MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN 3
1.1. Đặc điểm của mặt hàng rau quả 3
1.1.1. Về nguồn hàng 3
1.1.2. Về chất lượng của mặt hàng rau quả 4
1.1.3. Về vấn đề bảo quản rau quả 6
1.1.4. Nhu cầu về rau quả trên các thị trường 8
1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu rau quả của Việt Nam 9
1.2.1. Sự cần thiết của xuất khẩu rau quả 9
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu rau quả 10
1.3. Tổng quan về thị trường Đài Loan 12
1.3.1. Khái quát về thị trường sản xuất, xuất khẩu Đài Loan 13
1.3.1.1. Về Kinh tế 13
1.3.1.2. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Đài Loan 18
1.3.2. Các qui định về nhập khẩu của Đài Loan 20
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN 23
2.1. Lợi thế của Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu rau quả 23
2.1.1. Lợi thế về khí hậu 23
2.1.2. Lợi thế về nguồn nước 23
2.1.3 Lợi thế về đất đai 25
2.1.4. Những lợi thế khác 25
2.2. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam 27
2.3. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan 30
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua 30
2.3.2. Cơ cấu mặt hàng 34
2.2. Những thuận lợi, khó khăn khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan 40
2.2.1. Những thuận lợi khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan 40
2.4.2. Những khó khăn khi rau quả của Việt Nam đưa đi xuất khẩu 43
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ SANG ĐÀI LOAN 47
3.1. Phương hướng phát triển mặt hàng rau quả ở nước ta trong những năm sắp tới 47
3.1.1. Phương hướng phát triển 47
3.1.2. Mục tiêu đề ra 48
3.2. Dự báo về thị trường rau quả của thế giới và của Đài Loan trong thời gian tới 50
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan 52
3.3.1. Giải pháp liên quan đến nguồn hàng 52
3.3.2. Giải pháp liên quan đến thị trường 55
3.3.3. Hoàn thiện công nghệ chế biến và công tác bảo quản dự trữ
hàng hóa 56
3.1. Một số kiến nghị đối với nhà nước 58
3.1.1. Định hướng quy hoạch vùng sản xuất 58
3.4.2. Thị trường 58
3.4.3. Khoa học và công nghệ 58
3.3.4. Đầu tư và tín dụng 59
3.3.5. Đào tạo cán bộ và huấn luyện kỹ thuật 59
3.3.6. Về vệ sinh an toàn thực phẩm 60
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
66 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3288 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2008 (USD)
Anh
372.357
Bỉ
256.331
Braxin
431.855
Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
591.104
Canada
410.173
Đài Loan
2.441.813
CHLB Đức
513.217
Hà Lan
1.210.363
Hàn Quốc
1.109.942
Hồng Kông
949.214
Indonesia
228.748
Malaysia
486.054
Mỹ
1.623.500
Liên Bang Nga
2.702.723
Nhật Bản
2.299.991
Ôxtrâylia
227.930
Pháp
630.478
CH Séc
317.926
Singapore
1.213.974
Thái Lan
1.910.462
Trung Quốc
3.484.504
Ucraina
224.184
Tổng
23.636.843
(theo rauhoaqua.com.vn)
2.3.2. Cơ cấu mặt hàng
Trong tháng 12/2006, mặc dù xuất khẩu thanh long giảm tới trên 28% so với tháng 11/2006, nhưng đây vẫn là chủng loại rau quả xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của nước ta. Trong khi đó, xuất khẩu nấm và dừa giảm nhẹ so với tháng 11/2006. Đến tháng 12/2006, xuất khẩu nhiều chủng loại như dưa chuột, cơm dừa, bó xôi, madacimia, cà tím, thạch dừa, chôm chôm, cà chua… lại tăng rất mạnh so với tháng 11/2006. Đầu năm 2007, do nhu cầu tiêu dùng vào dịp tết Nguyên Đán tăng cao tại nhiều thị trường châu Á nên xuất khẩu nhiều chủng loại rau quả của nước ta sang những thị trường này đang tăng khá mạnh.
Chủng loại rau quả xuất khẩu trong tháng 12/06
Chủng loại
Thị trường xuất khẩu chính
Trị giá (1.000 USD)
So T11/06 (%)
Thanh long
Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Hà Lan, Singapo, Trung Quốc
2.846
-28,67
Nấm
Mỹ, Italia, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đài Loan
1.987
-4,96
Dưa chuột
Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Mông Cổ, Đức, Ukraina
1.667
40,02
Khoai
Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan
1.000
4,80
ớt
Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Canađa
490
-12,26
Ngô
Mỹ, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Đài Loan
402
27,27
Macadamia
Mỹ, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Đài Loan
315
178,43
Thạch dừa
Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Bănglađet, Malaysia
234
69,34
Gấc
Mỹ, Bỉ
223
1,10
Chôm chôm
Trung Quốc, Hàn Quốc, Canađa
129
87,59
Cà chua
Nga, Nhật Bản, Pháp, Singapo
128
455,11
Nhãn
Trung Quốc, Đài Loan
114
-32,35
Măng
Đài Loan, Nhật Bản, CH Séc
106
-32,47
(Theo rauhoaqua.com.vn)
Trong 10 ngày đầu tháng 1/2007, tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam diễn ra tương đối thuận lợi với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 5,5 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kì tháng 12/2006, trong đó xuất khẩu sắn chiếm 71%. Trong thời gian này các lọai: sắn, dưa chuột, khoai, bó xôi, nấm rơm, đậu phộng, ngô… là những chủng loại rau củ xuất khẩu chính của Việt Nam. Đáng chú ý, xuất khẩu sắn với sản phẩm chính là sắn lát khô đã tăng đột biến nhanh, đạt kim ngạch 3,9 triệu USD, tăng mạnh so với kim ngạch chỉ đạt 1.290 USD trong 10 ngày đầu tháng 12/2006. Nguyên nhân khiến xuất khẩu sắn tăng mạnh là do 2 thị trường lớn Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục nhập khẩu sắn của Việt Nam sau 2 tháng 11 và 12/2006 tạm ngừng nhập khẩu mặt hàng này. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sắn sang Trung Quốc đạt 3,2 triệu USD, chiếm 82% lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam. Giá xuất khẩu sắn sang thị trường này đạt mức 120 USD/tấn (FOB, Cảng Qui Nhơn). Xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 699 nghìn USD với đơn giá 117 USD/tấn (FOB, Cảng Qui Nhơn).
Kim ngạch xuất khẩu khoai các loại đạt 330,8 nghìn USD, tăng 66,2% so với tháng 12/2006, đưa khoai trở thành chủng loại rau củ đạt kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai của Việt Nam trong thời gian này. Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này là Nga, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore với kim ngạch lần lượt đạt 196,4 nghìn USD; 59 nghìn USD; 25,6 nghìn USD và 15,5 nghìn USD. Trong đó, giá xuất khẩu khoai sang thị trường Singapore đạt cao nhất với 720 USD/tấn (FOB, ICD - Phước Long). Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại rau củ khác cũng đạt mức cao trong thời gian này như: Rau bó xôi với 158 nghìn USD, tăng 47,3% so với 10 ngày đầu tháng 12/2006; gừng 52 nghìn USD, tăng 822,4%; bí đỏ 43 nghìn USD, tăng 16,4%; cà chua 27,3 nghìn USD, tăng 27,3%.
