Thực hành công tác xã hội nhóm

Cùng với các điệu nhảy dân vũ như Chicken dance, Té nước cũng giúp các em ngày linh hoạt hơn và nhớ được những gì mà các sinh viên chúng em đã hướng dẫn. Tạo sự gắn kết cao và mang tính xã hội. Thông qua các trò chơi đã nêu trên xen vào đó là các hình thức thưởng và phạt đã tăng thêm sự thú vị, hứng thú cho mỗi thành viên tham gia. Các em dạn hơn và trò chuyên với các sinh viên ngày nhiều hơn, cùng học cùng chơi và đặc biệt là các em có thể mở lòng mình để tâm sự những điều chưa nói cho ai biết để các sinh viên thấu hiểu.

doc53 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2944 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hành công tác xã hội nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c em bài con bướm vàng Giúp các em ôn tập văn hóa Lượng giá: Những kết quả đạt được tìm hiểu được sơ lược về tình hình của lớp Thu hút ác em vào với trò chơi đánh giá được tình hình của lớp. nhận biết được những hoạt động của lớp cũng như của các em Hạn chế, tồn tại chưa nắm bắt hết được đặc điểm của từng em. còn lúng túng trong việc tổ chức trò chơi Kế hoạch chuẩn bị những kĩ năng thực hành cho hôm sau tìm hiểu giờ sinh hoạt của các em tại trung tâm thông qua giáo viên chủ nhiêm. BẢNG KẾ HOẠCH TRỊ LIỆU – THỰC HÀNH MÔN CTXH NHÓM Tổ chức hoạt động nhóm: Nhóm vui chơi Mong muốn của nhóm: Được vui chơi, sinh hoạt tập thể tạo không khí hòa đồng, chia sẻ kỹ năng cho nhau. STT MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG NGUỒN LỰC THỜI GIAN KẾT QUẢ BÊN TRONG BÊN NGOÀI 1 Thành lập nhóm các trẻ có khả năng trò chuyện và hiểu biết hơn hẳn các trẻ khác từ 2 lớp Hải Âu và Bồ Câu - Tập hợp các trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 thành viên. - Trò chuyện, làm quen với các em Các trẻ cùng các giáo viên trong khu bán trú Nhóm sinh viên thực hành 8/11/2012 Từ 8h00-9h00 Thành lập được nhóm hoạt động học tập, vui chơi 2 Tổ chức những hoạt động tiêu khiển, vui chơi đan xen với việc trò chuyện để nắm bắt tâm lý - Bắt bài hát tập thể; - Đố toán với nhau (giữa sinh viên với trẻ và giữa các trẻ trong nhóm); - Hỏi thăm về sinh hoạt thường ngày tại khu bán trú. Các trẻ trong nhóm 2 lớp thuộc khu bán trú Nhóm sinh viên thực hành 12/11/2012 Từ 8h00-10h - Tổ chức được và thu hút sự tham gia của các trẻ; - Tạo không khí hòa đồng giữa các trẻ với sinh viên, giữa các trẻ với nhau 3 Lôi cuốn sự tích cực tham gia của trẻ, giúp đỡ nhau trong hoạt động vui chơi Để các em tự xung phong múa ,hát, hướng dẫn nhau về trò chơi,hoạt động mà sinh viên đưa ra // // 13/11/2012-15/11/2012 Từ 8h00-9h00 Các trẻ chia sẻ thông tin mình biết và tương tác với các bạn trong nhóm. 4 Tạo khả năng tự sinh hoạt thông qua một lần hướng dẫn của sinh viên thực hành Nhóm tự tổ chức trò chơi hoặc tự chơi với nhau // // 20/11/2012-23/11/2012 Nhóm tự sinh hoạt theo thời gian đã quy định trước đó Bước 3: Giai đoạn can thiệp / thực hiện nhiệm vụ Phúc trình lần thứ: 3 Địa điểm thực hiện: Tại Lớp “Hải Âu” 9hgiờ ngày 13 tháng 12 năm 2012 Mục tiêu của cuộc phúc trình: Thu thập thông tin và một số đăc điểm cả các thân chủ Người thực hiện: nhóm sinh viên thực hành Nội dung cuộc vấn đàm Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng Cảm xúc kỹ năng sinh viên sử dụng Nhận xét của cán bộ hướng dẫn hoặc của kiểm huấn viên Nhóm SV: chúng em chào chị. KHV: ừ, Chào các em ,các em ngồi đi . Nhóm SV:dạ , chúng em cảm ơn chị ạ. SV Thư:hôm nay chúng em có thể hỏi chị về một số điều về các thân chủ được không chị? KHV: uhm, đươc thôi, các em có gì thắc mắc các em cứ hỏi đi , các em ai hỏi gì hỏi đi. Chị sẵn sàng. Nhóm SV: dạ vâng , chúng em cảm ơn chị. Nhóm SV:cho chúng em hỏi, ở đây là các em học cả tuần hả chị? KHV:không cac em đi học chỉ có từ thứ 2 tới thứ 6,thứ 7 , chủ nhật các em đươc nghỉ. Nhóm SV: Các em ăn uống và sinh hoạt ngũ nghĩ như thế nào chị? KHV: các em thì sáng thì có em tới sớm có em tới muộn nhưng 8 giờ thì các em có mặt đầy đủ để xuống sân tập thể dục và 9 giờ là bắt đầu học. trưa thì các em ăn cơm lúc 10h30.Ăn xong thì các em lên ngũ trưa chiều thì tan học lúc 4 giờ cha mẹ các em tới đón. SV(Dung) cho em hỏi vậy thì Bảo Anh thì sinh hoạt học tập như thế nào vậy chị? KHV: em thì sinh hoạt cũng bình thường cũng tự làm những sinh hoạt cá nhân còn trong học tập thì em học nhanh quên và chậm hiểu. và không được khéo léo trong trang trí. SV(Dung) Toán và Tiếng Việt em học môn nào tốt hơn chị? KHV: em học cũng tương đối ngang nhau nhưng em học tiếng việt thì tốt hơn. Còn toán thì em còn hay quên và chưa rành về làm toán có lời văn và toán nhớ SV(Dung) gia đình có hay thường trao đổi với chị về việc học của em không? KHV: cũng ít lắm em ạ. Chỉ thỉnh thoảng khi nào gặp thì mới nói đôi lời thôi à! SV(Dung) Bảo Anh thì khó khăn nhất là gì chị? KHV: Bảo Anh thì tốt em chỉ khó khăn trong việc học thôi em à. Như chị nói thì em còn hạn chế trong việc làm toán nhớ và lời văn. SV(Dung) Dạ em cảm ơn chị KHV: ừ không có gì em có thắc mắc gì cứ hỏi SV Thư: dạ, cho em hỏi Minh Trí thì như thế nào hả chị? KHV: Trí hả, con nhà Giàu, thích hát, học được, ngoan, biết nghe lời, hay chơi với Minh Huy. SV Thư: Minh Trí trong lớp có hay nghịch không chị? KHV: Minh Trí thì nghịch lắm , thích chọc các bạn làm cho các bạn khóc thì mới chịu. hay hát mà mỗi lần hát thì không có điểm dừng( cười) SV(Thư) Dạ. em chưa tiếp xúc nhiều nên có gì thắc mắc em sẽ hỏi lại chị nha? KHV: ừ.hôm sau có gì thắc mắc thì cứ gặp chị chị sẽ giúp đỡ cho em. Lúc nào chị cũng sẵn sàng . SV Thư: dạ em cảm ơn chị, có gì em sẽ hỏi thêm sau ạ. Nhóm SV: trung tâm mình có thường xuyên tổ chức cho các em đi chơi hay là vui chơi giải trí gì không chị? KHV: trung tâm mình thường thì cũng tổ chức những chương trình văn nghệ để các em có thể thể hiện mình qua những tiết mục múa hát. Và cũng tổ chức những chuyến đi chơi như thảo cầm viên, suối tiên…tạo không khí hòa đồng và thân thiện hơn cho các em cũng như để các em có thể vui chơi học tốt hơn SV(Dung) Đặc điểm của lớp mình là gì hả chị? KHV: lớp Hải Âu là một lớp nổi trội của trung tâm các em có khả năng hiểu và sinh hoạt tốt hơn những lớp khác. Lớp thì các em hầu như là mắc bệnh Down, chậm phát triển,khuyết tật vận động nhẹ. Nhưng các em đều có khả năng sinh hoạt bình thường. SV(Dung) dạ KHV: Em nào cần những thông tin gì cứ việc hỏi chị. SV(Duyên): cho em hỏi thêm về Minh Huy ạ. Minh Huy trong lớp có những đặc điểm gì vậy chị? KHV: thì Minh Huy mắc chứng tăng động nhẹ nên em rất hiếu động. lì, thích phá và chọc bạn bè xung quanh. Em học cũng tương đối tốt rất nhanh nhẹn nhưng đôi khi sự nhanh nhẹn đó đôi lúc làm người khác bực mình. SV(Duyên) Minh Huy có thường hay tâm sự với chị không? KHV: Minh Huy ít tâm sự với chị chỉ đôi khi em mới nói một vài điều gì đó thôi à. SV(Duyên) Minh Huy có thường hay nghĩ học không chị? KHV : Em rất siêng đi học SV(Duyên) trong lớp thì em có lắng nghe cô giảng bài không chị? KHV: Em rất chú ý trong việc học bài nhưng đôi lúc hỏi lại thì em không nhớ. SV(Duyên) Dạ em cảm ơn chị SV( Tín) các em trong lớp có thích chơi trò chơi không chị KHV: Đó các em nó rất thích chơi trò chơi SV(Tín) thường thì ai là người cho các em chơi trò chơi vậy chị? KHV: ừ chị mà thấy không khí lớp học mà buồn nặng nề thì chị sẽ cho các em chơi. Mỗi khi cho chơi là các em khoái chí lắm. quên học luôn đó em.