Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân chủ không chỉ là bản chất, mà còn là mục tiêu và động lực để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước ta theo định hướng XHCN. “Không thể có một CNXH thắng lợi mà lại không thực hiện dân chủ hoàn toàn” [38, tr.324]. Vì vậy, mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cấp thiết. Chỉ có phát huy quyền làm chủ thật sự của nhân dân trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mới huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị định, Chỉ thị quan trọng nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân để phát triển kinh tế, ổn định chính trị, phát triển xã hội: Chỉ thị 30- CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị 22/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện QCDC ở xã; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, . Đây là một bước tiến lớn thể hiện sự quyết tâm củng cố, hoàn thiện và phát triển nền dân chủ XHCN của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng là phương thức giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu chung của đất nước trong công cuộc đổi mới. Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về QCDC ở cơ sở trên phạm vi cả nước, thời gian qua, đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, thu hút được sự quan tâm hàng ngày của tất cả các tầng lớp xã hội. Điều đó chứng tỏ đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng được nhu cầu bức thiết và lợi ích to lớn, trực tiếp của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, được nhân dân phấn khởi đón nhận và tích cực thực hiện. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tình hình thực hiện QCDC ở cơ sở vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm: một số nơi, việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở chưa đạt yêu cầu, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm; một số cán bộ có trách nhiệm không muốn triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, hoặc triển khai một cách hình thức, chiếu lệ, nhiều người chưa nhận thức đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, do đó, tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân vẫn còn xảy ra; một bộ phận nhân dân mới chỉ thấy quyền lợi nhiều hơn nghĩa vụ, vì vậy, hiện tượng lợi dụng dân chủ, dân chủ quá trớn đang là nguy cơ đe dọa mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, gây không ít khó khăn cho việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội, . Từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài "Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre - thực trạng và giải pháp" làm luận văn tốt nghiệp, đồng thời mong muốn góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, vấn đề mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu với nhiều bài viết, nhiều công trình đã được công bố, xuất bản thành sách. - PGS.TS Dương Xuân Ngọc: "Quy chế thực hiện dân chủ cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Tác giả đã làm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Quy chế thực hiện dân chủ cấp xã cả về mặt lý luận và thực tiễn. - PGS.TS Nguyễn Cúc: "Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Tác giả đã tập trung làm sáng tỏ một số khía cạnh chủ yếu về lý luận và thực tiễn của việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong tình hình hiện nay ở nước ta. - TS. Nguyễn Thị Ngân: "Quá trình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay", Đề tài khoa học cấp bộ 2002-2003. Tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng việc thực hiện QCDC cơ sở ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện việc thực hiện QCDC ở khu vực đồng bằng sông Hồng. - Trần Bạch Đằng: "Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, số 35 (12/2003). Trong bài viết này, tác giả khẳng định thực hiện dân chủ ở cơ sở là một khâu rất quan trọng nhằm hoàn thiện cơ chế nhân dân làm chủ xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Theo tác giả, đây là một vấn đề không chỉ mang ý nghĩa thời sự mà còn là một sự tiếp nối truyền thống, phát huy sức mạnh của dân được hình thành trong lịch sử mấy nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. - PGS.TS Trần Khắc Việt: "Thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay: Vấn đề đặt ra và giải pháp", Tạp chí Lý luận chính trị, số 9/2004. Tác giả chỉ ra những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội ở nước ta, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục phát huy dân chủ trong tình hình hiện nay. - TS. Đoàn Minh Huấn "Dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và quá trình mở rộng dân chủ XHCN ở nước ta", Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2004. Tác giả làm rõ vai trò, đặc trưng của dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, qua đó khẳng định: trong giai đoạn hiện nay, muốn mở rộng dân chủ XHCN ở nước ta, cần phát huy đúng đắn ưu thế của mỗi hình thức dân chủ, đồng thời cần có sự kết hợp chặt chẽ dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Ngoài ra còn có một số luận văn đã bàn về vấn đề triển khai QCDC ở cơ sở tại địa phương như: Nguyễn Minh Thi: "Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại các vùng nông thôn miền núi của tỉnh Bắc Giang hiện nay", Luận văn thạc sĩ CNXHKH bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2000. Phan Văn Bình: "Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Vinh - Những vấn đề đặt ra và giải pháp", Luận văn thạc sĩ CNXHKH bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2001. Nguyễn Thanh Sơn: "Thực hiện QCDC ở xã trên địa bàn tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ CNXHKH bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2003. Ở Bến Tre, cho đến nay, ngoài "Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 30-CT/TƯ của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 1998-2003" của Tỉnh ủy, chưa có công trình khoa học nào đề cập riêng đến việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của việc thực hiện QCDC ở cơ sở, đồng thời phân tích, lý giải yêu cầu, cách thức tổ chức, biện pháp . để thực hiện tốt QCDC ở cơ sở một các khá sâu sắc. Do vậy, những tài liệu nêu trên sẽ là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích đối với tác giả. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng, chỉ ra những vấn đề; đề xuất những phương hướng và giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng thực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh Bến Tre.

pdf102 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3984 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre - thực trạng và giải pháp.pdf
Luận văn liên quan