Thực trạng của hệ thống cống thoát nước trong ký túc xá trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Thực trạng của hệ thống cống thoát nước trong ký túc xá trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân NỘI DUNG: I. Phần mở đầu. a. Lý do chọn đề tài Hiện nay chỗ ở của sinh viên trong ký túc xá luôn là một vấn đề được quan tâm không chỉ của các bậc phụ huynh - những người có con em mình đang sinh hoạt và học tập tại đây mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội khi mà các bệnh truyền nhiễm đang ngày càng đe dọa đến khu vực này do tính chất tập trung, đông đúc của hình thức sinh hoạt trong các ký túc xá hiện nay. Hệ thống thoát nước tại các nhà và tại các phòng của ký túc xá được xâydựng khá lâu và đang là một vấn đề bức xúc của sinh viên-đặc biệt là những sinh viên sống tại tầng 1-nơi có vị trí gần các hệ thống nước thải này nhất. Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh liên quan đến môi trường không sạch sẽ là rất cao và vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chúng tôi chọn địa điểm tại KTX của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân để nghiên cứu vì đây được coi như một KTX lớn, được đánh giá là có điều kiện sinh hoạt khá tốt và có rất nhiều sinh viên Việt Nam cũng như sinh viên nước ngoài sinh sống. b.Lý thuyết ứng dụng Khi hoạt động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của một đối tượng khác, nhưng ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trên giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng. Đây là một trong những thất bại của thị trường. Như vậy, tình trạng hệ thống thoát nước xuống cấp trong ký túc xá, gây ra một số vấn đề cho sinh hoạt và sức khỏe của sinh viên sống trong ký túc mà phía người cung cấp hay người sử dụng không phải chịu thêm một chi phí nào. Đó chính là một ngoại ứng hay cụ thể hơn là một ngoại ứng tiêu cực. Ngoại ứng tiêu cực là chi phí áp đặt nên một đối tượng thứ 3 (ngoài người mua và người bán trên thị trường) nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường NẾU CÓ THẮC MẮC GÌ VỀ BÀI VIẾT BẠN LIÊN HỆ SỐ ***********

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3374 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng của hệ thống cống thoát nước trong ký túc xá trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng của hệ thống cống thoát nước trong ký túc xá trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân NỘI DUNG: I. Phần mở đầu. a. Lý do chọn đề tài Hiện nay chỗ ở của sinh viên trong ký túc xá luôn là một vấn đề được quan tâm không chỉ của các bậc phụ huynh - những người có con em mình đang sinh hoạt và học tập tại đây mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội khi mà các bệnh truyền nhiễm đang ngày càng đe dọa đến khu vực này do tính chất tập trung, đông đúc của hình thức sinh hoạt trong các ký túc xá hiện nay. Hệ thống thoát nước tại các nhà và tại các phòng của ký túc xá được xâydựng khá lâu và đang là một vấn đề bức xúc của sinh viên-đặc biệt là những sinh viên sống tại tầng 1-nơi có vị trí gần các hệ thống nước thải này nhất. Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh liên quan đến môi trường không sạch sẽ là rất cao và vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chúng tôi chọn địa điểm tại KTX của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân để nghiên cứu vì đây được coi như một KTX lớn, được đánh giá là có điều kiện sinh hoạt khá tốt và có rất nhiều sinh viên Việt Nam cũng như sinh viên nước ngoài sinh sống. b.Lý thuyết ứng dụng Khi hoạt động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của một đối tượng khác, nhưng ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trên giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng. Đây là một trong những thất bại của thị trường. Như vậy, tình trạng hệ thống thoát nước xuống cấp trong ký túc xá, gây ra một số vấn đề cho sinh hoạt và sức khỏe của sinh viên sống trong ký túc mà phía người cung cấp hay người sử dụng không phải chịu thêm một chi phí nào. Đó chính là một ngoại ứng hay cụ thể hơn là một ngoại ứng tiêu cực. Ngoại ứng tiêu cực là chi phí áp đặt nên một đối tượng thứ 3 (ngoài người mua và người bán trên thị trường) nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường Hoạt động gây ra các ngoại ứng tiêu cực ở đây chính là : Khi hệ thống thoát nước, hệ thống cống rãnh bị xuống cấp thì việc xả nước, thoát nước gây ra những tác động xấu cho sinh viên sống và hoạt động trong ký túc xá mà không ai trong số nhà cung cấp hệ thống hoặc người trực tiếp sử dụng hệ thống phải chịu thêm một khoản chi phí nào. Cụ thể ở đây, đối tượng thứ 3 là các bạn sinh viên sống ở tầng dưới, đặc biệt là sinh viên tầng 1 trong các nhà. Hiện tượng nước đọng thành vũng trên sân, đường đi và hệ thông cống rãnh xuống cấp đã gây ra mùi khó chịu đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và gây ra một số bệnh truyền nhiễm do lây lan từ các sinh vật sống trong hệ thống cống và nước bẩn: sốt xuất huyết, dị ứng, dịch tả... Rõ ràng không ai trong số những người thuộc đối tượng thứ 3 trên nhận được bất kỳ hình thức bồi thường nào cho những hậu quả mà họ đang phải gánh chịu Ngoại ứng tiêu cực của hiện tượng trên được thể hiện trong đồ thị sau:  Hình: Ngoại ứng tiêu cực Vì hiện tượng ngoại ứng tiêu cực gây tổn thất cho sinh viên nên đi kèm với đường MPC còn có đường MEC (chi phí ngoại ứng biên) nữa cho biết tổng mức thiệt hại mà sinh viên phải gánh chịu khi có thêm 1 đơn vị chất thải được thải ra.Trục hoành thể hiện lượng chất thải mà hệ thống này thải ra môi trường, trục tung là chi phí và lợi ích do hoạt động này tạo nên, tính bằng tiền.Đường MB thể hiện lợi ích của việc sử dụng hệ thống này. Đường MPC thể hiện chi phí tư nhân biên, tức là mọi khoản chi phí để tu sửa hệ thống này. Theo hình vẽ ta thấy được khi sản lượng tăng từ Q0→Q1 thì tổng tổn thất phúc lợi xã hội do hiện tượng này gây ra là diện tích tam giác ABC (Do phần chi phí tăng thêm 1 khoảng bằng diện tích hình thang ACQ1Q0 còn lợi ích chỉ tăng thêm ABQ1Q0). Tổng thiệt hại gây ra cho sinh viên sẽ là hình thang abQ1Q0. Từ phân tích trên cho ta thấy hiện tượng ngoại ứng này đã gây ra tổn thất phúc lợi cho xã hội điều đó thể hiện được đây là 1 thất bại của thị trường. II. Thực trạng hệ thống cống rãnh xung quanh các nhà trong ký túc xá Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Hệ thống thoát nước có vai trò rất quan trọng đến đời sống của người dân nói chung và của sinh viên trong ky túc xá nói riêng.Tuy nhiên thực trạng hệ thống thoát nước của các nhà trong ký túc trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân hiện đang là một trong những vấn đề gây nhiều bức xúc nhất cho sinh viên trong ký túc. Do KTX của trường được xây dựng từ lâu mà ít có sự tu bổ, sửa chữa, nâng cấp nên việc cơ sở hạ tầng vật chất bị xuống cấp là điều khó tránh khỏi. Và hệ thống cống rãnh, thoát nước cũng không nằm ngoài thực trạng ấy. Hệ thống thoát nước chính là hệ thống cống rãnh, đường ống nước được xây dựng