Thực trạng hợp đồng giao sau tại Việt Nam

- Hình thành cơ sở pháp lý giúp định hướng thị trường giao sau phát triển. - Chuẩn bị nhân lực, biên soạn tài liệu phổ biến rộng rãi các công cụ phái sinh. - Thành lập, vận hành thử các trung tâm giao dịch. Đánh giá và rút ra bài học.

pdf52 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3746 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hợp đồng giao sau tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU TẠI VIỆT NAM Thành viên nhóm 4: 1. Huỳnh Trung Dũng 2. Nguyễn Hoàng Lan 3. Nguyễn Thế Lộc 4. Vũ Thị Nga 5. Nguyễn Văn Phúc 6. Nguyễn Văn Thanh 7. Võ Thụy Vy 8. Chung Tư Hòa 9. Lê Huy Phương 2NỘI DUNG TRÌNH BÀY: I. Sơ lược về hợp đồng giao sau II. Quy định giao dịch giao sau trên Thị trường Chicago Board of Trade (CBOT) III. Khung pháp lý về hợp đồng giao sau tại Việt Nam IV. Thực trạng hợp đồng giao sau V. Đánh giá, kiến nghị thực trạng TTGS tại Việt Nam I. Sơ lược về hợp đồng giao sau I. Sơ lược về thị trường giao sau 1.Định nghĩa hợp đồng giao sau • Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định. 4I. Sơ lược về hợp đồng giao sau * Các khoản chuẩn hoá trong hợp đồng giao sau: 1. Khối lượng (VD: 37.500 pounds với cà phê) 2. Chất lượng 3. Tháng đáo hạn (3, 6, 9, 12) 4. Điều kiện giao hàng (VD: tối đa cách xa trung tâm 150 miles) 5. Cách thức giao hàng (3 cách) 6. Ngày giao hàng (VD: thứ sáu thứ ba trong tháng) 7. Mức biến động giá tối thiểu (VD: 0.05USD/pound) 8. Giới hạn biến động giá mỗi ngày (circuit breaker): 6 cent trong điều kiện bình thường. Không có giới hạn giá trong 2 tháng gần nhất 9. Ngày gìơ giao dịch (đấu giá và online): 8:30A.M. to 12:30 P.M. New York Time 5I. Sơ lược về hợp đồng giao sau 2. Công thức tính • Giả sử không có chi phí lưu kho, giá giao sau F được tính như sau: F=S.erT Với: S: giá giao ngay r: lãi suất phi rủi ro nước ngoài. T: kỳ hạn của hợp đồng. • Chi phí lưu kho có thể được xem là thu nhập âm. Nếu U là hiện giá của chi phí dự trữ sẽ phát sinh trong kỳ hạn của hợp đồng giao sau. Khi đó: F= (S+U)erT • Nếu chi phí lưu kho xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào tương ứng với giá hàng hóa, chúng được xem là thu nhập cổ tức âm. Như vậy: F= S.e(r+u)T (u: chi phí lưu kho hàng năm). và U = u.e-rT 6VD: Hợp đồng giao sau về vàng • Giả sử phí lưu kho là 2$/ounce/năm. Thanh toán vào cuối mỗi năm, giá giao ngay là 450$/ounce và lãi suất phi rủi ro là 7%/năm cho tất cả các kỳ hạn. Điều này tương ứng với: r = 0.07 ; S = 450 ; T = 1 và U = 2.e-0.07x1 = 1,865. giá giao sau được xác định như sau: F = (450 + 1,865) e0.07x1 = 484,63$ 7II. Quy định giao dịch giao sau trên Thị trường Chicago Board of Trade (CBOT) 1. Quy định giao dịch giao sau trên Thị trường CBOT 1.1. Định chế giao dịch hợp đồng giao sau: a) Sàn giao dịch (Exchange): Là tổ chức phi vụ lợi hay vụ lợi cung cấp các hợp đồng chuẩn hóa về nguyên liệu, tỷ giá hay sản phẩm tài chính. b) Tổ chức thanh toán bù trừ (Clearing house) Là cơ quan đi kèm với sàn giao dịch giúp điều phối việc thanh toán cũng như giao hàng. Tổ chức này đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của tất các bên tham gia thị trường 8II. Quy định giao dịch giao sau trên Thị trường Chicago Board of Trade (CBOT) 1.2 Sàn giao dịch tập trung: a) Hệ thống giao dịch: - Đấu giá mở (Open outcry): Trong phương thức giá mở trên sàn giao dịch người giao dịch “xướng to” bằng lời lệnh của mình nhằm xác định đối tác có dự định giao dịch với mình. Hệ thống này sử dụng ban ngày của ngày thường. - Hệ thống giao dịch điện tử (Electronic Trading Platforms): Các hợp đồng được giao dịch thông qua mạng máy tính. Hình thức này chiếm hơn 50% số hợp đồng được giao dịch. Hệ thống này chủ yếu dùng vào ban đêm và ngày nghỉ. b) Những người tham gia: - Nhà đầu cơ (speculator): Người giao dịch