Luật Thương mại 2005 quy định kháiniệm khuyến mại ở Khoản 1 Điều 88: “Khuyếnmại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bánhàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhấtđịnh.” Như vậy, khuyến mại có thể được biểu hiện là “cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích chokhách hàng, bao gồm lợi ích vật chất như tiền, hàng hóa hay lợi ích phi vậtchất (được cung ứng dịch vụ miễn phí)” nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ. Dấu hiệu dành cho khách hàng những lợi ích nhất định là dấu hiệu đặctrưng của hoạt động khuyến mại để phân biệt hoạt động khuyến mại với các hìnhthức xúc tiến thương mại với các hình thức xúc tiến thương mại khác.
MỤC LỤC
I. Sơ lược về hoạt khuyến mại. 1
1.1. Khái niệm khuyến mại. 1
1.2. Đặc điểm của khuyến mại. 1
II. Thực trạng pháp luật về khuyến mại của nước ta hiện nay. 2
2.1. Các hình thức khuyến mại. 2
2.1.1) Đưa hàng mẫu cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. 2
2.1.2) Tặng hàng hóa cho khách hàng cung ứng dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ. 2
2.1.3) Bán hàng cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó. 3
2.1.4) Bán hàng cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hoặc một số lợi ích nhất định. 4
2.1.5) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàngđể chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. 5
2.1.6) Bán hàng cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi. 5
2.1.7) Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc giá trị hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa,dịch vụ hoặc các hình thức khác. 6
2.1.8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. 6
2.1.9) Cá hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại chấp thuận. 7
2.2 Các quy định về hoạt động khuyến mại bị cấm. 7
2.3. Các quy định về dịch vụ khuyến mại 8
2.4.Quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại. 9
Ngoài các quy định trên thì pháp luật cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của thương nhân khi thực hiện hoạt động khuyến mại . Những quy định này đảm bảo cho quyền tự do kinh doanh của thương nhân trong khuôn khổ pháp luật . 9
II. Nhận xét về quy định của pháp luật khuyến mại hiện hành từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật khuyến mại ở Việt Nam 10
3.1. . Nhận xét về quy định pháp luật về khuyến mại của nước ta hiện nay. 10
3.1.1) Những hạn chế về hình thức khuyến mại. 10
3.1.2) Về chất lượng hàng hóa, dịch vụ dụng cho khuyến mại. 11
3.1.3 ) Một số bất cập khác mà hiện nay xảy ra. 11
3.2. Nguyên nhân của những bất cập trên. 12
3.3. Một số kiến nghị 13
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng pháp luật về khuyến mại của nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG
Sơ lược về hoạt khuyến mại.
1.1. Khái niệm khuyến mại.
Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm khuyến mại ở Khoản 1 Điều 88: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.” Như vậy, khuyến mại có thể được biểu hiện là “cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất như tiền, hàng hóa hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí)” nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Dấu hiệu dành cho khách hàng những lợi ích nhất định là dấu hiệu đặc trưng của hoạt động khuyến mại để phân biệt hoạt động khuyến mại với các hình thức xúc tiến thương mại với các hình thức xúc tiến thương mại khác.
Đặc điểm của khuyến mại.
Theo quy đinh của Luật thương mại, khuyến mại có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thương xuyên. Tổ chức cá nhân kinh doanh có thể tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại hoặc có thể kinh doanh dịch vụ khuyến mại bằng cách thực hiện việc khuyến mại hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác thỏa thuận với thương nhân đó. Quan hệ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại với thương nhân kinh doanh dịch vụ. Pháp luật Việt Nam không cho phép các văn phòng đại diện cho thương nhân tiến hành khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thưng nhân mà mình đại diện.
+ Cách thực hiện xúc tiến thương mại: Là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái canh tranh, phản ứng của đối thủ canh tranh trên thương trường, tùy thuộc điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá… hoặc là lợi ích phi vật chất khác. Khác hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dung hoặc các trung gian phân phối.
+ Mục đích của khuyến mại là việc bán hàng và cug ứng dịch vụ. để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, gới thiệu một sản phẩm mới, khích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng hóa đặt mua… thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ.
II. Thực trạng pháp luật về khuyến mại của nước ta hiện nay.
2.1. Các hình thức khuyến mại.
Các hình thức khuyến mại được quy định rất chi tiết trong luật TM năm 2005 và nghị định số 37/2006 NĐ-CP. Việc các nhà lập pháp đưa ra các hình thức khuyến mại đã giúp cho thương nhân có nhiều sự lựa chọn hơn khi thực hiện những hoạt động khuyến mại phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình
2.1.1) Đưa hàng mẫu cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
Hàng mẫu đưa cho khách hàng , dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hóa dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thj trường.
Thực hiện hoạt động khuyến mại bằng hình thức phát hành mẫu có thể giúp thương nhân thăm dò nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trước khi đưa sản phẩm chính thức ra thị trường . Bên cạnh đó hình thức này cũng cũng thể hiện được’sự hiểu biết của thương nhân kinh doanh hàng hóa cung ứng dịch vụ về thị trường. Đó là, đối tượng khách hàng mà thương nhân nhắm tới khi phát hành hàng mẫu.