trong các nhà và khu vực trong KTX bao gồm: + Hệ thống thoát nước từ các căngtin, nhà ăn. + Hệ thống thoát nước sinh hoạt từ các phòng và các nhà trong KTX. + Hệ thống cống rãnh ở khu vực sân chơi và sân tập thể dục. + Hệ thống rãnh nước xung quanh 2 nhà giữ xe trong KTX. + Hệ thống thoát nước bao quanh các nhà ở. Hệ thống cống rãnh được xây dựng từ rất lâu, lại không được thường xuyên sửa chữa, để ý nên hiện đã xuống cấp: nắp cống bị vỡ, thậm chí mất một số mảng bê tông, nắp không vừa với miệp cống nên đi lại qua thường bị bấp bênh. Việc nạo vét cống diễn ra không thường xuyên (chỉ khoảng 1,2 lần trong một kỳ học) nên vào ngày nắng thường bốc mùi rất khó chịu, nhất là ở khu vực cạnh căngtin nhà 1 và nhà 3, ngay trên và sát miệng cống là các bàn uống nước của sinh viên, gây ra không ít khó chịu cho các bạn sinh viên khi phải ngồi ở khu vực đó. Một phần lý do của sự xuống cấp đó chính là ý thức của các bạn sinh viên trong KTX, của nhà ăn và căngtin phụcvụ sinh viên. Trong khu vực trong KTX hiện có 1 nhà ăn lớn gồm hai tầng phục vụ, 2 căngtin (nhà 1 và nhà 3) nên mỗi ngày đã xả ra một lượng lớn nước thải và rác kèm theo xuống cống. Theo thời gian, lượng rác đó tích tụ lại gây tắc nghẽn đường cống, bốc mùi khó chịu. Vào mùa mưa, lượng nước cần thoát chảy theo đường ống không kịp đã tạo ra những vũng nước lớn trên mặt đường, những nơi trũng (đặc biệt là khu vực trước cửa vào nhà gửi xe) gây trở ngại cho các bạn vào gửi xe, mất vệ sinh sân bãi.. Cửa thoát nước mưa được thiết kế theo dạng hàm ếch nên không có khả năng ngăn mùi bốc lên từ các hố ga, đặc biệt là mùi hôi trong các miệng cống lớn, gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khoẻ cộng đồng. Sự xuống cấp và không hợp lý này đã gây ra các khí, mùi độc hại khó chịu ra xung quanh môi trường sống của các bạn sống trong KTX. Do điều kiện không gian nhỏ hẹp, không đủ diện tích phơi phóng nên các bạn sống tại tầng 1 các nhà ký túc phải phơi đồ tại ban công sau phòng, nhưng đến mùa mưa thì việc này gây ra rất nhiều khó chịu do nước thoát không hết, lượng hơi ẩm cao làm quần áo lâu khô, ám mùi ẩm mốc; mùa nắng thì sinh viên phải chịu cảnh sống trong một bầu không khí ám mùi nóng ẩm, không trong lành ảnh hưởng đên sức khoẻ của sinh viên. Không chỉ phải chịu sự khó chịu do hệ thống thoát nước ngầm mà ngay cả hệ thống thoát nước tại các phòng cũng không ít lần làm các bạn sống trong KTX phải lắc đầu ngán ngẩm. Nhà 11 là nhà được xây gần đây nhất và được trang bị cơ sở vật chất tốt nhất nhưng các bạn sống trong nhà 11 cũng vẫn phải chịu chung cảnh với các bạn ở các nhà khác, đó là hiện tượng thấm nước từ tầng trên xuống trần tầng dưới. Kết quả là phía trần và tường gần cửa sau các phòng (trừ phòng ở tầng trên cùng) đều bị ẩm mốc, tróc sơn gây phản cảm, khó chịu, mất mỹ quan cho các phòng. Vào ngày có độ ẩm cao những chỗ đó xuất hiện mốc xanh tạo môi trường cho một số loại dĩn, muỗi, bọ… sinh sống ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt của các bạn sống trong phòng. Cũng tình trạng tương tự đối với khu vực ngoài ban công sau phòng, ống thoát nước quá nhỏ, lỗ thoát nước hẹp bị nhiều rác, tóc, cát bụi … chắn đã làm cho phía sau các phòng luôn bị tắc nước, rêu mốc xanh và có nhiều bọt bong bóng. Vào thời gian cả phòng sinh hoạt, tắm giặt lượng nước thải nhiều có khi còn bị tràn ứ thẳng xuống phía dưới. Các ống nước thải làm từ nhựa tổng hợp nên có nhiều đoạn bị vỡ, nước bắn ra ngoài, vào ban công các phòng phía dưới, đặc biệt là vào quần áo đang phơi gây