Thực trạng hoạt động đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

- Cần thay đổi tư duy coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý thành doanh nghiệp là đối tượng phục vụ. Trước khi ban hành chính sách mới, cần thăm dò dự luận rộng rãi xem tác động đến doanh nghiệp nhưthếnào; tạo điều kiện đểdoanh nghiệp tưnhân có cơhội tiếp cận, đầu tưvào các lĩnh vực (liên quan đến cơsởhạ tầng) mà các DNNN đang độc quyền và đầu tưkhông hiệu quả. Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, gắn XTTM, du lịch, thu hút đầu tưnước ngoài với phát triển thịtrường, thu hút các nguồn lực trong nước.

pdf82 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2704 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành do Đại hội IX đề ra cho năm 2005 đã đạt và vượt đến năm 2004 (Kế hoạch năm 2005 cơ cấu GDP là: Tỷ trọng khu vực I: 20-2 1%; khu vực II: 38- 39%), chỉ có khu vực III không đạt (kế hoạch: 41 - 42%, thực tế 38, 16%). Đến năm 2004 các chỉ tiêu về cơ cấu GDP nông lâm nghiệp thuỷ sản và công nghiệp, xây dựng đã đạt mức đề ra cho năm 2005. Do tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ nên đóng góp của từng ngành trong GDP cũng đã thay đổi, rõ nhất trong những năm gần đây. Tỷ lệ đóng góp của từng khu vực vào tốc độ tăng GDP cả nước. (Đơn vị tính: %) Khu vực kinh tế 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tốc độ tăng GDP 4,80 6,79 6,89 7,04 7,26 7,60 - Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản 1,20 1,10 0,69 0,91 0,72 0,80 - Công nghiệp và xây dựng 2,90 2,72 2,81 3,00 3,21 3,20 - Dịch vụ 1,00 2,23 2,52 2,68 2,68 3,00 Nguồn: Niên giám Thống kê. Năm 2004. NXB Thống kê.2005 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành cấp I 1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I (Nông lâm nghiệp và thuỷ sản) 46 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I trong những năm qua là chuyển dần từ nền sản xuất mang nặng tính tự cấp, tự túc, thuần nông năng suất và hiệu quả thấp sang nền sản xuất hàng hoá đa ngành, đa canh đa sản phẩm có năng suất và hiệu quả cao trên cơ sở phát huy lợi thế về đất đai, nguồn nước và kinh nghiệm sản xuất của từng vùng, từng địa phương. Đó là xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của toàn khu vực. Cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trong khu vực I thời kỳ 1999- 2004 - theo giá thực tế, tổng số là 100. (Đơn vị tính: %) Năm Giá trị sản xuất Giá trị tăng thêm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 1999 81,5 4,6 13,9 82,0 5,6 12,4 2000 80,2 4,5 15,3 80,8 5,5 13,7 2001 77,4 4,7 18,9 80,1 5,3 14,6 2002 76,9 4,3 18,9 78,2 5,3 15,5 2003 75,3 4,1 20,6 76,5 5,3 18,2 2004 75,0 3,9 21,1 76,0 5,1 18,9 Nguồn: Niên giám Thống kê. Năm 2004. NXB Thống kê.2005 Nội dung của quá trình CDCCKT nông lâm nghiệp và thuỷ sản trong những năm qua thực chất là chuyển nền sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng từ phương thức độc canh lúa, tự cấp tự túc lương thực, phân tán quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế 47 thấp sang nền nông nghiệp đa canh, hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, quy mô lớn, hiệu quả kinh tế, xã hội cao, môi trường sinh thái bền vững, trên phạm vi cả nước, từng vùng, từng địa phương. Xu hướng này ngày càng thể hiện tính ưu việt so với các mô hình cũ trước đó lấy sản xuất lương thực làm mục tiêu, tự túc lương thực bằng mọi giá, lấy tăng năng suất và tăng sản lượng lúa làm mục tiêu phấn đấu của cả nước cũng như từng địa phương và cơ sở. Nguyên nhân của những khởi sắc đó bắt đầu từ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về CDCCKT nông nghiệp, nông thôn thể hiện trong Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị (khoá VIII) và được cụ thể hoá trong Nghị quyết 09/NQ/CP của Chính phủ (ngày 15-9-2000) về CDCCKT nông nghiệp, nông thôn và tiêu thụ nông sản hàng hoá. C¬ cÊu GDP cña khu vùc n«ng, l©m, thuû s¶n qua c¸c n¨m (%) N¨m N«ng nghiÖp L©m nghiÖp Thuû s¶n 2001 78.5 5.4 16.1 2002 78.2 5.3 16.5 2003 76.9 5.2 17.9 Nguồn: Niên giám Thống kê. Năm 2003. NXB Thống kê.2004 Vèn ®Çu t- ph¸t triÓn ph©n cho c¸c khu vùc n«ng, l©m, thuû s¶n (ngh×n tû ®ång) N¨m N«ng nghiÖp L©m nghiÖp Thuû s¶n 2003 9.2 2.7 7.7 2004 9.8 3.5 8.2 2005 12.0 3.2 8.1 Nguồn: Niên giám Thống kê. Năm 2005. NXB Thống kê.2006 48 Cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản trong những năm qua đã có bước chuyển từ nông nghiệp sang thuỷ sản với tốc độ chậm nhưng khá rõ nét. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP giảm từ 20,8% năm 1999 xuống còn 16,69% năm 2003, bình quân mỗi năm giảm l%, trong khi đó giá trị tuyệt đối GDP vẫn tăng bình quân trên 2%/năm. Tỷ trọng lâm nghiệp trong GDP vừa bé lại có xu hướng giảm dần từ 1,4% đến năm 2003 chỉ còn 1,1%, nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng nhẹ, dưới 1 %. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhanh nhất là ngành thuỷ sản. Tỷ trọng thuỷ sản trong tổng GDP cả nước từ 3,2% năm 1999 lên 4,01% năm 2003 và tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân trên 7%/năm. Đó là nét nổi bật đáng ghi nhận nhất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực I. 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung trong khu vực II (công nghiệp và xây dựng) Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực II những năm qua diễn ra theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và giảm dần tỷ trọng xây dựng trong GDP và trong giá trị sản xuất khu vực. Dưới đây là tình hình cụ thể của xu hướng này trong những năm gần đây. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo GDP giá thực tế trong khu vực II, thời kỳ 1999- 2004. (Đơn vị tính: %) Ngành kinh tế 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Chung Công nghiệp và xây dựng 100 100 100 100 100 100 - Công nghiệp 84,2 85,0 84,6 84,7 85,3 84,4 - Xây dựng 15,8 15,0 15,4 15,3 14,7 15,6 Nguồn: Niên giám Thống kê. Năm 2004. NXB Thống kê.2005 49 Tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp trong tổng GDP của khu vực II tăng từ 84,2% năm 1999 lên 85,3% năm 2003, trong khi đó tỷ trọng GDP của ngành xây dựng giảm từ 15,8% xuống còn 14,7% trong 5 năm tương ứng, là xu hướng tích cực. Nguyên nhân trực tiếp của tiến bộ này là, trong giai đoạn đẩy mạnh CNH.HĐH cả 2 ngành công nghiệp và xây dựng đều tăng trưởng nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng của công nghiệp bình quân/năm của thời kỳ 1999-2004 là 16% so với tốc độ tăng 10% của xây dựng. Cơ cấu giữa các ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn (80,3%), ngành công nghiệp khai thác chiếm 15, 1% và ngành sản xuất điện, nước chiếm 4,6%. Những năm qua ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trọng cao và liên tục, giữ cho tỷ trọng công nghiệp chế biến ổn định và tăng so với năm 2000 (năm 2000 chiếm 78,7%, thì năm 2004 là 80,3%). Sở dĩ ngành công nghiệp chế biến giữ được tỷ trọng cao là do một số ngành sản phẩm mới có điều kiện tăng trưởng sản xuất cao như: sản xuất ô tô năm 2000, tỷ trọng bằng 1,75%, năm 2004 chiếm 3,2% gấp gần 2 /lần, sản xuất xe máy và các phương tiện vận tải khác từ 3,98% lên 4,05%, sản xuất thiết bị điện, điện tử từ 2,29% lên 2,76%. Một số ngành có nhu cầu tăng, đồng thời điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi cũng đã gia tăng sản xuất và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, điển hình là sản xuất kim loại năm 2000 chiếm 2,72%, năm 2003 là 3,53%, năm 2004 là 3,87%, sản xuất các sản phẩm khác từ kim loại (trừ máy móc thiết bị) từ 3,0% tăng lên 4,2%, máy mặc từ 3,42% lên 4, 14%. Ngành công nghiệp khai thác mỏ chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng tỷ trọng giảm từ 15,78% năm 2000 xuống còn 15,06% năm 2004, nguyên nhân chủ yếu là ngành khai thác dầu khí chiếm trên 50 80% giá trị sản xuất của ngành khai thác, thì tỷ trọng giảm dần từ 13,51 % (năm 2000) xuống còn 12,44% (năm 2004), do sản xuất tăng chậm tỷ trọng giảm dần của ngành dầu khí, nên mặc dù các ngành khai thác khác như: khai thác than, khai thác đá, cát, sỏi và các mỏ khác có tăng lên cũng không có tác động đến toàn ngành khai thác. 1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực III (Dịch vụ) Trong giai đoạn 1991-1995, cơ cấu ngành dich vụ có những thay đổi đáng kể. Ngành thương mại có tốc độ tăng trưởng cao: từ 4,8% năm 1991 tăng lên 11,2% năm 1995 và tỷ trọng của chúng trong GDP nền kinh tế đã tăng từ 12,7% năm 1991 lên 13,2%. Nếu xét trong toàn bộ khu vực dịch vụ, tỷ trọng của ngành thương mại có xu hướng giảm dần, từ 31% năm 1991 xuống còn 29,5% năm 1995. Sang giai đoạn 1996-2003, cơ cấu khu vực dịch vụ đã có những bước chuyển biến tích cực. Cơ cấu GDP nội bộ khu vực dịch vụ giai đoạn 1996 -2003 theo giá trị thực tế. (Đơn vị tính: %) Ngành kinh tế 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Toàn khu vực dịch vụ 100 100 100 100 100 100 100 100 - Thương mại 37,30 37,00 37,00 37,00 36,73 36,34 36,67 35,66 - Du lịch, khách sạn 8,45 8,55 8,23 8,37 8,38 8,46 8,32 8,0 - Vận tải, 8,98 9,39 9,30 9,70 10,10 10,4 10,23 11,0 51 bưu điện - Tài chính, tín dụng 4,45 4,10 4,10 4,67 4,76 4,74 4,73 4,8 - Hoạt động KH-CN 1,40 1,30 1,30 1,20 1,37 1,40 1,46 1,45 - Tư vấn và kinh doanh bất động sản 11,67 11,60 11,70 11,40 11,20 11,55 11,86 11,4 - Quản lý nhà nước 8,10 7,90 7,80 7,30 7,05 6,76 6,71 7,0 - Giáo dục- đào tạo 8,50 8,50 8,80 8,70 8,67 8,80 8,80 8,45 - Dịch vụ khác 11,15 11,66 11,67 11,66 11,74 11,50 11,22 11,54 Nguồn: Niên giám Thống kê. Năm 2003. NXB Thống kê.2004 Trong cơ cấu nội bộ khu vực dịch vụ, thương mại là ngành có tỷ trọng lớn nhất, rồi đến tư vấn và hoạt động kinh doanh bất động sản, vận tải và bưu điện, giáo dục và đào tạo, du lịch và khách sạn, quản lý nhà nước, tài chính và tín dụng, cuối cùng là hoạt động khoa học - công nghệ, tư vấn, bảo hiểm mới phát triển còn nhỏ bé. Cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ đã có biến đổi, nhưng còn nặng về phát triển các ngành truyền thống, sự phát triển mạnh những ngành, loại hình dịch vụ chất lượng cao cho nền kinh tế, như tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, tư vấn và các dịch vụ sử dụng trí tuệ, chất xám... còn chậm. Sự đầu tư cho hoạt động dịch vụ này còn chưa tương xứng với vị trí, vai trò của nó; cơ cấu đầu tư ngành dịch vụ 52 còn chưa hợp lý; một số hoạt động dịch vụ còn do các cơ quan, các doanh nghiệp kiêm nhiệm chưa được tách thành hoạt động riêng có tính chuyên nghiệp... 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo thành phần Trong những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, cơ cấu kinh tế quốc dân đã có bước phát triển theo hướng đa thành phần và khu vực kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân những năm đổi mới, bên cạnh kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên 38%), đã và đang phát triển mạnh các thành phần kinh tế ngoài nhà nước: kinh tế tư nhân, cá thể, tập thể, hỗn hợp, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đáng quan tâm là, trong cơ cấu GDP theo thành phần và khu vực kinh tế, tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tập thể và cá thể giảm dần, khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng dần theo thời gian. Và đến năm 2004, tỷ trọng kinh tế Nhà nước vẫn chiếm 39,22% GDP so với 45,6 1% của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và 15,17% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các yếu tố trực tiếp tác động đến xu hướng đó là luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, luật Hợp tác xã... trong đó mạnh nhất là luật doanh nghiệp. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế. (Đơn vị tính: %) Thành phần kinh tế 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 - Kinh tế Nhà nước 38,74 38,53 38,40 38,31 38,2 39,22 38.4 37,32 - Kinh tế ngoài quốc doanh 49,06 48,19 47,84 47,78 47,67 45,61 45,61 45,66 53 + Kinh tế tập thể 8,8 8,58 8,06 7,98 7,49 7,11 6,81 6,61 + Kinh tế tư nhân 7,1 7,31 7,95 8,3 8,23 8,39 8,89 9,35 + Kinh tế cá thể 33,90 32,31 31,84 31,42 31,22 31,5 29,91 29,70 - Kinh tế có vốn FDI 12,20 13,28 13,75 13,76 14,47 15,17 15,99 17,02 Nguồn: 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo vùng Cơ cấu kinh tế theo vùng cũng bước đầu có bước chuyển dịch tích cực. Sự hình thành và phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với phạm vi ngày càng mở rộng, ngành nghề đa dạng, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước... đã trở thành động lực thúc đẩy nền klnh tế cả nước theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác và liên kết kinh tế. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã trở thành vùng kinh tế động lực của cả nước, tỷ trọng GDP, kim ngạch xuất khẩu của vùng trong tổng GDP và tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước vốn đã lớn lại không ngừng tăng nhanh. Tỷ trọng GDP của vùng từ 25% trước năm 1999 tăng lên trên 50% năm 2003; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu từ 30% lên gần 60% trong thời gian tương ứng. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và miền Trung tuy phát triển chậm hơn song đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp tập trung phát triển mạnh và hoạt động ngày càng có hiệu quả cả về kinh tế và xã hội. Sau 14 năm phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) 1991-2004, cả nước có 125 KCN, KCX, thu hút 2319 dự án đáu tư của 40 nước và vùng lãnh thổ và hàng nghìn dự án đầu tư trong nước. Tại các KCN, KCX đã có 69 dự án đầu tư và kinh doanh cơ 54 sở hạ tầng các KCN với số vốn hơn 500 triệu USD và 4500 tỷ đồng. Các KCN, KCX đã giải quyết việc làm cho 400 nghìn lao động, trong đó các KCN ở Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút hơn 300 nghìn lao động. Những năm đầu thế kỷ XXI, các KCN, KCX phát triển nhanh tại các vùng nông thôn thuộc các tỉnh nông nghiệp như Long An, Tây Ninh, Quảng Nam, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... ngoại vi Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Cần Thơ, góp phần đưa công nghiệp về nông thôn và tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Bộ mặt các vùng kinh tế của cả nước, kể cả các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa,... ngày càng đổi mới theo hướng văn minh và tiến bộ. Cơ cấu lao động và nghề nghiệp ở các vùng nông thôn thuần nông trước đây đã có bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thu nhập và đời sống các tầng lớp dân cư được cải thiện đáng kể. Tiêu biểu cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ trong đó có vai trò của các KCN, KCX và tỉnh Bình Dương. Vốn là tỉnh nông nghiệp trong những năm trước đây, trong cơ cấu GDP, của tỉnh Sông Bé cũ, nông nghiệp chiếm hơn 60%, công nghiệp và dịch vụ chỉ chưa đến 40%. Vào thời điểm tái lập tỉnh Bình Dương(1996), cơ cấu kinh tế chung của tỉnh tuy đã có chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhưng cơ cấu GDP của tỉnh lúc đó vẫn là: nông nghiệp 26,2%; công nghiệp có tăng lên nhưng cũng chỉ có 45,5% và dịch vụ 28,3%. Vậy mà năm 2004, cơ cấu GDP của tỉnh đã thay đổi đột biến: Tỷ trọng công nghiệp lên tới 62%, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 12% và dịch vụ 26%. Như vậy, trung bình một năm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm 2%, tỷ trọng công nghiệp tăng 2,42%. Đó là tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng 55 CNH.HĐH nhanh nhất và vững chắc nhất so với các địa phương khác trong cả nước. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo địa phương 2001 2002 2003 2004 2005 CẢ NƯỚC 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Đồng bằng sông Hồng 18.44 18.14 19.09 19.16 19.65 Đông Bắc 4.43 4.60 4.25 4.49 4.39 Tây Bắc 0.19 0.22 0.22 0.20 0.21 Bắc Trung Bộ 2.72 2.68 2.45 2.36 2.36 Duyên hải Nam Trung Bộ 4.10 3.94 4.10 4.01 4.20 Tây Nguyên 0.71 0.72 0.75 0.64 0.73 Đông Nam Bộ 55.11 56.15 56.36 57.12 56.02 Đồng bằng sông Cửu Long 9.59 8.81 8.35 7.96 8.83 Không xác định 4.71 4.74 4.43 4.06 3.62 Nguồn tổng cục thống kê ( III. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 1. Tác động của đầu tư tới cơ cấu ngành kinh tế : Trong đầu tư, yếu tố vốn giữ một vai trò quan trọng, tác động lớn đến quá trình chuyển dịch CCKT. Vốn đầu tư toàn xã hội trong 10 năm từ 1995 đến 2005 ( theo giá thực tế). Đơn vị : tỉ đồng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 56 Nguồn : TCTK. Từ bảng 1 ta thấy rằng, vốn đầu tư toàn xã hội trong 10 năm qua đã tăng đáng kể. Nhìn chung vốn đầu tư tăng đều qua các năm. Sau 10 năm từ 72447 tỉ đồng năm 1995 đến năm 2005 đã là 335000 tỉ đồng ( tăng gấp 4 lần ). Năm 2005 so với 2001 là 1.96 lần, tăng gần gấp đôi. Vốn đầu tư cho các ngành kinh tế trong tổng đầu tư xã hội, 2001- 2005 (theo giá thực tế). Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế Tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 151183 170496 199105 231616 275000 335000 Nông nghiệp và lâm nghiệp 17218 13629 14529 16533 19700 24000 Thủy sản 3716 2513 2919 3043 3600 4400 Công nghiệp khai thác mỏ 9588 8141 7923 10981 13100 16000 Công nghiệp chế biến 29172 38141 45102 49431 59300 72200 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 16984 16922 20835 24091 28300 34500 Xây dựng 3563 9046 10435 11141 13100 16000 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe 3036 7953 11900 14290 17000 20700 Tổng vốn đầu tư 72447 87394 108370 117134 131171 151183 170496 199105 231616 275000 335000 57 máy, đồ dùng cá nhân và gia đình Khách sạn và nhà hàng 4453 2975 3827 4095 4800 5900 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 19913 26999 32230 37008 44300 54000 Tài chính, tín dụng 1303 2018 1114 1920 2200 2700 Hoạt động khoa học và công nghệ 1883 1936 692 1117 1300 1600 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 4031 1735 2598 3490 4000 4900 QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc 3914 3854 3476 4819 5600 6800 Giáo dục và đào tạo 6084 6225 5851 6891 8200 10000 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2323 2770 3190 4231 5000 6100 Hoạt động văn hóa và thể thao 2812 2228 3014 4152 4900 6000 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 793 342 394 355 400 500 HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác 20400 23071 29078 34030 40200 56969 Nguồn TCTK ( Đầu tư cho CN chiếm tỉ trọng căn bản và có xu hướng tăng. Đầu tư cho NN có gia tăng về số lượng nhưng tỉ trọng có phần giảm xuống. Đầu tư cho dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn. Tuy nhiên việc đầu tư này dựa vào nguồn vốn nước ngoài là chủ yếu Các chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tư hợp lý đã góp phần tác động tích cực đến chuyển dịch CCKT. Do chiếm tỉ trọng lớn trong GDP và có tốc độ tăng giá trị tăng thêm cao nhất 58 (10.6%), nên năm 2005 công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng chung, chiếm tới 49.7% hay 4.2 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP. Khu vực nông – lâm – thủy sản chịu nhiều tác động bất lợi của thời tiết, dịch cúm gia cầm và biến động của thị trường; tốc độ tăng trưởng của khu vực nông – lâm – thủy sản ước đạt 4.0%, đóng góp 9.8% hay 0.8 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP. Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ ước tăng 8.5%. Năm 2005 là năm khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1997 và lần đầu tiên cao hơn mức tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế. Kết quả là khu vực dịch vụ đóng góp tới 40.5% hay 3.4 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP, một mức đóng góp lớn nhất trong 5 năm qua. Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP đã tăng từ 18,8% (năm 1990) lên 34,1% (năm 2003), chiếm trên 1/3 GDP của toàn bộ nền kinh tế. Ngành xây dựng không những có liên quan đến đầu vào của sản xuất, tạo thành năng lực và tài sản cố định của các ngành và tạo ra kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước, mà còn là kênh tiêu thụ lớn sản phẩm do các ngành sản xuất tạo ra, làm gia tăng thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của người lao động. Tuy mấy năm trước tỷ trọng trong GDP còn thấp (năm 1990 chỉ đạt 3,8%), thậm chí có thời kỳ còn giảm (năm 1995 chiếm 6,9%, đến năm 1999 chỉ còn 5,4%), thì đến năm 2001 tăng lên 5,8% và năm 2002, 2003 đã tăng lên 5,9%. Kết quả trên chủ yếu do việc thực hiện Luật Doanh nghiệp, đầu tư ở khu vực dân doanh tăng với tốc độ cao, góp phần làm tăng vốn đầu tư phát triển. Nếu so với GDP, riêng năm 2003 đã đạt 36,3%, vượt xa tỷ lệ 31,7% của năm 1995 **Xét trong từng ngành kinh tế: - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có sự dịch chuyển đúng hướng theo lợi thế so sánh của từng vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và 59 nông thôn tuy còn chậm, nhưng đã phát huy được hiệu quả và lợi thế so sánh của từng vùng, góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Trong khi giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, thì tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi tăng từ 19,3% (năm 2000) lên đến 21,6% (năm 2004) và 23,4% (năm 2005); còn tỷ trọng trong trồng trọt lại giảm từ 78,2% (năm 2000) xuống còn 75,4% (năm 2003), nhưng tăng nhẹ tới 76,3% (năm 2004) và 74,5% (năm 2005). Điều đó thể hiện, nông nghiệp của nước ta đã từng bước phát triển theo một cơ cấu tiên tiến. Trong trồng trọt diện tích trồng lúa giảm dần để tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn (như cây công nghiệp ngắn ngày: bông, mía, đậu tương..., cây công nghiệp lâu năm: chè, cao su, hạt tiêu, cây ăn quả...), song vẫn bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia và tăng xuất khẩu gạo một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và có hiệu quả hơn. Đặc biệt thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây đã có sự chuyển mạnh một phần diện tích trồng lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản. Nhà nước đã quan tâm và đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến làm cho hiệu suất sử dụng sản phẩm nông nghiệp tăng lên, giá trị tăng lên nhiều lần. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ với sự ưu đãi đã định hướng hoạt động về thị trường nông thôn để khai thác về đất đai và lao động. Các ngành nghề truyền thống và dịch vụ nông thôn phát triển khá nhanh, mỗi năm bình quân 9% đến 10% về giá trị sản lượng. Làm cho tỷ trọng giá trị sản lượng các ngành nghề và dịch vụ tăng dần trong cơ cấu kinh tế nông thôn, từ dưới 10% lên trên 30% như hiện nay. - Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch khá, nhất là giai đoạn từ năm 1998 60 đến nay. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,08% GDP (năm 1997) lên tới 36,73% (năm 2000) và 41,0% (năm 2005). Trong ngành công nghiệp sự tăng nhanh của tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến (từ 78,7% năm 2000 lên tới 81,23% năm 2004 tính theo giá thực tế) và sự giảm tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ (từ 15,7% xuống còn 12,8%), tăng tỷ trọng của công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước (từ 5,6% lên 5,9%) trong thời kỳ tương ứng đã phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Nếu xét theo tiêu thức công nghệ, càng thấy rõ hơn xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp những năm qua là tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Bởi, các ngành công nghiệp có công nghệ cao ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh, tạo ra những sản phẩm tiêu dùng có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng lên ở trong nước và tham gia xuất khẩu, như ô-tô, sản phẩm điện tử, tàu thủy... Các ngành có trình độ công nghệ trung bình và thấp phát triển ở tốc độ trung bình và thấp để sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng chưa quá khắt khe của thị trường trong nước, cũng như nhằm duy trì cung cấp những sản phẩm thông thường thiết yếu cho nhân dân. Trong khu vực công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng không đáng kể, từ 59,2% năm 2000 lên 59.7% năm 2005. - Sự chuyển dịch cơ cấu trong khu vực dịch vụ vẫn diễn ra rất chậm. Hầu hết các ngành dịch vụ quan trọng, có khả năng tạo nhiều giá trị tăng thêm, đều có tỷ trọng nhỏ trong GDP (ví dụ, ngành tài chính, ngân hàng, và bảo hiểm chiếm chưa tới 2.0% GDP năm 2005). Xu hướng này đang hạn chế nhiều việc nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam 61 và gây bất lợi cho tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Ngoài ra, nhiều lĩnh vực dịch vụ như tư vấn xúc tiến đàu tư, pháp lý. Công nghệ, và xuất khẩu lao động cũng chưa được khai thác tốt và hoặc còn kém phát triển. ***Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta thời gian qua về cơ bản mới thực sự chỉ mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân, nhưng hiệu quả và sự góp phần vào đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, thời gian tới, thiết nghĩ, cần có những biện pháp tích cực để tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân và cơ cấu xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến, trước hết liên quan đến những sản phẩm nông nghiệp, đồng thời cố gắng tạo ra những sản phẩm công nghiệp xuất khẩu "mũi nhọn", có hàm lượng công nghệ cao, mở rộng xuất khẩu các loại dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là hướng đi tất yếu để phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP. 62 2. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế Giữa những năm 90 của thế kỉ 20, tình hình đầu tư của các vùng kinh tế nhìn chung như sau : Vùng núi phía Bắc 7.7 ngàn tỉ đồng Đồng bằng sông Hồng 23.7 ngàn tỉ đồng Đông nam Bộ 25.1 ngàn tỉ đồng Tây Nguyên >1 ngàn tỉ đồng. Vùng còn khó khăn cũng có những tiến bộ đáng khích lệ, mức sống của bộ phận đáng kể nhân dân được nâng lên. Các chương trình hỗ trợ đầu tư của Chính phủ đã có tác động tích cực, theo con số tổng hợp sơ bộ, từ năm 1992 đến 1998 tổng vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho nhiệm vụ phát triển miền Núi ước vào khoảng 3000 - 3200 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho các chương trình quốc gia khoảng trên 2000 tỷ đồng và đầu tư cho định canh định cư khoảng trên 500 tỷ đồng (cả thời kỳ 1986-1997 khoảng trên 800 tỷ đồng). Nhiều mặt kinh tế - xã hội của miền Núi đã có sự chuyển biến tốt. - Trong nông nghiệp đã đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá quy mô lớn cả ở khu vực đồng bằng và trung du, miền núi như các vùng sản xuất lương thực tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở vien biển, các trung tâm dịch vụ nghề cá ở vùng đồng bằng ven biển; các vùng cây công nghiệp hàng hoá xuất khẩu cà phê, cao su, điều, dâu tằm ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và chè, quế, hồi... ở Trung Du miền núi Bắc Bộ. Vùng cây ăn quả trước đây mới hình thành ở đồng 63 bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nay đã phát triển cả ở Trung Du miền núi; đóng góp tích cực trong việc phát triển và ổn định đời sống các tầng lớp dân cư. - Trong công nghiệp, một số khu công nghiệp, khu chế xuất đang được triển khai xây dựng theo quy hoạch. Điều này có tác động tích cực đến sự nghiệp phát triển công nghiệp nói chung và của vùng nói riêng. Tính tới cuối năm 2006 đã có 66 khu công nghiệp, khu chế xuất được cấp giấy phép và đang triển khai ở những mức độ khác nhau. Nhìn chung các khu công nghiệp đã triển khai theo đúng định hướng và qui hoạch và đã phát huy tác dụng - Phần lớn dự án FDI tập trung ở các vùng phát triển kinh tế trọng điểm (84% tổng vốn đầu tư), tuy nhiên, xu hướng thu hút FDI đang từng bước lan ra các vùng khác ngoài vùng phát triển. Nếu trong những năm đầu khi có Luật Đầu tư nước ngoài, ở các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm 25% số dự án với 20% vốn đầu tư, thì đến hết năm 1998 các tỉnh phía Bắc đã thu hút được trên 30% số dự án trên 35% vốn đầu tư. Đến nay đã có 59 trong tổng số 61 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã có dự án đầu tư nước ngoài. Các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp khoảng 50% giá trị GDP cả nước. 75- 80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65% giá trị gia tăng khu vực dịch vụ. Nhịp độ tăng trưởng của các vùng phát triển đều đạt trên mức trung bình cả nước, đóng vai trò tích cực thu hút và kích thích các vùng khác cùng phát triển. Các vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy được thế mạnh và tiềm năng của vùng. Hiện nay 3 vùng kinh tế trọng điểm sản xuất khoảng 50% GDP, trên 2/3 sản lượng công nghiệp, thu ngân sách và xuất khẩu. Các vùng kinh tế trọng điểm này cũng đảm bảo khối lượng vận chuyển và luân chuyển trên 50% toàn quốc, có tốc độ tăng trưởng vận tải 64 1996-2000 trên 9%. Cơ cấu GDP của 3 vùng KTTĐ so với cả nước trong 2 năm 1995 và 1999 - Vùng KT trọng điểm phía Bắc 14,10% ;13,80% - Vùng KT trọng miền Trung 4,10% 4,20% - Vùng KT trọng điểm phía Nam 30,60% ;31,10%. Bảng 5 :Cơ cấu kinh tế các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp vào phát triển kinh tế chung của đất nước: Cơ cấu GDP của 3 vùng KTTĐ so với cả nước (%) 1995 1999 - Vùng KT trọng điểm phía Bắc 14,10% 13,80% - Vùng KT trọng miền Trung 4,10% 4,20% - Vùng KT trọng điểm phía Nam 30,60% 31,10% Tổng 3 vùng 48,80% 49,10% Cơ cấu công nghiệp 3 vùng KTTĐ so với cả nước (%) - Miền Bắc 14,80% 16,50% - Miền Trung 3,40% 3,60% - Miền Nam 45,10% 45,80% 65 Tổng 3 vùng 63,30% 65,90% Cơ cấu thu Ngân sách 3 vùng KTTĐ so với cả nước (%) - Miền Bắc 21,40% 20,20% - Miền Trung 3,70% 3,90% - Miền Nam 51,00% 52,30% Tổng 3 vùng 76,10% 76,40% *** Kết luận : Về cơ cấu vùng kinh tế, trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: Vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có 3 vùng kinh tế trọng điểm, là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước Mục tiêu cần đạt được trong những năm tới đây : Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình chuyển biến căn bản về phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Xoá bỏ tình trạng chia cắt về thị trường giữa các vùng; xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp, đặc biệt là tự cung, tự cấp về lương thực của từng vùng, từng địa phương. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH gắn với quá trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với quá trình đô thị hoá 3. Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế 66 Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã có sự dịch chuyển theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác. Đã thực hiện nhất quán chủ truơng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhờ đó đã huy động được nhiều nguồn lực của mọi thành phần kinh tế vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, làm cho tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trên GDP đều tăng nhanh. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội phân theo các thành phần kinh tế, 2001 – 2005 (%) Nguồn : TCTK(2005), số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Tuy vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất của nên kinh tế, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước có xu hướng giảm dần từ 59.8 % năm 2001 xuốn 51.5 % năm 2005. Đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế thị trường đang hình thành, 2001 2002 2003 2004 Ước 2005 TỔNG SỐ 100 100 100 100 100 Vốn nhà nước Vốn ngân sách Vốn tín dụng Vốn DNNN Vốn huy động khác 59.8 56.3 54.0 53.6 51.5 26.7 25.0 24.0 25.1 22.7 16.8 17.6 16.9 16.5 9.2 10.6 7.8 9.3 9.1 15.3 5.6 6.0 3.9 2.9 4.3 Vốn dân doanh 22.6 26.2 29.7 30.9 32.2 Vốn FDI 17.6 17.5 16.3 15.5 16.3 67 phần nào phản ánh môi trường đầu tư đã và đang được cải thiện. Tổng vốn đầu tư nhà nước ước đạt 168 nghìn tỷ VNĐ, trong đó vốn NSNN là khoảng 74 nghìn tỷ VNĐ, thực hiện vốn tín dụng là 30 nghìn tỷ VNĐ, vốn của DNNN là 50 nghìn tỷ, vốn huy động khác (nhà nước huy động như hình thức phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu địa phương, công trái nhằm đầu tư vào kết cấu hạ tầng, trường học) là 14 nghìn tỷ VNĐ. Trong năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành thành công trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế với giá trị 750 triệu USD. Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực thể hiện rõ hơn vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.Vốn ĐT từ ngân sách nhà nước góp quan trọng trong cải thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng NNL, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, giảm đói nghèo. Đầu tư khu vực dân doanh là nguồn ĐT lớn thứ hai kể từ năm 1998. Năm 2005, vốn ĐT của khu vực ngoài quốc doanh là 105 nghìn tỉ gần gấp đôi vốn ĐT của khu vực FDI. ĐT khu vực dân doanh đang chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng và tiềm năng to lớn của khu vực này trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng thể hiện rõ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã tăng từ13.3% năm 2000 lên 15.9% năm 2005. Tính chung trong giai đoạn 2001 – 2005 , tổng vốn FDI đăng ký cấp mới đạt 12.9 tỷ USD, vượt 7.5% mục tiêu dự kiến. Năm 05, chiếm 14.5 % vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn FDI đăng ký bổ sung đạt 6,85 tỷ USD. Tuy nhiên, con số 19.7 tỷ USD của cả vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm trong giai đoạn 2001 – 2005 mới chỉ bằng 77,5% tổng vốn cấp mới trong giai đoạn 1996 – 2000. Điều này phản ánh tính 68 chủ động nội tại của nền kinh tế. Qua 5 năm (2001 -2005 ), bên cạnh những thuận lợi do tiến trình đổi mới tạo ra, nước ta cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do những yếu kém vốn có của nền kinh tế trình độ thấp; thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi; tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, nhất là sau sự kiện ngày 11-9-2001 ở Mỹ; kinh tế thế giới và khu vực đan xen những biểu hiện suy thoái, phục hồi và phát triển, sự cạnh tranh và chính sách bảo hộ bất bình đẳng của một số nước... Trong hoàn cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và đã đạt những thành tựu rất quan trọng. Một trong những thành tựu đó là: Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2001 -2005 Tốc độ tăng GDP 6.89 7.08 7.34 7.79 8.43 7.51 - Trong năm 2005, tôc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 8.4 % vượt xa con số 7.8 % của năm 2004( bảng trên). Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua kể từ năm 1997. So với các nước trong khu vực Đông Á, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2005 là cao thứ hai và chỉ đứng sau Trung Quốc. Mức tăng trưởng cao của Việt Nam năm 2005 đã góp phần quyết định cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP là 7,51 % trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm từ 2001 – 2005. - Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đến năm 2005, tỉ trọng giá trị nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong GDP còn 20,9% (kế hoạch 20 - 21%), công nghiệp và xây dựng 41% (kế hoạch 38 - 39%), dịch vụ 38,1% (kế hoạch 41 - 42%). 69 - Các thành phần kinh tế đều phát triển.Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có bước tiến mới rất quan trọng. Một số sản phẩm đã có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu, nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 50% GDP. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục tăng qua các năm. Đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoài. Nhìn chung, việc huy động, thu hút vốn đầu tư, nhất là ĐT tư nhân và FDI đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng cao của nền kinh tế. Về tổng thể, trong giai đoạn 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư xã hội đạt gần mục tiêu dự kiến. Tiết kiệm trong nước có xu hướng tăng dần và hiện tương đương 30 % GDP, tạo thêm khả năng huy động vốn trong nước và ổn định các cân đối vĩ mô. Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế Tổng số Chia ra Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Giá thực tế Tỷ đồng 1995 72447 30447 20000 22000 1996 87394 42894 21800 22700 1997 108370 53570 24500 30300 70 1998 117134 65034 27800 24300 1999 131171 76958 31542 22671 2000 151183 89418 34594 27172 2001 170496 101973 38512 30011 2002 199105 112238 52112 34755 2003 231616 125128 68688 37800 Sơ bộ 2004 275000 147500 84900 42600 Ước tính 2005 335000 175000 107500 52500 Cơ cấu(%) 1995 100,0 42,0 27,6 30,4 1996 100,0 49,1 24,9 26,0 1997 100,0 49,4 22,6 28,0 1998 100,0 55,5 23,7 20,8 1999 100,0 58,7 24,0 17,3 2000 100,0 59,1 22,9 18,0 2001 100,0 59,8 22,6 17,6 2002 100,0 56,3 26,2 17,5 2003 100,0 54,0 29,7 16,3 Sơ bộ 2004 100,0 53,6 30,9 15,5 71 Ước tính 2005 100,0 52,2 32,1 15,7 Gía so sánh 1994 Tỷ đồng 1995 64685 27185 17857 19643 1996 74315 36475 18537 19303 1997 88607 43801 20032 24774 1998 90952 50498 21586 18869 1999 99855 58585 24012 17258 2000 115089 68070 26335 20685 2001 129455 77426 29241 22787 2002 148067 83467 38754 25846 2003 167228 90343 49593 27292 Sơ bộ 2004 186556 100062 57595 28899 Ước tính 2005 212000 110800 68000 33200 Chỉ số phát triển (Năm trước = 100)-% 1996 114,9 134,2 103,8 98,3 1997 119,2 120,1 108,1 128,3 72 1998 102,6 115,3 107,8 76,2 1999 109,8 116,0 111,2 91,5 2000 115,3 116,2 109,7 119,9 2001 112,5 113,7 111,0 110,2 2002 114,4 107,8 132,5 113,4 2003 112,9 108,2 128,0 105,6 Sơ bộ 2004 111,6 110,8 116,1 105,9 Ước tính 2005 113,6 110,7 118,1 114,9 (Nguồn: Trong những năm qua, tình hình đầu tư trong các thành phần kinh tế tỏ ra có nhiều thay đổi. Sự chuyển biến tích cực nhất đó là : sự đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Trước khi đổi mới, ta thấy vốn đầu tư chỉ tập trung trong tay nhà nước, vì vậy không phát huy được khả năng huy động vốn từ các nguồn lực khác. Việc đó dẫn tới sự kém hiệu quả trong việc huy động vốn. Từ sau những năm đổi mới, kết quả đem lại rất tích cực. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế (%) Thành phần kinh tế 1999 2000 2001 2002 2003 2004 73 Tổng số 100 100 100 100 100 100 - Kinh tế Nhà nước 38,74 38,53 38,40 38,31 38,2 39,22 - Kinh tế ngoài QD 49,06 48 47,84 47,78 47,67 45,61 + Kinh tế tập thể 8,8 8,58 8,06 7,98 7,49 7,11 + Kinh tế tư nhân 7,1 7,31 7,95 8,3 8,23 8,39 + Kinh tế cá thể 33,90 32,31 31,84 31,42 31,22 31,5 - Kinh tế có vốn FDI 12,20 13,28 13,75 13,76 14,47 15,17 (Nguồn Năm 2005, cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước 38,5%; kinh tế ngoài quốc doanh 47,0% và FDI là15,5%. Đáng quan tâm là, trong cơ cấu GDP theo thành phần và khu vực kinh tế, tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tập thể và cá thể giảm dần, khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng dần theo thời gian. Và đến năm 2004, tỷ trọng kinh tế Nhà nước vẫn chiếm 39,22% GDP so với 45,61% của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và 15,17% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.Tính chung từ 1988 đến hết tháng 6-2005, cả nước đã thu hút 6487 dự án FDI, số vốn đăng ký 49.865 triệu USD, vốn pháp định 24.308 triệu USD. Tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện có trên 125 nghìn cái, hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Các HTX có trên 10 nghìn cái,chủ yếu làm chức năm dịch vụ. Các yếu tố trực tiếp tác động đến xu hướng đó là luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài, luật Hợp tác xã... trong đó mạnh nhất là luật doanh nghiệp. 74 75 Chương III. Phương hướng và giải pháp tăng cường đầu tư nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1/ Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong đầu tư, gắn quy hoạch với kế hoạch để thúc đẩy chuyển đổi nhanh CCKT. - Giải pháp này đòi hỏi các tỉnh, thành phố trong cả nước phải rà soát lại các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong từng vùng, từng tỉnh, thành phố; cập nhật các dự báo, xem xét lại các khả năng hiện thực, xác định lại CCKT theo hướng phát huy các nguồn tiềm năng trong vùng, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và nâng cao mức sống của dân cư. Các bộ, ngành ở trung ương cần nhanh chóng tổ chức lại và tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ để nâng cao chất lượng công tác dự báo, nhất là dự báo thị trường trong nước và ngoài nước, cập nhật và thông báo thường xuyên những dự báo cho các địa phương, các ngành hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh... giúp họ điều chỉnh kịp thời cơ cấu sản xuất. - Thực hiện một số chính sách ưu đãi về thuế, tiền thu từ đất để khuyến khích đầu tư theo quy hoạch chuyển đổi CCKT. Đi cùng với đó, công tác giải phóng mặt bằng cần được thực hiện một cách có hiệu quả, tránh tình trạng chậm trễ, làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. - Rà soát lại tất cả các quy hoạch ngành và sản phẩm quan trọng để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, đi đôi với tăng cường chỉ đạo thực hiện 76 theo đúng quy hoạch, bảo đảm kỷ cương trong công tác quy hoạch, tránh tình trạng “quy hoạch một đằng kế hoạch một nẻo”, dẫn tới phá vỡ quy hoạch và gây hậu quả xấu. Các ngành, các địa phương có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển theo quy hoạch nhưng cũng tránh tình trạng điều chỉnh quy hoạch một cách tùy tiện, gây tác động xấu đến chiến lược và quy hoạch phát triển chung của cả nước. 2/ Huy động nguồn vốn đầu tư hướng vào các mục tiêu chuyển dịch CCKT trong các ngành, các vùng kinh tế. Các chương trình đầu tư cần hướng vào mục tiêu thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm trong các ngành kinh tế, các vùng kinh tế. - Tập trung nguồn lực trong nước và ODA để giải quyết những bất cập về cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện, nước, viễn thông, bến bãi, tạo điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án BOT, BT,… Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn đầu tư từ NSNN thì không đủ và không thể đủ sức làm thay đổi CCKT. Tuy nhiên, việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách theo một cơ cấu thích hợp sẽ là một giải pháp cực kỳ quan trọng thu hút các nguồn vốn khác cùng đầu tư chuyển dịch CCKT. Tăng nguồn vốn tín dụng đầu tư ưu đãi để thực hiện nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở chế biến, trang bị lại thiết bị cho các cơ sở công nghiệp có lợi thế để thúc đẩy nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu từng sản phẩm. - Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi loại hình doanh nghiệp phát triển, tập trung vào xây dựng cơ chế một cửa thực sự; tiến hành rà soát, giảm thiểu các loại giấy phép, thời gian cũng như chi phí gia nhập thị trường cho tất cả các nhà đầu tư; không hạn chế về quy mô đầu tư; cần đổi mới cơ chế sử dụng vốn, thủ tục cho vay của các ngân hàng thương mại để huy 77 động và cho vay tốt hơn. - Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các loại thị trường, trong đó có thị trường vốn và thị trường bất động sản. Cần tích cực đẩy mạnh chương trình đổi mới DNNN, đặc biệt đẩy nhạnh việc cổ phần hoá để thu hút nguồn vốn đầu tư mới từ xã hội thông qua thị trường chứng khoán. Nên có các quy định để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế từng bước phải niên yết cổ phiếu và huy động qua thị trường chứng khoán. Tăng cường hoàn thiện thị trường tiền tệ, lành mạnh hoá các dịch vụ giao dịch, tăng cường mối liên kết giữa các tổ chức tài chính với người sản xuất bằng các hoạt động đầu tư vốn. Các ngân hàng tăng cường vốn và hình thức cho vay trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, nhất là cho các dự án có quy mô lớn. Đối với thị trường bất động sản, cần sớm hình thành cơ chế giá bất động sản theo thị trường; có chính sách để dễ dàng chuyển quyền sử dụng đất thành hàng hoá thì đất đai mới có thể trở thành nguồn vốn quan trọng cho phát triển. Đối với nguồn vốn nước ngoài: - Từng ngành cần xây dựng