Phát hành mẫu còn mang ý nghĩa là thương nhân tạo điều kiện cho khách hàng được sự dungfjsanr phẩm miễn phí. Đây có thể coi là một cách đê quảng cáo cho sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Người tiêu dùng có thể nhanh chóng biết đến một sản phẩm mới qua thời gian dùng thử. Thông qua các chiến dịch phát hàng mẫu , thương nhân thể kết hợp các hoạt động trưng cầu ý kiến của người tiêu dùng để có được sự cải tiến về chất lượng sản phẩm trước khi phân phối rộng rãi trên thị trường.
2.1.2) Tặng hàng hóa cho khách hàng cung ứng dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ.
Hình thức tặng hàng hóa cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền cũng thường được sử dụng khi thương nhân thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại. Tặng quà được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân. Khi hàng hóa phân phối trên thị tường , đẻ thu hút sự chú ý của khách hàng các thương nhân sẽ đính kèm quà tặng và hàng hóa của họ. Hàng hóa, dịch vụ dùng là quà tặng có thể là hàng hóa dịch vụ mà thương nhân đang kinh doanh hoặc của thương nhân khác.
Việc pháp luật cho phép sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để tặng phát cho phép khuyến khích sự xúc tiến thương mại của các thương nhân nhằm khai thác lợi ích tối đa. Việc tặng quà trong trường hợp này không có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua bán, sử dụng dịch vụ, mà thương nhân còn có cơ hội quảng cáo, giới thiệu về hàng hóa dịch vụ của nhau. Theo quy định của pháp luật, tặng quà được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua bán hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của thương nhân nhưng cũng có thể không gắn liền với hành vi mua bán sử dụng dịch vụ. Hạn mức tối đa về giá trị quà tặng ,giá trị dịch vụ tặng cho khách hàng không bị hạn chế theo đơn giá hàng hóa, dịch vụ tức là có thể mua một tặng một hàng hóa cùng loại hoặc mua hai tặng 1 nhưng tổng giá trị hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại ko được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa dịch vụ được khuyến mại. Quy định này có mục đích vừa dảm bảo tính chủ độc cho thương nhân thực hiện khuyến mại vừa ngăn chặn hành vi bán phá giá để cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc tặng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, khi hực hiện hoạt động khuyến mại theo hình thức này các thương nhân phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa tặc cho khách hàng,dịch vụ khng thu tiền và phải bảo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hóa dịch vụ đó.
2.1.3) Bán hàng cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó.
Hình thức khuyến mại này còn hiểu biết đến cái tên giảm giá. Giảm giá là hành vi bán hàng , cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá bán thấp hơn giá bán giá cung ứng dịch vụ đó trước thời gian khuyến mại. Hình thức khuyến mại này thường được các thương nhân sử dụng bởi vì nó có hiệu quả cao trong việc tác động đến tâm lý người tiêu dùng hơn ( thích mua sản phẩm rẻ hơn so với giá đã niêm yết trước đó).
Tuy nhiên, nếu các thương nhân quá lạm dụng hình thức này sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Các nhà sản xuất sẽ đua nhau giảm giá sản phẩm của mình thấp hơn để thu hút sự chú ý của khách hàng. Do đó, để ngăn ngừa hành vi này, việc giảm giá phải tuân thủ các quy định về hạn mức tối da giá trị của hàng hóa. Theo quy định tại điều 6 và Khoản 1 Điều 9 NĐ số 37/ NĐ-CP/2006 thì mức giảm hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50%giá của hàng hóa dịch vụ đó trước thời gian khuyến mại. Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều 9 của NĐ này pháp luật còn quy định nếu hàng hóa , dịch vụ thuộc diện nhà nước quản lý thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của chính phủ cụ thể như: không được giảm giá đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quy định giá cụ thể, không được giảm giá xuống thấp hơn mức tối thiểu đối với hàng hóa dịch vụ nhà nước quy định khung giá hoặc giá tối thiểu.
Về thời gian thực hiện chương trình giảm giá được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 9 NĐ số 37/NĐ-CP/2006, tho đó thì ; Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với mọt loại nhãn hiêu hàng hóa dịch vụ không được vượt quá 90 ngày trong 1 năm và một trương trình khuyến mại kông được vượt quá 45 ngày.
Có thể thấy việc pháp luật quy định khá chặt chẽ về hình thức nay là hợp lý. Bởi lẽ đây là hình thức khuyến mại dễ dàng thực hiện các thương nhân có thể áp dụng nó với ngay hàng hóa của mình tại các đại lý.
Do đó, không thể tránh khỏi việc một số thương nhân lựi dụng giảm giá để bán phá giá hàng hóa , dịch vụ tranh dành thị phần của các thương nhân khác. Pháp luật càng có những quy định cụ thể về hạn mức tối đa, thời gian của trương trình giảm giá thì càng tránh được nguy cơ của việc cạnh tranh không lành mạnh , gây ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của thương nhân khác.