Trong đó, xuất khẩu nấm rơm - chủng loại rau củ xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều tháng liên tiếp có mức giảm mạnh nhất. 10 ngày đầu tháng 1/2007, kim ngạch xuất khẩu nấm rơm chỉ đạt 119 nghìn USD, giảm tới 81,5% so với cùng thời điểm tháng 12/2006. Thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu nấm rơm cao nhất của nước ta trong thời gian này là Italia với 85 nghìn USD, giảm 32% so với 10 ngày đầu tháng 12/2006. Dự báo xuất khẩu nấm rơm trong những tuần kế tiếp sẽ tăng cao do nguồn hàng được tập trung để xuất sang Mỹ - thị trường xuất khẩu nấm rơm quen thuộc và lớn nhất của Việt Nam và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các thị trường Châu Á. Xuất khẩu dưa chuột, ngô, đậu phộng cũng giảm lần lượt 15%; 33% và 58% so với cùng thời điểm tháng 12/2006.
Chủng loại rau củ xuất khẩu trong tháng 1/2007
Chủng loại
Thị trường
Trị giá (USD)
Sắn
Hàn Quốc, Trung Quốc
3.894.200
Khoai
Hồng Kông, Malaisia, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Singapore, TháI Lan, Thuỵ Điển
330.832
Dưa chuột
Đài Loan, Nga, Nhật Bản, Panama
303.329
Bó xôi
Nhật Bản, Singapore
158.665
Nấm rơm
Hồng Kông, Italia, Nhật Bản
119.271
Đậu phộng
Đài Loan, Campuchia, Canada, Nga, Singapore
95.596
Ngô
Đài Loan, Colombia, Hà Lan, Mỹ, Thuỵ Điển
8.097
Rau các loại
Hồng Kông, Mỹ, Nhật Bản, Pháp
72.344
Bắp cải
Đài Loan, Panama
68.335
Gừng
Đài Loan, Anh, Nhật Bản, Panama
52.100
Măng
Đài Loan, Panama
46.983
Ớt
Đài Loan, Malaisia, Panama, Ukraina, Singapore
94.937
Cải thảo
Đài Loan, Hàn Quốc, Panama
13.328
Củ cải
Đài Loan
6.150
Súp lơ
Đài Loan, Panama
4.755
(Theo rauhoaqua.com.vn)
Các sản phẩm xuất khẩu nước ta khá phong phú đa dạng, xấp xỉ 90 mặt hàng khác nhau. Tuy nhiên các mặt hàng được xuất nhiều là các sản phẩm nước ta có lợi thế cạnh tranh cao như: dừa, thanh long, nấm… Từ cuối năm 2006 đến nay kim ngạch xuất khẩu dừa của nước ta luôn đạt ở mức cao. Riêng hai tháng 03 và 04 /07 kim ngạch của mặt hàng này đã đạt gần 80 triệu USD, chiếm 14 % tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta trong thời gian này. Được biết nước ta là quốc gia có diện tích trồng dừa lớn trong khu vực với chất lượng dừa tốt và đặc biệt là sản phẩm chế biến cơm dừa chất lượng cao được thị trường thế giới ưa chuộng. Hơn nữa so với những năm trước nhu cầu về dừa khô bóc vỏ, cơm dừa của các nước Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông tăng cao. Thanh long và nấm là hai mặt hàng vẫn luôn đứng ở vị trí đầu về kim ngạch xuất khẩu. Trong 04 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của nấm luôn đạt mức trên 1,2 triệu USD. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu thanh long cả nước theo đường chính ngạch trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt xấp xỉ 17 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của 03 tháng đầu năm đạt trên 10 triệu USD. Mặc dù đang là thời gian thu hoạch rộ thanh long nhưng kim ngạch xuất khẩu của 03 tháng 4, 5 và 6 có xu hướng sụt giảm. Kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng này chỉ đạt trên 6 triệu USD, giảm 40 % so với 3 tháng đầu năm 2007.
Theo tìm hiểu ban đầu nguyên nhân xuất khẩu thanh long của nước ta giảm sút là do tại các nhà vườn Tiền Giang thanh long mắc bệnh năng suất gần như mất trắng. Hơn nữa, do thời gian qua thời tiết nắng nóng cao độ nên việc thu hái, bảo quản cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lô hàng xuất khẩu khi đưa đến cảng biển, cửa khẩu lại phải trả về do nắng nóng nên thanh long bị hư hoặc giảm chất lượng không xuất khẩu được.
Thị trường xuất khẩu thanh long của nước ta vẫn được duy trì ở mức trên dưới 20 thị trường khác nhau. Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông và Thái Lan vẫn là những thị trường xuất khẩu chính cho loại mặt hàng nhiều ưu thế này. Hiện nay, ở nước ta tỉnh Bình Thuận là tỉnh có diện tích sản lượng thanh long lớn nhất cả nước. Để nâng cao khả năng cung cấp thanh long ( cả về số lượng lẫn chất lượng) vừa qua tỉnh đã đưa ra kế hoạch phát triển cụ thể đối với loại cây ăn trái này. Hi vọng với chính sách mở rộng diện tích chuyên canh gắn với nâng cao chất lượng trái thanh long Việt Nam sẽ là đóng góp quan trọng cho xuất khẩu rau quả nói chung.
Đài Loan là một thị trường tiềm năng, thị hiếu tương đối đa dạng và không đòi hỏi cao về chất lượng. Đây cũng là thị trường trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm của Việt Nam xuất sang các thị trường châu Âu, châu Mỹ và Đông Á. Tuy nhiên, Đài Loan không phải là một thị trường dễ xâm nhập do vùng lãnh thổ nước này chủ yếu duy trì các tập quán thị trường trong nước và buôn bán với các bạn hàng đã có mối quan hệ lâu đời. Trong số các loại quả nhập khẩu vào Đài Loan thì táo và lê là những sản phẩm được nhập nhiều nhất, nước này chủ yếu nhập khẩu hoa quả từ Hoa Kỳ. Loại rau tươi mà Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất là súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải và bắp cải tàu. Thị trường nhập khẩu rau quả chủ yếu của Đài Loan là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam. Hiện nay, Đài Loan là thị trường nhập khẩu mặt hàng rau hoa quả tương đối lớn của Việt Nam. Đài Loan hàng năm nhập khẩu rau từ 130- 145 triệu USD và nhập khẩu quả từ 400- 420 triệu USD.
Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất sang Đài Loan gồm: bắp cải, dưa chuột, cà chua, nấm, chuối, thanh long, vải và xoài, ngoài ra có các loại gia vị như: hạt tiêu, gừng, ớt, giềng, nghệ, tỏi. Năm 1999, Đài Loan nhập khẩu 11,9 triệu USD rau, quả từ Việt Nam, chiếm 11,3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau, quả của nước ta. Trong 6 tháng đầu năm 2004, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan ước đạt 9 triệu USD, giảm gần 25% so với cùng kỳ năm 2003. Hiện Đài Loan là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam.