và công bố Danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Đối với một số ngành nghề nhạy cảm như đối với ngân hàng, bảo hiểm, hàng không…cần có quy định rõ về tỷ lệ khống chế vốn của nhà đầu tư nước ngoài một cách phù hợp. Đối với các ngành nghề còn lại, cần mở rộng hơn tỷ lệ 30% như quy định hiện nay. Nghiên cứu để sớm rút ngắn diện các dự án phải cấp phép đầu tư, chuyển sang hình thức chủ đầu tư đăng ký dự án, nghĩa là chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm. - Cần bảo đảm thực hiện các nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm sao tạo nên một phản ứng dây chuyền tốt 78 cho các nhà đầu tư lôi kéo các nhà đầu tư sau. Việt Nam đang đánh giá có những lợi thế cơ bản để thu hút vốn đầu tư nước ngoài như thể chế chính trị; xã hội ổn định; ví trí địa lý thuận lợi; lực lượng lao động có tinh thần cần cù, chịu học hỏi,có trình độ …nên rất cần hoàn thiện những yêu cầu khác để hấp dẫn các nhà đầu tư. 3/ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch CCKT. Cần khẳng định vai trò rất quan trọng của khoa học và công nghệ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tác động để chuyển đổi nhanh CCKT, cơ cấu sản phẩm trong từng vùng, từng ngành và trong toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, cần nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, các viện nghiên cứu trực tiếp ký hợp đồng với các cơ sở sản xuất, các địa phương trong việc nghiên cứu đề tài; thực hiện cơ chế thưởng thích đáng cho những công trình có tác động lớn, mang tính khoa học và thực tiễn cao. Hỗ trợ kinh phí cho các viện nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho việc chuyển đổi CCKT, cơ cấu sản xuất. Bên cạnh đó, cần nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài. - Ứng dụng công nghệ cao phục vụ nông nghiệp, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học. Ứng dụng công nghệ mới nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp. - Phát triển dịch vụ khoa học công nghệ: Đẩy mạnh các dịch vụ kiểm định, thử nghiệm ; phục hồi sửa chữa, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, phương tiện đo, kiểm; tư vấn ứng dụng hệ thống quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế, các dịch vụ liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, tư vấn hỗ trợ chuyển giao công nghệ, xử lý ô nhiễm môi trường, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất; dịch vụ tin 79 học, thông tin, tư vấn khoa học công nghệ; dịch vụ bảo vệ người tiêu dùng, hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại;… Tăng kinh phí đào tạo, nhất là đào tạo mới và đào tạo bổ sung đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt chú trọng đội ngũ công nhân lành nghề, giỏi việc, làm chủ được những công nghệ mới để hỗ trợ đắc lực cho việc chuyển dịch CCKT. Ở nông thôn, cần mở rộng các hình thức đào tạo nghề, gắn chặt với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao các quy trình sản xuất, quy trình canh tác... để làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đào tạo chủ nhiệm hợp tác xã, huy động lực lượng trí thức trẻ về nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tăng thêm chất lượng nguồn nhân lực, làm nòng cốt trong việc thay đổi cách làm ăn, tạo thế và lực mới cho chuyển dịch CCKT. 4/ Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCKT. Trước hết, cần quán triệt và nhất quán một số vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc như quan điểm phát triển, mô hình phát triển, CCKT, cơ cấu đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế theo từng giai đoạn để làm căn cứ cho các ngành, các vùng lãnh thổ, các địa phương xác định CCKT phù hợp. Một số quan hệ trên tầm vĩ mô như tích lũy, đầu tư, tiêu dùng, đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, quốc doanh và ngoài quốc doanh, mục tiêu cấp bách và mục tiêu lâu dài... cần được thống nhất trong nhận thức và trong điều hành của các ngành, các cấp. Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích, dự báo các khả năng, hỗ trợ nguồn vốn, nguồn nhân lực để tập trung cho việc chuyển dịch CCKT ; xây dựng chương trình hành động cụ thể về chuyển dịch CCKT, cơ cấu sản phẩm. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và tăng cường chế độ 80 kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, các cơ chế, chính sách đã được ban hành. - Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu nhằm thực hiện đúng tiến độ và bảo đảm được hiệu quả của dự án, đặc biệt rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát chủ đầu tư, của các cơ quan quản lý nhà nước để chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, tạo niềm tin cho nhân dân khi tham gia vốn vào đầu tư. - Cần thay đổi tư duy coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý thành doanh nghiệp là đối tượng phục vụ. Trước khi ban hành chính sách mới, cần thăm dò dự luận rộng rãi xem tác động đến doanh nghiệp như thế nào; tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân có cơ hội tiếp cận, đầu tư vào các lĩnh vực (liên quan đến cơ sở hạ tầng) mà các DNNN đang độc quyền và đầu tư không hiệu quả. Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, gắn XTTM, du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài với phát triển thị trường, thu hút các nguồn lực trong nước. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Chính phủ để đảm bảo các luật mới về đầu tư, đấu thầu thực thi một cách nghiêm túc. Khắc phục tình trạng thực thi kém hiệu quả ở các cấp, các ngành, nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. 81 82 Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư PGS TS Nguyễn Thị Bạch Nguyệt TS. Từ Quang Phương- NXB Đại học KTQD 2007. 2. Giáo trình Kinh tế chính trị NXB Chính trị Quốc gia 2005 3. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 348 355 356 4. Giáo trình Lập dự án đầu tư 5. Giáo trình Kinh tế Phát triển GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng Nhà xuất bản Lao động Xã hội 2005 6. Bài giảng kinh tế Lượng PGS.TS. Nguyễn Quang Dong Nhà xuất bản Thống kê 2006 7. Niên giám thống kê 2003, 2004, 2005, 2006 8. Trang web của các: Bộ KHĐT, Tổng cục thống kê, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10081_2344.pdf
Luận văn liên quan