Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản (2004)

Theo khoản 3 Luật phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là DN, HTX không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Việc mất khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu là căn cứ cơ bản và duy nhất để xem xét mở thủ tục phá sản DN, HTX. Tuy nhiên, DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã bị phá sản mà DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản chỉ bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. Lối thoát cho các DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản lúc này chính là phục hồi hoạt động kinh doanh để đem lại cho DN, HTX vào tính trạnh phá sản những điều kiện và cơ hội để tái tạo tổ chức lại hoạt động, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã vượt ra khỏi nguy cơ bị phá sản. Phục hồi hoạt động kinh doanh là là một nôi dung quan trọng trong thủ tục phá sản. Thủ tục này có thể đem lại cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tính trạnh phá sản những điều kiện và cơ hội để tái tạo tổ chức lại hoạt động, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã vượt ra khỏi nguy cơ bị phá sản. Luật phá sản năm 2004 không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn ghi nhận nó như là một thủ tục độc lập trong tố tụng phá sản với đầy đủ các quy định về điều kiện mở thủ tục phục hồi cũng như việc triển khai nó trên thực tế. Thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là một thủ tục cơ bản và quan trọng của thủ tục phá sản doanh nghiệp. Việc tuyên bố phá sản một DN, HTX sẽ gây ra những hậu quả bất lợi cho xã hội và trực tiếp tác động xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân các chủ nợ, con nợ, người lao động. Việc phân tích tìm hiểu trên cho thấy các quy định trong Luật phá sản năm 2004 không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn ghi nhận nó như là một thủ tục độc lập trong tố tụng phá sản với đầy đủ các quy định về điều kiện mở thủ tục phục hồi cũng như việc triển khai nó trên thực tế. Đây cũng chính là điểm tiến bộ, hợp lý của Luật phá sản so với Luật phá sản doanh nghiệp,

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3897 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản (2004), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 I. Vài nét về thủ tục phục hồi DN, HTX vào tình trạng phá sản 1 II. Những quy định Luật phá sản về thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản 2 Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh 2 2. Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh 3 Trình tự, thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh 5 Trình tự, thủ tục thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. 6 Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. 10 III. Bình luận về thủ thục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX theo Luật phá sản 2004. 12 KẾT THÚC VẤN ĐỀ 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 ĐẶT VẤN ĐỀ Phục hồi hoạt động kinh doanh là là một nôi dung quan trọng trong thủ tục phá sản. Thủ tục này có thể đem lại cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tính trạnh phá sản những điều kiện và cơ hội để tái tạo tổ chức lại hoạt động, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã vượt ra khỏi nguy cơ bị phá sản. Trong điều kiện ngày nay, pháp luật phá sản các nước trên thế giới luôn đề cao và quan tâm thích đáng đến thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Không nằm ngoài xu hướng chung này, Luật Phá sản (2004) cũng có những điều chỉnh nhất định đối với thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Vậy vấn đề này được quy định như thế nào tại Luật Phá sản năm 2004? Việc thực thi những quy định đó đã thực sự hiệu quả hay chưa? Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu đề tài: “Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản (2004)”. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Vài nét về thủ tục phục hồi DN, HTX vào tình trạng phá sản Theo khoản 3 Luật phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là DN, HTX không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Việc mất khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu là căn cứ cơ bản và duy nhất để xem xét mở thủ tục phá sản DN, HTX. Tuy nhiên, DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã bị phá sản mà DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản chỉ bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. Lối thoát cho các DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản lúc này chính là phục hồi hoạt động kinh doanh để đem lại cho DN, HTX vào tính trạnh phá sản những điều kiện và cơ hội để tái tạo tổ chức lại hoạt động, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã vượt ra khỏi nguy cơ bị phá sản. Phục hồi hoạt động kinh doanh là là một nôi dung quan trọng trong thủ tục phá sản. Thủ tục này có thể đem lại cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tính trạnh phá sản những điều kiện và cơ hội để tái tạo tổ chức lại hoạt động, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã vượt ra khỏi nguy cơ bị phá sản. Luật phá sản năm 2004 không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn ghi nhận nó như là một thủ tục độc lập trong tố tụng phá sản với đầy đủ các quy định về điều kiện mở thủ tục phục hồi cũng như việc triển khai nó trên thực tế. II. Những quy định Luật phá sản về thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản 1. