Thực hiện mô hình 3R Ở Hà Nội

Sự phát triển, nâng cao về đời sống, sản xuất cùng với tốc độ đô thị hóa đặt ra cho vấn đề bảo vệ môi trường đòi hỏi cấp thiết phải có các giải pháp ngăn chặn ô nhiễm. Trong đời sống và sản xuất, rác thải đang là tác nhân hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng nguy hại đến con người. Rác thải là sản phẩm do chính con người tạo ra từ đời sống sinh hoạt và sản xuất. Nhận thức của con người về rác thải, xử lý rác thải, làm cho hành trình rác sạch hơn hiện tại còn nhiều tồn tại, bất cập. Nhưng cho rác vào thùng hay vào nơi quy định chỉ là một trong rất nhiều việc mà mỗi chúng ta cần phải làm nhằm giữ cho bản thân và những người xung quanh một cuộc sống vệ sinh. Tránh bi kịch đáng ngạc nhiên trong thế kỷ 21 là dân thành thị lại mắc bệnh tả vì môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng như vừa qua ở VN. Đã đến lúc chúng ta không nên suy nghĩ rằng “rác bị vứt đi” nữa, vì thực tế rác chỉ bị bỏ vào một chỗ cho khuất mắt mình thôi. Rác vẫn tồn tại ở đâu đó trên trái đất. Nó vẫn gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển hay các khu vực không có hạ tầng kỹ thuật đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân. Vì vậy, một trong những giải pháp ban đầu là chúng ta thải ít rác ra môi trường hơn. Ngoài ra, sau nhiều dịp chứng kiến lối sống vì môi trường cộng đồng từ những việc làm rất nhỏ của người dân các nước,em nghĩ việc chúng ta có thể làm ngay được là phân loại rác trong mỗi hộ gia đình. Có lẽ chúng ta chưa thể làm như các nước Tây Âu hay Nhật Bản là phân sáu loại rác khác nhau đựng vào sáu thùng khác nhau. Trong đó, loại rác từ những vỏ hộp thực phẩm được rửa sạch, lau khô, xếp gọn gàng và sử dụng lại phần lớn. Hay vỏ chai cho vào riêng, sách báo giấy tờ cho vào chỗ riêng . Lời Mở Đầu Phần 1.Tổng Quan Về 3R 1 1.1. 3R Là Gì? . 1 1.2. Mô Hình Thực Hiện 2 1.3. Cải Tiến Phương Tiện Chứa Rác Cũ 5 Phần 2. Mô hình 3R ở Hà Nội . 7 2.1. Thực trạng rác ở Hà Nội . 7 2.2. Hà Nội thực hiện và xây dựng mô hình 3R 7 a.Bước Đầu Xây Dựng Mô Hình 7 b.Thực Hiện Mô Hình 3R ở Một Số Phường Hà Nội . 9 c.Những Khó Khăn Khi Thực Hiện 3R . 10 d.Lợi Ích Của 3R . 13 Phần 3. Nhân tố quan trọng nhất trong 3R và áp dụng phương hướng phát triển 3R 3.1. “Giảm Thiểu” nhân tố quan trọng nhất trong 3R . 16 a. Hiện Trạng . 16 b. Tiềm Năng . 16 c. Giảm Thiểu Chất Thải Tại Nguồn – Nhiệm Vụ Chính 17 3.2 Áp Dụng Phương Hướng Phát Triển 3R Của Nhật Bản . 18 3.3Kết Luận . 20

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6640 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hiện mô hình 3R Ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG -----------oOo------------ BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG HỌC CƠ BẢN TIỂU LUẬN: GVHD: GS-TS KH LÊ HUY BÁ SVTH : DƯƠNG THỊ HỒNG YẾN MSSV: 0771013 LỚP : ĐHMT3B TP.HCM – Ngày 18 tháng 7 năm 2009 LỜI CẢM TẠ Sau một thời gian tiến hành làm bài tiểu luận thì giờ đây em đã hòan thành. Để hoàn thành được tiểu luận đúng thời hạn và đầy đủ như hiện nay em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Lời đầu tiên xin chân thành cảm tạ Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã cho em một môi trường học tập tốt với những trang thiết bị học tập đầy đủ và hiện đại. Cảm ơn Viện Môi trường đã cung cấp tài liệu hỗ trợ em trong quá trình thực hiện.Và em xin gởi lời cảm ơn đến GVHD – GSTS KH LÊ HUY BÁ đã chỉ bảo tận tình chỉ dạy. Cuối cùng xin cảm ơn phòng Đa Phương Tiện đã hỗ trợ đắc lực cho em trong việc tìm kiếm tài liệu. Tp Hồ Chí Minh, ngày 18, tháng 7, năm2009 LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển, nâng cao về đời sống, sản xuất cùng với tốc độ đô thị hóa đặt ra cho vấn đề bảo vệ môi trường đòi hỏi cấp thiết phải có các giải pháp ngăn chặn ô nhiễm. Trong đời sống và sản xuất, rác thải đang là tác nhân hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng nguy hại đến con người. Rác thải là sản phẩm do chính con người tạo ra từ đời sống sinh hoạt và sản xuất. Nhận thức của con người về rác thải, xử lý rác thải, làm cho hành trình rác sạch hơn hiện tại còn nhiều tồn tại, bất cập. Nhưng cho rác vào thùng hay vào nơi quy định chỉ là một trong rất nhiều việc mà mỗi chúng ta cần phải làm nhằm giữ cho bản thân và những người xung quanh một cuộc sống vệ sinh. Tránh bi kịch đáng ngạc nhiên trong thế kỷ 21 là dân thành thị lại mắc bệnh tả vì môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng như vừa qua ở VN. Đã đến lúc chúng ta không nên suy nghĩ rằng “rác bị vứt đi” nữa, vì thực tế rác chỉ bị bỏ vào một chỗ cho khuất mắt mình thôi. Rác vẫn tồn tại ở đâu đó trên trái đất. Nó vẫn gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển hay các khu vực không có hạ tầng kỹ thuật đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân. Vì vậy, một trong những giải pháp ban đầu là chúng ta thải ít rác ra môi trường hơn. Ngoài ra, sau nhiều dịp chứng kiến lối sống vì môi trường cộng đồng từ những việc làm rất nhỏ của người dân các nước,em nghĩ việc chúng ta có thể làm ngay được là phân loại rác trong mỗi hộ gia đình. Có lẽ chúng ta chưa thể làm như các nước Tây Âu hay Nhật Bản là phân sáu loại rác khác nhau đựng vào sáu thùng khác nhau. Trong đó, loại rác từ những vỏ hộp thực phẩm được rửa sạch, lau khô, xếp gọn gàng và sử dụng lại phần lớn. Hay vỏ chai cho vào riêng, sách báo giấy tờ cho vào chỗ riêng... Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn nên em quyết định chọn đề tài về mô hình 3R. Nhưng do kiến thức có hạn nên em chỉ trình bày một mảng nhỏ là“Thực Hiện Mô Hình 3R Ở Hà Nội”. Trong quá trình thực hiện không tránh sai sót, em mong thầy đóng góp ý kiến và chỉ dạy thêm. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… MỤC LỤC Lời Mở Đầu Phần 1.Tổng Quan Về 3R 1 1.1. 