2.1.4) Bán hàng cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hoặc một số lợi ích nhất định.
Theo hình thức khuyến mại này thì khách hàng khi mua hàng hóa , sử dụng dịch vụ của thương nhân sẽ được phát kèm phiếu mua hàng , phiếu sử dụng dịch vụ và khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích nhất định từ những phương thức đó. Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giảm giá hoặc có mệnh giá nhất sđịnh để thanh toán cho những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho phép sử dụng dịch vụ miễn phí , theo điều kiện nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Với hình thức khuyến mại nay các thương nhân có thể dành cho khách hàng của mình những lợi ích nhất định vào lần sau khi họ đến mua hàng.
Hình thức khuyến mại này cũng được pháp luật quy định chi tiết về giá trị vật chất của piếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ . Giá trị tối đa của phiếu mua hàng ,phiếu sd dịch vụ được tặng kèm theo hàng hóa, dịch vụ trong thời gian khuyến mại không được vượt quá 50%giá của hàng hóa dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại. ngoài ra, khi sử dụng hình thức khuyến mại này các thương nhân còn phải thông báo công khai các thông tin liên quan như: giá trị bằng tiền hoặc lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng tờ phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ , địa điểm bán hàng ,cung ứng dịch vụ và các loại hàng hóa dịch vụ mà khách hàng có thể nhận được tờ phiếu mua hàng , phiếu sử dụng dịch vụ đó.
2.1.5) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàngđể chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
Những hình thức khuyến mại ở trên có thể mang lại lợi ích vật chất trực tiếp dễ dàng nhận thấy trước mắt cho người tiêu dùng như được tặng quà hay được mua với giá thấp hơn của sản phẩm trước chương trình khuyến mại. Hình thức bán hàng , cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng tì không như vậy, Thông qua việc mua hàng hóa sử dụng dịch vụ khách hàng có cơ hội tham gia một cuộc thi do thương nhân tổ chức. Khi tham gia vào cuộc thi, khách hàng có cơ hội nhận được giải thưởng . Mục đích của thương nhân khi áp dụng hình thức này là thu hút sự hiếu kỳ của khách hàng đối với sản phẩm của mình từ đó đánh giá mức độ quan tâm của họ đối với hàng hóa dịch vụ đó.
Khi thực hiện khuyến mại theo hình thức này các thương nhân phải đảm bảo tổ chức cuộc thi và mở thưởng công khai có sự chứng kiến của đại diện khách hàng và phải thông báo cho sở Thương mại nơi tổ chức thi, mở thưởng ; việc giao giải thưởng đã công bố . Luật Thương mại 2005 cũng quy định về nội dung của phiếu dự thi. Theo đó thì phiếu ự thi phải thông báo công khai các thông tin như : tên của hoạt động khuyến mại, thời gian khuyến mại, giá bán hàng hóa , giá cung ứng dịch vụ khuyến mại.
2.1.6) Bán hàng cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi.
Khi khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ sẽ được tham gia vào một chương trình do thương nhân tổ chức và việc trúng thưởng được chọn trên sự may mắn của người tham dự. hình thức khuyến mại này có thể gặp trong thực tế dưới một số dạng, ví dụ như : bốc thăm, cào số trúng thưởng, bóc, mở sản phẩm để nhận được giải thưởng.. Khuyến mại bằng cách đưa ra các chương trình mang tính may rủi cũng tạo nên sự hấp dẫn đối với khách hàng, do tâm lý muốn thử vận may của đại đa số người tiêu dùng.
Đây cũng là hình thức khuyến mại dễ xảy ra tiêu cực nhất trong số cá hình thức khuyến mại mà pháp luật quy định. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh có thể lạm dụng hình thức này để lừa dối khách hàng. Do đó, việc pháp luật đưa ra các quy định chặt chẽ đối với hình thức bán hàng cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi cũng nhằm mục đích bảo vệ tối đa lợi ích người tiêu dùng. Chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ chức công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng . nếu trong trường hợp giá trị giải thưởng từ 100triệu đồng trở lên , thương nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền. Đó là sở thương mại nơi tổ chức khuyến mại.
Đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi có phát hành vé số dự thưởng phải tuân theo các quy định của pháp luật
Pháp luật cũng quy định tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 180 ngày trong 1 năm , một chương trình khuyến mại không được vượt quá 90 ngày.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn trao thưởng , giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải trích nộp 50%giá trị đã công bố và ngân sách nhà nước
2.1.7) Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc giá trị hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa,dịch vụ hoặc các hình thức khác.
Thương nhân thực hiện khuyến mại theo hình thức này phải tuân thủ quy định về thông báo các thông tin liên quan tại Điều 97 luật TM có trách nhiệm xác nhận kịp thời chính xác sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên.
Thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ phải có đầy đủ cá nội dung chủ yếu sau:
- Tên của thẻ hoặc phiếu
- Điều kiện và cách thức ghi nhận sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên, việc mua bán hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Trong trường hợp không thể ghi đầy đủ các nội dung nêu tại điểm này thì phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung đó cho khách hàng bắt đầu tham gia chương trình.