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh Điều 68 Luật phá sản 2004 quy định điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh với nội dung như sau: “1. Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. 2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình và nộp cho Toà án; nếu thấy cần phải có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn. Thời hạn gia hạn không quá ba mươi ngày. Trong thời hạn nói trên, bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nộp cho Toà án.” Từ quy định trên có thể thấy, chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng hay không áp dụng thủ tục phục hồi không phải chủ doanh nghiệp hay Tòa án mà chính là các chủ nợ. HNCN chính là nơi xem xét và quyết định số phận của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Vì vậy, điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp được áp dụng thủ tục phục hồi là HNCN lần thứ nhất tổ chức thành và thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Việc trao cho cho HNCN thẩm quyền này là điểm mới của Luật Phá sản, cho thấy đây là một thủ tục đọc lập và tách bạch với với thủ tục thanh lý trong khi trước đây chúng ta quan niệm rằng thủ tục phục hồi là một khâu, một công đoạn của quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản nên vấn đề đó đã không được đặt ra. Quy định này đã chứng tỏ trong mô hình Luật phá sản, HNCN có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. 2. Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh * Chủ thể xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: Căn cứ Khoản 2 Điều 68 Luật Phá sản ta nhận thấy, để mở rộng chủ thể có khả năng tham gia vào việc xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho DN, HTX nhằm nâng cao khả năng cứu vớt DN, HTX vượt ra khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán nợ, Luật phá sản cho phép bất kì chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX đều có quyền được tham gia xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX. Việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là nghĩa vụ của doanh nghiệp nhưng cũng là quyền của các chủ nợ. Theo xu hướng này, chủ thể xây dựng phương án phục hồi được đa dạng hóa chứ không chỉ thuộc về DN, HTX mắc nợ như thủ tục truyền thống, nên khả năng duy trì, phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mắc nợ thường được nâng cao. Sự tham gia của chủ nợ vào việc xây dựng phương án phục hồi cũng là quy định mới của Luật phá sản 2004. Vai trò của các chủ nợ tham gia quá trình phục hồi hoạt động của DN, HTX được đề cao, được nhấn mạnh, thông qua đó HNCN có cơ hội xem xét, lựa chọn phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khả thi không những để bảo vệ lợi ích của chủ nợ mà còn giúp doanh nghiệp phục hồi thành công. * Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản được quy định tại Điều 69 Luật phá sản: “1. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh, các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ. 2. Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm có: a. Huy động vốn mới. b. Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh. c. Đổi mới công nghệ sản xuất. d. Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất. đ. Bán lại bộ máy quản lý, sáp nhận hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất. e. Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết. g. Các biện pháp không trái pháp luật. 3. Trước khi bắt đầu hoặc tại Hội nghị chủ nợ, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thỏa thuận của các bên.” Như vậy, nội dung của một phương án phục hồi hoạt động kinh doanh sẽ bao gồm hai nội dung chính: kế hoạch, giải pháp phục hồi hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và thời hạn, kế hoạch để thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ. Đây chính là những nội dung bắt buộc của phương án phục hồi kinh doanh bởi thông qua nội dung đó, nó vừa thể hiện yếu tố cứu vãn, phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX vừa đảm bảo được lợi ích của các chủ nợ trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi. Vì thế, việc HNCN có thông qua hay không thông qua phương án phục hồi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nội dung của phương án phục hồi được trình bày ở HNCN. Tại HNCN, các chủ nợ sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để đi đến quyết định. Điều quan tâm lớn nhất của chủ nợ khi xem xét nội dung của phương án phục hồi kinh doanh là thời gian, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ nhưng các chủ nợ còn xem xét khả năng thanh toán nợ theo thời hạn cam kết từ phía DN, HTX. DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản chỉ có thể thực hiện đúng, đầy đủ cam kết thanh toán nợ cho các chủ nợ khi vượt qua khó khăn về tài chính và hoạt động kinh doanh của mình được phục hồi. * Thời hạn xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: Sau khi có quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và nộp cho Thẩm phán xem xét, quyết định trình tại HNCN thảo luận và thông qua. Việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải được thực hiện trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày HNCN lần thứ nhất thông qua Nghị quyết. Trong trường hợp nếu thấy cần phải có thời gian dài hơn thì doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn. Thời gian gia hạn không quá ba mười ngày. 3. Trình