3R Là Gì? 1 1.2. Mô Hình Thực Hiện 2 1.3. Cải Tiến Phương Tiện Chứa Rác Cũ 5 Phần 2. Mô hình 3R ở Hà Nội 7 2.1. Thực trạng rác ở Hà Nội 7 2.2. Hà Nội thực hiện và xây dựng mô hình 3R 7 a.Bước Đầu Xây Dựng Mô Hình 7 b.Thực Hiện Mô Hình 3R ở Một Số Phường Hà Nội 9 c.Những Khó Khăn Khi Thực Hiện 3R 10 d.Lợi Ích Của 3R 13 Phần 3. Nhân tố quan trọng nhất trong 3R và áp dụng phương hướng phát triển 3R 3.1. “Giảm Thiểu” nhân tố quan trọng nhất trong 3R 16 a. Hiện Trạng 16 b. Tiềm Năng 16 c. Giảm Thiểu Chất Thải Tại Nguồn – Nhiệm Vụ Chính 17 3.2 Áp Dụng Phương Hướng Phát Triển 3R Của Nhật Bản 18 3.3Kết Luận 20 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH 3R 1.1. 3R LÀ GÌ?    Biểu tượng phát triển hệ thống 3R tại nhiều nước trên thế giới.   3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce- Reuse-Recycle -Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất , mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nlon để nhằm giảm lượng rác thải phát sinh từ túi nilon… -Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng nước nước… -Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác. Sự khác biệt của mô hình này so với các mô hình khác là: phương pháp thực hiện tránh phân loại nhầm lẫn (có sự đồng bộ mầu sắc từ thùng rác, nơi đổ rác đến xe thu gom rác), nơi đổ rác hay thu gom rác tại khu dân cư và tính từng bước. Rác thải hiện nay đang là một vấn đề nan giải của xã hội và môi trường, phân loại rác thải tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi hơn cho quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường. Nhưng phần lớn mọi người hiện nay vẫn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn, mạc dù đã có khá nhiều dự án, trương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân, nhưng có lẽ quy mô, thời gian chưa đủ lớn, lại mang nhiều tính lý thuyết và đặc biệt là chưa có được phương pháp có tính thực tiễn để mọi người dễ dàng thực hiện. - Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước. Bước 1 là phân loại được hai loại rác thải là vô cơ và hữu cơ, thực hiện được bước nầy rồi mới đến Bước 2 là phân loại được ba loại rác thải là hữu cơ, vô cơ có thể tái chế và vô cơ không thể tái chê, độc hại. - Việc làm đầu tiên và quan trọng nhất là việc nâng cao ý thức và nhận thức cho tất cả người dân đặc biệt là thế hệ trẻ, phải được tiến hành toàn diện, trong một thời gian dài, phát huy tối đa tính tiếp cận của phương tiện truyền thông, báo chí, đài, vô tuyến. - Cùng đi đôi với việc nâng cao nhận thức là phải cung cấp cho người dân cách thức và phương tiện để phân loại rác một cách dễ dàng nhất (thùng rác, nơi đổ rác…). 1.2. MÔ HÌNH THỰC HIỆN:PHÂN LOẠI HAI LOẠI RÁC THẢI VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ. a. Khuyến khích tất cả người dân sử dụng thùng rác 2 ngăn hay 2 thùng rác riêng biệt để đựng 2 loại rác vô cơ và hữu cơ. Phân biệt hai loại rác Rác hữu cơ là các loại rác thực phẩm từ nhà bếp như rau, củ, quả... Rác hữu cơ sau khi được phân loại sẽ được mang đến nhà máy sản xuất phân hữu cơ. Rác hữu cơ được chế biến thành phân hữu cơ, rất tốt cho sản xuất nông nghiệp và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, việc phân loại rác hữu cơ cẩn thận ngay từ đầu sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình sản xuất phân hữu cơ sau này. Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, gạch vỡ, thủy tinh, xỉ than, đất, cát... Rác vô cơ là loại rác không thể sử dụng được nữa mà chỉ có thể mang đi chôn lấp tại bãi rác. Vì vậy, để bảo vệ môi trường, chúng ta cần giảm thiểu tối đa lượng rác vô cơ này. Rác tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp... sẽ được vận chuyển đến các làng nghề để tái chế thành các sản phẩm mới. Đặc điểm của thùng rác 2 ngăn - Mỗi ngăn có một mầu riêng biệt, ví dụ ngăn mầu xanh quy định rác hữu cơ, ngăn mầu đỏ quy định rác hữu cơ, nếu có thêm hình vẽ biểu trưng loại rác thải ở mỗi ngăn thì việc phân loại sẽ dễ dàng hơn. - Việc quy định mầu sắc, hình vẽ đặc trưng cho mỗi loại rác thải cần phải đồng bộ ở tất cả mọi nơi là điều vô cùng quan trọng, để cho dù có ở đâu thì khi vứt rác mọi người không bị nhầm lẫn. - Cung cấp cho mỗi nhà dân poster về danh sách các loại rác thải vô cơ, hữu cơ, poster nên được dán trên tường ở gần thùng rác. b. Nơi đổ rác tại khu dân cư. - Phần lớn các khu dân cư ở nước ta chưa có thùng rác công cộng và khi vứt rác mọi người đều đổ ra hè đường cho nhân viên thu gom rác vì thế. - Tại hè đường nơi người dân hay vứt rác nên vẽ 2 ô riêng biệt cho rác vô cơ và hữu cơ để người dân không vứt nhầm lẫn 2 loại rác và cũng để dễ dàng cho nhân viên thu gom rác. Và cũng nên vẽ thêm một ô với rác chưa được phân loại. - Viền ngoài mỗi ô nên có mầu sắc hay hình vẽ quy định loại rác giống với mầu của thùng rác để người khi vứt rác không bị nhầm lẫn. - Việc vẽ ô vứt rác tại hè phố có thể làm xấu đôi chút mỹ quan đường phố nhưng có lẽ là biện pháp hay khi chưa có được thùng rác ở nơi công cộng. c. Xe thu gom rác. - Xe thu gom rác cũng nên có 2 ngăn và mầu sắc cũng giống với thùng rác tại nhà. - Hoặc có 3 loại xe để thu gom rác, một loại thu gom rác hữu cơ, một loại thu gom rác vô cơ, và một loại thu gom rác không được phân loại d. Nhà máy chế biến rác. - Rác sau khi được thu gom được vận chuyển tới nhà máy chế biết rác thải: chế biến phân bón nông nghiệp từ rác hữu cơ, gạch xây dựng từ những rác thải phế liệu như túi nylong, đá, sỏi… Khi mới thực hiện phân loại rác thải sẽ có loại rác được phân loại và rác chưa được phân loại vì vậy loại rác chưa được phân loại sẽ được thu gom riêng. Mô hình thùng rác 2 màu Poster phân loại rác. 1.3. CẢI TIẾN PHƯƠNG TIỆN CHỨA RÁC CŨ. Nhưng vẫn có nhiều vấn đề phải nhắc đến, cách thức áp dụng hình thức 3R là mỗi công nhân vệ sinh môi trường đến từng hộ gia đình phát 3 túi nilon đựng rác hữc cơ, vô cơ; do đó việc áp dụng vẫn chưa đại trà, tốn nhiều công sức công nhân, việc phát túi nilon tới hộ gia đình khi túi nilon hỏng bản thân nó lại là rác thải cho môi trường! Trong khi đó, công việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm tới từng người dân trong xã hội ngày nay, do vậy tiến trình giảm thiểu giảm thải ô nhiễm môi trường chưa rộng khắp Để khắc phục nhược điểm này chúng ta cần phải cải tiến phương tiện chứa rác thải cũ thay thế túi nilon để thu rác bằng thùng rác 3R- W (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế - Watter: nước). Thùng rác 3R- W có vỏ ngoài là hình hộp bằng nhựa plastic có kích thước 0,4 x 0,6 x 0,5m có nắp đậy bên trong thùng có 3 ngăn đựng rác rời có thể lấy ra cho vào được có ba màu khác nhau. Để chứa các loại rác khác nhau. Bên trong thùng chứa giác nhỏ: Gồm có 3 thùng rác nhỏ có kích thước như nhau, nhưng có ba màu khác nhau (Xanh lá cây, màu đỏ, màu vàng) kích thước 0,4 x 0,2 x 0,4 m Phía dưới đáy thùng nhỏ là khoang rỗng dùng để chứa nước thải, dung dịch lỏng thát ra từ 3 thùng nhỏ A, B, C có kích thước 0,6 x 0,4 x 0,1m. Thùng rác nhỏ có ba màu khác nhau + Thùng nhỏ có kích thước 0,4 x 0,4 x 0,2 m phía dưới có mọt lỗ nhỏ để thoát nước, nếu không muốn thoát nước có thể dùng nút cao su nút lại. + Thùng chứa rác có ba màu khác nhau thì chức năng chứa rác khác nhau: - Thùng màu xanh lá cây dùng để chứa rác hữu cơ, có thể phân huỷ được như: thực vật, chất thải động vật, giấy… - Thùng màu đỏ nằm giữa dùng để chứa rác vô cơ có thể tái chế được, rác không thể phân huỷ được như nilon, thuỷ tinh vỡ… - Thùng màu vàng dùng để chứa các chất độc hại, nguy hiểm, cần thu gom để xử lý riêng. Khi rác thải là chất độc hại có dịch lỏng thì láy nút cao su nút lại lỗ nhỏ. Tuỳ theo mỗi hộ gia đình, cơ quan, trường học, công ty có thể thay đổi kích thước, số thùng nhỏ chứa rác. Ví dụ: Ở vùng nông thôn, hay hộ gia đình thành phố có thể thay thế thùng nhỏ màu vàng bằng thùng chứa rác màu xanh, hay màu đỏ… Thùng rác lớn cho khu dân cư có thể sử dụng ba thùng rác to đứng cạnh nhau có 3 màu khác nhau(Xanh, Đỏ, Vàng) và một thùng đựng dung dịch lỏng màu xám. Khi hộ gia đình đi đổ rác, thì rác ở thùng nào thì đổ rác vào thùng màu đó. Xanh – xanh, Đỏ - đỏ… Công nhân đi thu rác thì luôn kèm theo ba thùng rác bốn màu khác nhau và rác loại nào thì chứa rác loại đó. Với xe chở rác chuyên dụng không phải cải tiến phương tiện chỉ thay đổi thời gian thu gom rác như:- Thứ 2 thu rác thùng màu xanh - Thứ3 thu rác thùng màu đỏ - Thứ 4 thu rác thùng màu vàng - Thứ 5 thu nước thải. Và lặp lại tương tự các ngày trong tuần, hoặc trong ngày.  PHẦN 2: MÔ HÌNH 3R Ở HÀ NỘI. 2.1. THỰC TRẠNG RÁC Ở HÀ NỘI. Hiện nay, Thành phố Hà Nội có khoảng 620.000 tấn rác thải các loại mỗi năm, trong đó khoảng 500.000 tấn được đổ tại bãi rác Nam Sơn, cách Thành phố Hà Nội khoảng 65km. Mặc dù bãi rác này được quản lý tương đối tốt nhưng vấn đề về nước rác vẫn đang là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết. Bên cạnh đó, sự tăng đáng kể khối lượng rác hàng năm dẫn đến tình trạng quá tải tại các bãi chôn lấp. Hiện nay, Hà Nội có 05 bãi chôn lấp nhưng chỉ có bãi rác Nam Sơn và bãi Lâm Du đang hoạt động, trong đó bãi rác Lâm Du chủ yếu dùng để chôn lấp rác xây dựng. Tính từ năm 2000 đến năm 2003, tỉ lệ chất thải rắn ở Thành phố Hà Nội tăng 9%. Nếu tỉ lệ này tăng liên tục, thì lượng chất thải rắn ước tính khoảng 1 kg/ngày/người vào cuối thập kỷ này tương đương với các thành phố lớn của Châu á. Đây sẽ trở thành mối đe doạ nghiêm trọng đối với môi trường. 2.2. HÀ NỘI XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MÔ HÌNH 3R. Bước đầu xây dựng mô hình 3R. Ngày 12/2/2007 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã chính thức ra Quyết định phê duyệt dự án 3R này. Cùng ngày, UBND TP Hà Nội có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư hoàn thiện thủ tục với Chính phủ Nhật Bản để Hà Nội có thể tiếp nhận 1 máy nâng hàng công suất 2,5 tấn - nhằm cải thiện khâu bốc xếp cho Nhà máy xử lý rác Cầu Diễn, trong khuôn khổ dự án. Từ 1/12/2006, Đoàn Nghiên cứu gồm nhiều chuyên gia Nhật Bản đã sang Việt Nam hỗ trợ việc thực hiện dự án này. Trên thực tế, từ năm 2002, URENCO đã thí điểm phát túi để các hộ gia đình chủ động phân loại rác tại phường Phan Chu Trinh (Hà Nội), song hiệu quả chưa cao. Đại diện JICA cho biết sẽ nghiên cứu kỹ và bổ sung, rút kinh nghiệm liên tục để đưa ra các phương pháp mới hiệu quả hơn, phù hợp hơn với thói quen, suy nghĩ của người Việt Nam. Ngoài ra, một vấn đề quan trọng là phải xây dựng các văn bản chiến lược và quy hoạch tổng thể để cải thiện hệ thống thu gom chất thải rắn đô thị với các chương trình phân loại chất thải tại nguồn. Kể từ 11/3/2007, dự án ''Thực hiện sáng kiến 3R tại Hà Nội để góp phần phát triển xã hội bền vững'' do Công ty TNHHNN một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) là chủ dự án với sự viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản sẽ chính thức khởi động. 3R được hiểu là Reduce/Giảm thiểu - Reuse/Tái sử dụng - Recycle/Tái chế, với tinh thần chính là chống lãng phí - đã và đang rất được ủng hộ tại Nhật.  Theo ông Chử Văn Chừng - Giám đốc URENCO, hệ thống 3R được thiết lập một cách hài hoà dựa trên các chương trình phân loại rác thải hữu cơ tại nguồnđể nâng cao năng lực quản lý và xử lý rác thải hiệu quả tại Thủ đô, ông nói “3R là một chương trình đã và đang rất được ủng hộ tại Nhật Bản. Ở Hà Nội, dự án này mang tính chất thí điểm phân loại rác hữu cơ tại nguồn từ đó nhân rộng ra toàn TP và các địa phương khác. Nội dung quan trọng của dự án là thực hiện các hoạt động về giáo dục môi trường, về 3R với tinh thần chống lãng phí đồng thời hướng tới việc cải thiện hệ thống thu gom rác thải rắn đô thị”. Theo đó, các hộ gia đình trên địa bàn 4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa sẽ được khuyến khích, tuyên truyền nâng cao kiến thức phân loại rác ngay tại nhà: rác hữu cơ (rau, củ, hoa, quả, thức ăn thừa…) khác với rác vô cơ (chai, lọ, gạch vỡ, kim loại…) trước khi đưa ra xe thu gom của các nhân viên môi trường đô thị. Sau đó, thay vì chôn lấp