tham gia thị trường theo đuổi lợi nhuận, chấp nhận rủi ro cao. - Người bảo hộ (Hedger): Người giao dịch tham gia thị trường giao sau nhằm bảo hộ phòng ngừa rủi ro giá sản phẩm cơ sở. - Người môi giới (Broker): Cá nhân hay công ty làm trung gian môi giới cho những người giao dịch 9II. Quy định giao dịch giao sau trên Thị trường Chicago Board of Trade (CBOT) 1.3 Tổ chức thanh toán bù trừ: - Đảm bảo các bên giao dịch thực hiện nghĩa vụ của họ (thực hiện các lời hứa đã đưa ra). - Mỗi bên giao dịch chỉ có trách nhiệm với tổ chức thanh toán bù trừ mà không có trách nhiệm với người giao dịch khác. - Theo quy định 2000 CFMA, nghiệp vụ thanh toán bù trừ có thể khác nhau trong các ngành khác nhau - Tổ chức thanh toán bù trừ không được tham gia giao dịch cho tài khoản của chính mình. - Tổ chức thanh toán bù trừ cho thị trường Chicago Board of Trade (CBOT) là Chicago Mercantile Exchange Clearinghouse. 10 II. Quy định giao dịch giao sau trên Thị trường Chicago Board of Trade (CBOT) 1.4 Ký quỹ và thanh toán hàng ngày: a) Ký quỹ (Margin): Người giao dịch phải ký quỹ với ngừơi môi giới. Tiền ký quỹ có thể là tiền mặt, tín dụng thư ngân hàng hay các công cụ ngắn hạn của của Kho bạc Nhà nước. Mức ký quỹ từ 5%-15% giá trị hợp đồng tùy thuộc vào rủi ro của sản phẩm cơ sở. Sản phẩm cà phê ở Thị trường CBOT là 8% b) Thanh toán hàng ngày (Daily Settlement): Các khoản lỗ trong ngày làm giảm tiền ký quỹ. Người giao dịch phải thanh toán ngay lập tức các khoản lỗ bằng tiền mặt (marked-to-the-market). c) Các loại ký quỹ: Có 3 loại - Ký quỹ ban đầu: khoản này cần ký trước khi giao dịch - Ký quỹ tối thiểu: Khi khoản ký quỹ ban đầu giảm xuống đến mức tối thiểu, người giao dịch phải ký quỹ bổ sung cho bằng mữc ký quỹ ban đầu. Mức ký quỹ tối thiểu thường bằng 75% mức ký quỹ ban đầu. - Ký quỹ bổ sung: Khoản ký quỹ được yêu cầu để lập lại mức ký quỹ ban đầu 11 II. Quy định giao dịch giao sau trên Thị trường Chicago Board of Trade (CBOT) d) Thanh toán trong ngày: Các khoản lỗ làm giảm tiền ký quỹ. Người giao dịch phải thanh toán các khoản lỗ bằng tiền mặt. Các khoản lãi làm tăng tài khoản ký quỹ. Người giao dịch có thể rút ra số tiền chênh lệch so với ký quỹ ban đầu 1.5 Điều tiết thị trường giao sau: a) Người môi giới: Người môi giới có trách nhiệm: - Hiểu biết vị thế của khách hàng và dự định của họ. - Đảm bảo các khách hàng không làm rối loại thị trường. - Giữ các giao dịch của khách hàng tuân thủ các quy định của thị trường và của pháp luật b) Vai trò thị trường và cơ quan thanh toán bù trừ: - Ngăn cấm vi phạm. - Ngăn cấm hành vi gian dối. 12 II. Quy định giao dịch giao sau trên Thị trường Chicago Board of Trade (CBOT) c) Hiệp hội: - Lựa chọn các thành viên. - Yêu cầu các thành viên nắm giữ vốn của khách hàng có lượng vốn phù hợp. - Yêu cầu các thành viên ghi chép chi tiết các giao dịch d) Ủy ban quản lý thị trường: - Ủy ban bảo vệ những người tham gia thị trường chống lại những hành vi thao túng thị trường, lạm dụng giao dịch, vi phạm quy định về: + Thị trường giao sau + Thanh toán bù trừ giao sau + Các hiệp hội 13 III. Khung pháp lý về hợp đồng giao sau tại Việt Nam - Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005; - Nghị định số 158/2006/NDD-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết về Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; - Công văn số 8905/NHNN –QLNH ngày 18/10/2006 của NHNN yêu cầu hàng hóa giao dịch tương lai trên cơ sở hàng hóa thật; - Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Công văn số 9609/NHNN-QLNH ngày 09/11/2006 v/v đối tượng giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hoá; - Công văn số 84/QĐ-UBND ngày 15/01/2007 v/v quy định Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột 14 III. Khung pháp lý về hợp đồng giao sau tại Việt Nam - Công văn số 97/QĐ-SCT ngày 17/ 9/2008 v/v quy định quy chế Thành viên của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột Thành viên của TTGDCP bao gồm: 1. Thành viên kinh doanh. 