tự, thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Điều 71 Luật phá sản năm 2004 quy định việc xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: “1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ra Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi. 2. Hội nghị chủ nợ xem xét, thảo luận phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.” Dựa vào quy định trên, thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh bao gồm những nội dung sau: - Chủ thể thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: HNCN có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi nói chung và thông qua phương án phục hồi nói riêng. Quyền quyết định đó được thể hiện ở việc có chấp nhận hoặc không chấp nhận phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được trình để HNCN xem xét, thông qua. Như vậy, HNCN là tổ chức duy nhất có thẩm quyền quyết định việc thông qua hoặc không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. - Thể thức thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: Theo quy định của Luật phá việc thông qua bất kỳ nội dung nào trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi tại HNCN đều được thể hiện bằng hình thức biểu quyết. - Điều kiện hợp lệ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh tại HNCN: Tại HNCN, việc thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nhóm nợ không có bảo đảm. Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Dn, HTX lâm vào tình trạng phá sản sẽ được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Luật phá sản để cao vai trò của nhóm chủ nợ không có bảo đảm trong việc thông qua phương án phục hồi doanh nghiệp là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của nhóm chủ nợ có thể gặp nhiều rủi ro so vơi nhóm chủ nợ có bảo đảm. 4. Trình tự, thủ tục thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Trình tự, thủ tục thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản bao gồm: * Thứ nhất: công nhận nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Điều 72 Luật phá sản năm 2004 quy định việc công nhận Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: “1. Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả các bên có liên quan. 2. Toà án phải gửi quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định.” Vậy Thẩm phán phụ trách vụ việc phá sản là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định công nhận Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định, Thẩm phán phải gửi quyết định đó đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ. Quyết định công nhận Nghị quyết của HNCN chính là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trên thực tế và là cơ sở để các chủ nợ bắt đầu thực hiện nghĩa vụ giám sát đối với doanh nghiệp. Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của HNCN về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, Nghị quyết đó sẽ có hiệu lực đối với các bên liên quan, ràng buộc giữa chủ nợ - DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, giữa những người có quyền – nghĩa vụ liên quan về những cam kết trong nội dung phương án phục hồi, từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất định để DN, HTX thực hiện thành công phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. * Thứ hai: giám sát thực hiện phuơng án phục hồi hoạt động kinh doanh Việc giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được quy định tại Điều 73: “1. Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Tổ quản lý, thanh lý tài sản giải thể. 2. Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi cho Toà án báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, hợp tác xã. 3. Chủ nợ có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.” Việc ra quyết định công nhận Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Thẩm phán dẫn đến một hệ quả pháp lý rất quan trọng là tổ quản lý, thanh lý tài sản bị giải thể. Việc giải thể tổ quản lý, thanh lý tài sản sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, Nhà nước. Bên cạnh đó, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tự định đoạt một số vấn đề nhất định trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. - Chủ thể có quyền, nghĩa vụ giám sát: Chủ nợ là chủ thể vừa có quyền vừa có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án phục hồi. Thông qua hoạt động này, các chủ nợ có thể kiểm tra doanh nghiệp có thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ nội dung những cam kết về phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và thời gian, kế hoạch trả nợ cho các chủ nợ nhằm bảo vệ quyền lợi của mình được tốt nhất và kịp thời nhất. Để các chủ nợ thực hiện tốt quyền giám sát của mình, đòi hỏi sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các chủ nợ với nhau, giúp các chủ nợ kiểm tra DN, HTX có thực hiện đúng thời gian và thanh toán đầy đủ các khoản nợ cho chủ nợ hay không, từ đó đánh giá hiệu quả của phương án phục hồi đối với DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Ngoài chủ thể cơ bản là chủ nợ, Tòa án cũng có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự kiểm tra, giám sát đó sẽ được thực hiện thông qua báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh do DN, HTX gửi đến cho Tòa án sáu tháng một lần. - Chủ thể chịu sự giám sát: DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là chủ thể duy nhất có nghĩa vụ thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được thông qua tại HNCN nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Tòa án và các chủ nợ. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát DN, HTX sẽ thực hiện đúng và đầy đủ nội dung của phương án phục hồi đồng thời có thể giúp mình giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện phương án phục hồi. Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, mối liên hệ giữa chủ nợ - con nợ và giữa hai chủ thể này với Tòa án có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua việc cung cấp thông tin từ phía con nợ và các chủ nợ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giám sát của mình đối với doanh nghiệp sẽ giúp Tòa án có thông tin chính xác, khách quan hơn về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Song Luật phá sản lại không có điều khoản nào qui định về cơ chế báo cáo kết quả giám sát từ phía các chủ nợ cho Tòa án. Chính điều nào tạo điều kiện cho các chủ nợ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình hoặc thiếu trách nhiệm trong quá trình giám sát thực hiện phương án phục hồi của doanh nghiệp. * Thứ ba: thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Căn cứ Điều 74 Luật phá sản, thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được qui định như sau: “Thời hạn tối đa để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là ba năm, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định của Toà án công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.” Quy định trên của Luật phá sản tương đối mềm dẻo, luật chỉ khống chế thời hạn tối đa cho việc thực hiện một phương án phục hồi. Điều đó có nghĩa là tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng DN, HTX mà các chủ nợ - con nợ sẽ đưa ra khoảng thời gian hợp lý cho việc thực hiện phương án phục hồi chứ không nhất thiết là ba năm. Hơn nữa, việc quy định này sẽ giúp chúng ta sớm loại thải những DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản sau khi đã được áp dụng các giải pháp phục hồi những không có khả năng cứu vãn, hạn chế những tổn thất cho các chủ nợ. * Thứ tư: sửa đổi, bổ sung phuơng án phục hồi hoạt động kinh doanh trong quá trình thực hiện. Để phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX có tính khả thi, hiệu qua và phù hợp với tình hình thực tế của mình thì việc sửa đổi, bổ sung nó là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, sự thay đổi một hoặc một số nội dung trong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh chỉ được đặt ra khi có sự đồng ý của các chủ nợ bởi bản thân DN, HTX không có quyền tự quyết định hoặc có thể vượt quá khả năng của mình. Điều 75 Luật phá sản quy định: “1. Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, các chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. 2. Thoả thuận về việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được chấp nhận khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đồng ý. 3. Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên và gửi quyết định đó cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định.” Đây là quy định lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật phá sản, chứng tỏ Luật phá sản luôn tạo ra cơ hội để phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nói riêng và thủ tục phục hồi nối chung đạt được thành công trên thực tế. 5. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. * Các trường hợp đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh: Điều 76 Luật phá sản quy định: “1. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản nếu có một trong các trường hợp sau đây: a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; b) Được quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ. 2. Toà án phải gửi và thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Điều 29 của Luật này.” Như vậy, khi DN, HTX đã thực hiện xong phương án phục hồi, tức là đã thực hiện thành công thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc có quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán đồng ý đình chỉ thì Tòa án công nhận điều này bằng quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Như vậy, ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình thực hiện phương án phục hồi, chỉ cần sự đồng ý của quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên chưa thanh toán là Thẩm phán ra quyết định đình chỉ mà không tính đến hiệu quả của phương án phục hồi đối với doanh nghiệp. * Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Theo Điều 77 Luật phá sản quy định: “Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh: 1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó được coi không còn lâm vào tình trạng phá sản. 2. Trường hợp việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 57 của Luật này chưa được thi hành hoặc chưa được giải quyết thì ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án được tiếp tục. Toà án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi phải gửi trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. “ Như vậy, việc ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của Thẩm phán dẫn đến hậu quả pháp lý là: - Đối với DN, HTX: Được coi không lâm vào tình trạng phá sản, tức là hoạt động kinh doanh của DN, HTX đã được phục hồi, đã có khả năng chi trả các khoản nợ cho chủ nợ và nguy cơ bị tuyên bố phá sản không còn nữa và tiếp tục hoạt động và có điều kiện tìm kiếm những cơ hội cũng như đối tác làm ăn mới. Sau khi doanh nghiệp thoát khỏi lâm vào tình trạng phá sản, theo Khoản 2 Điều 77 Luật phá