hoặc đốt, rác sẽ được tận dụng trong một số hoạt động có lợi ích kinh tế lớn như chăn nuôi lợn, sản xuất phân com-pốt... Tổng mức đầu tư khái toán của dự án 3R tại Hà Nội khoảng gần 49,5 tỉ đồng (trong đó, vốn do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại là 48 tỉ đồng, tương đương 3 triệu USD và vốn đối ứng từ ngân sách của Thành phố Hà Nội là gần 1,5 tỉ đồng). Mục tiêu của dự án này là thiết lập hệ thống 3R (Reduce/Giảm thiểu - Reuse/Tái sử dụng - Recycle/Tái chế) hài hòa trên các chương trình phân loại rác thải tại nhà, nhằm nâng cao năng lực quản lý và xử lý rác thải hiệu quả tại TP Hà Nội. Thời gian thực hiện dự án kéo dài trong 3 năm, từ nay đến hết năm 2009, với tổng vốn đầu tư khoảng 3 triệu USD từ nguồn vốn ODA không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản. Theo ông Phạm Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường, giai đoạn đầu của dự án tập trung vào công tác tuyên truyền sau đó sẽ chính thức thực hiện thí điểm tại 4 phường Phan Chu Trinh, Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm), phường Thành Công, Láng Hạ (quận Đống Đa) vào tháng 7, 8-2007. Thực hiện mô hình 3R ở một số phường Hà Nội: Từ ngày 15/7, tất cả các hộ dân ở phường Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) đều sẽ có hai hộp nhựa màu vàng và xanh lá cây để lựa riêng rác hữu cơ và vô cơ. Điều này giúp phường tiết kiệm 20 triệu đồng tiền xử lý rác mỗi tháng. Hiện 90% số hộ dân trong phường đã được Dự án giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác (gọi tắt là dự án 3R) phát hai hộp nhựa kể trên. Thay vì tập trung tất cả rác vào một chỗ, họ sẽ để riêng rác hữu cơ (gồm thức ăn thừa, hoa, bã trà và cà phê...) vào hộp màu xanh lá cây; loại này sẽ được chế thành phân bón. Rác vô cơ như xương động vật, quần áo cũ, giấy ăn, túi nilon, xỉ than, sành sứ... thì cho vào hộp màu vàng cam. Loại rác có thể tái chế thành nguyên liệu như vỏ hộp nhựa, giấy báo, kim loại... thì để riêng bán đồng nát hoặc giao cho nhân viên vệ sinh môi trường. Rác từ hộ gia đình sẽ được tập kết ra thùng nhựa lớn (cũng mang hai màu xanh và vàng), được công ty môi trường mang đến đặt ở các khu dân cư từ 18 đến 20h30 mỗi ngày. Mỗi ngày, toàn phường thải ra 37 tấn rác, trong đó 6 tấn có thể tái sử dụng. Ông Ngô Ngọc Lâm, Phó chủ tịch phường Thành Công, cho biết: "Việc phân loại rác ngay tại nhà nếu thực hiện tốt sẽ giúp tận dụng tài nguyên này, giảm tải cho bãi rác thành phố và tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng chi phí xử lý rác mỗi tháng". Theo bà Phạm Thị Báu, tổ trưởng tổ dân phố 99A, thời gian đầu có thể nhiều người còn chưa phân loại đúng, nhưng dần dần sẽ quen. Tổ dân phố sẽ hướng dẫn và giám sát việc thực hiện. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó tổng giám đốc công ty Môi trường đô thị Hà Nội, sau 1 năm tham gia dự án 3R, tại hai nơi này, cảnh quan đô thị sạch hơn, hiện tượng vứt rác bừa bãi giảm tối đa. Độ chính xác trong phân loại rác là 80-90%, được đánh giá là tốt. Dự án này chỉ thí điểm tại 4 phường (phường cuối cùng là Láng Hạ, quận Đống Đa, cũng sắp triển khai. Còn để việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện đại trà ở Việt Nam, theo ông Nguyễn Văn Hòa, cần một thời gian dài, không chỉ để xây dựng các quy định mà còn phải tuyên truyền, cải thiện ý thức người dân. "Một nước tiên tiến như Nhật Bản cũng phải mất 15-20 năm" - ông Hòa nói. Người dân ở phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đang làm quen với việc  phân loại rác ngay từ nhà. Các loại rác vô cơ như nhựa, thủy tinh, khăn ăn; giấy vệ sinh... sẽ được gom vào thùng màu cam. Rác hữu cơ như rau quả, thịt, xương xẩu... được cho riêng vào thùng màu xanh. Tại điểm thu gom rác 16, Trần Hưng Đạo, 18g  ngày cuối tuần (14/7), người dân tập kết đổ rác, trên tay ai cũng xách 2 thùng xanh - cam nhỏ để đổ rác vào một loạt các thùng rác màu xanh - cam lớn (loại 240lít). Người dân chọn thùng rác xanh (rác hữu cơ) đi đổ hàng ngày và thùng rác da cam (rác vô cơ) đổ vào các ngày thứ ba, thứ năm thứ bảy và Chủ nhật.  Bác Hoàng Phú Hưng, tổ dân phố số 7 phường Phan Chu Trinh cho biết, người dân thuộc tổ dân phố của bác trước đây cũng đã phân loại rác bằng túi nilon, giờ họ nhanh thích ứng với phân loại rác bằng thùng xanh - cam. Các cán bộ thuộc URENCO và 2 chuyên gia của Nhật Bản thường xuyên có mặt tại các điểm thu gom để hướng dẫn, giải thích cho người dân hiểu và thực hành phân loại rác.  Ông Hirata, chuyên gia phân loại rác tại nguồn của JICA cho biết, giữ thói quen đổ rác cũ ở bên Nhật trước đây cũng có. Tuy nhiên, để cải biến thói quen này, hàng tuần sẽ có các cuộc họp giữa các chuyên gia của JICA, URENCO, lãnh đạo địa phương và người dân nhằm phân tích để đưa ra các phương án phù hợp.   c. Những khó khăn khi thực hiện 3R. Những ngày đầu không ít phiền phức bởi nhà nào cũng có thói quen thải rác ra ngày nào đổ luôn ngày đó. Việc phân loại rác để vào 2 thùng xanh - cam được cấp miễn phí bị người dân cho là mất thời gian! “Cuộc chiến’’ giữa một hệ thống khá mới và một thói quen khá lâu diễn ra ngấm ngầm giữa nhân viên thu gom và người dân ’’nổ ra’’ ngay tại nơi đổ rác. Chị Nguyễn Thị Mai, Xí nghiệp Môi trường đô thị số 2 (thuộc URENCO) kể, nhiều hộ giữ nguyên nếp, dồn thẳng tất cả các loại rác vào thùng mang ra đổ, nhân viên gọi lại "nhờ chút việc" để giải thích thì nhận được câu trả lời ngắn gọn: ’’Nhờ gì, bận lắm!’’ rồi... bỏ đi! Có nhà cứ đứng tần ngần tại nơi đổ rác, nhất quyết ’’đòi’’ nhân viên vệ sinh ngày nào cũng phải mang 2 thùng thu gom rác vì họ không thể xách lại về nhà một đống lỉnh kỉnh các túi đựng phân mèo (trộn cùng xỉ than), bỉm trẻ em...  vì  ’’hôi hám không chịu được!’’