Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh

Đề tài: Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh Luận văn dài 126 trang 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Việc sử dụng hợp lý đất đai để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và đảm bảo sự phát triển bền vững là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Điều 18, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả” Trải qua hai mươi năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và tương đối ổn định. Kinh tế càng phát triển, quá trình công nghiệp hoá nông thôn được đẩy mạnh góp phần làm cho đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Mặt khác, dưới áp lực của sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế nông thôn, nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao. Từ đó, xuất hiện nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo xu thế từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước, sự phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua đã góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là đối với các tỉnh thuần nông. Tuy nhiên việc ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển các khu công nghiệp đã tạo nên sự mất cân đối trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nhất là đối với những vùng đất chật người đông như đồng bằng sông Hồng. Một số diện tích đất phù sa màu mỡ chuyên trồng lúa đã phải chuyển sang sử dụng làm mặt bằng sản xuất công nghiệp trong khi có thể sử dụng diện tích ở những vị trí khác hợp lý hơn. Người nông dân có đất bị thu hồi chưa được giúp đỡ trong việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc đầu tư phát triển sản xuất nên đời sống gặp khó khăn và không ổn định. Bên cạnh đó, hoạt động của nhiều khu công nghiệp chưa chấp hành nghiêm Luật Môi trường, vi phạm các cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Từ đó dẫn đến tài nguyên đất bị suy thoái, môi trường bị ô nhiễm, đời sống người nông dân trong vùng phát triển công nghiệp còn bấp bênh, ngay cả trong vùng nông nghiệp thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng mang tính tự phát không theo quy hoạch . Nhiều văn bản pháp luật quan trọng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã không được đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Tất cả những vấn đề đó đe doạ tính bền vững trong quá trình phát triển. Huyện Tiên Du nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Huyện Tiên Du có cơ cấu ngành nghề đa dạng, mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh, do có vị trí địa lý thuận lợi. Nhờ vậy huyện có khả năng mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hoá và nhiều tiềm năng kinh tế - xã hội để phát triển mạnh mẽ. Những năm gần đây, trong xu thế phát triển chung của cả nước, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ. Đất xây dựng các khu công nghiệp mọc lên nhiều, quá trình đô thị hoá tăng mạnh, đất thương mại dịch vụ phát triển mạnh gắn với các làng nghề truyền thống, do đó đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, rác thải ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Các quá trình này đã và đang gây áp lực mạnh mẽ đến việc quản lý và sử dụng đất bền vững của huyện. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là: việc nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn để tìm được nguyên nhân và ảnh hưởng của quá trình này đã và đang tác động như thế nào tới quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên các mặt: kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả cao và bền vững là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, được sự hướng dẫn của PGS - TS. Vũ Thị Bình, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh". MỤC LỤC 1. Mở đầu . 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích của đề tài 3 1.3. Yêu cầu của đề tài .4 2. Nghiên cứu tổng quan 5 2.1. Lý luận về phát triển bền vững và sử dụng đất bền vững 5 2.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững. 5 2.1.2. Lý luận về sử dụng đất bền vững. 6 2.2. Những nghiên cứu về quản lý sử dụng đất bền vững trên thế giới và việt Nam 15 2.2.1. Những nghiên cứu về sử dụng đất bền vững một số nước trên thế giới. 15 2.2.2. Nghiên cứu trong nước về sử dụng đất bền vững. 21 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 29 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu. 29 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 29 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 29 3.2.1. Nội dung. 29 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu. 30 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 32 4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 32 1. Vị trí địa lý. 32 2. Khí hậu. 33 3. Địa hình, địa chất 34 4.1.2. Các nguồn tài nguyên. 35 1. Tài nguyên nước. 35 2. Tài nguyên đất 36 4.1.3. Tình hình môi trường sinh thái 36 4.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 40 4.2.1. Tăng trưởng kinh tế. 40 4.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất của các ngành. 41 4.2.3. Thực trạng các vấn đề xã hội 46 4.2.4.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. 48 4.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai . 49 4.3.1 Tình hình thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai 49 4.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2007. 51 4.3.3. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2000 - 2007. 52 4.4. chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 60 4.4.1. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất giai đoạn 2000 -2007. 60 4.4.2 Đánh giá tác động của chuyển dịch mục đích sử dụng đất 63 4.5. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp 83 4.5.1 Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi 83 4.5.2. Đánh giá tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp. 85 4.6. Giải pháp cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm quản lý sử dụng đất bền vững . 89 5. Kết luận và đề nghị 99 5.1. Kết luận 99 5.2.Đề nghị 101 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Có nghĩa là CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNKT : Công nhân kỹ thuật CNXD : Công nhân xây dựng DVVL : Dịch vụ việc làm ĐKTN : Điều kiện tự nhiên HTX : Hợp tác xã KCN : Khu công nghiệp KTXH : Kinh tế - xã hội LĐLĐ : Liên đoàn lao động QLKTCN : Quản lý kỹ thuật công nghiệp TDN : Trường dạy nghề THCN : Trung học chuyên nghiệp THPT : Trung học phổ thông TMDV : Thương mại - dịch vụ UBND : Ủy ban nhân dân VSMTNT : Vệ sinh môi trường nông thôn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng1 : Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995 - 2000 - 2006) 41 Bảng 2: Một số chỉ tiêu trồng trọt của huyện. 42 Bảng 3: Một số chỉ tiêu chăn nuôi của huyện. 43 Bảng 4 : Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Du (tính đến ngày 01/01/2007) 52 Bảng 5: Thống kê biến động đất đai huyện Tiên Du giai đoạn 2000 – 2005. 55 Bảng 6: Thống kê biến động đất đai huyện Tiên Du giai đoạn 2005 – 2007. 56 Bảng 7: Bảng tổng hợp tình hình biến động đất trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2000 - 2007 57 Bảng 8: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 61 Bảng 9: Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995 - 2000 - 2006) 64 Bảng 10. Thu nhập bình quân của người dân. 68 Bảng 11: Một số chỉ tiêu về lao động việc làm của huyện Tiên Du. 70 Bảng12: Chỉ tiêu đào tạo lao động của các trường trong huyện. 73