Ngoài ra, thương nhân phải thông báo công khai thông tin về các chi phí khác mà khách hàng phải tự chịu khi tham gia vào các chương trình khách hàng thường xuyên được tổ chức.
2.1.8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
Trong bối cảnh cá mối quan hệ maketting trên thị trường ngày càng phức tạp, việc thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến khích dành cho khách hàng là một công cụ quảng bá khá hiệu quả. Thương nhân cần thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với những khách hàng thường xuyên tới mua hàng. Bởi vì, đây là lượng khách hàng thực sự tiềm năng và có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận cho hạt động kinh doanh. Các chương trình văn hóa nghệ thuật, giải trí là cách mà thương nhân dành sự ưu đãi cho những khách hàng này. Mục tiêu chính của hình thức này là mang chương trình văn hóa nghệ thuật đến cho khách hàng từ đó thu hút được sự chú ý của họ tới hàng hóa , dịch vụ thương nhân cung ứng
2.1.9) Cá hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại chấp thuận.
Với sự phát triển của máy tính và mạng internet như hiện nay thương nhân có thể kinh doanh hàng hóa dịch vụ của mình thông qua các website hoặc cá hệ thống bán hàng điện tử mà không cần thiết phải trưng bày hàng hóa tại cửa hàng.
Pháp luật về khuyến mại đã kịp thời bổ sung những quy định phù hợp để điều chỉnh các hình thức kinh doanh mới mẻ này , Đối với chương trình khuyến mại hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, được mua bán hoặc cung ứng qua internet và qua các phương tiện điện tử khác , thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ các quy định về khuyến maijnhw các hình thức khuyến mại được quy định trong luật Tm năm 205 và nghị định 37/NĐ-CP/2006. Bên cạnh đó thương nhân có thể đưa ra những hình thức khuyến maijkhacs phù hợp với mục đích kinh doanh của mình nhưng phải được sự đồng ý và cho phép của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
2.2 Các quy định về hoạt động khuyến mại bị cấm.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hoạt động kinh doanh của mỗi chủ thể luôn tồn tại độc lập nhưng cũng nằm trong một chỉnh thể thong nhất . trong đó, mỗi hoạt động của chủ thể này đều có thể gây ảnh hưởng đến các chủ thể khác có thể theo mặt tích cực hoặc tiêu cực. Hoạt động khuyến mại của thương nhân cũng là một ví dụ điển hình Cơ hội khuyến mại mà thương nhân có được có thể gây khó khăn cho các thương nhân khác ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh. Không những thế, nó có thể làm người tiêu dùng phân vân trong việc lựa chọn hàng hóa dịch vụ.
Nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đó Luật TM 2005 đã quy định chi tiết về những hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại tại điều 100: theo đó thì những hoạt động khuyến mãi bị nhà nước cấm thực hiện bao gồm ;
- Khuyến mại cho hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh, hàng háo dịch vụ hạn chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng;
- Sử dụng hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa dịch vụ bị hạn chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông , dịch vụ chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
- Khuyến mại hoặc sử dụng rượu bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi;
- Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức;
-Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khắc hàng;
- Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm hại đến môi trường, sức khỏe con người và lợi ích công cộng khác;
- Khuyến mại tại trường học bệnh viện, trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chinh trị, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng;
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;-
- Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ khuyến mại vượt quá mức tối đa theo quy định của pháp luật;
Như vậy , với các quy định nêu trên nhà nước mong muốn các doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
2.3. Các quy định về dịch vụ khuyến mại
Vớí tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay , các dịch vụ khuyến mại ngày càng tăng bởi tính chuyên nghiệp và hiệu quả mà nó mang lại cao hơn hẳn hoạt động khuyến mại do danh nghiệp sản xuất – kinh doanh tự tiến hành . khi thương nhân muốn khuyến mại cho sản phẩm của mình, họ không nhất thiết phải tham gia trực tiếp vào từng gia đoạn cụ thể mà có thể thuê thương nhân khác kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện cá công việc này,. Hình thức kinh doanh này cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật vè khuyến mại. Theo đó, thương nhân có thể tự mình thực hiện hoạt động khuyến mại hoặc sử dụng dịch vụ do thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại cung cấp trên cơ sở hợp đồng.
Dịch vụ khuyến mại là một loại hình dịch vụ thương mại, thương nhân kinh doanh dịch vụ tổ chức, thực hiện khuyến mại nhằm mục đích tìm kiếm cơ hội thương mại cho mình. Trong khi đó thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại lại nhằm tìn kiếm cơ hội thương nhân cho thương nhân khác à tìm kiếm lợi nhuận cho ình thông qua thù lao dịch vụ.