Bảng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan
(1000 USD)
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
KNXK rau quả
104922
213100
329972
201156
152470
178840
235482
Đài Loan
11895
20841
23319
20897
21584
195544
26868
(Theo hồ sơ thị trường Đài Loan)
Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục Hải quan kim ngạch xuất khẩu rau của nước ta sang thị trường Đài Loan trong tháng 06/07 đạt trên 1,6 triệu USD, tăng 33% so với tháng 05. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu rau bắp cải và rau cải thảo tăng đột biến. Trong tháng 06/07 kim ngạch xuất khẩu hai loại rau bắp cải và rau cải thảo sang thị trường Đài Loan đạt xấp xỉ 800 nghìn USD, tăng trên 90% so với tháng trước. Xét về lượng rau xuất khẩu trong tháng 06 tăng rất mạnh so với tháng 05, tuy nhiên đơn giá xuất khẩu trung bình vẫn giữ ở mức ổn định. Ví dụ như: giá rau bắp cải xuất khẩu dao động từ 0,10 đến 0,17 USD/kg và rau cải thảo cũng ở mức từ 0,12 đến 0,16 USD/kg. Ngòai ra, hai loại rau này còn được xuất sang thị trường Nhật Bản tuy nhiên lượng xuất khẩu còn hạn chế.
2.2. Những thuận lợi, khó khăn khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan
2.2.1. Những thuận lợi khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan
Rau quả xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu vận chuyển bằng hai con đường là hàng không và đường biển. Hiện nay, rau quả của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu đến các nước và vùng lãnh thổ Đông Nam Á như: Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông, Singapore... và một số nước châu Âu như: Pháp, Đức, Hà Lan, Anh... Những thị trường này đều đánh giá cao chất lượng cũng như tiềm năng của rau quả Việt Nam. Những mặt hàng đang xuất khẩu mạnh: thanh long, dứa tươi, cam, vải thiều, nhãn, suplơ trắng, súp lơ xanh, khoai tây, ớt... Hầu hết sản phẩm xuất khẩu là rau quả tươi, chưa qua chế biến. Những rau quả nhiệt đới, trái vụ đang là thế mạnh của Việt Nam và Thái Lan khi xuất sang thị trường Trung Quốc. Giá xuất khẩu thường thấp hơn thị trường bán lẻ trong nước, vì xuất với số lượng nhiều, và sản phẩm phải bảo quản lâu nên giảm chất lượng, chẳng hạn thời điểm hiện tại: ớt tươi có giá FOB 0,6 USD/kg (giá trong nước là 12.000 đồng/kg); thanh long FOB 0,37 USD/kg (giá trong nước tại chợ Long Biên 8.000đồng/kg).
Thứ nhất: Việt Nam là một nước có tiềm năng về phát triển rau quả. Với khí hậu nhiệt đới và ôn đới cùng 7 vùng sinh thái khác nhau, Việt Nam có khả năng trồng luân canh nhiều loại rau và cây ăn quả phong phú, đa dạng. Ở trung du và miền núi phía Bắc có thể trồng hồng, đào, chuối, dứa, vải, đậu côve, súp lơ xanh, su hào, khoai tây… Đồng Bằng Sông Hồng có thể trồng nhãn, cam, quýt, na, chuối và các loại rau vụ đông (bắp cải, cà chua, cà rốt…) và các loại rau mùa hè (bí xanh, rau muống, dưa chuột…). Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể trồng vải, nhãn, xoài, sầu riêng, măng cụt, cam, quýt, dứa… Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên trồng dứa, chuối, mít, chôm chôm, thanh long, bơ… Với những thuận lợi trên rau quả Việt Nam đã đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân Đài Loan.
Thứ hai: Rau quả của Việt Nam xuất sang Đài Loan vẫn bảo đảm được độ tươi mới và hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Đó là lý do khoảng cách vận chuyển từ Việt Nam sang Đài Loan ngắn, giao thông vận tải giữa hai nước cũng dễ dàng. Với hệ thống giao thông đường sắt, đường sông, đường hàng không dày đặc… có thể tiến hành nhiều cách để vận chuyển trao đổi hàng hóa. Vì thế mà hai bên có nhiều khu buôn bán tự do hơn.
Thứ ba: Việt Nam đã bắt tay vào xây dựng nhiều vùng chuyên canh sản xuất rau quả xuất khẩu tạo nên nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định lâu dài. Thêm vào đó Chính phủ và các doanh nghiệp của Việt Nam đang tiến hành đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu. Bắt dầu từ lúc chọn giống đến khi sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản cả về chất lượng lẫn số lượng để có thể xuất khẩu sang Đài Loan với chất lượng tốt nhất; giúp rau quả Việt Nam có thị phần ngày càng lớn trên thị trường Đài Loan.
Thứ tư: Cả Việt Nam và Đài Loan đều là hai thị trường tiềm năng chưa được khai thác hết. Việc buôn bán giữa hai bên sẽ còn lớn mạnh hơn trước rất nhiều. Thờ gian gần đây tiềm lực hai nước đều được đánh giá cao trên thị trường thế giới về khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khả năng cung cầu đều rất lớn, tăng cường không ngừng. Đặc biệt thị trường Đài Loan là một điểm thu hút mới, các nhà đầu tư đã nhận thấy rằng sự năng động, nhạy bén và đầy tiềm năng khiến Đài Loan trở thành điểm đến của nền kinh tế thế giới và cũng là mối lo cho các nước cường quốc khác. Đài Loan là thị trường mà chúng ta có thể xuất khẩu một lượng lớn hàng hóa trong đó có hàng rau quả.
Thứ năm: Việt Nam đã tận dụng sự ưu đãi thuế, thuế nhập khẩu rau quả của Việt Nam vào Đài Loan là rất thấp. Bộ Thương Mại trích nguồn tin bộ Tài Chính Đài Loan cho biết, Bộ này vừa quyết định giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 20% xuống 10% với thành viên của WTO và các nước có đãi ngộ tối huệ quốc trong đó có Việt Nam. Những sản phẩm rau quả được giảm thuế là súplơ, cải bắp, cải trắng, su hào… Việc Đài Loan giảm thuế nhập khẩu rau quả là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Đây cũng là một trong những ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác khi xuất khẩu rau quả sang Đài Loan.
Thứ sáu: Với xu hướng toàn cầu hóa và mới đây Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã trở thành điểm thu hút mới trên thị trường thế giới. Việt Nam muốn hợp tác và bắt tay làm bạn với các nước nhằm thu hút đầu tư để phát triển đất nước còn. Đài Loan muốn vào Việt Nam để kiếm tìm nguồn lợi lớn. Điều này đã giúp Viêt Nam và Đài Loan xích lại gần nhau hơn, cùng nhau tiếp tục phát triển. Nhất là Đài Loan tiến hành mở cửa nền kinh tế thì cả hai bên đều có một động lực hết sức tích cực, hai bên càng vững vàng tin tưởng nhau hơn.
Thứ bẩy: Đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhất là một đất nước vô cùng phát triển như Đài Loan thì nhu cầu về rau quả là tất yếu. Đối với thực phẩm người dân Đài Loan rất quan tâm tới an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ sản phẩm, đặc biệt quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Ngày nay với xu hướng của người tiêu dùng hoa quả là nguồn bổ sung các loại vitamin có lợi cho cơ thể con người. Là đất nước có nền kinh tế phát triển, Đài Loan được coi là “ mãnh hổ về kinh tế” trong khu vực. Do đó, đây là một thị trường đầy hấp dẫn đối với Việt Nam.