( cười) SV(tín) các em có nhanh hiểu trò chơi không chị? KHV: ừ các em cũng nhanh hiểu nhưng đừng nói văn hay quá mà nói những câu đơn giản thì các em sẽ chơi được thôi à. Chơi một hồi là biết hết mặc dù sai rất nhiều.hihi SV(Tín) các em trong lớp thì độ tuổi khoảng bao nhiêu vậy chị? KHV: ừ trong lớp thì có rất nhiều độ tuổi từ khoảng 11 cho đến 34 tuổi em à. SV(Tín) mức độ tuổi chênh lệch khá nhiều chị ha KHV: ừ SV(Nga) chị cho em hỏi một vài điều về Thúy Vi KHV: Ừ em cứ hỏi cô sẵn sang chia sẻ SV(Nga) cô có thể cho em biết sơ về Thúy Vi không ạ? KHV: Thúy Vi cũng được lắm em à. , biết ngoan,biết nghe lời có điều nhanh quên. Em bị thiểu năng trí tuệ. Mà em Vi còn thích tâm sự nữa nha, em mà ngồi nói chuyện với nó một hồi là bó nói hết cho em nghe SV(Nga) vậy còn việc cá nhân của em thì như thế nào chị? KHV: à Vi thì làm được hết em à. Chỉ học là mau quên còn mọi chuyện thì biết hết thôi à. SV(Nga) trong lớp thì T.Vi có hoạt bát và hay chơi với bạn bè không chị? KHV: T.Vi chỉ chơi với những bạn mà em thích thôi à.thích chơi với Minh Danh đó. SV(Nga) dạ KHV: em có thể xem thêm thông tin về diễn biến của Thúy Vi qua hồ sơ mà cô Tuyến sẽ cho em. SV(Phương) tình hình học tập của Minh Danh thì như thế nào chị? KHV: đọc được hiểu được viết được chỉ có điều là viết hơi xấu mà thôi. SV(Phương) đời sống tình cảm của em như thế nào vậy chị? KHV: em thân thiện dễ tiếp xúc, biết chia sẻ hay kể chuyện. SV(Phương) ở trên lớp thì em thường làm gì nhất chị? KHV: Minh Danh hay ngồi nói chuyện với Minh Đạo và Quốc Kiệt và viết bài làm bài tập. SV(Phương) gia đình em như thế nào chị? KHV: cha bán rau ở chợ Vân Thạnh. Mẹ bán đồ khô ở nhà. Mới sinh em bé được mấy tháng. Em là một học sinh được miễn giảm của trường. Nhóm SV: cảm ơn chị rất nhiều vì buổi ói chuyện hôm nay. KHV: không có gì Nhóm SV: Dạ cũng tới giờ về chúng em chào chị. Chúc chị buổi chiều làm việc vui vẻ. KHV: ừ chị cảm ơn các em. Nhóm SV: Dạ KHV nhiệt tình giúp đỡ nhóm. Trả lời nũng thác mắc của mỗi thành viên trong nhóm Chia sẻ những lịch học của các em trong lớp, tạo điều kiên cho nhóm sinh viên hoàn thành tốt đợt thực hành KHV nắm bắt rõ về mỗi thành viên trong lớp Hải Âu Khuyến khích nhóm sinh viên chia sẻ những khó gặp phải từ phía thân chủ của mình Chia sẻ những ưu điểm của lớp Hải Âu để sinh viên thực hành có thể làm việc tốt hơn Nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em trong lớp Chia sẻ cách thức làm việc sinh hoạt với các em trong nhóm để sinh viên dễ dàng hơn trong các hoạt động Luôn sắn sàng chia sẻ những khúc mắc mà nhóm sinh viên hỏi Nắm bắt được các mối quan hệ bạn bè của mỗi thành viên trong lớp Nắm được lực học của mỗi em Vui vẻ chia sẻ trong buổi nói chuyện Chào hỏi giáo viên chủ nhiêm của lớp Hỏi các vấn đề về thân chủ, thời gian học tại trường, giờ học tập, nghỉ ngơi, ăn uống. Hỏi chi tiết về nhũng em chưa thật sự hòa đồng với nhóm Các sinh hoạt cá nhân hằng ngày của các em tại lớp Thông tin, mối liên hệ giữa gia đình với nhà trường Hỏi hoàn cảnh gia đình của các em Biết được các sinh hoạt của các em trong một ngày Hỏi về các hoạt động vui chơi giải trí của các em tại trung tâm Biết được một số các bệnh mà các em đã mắc phải để đưa râ hướng giúp đỡ Biết được tâm tư tình cảm của mỗi em tronh nhóm Nắm bắt được các mối quan hệ bạn bè của các em trong lớp ai thân với ai nhiều hơn. Nắm được những ưu điểm cũng như khuyết điểm của các em Biết được các em có hoàn cảnh khó khăn trong lớp Lượng giá: 1. Những kết quả đạt được tìm hiểu được sơ lược về tình hình của lớp tạo mối quan hệ với chị hiệp biết một số thông tin về thân chủ đánh giá được tình hình của lớp. nhận biết được những hoạt động của lớp cũng như của các em 2. Hạn chế, tồn tại chưa nắm bắt hết được đặc điểm của từng em. còn lúng túng trong việc đặc câu hỏi khai thác thông tin 3. Kế hoạch chuẩn bị những kĩ năng thực hành cho hôm sau chuẩn bị một số trò chơi cho các em. hướng dẫn các em học bài. Phúc trình lần thứ:4 Họ tên đối tượng: lớp Hải Âu Giới tính: Địa chỉ đối tượng: TP. HCM Địa điểm thực hiện: Tại lớp học Hải Âu, 9 giờ ngày 15 tháng 12 năm 2012 Mục tiêu cuộc phúc trình: tạo thêm tình đoàn kết không khí vui vẻ trong nhóm Người thực hiện: nhóm sinh viên thực hành Mô tả nội dung cuộc vấn đàm Nhận xét hành vi cảm xúc của đối tượng Cảm xúc kĩ năng của sinh viên thực hiện Nhận xét người hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên Cả nhóm bước vào lớp chào cô và xin phép cô tiếp tục thực hiện công việc tổ chức trò chơi cho các em. Nhóm SV: Các anh chị chào em nhé. SV( Dung) các em còn nhớ chị không nào? Chị tên gì nào? TC( Nhóm trẻ): Đồng thanh. Dạ chị Dung SV( Dung) ừ đúng rồi các em giỏi lắm nè. Vậy em nhớ ai đây không? Chỉ tay vào Duyên TC( Nhóm trẻ) Chị Duyên SV( Dung) oh. Giỏi quá SV( Dung) Các em đã ăn sáng hết chưa nè? TC( Nhóm trẻ) Dạ ăn sáng rồi chị Dung à. SV( Dung) ừ, ăn sáng no thì chúng ta mới có đủ sức và năng lượng để chơi nha. Có ai còn đói không? TC: Dạ không. No rồi. SV(Dung) Các em có muốn chị Dung cho chơi trò chơi không? TC( Nhóm trẻ) đồng thanh. Dạ có SV(Dung) vậy thì mình cùng chơi nào TC( Minh Trí) chơi trò chơi nào, sướng quá, sướng. Cười SV( Dung)mình sẽ bắt đầu chơi trò đầu tiên là là là tôi muốn tôi muốn,hihi. Có ai muốn chơi không nào? TC( Nhóm trẻ) dạ thích lắm. SV( Dung) vậy mình cùng chơi nào. Tất cả các em sẽ chia thành hai đội cho chị Dung nha. Đội thứ nhất đứng bên tay traí chị nha. Và đội thứ hai sẽ đứng bên tay