Về cơ sở tiến hành hoạt động khuyến mại; nhu cầu thúc đẩy phát triển thương mại là cơ sở kinh tế để thương nhân xây dựng và triển khai kế hoạch khuyến mại cho mình. Quá trình này được thực hiện trên quyền tự do hoạt động khuyến mại mà pháp luật ghi nhận. Như vậy có thể nói , nhu cầu khuyến khích phát triển hương mại và quyền tự do hoạt động khuyến mại là cơ sở kinh tế và pháp lý để thương nhân tự mình tiến hành hoạt động khuyến mại. Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại, cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động khuyến mại là hợp ddoongf dịch vụ được ký kết giữa thương nhân kinh doanh dịch vụ và thương nhân thuê dịch vụ, trong đó thỏa thuận rõ về hình thức khuyến mại, thời gian thực hiện , nội dung công việc cần thực hiện, thù lao dịch vụ. Cho dù việc khuyến mại được thực hiên vì lợi ích tìm kiếm cơ hội thương mại cho người khác , thương nhân kinh daonh dịch vụ khuyến mại trong quá trình hành nghề vẫn phải thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về khuyến mại, tôn trọng lợi ích của nhà nước, của thương nhân khác và của người tiêu dùng.
Ngoài các quy định của pháp luật kinh doanh được áp dụng chung cho mọi ngành nghề kinh doanh, pháp luật thương mại có một số quy định riêng áp dụng cho thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại. Nội dung những quy định này tập chung chủ yếu vào các vấn đề; điều kiện kinh đoanh dịch vụ khuyến mại, cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt độngkhuyến mại, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ và thương nhân thuê dịch vụ khuyến mại, vấn đề trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ khuến mại trước người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh của thương nhân có nhu cầu khuyến mại..
2.4.Quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại.
Quản lí nhà nước với các quy định mang tính thủ tuch hành chính được xem là cách thức để nhà nước tác động vào tự do thương mại, là yếu tố tạo ra hành lang pháp lí của quyền tự do doanh nghiệp .
Bộ thương mại ( Bộ công thương ) là cơ quan được chính pủ giao nhiệm vụ thực hiện quản lí Nhà nước các hoạt động xúc tiến thương mại trong đó có khuyến mại. Cơ quan trực thuộc của nó là cục thương mại giúp Bộ quản lí Nhà nước trong hoạt động xúc tiến thương mại. Là cơ quan giúp việc cho Bộ nên Cục xúc tiến thương có nhiệm vụ xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt chiến lược, chính sách và các chương trình khác..
Bên cạnh đó còn có các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của mình có tránh nhiệm phối hợp với Bộ công thương thực hiện quản lí Nhà nước về hoạt động khuyến mại.
Ngoài các cơ quan trên thì UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương cũng thực hiện quản lí Nhà nước các hoạt động thương mại và xúc tiến thương mại tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ, với đầu mối thực hiện các nhiệm vụ cụ thể là các cơ quan chuyên môn như Sở Công Thương, Sở Văn hóa – Thông tin...
Ngoài các quy định trên thì pháp luật cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của thương nhân khi thực hiện hoạt động khuyến mại . Những quy định này đảm bảo cho quyền tự do kinh doanh của thương nhân trong khuôn khổ pháp luật .
Nhận xét về quy định của pháp luật khuyến mại hiện hành từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật khuyến mại ở Việt Nam
3.1. . Nhận xét về quy định pháp luật về khuyến mại của nước ta hiện nay.
Khuyến mại là hình thức xúc tiến thương mại không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đây là một khái niệm khá mới mẽ khi nước ta bắt đầu chuyển dần từ kinh tế thị trường bao cấp sang nền hoàn thiện pháp luật về khuyến mại là nâng cao tính chặt chẽ của pháp luật nhưng vãn đảm bảo được các nguyên tắc vốn có. Các quy định về khuyến mại ở nước ta hiện nay quy định khá đầy đủ từ các hình thức khuyến mại, các hoạt động khuyến mại bị cấm,dịch vụ khuyến mại, quyền và nghĩa vụ của thương nhân và các cơ quan quản lí hoạt động khuyến mại . Tuy nhiên đây là một khái niệm khá mới mẻ nên những quy định pháp luật về khuyến mại nước ta còn nhiều tồn tại và hạn chế. Trong đó đặc biệt nổi lên những vấn đề như việc hiểu và vận dụng các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật, các quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa…
3.1.1) Những hạn chế về hình thức khuyến mại.
Thứ nhất về hình thức đưa hàng mẫu cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
Thực tế hiện nay cho thấy các thương nhân khi sử dụng hình thức khuyến mại này thường gặp một số khó khăn, đó là phát hàng mẫu ở đâu? Việc phát hành mẫu phải tiến hành như thế nào ? Luật thương mại 2005 và văn bản hướng dẫn không có quy định cụ thể những vấn đề này nên khi các thương nhân tiến hành hoạt động phát hàng mẫu họ không biết bắt đầu tư đâu để có thể đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng .Tuy nhiên, có thể thấy các biện pháp phổ biến mà thương nhân sử dụng hiện nay là phát hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu tại nơi bán hàng, nơi cung ứng dịch vụ; tổ chức phân phát đến tận tay khách hàng.Các biện pháp cũng bộc lộ một số nhược điểm. Như việc tổ chức phân phát đến tận ta người tiêu dùng nhiều hoạt động lừa đảo hay cung cấp sản phẩm kém chất lượng đã được sử dụng qua hình thức này. Do đó pháp luật cần có thêm những quy định rõ rang hơn trong việc tổ chức phát hành mẫu cung ứng dịch vụ mẫu để vừa đảm bảo cho hoạt động khuyến mại phục vụ cho mục đích kinh doanh của các thương nhân vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Hình thức bán hàng, cung cấp dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình may rủi.