2.4.2. Những khó khăn khi rau quả của Việt Nam đưa đi xuất khẩu
Rau quả là mặt hàng lợi thế của nước ta, vừa đa dạng vừa phong phú chủng loại. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO mặt hàng này sẽ gặp nhiều sức cản lớn do thiếu nguồn nguyên liệu chế biến nên chất lượng hàng hoá thấp, việc tiêu thụ sản phẩm rau quả thường bị động bán giá thấp… Theo Tổng giám đốc Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam, thách thức lớn nhất của ngành rau quả khi vào WTO là giá và chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm rau quả của ta đều cao hơn các nước trong khu vực. Ví dụ, giá sầu riêng của Thái Lan 1 USD/kg, trong khi đó của nước ta 2 USD/kg. Các hoa quả khác như xoài, thanh long… chi phí sản xuất của ta rất cao, gấp 2-3 lần so với Thái Lan. Có hai đối thủ lớn mà Việt Nam khó cạnh tranh là Thái Lan và Trung Quốc, bởi họ có nhiều rau quả, chất lượng tốt, giá thành hạ. Nếu không có giải pháp tích cực hơn thì hoa quả Việt Nam “thua ngay trên sân nhà”. Thay vì lựa chọn rau quả của ta Đài Loan sẽ chọn nhập khẩu từ Thái Lan hay Trung Quốc.
Do tập quán sản xuất quy mô nhỏ, thiếu nguồn nguyên liệu chế biến nên chất lượng hàng hoá thấp và không đồng đều, đặc biệt việc quản lý dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật rất kém. Trong khi thế giới đang tiến tới sản xuất rau quả sạch, rau quả hữu cơ, yêu cầu khắt khe vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham gia WTO, Việt Nam mở cửa thị trường, trong đó có thị trường rau quả. Trước hết là cam kết giảm thuế nhập khẩu nông sản, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia dịch vụ phân phối hàng hoá, trong đó có mặt hàng nông sản và rau quả.
Mặt khác, do thiếu những thông tin, không có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và chủ trang trại nên việc tiêu thụ sản phẩm rau quả thường bị động bán giá thấp. Rau quả của Việt Nam chất lượng tốt, nhưng mẫu mã sản phẩm và bao bì còn kém thẩm mỹ. Bưởi của Trung Quốc, Thái Lan không ngon bằng bưởi của nước ta, nhưng khi bưởi Trung Quốc xuất hiện tại châu Âu thì bưởi của ta không bán được, vì giá của họ thấp hơn 10 - 20 %, mẫu mã của họ đẹp hơn chúng ta rất nhiều nhờ khâu xử lý đánh bóng. Nhiều sản phẩm của Thái Lan như xoài, chôm chôm, chuối, cam... tuy khi ăn thì chất lượng không ngon mẫu mã rất đẹp, để tươi rất lâu còn rau quả của Việt Nam lại rất nhanh hỏng. Mặt khác, các nước trong khu vực luôn cập nhật và đưa vào canh tác những giống mới lạ, chất lượng tốt, năng suất cao, như: dứa MD2, thanh long ruột đỏ, chôm chôm râu dài xanh, xoài ngọt... trong khi ở ta rất chậm nhận thức vấn đề này. Vì thế tuy chúng ta có nhiều ưu thế hơn họ nhưng để thâm nhập vào thị trường Đài Loan thì chúng ta cần nghiên cứu để đưa ra những chính sách thiết thực nhằm tháo gỡ các khó khăn về chi phí vận chuyển hàng hoá, cũng như việc xúc tiến thương mại. Đồng thời thúc đẩy các vùng nguyên liêụ tập trung và chuyên canh để sản xuất theo phương thức sản xuất hàng hoá, chất lượng đồng đều, sản lượng thu hoạch lớn, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Các nhà khoa học cần chú trọng hơn nữa trong việc nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến hàng hoá, làm sao đạt mục tiêu: chi phí thấp, đơn giản, nhưng vẫn bảo lưu được chất lượng sản phẩm trong thời gian dài, đủ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và tiêu thụ. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả nên liên kết với nhau để tạo nguồn sản lượng lớn, tạo thành chuỗi sản phẩm để cung cấp cho thị trường, xây dựng những khu chế xuất tập trung...
Xuất khẩu rau quả của ta đang gặp phải những vấn đề khó cần giải quyết:
Một là: chi phí vận chuyển của ta luôn cao gấp 1,5 lần đối với hàng không và từ 200-500 USD/công lạnh 40 ft. Thời gian vận chuyển là vấn đề vô cùng quan trọng đối với rau quả tươi, thế nhưng so với hàng hoá của các nước khác trong khu vực, chúng ta mất nhiều thời gian vận chuyển hơn, thường kéo dài thêm 6-10 giờ (khi vận chuyển bằng đường hàng không) và 5-6 ngày (khi vận chuyển bằng đường biển). Tuy Đài loan cũng nằm trong khu vực Châu Á nhưng vận chuyển không nhanh cũng sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm. Hai là: công nghệ bảo quản của ta còn thô sơ và trình độ thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chủ yếu áp dụng phương pháp làm lạnh trước khi xuất hàng. Vải thiều Thái Lan bảo quản được 45 ngày, trong khi Việt Nam chỉ bảo quản được 15-20 ngày. Với nhãn, Thái Lan bảo quản được 50 ngày, chúng ta mới chỉ bảo quản được 20 ngày... Rất nhiều sản phẩm: khoai lang, chôm chôm, chuối, gừng, dứa tươi, măng cụt... vì chưa có phương pháp bảo quản phù hợp nên nhiều khi chưa đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vệ sinh thực phẩm do Đài Loan đưa ra và cũng chưa thể vươn tới nhiều thị trường lớn như: Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Đông và một số thị trường. Ba là: do khâu canh tác và sản xuất còn manh mún, sản lượng thấp, nhà xưởng đóng gói nhỏ lẻ, thu gom hàng hoá không dễ dàng. Trong khi đối tác Đài Loan thường đặt hàng với số lượng lớn, nên rất khó đáp ứng được nhu cầu của họ. Vì không gom đủ số lượng rau quả, nên chúng ta đã nhiều lần phải từ chối những đơn đặt hàng lớn từ phía đối tác. Chất lượng rau quả của chúng ta còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu về chất lượng an toàn vệ sinh. Bốn là: Khả năng thâm nhập vào thị trường Đài Loan còn rất hạn chế do chưa có nhiều mặt hàng chủ lực, chất lượng chưa đồng đều, số lượng không tập trung, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các sản phẩm đang xuất khẩu chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các thị trường khác. Do ngành rau quả phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên hạn hán, lũ lụt cũng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.