phải chị. Nào nhanh chóng xếp thành hai đội nào. Đội nào nhanh hơn sẽ có thưởng nè. (nhóm trẻ xôn xao hết cả lên) SV( Dung) chị Dung cần hai anh chị hỗ trợ cho các em nào. SV(Duyên): đây đây cho chị Duyên chơi với. SV( Dung) mời chị Duyên ở vào đội của Minh Trí nào TC( Minh Trí): oh. Chị Duyên ở đội của mình.hihi SV( Dung): mời chị Phương vào đội của Bảo Anh nào SV(Phương) oh.mình cũng được chơi nè. SV(Dung) và bây giờ đội nào cũng có anh chị tham gia hết rồi thì mình bắt đầu trò chơi nha. Nhưng trước khi chơi thì đội của chị Duyên hãy đặt tên cho đội mình đi SV( Duyên) mình đặt tên gì đây cả nhóm? TC(Minh Huy) đội con vịt đi SV(Duyên) vậy mình lấy tên là đội con vịt nha. Đội tôi tên là con vịt. SV(Dung) đội của chị Duyên đã có tên trong thời gian chờ đợi thì đội của chị Phương đã đặt tên cho đội mình là gì thế? SV(Phương) đội tôi tên là con hổ. Ghê chưa nè. SV( Dung) ghê quá nhưng không sao. Chúng ta bắt đầu vô trò chơi nào. Chị đã chia thành hai đội và đội nào cũng có tên. Thì các bạn hãy nhớ tên đội mình nha TC( Nhóm trẻ) Dạ SV(Dung) giờ chị sẽ phổ biến luật chơi nha. Khi chị hô tôi muốn thì các em sẽ nói lại muốn gì muốn gì nha. Khi chị muốn một cái gì đó thì các em phải đi tìm cái đó và mang về để lại trước mặt chị. Đội nào nhanh nhất sẽ có quà nha.đội nào mà chậm thì bị phạt nha. Các em hiểu chưa nào? TC( Nhóm trẻ) Dạ hiểu. TC(Thúy Vi): Em chưa hiểu lắm chị Dung ơi. SV(Dung) được rồi có bạn sẽ không hiểu anh chị sẽ làm mẫu cho các em xem nha. Nhớ nhìn thật kĩ nha. Xin mời chị Nga và anh Tín. Chị Nga sẽ ở bên đội con hổ.và anh Tín sẽ ở bên đội con vịt nha. TC(Nga) nhìn chị chơi nha TC(Tín) nhớ cổ cũ cho anh nha. SV(Dung)(hô to) Tôi muốn tôi muốn TC(Nhóm trẻ) muốn gì muốn gì? SV(Dung) tôi muốn một cây viết bi SV(Nga) Đây rồi SV(Tín) đây đây. SV(Dung) thế là hai anh chị cũng đã lấy được nhưng đội chị Nga là đội chiến thắng vì chị Nga lấy nhanh hơn. Các em hiểu hơn chưa nào. Minh Phương hiểu chưa nào? TC( Minh Phương) Dạ hiểu SV( Dung) lúc nãy là mình làm nháp giờ chị Dung sẽ cho chơi thật nè, nháp đâu nháp đâu TC(Nhóm trẻ) nháp đây nháp đây SV(Dung) xé nháp xé nháp. Bỏ vào túi quần của bạn bên cạnh đi nào.hihi. Giờ chơi nha tôi muốn tôi muốn TC( Nhóm trẻ) muốn gì muốn gì? SV( Dung) tôi muốn tất cả các bạn đều ngồi xuống TC( Nhóm trẻ)ngồi SV(Dung)đội của chị Duyên ngồi chậm hơn nha tôi muốn tôi muốn TC(Nhóm trẻ) muốn gì muốn gì SV(Dung) tôi muốn các bạn đứng hết dậy nào TC(Nhóm trẻ) đứng dậy SV(Dung) bạn Quốc Kiệt và Minh Đạo chưa đứng kìa TC( Minh Đạo) đứng dậy TC( Quốc Kiệt) đứng dậy SV( Dung). Vậy là hai bạn của đội chị Phương thua rồi nha tôi muốn tôi muốn TC( Nhóm trẻ) muốn gì muốn gì SV(Dung) tôi muốn chị hai đội ai bắt chị Thư nhanh nhất. TC( Minh Trí) bắt chị Thư nè. SV(Dung) vậy là đội của chị Duyên đang dẫn đầu. Các bạn đội chị Phương cố gắng lên nha. SV(Phương) cố lên cố lên.hihi SV(Duyên) chiến thắng chiến thắng nha.( vỗ tay) SV(Dung) chúng ta tiếp tục nào. Tôi muốn tôi muốn TC(Nhóm trẻ) muốn gì muốn gì? SV(Dung) tôi muốn tôi muốn một đôi dép màu xanh TC(Mẫn Đạt) lấy dép TC(Thùy Dương) lấy dép SV(Dung) Dù đã rất cố gắng nhưng Mẫn Đạt vẫn về trước. Và chia buồn với Thùy Dương mặc dù cũng mang được đôi dép nhưng đã về sau. Thế là chúng ta đã biết đội thắng cuộc đó là đội chị Duyên. Một chàng vỗ tay cho đội chị Duyên nào TC(Nhóm trẻ) vỗ tay thật to. SV(Dung) các bạn đứng yên tại chổ và nhận quà đi nào. M.Phương nè TC(M.Phương) Dạ SV(Dung) M.Đạt nè TC(M.Đạt) Dạ ....... và cuối cùng là Thiết Trường nè TC(T.Trường) cúi đầu. Dạ SV(Dung) bạn nào cũng có quà rồi nha. Các em ăn rồi bỏ rác cho đúng chỗ nha. Quà chị cho có ngon không nào? TC( Minh Trí): (nhanh nhẩu) ngon lắm chị Dung ơi. SV(Dung) ừ ngon thì các bạn ăn nhanh lên nào rồi chúng ta sẽ chơi tiếp và có quà ngon hơn nữa nè. Có chơi không nào? TC(Nhóm trẻ): dạ có. Có quà nữa có quà nữa. Chơi đi nào. SV( Dung) các em ăn hết chưa nào TC( Bảo Anh) dạ hết SV(Dung) vậy thì lau tay sạch sẽ chúng ta chơi tiếp nào. TC( Nhóm trẻ) chơi tiếp chơi tiếp SV(Dung) bây giờ chúng ta sẽ chơi trò chim bay nha.có ai biết chơi chưa nào? TC(Phương Khanh) có phải là bay như vậy không chị? SV( Dung) ừ đúng rồi. P.Khanh giỏi lắm nè. Chúng ta hãy đứng thành một vòng tròn đi nào. TC(Nhóm) nhanh đứng thành một vòng tròn và chuẩn bị tư thế chơi. SV(Dung) giờ chị sẽ hướng dẫn luật chơi nha. TC(Nhóm trẻ) Dạ SV(Dung) tất cả các bạn hãy dang hai tay mình ra làm đôi cánh đi nào. Các em đều biết cái gì bay và cái gì không bay chứ. TC( Nhóm trẻ) dạ biết SV(Dung) vậy chị hỏi M.Danh nha. M.Danh hãy kể cho chị nghe cái gì bay được và cái gì không bay nè. TC(M.Danh) bay là chim bay, cò bay, máy bay. Không bay là nhà, cây... SV(Dung) oh M.Danh giỏi lắm nè. Giờ chị sẽ phổ biến luật chơi nha.dang hai tay ra khi nào chị hô to chim bay thì các em nhảy lên và hô to chim bay. Còn chị hô bàn bay thì các em đứng yên nha. Vì sao nè cái bàn có bay không nè TC(Nhóm trẻ) dạ không SV(Dung)đúng rồi không bay thì đứng yên đúng không M.Đạt? TC(M.Đạt) dạ đúng SV(Dung):vậy các em đều hiểu hết rồi vậy thì chúng ta cùng chơi thôi nào. Mây bay mây bay TC(Nhóm trẻ)làm sai nhiều SV(Dung) lần này thì các em làm sai nhiều thôi thì chúng ta chỉ làm nháp thôi.nháp đâu nháp đâu TC(Nhóm trẻ) nháp đây nháp đây SV(Dung) xé nháp xé nháp. Bỏ nháp vào túi bạn bên cạnh đi nào.giờ thì chơi thật nào, bạn nào làm sai thì chị sẽ phạt không tha nữa đâu nha. Quạt bay quạt bay TC( Việt khôi) bay SV(Dung) V.Khôi làm sai rồi nha ra đứng ở giữa vòng đi nào.chúng ta tiếp tục đi nào gió bay gió bay TC(B.Anh) bay bay bay SV(Dung) B.Anh sai rồi gió thổi chứ gió có bay không nè? TC(B.Anh) dạ không SV(Dung) vậy thì mời B.Anh ra đứng phía trước cùng với V.Khôi đi nào. Chúng ta sẽ cùng bay nha máy bay máy bay TC(Nhóm trẻ)bay bay bay bay SV(Dung) các em giỏi lắm. Chúng ta tiếp tục nào.cây bay cây bay cây bay. TC(nhóm trẻ) không bay SV(Dung) các em chơi giỏi hơn rất nhiều rồi đó.giờ chị sẽ làm nhanh hơn nè. Viết bay viết bay, hoa bay hoa bay, sách bay sách bay, bướm bay bướm bay TC( Nhóm trẻ) cả nhóm làm hỗn độn hết cả lên.dang hai tay bay bay bay,không bay không bay SV(Dung) chị đã phát hiện ra bạn làm sai rồi. Bạn M.phương là 1, bạn Thúy Vi là 2, chị Thư là 3, chị Duyên là 4. Những người bị phạt đứng ra giữa vòng tròn đi nào. Các em muốn phạt anh chị và các bạn như thế nào đây. TC(M.Trí) làm con vịt đi. Làm vịt đi SV(Dung) vậy chúng ta sẽ phạt những bạn đây làm con vịt nha. Chúng ta sẽ cùng hát thật to để các bạn làm con vịt đi nào. Con vịt thì phải như thế nào nhỉ. TC(M.Huy) dang hai chân và tay chống hông đi qua đi lại nè SV(Dung): chúng ta cùng hát nào.một on vịt xòe ra hai cái cánh............................. ...gặp hồ nước............. ....cho khô. Các em thấy các anh chị và các bạn làm con vịt có đẹp không nào. TC(nhóm trẻ)đẹp lắm. Chị Duyên làm đẹp nhất. SV(Dung) các em chơi có vui không nào? TC(Nhóm tre) đồng thanh: Dạ vui lắm SV(Dung) có muốn chơi nữa không nào? TC(nhóm trẻ) có( thật to) SV(Dung) ừ chị cũng muốn chơi nhưng cũng gần tới giờ ăn cơn rồi các em nghĩ tí đi rồi chuẩn bị đi ăn cơm nha. Bạn nào khát nước thì uống đi nào. TC(Nhóm trẻ) Dạ. SV(Dung) nào các em đi ăn cơm di nào. Chị với các anh chị về luôn nha.các em ăn cơm ngon miệng và ngủ ngon nha. Hum sau chị em mình sẽ chơi tiếp.