doc126 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7873 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về an toàn trật tự. Tai nạn giao thông xảy ra 23 vụ làm chết 26 người, bị thương 18 người. Toàn huyện tiếp tục nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa tội phạm, tệ nạn x• hội. Đồng thời đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị – trật tự an toàn x• hội trên địa bàn. Nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất một cách ồ ạt, quá nhiều không lường trước được hậu quả có thể xảy ra, nên chưa kịp thời đưa ra biện pháp đúng đắn để giải quyết những vấn đề nảy sinh. Bên cạnh đó chưa kịp thời có chính sách đào tạo nghề và sắp xếp lao động phù hợp. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là cần thiết nhưng không có nghĩa là chuyển đổi bừa b•i mà phải chú ý đến những hậu quả có thể xảy ra. Phải có chính sách hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho những người dân bị mất đất. Từng bước chuyển lao động sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Hình thành các thị trấn, thị tứ, chợ nông thôn. Tiếp nhận những doanh nghiệp yêu cầu nhiều lao động về vùng thuần nông. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài là động lực để xây dựng chủ nghĩa x• hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trên địa bàn huyện. 3. Về môi trường a. Tác động tích cực Các khu công nghiệp mọc lên càng nhiều, làng nghề truyền thống càng phát triển thì kinh tế càng phát triển, sẽ tạo điều kiện cho việc ổn định cuộc sống của người dân. Từ đó, vấn đề môi trường được người dân quan tâm hơn, có kinh phí để giải quyết và xử lý rác thải. b. Tác động chưa tích cực Tuy nhiên, khi các khu công nghiệp phát triển càng nhiều thì khả năng gây ô nhiễm càng lớn đặc biệt là ở các khu công nghiệp. Bên cạnh đó kéo theo các hiểm hoạ về bệnh tật và hiểm hoạ về môi trường. Vì vậy vấn đề môi trường ở các làng nghề đang là vấn đề nóng hổi cần được giải quyết triệt để, để đảm bảo cho cuộc sống của người dân tránh khỏi bệnh tật và các hiểm hoạ về môi trường không thể lường trước được. Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi chưa có điều kiện thời gian để nghiên cứu sâu về vấn đề môi trường. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế, chúng tôi có một số đánh giá sơ bộ như sau: Tại các địa phương phát triển công nghiệp – TTCN mạnh như khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn, Khắc Niệm, đặc biệt là cụm công nghiệp giấy Phú Lâm xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, gây bức xúc đối với nhân dân trong khu vực. Tại cụm công nghiệp Phú Lâm, nước thải của các nhà máy giấy thải ra có các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường cao (gấp 5 – 18 lần tiêu chuẩn cho phép) đ• gây ô nhiễm môi trường, là ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tại Khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn có hiện tượng dầu thải tràn vào kênh tiêu 6 x• thuộc địa phận x• Nội Duệ, Hoàn Sơn, Liên B•o, Việt Đoàn – huyện Tiên Du gây ảnh hưởng tâm lý không tốt của nhân dân đối với Khu công nghiệp. Các vùng chăn nuôi bò sữa nhiều như Cảnh Hưng, Tri Phương mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động, cải thiện rõ rệt đời sống của các hộ gia đình. Nhưng cũng tại các khu vực này, chất thải của bò sữa đ• gây ảnh hưởng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư trong vùng. ảnh 4: Nước thải khu công nghiệp Phú Lâm Các vùng sản xuất vật liệu như Phú Lâm, Tân Chi, Cảnh Hưng, Minh Đạo, Tri Phương trong quá trình hoạt động sản xuất, khói lò đ• gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp. Khói thải của hệ thống lò gạch làm thiệt hại đến khả năng sinh trưởng, năng suất cây trồng và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi trong gia đình. Ngoài ra, tiếng ồn là một trong các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Tại các thôn có nghề xe tơ, dệt vải ở x• Nội Duệ, nghề mộc dân dụng ở x• Đại Đồng... hoạt động sản xuất diễn ra suốt ngày và tới đêm khuya, địa điểm sản xuất lại nằm xen kẽ trong khu dân cư, chủ yếu là các hộ gia đình nên ít nhiều đ• gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Môi trường sinh hoạt: Việc phát triển mạnh công nghiệp đ• kéo theo sự gia tăng nhanh dân số. Do vấn đề nhà ở cho công nhân chưa được quan tâm nên hầu hết công nhân đều phải tự thuê nhà trọ trong các thôn lân cận khu công nghiệp của x• Quang Minh. Đây là cơ hội để nhân dân tại đây xây nhà trọ cho công nhân thuê nhằm tăng thu nhập, tuy nhiên vấn đề này đ• làm nảy sinh nhiều vấn đề vệ sinh môi trường. Công tác vệ sinh môi trường ở một số x• chưa thực sự quan tâm, vẫn còn một số đơn vị đổ rác thải tuỳ tiện khắp dọc làng, trên mái đê, gần đường giao thông làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến người đi lại và nhân dân xung quanh khu vực. Phong trào xây dựng hầm (bể) Bioga: Thực hiện tốt và phát huy phong trào dọn dẹp vệ sinh chuồng trại chăn nuôi trong các hộ gia đình, tận dụng nguồn phân gia súc, gia cầm, việc xây dựng hầm Bioga ngâm ủ, cung cấp chất đốt, đảm bảo vệ sinh được các hộ gia đình tiếp thu và áp dụng ngày càng phổ biến. Tính đến ngày 15/8/2004 toàn huyện có 465 hộ gia đình xây dựng bể Bioga, tập trung ở các hộ chăn nuôi khá. Trong đó, phòng kinh tế đ• thực hiện hỗ trợ kinh phí xây dựng bể Bioga cho 178 hộ gia đình theo Quyết định 109/QĐ - UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh Bắc Ninh, 13 hộ gia đình theo Chương trình mục tiêu Quốc gia (Chi cục Vùng kinh tế mới – NSH – VSMTNT và 47 hộ gia đình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ. Ngoài ra còn 227 hộ gia đình khác đ• xây dựng bể Bioga nhưng chưa được hỗ trợ kinh phí. Cùng với phong trào xây dựng bể Bioga, công tác hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn, bê tông hoá đường làng ngõ xóm, công tác thực hiện VSMTNT và xây dựng bể Bioga đ• làm cải thiện đáng kể tình hình vệ sinh tại các thôn xóm trên địa bàn huyện. ảnh 5: B•i rác thải sông Cầu Cỏ - huyện Yên Phong - Tiên Du 4.5. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp 4.5.1 Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi Sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp đều có bước phát triển, nhưng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp phát triển với nhịp độ cao hơn trồng trọt, nên cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tỷ trọng trồng trọt ngày càng giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng. Cơ cấu nội bộ các ngành trồng trọt và chăn nuôi chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trong ngành trồng trọt, cơ cấu cây trồng từng bước chuyển dịch theo hướng các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp, quy mô diện tích gieo trồng và tỷ trọng giá trị sản xuất ngày càng giảm, các cây trồng có giá trị kinh tế cao quy mô sản xuất và giá trị ngày càng tăng. Mặc dù cơ cấu ngành nông nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lại tăng, giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp đạt 202,9 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm 2000. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị canh tác đạt 36,6 triệu đồng/ha. Năm 2006 tổng diện tích gieo trồng của huyện đạt: 12.410,8/13.100 ha đạt 94,74% kế hoạch, so với năm 2005 bằng 93,3%. Nguyên nhân diện tích gieo trồng giảm là do việc thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản và mở rộng các khu, cụm công nghiệp… Tổng diện tích lúa 10.646,6 ha, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 56,3 tạ/ha bằng 103,3% so với cùng kỳ. Sản lượng thóc 59.981 tấn bằng 100,15% so cùng kỳ. Hiện nay các hộ nông dân có xu hướng chủ động chuyển sang sản xuất hàng hoá, khác với một số năm về trước nông sản hàng hoá chủ yếu được bán ra do việc sử dụng không hết, nhiều hộ nông dân đ• chuyển hẳn sang sản xuất hàng hoá theo nhu cầu thị trường, điều này chứng tỏ người nông dân đ• kịp thời thích ứng và nắm bắt được với sản xuất nông nghiệp theo cơ chế thị trường. Trong sản xuất nông nghiệp nhờ tăng cường các biện pháp đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ một cách tích cực theo hướng tăng trà lúa xuân muộn đạt 81,2% diện tích, mùa trung đạt 82% diện tích và gieo cấy bằng các giống chủ lực như lúa thuần, lúa lai Trung Quốc, trong đó giống Q5 Khang dân chiếm 66% diện tích. Bên cạnh đó huyện đ• tổ chức tập huấn nghiệp vụ được 122 lớp cho 9270 lượt hộ nông dân về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. ảnh 6: Mô hình kinh tế trang trại ở x• Phú Lâm Chuyển đổi kinh tế trang trại 20 ha, đạt 66,7% kế hoạch ở các xã Đại đồng, Phật tích, Tân chi, Lạc vệ đưa tổng diện tích chuyển đổi lên 403,9 ha. Trong các mô hình trọng điểm kinh tế trang trại, người nông dân đã được tập huấn và tư vấn kỹ thuật chăn nuôi thuỷ sản và phát triển kinh tế trang trại. Hai hộ ở 2 xã Phú Lâm và Hạp Lĩnh đã thả được 12.650 con cá các loại (rô phi, chim trắng, chép lai trắm cỏ). Nhìn chung các mô hình chuyển đổi kinh tế trang trại đều có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cấy lúa song yêu cầu vốn đầu tư rất lớn. Chăn nuôi trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là chăn nuôi lợn, bò, gia cầm phát triển nhanh và có hiệu quả kinh tế, là nhân tố chủ yếu góp phần phát triển nông nghiệp của huyện. 4.5.2. Đánh giá tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hoá càng phát triển, làm cho xã hội càng phát triển, đời sống của người dân nông thôn được nâng cao, từ đó nhu cầu về các loại lương thực, thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân cũng thay đổi, chất lượng trong bữa ăn ngày càng cao lên. Việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người sản xuất mà còn hướng ra thị trường, do vậy sản xuất nông nghiệp phải tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp nó tác động trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. a. Về mặt kinh tế Sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, mà đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định thì được thị trường chấp nhận. Vì vậy, việc sản xuất ra nông sản hiện nay phải trả lời được câu hỏi: Sản xuất ra nông sản gì? thị trường tiêu thụ ở đâu? Năng suất và chất lượng như thế nào? Và quan trọng nhất là đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào? Hiệu quả kinh tế là thước đo để đánh giá về mọi mặt: năng suất, chất lượng, nhu cầu thị trường... Hay nói một cách khác, cây trồng đó phải cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và hướng tới xuất khẩu tuỳ theo mục tiêu của từng vùng. Trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện đã chuyển dịch từ trồng lúa đơn thuần sang các loại lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, sản xuất các giống lúa chất lượng cao đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc trồng các cây vụ đông ngày càng mở rộng. Nhiều loại rau màu có năng suất chất lượng cao được bà con đưa vào sản xuất, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa. Nhìn chung các mô hình chuyển đổi kinh tế trang trại đều có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cấy lúa song yêu cầu vốn đầu tư rất lớn. Chăn nuôi trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là chăn nuôi lợn, bò, gia cầm phát triển nhanh và có hiệu quả kinh tế, là nhân tố chủ yếu góp phần phát triển nông nghiệp của huyện. Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của địa phương và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà trong những năm qua nông nghiệp của huyện Tiên Du có những chuyển biến đáng kể. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 36,6 triệu đồng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn gặp khó khăn trong khâu kỹ thuật chăm sóc loại rau màu. Khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Như vậy, trong những năm tới cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật và giống vào các cây màu vụ đông, chuyển những diện tích lúa úng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản và đòi hỏi người nông dân phải nhanh nhạy trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. b. Về mặt xã hội Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp đạt được những hiệu quả xã hội sau: Thu hút lao động và giải quyết công ăn việc làm cho các nông hộ thông qua chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và thâm canh tăng vụ. Tăng thu nhập cho người dân lao động, góp phần nâng cao mức sống của người dân nông thôn. Đảm bảo an ninh lương thực, đa dạng các loại nông sản hàng hoá Nâng cao trình độ sản xuất, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho các vùng phụ cận Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đồng thời thúc đẩy kinh tế của toàn huyện cũng như góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển chăn nuôi với quy mô lớn nhưng biết sử dụng công nghệ khí sinh học (Biogas), chế phẩm sinh học EM. Sử dụng hầm Biogas có thể tái tạo được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi, tạo ra khí CH4 phục vụ cho việc đun nấu, thắp sáng. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng gây nên những vấn đề mà xã hội cần quan tâm, giải quyết đó là: Các loại cây trồng vụ đông, khi đưa vào sản xuất, nếu không tính toán kỹ đầu ra cho nông sản và thị trường tiêu thụ, người dân sẽ rơi vào tình trạng nông sản sản xuất ra mà không tiêu thụ được hoặc phải bán ép giá, thì sẽ dẫn đến người dân không hào hứng trong việc sản xuất các loại cây hàng hóa. Do sử dụng thuốc trừ sâu, hoá chất, thuốc chuột, thuốc kích thích tăng trưởng... quá nhiều làm tăng trường hợp ngộ độc thực phẩm. Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, vì vậy cơ cấu kinh tế của đất nước có tỷ trọng nông nghiệp vẫn cao và trong thời đại mới dần phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn Việt Nam nói chung và huyện Tiên Du nói riêng cần đặt ra vấn đề giải quyết. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã chuyển dịch và giải quyết được một phần lao động ở nông thôn sang làm các nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều lao động nông nhàn ở nông thôn, vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện đã tạo ra công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. c. Về mặt môi trường. Qua điều tra thực tế cho thấy đất thâm canh tăng vụ quá nhiều hoặc trồng độc canh một loại cây trong nhiều vụ liên tiếp sẽ làm suy giảm độ phì tự nhiên của đất. Ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, nước thải nông nghiệp, ô nhiễm môi trường do chất thải từ chăn nuôi bò, lợn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, sinh hoạt của con người. Nhằm mục đích tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, việc canh tác đất nông nghiệp hiện nay sử dụng nhiều biện pháp thâm canh tăng vụ dẫn đến làm mất và cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất. Biện pháp chủ yếu hiện nay của người dân nông thôn là bón vào cây trồng là các loại phân hóa học, ít dùng phân hữu cơ và cải tạo đất chủ yếu theo hình thức làm đất và bón phân, ít dùng biện pháp cây xanh để cải tạo đất. Vì vậy, vấn đề cải tạo đất cũng đang đặt ra đối với nền sản xuất nông nghiệp nói chung. Khi cây trồng đạt năng suất càng cao thì tác động của các loại thuốc hoá học là không thể tránh khỏi: các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể làm tăng năng suất cây trồng nhưng nó cũng là nguy cơ huỷ hoại đất. Những loại chất thải như các chai, lọ, bao bì của thuốc bảo vệ thực vật khi không được để đúng nơi quy định mà trôi nổi theo dòng nước hay để bừa bãi ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người và gia súc. Tuy nhiên mô hình trang trại “vườn – ao – chuồng” trên địa bàn huyện cũng góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường vì các loại chất thải được tận dụng hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cũng như hiệu quả về môi trường. Nguyên nhân của tình trạng suy giảm độ phì của đất là do trong quá trình bón phân dẫn đến sự mất cân đối giữa tỷ lệ 3 loại N.P.K và thâm canh quá mức trên đất. Vì vậy biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường đất là cân đối giữa tỷ lệ 3 loại N: P: K và trồng các loại cây xanh bảo vệ đất. Bên cạnh đó phải đưa sản xuất theo hướng nông sản sạch, giảm tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản. 4.6. GIẢI PHÁP CHO CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NHẰM QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG 1. Trong công tác quản lý đất đai - Để quản lý sử dụng đất bền vững thì phải tổ chức phổ biến, tuyên truyền về chính sách đất đai, chính sách phát triển bền vững cho cán bộ và nhân dân trong vùng vì họ là những chủ thể trực tiếp tác động vào đất đai thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, NTTS và thương mại, dịch vụ.... Đồng thời thông tin, giáo dục, tư vấn cho người dân và vận động sự ủng hộ và sự tham gia tích cực của họ trong việc thực hiện các chương trình hành động quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất. - Tăng cường năng lực quản lý đất đai cho cán bộ cấp huyện, xã, hoàn thiện định mức sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất, xây dựng khung giá đất cho thuê hợp lý theo vị trí và mục đích sử dụng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, áp dụng đồng bộ chính sách về đất đai, cụ thể hoá các điều khoản về luật, các văn bản sau luật cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả cao phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. - Thiết lập cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham vấn và trao đổi hợp tác đa chiều giữa các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nghiên cứu khoa học và cộng đồng dân cư nhằm giải quyết các vấn đề ưu tiên đặc thù của địa phương, có ảnh hưởng đến phát triển bền vững. - Về chính sách đền bù GPMB: Điều chỉnh quy định về giá đất nông nghiệp tại các địa phương cho phù hợp với khả năng sinh lợi của đất và giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Pháp luật về bồi thường GPMB cần nghiên cứu bổ sung thêm quy định về việc “người bị thu hồi đất được góp vốn với doanh nghiệp và được chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất doanh nghiệp”. Tuy nhiên, vấn đề này yêu cầu phải lựa chọn chủ đầu tư kỹ càng hơn để đồng vốn của dân góp vào doanh nghiệp có hiệu quả, mang lại nguồn thu bền vững, ổn định lâu dài. 2.Thu hút đầu tư từ bên ngoài vào, thực hiện chính sách tín dụng Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để đảm bảo phát triển mạnh và bền vững, nhất là vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy phải huy động tổng lực toàn bộ khả năng nguồn vốn bên trong, bên ngoài, tư nhân, địa phương, TW và các nguồn vốn khác, cụ thể: Khai thác nguồn quỹ tạo nguồn vốn xây dựng hạ tầng, theo quy hoạch đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Vay từ ngân hàng và tổ chức tín dụng. 3. Phát triển đa ngành, đa lĩnh vực Trên cơ sở khai thác tiềm năng sẵn có, phát triển các ngành, các nghề đa dạng. Phát triển đô thị, dân cư trong tương lai quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh hơn cả về số lượng và quy mô, cần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, đồng thời hạn chế việc di chuyển quá mức dân cư và lao động nông thôn vào các đô thị, KCN để đảm bảo phát triển đa mục đích một cách bền vững cần có quản lý đa ngành và đa lĩnh vực. 4. Về cơ chế chính sách phát triển kinh tế - Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các nông hộ phát huy thực hiện các quyền của người sử dụng đất (chuyển nhượng, cho thuê...), cần chia nhỏ (càng nhiều càng tốt) giai đoạn chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và đất ở để tránh bị sốt đột ngột về tác động giá đất, sốc về kinh tế, xã hội, hạn chế quyết liệt đối với các đối tượng có hành vi đầu cơ, kinh doanh nhà ở, đất ở (không có nhu cầu thực sự). 5. Về cơ chế, chính sách xã hội Thường xuyên quan tâm đến quan hệ xã hội của gia đình nông hộ: sức khoẻ, kiến thức xã hội, mối quan hệ làng xóm, sinh hoạt cộng đồng (hội họp, giao lưu, xem phim, xem hát... ), người mắc tệ nạn xã hội trong làng xóm và môi trường thiên nhiên. 