. Trước đây rác cho tất vào túi bóng, xách ra vứt vào thùng là xong - nhưng giờ, nếu cứ cố tình xách túi bóng rác ra là có người đứng kè kè đó hướng dẫn cách phân loại. Trúng hôm đổ rác hữu cơ, người dân phân loại và để rác vào túi bóng (vì sợ bẩn thùng) rồi mới đặt vào thùng xanh theo đúng quy định. Thành ra, đổ rác xong, hàng đống túi bóng nằm lại (túi bóng thuộc rác vô cơ) nên các nhân viên thu gom lại phải hì hụi nhặt riêng loại rác này. Ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó Giám đốc Xí nghiệp Môi trường đô thị số 2 cho biết, đối với phân loại rác tại hộ gia đình còn vậy, nhiều cửa hàng kinh doanh, nhất là kinh doanh ăn uống việc thử nghiệm phân loại rác ’’khó’’ hơn bởi lượng rác nhiều, thức ăn thừa, xương xẩu, khăn ăn, giấy vệ sinh... khiến họ ngại phân loại rác, cứ đổ tràn cả thùng.  Nhiều người dân tham gia dự án 3R cho rằng, thực hiện 3R khiến công việc vất vả hơn nhiều. Nếu bị Hà Nội thiếu quan tâm, bỏ mặc, thiếu kinh phí, dự án môi sinh này có nguy cơ rơi vào tình trạng đánh trống bỏ rùi. Dẫn đoàn kiểm tra thực hiện phân loại rác tại nguồn 3R đi qua cả mấy lô nhà sang trọng nhưng tuyệt nhiên không thấy đặt thùng rác, lãnh đạo một phường thực hiện dự án 3R phân loại rác tại nguồn tại Hà Nội bày tỏ nỗi niềm “Khu có nhiều nhà quan chức thì không dám đặt thùng rác vì “sợ các cụ kêu”. Lý do mà vị này đưa ra là ý thức người dân chưa cao, không đổ rác vào thùng mà đổ ngay xuống đất, rác thải bốc mùi hôi thối, làm xấu cảnh quan, môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân, vì vậy không chỉ các “cụ” mà bất cứ người dân nào, chẳng ai muốn sống gần thùng rác. Đây là nguyên nhân khiến có nơi thùng rác được trang bị cho phường lại được tập kết vào một góc. Chị Hường, một cán bộ của Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội (Urenco), từng trực tiếp tham gia 3R tại phường Láng Hạ cho biết, thực hịên 3R khiến công việc vất vả hơn nhiều so với trước đây, với cách thu gom rác vẫn làm. Công nhân vệ sinh môi trường phải túc trực tại các điểm thu gom, đặt thùng, giám sát, hướng dẫn người dân phân loại rác, sau đó mới được thu gom về điểm tập kết. Nhiều khi người dân không phân loại từ nhà mà vẫn thói quen cũ đổ lẫn tất cả các loại rác vào một túi, với trường hợp như vậy, công nhân môi trường không thể vô trách nhiệm nhắm mắt làm ngơ mà lại phải giúp họ lục bới rác, phân loại trước khi đổ vào thùng. Ông Nguyễn Văn Triệu, Phó phòng kỹ thuật, vật tư, Urenco nói, có những hộ dân dù đã được vận động thực hịên theo 3R nhưng vẫn rất chây ì. Nhiều tổ trưởng dân phố đã bức xúc kiến nghị, ngoài việc xử phạt theo quyết định 3093 của Thành phố Hà Nội (mức phạt rất thấp), cần áp dụng thêm quy chế phạt khác để việc thực hịên đi vào nền nếp. Một đợt kiểm tra phân loại rác tại nguồn có các chuyên gia dự án của JICA đi cùng, không ít tổ trưởng dân phố “phát xấu hổ”, phàn nàn vì trước đó, các thùng rác đã được kiểm tra phân loại rõ ràng nhưng đúng lúc đoàn kiểm tra đến, có phụ nữ mang rác ra đổ lại vô tư “bỏ nhầm” túi nilon vào thùng rác hữu cơ Ông Ngô Ngọc Lâm, Phó chủ tịch UBND Phường Thành Công thì nêu khía cạnh, chúng ta mới tuyên truyền đến người dân sinh sống tại phường thôi, còn các cơ quan, xí nghiệp, trường học, chợ đóng trên địa bàn thì chưa, tới 90% là chưa được tuyên truyền. Vì vậy với những phường có lượng khách sạn, nhà hàng nhiều, hàng ngày họ vẫn thải lượng rác lớn không phân loại. Hầu hết các lãnh đạo phường thực hiện dự án đều cho rằng, việc thí điểm trước bao giờ cũng khó khăn hơn cả, nếu thiếu sự quan tâm của thành phố đặc biệt là về kinh phí. Lâu nay, việc tuyên truyền vận động thực hiện đều phó mặc cho các tổ trưởng dân phố. Nếu tiếp tục bỏ mặc và thiếu kinh phí thì không thể thành công. Chuyên gia Yamauchi, Trưởng dự án 3R Hà Nội thổ lộ chân thành: Tôi chưa bao giờ nhìn thấy đường phố ở đâu đầy rác như Việt Nam. Hà Nội phải dần tiến tới hình ảnh thủ đô trong khu vực châu Á, để làm được điều đó, phụ thuộc vào cách thức đổ rác, bảo vệ môi trường của chính người dân sinh sống tại đây. Chuyên gia Yamauchi, cũng bày tỏ hy vọng thành phố sớm thông qua kế hoạch mở rộng 3R ra địa bàn rộng hơn. Khuyến nghị của các chuyên gia dự án 3R là Hà Nội cần đẩy mạnh cơ chế tài chính, quy định và pháp luật về 3R, mở rộng thực hiện 3R trên cơ sở phân loại chất thải tại nguồn ra toàn thành phố. Bên cạnh đó, cần xác định rõ vai trò của các bên liên quan đến việc thực hịên 3R như người dân, UBND quận, UBND phường, sở xây dựng,… Điều quan trọng là UBND thành phố cần cấp, hỗ trợ tài chính để thực hiện các hoạt động này. Dự án 3R thành công ở Nhật Bản, Hàn Quốc là vì trước khi triển khai họ có sự chuẩn bị rất kỹ về đội ngũ nhân lực cũng như cơ chế hoạt động. Với Hà Nội, khâu chuẩn bị chưa kỹ, lại chưa hình thành được cơ chế hoạt động nên dự án gặp trở ngại là tất nhiên. Vì vậy, để 3R đi vào chiều sâu và nhân rộng thành công, còn quá nhiều việc phải làm, cần rất nhiều thời gian cùng với sự kiên trì vô giới hạn. d. Lợi ích của 3R Lần đầu tiên sản phẩm phân hữu cơ sinh học Cầu Diễn với nguyên liệu đầu vào là rác hữu cơ sinh hoạt của 2 phường Nguyễn Du và Phan Chu Trinh ( TP Hà Nội) thực hiện thí điểm triển khai dự án 3R (giảm thiểu- tái sử dụng- tái chế) đã tham dự triển lãm và đoạt cúp Vàng tại Hội chợ Triển lãm nông nghiệp quốc tế AGROVIET 2007, tổ chức từ 26/9 đến 30/9/2007). Đây là việc đáng ghi nhớ trong bước phát triển của dự án 3R- HN và cũng là minh chứng thực tế cho người dân về những lợi ích từ việc phân loại rác tại nguồn trong thời gian qua. Tại hội chợ, ông Hisashi Yamauchi, Trưởng đoàn chuyên gia JiCa dự án 3R- HN đã khẳng định: lợi ích của sản phẩm phân hữu cơ sinh học của dự án góp phần tái chế chất thải hữu cơ, giảm thiểu lượng chất thải phải mang đi chôn lấp, tiết kiệm nguồn tài nguyên, sản xuất ra loại phân bón phù hợp để " canh tác, sản xuất an toàn". Sau thời gian triển khai thí điểm tại 2 phường Nguyễn Du và Phan Chu Trinh, mới đây Ban dự án 3R- HN kết hợp với Trung tâm Tư vấn kỹ thuật công nghệ (UCE) đã khảo sát hàm lượng rác tại 6 điểm thu gom trên địa bàn 2 phường trên. Kết quả khảo sát cho thấy, người dân thực hiện phân