2. Thành viên đăng ký bán. Điều 4. Điều kiện làm thành viên 1. Đối với thành viên kinh doanh a) Là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. b) Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cà phê. c) Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của TTGDCP. d) Các điều kiện khác do TTGDCP quy định trong trường hợp cần thiết. 15 III. Khung pháp lý về hợp đồng giao sau tại Việt Nam • Nội dung Công văn số 84/QĐ-UBND ngày 15/01/2007 v/v quy định Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột Điều 7 : Hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột theo nguyên tắc thành viên. Thành viên của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột là các tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, các tổ chức môi giới tài chính, môi giới thương mại trong nước, nước ngoài hoạt động trong hệ thống giao dịch của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột và được trực tiếp thực hiện giao dịch tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột. Ngoài ra các nông trường, chủ trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình sản xuất cà phê (gọi chung là tổ chức sản xuất cà phê) tham gia mua, bán cà phê tại Trung tâm. Việc đăng ký mua bán có thể từng đơn vị độc lập hoặc một nhóm đơn vị và được gọi chung là tổ chức đăng ký. 16 III. Khung pháp lý về hợp đồng giao sau tại Việt Nam - Tại Công văn số 95/QĐ-SCT ngày 17/ 9/2008 v/v quy định quy chế giao dịch Điều 8. Ký quỹ giao dịch: 1. Thành viên tham gia giao dịch mua phải ký quỹ giao dịch. Tiền ký quỹ không được trả lãi. 2. Mức ký quỹ giao dịch mua tối thiểu 10% giá trị khối lượng giao dịch. Giám đốc TTGDCP quy định mức ký quỹ cụ thể cho từng thời kỳ. 3. Trong trường hợp mức ký quỹ giao dịch không đủ theo quy định của TTGDCP cho khối lượng giao dịch (biến động giá tăng, thanh toán các loại phí và lệ phí thông qua tài khoản ký quỹ của thành viên kinh doanh) thì việc đặt lệnh giao dịch của thành viên cho khối lượng hàng hóa giao dịch đó không thực hiện được. 4. Trong trường hợp số dư tài khoản vượt mức ký quỹ theo quy định thì thành viên có quyền rút lại khoản vượt mức đó. 17 III. Khung pháp lý về hợp đồng giao sau tại Việt Nam - Tại Công văn số 95/QĐ-SCT ngày 17/ 9/2008 v/v quy định quy chế giao dịch Điều 11. Biên độ dao động giá: Giới hạn của biên độ dao động giá không được vượt quá 10% so với giá tham chiếu. Điều 18. Ủy thác giao dịch 1. Tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của TTGDCP có thể ủy thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán cà phê tại TTGDCP. 2. Việc ủy thác mua bán cà phê qua TTGDCP phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch bằng văn bản. Nội dung của hợp đồng uỷ thác giao dịch do các bên thoả thuận. 3. Yêu cầu giao dịch ủy thác được thực hiện cho từng lần giao dịch cụ thể trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch. Yêu cầu giao dịch ủy thác có thể được lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác được lưu giữ do các bên thoả thuận. 4. Thành viên kinh doanh chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng sau khi nhận được yêu cầu uỷ thác giao dịch. 5. Thành viên kinh doanh phải lưu giữ hợp đồng uỷ thác giao dịch, các yêu cầu uỷ thác giao dịch và các yêu cầu khác của khách hàng. 18 III. Khung pháp lý về hợp đồng giao sau tại Việt Nam - Công văn số 97/QĐ-SCT ngày 17/ 9/2008 v/v quy định quy chế Thành viên của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột 2. Đối với thành viên đăng ký bán a) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có diện tích cà phê tối thiểu từ 03 (ba) hecta cà phê trở lên hoặc có khối lượng cà phê nhân tối thiểu từ 05 (năm) tấn trở lên ký gửi tại hệ thống kho TTGDCP. b) Cá nhân đăng ký làm thành viên không đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. c) Cá nhân đăng ký làm thành viên phải từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. d) Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của TTGDCP. e) Các điều kiện khác do TTGDCP quy định trong trường hợp cần thiết. 