Thực trạng của thương mại dịch vụ Việt Nam, một số kiến nghị và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế là sự vận dụng của xu thế toàn cầu hóa kinh tế phục vụ yêu cầu về kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia. Các quốc gia muốn phát triển được không thể tiếp tục thực thi chính sách đóng cửa kinh tế, mà cần phải hội nhập như một xu thế tất yếu.Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới các liên kết kinh tế có vai trò hết sức quan trọng vì nó tạo ra khung khổ pháp lý và môi trường kinh doanh thuân lợi cho các nước. Đồng thời giúp các thành viên tận dụng được lợi thế của mình. ACFTA (ASEAN – China free trade area – khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN) là một liên kết kinh tế có ý nghĩa quan trọng với cả các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. So với các nước ASEAN khác Việt Nam lại có thêm lợi thế về vị trí địa lý gần gũi, phong tục tập quán có nhiều nét tương đồng, do đó có thể phát triển quan hệ hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực nhất là thương mại dịch vụ . Tuy nhiên, so với một số nước khác trong khu vực chúng ta vẫn còn tồn tại những yếu kém về cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực Do đó đây là một cơ hội lớn nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Hội nhập cũng là một quá trình sẽ tạo ra những sự cạnh tranh hết sức gay gắt, do đó các nước phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt: Từ kinh tế, đến chính trị, đến việc hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, và tăng cường nhận thức của doanh nghiệp cũng như của người dân Vì vậy nghiên cứu những ảnh hưởng của ACFTA đến dịch vụ Việt Nam đồng thời tìm hiểu một số giải pháp cho sự phát triển của thương mại dịch vụ là rất cần thiết. Đây là một đề tài rộng, do đó người viết chỉ có thể nghiên cứu dược một số vấn đề cơ bản: Thực trạng của thương mại dịch vụ Việt Nam,Nội dung cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ trong ACFTA, Tác động của cam kết đối với sự phát triển thương mại dịch vụ Việt Nam, cuối cùng là đưa ra một số giải pháp và kiến nghị mang tính chất gợi ý ban đầu đơn giản nhất. Đề tài chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của ACFTA đến thương mại dịch vụ Việt Nam. Tuy nhiên ta cũng biết Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995, đây là một tổ chức kinh tế có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với các nước Đông Nam Á nhưng cũng có những hạn chế do các nước này phần lớn là nước nông nghiệp, và lại có cơ cấu kinh tế giống nhau nên chưa bổ sung được cho nhau. Tham gia khu vực mậu dịch tự do ACFTA Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mới. Vì vậy ở đây sẽ chủ yếu đề cập đến những ảnh hưởng từ phía Trung Quốc đối với Việt Nam trong khuôn khổ ACFTA. Trong đó thời gian: Kể từ khi Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN ký hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện vào 4/11/2001. Phương pháp nghiên cứu: Thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, duy vật lịch sử,

pdf37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4205 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng của thương mại dịch vụ Việt Nam, một số kiến nghị và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng của thương mại dịch vụ Việt Nam, một số kiến nghị và giải pháp.pdf
Luận văn liên quan