6. Chính sách phân công lại lao động, giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất Phân công lại lao động nông thôn, đào tạo lại lao động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ liên quan đến sử dụng đất bền vững. Tiến hành phân loại lực lượng lao động nông nghiệp hiện tại, xác định các nhóm lao động sẽ chuyển khỏi sản xuất nông nghiệp (chuyển nghề) trong ngắn hạn và dài hạn, nhóm sẽ tiếp tục hoạt động nông nghiệp, công nghiệp lâu dài. Việc giải quyết việc làm cho hộ nông dân sau khi đất canh tác giành cho việc phát triển công nghiệp là việc làm không ít khó khăn, không phải một sớm một chiều mà rất cần sự năng động, nỗ lực của mỗi người dân cùng với biện pháp trước mắt và lâu dài của các cấp Đảng uỷ chính quyền địa phương, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý. Tuy nhiên, để có thể giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực. Trên cơ sở phỏng vấn một số lãnh đạo địa phương, các hộ nông dân bị mất đất sản xuất tôi đề xuất một số giải pháp để giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp cụ thể như sau: a. Ký kết các ràng buộc với doanh nghiệp khi thuê đất phải nhận con em địa phương vào làm việc tại các khu công nghiệp. + Theo như quy định của UBND huyện Tiên Du, sử dụng có hiệu quả quỹ quốc gia giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120 cho các dự án tạo thêm nghề mới trong nông thôn để tạo việc làm mới cho những lao động nhỡ tuổi. Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã mở ra hàng loạt các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đã đáp ứng phần nào nhu cầu lao động và tạo được việc làm cho con em địa phương. Việc đầu tư phát triển các dự án KCN, Cụm công nghiệp trên địa bàn cũng đã giải quyết được nhu cầu việc làm cho người lao động của địa bàn các xã, thị trấn trong huyện. Theo điều tra tỷ lệ con em được vào các khu công nghiệp là khoảng 20 – 30 %. Do đó, hàng nghìn lao động ở nông thôn đã có việc làm ổn định, có thu nhập cao hơn nhiều so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân làm cho cơ cấu lao động trên địa bàn huyện có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Thực hiện chính sách đền bù một cách thoả đáng, đúng pháp luật, ngăn chặn những tiêu cực trong quá trình giải phóng mặt bằng, đồng thời hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi tạo lập cuộc sống mới, nghề mới. Một trong những mối quan tâm của nhà nước ta hiện nay đó là việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư không được làm ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân có đất bị thu hồi, đặc biệt là thuộc diện hộ nghèo. Ngoài các chính sách hồ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp như trước đây, chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong thời kỳ này đã được quy định theo hướng tạo điều kiện cho các hộ nghèo vượt nghèo, các hộ bị mất đất nông nghịêp có đất phi nông nghiệp để có thể chuyển nghề từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp. Chẳng hạn như các hộ nghèo bị thu hồi đất thì được hỗ trợ vượt nghèo từ 3 năm tới 10 năm theo mức và thời gian do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định, hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì được giao đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, trường hợp không có đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì những thành viên trong hộ còn trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp. Khi các doanh nghiệp vào thuê đất trên địa bàn để sản xuất, ngoài việc phải đền bù theo khung giá đất của UBND tỉnh quy định (Theo quyết định số 225/2004/QĐ ngày 28/12/2004 quy định về khung giá đất. Các doanh nghiệp còn phải có mức hỗ trợ cho việc chuyển nghề của người nông dân có đất bị thu hồi, theo quy định mức hỗ trợ chuyển nghề 14.700 đ/m2 đất. Như vậy sau khi mất đất với số tiền được đền bù cùng với mức tiền hỗ trợ chuyền nghề. Người dân sẽ có điều kiện đầu tư chuyển sang nghề khác ngoài nông nghiệp. Thực tế nhiều hộ gia đình sau khi chuyển sang nghề khác đã cho thấy hiệu quả cao hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp trước đây.Theo quy định mức hỗ trợ để ổn định đời sống 5300 đ/m2. c. Tăng cường các lớp đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực để người lao động có đủ trình độ làm việc trong các khu công nghiệp Công tác dạy nghề cho nông dân đã được thực hiện tại Bắc Ninh từ năm 2004. Đây là một việc làm mới nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn. Song dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành Lao động – TBXH, Tài chính, Kế hoạch, Đầu tư, NN & PTNT đã phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Đặc biệt là phòng quản lý dạy nghề thuộc Sở Lao động – TBXH đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia xây dựng và sớm triển khai kế hoạch dạy nghề cho nông dân đến tất cả các huyện, thị xã, các đơn vị dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh. Đầu năm 2005, Bắc Ninh có 10 cơ sở dạy nghề công lập, bao gồm: 3 trường dạy nghề, 2 trường trung học có dạy nghề, 2 trung tâm dịch vụ việc làm có dạy nghề và 3 trung tâm dạy nghề. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong quá trình giải quyết việc làm cho người dân, bằng việc trang bị cho họ kiến thức, tay nghề để người lao động có thể tự lập trong vấn đề tìm kiếm việc làm. Đẩy mạnh việc mở rộng quy mô hoạt động của các làng nghề truyền thống, xây dựng hình thành một số nghề mới, sản phẩm mới trên địa bàn để thu hút lao động dư thừa. Trong những năm qua trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của huyện, có sự đóng góp không nhỏ của một số ngành nghề truyền thống mới được phục hồi và phát triển trở lại như: nghề gia công tơ tằm, nghề làm bún, nghề xây dựng, nghề chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch, nghề thêu ren, nghề mây tre đan xuất khẩu, nghề sản xuất vật liệu xây dựng, nghề làm bếp than tổ ong... Bên cạnh đó, sự phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đóng góp không nhỏ cho việc giải quyết việc làm của địa phương như khu công nghiệp Tiên Sơn, cụm công nghiệp làng nghề Phú Lâm, Khu công nghiệp Đại đồng – Hoàn Sơn, Cụm công nghiệp Khắc Niệm, Cụm công nghiệp Hạp Lĩnh... tuy đã có một vài doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cũng đã giải quyết được một số lượng lao động không nhỏ. Thực hiện các dự án xuất khẩu lao động Để góp phần giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất sản xuất, ngoài việc ký kết ràng buộc với các doanh nghiệp, thực hiện chính sách đền bù, mở rộng đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các làng nghề, huyện Tiên Du còn thực hiện đẩy mạnh các dự án xuất khẩu lao động. Công tác xuất khẩu lao động được coi là giải pháp quan trọng trong chương trình việc làm của huyện. Hàng năm với công tác xuất khẩu lao động, đã có nhiều lao động có việc làm. Trong những năm qua công tác xuất khẩu lao động đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong huyện. Vì vậy, trong giai đoạn tới, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu lao động để có thể giải quyết cho nhiều lao động trong huyện có việc làm. Huyện Tiên Du đã phối hợp với các công ty AISENCO, công nghiệp Quốc phòng, Công ty vận tải Biển Bắc… đưa 715 lao động địa phương đi lao động tại Malaysia, các nước Trung Đông, Ả rập. Trong những năm qua công tác xuất khẩu lao động đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong huyện. Vì vậy, trong giai đoạn tới, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu lao động để có thể giải quyết cho nhiều lao động có việc làm. 7. Giải pháp về mặt kỹ thuật a. Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp nhờ tăng cường các biện pháp đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ một cách tích cực theo hướng tăng trà lúa xuân muộn đạt 81,2% diện tích, mùa trung đạt 82% diện tích và gieo cấy bằng các giống chủ lực như lúa thuần, lúa lai trung quốc, trong đó giống Q5, khang dân chiếm 66% diện tích. Cơ cấu trà và giống lúa tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tăng cường mở rộng trà xuân muộn, sử dụng các giống lúa lai, lúa chất lượng cao trên cơ sở quy vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá. Từ việc thâm canh tăng vụ nên đất bị ảnh hưởng đến chất lượng xấu. Vì vậy cần phải có giải pháp để cải tạo và nâng cao chất lượng đất. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hướng sản xuất trong nông nghiệp phải theo hướng sản xuất hàng hoá, muốn vậy, trước hết cần thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa tạo nên những vùng chuyên môn hoá sản xuất đảm bảo cho việc áp dụng khoa học kỹ thụât được dễ dàng, thực hiện gieo trồng những cây có giá trị kinh tế cao. Huyện đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các lượt hộ nông dân về chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. Công tác bảo vệ thực vật từ khâu điều tra, dự thính, dự báo sâu bệnh được chỉ đạo kịp thời góp phần đưa năng suất, sản lượng khá. Công tác dồn điền đổi thửa được tiến hành từ nhiều năm, thực hiện dồn điền đổi thửa từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Nghị quyết 03/NQ - TW ngày 30/03/1998 tỉnh uỷ Bắc Ninh “Về việc chuyển đổi ruộng đất giữa các hộ nông dân” và hướng dẫn 01/HD ngày 20/5/1998 của Ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất tỉnh Bắc Ninh “Về việc trình tự tiến hành chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn”. Nguồn vốn đầu tư được huy động chủ yếu từ phía bà con, còn huyện một phần nào hỗ trợ một phần kinh phí, giống, các chi phí công cộng. Một số xã có bà con nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp nay chuyển nghề khác thì xã đứng ra bảo lãnh vay vốn cho bà con tạo điều kiện cho bà con phát triển sản xuất, ổn định đời sống, khuyến khích nhân dân phát triển tiểu thủ công nghiệp. * Thực hiện mở rộng diện tích đất nông nghiệp, trong đó xây dựng các công trình thuỷ lợi và cứng hoá kênh mương phải coi là giải pháp quan trọng, thực hiện tốt các chương trình, dự án về khai thác diện tích đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. * Nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá và tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha canh tác. * Tìm thị trường, đầu ra cho sản xuất. Tập trung khai thác thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với làm tốt công tác thông tin, tư vấn tiếp thị, dự báo thị trường cho người sản xuất. 8. Giải pháp về vốn đầu tư - Muốn nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, cải tạo đất đai trước hết thị xã cần lập các dự án khả thi phát triển kinh tế - xã hội, để tận dụng ngân sách Nhà nước và huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, quỹ tín dụng, vốn huy động trong nhân dân. Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân nước ngoài. - Tạo điều kiện cho người dân vay vốn từ các nguồn quỹ phục vụ cho phát triển sản xuất. - Thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất ở, đấu thầu diện tích đất các khu công nghiệp, dịch vụ và thương mại, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách của địa phương. 9. Giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và Chính quyền - Vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, của chính quyền, của các ban ngành và đoàn thể là rất quan trọng. Chính vì vậy, Đảng bộ và chính quyền huyện cần đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn và thích hợp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện. - Chỉ đạo các ban ngành của huyện và chính quyền các xã thực hiện tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. 10. Giải pháp về môi trường - Chỉ đạo các ban ngành xây dựng và thực hiện tốt phương án quy hoạch bảo vệ môi trường của huyện. - Tăng cường công tác kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp của các nhà máy và các khu công nghiệp như chất thải rắn, bụi và nước. - Tăng cường công tác xã hội hoá ngành môi trường, nhân dân tự quản, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục mọi người dân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1. Tiên Du là một huyện đồng bằng của tỉnh Bắc Ninh, có tổng diện tích tự nhiên là 108,1 km2, dân số năm 2005 là 134519 người, lao động xã hội là 71 009 người chiếm 52, 8% dân số, số người trong độ tuổi lao động là 67 514 lao động chiếm 50,18% dân số. Huyện có vị trí thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế xã hội, có điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. 2. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đã kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp. Qúa trình này đã có tác động tích cực mạnh mẽ về 3 mặt kinh tế – xã hội – môi trường. Bên cạnh tác động tích cực còn có mặt tác động chưa tích cực. Hiện nay cơ cấu kinh tế của huyện đã có hướng chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, nâng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tỷ trọng các khu vực kinh tế là: Nông nghiệp 29,1%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 46,4%, thương mại – dịch vụ: 24,5%. Điều này đã giải quyết được công ăn việc làm cho người dân, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng giảm dần tỷ trọng của cây lúa và thay vào đó là các cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, có quy mô lớn như: trồng các cây màu vụ đông, trồng lúa hàng hoá chất lượng cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm..., phát triển mô hình trang trại có hiệu quả kinh tế cao. 3. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định: ô nhiễm môi trường, vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất dất sản xuất, suy thoái đất do việc thâm canh tăng vụ. 4. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững. - Trong công tác quy hoạch sử dụng đất cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện theo quy hoạch của nhà nước, tránh hiện tượng quy hoạch tự phát gây ảnh hưởng tiêu cực. - Phát triển ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. - Khai thác tốt các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư. - Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, thông tin liên lạc, điện nước là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của CNH, HĐH nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. - Phát triển mạnh mẽ các làng nghề truyền thống và làng nghề mới, xây dựng và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề ở nông thôn. - Tập trung phát triển mạnh nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, giải quyết việc làm cho người lao động. - Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần, đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn. Đó là chuyên môn hoá, tập trung hoá cao kết hợp với đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và ngành nghề ở nông thôn, huy động tối đa mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế xã hội theo chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. - Củng cố, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá. - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục mọi người dân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và cải tạo đất tránh sự suy thoái về chất lượng đất, đồng thời đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường. 5.2. ĐỀ NGHỊ Sau khi nghiên cứu thực trạng của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Du, trước một số vấn đề còn tồn tại tôi xin có một số đề nghị sau: 1. Có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này để định hướng và vạch ra chính sách tiết kiệm triệt để đất nông nghiệp, chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với sự hạn chế tối đa chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp để tránh sự suy thoái về kinh tế, xã hội, môi trường. 2. Bên cạnh đó cần có biện pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi để phục vụ công tác thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao năng suất cây trồng. Cần có biện pháp cải tạo đất nông nghiệp các vùng bị suy thoái do thâm canh tăng vụ và có biện pháp kỹ thuật canh tác cho hộ nông dân để mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không ảnh hưởng đến môi trường đất và môi trường xung quanh. 3. Tuy nhiên, đề tài cần có hướng nghiên cứu sâu hơn nữa để đảm bảo quản lý sử dụng đất bền vững trên cả 3 mặt kinh tế – xã hội – môi trường mà tiết kiệm triệt để đất nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt. 1. Hoàng Thị Anh (2006), Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội 2. Vũ Thị Bình (2006), Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp 3. Nguyễn Văn Bài, Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hiệp Hoà - Tỉnh Bắc Giang, Trường ĐH Nông nghiệp I – Hà Nội. 4. Lê Thái Bạt (1995), "Đánh giá và đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững vùng Tây Bắc", Hội thảo quốc gia Đánh giá quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn (2006), “Ảnh hưởng của chính sách nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tới phát triển bền vững ở Việt Nam” 6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi 7. Võ Tử Can (2001), Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng đất đai, Dự án 3 - quy hoạch sử dụng đất đai, Tổng cục Địa chính, Hà Nội 8. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình (2001), Nghiên cứu và xây dựng qui trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội. 9. Cục Khuyến nông và Khuyến lâm (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, Nhà Xuất Bản Nông nghiệp. 10. Đỗ Nguyên Hải, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh 11. Nguyễn Quốc Hùng (2006), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội, Đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình công nghiệp hoá đô thị hoá ở Việt Nam” 12. Phan Văn Khải, “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (gọi tắt là chương trình nghị sự 21) 13. Lê Văn Khoa (1992), “Ô nhiễm môi trường đất”, Hội thảo khoa học sử dụng tốt tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ môi trờng, Hội Khoa học đất Việt Nam, Hà Nội, 4/1992 14. Ngô Thắng Lợi (2006), “Ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 15. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2005), Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo 16. Phùng Văn Nghệ (1999), Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng đất đai, Dự án 6 - quản lý chương trình, Tổng cục Địa chính, Hà Nội. 17. Nhà xuất bản Nông nghiệp (1995), Hội thảo Quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền 18. Đặng Quang Phán, Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và đất ở trên địa bàn huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp 19. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp, lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 20. Tổng cục Thống kê (2006, 2007), Động thái kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh 21. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê Bắc ninh 2005 22. Chu Văn Thỉnh (1999), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách sử dụng và sử dụng hợp lý đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Báo cáo tổng hợp, Tổng cục Địa chính, Hà Nội. 23. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Hội (2005), Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội 24. Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. 25. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2002), Thực trạng Lao động, việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2002, Bắc Ninh 26. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2004), Thực trạng Lao động, việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2004, Bắc Ninh 27. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2005), Thực trạng Lao động, việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2005, Bắc Ninh 28. Uỷ Ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1998), Luật Đất đai nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Bản dịch của Tôn Gia Huyên – Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 29. Smith A.J and Dumanski J. (1939), "FESLM an Iternation Framework for evaluation Sustainable Land Management", Word Soil Report 73, FAO – Rome, P.74 PHẦN PHỤ LỤC Bảng 1: Kết quả sản xuất nông nghiệp STT Chỉ tiờu Đ.vị tớnh Năm 2006 % kế hoạch % so sỏnh 2006/2005 TỔNG DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG ha 12.410,8 93,33 91,9 I Cõy vụ đụng 2005-2006 ha 936,7 II Vụ xuõn ha 5.899,5 1 Lỳa xuõn ha 5.287 98 97,8 - Năng suất Tạ/ha 59 100 100,8 - Sản lượng Tấn 31.200 97,9 97,7 2 Ngụ xuõn ha 207,2 3 Lạc ha 190,3 70,5 70,8 - Sản lượng Tấn 228,36 38,76 56,5 4 Đỗ tương ha 31 20,6 23,8 - Sản lượng Tấn 46,5 23,1 25,2 5 Rau cỏc loại ha 184 73,6 80 III Vụ mựa ha 5.574,6 1 Lỳa mựa ha 5.359,6 102,1 98,39 - Năng suất Tạ/ha 53,7 101,3 106,4 - Sản lượng Tấn 28.781 102,4 105 2 Lạc thu ha 5 3 Đỗ tương ha 130 108,3 113,5 4 Rau cỏc loại ha 80 72,7 76,2 Bảng 2: Cơ cấu trà lúa, giống lúa Cõy trồng Diện tớch (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) % diện tớch LÚA VỤ XUÂN I - Trà xuõn sớm 49,5 53 262,4 0,9 - Xi 23,… 49,5 53 262,4 II - Trà xuõn trung 948,5 52,06 4.938,5 17,9 - C70 788,5 53,5 4.218,5 - Nếp 9603 160 45 720 III - Trà xuõn muộn 4.289 60,62 25.999 81,2 - Q5 1.475 60,5 8.923,8 - Khang dõn 1.963,5 60,8 11.938,1 - VH1, QNT1 180,5 56,3 1.016,2 - Lỳa lai cỏc loại 333,5 69,9 2.331,2 - HT1 (lỳa thơm) 150,5 50 752,5 - Giống khỏc 186 55,8 1.037,2 LÚA VỤ MÙA I - Trà mựa sớm 573,8 54,2 3.111 10,7 - Q5 127,5 