rất nhiều khó chịu cho các bạn sinh viên, đồng thời làm cho ban công trơn trượt, dễ hỏng, xuống cấp, mục nát có thể gây nguy hiểm cho các sinh viên. Hệ thống thoát nước của nhà vệ sinh các phòng cũng chung tình trạng như vậy, có thể do ý thức sử dụng của các bạn trong phòng chưa tốt, cũng có thể do sự trang bị đầu tư của trung tâm dịch vụ đến điều kiện sống của từng phòng là chưa đủ khiến cho thường xuyên bồn cầu các phòng bị tắc, hỏng hóc không dùng được; đa số các phòng, gạt nước xả bồn cầu đều không sử dụng được, mọi người sau khi đi vệ sinh xong phải xách nước vào để xả. Và tầng 1 lại là tầng phải chịu nhiều bực bội nhất, do vào thời gian cao điểm lượng nước xả ra nhiều luôn gây tràn từ đường ống xuống phòng tầng một, làm rò nước, ẩm ướt.. Cũng với tình trạng nước ứ đọng, còn một hiện tượng gây ra nhiều sợ hãi, lo lắng cho các bạn sinh viên đó là việc có quá nhiều sinh vật sống dưới cống, đặc biệt là chuột, bọ.. vào ngày mưa chúng chui lên chạy cả vào phòng các bạn ở tầng một làm nhiều bạn gái sợ hãi, la hét.. chúng có thể gặm nhấm đồ trong phòng, cắn dây điện.. làm hư hại đồ dùng trong phòng. Và đặc biệt chúng còn mang thêm bao nhiêu mầm bệnh đến. Ngoài ra, lượng muỗi vào mùa mưa cũng tăng lên đột biến (do từ các miệng cống rãnh, vũng nước..) làm gia tăng số lượng các bạn bị nhiễm phát ban, dị ứng,.. Hệ thống cống rãnh thoát nước bao quanh các nhà thực sự là một vấn đề cần phải nhìn nhận thẳng thắn và khắc phục nghiêm túc. Qua việc đi thực tế, chúng em nhận ra rằng, đây là một khu vực thực sự có vấn đề, nắp cống sau khi được nhấc ra để làm vệ sinh (từ rất lâu) đã không được để trả lại đúng vị trí, chúng được đặt nằm ngổn ngang trên đường, phía dưới là mặt nước thải đen ngòm, tự do bốc mùi. Đây chính là môi trường lý tưởng cho nhiều chuột bọ sinh sống. Và hình như ngay chính ban quản lý KTX và những người có trách nhiệm về Trung tâm dịch vụ cũng đã lãng quên đi khu vực này. Nhìn vào lượng rêu xanh bao phủ ở đấy, chắc chắn ai cũng có thể nhận ra được điều này. Và rồi, đối tượng chính phải chịu hậu quả chính là ai nếu như không phải là các bạn sinh viên sống trong KTX, đặc biệt là các bạn sống dưới tầng 1 các nhà ( mà đặc biệt là ở nhà 2)? Về hệ thống rãnh chạy dọc sân tập thể dục và khu vực sân chơi có lẽ là ít có vấn đề nhất, hệ thống rãnh chạy dọc 2 bên sân, được vệ sinh, nạo vét thưòng xuyên nên ít khi bị tắc và tình trạng tắc là không đáng kể, nếu có cũng chỉ là do lá cây rụng xuống làm cản trở việc chảy nước ra các cống. sau khi hết mưa, thường có các cô lao công ra quét lá cây, khơi thông rãnh chảy.. III. Một số giải pháp giải quyết vấn đề. Trên đây là một số vấn đề và thực trạng xung quanh hệ thống cống rãnh và hệ thống thoát nước trong khu vực KTX trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Từ thực trạng đã được nêu trên cho thấy sự cần thiết phải có những biện pháp giải quyết vấn đề của hệ thống cống rãnh xung quanh các nhà của KTX trường ĐHKTQD. Giải quyết được vấn đề này không chỉ đảm bảo được môi trường sống trong lành mà còn tạo ra mỹ quan trong khu vực xung quanh KTX. Đặc biệt hơn nó không những mang lại lợi ích cho sinh viên mà còn giải quyết được vấn đề nước thải ứ đọng tại bãi gửi xe sau KTX, bởi tại bãi gửi xe này sau mỗi đợt mưa, vùng tiếp giáp với cống thoát nước cũng gây ra hiện tượng khó chịu. để có thể xử lý được vấn đề náy một cách hiệu quả thì đòi hỏi tất cả các thành viên của trường cùng góp sức. Sau đây chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại: Khai thông đường