Năm là: năng lực, trình độ cũng như việc tổ chức quản lý công tác nghiên cứu khoa học, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ cao chưa đáp ứng được nhu cầu. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu KH&CN còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ và sử dụng kém hiệu quả, thiếu các cán bộ có trình độ chuyên môn cao đã ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của công tác nghiên cứu. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa tạo ra bước đột phá để tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Sáu là: Các chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu rau quả ở nước ta vẫn chưa thật đầy đủ và các doanh nghiệp chưa biết cách phối hợp lẫn nhau. Việc đưa sản phẩm đi xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn về thuế xuất khẩu, không giống một số nước khác như Nhật Bản và Đài Loan có hẳn một đường lối nhằm phát triển và chính sách xuất nhập khẩu của họ vô cùng chặt chẽ. Việt Nam cũng nên có một bộ luật ban hành riêng cho từng ngành trong đó có rau quả.
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ SANG ĐÀI LOAN
3.1. Phương hướng phát triển mặt hàng rau quả ở nước ta trong những năm sắp tới
3.1.1. Phương hướng phát triển
- Phát triển rau, quả nhằm khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng, để sản xuất thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đa sinh tố cho người, góp phần giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo cảnh quan môi trường.
- Phát triển rau, quả đồng thời phải gắn với nhu cầu của thị trường, có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước, thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới, cả trước mắt và lâu dài. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
- Phát triển rau, quả đối với tất cả các vùng trong cả nước, trong đó cần quan tâm phát triển ở một số vùng có điều kiện sinh thái đặc biệt như: đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng, đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng: vừa phát triển rộng rãi trong dân, vừa phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cây chủ lực, được thâm canh, từng bước hiện đại hoá, sử dụng công nghệ truyền thống và công nghệ sạch để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ và đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu.
- Tập trung và phát triển những loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh cao, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: chuối, dứa, nhãn, thanh long, xoài, bưởi, vải, vú sữa...
- Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Trong thời gian tới, đối với rau quả chúng ta cần phải chú trọng đến thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật, còn đối với hồ tiêu cần chú trọng đến thị trường Châu Âu.
- Sản xuất rau quả phải dựa trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời kỳ 2010 - 2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm.
3.1.2. Mục tiêu đề ra
- Nhanh chóng thoả mãn nhu cầu đời sống nhân dân về rau, quả (thông thường và cao cấp), trong đó đẩy mạnh sản xuất, chế biến nước quả với giá rẻ để từng bước thay thế nước uống có cồn (bia, rượu) hiện nay.
- Tạo thêm việc làm cho khoảng 5 triệu người lao động trong cả nước.
- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 1,0 tỷ đô la Mỹ/năm.
* Về diện tích, sản lượng:
Diện tích cây ăn quả tính đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, đến năm 2020 khoảng 1,3 triệu ha; diện tích rau đến năm 2010 đạt 700 ngàn ha, đến năm 2020 khoảng 750 ngàn ha; giữ quy mô diện tích hồ tiêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là 50 ngàn ha); trong đó, đến năm 2010:
- Cây ăn quả: diện tích: 1,0 triệu ha.
sản lượng: 10 triệu tấn.
Trong đó diện tích cây ăn quả chủ lực xuất khẩu khoảng 255 ngàn ha.
- Rau: diện tích: 700 ngàn ha.
sản lượng: 14 triệu tấn.
Trong đó: rau an toàn và rau công nghệ cao khoảng 100 ngàn ha.
- Hồ tiêu: diện tích: 50 ngàn ha.
sản lượng: 120 ngàn tấn.
* Về kim ngạch xuất khẩu:
Việt Nam phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006-2010 là 23-25%/năm. Phấn đấu đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại đạt đạt 760 triệu USD/năm, đến năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD/năm. Trong đó, đến năm 2010:
- Rau (200 ngàn tấn): 155 triệu USD
- Quả (430 ngàn tấn): 295 triệu USD
- Hồ tiêu (120 ngàn tấn): 250 triệu USD
Mặc dù Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu rau, quả nhiệt đới, và nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới hầu như không bị hạn chế dù yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn trước, song xuất khẩu của ta vẫn còn những yếu điểm như: sản xuất phân tán, năng suất thấp, chưa giải quyết dứt điểm được khâu tạo giống, thu hoạch, bảo quản và chế biến rau quả xuất khẩu cũng như khâu kiểm dịch và công nhận lẫn nhau giữa ta và các thị trường nhập khẩu.
Về thị trường xuất khẩu, ngoài thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong thời gian tới chúng ta cần hướng tới các thị trường khác để đa dạng hoá tránh lệ thuộc trong xuất khẩu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên Bang Nga, EU… Các thị trường mục tiêu được lựa chọn dựa trên cơ sở sau đây:
Trung Quốc: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 680 triệu USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Trung Quốc chiếm 5,1% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên khoảng 15% (đạt kim ngạch trên 100 triệu USD).
Đài Loan: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng 270 triệu USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Đài Loan chiếm 9,3% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên trên 18% (đạt kim ngạch trên 50 triệu USD).
Nhật Bản: nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng gần 6 tỷ USD/năm, xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 vào Nhật Bản chỉ chiếm 0,5% kim ngạch nhập khẩu của nước này, phấn đấu đến 2010 nâng tỷ lệ này lên 2% (đạt kim ngạch trên 120 triệu USD).
3.2. Dự báo về thị trường rau quả của thế giới và của Đài Loan trong thời gian tới
Theo dự báo của Tổ chức Nông – lương thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới hàng năm tăng khoảng 3,6%, trong khi đó thì khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên trên thế giới đối mặt hàng rau quả vẫn luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng. Những nước có nền công nghiệp phát triển thì nhu cầu nhập khẩu rau lại càng tăng, đời sống càng được nâng cao thì nhu cầu đối với các loại rau quả tươi lại càng tăng. Có thể khẳng định rằng thị trường thế giới đối với rau quả là rất có triển vọng.
Thông thường, xuất khẩu các loại nông sản chế biến được coi là có lợi hơn cho quốc gia so với nông sản chưa qua chế biến vì nó làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu. Tuy nhiên, về phương diện này, thị trường rau qủa khá khác biệt so với nhiều loại nông sản khác.
Rau: Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư… tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Theo USDA, nếu như nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại rau xanh khác sẽ tăng khoảng 22-23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác sẽ chỉ tăng khoảng 7-8%. Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2000-2004.
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm. Các nước phát triển như Pháp, Đức, Canada, Mỹ … vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Trong khi các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp các loại rau tươi trái vụ.
Quả nhiệt đới: Nhu cầu về quả nhiệt đới sẽ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn dự báo với tốc độ tăng trưởng 8%. Nhập khẩu toàn cầu sẽ đạt 4,3 triệu tấn năm 2010, trong đó 87% (3,8 triệu tấn) được nhập khẩu là nhu cầu nhập khẩu của các nước phát triển. Hai khu vực EU và Hoa Kỳ chiếm 70% tổng nhập khẩu quả nhiệt đới toàn cầu. EU vẫn là khu vực nhập khẩu quả nhiệt đới lớn nhất thế giới với Pháp là thị trường tiêu thụ chính và Hà Lan là thị trường trung chuyển lớn nhất châu Âu. Ngoài Hoa Kỳ và EU, Nhật Bản, Canada và Hồng Kông cũng là những thị trường nhập khẩu quả nhiệt đới lớn.
