Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế - Những khó khăn vướng mắc và kiến nghị

Sự cần thiết khách quan vấn đề tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Sự hình thành và phát triền nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có điều tiết của Nhà nước tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển năng động, đa dạng hơn. Trong thời gian qua nước ta đã chính thức gia nhập nhiều tổ chức thương mại thế giới và khu vực; các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại song phương, đa phương được ký kết ngày càng nhiều hơn . đã đưa nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trên cơ sở đó quan hệ kinh doanh thương mại có tính quốc tế giữa các tổ chức kinh tế trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ ngày càng phát triển phong phú, đa dạng. Sự phát triển các quan hệ này tất yếu dẫn đến những tranh chấp đòi hỏi cần phải được giải quyết nhanh chóng kịp thời, đúng quy định của pháp luật phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế. Giải quyết tốt vấn đề trên, Toà án không chỉ hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình, mà còn góp phần quan trọng tạo môi trương lành mành cho các hoạt động thương mại, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoại tại Việt Nam. Đồng thời thông qua hoạt động xét xử, phát hiện những vấn đề nảy sinh cần phải điều chỉnh bằng pháp luật, góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trong thời gian qua, công việc chuẩn bị một cách tích cực để chủ động tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế chưa được coi trọng đúng mức. Trong thời gian tới cần tiến hành những công việc cụ thể, thiết thực nhằm từng bước nâng cao năng lực giải quyết của toà án, đáp ứng yêu cầu của công việc trong tình hình mới. 2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Toà án kinh tế Toà án Hà Nội.

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế - Những khó khăn vướng mắc và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ 1. Sự cần thiết khách quan vấn đề tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Sự hình thành và phát triền nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có điều tiết của Nhà nước tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển năng động, đa dạng hơn. Trong thời gian qua nước ta đã chính thức gia nhập nhiều tổ chức thương mại thế giới và khu vực; các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại song phương, đa phương được ký kết ngày càng nhiều hơn... đã đưa nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trên cơ sở đó quan hệ kinh doanh thương mại có tính quốc tế giữa các tổ chức kinh tế trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ ngày càng phát triển phong phú, đa dạng. Sự phát triển các quan hệ này tất yếu dẫn đến những tranh chấp đòi hỏi cần phải được giải quyết nhanh chóng kịp thời, đúng quy định của pháp luật phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế. Giải quyết tốt vấn đề trên, Toà án không chỉ hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình, mà còn góp phần quan trọng tạo môi trương lành mành cho các hoạt động thương mại, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoại tại Việt Nam. Đồng thời thông qua hoạt động xét xử, phát hiện những vấn đề nảy sinh cần phải điều chỉnh bằng pháp luật, góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trong thời gian qua, công việc chuẩn bị một cách tích cực để chủ động tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế chưa được coi trọng đúng mức. Trong thời gian tới cần tiến hành những công việc cụ thể, thiết thực nhằm từng bước nâng cao năng lực giải quyết của toà án, đáp ứng yêu cầu của công việc trong tình hình mới. 2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Toà án kinh tế Toà án Hà Nội. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được đề cập đến thực tiễn giải quyết các vụ việc tranh chấp thương mại quốc tế tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội trong thời gian từ 2005 đến nay. Trong thời gian từ 2005 đến nay, Toà kinh tế -Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý giải quyết một số vụ án Kinh doanh thương mại có một trong các bên là pháp nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài. Cụ thể: Số lượng vụ án giải quyết: 20 vụ tập trung vào các quan hệ kinh doanh thương mại như: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá. Tranh chấp hợp đồng gia công. Tranh chấp hợp đồng dịch vụ. Tranh chấp hợp đồng xây dựng. Tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Tranh chấp về thanh toán hối phiếu. Tranh chấp hợp đồng đại lý. Tranh chấp hợp đồng cung ứng lắp đặt thiết bị. Tranh chấp hợp đồng thanh toán L/C. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp: do một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng do lỗi của phía bên kia và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng điều khoản về quy cách và chất lượng sản phẩm, dẫn đến việc phải bồi thường cho người thứ 3 và mất lợi nhuận. Do không thực hiện thanh toán L/C. Yêu cầu do bồi thường thiệt hại do chậm giao hàng. Yêu cầu thanh toán tiền mua hàng, tiền dịch vụ và các khoản tiền phát sinh do không thực hiện nghĩavụ thanh toán. Như vậy, số lượng giải quyết không nhiều nhưng có thể thấy là các quan hệ pháp luật cũng rất phong phú, nội dung tranh chấp đa dạng phức tạp. Trong qua trình giải quyết vụ án, Toà án kinh tế -Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, nơi luôn luôn quan tâm đến việc hoà giải, một mặt việc tiến hành hoà giải phải được tiến hành theo đúng quy trình do pháp luật quy định đồng thời kiên trì phân tích giải thích pháp luật để đương sự cân nhắc và đề ra các phương án thoả thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự theo quy định của pháp luật. Do vậy tỉ lệ các vụ án hoà giải thành chiếm 1/2, một phần là đương sự rút đơn để tự hoà giải giải quyết vụ án. Việc hoà giải thành nhiều vụ án không những giúp các bên đương sự giải quyết tranh nhanh gọn vụ án, mà còn giữ được các mối quan hệ làm ăn thân thiện, đồng thời giúp cho việc thực thi những vấn đề các bên đã thoả thuận được một cách nhanh chóng. 3. Một số vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp thương mại quốc tế. * Sự phối hợp của các cơ quan có liên quan (kể cả trong nước, nước ngoài) còn nhiều hạn chế làm cho việc giải quyết vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Ví dụ vụ án “Tranh chấp về Sở hữu trí tuệ” thụ lý số 45/2007/TLST-KDTM ngày 21.03.2007 giữa: Nguyên đơn: Công ty Menand Soltraitement Địa chỉ: Cộng hoà Pháp Bị đơn: Tổng công ty xây dựng hoá chất Trung Quốc Địa chỉ: Trung Quốc Nội dung vụ kiện: Nguyên đơn là chủ sở hữu hợp pháp của sáng chế: thiết bị và phương pháp làm khô một phần vùng đất chứa chất lỏng. Sáng chế này được bảo hộ tại Việt Nam. Tháng 6.2006, tại công trường dự án DAP có công nghệ và thiết bị đang được sử dụng cho việc gia cố đất nền tương tự với thiết bị và phương pháp làm khô vùng đất có chứa chất lỏng đang được bảo hộ tại Việt Nam của nguyên đơn. Do đó nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn chấm dứt hành vi vi phạm. Trong quá trình giải quyết vụ án, ngày 21.11.2007 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để đợi kết quả trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ về hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế hai bên đang có tranh chấp. Nhưng đến nay vẫn chưa nhận được kết quả trả lời. Do đó vụ án vẫn phải tiếp tục tạm đình chỉ. * Đối với những vụ việc mà đương sự (bị đơn) là đối tác nước ngoài, không có văn phòng đại diện tại Việt Nam thì việc triệu tập họ đến toà án là rất khó khăn, hầu như không thể thực hiện được. Tất cả các công việc tố tụng như tống đạt, thông báo thụ lý vụ án, giấy triệu tập, thông báo phiên hoà giải… đến việc lấy lời khai của đương sự, đều phải uỷ thác tư pháp qua đường ngoại giao, nhưng kết quả thực hiện uỷ thác còn rất hạn chế. Thời gian thực hiện kéo dài dẫn đến phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để đợi kết quả ủy thác. Ví dụ: vụ án thứ nhất “Tranh chấp hợp đồng mua bán” giữa: Nguyên đơn: Công ty liên doanh ô tô Việt Nam - Deawoo (Vidamco) Trụ sở: xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội Bị đơn: Công ty Chunil Electronic Telecom System Co. Ltd Trụ sở: Hàn Quốc Nội dung vụ án: Ngày 15.5.2002, Vidamco ký hợp đồng mua của Công ty Chunil toàn bộ hệ thống thiết bị sử dụng cho hệ thống điều hành hoạt động xe buýt. Tổng giá trị của hợp đồng là 121.855 USD. Thời gian bảo hành là 24 tháng kể từ ngày ký giấy chứng nhận kiểm tra cuối cùng. Hai bên đã thực hiện giao hàng và trả tiền. Sau khi đưa vào hoạt động thì xảy ra hỏng hóc. Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ bảo hành và buộc bị đơn bồi thường thiệt hại là 198.000 USD. Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã có công văn uỷ thác thu thập chứng cứ thông qua Bộ ngoại giao cho Toà án thành phố Seoul từ ngày 17.12.2004 và ngày 17.3.2005, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được kết quả. Nguyên nhân chưa thực hiện được việc uỷ thác thu thập chứng cứ là do không có kinh phí riêng để thực hiện uỷ thác tư pháp nên các trường hợp gửi hồ sơ uỷ thác tư pháp ra nước ngoài thường rất muộn không kịp thời và không có hiệu quả. Do vậy, Toà án đã phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Vụ án thứ hai: “Tranh chấp hợp đồng tư vấn xây dựng” giữa: Nguyên đơn: Công ty TNHH Chesterton Petty. Ltd Bị đơn: Công ty TNHH TN Property Co.Ltd Công ty TNHH TN Intertrade Co.Ltd Nội dung tranh chấp về vấn đề tư vấn môi giới kinh doanh bất động sản. Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án nhân dân thành phố Hà nội có công văn uỷ thác tư pháp gửi thông qua Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan thực hiện việc tống đạt các tài liệu và lấy lời khai của bị đơn. Sau khi nhận được công văn của Toà án, Bộ Tư pháp trả lại công văn uỷ thác cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị dịch công văn ra tiếng Thái Lan. Do vậy, chưa đủ điều kiện để thực hiện việc uỷ thác. Do không có kinh phí để thực hiện yêu cầu của Bộ Tư pháp, nên Toà án vẫn chưa giải quyết được vụ án. * Vấn đề xác định tư cách chủ thể khi tham gia tố tụng: Theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ có người đúng đầu pháp nhân hoặc người dược ủy quyền mới là chủ thể tham gia tố tụng tại Tòa án. Tuy nhiên, đối với những công ty xuyên quốc gia có chi nhánh tại nhiều nước thì các Giám đốc chi nhánh đều được quyền thay mặt pháp nhân hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng kèm theo điều kiện chỉ cần có 2 người kký văn bản (cũng không nói rõ 2 người này là ai, có chức vụ gì hay không). Đây cũng là vấn đề cần quan tâm giải quyết. * Vấn đề hợp pháp hóa lãnh sự: Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì giấy tờ tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được Tòa án Việt Nam công nhận nếu giấy tờ đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác. Trên thực tế, để thực hiện điều này là rất khó khăn và cần nhiều thời gian trong khi thời hạn giải quyết vụ án chỉ từ 2 đến 3 tháng. Vụ án: Nguyên đơn: Công ty TNHH Thủ đô II Trụ sở: 49 Phùng Hưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội Bị đơn: Công ty PT Vindoexim (Indonesia) Trụ sở: Plaza 89-12th floor Suite 1207 JLHR RaSuna Said KAV X – 07 No 6 JAKATA 12940 Indonesia Nội dung vụ án: Ngày 17.11.2003, Công ty PT Vindoexim do ông Phan Bá Hưng đại diện có ký hợp đồng kinh tế số 071 với Công ty TNHH Thủ đô II để mua bán phân URE số lượng 25.000 tấn, trị giá hợp đồng là 4 triệu USD. Phương thức thanh toán: Bên mua sẽ mở thư tín dụng chuyển khoản không thể thu hồi với toàn bộ giá trị hợp đồng trong vòng 05 ngày làm việc sau khi nhận được đơn hàng từ bên bán ngày 01.12.2003 Ngày 25.11.2003, hai bên ký tiếp phụ lục thoả thuận sửa đổi hợp đồng: Bên mua sẽ mở L/C chậm nhất vào ngày 27.11.2003. Ngoài ra, hai bên còn thoả thuận chọn cơ quan tài phán là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Ngày 15.12.2003, Công ty TNHH Thủ đô II đã gửi thư cho Công ty PT Vindoexim đề nghị bổ sung ngày hết hạn của L/C là ngày 15.02.2004, nhưng Công ty PT Vindoexim không chấp nhận nên Công ty TNHH Thủ đô II không thực hiện hợp đồng. Ngày 24.01.2004, Công ty PT Vindoexim do ông Phan Bá Hưng ký đơn khởi kiện gửi Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam yêu cầu Công ty TNHH Thủ đô II trả số tiền phạt 2,5% tổng giá trị hợp đồng tương đương 100.000 USD do không mở L/C đúng hạn và 11.000 USD chi phí dịch vụ pháp lý. Ngày 21.7.2004, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đã