cống tránh để tình trạng tắc nghẽn, nước thải ứ đọng khi có mưa xuống. để làm được điều này, phải tiêu huỷ tất cả những chất thải khó phân huỷ hoằc kích cỡ quá lớn cản trở sự thoát nước, đồng thời phá các ổ chuột bọ côn trùng làm tổ dưới đường cống để thông thoáng cống, giúp cho quá trình thoát nước được dễ dàng hơn. Nếu làm được điều này không chỉ giải quyết tổt sự tắc nghẽn mà còn giảm thiểu được mùi khó chịu do rác thải phân huỷ và xác động vật chết dưới đường cống. Nắp cống phải thướng xuyên được đậy kín, bố trí ở nơi xa khu vực sinh hoạt của sinh viên. Như vậy sẽ tránh được rác thải rơi xuống cống gây ô nhiễm, có thể dẫn tới tắc cống đồng thời sẽ giảm thiểu được các chất khí tạo ra trong quá trình phân huỷ ảnh hưởng tới các phòng ở của sinh viên đặc biệt là những bạn sống ở tầng 1 khu KTX. Kiểm tra tu sửa hệ thống thoát nước từ các tầng phía trên, tránh tình trạng nước thải tầng trên thải xuống tầng dưới (không theo dường ống). Các ống thoát nước phải đảm bảo chất lượng, không rạn nứt và được nối trực tiếp với cống thoát nước. Phun các chất tẩy trùng, khử mùi ngăn ngừa sự phát triển của các động vật có hại, các loài vi khuẩn bên trong đường cống. Các loài sinh vật này chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm đối với sức khoẻ con người. Vì vậy có thể nói đây là biện pháp rẩt cần thiết và có hiệu quả, chi phí thực hiện không quá tốn kém. Tuy nhiên, giải pháp này mang tính định kỳ, sau một khoảng thời gian nhất định, nếu nhận thấy chất tẩy đã hết tác dụng thì phải tổ chức phun lại. Việc xác định khoảng thời gian để phun lại phải dựa vào tình hình thực tế mức độ ô nhiễm của đường cống thoát nước. Thường xuyên quét dọn trên bề mặt đường cống, nạo vét đất bùn xung quanh khu vực cống thoát nước, vì sau mỗi đợt mưa xuống đất từ vị trí cao hơn theo nước mưa chảy về bề mặt đường cống. Khu vực này nếu chưa được quét dọn kịp thời thì mặc dù không có mưa vẫn thường xuyên ẩm ướt cùng với đất bẩn gây trơn trượt dễ ngã cho người qua lại. Đặc biệt là những nơi lớp đất tích tụ lâu ngày trở nên dày tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển gây mất mỹ quan cho khu vực xung quanh. Mở rộng đường cống thoát nước tạo thuận lợi cho việc thoát nước được dễ dàng hơn. Tuy giải pháp này tốn kém về mặt kinh phí nhưng đó là giải pháp phục vụ cho lợi ích lâu dài, bởi xuất phát từ thực tế cuả quá trình đô thị hoá như hiện nay, lượng rác thải ngày càng nhiều hơn và hầu hết là những chất khó phân huỷ : rác thải từ vỏ bánh kẹo, đồ ăn sẵn…mọi loại hàng hoá đều được đóng gói chủ yếu bằng túi nilong, nguyên nhân là do các doanh nghiệp muốn quảng bá hình ảnh của mình thông qua bao bì sản phẩm và các loại bao gói này chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng rác thải hiện nay. Thêm vào đó, xung quanh khu vực KTX tập trung nhiều hộ kinh doanh buôn bán đặc biệt có rất nhiều hàng cơm. Hàng ngày họ thải ra một lượng lớn chất thải xuống đường cống từ hoạt động kinh doanh của mình. Nếu cứ để tình trạng này trong thời gian dài sẽ dễ gây ra hiện tượng tắc đường cống, chính vì thế có thể khắc phục bằng cách mở rộng hơn lòng cống. Một thực tế hiện nay đó là có quá ít thùng rác xung quanh khu vực có cống nước chảy qua. Chính điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến lượng rác thải phía trên bề mặt cống rất nhiều và phần lớn sẽ rơi xuống cống sau một thời gian.Có không ít những người thiếu ý thức thường xuyên tiện tay vứt luôn rác ở nơi đứng, nhưng cũng có những người do không thấy thùng rác hoặc vị trí