Quả có múi: Sản xuất tăng nhanh trong khi nhu cầu tăng trưởng chậm đã gây sức ép lên giá cả các loại quả có múi tươi cũng như chế biến, làm giảm các diện tích trồng mới trong thời gian qua. Vì vậy, tốc độ tăng sản lượng vẫn sẽ ở mức thấp trong thời gian tới. Sao Paolo của Brazil và Florida của Mỹ vẫn là những khu vực cung cấp quả có múi lớn nhất thế giới.
Chuối: Nhập khẩu chuối toàn cầu dự báo sẽ đạt 14,3 triệu tấn năm 2010, thấp hơn 4% so với tổng lượng xuất khẩu chuối do những hao hụt trong quá trình vận chuyển. Nhập khẩu chuối vào các nước đang phát triển và đang chuyển đổi sẽ tăng mạnh hơn ở các nước phát triển, đưa tỉ trọng của các nước này trong tổng lượng nhập khẩu toàn cầu từ 25% hiện nay lên gần 50% vào năm 2010.
Nhập khẩu chuối của các nước phát triển dự báo sẽ tăng 1-2%/năm trong những năm tới, trong đó Canada và Hoa Kỳ đóng góp tới 80% mức tăng trưởng nhập khẩu này tuy EU vẫn là khu vực nhập khẩu chuối chủ yếu.
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan
3.3.1. Giải pháp liên quan đến nguồn hàng
Giống cây ăn trái của Việt Nam mới chỉ dừng ở mức độ khai thác các giống đã có sẵn chứ chưa đầu tư thích đáng cho việc phát triển cũng như bảo quản những giống mới có chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của các thị trường khác nhau. Hầu hết các cơ sở giống đều thiếu hẳn vườn cây đầu dòng hoặc không có vườn cung cấp mắt ghép được nhân từ cây đầu dòng được xác nhận. Đối với giống cây có múi sạch bệnh được sản xuất trong nhà lưới mỗi năm cũng chỉ khoảng 500.000 cây/năm trong khi đó nhu cầu cần đến 4 đến 5 triệu cây giống mỗi năm và giá bán lại cao (12.000đ đến 15.000đ/cây), do đó nhà vườn khó mua được giống tốt.
Về phát triển giống cây trồng: Đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung, ngành hàng rau quả nói riêng, một trong những hướng tác động chủ yếu của khoa học và công nghệ là ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và sức chống chịu bệnh cao, không thoái hoá, không làm tổn hại đến đa dạng sinh học...
Đứng trước yêu cầu cấp thiết nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời tăng thu nhập cho nông. Các doanh nghiệp cần đặt mục tiêu đến năm 2010: Nâng tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lên trên 70% để phục vụ xuất khẩu, thay thế nhập khẩu nông sản. Nâng cao năng lực chọn tạo giống, áp dụng công nghệ sản xuất giống để tạo ra nhiều giống mới có đặc tính tốt, năng suất và chất lượng cao. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống nhằm hoàn thiện hệ thống sản xuất và cung ứng giống theo hướng hiện đại hóa và phù hợp với kinh tế thị trường.
Để thực hiện mục tiêu đưa sản lượng trái cây lên 9 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD vào năm 2010, thì phải quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái tập trung an toàn theo hướng GAP (sản xuất nông nghiệp tốt) và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước; xây dựng thương hiệu trên cơ sở đảm bảo chất lượng, khối lượng và uy tín về bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ giao hàng; xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong nước làm cơ sở cho xuất khẩu; đồng thời tăng cường quảng bá trái cây Việt Nam và xúc tiến thương mại.
Phát triển cây ăn quả theo hướng xây dựng các vùng sản xuất tập trung chuyên canh (qui mô phải đạt trên 1.000ha), tạo ra khối lượng sản xuất đủ lớn, có chất lượng cao, đồng đều đáp ứng được yêu cầu của thị trường, trên cơ sở phát huy lợi thế và tiềm năng của từng loại cây trồng ở từng vùng. Tập trung phát triển 11 loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: Cam sành, Thanh long, Xoài cát Hoà Lộc, Bưởi Năm Roi, Vải, Vú sữa và Măng cụt. Mỗi tỉnh cần chọn từ 1 đến 2 hoặc 3 cây ăn quả có hội đủ các điều kiện phát triển sản xuất thành sản phẩm hàng hoá chủ lực có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
+ Cam sành: dự kiến quy hoạch phát triển cây cam sành tại vùng ĐBSCL đến năm 2010 là 31 ngàn ha, đạt sản lượng 277,2 ngàn tấn; tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long (chủ yếu ở huyện Tam Bình và Trà Ôn), Bến tre (tập trung chính ở huyện Chợ Lách, Mỏ Cày và Châu Thành), Tiền Giang (chủ yếu ở huyện Cái Bè và Cai Lậy), Hậu Giang và Cần Thơ.
+ Thanh Long: Quy hoạch phát triển thanh long tại 3 tỉnh vùng Đông nam bộ và ĐBSCL là Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Dự kiến đến năm 2010 diện tích Thanh long ở 2 vùng này đạt 14,3 ngàn ha, cho sản lượng 236,5 ngàn tấn. Ngoài giống Thanh long vỏ đỏ ruột trắng hiện nay, cần chú ý phát triển các giống mới như vỏ đỏ ruột đỏ; vỏ đỏ ruột tím và vỏ vàng ruột trắng nhằm đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.
+ Bưởi Năm roi: Quy hoạch phát triển bưởi Năm roi đến 2010 là 15 ngàn ha, đạt sản lượng 121,5 ngàn tấn; chủ yếu tại các tỉnh Vĩnh Long (tập trung chính ở huyện Bình Minh và Trà Ôn) và tỉnh Hậu Giang (chủ yếu ở huyện Châu Thành).
+ Xoài cát Hoà Lộc: Dự kiến đến 2010 có 9,0 ngàn ha xoài cát Hoà Lộc, cho sản lượng xấp xỉ 40 ngàn tấn. Tập trung ở hai tỉnh Tiền Giang (trong đó chủ yếu ở huyện Cái Bè) và tỉnh Đồng Tháp (tập trung chính ở huyện Cao Lãnh).
+ Sầu riêng: Quy hoạch vùng sầu riêng chủ lực tập trung tại vùng Đông nam bộ, trong đó chủ yếu ở tỉnh Đồng Nai (tập trung chính tại các huyện Cẩm Mỹ, Thị xã Long Khánh, Xuân Lộc…) và tỉnh Tây Ninh (chủ yếu tại các huyện Hoà Thành, Tân Châu và Tân Biên). Ngoài ra, cũng có thể phát triển tại một số tỉnh tại vùng ĐBSCL như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long…Các giống sầu riêng chất lượng cao như DONA, Chín Hoá, Ri 6 cần được chú trọng phát triển. Dự kiến đến năm 2010 tổng diện tích sầu riêng cả nước đạt gần 16 ngàn ha, cho sản lượng xấp xỉ 52 ngàn tấn.
+ Măng cụt: Dự kiến quy hoạch đến 2010 phát triển cây măng cụt tại một số tỉnh vùng ĐBSCL và Đông nam bộ, đạt diện tích 11,3 ngàn ha, cho sản lượng 24 ngàn tấn; Trong đó Bến Tre là tỉnh có diện tích măng cụt lớn nhất (tập trung ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành); Tiếp theo là Vĩnh Long (tập trung ở huyện Vũng Liêm); Trà Vinh và Bình Dương (tại các huyện Thuận An, Bến Cát và Dầu Tiếng).