đồng ý không nào TC( Nhóm trẻ) Đồng ý SV(Dung) ừ các em ngon lắm nè. Chị chào các em nhé TC(Nhóm trẻ) em chào chị ạ TC(Bảo Anh) chị Dung về nha. Chị dung hôm sau nhớ tới chơi nha. SV(Dung)ừ ngoan lắm. Buy Các em rất vui khi gặp lại các anh chị. Nhóm trẻ vây quanh cả nhóm thực hành Các em đã nhớ được tên cử các anh chị sinh viên, trả lời mỗi câu hỏi rất lẽ phép Nhóm trẻ rất háo hức mong chờ trò chơi mới của nhóm sinh viên. Theo sự chỉ dẫn của bạn Dung thì các em nhanh chóng xếp thành 2 đội để chuẩn bị cho trò chơi. Các em tự đặt tên cho nhóm của mình. Chăm chú nghe phổ biến tró chơi “tôi muốn” Nhóm trẻ rất hào hứng với trò chơi khi có những phần quà. Nhưng cũng cs một số em chưa hiểu lắm về trò chơi. Các em chăn chú xem các anh chị làm mẫu. Sau khi xem các anh chị chơi các em đã hiểu hơn và cùng bắt đầu trò chơi. Nhóm trẻ hào hứng đồng thanh: muốn gì, muốn gì khi nghe chị Dung hô tôi muốn, tôi muốn... Các em chơi rất vui vẻ, làm theo nhuengx gí mà quản tró yêu cầu. Các em hào hứng hơn khi các anh chị cổ vũ tinh thần. Các em có thẻ phân biệt được đồ vật, màu sắc, trong các vật dụng của trò chơi. Các em chơi rất vui và vui hơn nữ khi dược những phần quà. Các em hào hứng với trò chơi tiếp theo với những phần quà Cả nhóm đứng thành một vòng trón theo chỉ dẫn của quản trò. Nhóm trẻ hào hứng hơn với một trò dhowi quen thuộc. Tuy nhiên các em vẫn làm sai khi kêu mây bay, mây bay... Nhóm trẻ cúng xé nháp, tiếp tục với trò chơi. Các em làm sai bị bắt đều đứng vào vòng tròn chuẩn bị tinh thần bị phạt. Nhóm trẻ đã nhanh hơn khi chơi được mấy lần. Các em cùng hát bài con vịt cho các bạn múa thật Nhóm tre biết thể hiện tình cảm bằng cách khen các anh chị làm con vịt dẹp. Các em chào các anh chị để cùng xướng nhà ăn, cùng ăn bữa trưa. Các sinh viên nhắc lại các anh chị đẻ kiểm tra xem các em có nhớ được không. Hỏi thăm, thể hiện tình cảm, gắn chặt hơn mối quan hệ Động viên khích lệ các em chơi tró chơi, tăng trí nhớ và sự nhanh nhẹn. Cùng chơi với tất cả các em tạo bầu không khí vui tươi cho cả nhóm Hướng dẫn các em chơi tró chơi một cách tỉ mỉ, cúng đặt tên cho đội của các em. Hướng dẫn nhiều lần, cùng chơi mẫu cho các em làm Cùng chơi với các em. Sinh viên sử dụng kỹ năng tạo lập liên hệ giữa các cá nhân trong nhóm và kỹ năng điều phối. SV vận dụng mọi khả năng của mình để điều khiển trò chơi một cách kịch tính, thú vị nhất. Sinh viên động viên khích lệ các em, hô to hơn tạo bầu không khí vui tươi Chia quà cho các em, chuẩn bị hướng dẫn các em chơi trò chơi mới. Cổ vũ động viên thân chủ Cố gắng hướng dẫn các em thật kĩ các trò chơi Cùng các em chơi trò chơi Hát cúng các em góp phần làm không khí vui hơn Chào tạm biệt thân chủ Lượng giá: 1. Kết quả đạt được: thu hút các em vào chơi trò chơi tạo không khí và giúp các thành viên trong lớp có thể thân thiện và hòa đồng hơn. Đánh giá được mức độ tham gia của các em thấy được những điểm yếu của các em thông qua trò chơi như Quốc Kiệt và Minh Đạo thấy được khả năng quản lí và tổ chức trò chơi của nhóm 2. Những mặt hạn chế Cũng còn một số em chưa thực sự hòa nhập một số sinh viên chưa thực sự mạnh dạn trước tập thể có một số bạn còn khó khăn trong vân động nên khó khăn trong các trò chơi 3. Kế hoạch cho lần sau Sinh viên rút kinh nghiệm cho lần sinh hoạt sau Bước 4: Giai đoạn kết thúc Phúc trình lần 5 Họ tên đối tượng: lớp Hải Âu Địa chỉ đối tượng: TP. HCM Địa điểm thực hiện: Tại lớp học Hải Âu, giờ ngày19 tháng 12 năm 2012 Mục tiêu cuộc phúc trình: tổ chức trò chơi nhớ số cho các em. Tạo không khí giúp các em vùa học vùa choi đạt hiệu quả. Người thực hiện: Nhóm Sinh viên thực hành Mô tả nội dung cuộc vấn đàm Nhận xét hành vi cảm xúc của đối tượng Cảm xúc kĩ năng của sinh viên thực hiện Nhận xét người hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên Hôm nay là ngày các em học bài mới nên nhóm chúng tôi chỉ có thời gian 30p để cho các em khởi đông bằng tró chơi nhớ số chuẩn bị cho bài học được tốt hơn. Sau khi cùng các em tập thể dục dưới sân rồi xép hàng trở vào lớp chúng tôi đã bắt đầu những trõ chơi thú vị. SV(Tín) các em ơi TC: dạ SV( tín): các em có muốn chơi trò chơi không nào? TC: có SV(tín): hôm nay chúng ta sẽ chơi trò nhớ số nha! TC: dạ SV(Tín): chúng ta nhanh chóng chia làm hai đội đề nhau nào. SV(nga): ai vào đội chị Nga nào? SV(Phương): đội chị Phương là đội mèo con đây, ai muốn vào đội chị không nào? TC nhanh chóng di chuyển vế hai dội (tuy nhiên sỹ số không đều nhau) SV(Tín): Đội chị Nga lấy tên là gì dây? SV(Nga): nhóm con vịt nha! TC(nhóm Nga): dạ SV(Tín): 2 đội chúng ta xếp thành 2 hàng thẳng và cùng điểm danh nào. Bắt đầu từ đội mèo con trước nha. TC: Minh Trí:1, Phương khanh:2, Mẫn Đạt:3, Đăng Khôi:4, Quốc Kiệt: 5, Thùy Dương:6, SV Phương:7. Hết. SV(Tín): Đội con vịt điển danh nào: TC: Minh Huy:1, Bảo Anh:2, Thiết Trường:3, Minh Danh:4, Thúy Vy:5, Minh Phương:6, SV Nga:7. Hết. SV(tín) bây giờ chị Duyên với chị Dung lên hỗ trợ các em dán số nào SC(Dung,Duyên) dạ có… cười… SV(Duyên) cho 2 đội nhớ lại số thứ tự cỉa mình đi nào. SV(Nga) Minh Huy số mấy? TC(Minh Huy) số một SV(Nga) đúng rồi, Minh Pương số mấy? TC(Minh Phương): không biết SV(Dung): Minh Phương đếm lại chị coi nào TC(Minh Phương) đếm lại từ đầu, số 6 SV(Dung)Giỏi quá SV(Nga) đội vị đếm lại nào TC: đếm lại từ đầu SV(Phương): đội mèo con điểm danh lại nào TC(đội mèo con): điểm danh lại từ đầu SV(Phương): đội mình nhớ số thứ tự chưa nào? TC(đội mèo con) nhớ rồi Sv(Tín): bây giờ chúng ta bắt đầu chơi nha! Khi anh kêu số thứ tự của