Chương trình khuyến mại rút tham trúng thưởng “ Đầu tư năm tháng lớn cùng LG” tổ chức lễ bốc tham ngày 13, 20 tháng 6- 2006. Tuy nhiên cả hai cuộc bốc thăm đều bất thành do sự phản hồi cả những người tham gia là đại lý của công ty LG. chương trình khuyến mại này có giải thưởng 2 tỷ đồng, diễn ra ở nhiều địa phương từ miên Trung trở vào, giải thưởng bao gồm: Giải nhất- xe oto Toyota Innova; Giải nhì- xe tải Hyundai 1,25 tấn; Giải ba- xe Honda Dylan. Chương trình khuyến mại chủ yếu dành cho các đại lý bởi theo quy định để có một phiếu bốc thăm trúng thưởng, thì sẽ phải mua 100 bộ máy lạnh LG, nếu mua 300 bộ thì được nhận bốn phiếu. Trong lễ bốc thăm trung thưởng, một khách hàng đã đặt vấn đề kiểm tra thùng phiếu xem có phiếu tham dự của mình không. Kết quả kiểm tra thật bất ngờ khi tất cả số phiếu có số từ 200 trở lên không có trong thùng. Một kết quả khác khiến nhiều đại lý đặt vấn đề nghi vấn, vì nếu kết quả rút thăm trước khi hiện tượng gian dối lật tẩy, sẽ có một đại lý trúng đến sau trên mười giải thưởng, trong đó có đủ các giải nhất, nhì, ba. Được biết việc tổ chức lễ rút thăm trúng thưởng ngày 13-3 kể trên không có sự quản lý của Nhà nước. Như vậy, từ ví dụ trên ta thấy được nhà nước ta đang còn lỏng lẻo trong hoạt động khuyến mại, để các thương nhân lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3.1.2) Về chất lượng hàng hóa, dịch vụ dụng cho khuyến mại.
Theo quy định cảu pháp luật thì việc khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khỏe của con người và lợi ích công cộng khác là hoàn toàn bị cấm. Tuy nhiên, trên thực tế thì quy định này hầu như không được các doanh nghiệp áp dụng khi thực hiện hoạt động khuyến mại. Mua hàng hóa được khuyến mại thì ai cũng thích nhưng không phải sản phẩm nào cũng tốt. Nhiều cửa hàng thông báo khuyến mại rất hoành tráng, rầm rộ nhưng khí khách đến mua hàng thì mới vỡ lẽ hàng hóa được khuyến mại có cùng chủng loại nhưng chất lượng kém hơn hẳn hàng chính hãng, hay các chương trình mua bếp ga có tặng thêm một chảo chống dính nhưng chỉ có hơn một tuần thì chảo có hiện tượng dính…
3.1.3 ) Một số bất cập khác mà hiện nay xảy ra.
Thứ nhất, năm nay giá cả tăng cao nên người dân chỉ tập trung vào vấn đề ăn uống, chi tiêu sinh hoạt. Địa điểm khuyến mại nhiều, thực hiện trên diện rộng nhưng ít tập trung vào ngành hàng ăn uống, sinh hoạt. Trong khi đây là những mặt hàng người tiêu dùng có nhu cầu nhiều, nhu cầu cao lại ít khuyến mại. Chủ yếu tập trung vào các mặt hàng điện máy, điện tử, điện lạnh... người tiêu dùng ít nhu cầu và cũng không phải mua thường xuyên.
Thứ hai, TKM gần như chỉ sôi động vào những ngày cuối tuần và 2 ngày “vàng” 13-14/11. Tuy nhiên, không phải điểm khuyến mại nào cũng được tấp nập khung cảnh mua sắm vào những ngày này mà phải là những điểm mua sắm uy tín như: Metro, BigC, Fivimart, Intimex... và đây cũng là những siêu thị phục vụ nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm tươi sống. Những siêu thị còn lại, không khí mua sắm trong cả TKM khá ảm đạm.
Thứ ba, có rất nhiều khuyến mại trúng thưởng như trúng mua hàng, trúng xe ô tô, bốc thăm trúng xe máy, thiết bị nội thất giá trị lớn nhưng TKM kết thúc vẫn không thấy công bố ai trúng thưởng. Trong khi đó, theo quy định trong Nghị định số 32/1999/NĐ-CP về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại thì tất cả những khuyến mại rủi ro, giá trị trên 100 triệu đồng trở lên đều phải được kiểm tra.