loại rác khá tốt: có 91,3% lượng rác có trong thùng thu gom màu xanh là rác hữu cơ, 78,5% lượng rác có trong thùng thu gom màu da cam là rác vô cơ. Mặc dù vẫn còn rác bị đổ lẫn, tuy nhiên tỷ lệ này chứng tỏ nhận thức của người dân 2 phường trên về việc phân loại rác đúng cách đã được tăng lên đáng kể. Điều này, cũng góp phần nâng cao chất lượng phân hữu cơ sinh học Cầu Diễn, vốn có nguyên liệu đầu vào là rác hữu cơ đã được phân loại từ 2 phường trên. Ban dự án đang phối hợp cùng với UCE tập hợp các thông tin về việc sử dụng phân hữu cơ từ rác hữu cơ ở các nước tiên tiến trên thế giới và phân tích chất lượng nguyên liệu chế biến phân hữu cơ; chất lượng của sản phẩm phân hữu cơ được sản xuất và so sánh hàm lượng kim loại nặng trong sản phẩm phân hữu cơ với tiêu chuẩn của một số nước tiên tiến trên thế giới…nhằm khẳng định về chất lượng sản xuất phân hữu cơ từ rác hữu cơ đã được phân loại tại nguồn. Qua đó, Ban dự án đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung các Quyết định liên quan đến rau và chè an toàn. Để công tác quản lý phân loại rác trên các địa bàn thí điểm của dự án đi vào cuộc sống, ngày 6/9/2007, Ban dự án đã phối hợp với UBND phường Nguyễn Du tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện phân lọai rác tại nguồn (PLRTN ) trên địa bàn phường. Trong buổi họp này, các cán bộ của phường và các tổ dân phố đã trao đổi kinh nghiệm nhằm đưa ra những sáng kiến cải thiện công tác quản lý phân loại rác. Một trong những biện pháp mới là “ Hướng dẫn trọng điểm”, đó là tại những điểm thu gom "chưa đạt yêu cầu", Ban dự án sẽ cử người đứng tại các điểm thu gom tập kết, tiếp tục tuyên truyền, thuyết phục và hướng dẫn người dân cho đến khi việc phân loại rác được cải thiện. Hội Phụ nữ phường Phan Chu Trinh và phường Nguyễn Du kết hợp với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) của hai phường và một số đoàn thể cùng các tổ trưởng tổ dân phố (các cộng tác viên 3R) có buổi tham quan, khảo sát thực hiện PLRTN trên địa bàn phường Phan Chu Trinh. Thời gian tới, dự án 3R- HN triển khai chiến dịch quảng cáo mới của 3R trên các kênh truyền hình nhằm chuyển tải tới người dân những hình ảnh và thông điệp về một cộng đồng 3R lành mạnh của Thủ đô đồng thời triển khai thí điểm Chương trình giáo dục 3R tại 3 trường tiểu học Tây Sơn, Lý Tự Trọng và Võ Thị Sáu, có 100% số học sinh tham gia chương trình thí điểm này sẽ được thực hành việc phân loại rác tại nguồn và chuẩn bị khảo sát tại 2 phường Thành Công và Láng Hạ với quy mô lớn hơn so với quy mô 2 phường trên. Đầu tháng 10/2007, Ban dự án dự kiến sẽ tổ chức hội nghị những ngôi sao 3R Hà Nội với sự tham gia của các cơ quan quản lý, nhà chuyên môn, chính quyền địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng và đại diện người dân của 4 khu vực dự án thí điểm phân lọai rác tại nguồn. -Đến nay, mỗi ngày thành phố Hà Nội phát sinh trên 2.000 tấn rác thải, đa số chưa được phân loại và cứ thế đem xử lý bằng chôn lấp. Việc xử lý bằng nêu trên không chỉ tốn kém đất đai, tiền bạc mà còn là sự lãng phí lớn, bởi trong rác vẫn còn nhiều thành phần có ích mà hiện tại chưa tận dụng được. Vì vậy, nếu mỗi người dân đều có thói quen phân loại rác ngay tại nhà thì sẽ tận dụng được rác để tái chế, tiết kiệm được tài nguyên, tiết kiệm được sức người. -Tiết kiệm ngân sách thành phố trong việc thu gom vận chuyển-xử lí :Theo tính toán của JICA, nếu thực hiện tốt mô hình 3R, mỗi tháng thành phố Hà Nội sẽ tiết kiệm được gần 4 tỷ đồng chi phí xử lý rác. Theo chương trình hành động cụ thể của URENCO từ năm 2010 đến năm 2020, rác sinh hoạt sẽ được phân loại tại nguồn và phấn đấu đến năm 2010 sẽ tận dụng được 30% rác. Những loại rác hữu cơ đã và đang được sử dụng làm phân bón. Các loại rác như nilông, bìa giấy loại, nhựa... sẽ được tái chế để dùng làm nguyên liệu. Còn các loại rác vô cơ khác được tái chế thành vật liệu xây dựng nhẹ cấp thấp để dùng cho các công trình cảnh quan đô thị. -Nâng cao ý thức của người dân về vấn đề rác. -Ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường:giảm ô nhiễm môi trường không khí và nước ngầm. -Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, chi phí khai thác nguyên liệu. -Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải, giảm lượng rác thải hàng ngày -Giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác. PHẦN 3: NHÂN TỐ QUAN TRỌNG NHẤT TRONG 3R VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3R CỦA NHẬT BẢN. 3.1. “GIẢM THIỂU” – NHÂN TỐ QUAN TRỌNG NHẤT TRONG 3R. -3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce- Reuse-Recycle Để giảm thiểu chất thải đến mức thấp nhất, cách hiệu quả nhất là tập trung vào chữ R đầu tiên trong 3R, tức "Giảm thiểu" (Reduce), tiếp theo là "Tái sử dụng" (Reuse) và cuối cùng là "Tái chế" (Recycle). a. Hiện trạng Theo báo cáo môi trường quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng tới 0,9 kg lên 1,2 kg/ người/ ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 kg lên 0,65 kg/ người/ ngày tại các đô thị nhỏ. Dự báo, tổng lượng chất thải rắn phát sinh có thể tăng lên đến 25 triệu tấn vào năm 2010, 35 triệu tấn vào năm 2015, 45 triệu tấn vào năm 2020. Trong khí đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20%. Và phương thức xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp. Việc chôn lấp như vậy chiếm quỹ đất ngày càng nhiều, gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm do nước rỉ rác từ các bãi rác, tăng phát thải khí mêtan (CH4) - một loại khí nhà kính làm gia tăng biến đổi khí hậu. Cơ sở hạ tầng, công nghệ về xử lý chất thải còn yếu kém. Cả nước có 91 bãi chôn lấp rác thải thì có đến 70 bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không hợp vệ sinh. Ngành công nghiệp tái chế chưa phát triển do chưa được quan tâm đúng mức. Một số địa phương đã và đang thực hiện những dự án 3R, điển hình là Dự án 3R Hà Nội, song nhìn chung mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ, không đồng bộ và thiếu định hướng. Còn lại các hộ gia đình trong cả nước chưa được trang bị thiết bị để phân loại rác thải tại nguồn. Các điểm trung chuyển cũng như vận chuyển rác thải chưa được xây dựng, trang bị đầy đủ để đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xử lý riêng từng loại rác thải. Nên kể cả rác đã được phân loại tại nguồn (nằm trong dự án 3R) thì khi thu gom rác thải, công nhân môi trường đô thị cũng thường lại gom chung với rác thải chưa phân loại. Bên cạnh đó, cộng đồng rộng lớn chưa nhận thấy những lợi ích của việc thực hiện 3R. Số lượng doanh nghiệp tham gia áp dụng sản xuất sinh học cũng mới chỉ khoảng 200 trên tổng số 200.000 doanh nghiệp. b. Tiềm năng Trên thực tế, tỷ lệ gia tăng dân số nhanh, mức sống ngày càng được cải thiện, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng. Công nghiệp hóa làm tăng lượng chất thải rắn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ khiến các loại chất thải nguy hại, chất thải điện tử cũng sẽ gia tăng. Trong khi đó, nếu phân loại tại nguồn tốt, chất thải rắn sinh hoạt có thể tái chế khoảng 60 - 65%. Chất thải hữu cơ cao trong rác thải sinh hoạt có tiềm năng lớn trong việc chế biến phân compost. Với lĩnh vực công nghiệp, một số ngành công nghiệp có khả năng tái sử dụng, tái chế tới 80% lượng chất thải. Thậm chí, các công nghệ mới như Seraphin, Tâm Sinh Nghĩa, Công ty thủy lực đã được áp dụng ở một số thành phố như Hà Nội (Sơn Tây), Vinh, Huế, Ninh Thuận đem lại tỷ lệ tái chế tới hơn 90%, đồng nghĩa chất thải mới phải chôn lấp chỉ dưới 10%. Như vậy, chất thải có vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia. Do đó, chất thải cần phải được coi trọng, được thống kê, đánh giá, phân tích và phân loại để tái chế, tái sử dụng tốt trước khi đem tiêu hủy. c. Giảm thiểu chất thải tại nguồn: Nhiệm vụ chính Để ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống thì 3R phải được sử dụng như một công cụ hữu hiệu. 3R phải được xác định là nhiệm vụ của toàn xã hội. Theo ông C.R.C Mohanty - Điều phối viên Chương trình Môi trường của Trung tâm Phát triển vùng Liên hợp quốc (UNCRD) - phát biểu tại hội thảo tham vấn các nhà tài trợ dự thảo chiến lược quốc gia về 3R do Bộ TN-MT tổ chức tại Hà Nội ngày 26.3, cách hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu chất thải là tập trung vào chữ R đầu tiên - Giảm thiểu. Bởi chất thải chỉ có thể được phân loại tốt nhất tại thời điểm phát sinh hay phân loại tại nguồn. Việc phân loại chất thải tại nguồn đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công cho cả quá trình. Từ ý kiến này, áp dụng với Việt Nam thì các hộ gia đình phải được cung cấp các thùng, túi đựng rác riêng biệt đối với từng loại chất thải. Các địa điểm công cộng phải đặt các thùng đựng rác riêng biệt. Các biện pháp khuyến khích người dân tiêu dùng bền vững, có lối sống thân thiện với môi trường cần được thực hiện. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ cần áp dụng các công nghệ sạch, dây chuyền sản xuất sạch hơn, áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, cũng như sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô nhiễm, thân thiện với môi trường. Quá trình vận chuyển cũng phải được thực hiện hiệu quả, không trộn lẫn chất thải đã phân loại khi vận chuyển. Các trạm trung chuyển và cơ sở xử lý cho từng loại rác thải phải được xây dựng và kiểm tra, giám sát. Việc nhập khẩu phế liệu phải được kiểm soát chặt chẽ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, Công ước Basel về vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới. Và chiến lược 3R phải là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia. 3.2. ÁP DỤNG PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3R CỦA NHẬT BẢN Nhằm thúc đẩy mô hình 3R (tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu) làm nền tảng hình thành một xã hội hoạt động tái chế, Nhật Bản đã thực thi 5 hướng tiếp cận, đó là: nâng cao nhận thức; chia sẻ thông tin; tăng cường cộng tác giữa các tổ chức, cá nhân; nghiên cứu, phát triển công nghệ và các biện pháp khuyến khích hỗ trợ. Bằng việc thực hiện các cách tiếp cận trên cùng với một số quy định bắt buộc, mô hình 3R tại Nhật Bản đã trở nên hiệu quả và khả thi hơn trong cuộc sống. Do đó chúng ta nên tìm hiểu năm phương hướng này, rút ra hướng phát triển cho mình từ đó áp dụng vào thực tế của nước ta. 1.Nâng cao nhận thức của cộng đồng: Nền tảng của thành công Nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác hành động của chính những người tham gia là rất quan trọng, từ đó mới đẩy mạnh được các hoạt động có liên quan đến 3R. Do vậy, bên cạnh các kiến thức cơ bản và giáo dục về vệ sinh, Nhật Bản cũng có các chương trình giáo dục môi trường nhằm gia tăng nhận thức của toàn cộng đồng về tính cần thiết của các hoạt động liên quan đến 3R. Thông qua một số hình thức như tổ chức các chuyến tham quan đến các bãi rác của cộng đồng, vẽ tranh cổ động, thu gom đồ cũ hay tổ chức cuộc thi nghiên cứu phân loại các chất tái chế được cho lớp thiếu niên nhi đồng…mọi người sẽ hiểu rõ hơn vấn nạn của rác thải trong cuộc sống. Đây chính là nền tảng ban đầu cho các nỗ lực về 3R, công nghệ cũng như các chính sách pháp luật được chấp nhận trong cuộc sống. 2.Chia sẻ thông tin: Tăng cường hiểu biết và tin cậy Bởi sự thành công của 3R đòi hỏi sự cộng tác giữa những thành phần, đối tượng tham gia vô cùng đa dạng, từ công đoạn thiết kế sản phẩm cho tới giai đoạn tái chế/thải loại, do vậy việc chia sẻ thông tin là yếu tố sống còn để hình thành sự hiểu biết tin cậy và hợp tác giữa những người tham gia. Ở Nhật Bản, thông tin, kiến thức của các hoạt động có liên quan đến 3R được chia sẻ rộng rãi tới tất cả mọi người. Những thông tin, kiến thức như vậy sẽ giúp những người tham gia hiểu biết dễ dàng hơn về 3R, từ đó tăng cường tự nhận thức về vai trò của mỗi người cần thực hiện và những hành vi để đi đến