bạn nào thì bạn đó lên tìm lấy số của mình và dán vào theo thứ tự 2 đội trên bảng nha! Ai dán đúng thì chị Thư sẽ có quà. Được không? TC: được SV(Tín): Số 3 đâu TC: không ai chạy lên tìm số. SV(Duyên): ai số 3 kìa TC(Thiết Trường): chạy lên kiếm số SV(Phương) đội mình bạn nào có số 3? Mẫn Đạt TC(Mẫn Đạt) chạy lên kiếm số. SV(Duyên) 2 bạn giỏi quá, chị Thư cho quà 2 bạn đi SV(Tín): số 7 SV(Phương, Nga) chạy lên tìm số dán vào vị trí nhóm SV(Dung): 2 em giỏi quá, …cười…. SV(Phương, Nga): chị Thư quà em đâu?....cười… SV(Thư) đây SV(Tín): bây giờ đến số…..6 nào, số 6 đâu? SV(Duyên) hai đội mình ai số 6 đâu nhỉ? Sv(Dung): nhanh nhanh có quà kìa TC(Quốc Kiệt và Thúy Vy) cùng chạy lên tìm số(có sự nhắc nhở) và mang lên dán vào bảng SV(Thư) đúng rồi, giỏi quá, lại chị cho quà nè SV(Tín): chú ý, chú ý…. Số 1, số 1 đâu? TC(Minh trí, Minh Huy) cùng chạy lại kiếm số nhanh chóng mang dán lêm bảng. SV(Nga) vỗ tay, giỏi quá SV(Tín): 2 bạn lại nhận quà nào. Bây giờ đến số…….4 TC(Thùy Dương, Minh Phương) chạy lên kiếm số của mình và mang lên bảng(có sự nhắc nhở) SV(Duyên) Minh phương dán chỗ nào đây? TC(Minh phương) ai biết SV(Duyên): Phương đếm lại coi mình dán chỗ nào? TC(Minh Phương) chỗ này SV(Duyên)đúng rồi, Giỏi quá SV(Dung) Còn Thùy Dương thì sao? TC(Thùy Dương) chỗ này SV(Dung)giỏi quá, 2 bạn lại nhận quà nào SV(Tín) bây giờ còn một số cuối cùng đây, là ai đây ta? TC(Minh Huy) còn số 2 SV(Tín)Huy giỏi quá, số 2 là ai nào? TC: không ai lên SV(Nga) ai số 2 nào? TC(Phương Khanh, Bảo Anh) chạy lên tím số. SV(Duyên) mình dán chỗ nào đây? TC(Phương Khanh, Bảo Anh) chỗ này đúng không chị? SV(Dung, Duyên) Giỏi quá, chúng mình nhận quà nào SV(Tín) các em chơi có vui không nào? TC(cả nhóm) đồng thanh, dạ có Sv(Tín) bây giờ lớp chúng mình về chỗ ngồi nghỉ, ăn bánh rồi chuẩn bị học bài nữa nha! Tc(cả nhóm): dạ, về chỗ ngồi của mình. Các em hứng thú với tró chơi Còn hạn chế trong việc nhớ số của mình Một số em còn nhút nhát, chua nhớ số Các em kiếm số còn chậm Các em đã nhanh hơn trong việc kiếm số Cả nhóm chơi rất vui trươc khi học bài Hướng dẫn các em chơi trò chơi Nhiệt tình hướng đẫn các em một cách tỉ mỉ hơn nữa Động viên khích lệ các em Hỗ trợ các em trong khi chơi Khích lệ tinh thần các em với những phần quà Hòa chung niềm vưi với các em. Lượng giá: 1. Kết quả đạt được: - thu hút các em vào chơi trò chơi - thông qua trò chơi giúp các em nhớ hơn các con số - Đánh giá được mức độ tham gia của các em 2. Những mặt hạn chế - Còn một số em chưa nhớ được số của mình - một số sinh viên chưa thực sự mạnh dạn trước tập thể - có một số bạn còn khó khăn trong vân động nên khó khăn trong các trò chơi 3. Kế hoạch cho lần sau +Tổ chức trò chơi cho các em +chia tay lớp Phúc trình lần 6: Họ tên đối tượng: Học sinh lớp Hải Âu, Cô Hiệp, Cô Tiến Địa chỉ đối tượng: TP. HCM Địa điểm thực hiện: Tại lớp Hải Âu, 08 giờ ngày 23 tháng 11 năm 2012 Mục tiêu cuộc phúc trình: Lượng giá, kết thúc đợt thực hành Người thực hiện: Sinh viên thực hành. Mô tả nội dung cuộc vấn đàm Nhận xét cảm xúc hành vi của đối tượng Cảm xúc kỹ năng sinh viên sử dụng Nhận xét của cán bộ hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên Đúng 08 h thì cả nhóm có mặt tại lớp Hải Âu và bắt đầu buổi sinh hoạt cuối cùng của kỳ thực tế với lớp. KHV: Hôm nay chúng ta không học mà được sinh hoạt cùng các anh chị sinh viên các em có đồng ý không ? TC: Dạ, đồng ý.(cười) SV Tín: Anh chị chào tất cả các em. Hôm nay chúng ta sẽ được chơi trò chơi và liên hoan nè. TC: Hoan hô (vỗ tay, vui cười ) SV Tín: Trước khi bắt đầu trò chơi thì anh sẽ điểm danh lớp mình hôm nay có vắng mặt ai không nha? SV Nga: Nhanh nhanh xếp hàng nào. B.Anh, M.Huy đứng trước nào. T.H nhanh đứng dậy xếp hàng cùng các bạn đi e. SV Duyên: nào đứng thẳng vào V.K, M.P SV Tín: được rồi giờ chúng ta sẽ đếm từ 1 tới hết xem lớp mình có bao nhiêu bạn đi học ngày hôm nay nha. Bắt đầu: TC : M.T 1 TC: T.D 2 TC: M.H 3 TC: T.V 4 TC: T.H 5 TC: P.K 6 TC: B.A 8 TC: N 9 TC: V.N 10 TC: V.K 11 TC: M.Đ 12 TC: M.P 13 TC: M.D 14 TC: T.R 15 hết. SV Tín : Wow giỏi quá. Vậy là hôm nay lớp mình đi không đầy đủ rồi(cười). Anh chị đã ở đây học tập và sinh hoạt với các em gần 1 tháng rồi thế bây giờ anh thử cho chúng ta chơi trò nhớ tên xem các em đã thuộc hết tên các anh chị của chúng ta chưa nha. SV Dung: Và ai nói đúng sẽ còn có quà nữa. Nên các em phải cố gắng đó. TC: cười SV Tín: giờ ai thuộc tên hết các anh chị thì giơ tay xung phong nào. TC: M.T e thuộc hết đó.( giơ tay) SV Tín: vậy em lên đây, giờ em đọc tên từng người cho cả lớp nghe nào. TC: M.T chị Thư nè, đây là chị Nga, chị Duyên, chị Dung, chị...chị...( bối rối) SV Tín: Chị gì ? TC: M.T em không biết. SV Tín: Đây là chị Phương. TC: M.T chị Phương. (cười) SV Dung: Đây là quà của em. SV Tín: thế còn ai nhớ tên các anh chị nữa nào. TC: T.V em biết.( giơ tay) SV Tín: em lên đây nói cho mọi người biết nào. TC: T.V chị Nga, chị Phương, chị Thư, chị Dung, chị Duyên. SV Tín: giỏi quá cả lớp vỗ tay khen bạn đi các em. Và quà của em đây. Thế bạn M.Đ em có nhớ không? Lên đây nói cho anh chị nghe đi. TC: M.Đ ( cười bước lại chỗ anh chị nhưng khong nói) SV Tín: nói cho anh chị nghe.( chỉ vào bản thân) chị nào đây. TC: M.Đ không phải chị mà là anh Tín SV Tín: (cười) còn đây (và chỉ vào từng người một). TC: M.Đ chị Thư...tiểu bao thanh thiên.... SV Tín: Uk. Đây là chị Phương, chị Nga, chị Duyên, chị Dung. Giờ em nhớ chưa? SV Duyên: Quà của em đây. SV Tín: giờ chúng ta sẽ chia đội để múa hát nha. Các em thấy thích, quý mến anh chị nào thì chạy lại đứng với người đó nào. 123 bắt đầu. .... SV Tín: giờ chúng ta bắt đầu hát nha. Đội nào đông người nhất thì hát trước. Đội chị Thư đông nhất hát đi. SV Thư: đội mình hát trước kìa các em hát bài kìa con bướm vàng nha. 2 3 kìa con bướm vàng..... SV Tín: vỗ tay... tiếp theo tới đội anh. Chúng ta sẽ hát bài 3 ngọn nến lung linh nha. 1 2 3 ba là cây nến vàng mẹ là cây nến xanh.... SV Dung: Tới đội mình rồi kìa. Các em có thuộc bài 2 con thằng lằng con không mình hát bài đó nha. Hai con thằng lằng con đùa nhau cắn nhau đứt đuôi.... SV Duyên: đội mình cùng hát bài 1 con vịt nào. Một con vịt xòe ra 2 cái cánh..... SV Phương: mình sẽ hát chú chim non các em có đồng ý không. TC : đồng ý ( đồng thanh) SV Phương: có chú chim non nho nhỏ cất tiếng ca như muốn ngỏ.... SV Nga: chúng ta vỗ tay khen khen đội chị Phương đi nào. Giờ đội mình các em muốn hát bài nào. TC: B.A mình hát bài bắc kim thang. SV Nga: Ừh. Được vậy chúng ta cùng hát nha. 2 3 bắc kim thang cà lang bí rợ cột qua kèo là kèo qua cột chú dầu qua cầu mà té chú bán ếch ở lại làm chi con le le đánh trống thổi kèn con bìm bịp thổi tò tí te tò te. Vỗ tay đi các em. SV Tín: nãy giờ chúng ta sinh hoạt rất vui có đúng không nào. TC: Dạ vui. ( cả lớp đồng thanh) SV Tín: giờ anh chị có đôi lời muốn nói với các em. Đây là bữa cuối của anh chị trong kỳ thực tế này. Sau này anh chị sẽ không thường xuyên đến đây như trước nữa. Nhưng anh chị hứa là sẽ cố gắng dành thời gian rảnh để đến sinh hoạt cùng các em. Các em có chịu không. TC: M.T, M.H, M.