19 IV. THỰC TRẠNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU CÀ PHÊ 1. Thị trường cà phê Việt Nam 1.1 Điều kiện tự nhiên phát triển cà phê tại Việt Nam:  Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển cây cà phê, đặc biệt là vùng đất đỏ bazan khu vựcTây Nguyên và Đông Nam bộ.  Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. 20 1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam  Năm 2007, cả nước xuất khẩu được trên 1,2 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD. Năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhưng xuất khẩu được 954.000 tấn, đạt kim ngạch 1,95 tỷ USD (giảm 22,4% về lượng, nhưng tăng 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007). 21 1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam  Kim ngạch xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm 2009 ước đạt 1,4 tỷ USD, tương ứng khối lượng 948.000 tấn, giảm 17,3% so với cùng kỳ 2008. Dự kiến, 2 tháng cuối năm mặt hàng này có thể đóng góp thêm hơn 200 triệu USD  Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam là: Anh, Ba Lan, Bỉ, Đức, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Pháp 22 1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam  Mặc dù niên vụ cà phê 2008-2009 VN vẫn đứng thứ hai thế giới về XK với sản lượng 1,1 - 1,2 triệu tấn, nhưng về giá trị xuất khẩu lại xếp thứ tư trên thế giới.  Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, dự kiến sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2009 - 2010 đạt khoảng 1.045.791 tấn, có thể sẽ giảm khoảng 15 - 20% so với niên vụ trước 23 1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam Sản lượng giảm là do tỷ lệ diện tích cà phê già cỗi chiếm đến gần 20% nên năng suất giảm và do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm người nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn nên chăm sóc cây cà phê kém hơn vụ trước. Bên cạnh đó, do thời tiết lúc đầu vụ không thuận lợi cũng đã góp phần làm cho sản lượng vụ này xuống thấp. 24 2. Thị trường cà phê trên thế giới 2.1 Tình hình xuất nhập khẩu cà phê trên thế giới  Năm 2008, sản lượng cung cấp cho hoạt động xuất nhập khẩu cà phê của thế giới khoảng 8 triệu tấn, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ là chủ yếu.  Ngoài ra, Nhật Bản, Italia, Pháp và Đức cũng là các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu cà phê rất lớn với giá trị nhập khẩu cà phê trên 1 tỉ USD.  Sản lượng cà phê xuất khẩu từ Ấn Độ, nước sản xuất cà phê lớn thứ 3 trên thế giới, giảm 16% trong 11 tháng của năm 2009  So với 1 năm trước, lượng hàng cà phê xuất khẩu từ Braxin, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, giảm 15% trong tháng 11/2009 25 2.1 Tình hình xuất nhập khẩu cà phê trên thế giới - Top 10 nước có kim ngạch nhập khẩu cà phê lớn nhất 11 tháng năm 2008 (triệu USD) 26 2.2 Tình hình xuất nhập khẩu cà phê trên thế giới Theo tổ chức cà phê quốc tế dự đoán sản lượng cà phê thế giới năm 2009-10 dự đoán sẽ nằm ở mức 123.6 triệu bao, giảm so với vụ mùa trước là 128.1 triệu bao. ICO nói họ đoán sản lượng giảm là do sản lượng ở các quốc gia bao gồm Brazil và một số quốc gia châu Phi và Trung Mỹ giảm. Colombia, quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ 3 của thế giới, dự đoán vụ sẽ không đạt như mong muốn 27 3. Thực trạng hợp đồng giao ngay tại BCEC (Buonmathuot Coffee Exchange Centre) 3.1 Thủ tục