tồn kho, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, doanh thu và giá vốn
hàng bán
- Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh đồng thời lập bảng phân tích hệ số
4. Biện pháp hoàn thiện thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán BCTC tại công ty
TNHH Kiểm toán và kế toán AAC
4.1 Thực hiện thủ tục phân tích trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Mục đích: Việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp KTV đưa ra giải thích
về sự thay đổi trong số dư tiền mặt của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh đồng thời là
cơ sở để KTV đưa ra nhận định về khả năng xoay sở dòng tiền của công ty để tạo ra các
dòng tiền trong tương lai, và khả năng thanh toán.
- Phương pháp thực hiện: - Lập bảng so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển
tiền tệ qua 3 năm
- Lập bảng “phân tích các hệ số liên quan đến dòng tiền” nhằm so sánh tỷ trọng các
dòng tiền và các hệ số liên quan
- Dựa vào bảng “phân tích các hệ số liên quan đến dòng tiền” và trên cơ sở so sánh
với biến động các chỉ tiêu trên bản cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
KTV nhận định những chênh lệch bất thường và giải thích, tìm hiểu nguyên nhân
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
- Dựa vào bảng so sánh tỷ trọng các dòng tiền và các hệ số liên quan KTV đưa ra
nhận định sơ lược về dòng tiền trong doanh nghiệp; tình hình thu, chi; khả năng tạo ra tiền
và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
4.2. Xây dựng thêm một số thủ tục phân tích mới trong việc đánh giá dự phòng phải thu
khó đòi
- Mục đích: Các kiểm toán viên hiện nay chủ yếu dựa vào công cụ ước tính nợ phải
thu bằng phương pháp tuổi nợ để đánh giá mức độ thu hồi chúng. Phương pháp theo tuổi nợ
có thể giúp cho kiểm toán viên có thể đánh giá ước tính các khoản nợ không thể thu hồi ở
mức độ chung nhất và chỉ tại một thời điểm cụ thể nào đó trong quá trình hoạt động. Tuy
nhiên một hạn chế của phương pháp này chính là không thể xem xét tính chính xác của các
ước tính trong quá khứ của doanh nghiệp như là theo yêu cầu của SAS số 57.
Việc phân tích các khuynh hướng và sự việc đã xảy ra trong quá khứ có thể cung
cấp nhiều thông tin hữu ích về sự đúng đắn trong các quyết định ở quá khứ của doanh
nghiệp và khuynh hướng sắp tới có thể xảy ra đối với doanh nghiệp trong việc ước tính
này. Từ đó cung cấp cho kiểm toán viên một bằng chứng về mức độ tin cậy vào các ước
tính dự phòng phải thu khó đòi của doanh nghiệp trong quá khứ cũng như trong năm hiện
tại.
- Phương pháp thực hiện:
Bước 1: Thu thập số liệu cần thiết cho quy trình phân tích
Việc thu thập số liệu cần thiết cho quy trình phân tích tại công ty A được thể hiện ở
bảng 4.1
Bảng 4.1. Thu thập số liệu cho quy trình phân tích
Công ty A ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1. SDĐK dự phòng nợ phải thu khó đòi (BADA) 79 96 126
2. Chi phí nợ khó đòi (BDE) 101 107 82
3. Xóa sổ (WO) (84) (77) (105)
4. SDCK dự phòng nợ phải thu khó đòi 96 126 103
Kiểm toán viên sử dụng số liệu 3 năm liên tiếp của công ty A để mô tả cho việc sử
dụng kỹ thuật phân tích mới nhằm đánh giá những ước tính trong quá khứ. Vì những công
cụ này sử dụng số liệu trong quá khứ nên chúng có thể giúp biểu hiện tính hữu hiệu của
những ước tính mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá khứ
Bước 2: Tính toán các thông số cần thiết
Việc tính toán các thông số cần thiết cho quy trình phân tích tại công ty A được mô tả ở
bảng 4.2
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
6
Bảng 4.2. Mô tả cách tính các tỷ số cần thiết cho việc phân tích và áp dụng minh họa tại công ty A
Các kỹ thuật phân tích được mô tả trong bảng 4.2 cụ thể như sau
Kỹ thuật 1: So sánh tổng chi phí nợ khó đòi (BDE) với tổng mức xóa sổ (WO)
Tỷ số này được tính cho một số năm liên tiếp của doanh nghiệp đó và nó có ý nghĩa
là nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì kiểm toán viên cần xem xét việc doanh nghiệp có khuynh
hướng ước tính nợ khó đòi thấp và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ. Ngược lại
nếu tỷ số này tính ra lớn hơn 1 thì đây là dấu hiệu mà doanh nghiệp đang lập dự phòng một
cách quá mức.