Doanh nghiệp tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng phải nộp 50% số tiền rủi ro vào kho bạc trước khi tổ chức khuyến mại (tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi nhận được từ Sở Công Thương và Kho bạc TP Hà Nội thì đến thời điểm TKM kết thúc cả hai đơn vị này đều chưa nhận được khoản tiền rủi ro nào từ những chương trình khuyến mại lớn- PV).
Thứ tư, chương trình khuyến mại hiện nay vẫn không được quản lý khép kín. Nghĩa là những món quà sẽ thực hiện trao giải khi trúng thưởng như xe máy, ôtô, quạt điện, điều hòa, tủ lạnh... không được kiểm tra trước khi khuyến mại. Nghĩa là kiểm tra có niêm phong hẳn hoi. Vì nếu không thực hiện khâu này thì kết thúc chương trình khuyến mại những sản phẩm khuyến mại không bao giờ tìm được chủ nhân đó sẽ được đưa ra thị trường mà không ai có thể phát hiện được.
Thứ năm, quy định của pháp luật về trách nhiệm của thương nhân khuyến mại chưa thật sự đầy đủ để đảm bảo lợi ích của khách hàng. Trong thực tế khách hàng là những người phải chịu thiệt thòi do những gian lận trong khuyến mại do các sai sót kĩ thuật trong in ấn tem, phiếu vật phẩm có chứa đựng về thông tin vật chất mà khách hàng được hưởng trong đợt khuyến mại.
3.2. Nguyên nhân của những bất cập trên
Có thể thấy rằng hai nguyên nhân lớn đó là: Pháp luật hiện hành còn nhiều kẽ hở và sự nhẹ dạ cả tin của người tiêu dùng.
Việc pháp luật còn thiếu những chế tài sử phạt nghiêm khắc làm giảm đi tính răn đe của pháp luật. Mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm về khuyến mại chỉ từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Múc phạt này so với số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau mỗi chương trình khuyến mại vi phạm pháp luật chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng hiện nay một phần vì không nắm bắt được hết thông tin từ nhà sản xuất, một phần không hiểu biết được hết các quy định của pháp luật. Vì vây, khi tham gia mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ trên thị trường họ rất dễ bị các nhà sản xuất lợi dụng. Những doanh nghiệp này thường đánh vào tâm lý ham rẻ, muốn thử vận may… của người tiêu dùng để tung ra các. Với mục đích tiêu thụ sản phẩm, thu lợi lớn từ thị trường mà không cần biết đến tác hại to lớn của sản phẩm kém chất lượng có thể gây ra cho khách hàng. Do đó, người tiêu dùng hiện nay cũng cần được bảo vệ mình, tự trạng bị cho mình những kiến thức pháp luật tối thiểu, hãy tham khảo thật kĩ lưỡng sản phẩm mà mình định mua trước khi quyết định.
3.3. Một số kiến nghị
Với những bất cập trên em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, Cần bổ sung quy định trách nhiệm cá nhân của thương nhân hay người đại diện hợp pháp của thương nhân và trách nhiệm cá nhân của người được giao tổ chức chương trình khuyến mại để đảm bảo tính trung thực về giải thưởng và chọn người trúng giải thưởng. Bao gồm: trách nhiệm trung thực trong tổ chức, trong thực hiện các cam kết với khách hàng và trách nhiệm tôn trọng tối đa lợi ích của người tiêu dùng.Quy định rõ ràng hơn nữa các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại, quy định rõ về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại.
Thứ hai, các nhà làm luật cần xem xét hủy bỏ định nghĩa nộp 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng. Theo khoản 4 Điều 96 Luật thương mại 2005 quy định: Đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo tỉ lệ giải thưởng đã công bố, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng.
Theo các thương nhân, quy định này không đảm bảo được quyền lợi cho họ. Bởi vì, số hàng hóa các thương nhân sử dụng cho khuyến mại cũng tương ứng với lượng hàng hóa cần tiêu thụ. Thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại khi doanh số của họ không đươc như mong muốn, vậy họ còn phải mất chi phí dành cho việc khuyến mại thì điều này không thực tế Nhiều vấn đề cũng nảy sinh khi hàng hóa khuyến mại là vật mà việc nộp ngân sách nhà nước lại tính bằng giá trị. Do đó, sẽ gây khó khăn khi định giá sản phẩm do nhiều của thị trường vào gai đoạn cụ thể. Quy định này của pháp luật có ưu điểm là hạn chế tình trạng khuyến mại gian dối, thiếu trung thực của thương nhân. Tuy nhiên không phải mọi thương nhân khi thực hiện hành vi khuyến mại đều có hành vi gian lận, lừa dối khách hàng. Vì vậy quy định của các pháp luật như vậy là chưa thỏa đáng. Như vậy, muốn hạn chế được sự gian lận của hoạt động khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải bắt đầu từ khi thương nhân nộp đơn đăng kí hoạt động khuyến mại, các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại sẽ tiếp nhận và tiến hành các biện pháp kiểm tra tính trung thực của giải thưởng.