đăng ký thành viên *Thành viên kinh doanh Chức năng: Được hoạt động tự doanh và nhận ủy thác cho khách hàng trong hoạt động mua bán giao dịch tại BCEC Hồ Sơ đăng ký thành viên: - Đơn đăng ký làm thành viên kinh doanh (Theo mẫu) - 02 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Giấy chứng nhận đăng ký thuế - Giấy đề ghị mở tài khoản để giao dịch. - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc/Tổng, người đại diện hợp lệ 28 3. Thực trạng hợp đồng giao ngay BCEC  Thành viên đăng ký bán  Chức năng: Được thực hiện giao dịch bán tại BCEC (hoạt động mua phải ủy thác cho thành viên kinh doanh) Hồ sơ đăng ký thành viên - Đơn đăng ký làm thành viên đăng ký bán - Giấy đề nghị mở tài khoản để giao dịch(02 bản) - 02 Bản sao CMND (trường hợp cá nhân đăng ký) - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương về diện tích cà phê hiện có. - Có giấy xác nhận lưu ký chứng thư gửi kho. Điều kiện chung: Tổ chức, Cá nhân hộ gia đình phải có từ 3 hecta cà phê trở lên hoặc có một tấn cà phê nhân ký gửi tại kho BCEC 29 3. Thực trạng hợp đồng giao ngay tại BCEC -Tối đa 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký thành viên hợp lệ, Giám đốc Trung tâm BCEC ký quyết định công nhận tư cách thành viên. -Trong trường hợp từ chối BCEC trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. -Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có xác nhận lưu ký chứng thư gửi kho, BCEC ra quyết định công nhận tư cách thành viên ngay tại thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ. 30 3.Thực trạng hợp đồng giao ngay tại BCEC 3.2 Một số qui tắc về giao dịch tại BCEC - Đơn vị giao dịch là lô (1 lô = 1 tấn) - Tiền: VNĐ - Bước nhảy 50đồng/kg (50.000đ/tấn) - Biên độ giao động giá 10% - Để đặt lệnh mua bên mua phải có tối thiểu 30% tiền trong tài khoản. - Đặt lệnh bán, bên bán phải có 100% hàng thật - Giao dịch khớp lệnh(định kỳ) hoặc thỏa thuận 31 3.Thực trạng hợp đồng giao ngay tại BCEC 3.3 Về việc thanh toán – Giao hàng - T + 1 bên mua phải thực hiện thanh toán tiền - T+3 thời gian chậm nhất chuyển giao sản phẩm thanh lý hợp đồng. (T là ngày giao dịch thành công) - Hết thời hạn trên BCEC sẽ sử dụng tiền (Bên mua), hàng(bên bán) để chi trả các khoản phát sinh thiệt hại cho bên mua/bán vi phạm hợp đồng - Hiện nay hàng hóa ít, thành viên tham gia chưa nhiều nên chủ yếu là giao dịch thỏa thuận 32 3.Thực trạng hợp đồng giao ngay tại BCEC 3.4 Qui Trình mua bán: Sau khi 2 bên thỏa thuận được về khối lượng, chủng loại, chất lượng, giá…, sàn BCEC sẽ có phiếu xác nhận khớp lệnh. Bên mua hàng sẽ phải nộp/chuyển khoản đủ 100% tiền vào tài khoản ký quỹ (tại NH Techcombank) trong thời hạn T+1. Ngoài ra còn có các khoản phí: Phí thành viên, giao dịch, thanh toán bù trừ, phí kiểm định, lưu kho, bốc dỡ, gia công chế biến, đóng gói… Sau khi khớp lệnh có xác nhận của BCEC - Thành viên có thể rút tiền tại NH Techcombank theo mẫu giấy rút tiền mặt của NH. - Có thể rút hàng tại kho của BCEC 33 3.Thực trạng hợp đồng giao ngay tại BCEC 3.4 Một số mẫu giao dịch và số liệu. Chứng thư Phiếu đặt lệnh mua Phiếu đặt lệnh bán Xác nhận khớp lệnh Doanh số giao dịch qua sàn 2009 Doanh số giao dịch qua sàn đến 2010 đến tháng 03 34 3.Thực trạng hợp đồng giao ngay tại BCEC Doanh số giao dịch qua sàn BCEC 9 tháng đầu năm 2009 là 3.268 triệu đồng. Doanh số giao dịch qua sàn đến 25/02/2010 là 756 triệu đồng Doanh số cho vay tại Techcombank đến 5/02/2010 là 4.518 triệu đồng 35 36 37 38 39 40 V. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TẠI VN 1. Những lợi ích của thị trường giao sau 2. Những hạn chế cần khắc phục 2. Nguyên nhân khiến thị trường giao sau chưa phát triển tại Việt Nam 3. Kiến nghị và định hướng phát triển 41 1. Những lợi ích của Thị trường giao sau a. Những lợi ích của thị trường giao sau - Là một công cụ tài chính làm phong phú và đa dạng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng. - Thông qua thị trường giao sau giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro biến động giá cả thị trường của tài sản cơ sở. - Người sản xuất, xuất khẩu yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và tổ chức xuất khẩu mạnh dạn ký kết hợp đồng xuất khẩu. 42 a. Những lợi ích của thị trường giao sau - Các tổ chức tín dụng yên tâm cho vay đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. - Góp phần nâng cao nhận thức của các cá nhân, doanh nghiệp trong nước về Hợp đồng tương lai là một công cụ phái sinh để vận dụng vào thực tiễn để hạn chế rủi ro về giá, tỉ giá 43 b. Thành lập trung tâm và sàn Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) - Khắc phục được tình trạng giao dịch tản mạn, tự phát, không phản ánh rõ nét mối quan hệ cung - cầu và giá cả . - Giúp người trồng cà phê bán được hàng sát với giá thị trường và các nhà kinh doanh được lợi khi thực hiện giao dịch - Giúp người nông dân làm quen với phương thức mua bán hàng hiện đại 44 b. Thành lập trung tâm và sàn Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) - Dự báo sát với diễn biến của thị trường, định hướng việc đầu tư, phát triển ngành cà phê. - BCEC là một hình thức thuận lợi để áp dụng tiêu chuẩn hóa chất lượng và phẩm cấp sản phẩm - Giúp doanh nghiệp có những công cụ bảo hiểm rủi ro về giá hữu hiệu - Bước đệm để tiến tới phát triển TTGS các mặt hàng nông sản khác ở Việt Nam 45 2. Nguyên nhân khiến thị trường giao sau chưa phát triển tại VN a. Về phía doanh nghiệp và người dân - Các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu hết tầm quan trọng và phương thức hoạt động của các công cụ phái sinh - Chi phí giao dịch thực tế liên quan đến công cụ phái sinh còn cao - Vấn đề phân định quyền hạn và trách nhiệm trong doanh nghiệp Việt Nam chưa rõ ràng 46 * Đối với giao dịch tại BCEC - Thói quen mua bán cũ khá tiện lợi cho người nông dân - Doanh nghiệp lớn chưa muốn vào sàn - BCEC là mô hình giao dịch mới, nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm, hình thức hoạt động còn chưa phù hợp với nhu cầu và tâm lý của người Việt Nam a.Về phía doanh nghiệp và người dân 47 b. Về phía Ngân hàng - Trình độ và kiến thức của nhân viên về công cụ phái sinh còn chưa cao. - Ngân hàng vẫn còn yếu trong tuyên truyền và tiếp cận khách hàng. - Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới việc quảng bá sản phẩm phái sinh 48 c. Về pháp lý của chính phủ - Quy định pháp luật về hoạt động của thị trường phái sinh còn thiếu và không phù hợp. - Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa tương đồng với Chuẩn mực kế toán Quốc tế 49 3. Kiến nghị và định hướng phát triển cho TTGS tại VN 3.1 Kiến nghị - Nâng cao kiến thức, như nhận thức về tầm quan trọng của các công cụ phái sinh cho người dân và doanh nghiệp. - Thay đổi thói quen cũ của người dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận những công cụ mua-bán mới 50 3.1 Kiến nghị - Ngân hàng cần phải chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, con người để có thể đáp ứng sự phát triển của thị trường này trong tương lai - Kết hợp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về công cụ phái sinh tới các khách hàng - Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, tạo điều kiện cho các công cụ phái sinh phát triển. 51 3.2 Định hướng phát triển cho TTGS tại VN - Hình thành cơ sở pháp lý giúp định hướng thị trường giao sau phát triển. - Chuẩn bị nhân lực, biên soạn tài liệu phổ biến rộng rãi các công cụ phái sinh. - Thành lập, vận hành thử các trung tâm giao dịch. Đánh giá và rút ra bài học. 52 Cảm ơn Cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_4_thuc_trang_hd_future_tai_vn_phuc_tap_hop_l3_7178.pdf
Luận văn liên quan