những hành động cụ thể. Ví dụ qua các nhãn sản phẩm trên người tiêu dùng sẽ biết đâu là sản phẩm thân thiện môi trường, đâu là vật liệu tái chế được hoặc không. Ngoài ra, cuốn White Paper (Tờ Giấy trắng) được xuất bản hàng năm sẽ cho biết những nỗ lực, các giải pháp đã làm nhằm tạo ra một xã hội hoạt động tái chế và những thành công đã đạt được ở Nhật Bản trong năm. 3.Chính sách khuyến khích hỗ trợ: Không thể thiếu Những chính sách hỗ trợ thúc đẩy 3R ở Nhật có thể chia thành 2 nhóm chính: hỗ trợ kinh tế và hỗ trợ xã hội. Nhóm hỗ trợ kinh tế chủ yếu cho các đối tượng doanh nghiệp bao gồm: ưu đãi thuế, vay lãi suất thấp, trợ cấp và vay tín chấp. Nhóm khuyến khích mang tính xã hội có thể là các cuộc gặp gỡ, trao đổi, ví dụ để giải thích cần phải thu gom thức ăn thừa và rác thải trên các dãy phố bán hàng hoặc các buổi lễ trao thưởng vì môi trường xanh… Ngoài ra, Nhật Bản cũng có các chính sách thiết lập các khu vực ưu tiên và hỗ trợ bí quyết công nghệ để tạo điều kiện cho các nhóm kinh doanh liên quan tới 3R. Bên cạnh đó, những dự án có ý tưởng tốt và tạo ra những hành vi có lợi sẽ được hệ thống dự án Eco-Community quy định đưa vào thực hiện trong giai đoạn triển khai như những dự án mẫu. Hơn nữa, những quy định mang tính bắt buộc liên quan đến 3R và quản lý chất thải cũng đảm bảo một sân chơi ổn định cho những doanh nghiệp liên quan đến 3R hoạt động. 4.Quan hệ hợp tác: Cần có ở mọi thành phần Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, để nhận thức đầy đủ vai trò của chính mình trong giai đoạn đầu triển khai chương trình 3R, tất cả các bên tham gia (bao gồm: chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, khu vực tư nhân, cộng đồng dân cư và các tổ chức phi chính phủ) đều cần có nỗ lực rất lớn và cần có sự hợp tác phối hợp giữa những thành phần tham gia, trong đó sự hợp tác giữa khu vực tư nhân và khu vực công sẽ là yếu tố quyết định về lâu dài. Đơn cử, chính quyền và nhân dân thành phố Kyoto đã hợp tác thực hiện dự án tinh chế nhiên liệu bio-diesel từ dầu ăn thừa của các hộ gia đình. Nhờ đó, hiện hàng năm thành phố Kyoto đã thu gom được 120 ngàn lít dầu ăn thừa để cung cấp nhiên liệu vận hành các xe chở rác và hệ thống xe buýt của thành phố. Ở đây, chính quyền cấp địa phương không chỉ khởi xướng những hoạt động của chính họ mà còn đóng một vai trò điều phối các mối quan hệ giữa các thành phần tham gia. 5.Khoa học - công nghệ: Phát triển và ứng dụng không ngừng Sự phát triển của khoa học và công nghệ thích hợp với 3R có vai trò chủ đạo để tạo ra xu hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững. Bởi vậy, Nhật Bản đã không ngừng thúc đẩy ứng dụng những nghiên cứu vào hệ thống sản xuất - tiêu dùng cho phép tái chế các vật liệu, nghiên cứu thiết lập và gia tăng giá trị cho dòng vật chất, phát triển các công nghệ sạch nhằm đẩy mạnh thực hiện 3R ở giai đoạn sản xuất và phát triển kỹ thuật để tăng cường 3R ở khâu thiết kế sản phẩm. Ngoài ra, thông qua cung cấp thông tin về KH&CN cho công chúng và những mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và chính quyền/cộng đồng địa phương đã góp phần quan trọng để giới thiệu được những thành tựu KH&CN đi vào thực tế cuộc sống của mỗi vùng. Nguồn: INFOTERRA VN (XL theo KH&PT, 26-31/10/2007) 3.3. KẾT LUẬN Việc áp dụng mô hình 3R có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xử lý rác tại nguồn, tại từng hộ gia đình, từng cá nhân trong khi môi trường đang có ô nhiễm nghiêm trọng nhất là vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp… - Rác hữu cơ trong thùng rác màu xanh lá cây có thể đem chế biến thành phân bón, ủ kín phân huỷ nhờ vi sinh vật, tạo khí thiên nhiên (Biogas). - Rác vô cơ, rác khó phân huỷ trong thùng rác màu đỏ có thể thu hồi lại để tái chế, hay xử lý tuỳ theo từng loại rác… - Rác độc hại trong thùng rác màu vàng có thể xử lý riêng bằng các phương pháp phù hợp… - Nước thải thu được không đổ xuống ao hồ sông ngòi, mà lắng lọc dùng xử lý hoá chất để thu hồi lại… Ngay trong cuộc sống thường ngày của chính bạn, có rất nhiều hoạt động tưởng như đơn giản nhưng đó chính là những hoạt động 3R. Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ, bạn đang góp phần vào việc giảm thiểu lượng rác thải túi nilon phát sinh hàng ngày. Bạn vừa bước ra từ rạp chiếu bóng? Trên tay bạn vẫn đang cầm một chai nước khoáng? Đừng vứt nó đi, chiếc vỏ chai đó có thể được sử dụng lại một cách có ích tại gia đình bạn. “Rác thải sẽ chỉ là rác thải nếu như chúng bị trộn lẫn, nhưng rác thải sẽ trở thanh tài nguyên nếu bạn phân loại chúng đúng cách!” Đây là câu nói đầy ấn tượng của Giáo sư Kitano- một giáo sư nổi tiếng trong lĩnh vực môi trường của Nhật Bản. TÀI LIỆU THAM KHẢO www.3r-hn.vn/?option=mod_news&sel=detail&cid=10&view... – www.agroviet.gov.vn/portal/page?_pageid=35,474292&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=474295&item_id=682643 www.dantri.com.vn/c20/s20.../nguoi-ha-noi-se-tu-phan-loai-rac-tai-nha.htm www.gogreen.com.vn/forum/forum_topics.asp?FID=21 – www.hapi.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newsid=04613e51-75f2... – www.khoahocphattrien.com.vn/news/khoahoccongnghe/?art_id=5680 www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xahoi/2007/3/2871.html - www.laodong.com.vn/Home/3R-Tiet-kiem-tai.../108285.laodong - www.laodong.com.vn/Home/Cau-lac-bo-3R-Ha.../141118.laodong - www.mard.gov.vn/.../SHARED_APP.UTILS.print_preview?... www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/tbkt_29_11_06.htm - 14k - www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/tbt_16_7_03.htm - www.tin247.com/21263964/Hà+Nội:+Phân+loại+rác+thải+tại+nhà.html – www.vicongdong.vn/chuongtrinh/chimen2009/hosochitiet.aspx?profileid... – www.vista.gov.vn/pls/portal/.../3DBE3BBF08415292E040A8C005011BE www.yeumoitruong.com/forum/showthread.php?t=2351 –

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực hiện mô hình 3r ở hà nội.doc