thùng rác ở quá xa nên họ cũng xả rác không đúng nơi quy định. Vì thế cần phải đặt thêm nhiều thùng rác hơn nữa gần khu vực có đường cống thoát nước để giảm thiểu lượng rác vứt bừa bãi quanh đó. Làm các biển nhắc nhở không vứt rác bừa bãi hoặc để rác đúng nơi quy định. Các biển này để gần bề mặt cống thoát nước là để giảm thiểu lượng rác thải quanh đó rơi xuống cống. Tuy giải pháp này phụ thuộc nhiều vào tính tự giác của mỗi người nhưng một phần nào đó sẽ nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường của mọi người. Hơn nữa chi phi cho việc làm này là không đáng kể do vậy bất kỳ ai cũng đều có thể làm được. Tổ chức theo định kỳ tổng vệ sinh cho sinh viên toàn ký túc cùng tham gia. Vì hơn ai hết, các bạn chính là những người được hưởng lợi từ công việc có ích này. Ngoài việc có được một khu KTX sạch đẹp mặt khác sẽ tác động rất lớn tới ý thức về môi trường và thấy rõ hơn nữa trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Nếu việc tổ chức tổng vệ sinh gặp khó khăn thì có thể tuyên truyền cho tẩt cả mọi người đặc biệt là sinh viên sống trong KTX. Hình thức tuyên truyền ở đây có thể bằng văn bản hoặc có thể tổ chức các buổi tọa đàm để mọi người cùng tham gia đóng góp ý kiến của mình. Đây là một biện pháp không khó thực hiên và có khả năng thành công cao bởi khi phần lớn mọi người đều ý thức được việc làm của mình thì mỗi việc làm nhỏ bé nhưng nhiều người cùng lam thì hiệu qủa sẽ rất cao, hơn nữa đây là việc làm thiết thực mang lại lợi ích cho tất cả mọi ngươi nên chắc chắn sẽ có nhiều người cùng tham gia. IV. Kết thúc vấn đề. Qua việc phân tích thực trạng và những giải pháp đưa ra, chúng ta đã hiểu rõ hơn về những khó khăn mà sinh viên trong KTX trường ta gặp phải do hệ thống cống rãnh và đường thoát nước gây ra. Tuy hậu quả của nó không phải ai cũng dễ dàng thấy được nhưng nếu không được giải quyết thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của sinh viên. Đương nhiên, trong quá trình sinh sống con người tất yếu phải có quá trình loại bỏ những chất thải không cần thiết nhưng cho dù thế vẫn cần phải xác định một mức thải hợp lý, ảnh hưởng nhỏ nhất tới việc sinh hoạt và đời sống của sinh viên nói riêng và của tát cả những người đang làm việc, học tập quanh khu vực đó nói chung. Thiết nghĩ, nếu tất cả hệ thống KTX đều rơi vào tình trạng này thì xã hội thực sự phải chịu một tổn thất không nhỏ và một chi phí khắc phục đáng kể cũng như chi phí cho việc khám chữa bệnh của sinh viên, những người liên quan… khi thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường sống chứa nhiều mầm bêngj. Những giải pháp chúng tôi đưa ra chỉ là một phần rất nhỏ để khắc phục tình trạng này. Để giải quyết vấn đề một cách thực sự hiệu quả và triệt để đòi hỏi cần có sự phối hợp của nhiều bên liên quan (sinh viên và trung tâm dịch vụ). Kết thúc bài thảo luận này, nhóm 8 hy vọng có thể góp một phần tiếng nói của mình vào công tác giữ gìn vệ sinh chung trong KTX cũng như trong trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Trên đây là toàn bộ ý kiến của nhóm 8 chúng em về các vấn đề liên quan đến hệ thống thoát nước trong ky túc xá trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, do việc phân tích, đánh giá còn mang nhiều tính chủ quan, cá nhân. Chúng em mong nhận được sự nhận xét, đánh giá khách quan từ phía cô giáo để đề tài của chúng em được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng của hệ thống cống thoát nước trong ký túc xá trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.DOC