54,4 693,6 - Khang dõn 417,8 54,3 2.268,7 - Nếp 352 15,5 51,4 79,7 - VH1 13 53 68,9 II - Trà mựa trung 4.393,4 54,5 23.943,5 82 - Q5 1.292,8 55,4 7.162,1 - Khang dõn 1.608,2 55,2 8.877,3 - VH1 88,7 53 470 - QNT1 29,3 54,5 159,7 - Nếp 352, N97 252 51,4 1.295,3 - Nếp 9603 126,6 44,1 558,3 - Xi 23 623,7 53 3.305,6 - C70 37,3 52,2 194,7 - HT1, BTST 85,5 50 427,5 - Lai cỏc loại 209,6 61 1.278,6 - Giống khỏc 39,7 54 214,4 III-Trà mựa muộn 392,4 44 1.726,5 7,3 - HV, HT 392,4 44 1.726,5 Bảng 3: Chỉ tiêu lao động của địa phương được làm việc tại khu công nghiệp STT Tên doanh nghiệp Tổng số lao động Con em Tiên Du được vào làm việc Tỷ lệ 1 Công ty gạch ốp lát Thăng Long 470 132 28 2 Công ty nguyên liệu Tiên Sơn 117 18 15,3 3 Công ty EH Việt Nam 88 16 18 4 Công ty TNHH Tiền Hưng 164 47 28,6 5 CT Que hàn Đại tây dương 97 12 12,3 6 CT Đầu tư phát triển hạ tầng 190 39 20,5 7 CT May Trensetter 979 268 27,3 8 CT Công nghệ thực phẩm Á châu 310 39 12,5 9 CT Thuận Thành 9 6 66,6 10 Trung tâm kho vận ViNafco 44 0 0 11 CT TNHH Tân Đô 22 0 0 12 CT Bia Á châu 108 32 29,6 13 CT Nguyên liệu thuốc lá bắc 183 71 38,7 14 Nhà máy sản xuất giày Tiên Sơn 671 352 52,4 15 CT Thực phẩm ViSSan 116 16 13,7 16 Nhà máy sản xuất đồ gia dụng và chế biến gỗ 96 33 34,3 17 CT niềm tin Việt 15 5 33,3 18 CT Cổ phần sản xuất và thương mại Đức Việt 97 16 16,4 19 CT TNHH ACECOOK Việt Nam 166 6 3,6 20 Nhà máy bao bì Phương Bắc 66 23 34,8 21 Nhà máy cơ khí kim loại Tiến Đạt 160 14 8,7 22 Nhà máy chế tạo thiết bị điện Anh Dũng 20 6 30 23 Cụm công nghiệp Quản An I 20 6 30 24 Nhà máy sản xuất bao bì công nghiệp 80 16 20 25 Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm Phúc Quang – Hồng Anh 46 3 7,5 26 Nhà máy sản xuất Malt 70 21 30 27 Cụm CN Khắc Niệm Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu 17 2 11,7 Công ty Phước An 48 34 70,8 Công ty Ngôi sao 211 48 22,7 Công ty Nông Sản 225 73 32,4 Cao su Lê Hiệp 51 14 27,4 28 Cụm công nghiệp Hạp Lĩnh Công ty Dược Thành Công 76 20 30,3 29 Cụm công nghiệp Liên Bão May Liên Bão 356 74 20,7 30 Cụm CN Hoàn Sơn Công ty Hoa Sơn 427 257 60,1 31 Cụm CN Tân Chi Công ty Bắc Hưng 135 135 100 32 Cụm CN Phú Lâm Công ty Giấy Phú Giang 450 397 88,2 HTX Giấy Tiến Đông 30 30 100 HTX Giấy Toàn Thắng 72 72 100 HTX Giấy Tuấn Dương 19 19 100 HTX Giấy Phúc Lộc 45 45 100 HTX Giấy Phương Đông 42 42 100 Xí nghiệp Giấy Anh Phú 18 12 66.6 Bảng 4. Danh mục các trường đào tạo việc làm của người dân TT Đơn vị Dài hạn Đào tạo ngắn hạn Tuyển mới Tốt nghiệp 1 Trường CNKT Bắc Ninh 663 528 84 2 Trường CNXD – Bộ NN & PTNT 847 470 1086 3 Trường quản lý kinh tế 360 192 163 4 Trường TH thuỷ sản IV 476 644 120 5 Trung tâm DVVL Bắc Ninh 321 6 Trung tâm DVVL - LĐLĐ 225 7 Trung DN nghề thuận thành 259 8 Trường dạy nghề số I - BQP 300 9 Trung tâm đào tạo lái xe CG 297 10 Trung tâm dạy nghề – PHCN cho TBB & NTT 200 Cộng 2346 1834 3055 Bảng 5: Danh mục các công trình hạ tầng cơ sở đang thực hiện. STT Công trình Giá trị xây lắp ước đến 31/12/2006 (tỷ đồng) Ghi chú I Công trình giao thông 12 1 Đường Cống Bựu - Đại đồng (gói thầu 2) 12 Đang gặp khó khăn về tiền GPMB khu Đồng Xép và thôn Móng 2 Đường cống Bựu - Đại đồng (gói thầu 1) 5,2/6,15 Đang dừng thi công vì không có kinh phí 3 Đường Bách Môn – Lạc vệ 1,2 /1,961 Chưa thi công các hạng mục: Lề cấp phối đá răm, các cọc tiêu, biển báo 4 Đường vòng núi Lim 3/3,642 Đang hoàn thiện các hạng mục còn lại 5 Đường khu du lịch Phật tích 4,5/8,629 Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công để giải ngân số vốn 4 tỷ đồng đã được ghi vốn trong năm 2006 6 Đường HL 5 1,5/4,377 Đang dừng thi công để điều chỉnh ranh giới GPMB Công trình xây dựng 1 TrườngTHPT Tiên Du số 3 Gói thầu nhà lớp học Gói thầu san nền, cổng, tường rào, nhà thường trực, điện ngoài nhà. Gói thầu Nhà hiệu bộ, các hạng mục còn lại 8,854 2,541 Đã hoàn thiện đưa vào sử dụng trong năm học mới 2006 - 2007 Đã thi công xong, đang hoàn thiện thủ tục bàn giao sử dụng Đang hoàn thiện hồ sơ mời thầu. 2 Trụ sở HĐND - UBND huyện - Gói thầu Nhà chính 4/6,559 Đang tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ thi công 3 - Nhà ăn UBND huyện - Đang hoàn thiện trình duyệt kết quả đấu thầu (Cty Soi Sáng) Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Anh Lời cảm ơn Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS. TS Vũ Thị Bình đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Đất và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Địc chính, Tập thể Phòng Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tiên Du, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các xã của huyện Tiên Du đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn thị Ngọc Anh MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Có nghĩa là CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNKT : Công nhân kỹ thuật CNXD : Công nhân xây dựng DVVL : Dịch vụ việc làm ĐKTN : Điều kiện tự nhiên HTX : Hợp tác xã KCN : Khu công nghiệp KTXH : Kinh tế - xã hội LĐLĐ : Liên đoàn lao động QLKTCN : Quản lý kỹ thuật công nghiệp TDN : Trường dạy nghề THCN : Trung học chuyên nghiệp THPT : Trung học phổ thông TMDV : Thương mại - dịch vụ UBND : Ủy ban nhân dân VSMTNT : Vệ sinh môi trường nông thôn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng1 : Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995 - 2000 - 2006) 41 Bảng 2: Một số chỉ tiêu trồng trọt của huyện 42 Bảng 3: Một số chỉ tiêu chăn nuôi của huyện 43 Bảng 4 : Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Du (tính đến ngày 01/01/2007) 52 Bảng 5: Thống kê biến động đất đai huyện Tiên Du giai đoạn 2000 – 2005. 55 Bảng 6: Thống kê biến động đất đai huyện Tiên Du giai đoạn 2005 – 2007 56 Bảng 7: Bảng tổng hợp tình hình biến động đất trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2000 - 2007 57 Bảng 8: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 61 Bảng 9: Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995 - 2000 - 2006) 64 Bảng 10. Thu nhập bình quân của người dân. 68 Bảng 11: Một số chỉ tiêu về lao động việc làm của huyện Tiên Du 70 Bảng12: Chỉ tiêu đào tạo lao động của các trường trong huyện. 73 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1:Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành của huyện Tiên Du. ( 1995 – 2006) 41 Biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du theo thành phần kinh tế 44 Biểu đồ 3 : Cơ cấu diện tích các loại đất năm 2007 của huyện Tiên Du 51 Biểu đồ 4: Thể hiện sự thay đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995 – 2006. 65 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Ảnh 1: Trường mầm non thôn Đông Làng – xã Hoàn Sơn. 75 Ảnh 2: Nhà văn hoá thôn Duệ Khánh – xã Nội Duệ 76 Ảnh 3: Nhà máy cung cấp nước sạch thôn Duệ Bao – xã Nội Duệ 77 Ảnh 4: Nước thải khu công nghiệp Phú Lâm 81 Ảnh 5: Bãi rác thải sông Cầu Cỏ - huyện Yên Phong - Tiên Du 82 Ảnh 6: Mô hình kinh tế trang trại ở xã Phú Lâm 84

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGOC ANH - LV ThS1.doc
Luận văn liên quan