sản, DN, HTX sẽ tiếp tục phải thực hiện những nghĩa vụ của mình đã bị đình chỉ để áp dụng thủ tục phục hồi. - Đối với chủ nợ: khi DN, HTX thoát khỏi lâm vào tình trạng phá sản thì khả năng được DN, HTX hoàn trả đầy đủ các khoản nợ chưa được thanh toán là rất lớn. III. Bình luận về thủ thục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX theo Luật phá sản 2004. * Nhận xét: - Ưu điểm: Luật phá sản có những điểm mới hơn, hợp lý hơn, tiến bộ hơn so với Luật phá sản doanh nghiệp về thủ thục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX. Cụ thể là: + Luật phá sản đề cao vai trò của HNCN trong điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp, trong việc xây dựng, thông qua và thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Sự tham gia của chủ nợ vào việc xây dựng phương án phục hồi cũng là điều kiện để thông qua đó HNCN có cơ hội xem xét, lựa chọn phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khả thi không những để bảo vệ lợi ích của chủ nợ mà còn giúp doanh nghiệp phục hồi thành công. Việc trao cho cho HNCN thẩm quyền này cho thấy đây là một thủ tục độc lập và tách bạch với với thủ tục thanh lý. + Luật phá sản đề cao vai trò của nhóm chủ nợ không có bảo đảm trong việc thông qua phương án phục hồi doanh nghiệp và việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của nhóm chủ nợ có thể gặp nhiều rủi ro so với nhóm chủ nợ có bảo đảm. Tuy nhiên, với nhóm chủ nợ là người lao động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì Luật phá sản lại không có quy định rõ ràng về vấn đề này. + Quy định về thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Luật phá sản tương đối mềm dẻo, chỉ khống chế thời hạn tối đa cho việc thực hiện một phương án phục hồi, tức là tôn trọng khoảng thời gian hợp lý mà các chủ nợ - con nợ thỏa thuận. Đồng thời, giúp sớm loại thải những DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản sau khi đã được áp dụng các giải pháp phục hồi những không có khả năng cứu vãn, hạn chế những tổn thất cho các chủ nợ. - Hạn chế: + Luật phá sản đưa ra những giải pháp quy định tại khoản 2 Điều 69 nghiêng về nhóm các giải pháp tổ chức lại doanh nghiệp hơn là các giải pháp tài chính. Thực tế, phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản liên quan đến vấn đề tài chính hơn là vấn đề pháp lý. Có doanh nghiệp không thanh toán được nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu là do hoạt động kinh doanh bị thua lỗ song cũng có doanh nghiệp việc không thanh toán được nợ đến hạn chỉ là hiện tượng nhất thời, vì lý do nào đó doanh nghiệp đã không đủ lượng tiền trong quỹ để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc liệt kê các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh tại Khoản 2 Điều 69 thể hiện sự máy móc, cứng nhắc trong cách quy định của Luật phá sản khi qui định về nội dung phương án phục hồi. + Mối liên hệ giữa chủ nợ, doanh nghiệp và tòa án có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng Luật phá sản lại không có điều khoản nào quy định về cơ chế báo cáo kết quả giám sát từ phía chủ nợ cho Tòa án. Điều này tạo điều kiện cho các chủ nợ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình hoặc thiếu trách nhiệm trong quá trình giám sát thực hiện phương án phục hồi của DN, HTX. * Một số kiến nghị nhằm thực thi có hiệu quả các quy định về thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản - Một là, thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản cần xem xét vấn đề giải quyết tài chính hơn là vấn đề pháp lý bởi xuất phát từ thực tế, các khoản nợ quá hạn bị chủ nợ yêu cầu hoàn trả chính là lý do để DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Muốn vậy, các quy định của Luật phá sản phải có điểm nhìn thực tế hơn. - Hai là, quy định của Luật phá sản về nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cần linh hoạt, mềm dẻo hơn, có tính thực tiễn để hạn chế sự máy móc, cứng nhắc khó thực hiện. - Ba là, Luật phá sản cần có điều khoản quy định về cơ chế báo cáo kết quả giám sát từ phía chủ nợ cho Tòa án thiết lập mối liên hệ giữa chủ nợ, doanh nghiệp và tòa án trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh chặt chẽ hơn, tạo điều để DN, HTX thực hiện thành công phương án phục hồi và thoát khỏi tình trạng lâm vào phá sản. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản là một thủ tục cơ bản và quan trọng của thủ tục phá sản doanh nghiệp. Việc tuyên bố phá sản một DN, HTX sẽ gây ra những hậu quả bất lợi cho xã hội và trực tiếp tác động xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân các chủ nợ, con nợ, người lao động. Việc phân tích tìm hiểu trên cho thấy các quy định trong Luật phá sản năm 2004 không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn ghi nhận nó như là một thủ tục độc lập trong tố tụng phá sản với đầy đủ các quy định về điều kiện mở thủ tục phục hồi cũng như việc triển khai nó trên thực tế. Đây cũng chính là điểm tiến bộ, hợp lý của Luật phá sản so với Luật phá sản doanh nghiệp, DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật thương mại, tập 2, trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Tư Pháp - Hà Nội, 2006. Luật Phá Sản 2004, NXB Lao động. Thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản 2004, Nguyễn Thị Hường – Hà Nội, 2006. Hỏi đáp Luật doanh nghiệp, Bộ môn Luật Thương mại – Đại học Luật Hà Nội, NXB Chính Trị - Hành Chính- 2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản (2004).doc
Luận văn liên quan