+ Vải thiều: Hai vùng trồng vải tập trung sẽ là Thanh Hà - Hải Dương và Lục Ngạn Bắc Giang. Dự kiến quy hoạch đến năm 2010 diện tích vải cả nước đạt 90 ngàn ha, cho sản lượng 315 ngàn tấn; trong đó Bắc Giang đạt 36 ngàn ha, cho sản lượng 177,5 ngàn tấn và vùng Hải Dương: 14,1 ngàn ha, đạt sản lượng 70 ngàn tấn.
+ Về rau: cần xây dựng các trung tâm sản xuất giống rau. Chú trọng nghiên cứu cải tạo những giống rau có chất lượng tốt, cho năng suất cao. Chủ động trong việc tự sản xuất những loại rau đã có sẵn để hạ giá thành. Trong thời gian tới cần chú trọng đến những giống rau nhập từ nước ngoài về. Qui hoạch các vùng chuyên sản xuất rau, một số nhà máy chế biến đặt tại những vùng nguyên liệu. Về cơ cấu giống, cần chú ý phát triển các giống chín sớm và chín muộn để nhằm hạn chế tác động của thị trường khi tập trung thu hoạch lúc chính vụ, dẫn đến cung vượt quá cầu.
3.3.2. Giải pháp liên quan đến thị trường
Công tác dự báo thị trường, tổ chức thu thập và xử lý thông tin đã có những tiến bộ đáng kể nhưng còn rời rạc, chậm về thời gian, thiếu hệ thống từ cơ sở vật chất đến phương thức tổ chức, nghèo nàn về nội dung, chưa thực sự trở thành một công cụ mạnh để chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất. Do thiếu thông tin về thị trường nên người sản xuất rất lúng túng trong việc quyết định đầu tư nên trồng cây gì? qui mô ra sao? để có hiệu quả. Thị trường chưa thực sự hướng dẫn sản xuất, chưa có tác động tích cực đổi mới cơ cấu sản xuất hướng theo nhu cầu của thị trường. Công tác tổ chức dự báo thị trường, thu thập xử lý thông tin chậm về thời gian, mức độ, tin cậy không cao, trên thực tế chưa trở thành công cụ mạnh hướng dẫn sản xuất.
Tầm vĩ mô, hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng các quan hệ song phương và đa phương, tạo điều kiện xuất khẩu rau quả còn rất hạn chế, thiếu chủ động. Hoạt động nghiên cứu tiếp thị thuộc các tổ chức kinh tế, chuyên môn chậm phát triển, còn bị xem nhẹ, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển ngành rau quả nói chung, đẩy mạnh xuất khẩu rau quả nói riêng. Sự yếu kém trong việc xác định hệ thống thị trường xuất khẩu chủ lực và những mặt hàng rau quả xuất khẩu trọng điểm là một trong những nguyên nhân hạn chế quá trình phát triển sản xuất - lưu thông - xuất khẩu rau quả.
Để sản xuất đạt hiệu quả cao cần đầu tư vào những lĩnh vực thị trường thực sự có nhu cầu. Người sản xuất đòi hỏi phải có nhu cầu thường xuyên về thông tin thị trường tiêu thụ để có quyết định đầu tư sản xuất hợp lý. Tuy vậy, người sản xuất không thể tự giải quyết vấn đề này cho mình, mà đòi hỏi có sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp. Thị trường Đài Loan rất đa dạng và năng động, có nhiều biến động trong tiêu dùng, vì vậy khi thâm nhập vào thị trường Đài Loan nên có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Trước hết chúng ta cần có một đội ngũ tiến hành nghiên cứu ngay trên đất nước Đài Loan để nâng cao hiểu biết về các yêu cầu của thị trường, tập quán tiêu dùng, Để hoạt động có hiệu quả hơn nữa cần chú trọng các thông tin về cung, cầu, giá cả, khả năng cạnh tranh đối với những nhóm mặt hàng. Ngoài thị trường này chúng ta cũng cần tập trung vào để mở rộng mối quan hệ với nhiều thị trường khác nữa. Xây dựng các văn phòng đại diện ngay tại nước mà mình xuất khẩu là điều nên thực hiện bởi vì đây chính là kí kết các hợp đồng cần thiết cũng như nhận phản hồi từ khách hàng. Sau khi thu thập các thông tin cần thiết và những dự báo cụ thể chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
3.3.3. Hoàn thiện công nghệ chế biến và công tác bảo quản dự trữ hàng hóa
Tại các nhà máy chế biến rau quả hiện nay của Việt Nam, các dây chuyền hầu như đã rất cũ kĩ và lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới. Mà các yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng nhập khẩu ngày càng đòi hỏi cao hơn. Nếu không đáp ứng được thì khả năng cạnh tranh của chúng ta sẽ bị giảm trên thị trường thế gới. Việc nâng cấp các nhà máy chế biến, đổi mới trang thiết bị, mở rộng qui mô sản xuất là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong thời gian tới. Nếu không đủ điều kiện mua mới các thiết bị thì chúng ta sẽ nâng cấp các thiết bị hiện có giúp cho việc chế biến rau quả nhanh chóng và tốt hơn.
Trên cơ sở quy hoạch vùng chuyên canh tập trung, vùng đã có sản phẩm phải được đầu tư cơ sở chế biến phù hợp giữa công suất chế biến với nguồn nguyên liệu. Việc nhập khẩu thiết bị chế biến phải đảm bảo yêu cầu về công nghệ tiên tiến và hiện đại phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng.
Hoàn thành đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nước quả, đồ hộp ở một số vùng, nghiên cứu đầu tư chế biến nước quả đối với một số quả đặc sản có hương vị riêng của Việt Nam.
Trước mắt ở một số tỉnh đã trồng dứa như: Kiên Giang, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình (Đồng Giao), Bắc Giang và một số địa phương khác cần sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mới hoặc đầu tư cải tạo, đổi mới thiết bị đối với nhà máy hiện có để tiêu thụ hết dứa cho người trồng dứa nhưng phải đảm bảo có thị trường tiêu thụ.
Rau quả là mặt hàng đòi hỏi rất cao trong việc bảo quản bởi vì nếu bảo quản không tốt sẽ dẫn đến việc giảm chất lượng. Thời tiết và độ ẩm ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo quản chất lượng, để giải quyết tốt vấn đề này chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Nâng cao hệ thống công nghệ bảo quản khi vận chuyển: các công nghệ về làm lạnh, công nghệ giữ độ ẩm, máy sấy hàng...Sử dụng các hệ thống vận chuyển sao cho đến nơi giao hàng một cách nhanh nhất.
Xây dựng hệ thống thu mua ngay tại gần với nơi sản xuất để tiết kiệm được thời gian đưa về các nhà máy chế biến.
Hiện nay đã có những phương pháp bảo quản sau khi thu hoạch mà ta có thể áp dụng như: sử dụng công nghệ đông lạnh nhanh (IQF), sử dụng các chế phẩm sinh học Inturina, các thiết bị lên men, ly tâm tách nước...