Đ...dạ chịu TC: T.V vậy anh chị về trường đi học hả? SV Nga: ừh giờ anh chị phải về trường học rồi. Nhưng khi nào anh chị rảnh anh chị lại ghé đây chơi. TC: T.V dạ. SV Tín: các em ngồi xuống hết đi chúng ta sẽ nghe các anh chị chia sẻ, sau đó coi phim và ăn liên hoan nha. Trước tiên anh muốn thay mặt nhóm gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô Hiệp và Cô Tiến. Cảm ơn 2 cô đạ giúp đỡ chúng em trong thời gian quan thực hiện tốt việc học của mình tại trung tâm. Anh chị cũng rất vui vì làm quen được với các em, được các em quan tâm chia sẻ. Anh chúc các em ngày càng chăm ngoan học giỏi và gắng nghe lời thầy cô và ba mẹ nha các em. SV Duyên: thời gian qua các em đã để lại cho chị nhiều kỉ niệm chị sẽ nhớ nhớ mãi các em. Các em ở đây phải cố gắng nghe lời các cô nha. SV Thư: Hôm nay tuy là chia tay nhưng chị mong các em vẫn vui vẻ như ngày nào chúng ta còn bên nhau nha không được buồn, hay cố gắng học cho giỏi nữa. SV Dung: các em rất ngoan, hay cố gắng phát huy và chăm chỉ học hành nha. Rảnh anh chị sẽ ghé thăm các em.(khóc) TC: B.A ( khóc ) SV Nga: các em là những học sinh ngoan mà đúng không? Ngoan nghe lời anh chị đừng khóc rồi anh chị sẽ về thăm các em. Chị chúc những bé ngoan của chị ngày càng chăm ngoan học giỏi nghe lời thầy cô và bố mẹ. Cố gắng thực hiện được ước mơ của mình nha. Có gì vui thì nhớ ghi lại vào giấy bữa sau chị Nga đến kể cho chị Nga nghe được không các bé ngoan? TC: dạ được (cả lớp đồng thanh và kiềm nước mắt) SV Phương: các em rất giỏi biết nghe lời thầy cô cha mẹ và người lớn. Chị chúc các em ngày càng xinh xắn học hành giỏi giang. Vậy giờ chúng ta liên hoan nha. Có ai muốn chúc gì anh chị không nào. TC: B.A khóc nức nở không nói được lời nào. SV Dung: B.A ngoan nào sao em lại khóc? Em mà khóc chị Dung cũng khóc theo nè. B.A ngoan nín đi rồi anh chị phát kẹo cho B.A và quà nữa. TC: B.A cũng dần nín và không khí lớp trở nên sôi động lại. SV Tín : các em ngồi xuống đi chúng ta sẽ coi phim và ăn bánh nhé. Còn bạn nào không ăn thì cho anh cất hộ vào túi anh nhé (cười). SV: cả nhóm phát kẹo, bánh và quà cho các em. TC: B.A em chúc anh chị ngày càng thành công và học giỏi. SV Dung: anh chị cảm ơn em. Em cũng cố gắng học giỏi nha. Để chị cất quà vào cặp cho em nào. TC: M.T em chúc anh chị gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào... SV Thư: chị cảm ơn em nha. Em cũng cố gắng nghe lời thầy cô và mẹ nha. TC: T.V em chúc anh chị. Ngày càng mạnh khỏe, học giỏi, đẹp. SV Nga: giỏi quá. Anh chị cảm ơn em nhiều chúc em ngày càng học giỏi thực hiện được ước mơ của mình nha. TC: T.V dạ (cười) SV Phương: các em ngoan lắm. Giờ tới giờ cơm rồi các em đứng dậy xếp hàng chuẩn bị đi ăn cơm nha. Các em trong lớp đi ăn và chúng tôi tranh thủ nói chuyện với cô Tiến và cô Hiệp. SV Tín: Dạ thưa 2 cô, nay là bữa cuối của chúng em thực tế em thay mặt cả nhóm cám ơn các cô đã giúp đỡ chúng em trong lúc chúng em ở đây. Và chúng em có gì sai sót mong các cô bỏ qua và góp ý để chúng em có thể khắc phục. Cô Hiệp: Thực ra thì nhóm em làm khá tốt. Tuy buổi đầu còn nhiều bỡ ngỡ nhưng các em cũng đã tiến bộ nhiều ở các buổi sau. Và có một điều mà nhóm khác đến đây chưa làm được, đó chính là sự nhiệt tình. Chị thấy các em đã năng động hơn, mạnh dạn hơn. Các em đã rất cố gắng cho đợt thực hành này. Tuy nhiên, một điều các em cần tránh khi đi thực hành ở các nhóm khác đó là các em phải biết làm xấu mình trước các em phải thể hiện hết mình. “Các em nên nhớ học hết mình và chơi cũng phải hết mình”. (cười) Nhóm SVTH: Dạ, chúng em cảm ơn sự góp ý của Chị và chúng em rất vui khi được đến đây thực hành, cùng vui chơi với các em và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn trong họat động nhóm ạ. Cô Tiến: Cô cũng rất cảm ơn khi các em đã đến đây, cùng các em vui chơi, học tập. Các em ở đây thì có nhiều em rất quậy. Bởi vậy mà khi cô phạt các em ở đây thì không biết có bạn SV nào thấy sợ không. Có gì thì các em cũng bỏ qua nếu như còn điều gì chưa hài lòng. Thực sự cô rất cảm ơn các em trong thời gian qua. SV Thư: Dạ! không có gì đâu cô ạ. Cần phải làm thế để các em đi vào nề nếp và chịu nghe lời các cô. Cô Tiến: (cười) Cô Hiệp: các em về học có gì mà thắc mắc thì cứ nhắn tin hỏi chị. Chị sẽ giúp các em. Chị cũng có vài quyển sách hay lắm các em cũng nên đọc tham khảo. Sách “ngôn ngữ cơ thể”....vv SV Nga: dạ quyển này hay. Chỉ mình cách quan sát hành động của người khác mà hiểu được suy nghĩ, tính cách của người đó. Cô Hiệp: Uhm, đúng rồi. Cũng trễ rồi các em cũng sắp lên rồi đó. SV Nga: dạ! Thưa cô. Cũng trưa rồi các cô cũng sắp đi ăn trưa em xin thay mặt nhóm chúc 2 cô dồi dào sức khỏe và thành công trên sự nghiệp trồng người của mình ạ! Cô Hiệp: ừh. Cô cám ơn các em và chúc các em học tốt nha. Sv: cả nhóm đồng thanh cảm ơn cô. SV Tín: dạ thưa cô nhóm em xin phép về luôn ạ. Chúng em chào cô. Cô Tiến: ừh, các em về khi nào rảnh nhớ đến thăm các em. SV: Dạ Các em chăm chú lắng nghe anh chị sinh viên nói luận chơi và rất vui vẻ Các em gật đầu tỏ vẽ đồng ý. Các em rất vui khi được khích lệ. Các em tươi cười và hồ hởi tham gia rất nhiệt tình. Các em tươi cưới tham gia và ôm lấy các anh chị đã chọn Các em hát rất nhiệt tình. Các em rất buồn, có bạn khóc. Có em khẽ hỏi nhỏ gì đó với anh chị mà mình yêu quý. Vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình đó là những gì mà chúng tôi luôn cảm nhận được ở Cô Hiệp. Buổi cuối cùng sinh hoạt với lớp đã kết thúc tốt đẹp, Cô giáo và SV vui vẻ chào nhau ra về. Sinh viên hướng dẫn các em xếp hàng và chỉ các em đếm SV Tín hay rỡ rối cho các em. SV Nga, Dung, Duyên phát kẹo cho các em. SV vui khi nhận được sự thương yêu của các em. SV rất vui khi nhận được chia sẽ của em. Lượng giá: 1. Những kết quả đạt được: - Sự cảm mến của giáo viên cũng như của các em lớp Hải Âu - Các em đoàn kết, khéo léo trong các trò chơi dán số - Cô Hiệp và cô Tiến đã chia sẽ những gì nhóm đã làm được và chưa làm được - Sinh viên nhận được rất nhiều sự chia sẻ của các cô. - Sinh viên trong nhóm tự tin chia sẽ những cảm xúc của mình 2. Những khó khăn, tồn tại: - Sinh viên vẫn lúng túng trong các tình huống bất ngờ.