Thứ ba, trên thực tế việc thực hiện các quy định về hình thức khuyến mại còn gặp nhiều nhầm lẫn từ các thương nhân. Cụ thể là ở “hàng mẫu” và “quà tặng”. Theo Điều 7 và Điều 8 Nghị định 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại có quy định về hình thức hàng mẫu là đưa hàng mẫu, dịch vụ mẫu cung ứng dùng thử không phải mất tiền và hình thức tặng quà là cho khách hàg, cung úng dịch vụ không thu tiền. Nếu theo các quy định như trên thì sự phân biệt giữa hai hình thức này không hề đơn giản, ở các hình thức, khách hàng đều được sủ dụng hàng hóa, dịch vụ mà không phải trả tiền mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện nào. Vì thế pháp luật cần đưa ra những quy định cụ thể hơn giúp các thương nhân phân biệt dễ dàng hai hình thức này.
Thứ tư, các quy định về mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Theo Luật Thương mại 2005 và Nghị định 37/2006/NĐ-CP thì hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ đối với hình thức khuyến mại “giảm giá” là 50% và hạn mức vê tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại cũng không vượt quá 50% tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ trước khuyến mại. Như vậy, nếu vi phạm các quy định này thì đã vi phạm pháp luật về xúc tiến thương mại. Tuy nhiên theo Điều 14 Luật cạnh tranh thì việc “giảm giá” của thương nhân trong thời gian khuyến mại cũng có thể là “bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ canh tranh”. Tuy nhiên, một điều phải công nhận rằng: nếu như LTM tạo ra một môi trường tự do cho các TN tự do phát triển, không kìm hãm thì Luật cạnh tranh lại có tính chất “kìm hãm”, “giới hạn” phạm vi tự do hoạt động đó. Do vây, việc đưa ra quy định hạn mức tối đa làm phức tạp chồng chéo giữa các ngành luật khác nhau gây khó khăn cho các cơ quan quản lý khi muốn xác định và xử lý hàng hóa của thương nhân.
Một vấn đề khó khăn cũng tồn tại trên thực tế hiện nay khi thực hiện tuân thủ các quy định hạn mức tối đa gia trị hàng hóa, dịch vụ không quy định cụ thể về nguyên tắc, tieu chí xác định hạn mức tôi đa dùng để khuyến mại, đặc biệt là đối với chương trình khuyến mại của thương nhân kinh doanh dịch vụ và các chương trình khuyến mại có kết hợp nhiều hình thức khuyến mại.
Thứ năm, một số quy định khác cần bổ sung cho hoàn thiện.
Cân bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm cá nhân của thương nhân hoặc người đại diện hợp pháp của thương nhân khi thực hiện các chương trình khuyến mại mang tính may rủi để đảm bảo tính trung thực về giải thưởng và chon người trúng thưởng, Nhìn chung chúng ta có thê thấy rằng tuy pháp luật đã quy định nghĩa vụ trung thực của thương nhân trong hoạt động khuyến mại nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều tiêu cực xảy ra. Dẫn đến các hành vi gian lận và nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người tiêu dùng. Hiện nay, pháp luật về xử lý vi phạm trong hoạt động khuyến mại còn thiếu quy định xử lý hình sự đối với thương nhân là pháp nhân khi vi phạm trong hoạt động khuyến mại. Bộ luật hình sự hiện hành quy định chủ thể của trách nhiệm hình sự là cá nhân, trong khi đó, có sự xuất hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội do cá nhân thực hiện có danh nghĩa là pháp nhân, theo yêu cầu và lợi ích của pháp nhân. Trong những trường hợp đó, việc xử lý hình sự đối với cá nhân sẽ thiếu cơ sở, không công bằng không tác dụng tích cực ngăn ngừa đối với pháp nhân. Việc quy định pháp nhân là chủ thể của trách nhiệm hình sự là có cơ sở và sẽ cho phép xử lý hình sự đối với nhiều hành vi vi phạm trong trường hợp cần thiết, góp phần tăng cường ý thức pháp luật.
Một vấn đề nữa đang diễn ra hện nay trên thực tế, đó là chất lượng của hàng hóa dùng cho khuyến mại. Trong các văn bản quy định chi tiết về hoạt động khuyến mại thường chỉ tập trung vào giá của hàng hóa được các thương nhân sử dụng cho hoạt động khuyến mại. Hiện nay, rất nhiều doanh nghệp đua nhau giảm giá, thậm chí giảm giá rất cao tù 60%-80%, mà theo quy định của pháp luật hạn múc chỉ là 50%. Kéo dài sự giảm giá rất cao đó là chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Khi giảm giá cao như vậy, hàng hóa thường là sản phẩm tồn kho lâu năm, chất lượng đã suy giảm rất nhiều. Vì thế, pháp luật cần bổ sung các quy định về chất lượng, chủng loại… của các hàng hóa được sử dụng cho khuyến mại nhằm tránh tình trạng lừa dối khách hàng.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Học kỳ thương mại- Thực trạng pháp luật về khuyến mại của nước ta hiện nay.doc