giải quyết và buộc Công ty TNHH Thủ đô II phải trả Công ty PT Vindoexim số tiền 100.000 USD. Sau khi có quyết định trọng tài, Công ty TNHH Thủ đô II đã yêu cầu Toà án nhân dân thành phố Hà Nội huỷ quyết định trọng tài vì ông Hưng không đủ tư cách ký hợp đồng kinh tế, không có uỷ quyền của Công ty PT Vindoexim, vì Công ty PT Vindoexim không có thật tại Indonesia. Sở dĩ Trung tâm trọng tài chấp nhận yêu cầu của Công ty PT Vindoexim vì cơ quan trọng tài không bắt buộc đương sự nộp các văn bản chứng minh tư cách ký kết hợp đồng cũng như tư cách khởi kiện của ông Phan Bá Hưng đã được hợp pháp hoá lãnh sự. Tại Toà án, trong quá trình thu thập chứng cứ, không có cơ sở để xác định ông Phan Bá Hưng là thành viên Công ty PT Vindoexim, không có văn bản uỷ quyền hợp lệ cho ông Phan Bá Hưng. Theo cung cấp của Interpol - Indonesia thì Công ty PT Vindoexim không tồn tại ở Indonesia. Do đó Toà án đã huỷ quyết định của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Mặt khác, giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nước ngoài phải được gửi cho Tòa án Việt Nam kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được công chứng, chứng thực hợp pháp. Đây cũng là khó khăn vì Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng nên tìm dược người dịch ra tiếng Việt cũng cần nhièu thời gian, kéo dài thời gian giải quyết vụ án. * Về cơ sở vật chất: nơi làm việc nằm trong tình trạng chung là chật chội ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hiệu quả công tác. Việc tiếp đương sự ở nhiều vụ án khác nhau trong cùng một không gian gây ồn ào, mất tập trung của cả cán bộ Toà án lẫn đương sự, việc nghiên cứu văn bản pháp luật, nghiên cứu hồ sơ do vậy cũng bị hạn chế. * Đội ngũ cán bộ có trình độ nhưng không ai được đào tạo chuyên sâu về thương mại quốc tế nên mặc dù rất cố gắng tự học nhưng việc nâng cao trình độ chuyên sâu cũng chưa được như mong muốn. Thực tế hầu như chưa có lớp đào tạo nào được mở để trang bị thêm kiến thức cần thiết cho việc giải quyết các loại tranh chấp này. * Về kinh nghiệm xét xử: việc tích luỹ kinh nghiệm còn có phần hạn chế, chưa được học hỏi kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nên đối với những loại quan hệ pháp luật mới phát sinh, việc giải quyết còn chưa thật sự chủ động tự tin. * Những văn bản cần thiết chưa đầy đủ, phần lớn phải tự sưu tầm nên chưa có tính hệ thống. Các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật, văn bản hướng dẫn, các hiệp định thương mại, hiệp định tương trợ tư pháp, hiệ thống tập quán và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực kinh doan thương mại còn thiều và không được cập nhật thường xuyên. Hạn chế này dẫn đến việc kiến thức về Kinh doanh thương mại Quốc tế của thẩm phán còn có phần hạn chế. * Một số quy định của pháp luật nhiều khi chưa thật rõ ràng, dẫn đến việc hiều và vận dụng pháp luật khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án. 4. Một số kiến nghị: * Cải thiện từng buớc cơ sở vật chất của Tòa án. * Có chương trình, kế hoạch cụ thể để đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyện môn, kinh nghiệm thực tế của cả Thẩm phán, cán bộ như các lớp tập huấn chuyên sâu về kinh doanh thương mại Quốc tế, học hỏi kinh nghiệm giải quyết tranh chấp tại Tòa án địa phương trong nước, nước ngoài. * Thường xuyên cung cấp, cập nhật hệ thống văn bản pháp luật, các văn bản quy định tập quán và thông lệ quốc tế có liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. * Có quy định, cơ chế cụ thể trong việc phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan liên quan trong việc thu thập chứng cứ, ủy thác tư pháp trong nước, nước ngoài và trong việc hợp pháp hóa lãnh sự. Có hướng dẫn cụ thể và có những kinh phí để thực hiện các công việc có liên quan đến uỷ thác tư pháp, hợp pháp hoá lãnh sự, thu thập chứng cứ ở nước ngoài. * Rà soát các văn bản pháp luật trong nước, đối chiếu với những quy định của các nước trong các vấn đề có liên quan dể có biện pháp giải quyết những xung đột pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp đúng pháp luật, phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế- Những khó khăn vướng mắc và kiến nghị.doc
Luận văn liên quan