Kỹ thuật 2: So sánh số dư đầu kỳ dự phòng nợ phải thu khó đòi (BADA) với mức
xóa sổ (WO)
Nếu tỷ số này thấp sẽ cho biết mức dự phòng vào đầu năm sẽ không đủ thực hiện
việc xóa sổ biểu hiện cho thấy doanh nghiệp có khả năng trích lập thiếu mức dự phòng phải
thu khó đòi và ngược lại
Kỹ thuật 3: Đánh giá tỷ lệ cạn kiệt dự phòng
Tỷ lệ cạn kiệt dự phòng chỉ ra thời gian sử dụng hết số dư của khoản dự phòng nợ
phải thu khó đòi để bù đắp cho số đã xóa sổ.
5. Kết luận
Nhìn chung do nhu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường hàng loạt các công ty
kiểm toán Việt Nam ra đời đồng nghĩa với việc cạnh tranh gay gắt để có thể đứng vững trên
thị trường kiểm toán. Bên cạnh đó việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mang
đến những cơ hội cũng như là những thách thức mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và các công ty kiểm toán trong nước nói riêng. Vì thế, vấn đề nghiên cứu và vận
dụng phù hợp các thủ tục phân tích nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán trong thực tế là hết
sức cần thiết đối với các công ty kiểm toán Việt Nam, để đứng vững được trên thị trường
Kỹ thuật sử dụng Phương pháp tính Tính toán ví dụ Ý nghĩa
Kỹ thuật 1 ∑BDE ÷ ∑WO
Từ năm 2008 đến năm 2010 thì
∑BDE=101+107+82=290
∑WO=84+77+105=266
Vậy ∑BDE ÷∑WO=1,09
1,0 cho một chu kỳ
nhiều năm liên tiếp
Kỹ thuật 2 BADA ÷ WO
Tính cho năm 2010 thì:
126 ÷ 105 =1,20
1,0 đến 2,0 cho một
năm cụ thể nào đó
Kỹ thuật 3
Bắt đầu với BADA ở một
năm t (BADAt), sau đó trừ
cho WO của năm tương
ứng với t đó, cho đến khi
BADAt hết, tiếp tục chia
cho mức WO của năm cuối
cùng để tính toán được số
năm mà BADA sẽ sử dụng
hết
Giả sử năm 2009 là năm t, do đó
phần còn lại của năm đầu tiên là
96 – 77 = 19 triệu đồng
Đến năm thứ 2 thì phần còn lại 19
triệu sẽ được sử dụng trong 0,18
năm còn lại (19 ÷ 105 = 0,18)
Như vậy mức BADA năm 2009 sẽ
hết trong vòng 1,18 năm (1+0,18)
1 đến 2 năm
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
7
của chính mình và xa hơn nữa là có thể đưa ngành kiểm toán Việt Nam theo kịp với trình
độ hoạt động kiểm toán của khu vực và thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những khó khăn còn tồn tại trong lý
thuyết cũng như trong thực hành kiểm toán ở nước ta hiện nay, trong nghiên cứu đề tài của
mình em đã cố gắng chú ý đến cả vấn đề lý luận và thực tiễn với mục tiêu đưa ra những ý
kiến đóng góp hữu ích trong xây dựng và thực hiện các thủ tục phân tích ở Công ty Kiểm
toán và Kế toán AAC. Do những hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như thời gian
nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ Thầy cô và các Anh chị kiểm toán viên AAC để bài viết hoàn thiện hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.s Đậu Ngọc Châu , Học viện Tài Chính, Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính,
NXB Tài Chính
2. Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISAs), NXB Thống Kê
3. Đại học Đà Nẵng , Trường Đại học Kinh Tế , Khoa Kế Toán, Bài giảng Kiểm toán tài
chính (2010)
4. Tạp chí Kiểm toán , ISSN 0868, 3227, số 7 [116] , 7/2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tb10_02_7611.pdf