Nhanh chóng áp dụng và thực hiện quy trình sản xuất bằng công nghệ sạch (dùng phân vi sinh, thuốc vi sinh bảo vệ thực vật...). Công nghệ tưới tiêu, công nghệ bảo quản, chế biến tiên tiến, hiện đại để trong thời gian ngắn công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến rau quả của Việt Nam sánh kịp các nước trong khu vực.
Một số kiến nghị đối với nhà nước
Định hướng quy hoạch vùng sản xuất
Bộ Nông nghệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát lại quy hoạch sản xuất, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của từng vùng; gắn phát triển vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến; sản phẩm sản xuất ra phải xuất phát từ nhu cầu thị trường (trong nước và xuất khẩu) để quy hoạch, xây dựng kế hoạch sản xuất từng loại sản phẩm, không để nông dân sản xuất tự phát dẫn đến tình trạng khi thừa, khi thiếu gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng. Trước mắt, tập trung đầu tư cải tạo vườn tạp, xây dựng vùng chuyên canh tập trung, thâm canh một số cây trồng có lợi thế, có khả năng cạnh tranh được ở trong nước và ngoài nước như: dứa, chuối, nhãn, vải, xoài, cây có múi, thanh long, rau cao cấp, măng tây, hồ tiêu...
3.4.5. Thị trường
Bộ Thương mại cần chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp hỗ trợ xuất khẩu rau, quả vào các thị trường lớn và mới trong đó có Mỹ, Nga, Nhật Bản, Đài Loan... nhằm giải quyết ổn định đầu ra cho sản xuất rau, quả trước mắt và lâu dài. Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế, tiếp thị để tìm kiếm thị trường.
3.4.6. Khoa học và công nghệ
Cần phải có các bộ giống tốt có năng suất cao để thay thế giống năng suất thấp, chất lượng kém hiện nay theo hướng: tuyển chọn giống sẵn có, nhập khẩu, lai tạo những giống mới năng suất cao, chất lượng tốt.
Bộ Nông nghệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Viện nghiên cứu rau quả, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam giúp các tỉnh về kỹ thuật để các tỉnh đều có vườn giống đầu dòng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp và nhân dân lai ghép, tạo giống tốt cung cấp cho nhu cầu của người trồng rau, quả. Trên cở sở sắp xếp lại hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học của Bộ, cần có kế hoạch đầu tư Viện nghiên cứu rau quả thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam hiện nay cùng với Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam trở thành các Viện nghiên cứu cùng về rau, quả.
3.4.7. Đầu tư và tín dụng
- Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công việc: Nghiên cứu khoa học và công nghệ; nhập khẩu, tạo giống đầu dòng; khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về cây rau, quả đào tạo cán bộ.
- Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch được thực hiện đối với các dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho chế biến; trồng cây ăn quả theo các dự án.
- Vốn tín dụng ngân hàng: bảo đảm vốn cho nhu cầu của người trồng rau, quả.
Vốn thuộc Chương trình giải quyết việc làm, vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo, nếu thuộc vùng khó khăn. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển rau, quả, nhất là mô hình kinh tế trang trại gia đình, trang trại tư nhân đầu tư trồng rau, quả và công nghiệp chế biến.
3.4.8. Đào tạo cán bộ và huấn luyện kỹ thuật
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông, khuyến lâm đề huấn luyện nông dân về kỹ thuật trồng trọt cây rau, quả nhất là hướng dẫn việc áp dụng công nghệ sạch, không sử dụng hoá chất thuốc trừ sâu độc hại trong sản xuất rau, quả, phát huy vai trò tích cực của kinh tế hợp tác và hợp tác xã về phòng trừ sâu bệnh.
Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, trước hết là giám đốc các doanh nghiệp để nâng cao kiến thức về kỹ thuật và quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và đào tạo cán bộ.
3.4.9. Về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong những năm gần đây rất đáng lo ngại. Đặc biệt, trong sản xuất rau quả, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng chất bảo quản không đúng quy định hoặc cấm lưu hành trên thị trường đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đến nay về cơ bản đã hoàn thành, tuy nhiên việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và và các tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn còn yếu, phân tán, chưa phối hợp chặt chẽ giữa các bộ và ngành.
Nhà nước cần cam kết có chính sách và biện pháp để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm như: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế... Người sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm do mình sản xuất, kinh doanh, không được có các hành vi trái với quy định của pháp luật trong việc sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm...
KẾT LUẬN
Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển kinh tế, thương mại quốc tế là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình hội nhập và nó vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Việc đẩy mạnh giao lưu với các nước và thúc đẩy xuất khẩu là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Với những lợi thế hết sức thuận lợi về phát triển và xuất khẩu các loại rau quả Việt Nam đã đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu thụ của một số quốc gia trên thế giới. So với nhiều ngành sản xuất khác thì rau quả chưa phải là ngành đem lại kim ngạch lớn nhất cho đất nước nhưng cũng không thể không thấy rõ lợi ích của nó trong nền kinh tế. Đài Loan là nước có nền nông nghiệp ít phát triển, vì vậy nên nhu cầu xuất khẩu rau quả tương đối lớn. Chúng ta đã nhanh chóng xác định đây là thị trường truyền thống đồng thời cũng là thị trường đầy tiềm năng của ngành rau quả. Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, tuy nhiên nếu so sánh với các thị trường khác thì Đài Loan vẫn còn khá nhỏ bé so với tiềm năng có thể khai thác. Bởi vì trong thời gian tới Việt Nam cần cần xác định phương hướng phát triển cho thị trường Đài Loan đồng thời thực hiện các giải pháp cần thiết đồng bộ để có thể cạnh tranh với những quốc gia khác. Nhà nước, các bộ, các cơ quan ngang bộ cần có sự hợp tác tích cực để đưa ra giải đúng đắn để xuất khẩu rau quả mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp cũng như tăng kim ngạch cho quốc gia.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại - PGS.TS: Hoàng Minh Đường, PGS.TS: Nguyễn Thừa Lộc ( Đồng chủ biên), NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2006.
Giáo trình Kinh tế thương mại – GS-TS Đặng Đình Đào, GS-TS Hoàng Đức Thân, NXB Thống kê, 2003.
Vai trò của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu - Tạp chí ngoại thương tháng 1/2004 GSTSKH Tào Hữu Phùng.
Chuyên mục bàn tròn (2004) - xuất, chế biến rau quả _ Thời báo kinh tế Việt Nam số 90 ngày 5/6/2002.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - 5/2004 _ Công văn gửi thủ tướng chính phủ “Báo cáo kết quả triển khai thực hiện chương trình phát triển rau, quả, hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 – 2010.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006). Đề án chiến lược phát triển thị trường nông sản đến năm 2010. Hà Nội
Thị trường rau quả xuất khẩu. Nguyễn thành Nam - NXB Thống kê 2003.
Thị trường nông sản (2006) “ Thách thức cho trái cây Việt ”.
Viện kinh tế nông nghiệp (2005) - Báo cáo khoa học “Khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam trong hội nhập AFTA”.
Một số luận văn khác.
Một số bài viết trên trang web.
www.rauhoaqua.vn
www.mot.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan.docx