(B.A khóc) - Một số sinh viên vẫn còn chưa mạnh dạn trước tập thể lớp Hải Âu. 3. Kế hoạch lần sau: - Sinh viên rút kinh nghiệm cho những đợt thực hành lần sau. PHẦN IV LƯỢNG GIÁ TOÀN ĐỢT THỰC HÀNH VÀ KẾT THÚC Mô tả nội dung vấn đàm Nhận xét hành vi cảm xúc của đối tượng Cảm xúc kĩ năng sinh viên sử dụng Nhận xét của người hướng dẫn hoặc kiểm huấn viên Hôm nay là buổi mà tất cả 12 sinh viên cùng với thầy Hải có mặt tại trung tâm để lượng giá lại đợt thực hành. Thầy Hải: kính chào cô và các em. hôm nay thì nhóm chúng ta có đầy đủ mặt tại đây để có thể lượng giá lại toàn bộ những kết quả đạt được. thay mặt nhà trường cũng như khoa Công tác xã hội xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến trung tâm cũng như sự nhiệt tình giúp đỡ của cô Tuyền đã tạo điều kiện cho nhóm có cơ hội được thực hành tại đây. Và sau đây xin mời Luân sẽ báo cáo những thành tích đạt được cũng như những khó khăn mà nhóm gặp phải trong lần thực hành lần này tại trung tâm. Xin mời Luân: SV Luân: Dạ em cảm ơn thầy. sau đây em xin trình bày những hoạt động mà nhóm đã làm tại trung tâm Về thuận lợi: Tạo được mối quan hệ cũng như nhận được sự hỗ trợ thông tin về thân chủ từ phía trung tâm. Nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện cho nhóm thực hành tại trung tâm Cũng không quên sự hợp tác ăn ý từ các em Tạo điều kiện cho sinh viên có thể tham gia vào những hoạt động của trung tâm như diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hạn chế và khó khăn Tuy nhận được sự hỗ trợ từ trung tâm nhưng do thời gian quá ngắn nên nhóm sinh viên chưa làm được gì nhiều cho các em. cũng như không theo dõi được sự tiến bộ của các em. Và do cũng mang tính chất là một sinh viên nên mỗi bạn cũng chưa có kĩ năng nhiều trong công việc thực hành của mình. Những kiến nghị mà nhóm đưa ra để đóng góp cho trung tâm mình có thể hoạt động tốt hơn Cần có một đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu hơn nữa Cần trang bị những phương tiện kĩ thuật để hỗ trợ cho việc phục hồi chức năng của các em được tốt hơn Thầy Hải: xin cảm ơn Luân rất nhiều. và Luân đã trình bày xong những kết quả lượng giá mà nhóm đã thực hiện được trong gần một tháng qua. Và cũng rất mong sự nhận xét từ phía trung tâm để các em có thể rút kinh nghiệm cũng như là những kinh nghiệm cho những lần thực tập sau. Cô Tiến: quá trình thực tập thì các em hoàn thành rất tốt Tạo được mối quan hệ với chủ nhiệm lớp và rất là thân thiện Rất nhiệt tình trong việc trong việc giúp đỡ các em cũng như cô. Tạo được những buổi vui chơi rất hào hứng và sôi động. Động viên khuyến khích chăm sóc TC của mình rất tốt. Cô Hồng: nhiệt tình, hết lòng với các em Tham gia nhiệt tình hỗ trợ các cô làm trang phục cho các em nhân ngày nhà giáo. Cô Tuyền: thực hiện đúng nội dung và làm việc với kế hoạch rõ ràng Thực hiện nghiêm chĩnh đúng tác phong cũng như giờ giấc đề ra Nhưng cô cũng có một số ý kiến nho nhỏ cho trường cũng như các em là nhà trường nên cho các em có thời gian thực hành lâu hơn một tí chứ nhanh quá thì các em vừa mới làm quen xong thì lại chia tay khi anh chị mà nói lời chia tay thì sẽ làm cho các em có sự hụt hẫn vì các em là trẻ khuyết tật nên đời sống rất tình cảm. các anh chị đến nó rất mừng. Thầu Hải: nhà trường cũng cố gắng sắp xếp để các em khóa sau có thể có nhiều thời gian thực hành.( cười). và do đợt này tôi đi công tác nên không gặp được các em nhiều để có thể hướng dẫn các em mà chỉ liên hệ và hướng dẫn các em thực hành trước. cũng rất chân thành cảm ơn trung tâm cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô đã cho các em có một đợt thực hành thành công tại trung tâm. Và bạn nào đại diện nói đôi lời với các cô không nào? Sinh viên Luân: Dạ em cũng thay mặt cho nhóm xin nói một vài điều ạ. Chúng em chân thành cảm ơn trung tâm và các cô đã hết sức tạo điều kiện cho nhóm đã có một thời gian thực hành môn học tại trung tâm. Đãm bảo cho nhóm hoàn thành môn học đúng tiến độ và đúng kế hoạch. Và em cũng xin chúc các cô cũng như trung tâm ngày càng phát triển và một sức khỏe dồi dào luôn thành công trên sự nghiệp vun đắp cho những ước mơ tật nguyền thành sự thật. Thầy Hải: cảm ơn Luân. Và cũng cảm ơn sự chia sẻ nhiệt tình những đóng góp của các cô trong buổi nói chuyện hôm nay. Và bây giờ cũng không có gì nữa thì thầy trò chúng tôi xin phép các cô ra về ạ. Cô Tuyền: chào thầy và các em. Nhóm sinh viên: dạ chúng em xin chào cô. Cô : ừ Thầy Hải vui vẻ nêu rõ lí do buổi gặp mặt. Các cô trong trung tâm cố gắng lắng nghe. Chia sẻ và nhận xét về đợt thực hành của các em Vui vẻ và rất chào đón Lắng nghe những chia sẻ từ nhóm. Buổi lượng giá kết thúc trong không khí vui vẻ thoải mái Rất vui vẻ khi bước vào buổi lượng giá Lắng nghe chia sẻ từ phía sinh viên Thể hiện những cử chỉ đồng ý như gật đầu, cười Lấng nghe những chia sẻ từ phía trung tâm Lắng nghe và ghi chép Gật đầu và cười Sinh viên cùng thầy lễ phép chào các cô ra về LƯỢNG GIÁ CHO TOÀN ĐỢT THỰC HÀNH Về phía thân chủ: Qua 1 tháng thực hành và đã kết thúc theo như sự mong muốn của nhóm. Vẫn có những trở ngại và những kết quả đáng mong đợi. Chúng em thấy những thay đổi rõ rệt từ các em lớp Hải Âu. Mặt đạt được: Thông qua các trò chơi như dán số, sắp xếp đội hình và điểm danh. Đã giúp cho các em có phần nào nhạy bén hơn về các số thứ tự. Biết mình đang mang số thứ tự nào và nghe có chủ đích theo sự hướng dẫn của các sinh viên. Đối với những người bình thường thì có lẽ những trò chơi nhỏ như trên thì quá thừa với họ nhưng ở đây những em trong lớp Hải Âu đều mắc các chứng bệnh Down, tự kỷ và thiểu năng trí tuệ.. Do đó nhóm sinh viên chúng em đã tạo ra những trò chơi nhỏ và mang 1 tính thiết thực và tất yếu đến cho các em. Nhằm nâng cao sự hiểu biết về các con số và biết nhiều hơn nữa các số các em chưa được học ở lớp. Vì mỗi em ở trong lớp này đều có những trình động khác nhau nhưng đều có những điểm tương đồng khá giống nhau. Về các trò chơi như “bắn súng”, “thỏ ăn cỏ”, “vật bay”... tuy đây là những trò chơi mang tính giải trí và khuấy động 1 nhóm nào đó để tăng thêm sự hào hứng. Nhưng đối với các em thì nhóm sinh viên chúng em áp dụng các trò này vào cũng góp phần giúp các em có 1 không khí thoải mái, tạo sự gần gũi hơn nữa đối với các em...Vì hầu như các em mắc những chứng bệnh trên đều rất thích được sự quan tâm và gần gũi. Giúp cho các em năng động hơn trong vui chơi cũng như trong học tập. Tạo cho các em sự nhanh nhạy và biết được mục đích của người nói là gì. Khiến các em phải động não nhiều hơn trong các trò chơi. Để cho thời gian thực hành và tiếp xúc các em lớp Hải Âu thêm phần náo nhiệt hơn. Nhóm sinh viên chúng em còn cho các em nghe nhạc, xem các đoạn phim về giá trị cuộc sống để phần nào giúp các em có thể gợi nhớ trong suy nghĩ của mình, biểu lộ các cảm xúc và tình cảm… Chúng ta có thể nhận định rằng âm nhạc là 1 phương pháp tốt và giúp ích cho chúng ta về nhiều mặt chẳng hạn như giải stress, kích thích suy nghĩ…. Và ở đây cũng vậy đối với các trẻ ở lớp Hải Âu, qua quan sát và đánh giá nhóm sinh viên đã thấy được những biểu lộ tình cảm của chúng em, giảm được sự căng thẳng và mệt mỏi. Các em thấy rất phấn khích và sôi động qua các bài nhạc. Cùng với các điệu nhảy dân vũ như Chicken dance, Té nước …cũng giúp các em ngày linh hoạt hơn và nhớ được những gì mà các sinh viên chúng em đã hướng dẫn. Tạo sự gắn kết cao và mang tính xã hội. Thông qua các trò chơi đã nêu trên xen vào đó là các hình thức thưởng và phạt đã tăng thêm sự thú vị, hứng thú cho mỗi thành viên tham gia. Các em dạn hơn và trò chuyên với các sinh viên ngày nhiều hơn, cùng học cùng chơi và đặc biệt là các em có thể mở lòng mình để tâm sự những điều chưa nói cho ai biết để các sinh viên thấu hiểu. Mặt hạn chế: Do mỗi thành viên trong lớp mang những khiếm khuyết khác nhau và đó cũng là 1 trở ngại lớn đối với nhóm sinh viên. Khi tiếp xúc lần đầu mang đến những khó khăn nhất định. Như có em hiểu nhóm sinh viên đang nói gì và làm gì còn có em không thể hiểu được. Những buổi đầu khi tiếp xúc, nhóm sinh viên gặp nhiều khó khăn về cách truyền đạt ngôn ngữ đến cho các em. Có em rất năng động, hòa động và tham gia tích cực, cùng hợp tác với các sinh viên nhưng ngược lại cùng có 1 số em vẫn còn nhút nhát, thiếu tự tin. Về phía sinh viên: Mặt đạt được: Qua thời gian thực hành nhóm sinh viên chúng em ngày tự tin hơn, biết vận dụng lý thuyết với thực tiễn. Đem những gì đã học để áp dụng vào quá trình làm việc. Biết các giao tiếp với các dạng khuyết tật, mạnh dạn với vai là người quản trò. Biết cách làm việc nhóm ngày hiệu quả hơn. Các bạn có thể bộc lộ được những khả năng của mình trong quá trình làm việc. Các bạn biết tương hỗ lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong công việc. Dưới sự điều động của nhóm trưởng và do sự nỗ lực từ phía mỗi cá nhân các bạn đã hoàn thành tốt đợt thực hành. Mặt hạn chế: Có thể nói đây là đợt thực tế môn học thứ 2 trong những năm chúng em theo học ở trường. Nhưng mỗi môn học có những đặc thù riêng biệt và những kỹ năng khác nhau. Trước đó chúng em đã được thực hành môn Phát triển cộng đồng và lần này là thực hành môn Công tác xã hội cá nhân và nhóm. Mặc dù đã trải qua 2 lần thực tế như thế nhưng nhóm sinh viên chúng em vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn. Trước tiên, nhóm sinh viên chúng em ít khi được tiếp cận và làm việc trực tiếp với các em khuyết tật như thế vì lẽ đó vấn đề ngôn ngữ là khó khăn đầu tiên khi tiếp xúc. Thứ hai, vì thời gian thực hành khá rấp rút và có hạn. Nhóm sinh viên chúng em còn bận việc học ở trường. Do đó việc sắp xếp kế hoạch còn nhiều sơ sót, Kế hoạch trị liệu mang lại hiệu quả chưa cao. Thứ ba về yếu tố địa lý, do quãng đường đi khá xa cùng với các bạn không có phương tiện nên việc di chuyển gặp rất nhiều khó khăn. Khi chưa bắt đầu công việc nhiều bạn đã có biểu hiện của sự mệt mỏi nhưng các bạn đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành công việc. 3. Về phía trung tâm: Mặt đạt được: Lãnh đạo trung tâm khi lần đầu tiên tiếp xúc đã có sự tiếp đón nồng nhiệt. Tạo điều kiện tốt cho nhóm sinh viên thực tế môn học. Các giáo viên trong lớp truyền đạt cho các em những kiến thức khá bổ ích và những kỹ năng trong công việc. Đánh giá cao những hoạt động của nhóm sinh viên. Mặt hạn chế: Đối với trung tâm thì theo nhận xét của nhóm thì đây có thể là 1 trung tâm có chất lượng nhưng cũng có 1 số mặt hạn chế : Đội ngũ nhân viên xã hội còn thiếu, có 1 số thầy cô có chuyên môn và tận tình trong công việc nhưng cũng không tránh khỏi 1 số thầy cô không được đào tạo chuyên ngành công tác xã hội. Có các dạng khuyết tật khá nặng nhưng đội ngũ cán bộ nhân viên hầu như là nữ nên việc trợ giúp các em còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất còn thiếu. KẾT THÚC ĐỢT THỰC HÀNH Nhóm sinh viên chúng em đã tuân thủ đúng thời gian và lịch trình của các thầy cô trong trường đã đề ra. Tuy chỉ có những biến đổi nhỏ từ phía thân chủ nhưng cũng phần nào giúp cho chúng em có được niềm vui từ công việc Do thời gian thực hành tại trung tâm còn hạn chế nên nhóm em chưa thể triển khai hết công việc. Thực hành môn chưa làm hết các kế học đé ra trong bảng kế hoạch giúp đỡ thân chủ. Trong suốt thời gian thực hành tại trung tâm không thể trành được những thiếu sót, vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô phía trung tâm cũng như các thầy cô nhà trường để cho bài báo cáo thực hành đợt tới của em được hoàn thiện hơn. Từ đó em sẽ rút ra được những bài học cho chính mình. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn các thầy cô bên Trung Tâm và các thầy cô hướng dẫn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH 2 1. Qúa trình hình thành và phát triển 2 2. Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ 4 3. Những thuận lợi, khó khăn 5 4. Những dịch vụ hỗ trợ thân chủ 6 PHẦN II: CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI TRẺ EM BỊ BỆNH BẠI LIỆT VÀ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI LỚP HẢI ÂU 7 1. Mô tả thân chủ 7 PHẦN III: PHÚC TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM 8 B1: Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm 8 B2: Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động 13 B3: Giai đoạn can thiệp / thực hiện nhiệm vụ 22 B4: Giai đoạn kết thúc 36 PHẦN IV: LƯỢNG GIÁ CHO TOÀN ĐỢT THỰC HÀNH VÀ KẾT THÚC 47

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_nhom_4913.doc
Luận văn liên quan